DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
CTNH: Chất thải nguy hại.
UBND: Ủy ban nhân dân.
Quy chế: Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết
định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999.
Thông tư 12: Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ban hành ngày 26/12/2006
hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành
nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
TBVTV: Thuốc bảo vệ thực vật.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới
về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh
tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của
nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Hàng loạt sự cố môi trường như: động
đất, núi lửa, sóng thần… đã và đang đe dọa đến chất lượng môi trường và đời
sống cộng đồng từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề
toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã
chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững
nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát
triển kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm
môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ
bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu
dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi
trường. Đây là vấn đề gây rất nhiều bức xúc đối với xã hội, các nhà quản lý, nhà
sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn
đề chung đó của nhân loại.
Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, nhằm đưa nước ta cơ bản thành một
nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ ngày càng cao, qui mô ngày càng lớn cũng
đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác
triệt để đưa vào sản xuất. Song song với quá trình đó, một khối lượng không nhỏ
CTNH cũng được thải vào môi trường. Khi đó, môi trường vừa là nguồn cung
cấp tài nguyên duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của con người, vừa là
2
nơi tiếp nhận và chứa đựng chất thải do chính con người loại bỏ ra trong quá
trình từ khai thác, sản xuất đến tiêu dùng.
Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề CTNH càng thu hút sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế học, môi trường học. Vì vậy,
trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH
nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp
luật về quản lý CTNH đã và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý CTNH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình
trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép
nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế.
Với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về pháp luật quản
lý CTNH ở Việt Nam như một giải pháp pháp lý cho tình trạng trên, em mạnh
dạn chọn đề tài: “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về CTNH và pháp luật quản lý CTNH .
Chương II: Các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam.
Chương III: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt
Nam và một số giải pháp hoàn thiện.
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm CTNH
Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người luôn làm phát sinh ra các
loại chất thải. Hiểu một cách đơn giản, chất thải là những chất không sử dụng
được nữa, do con người thải bỏ ra trong hoạt động của mình. Theo qui định tại
Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 thì “Chất thải là vật
chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác”. Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu về chất thải một
cách cụ thể như sau:
i) Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như: rắn, lỏng, khí… Những
yếu tố phi vật chất không được coi là chất thải.
ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ. Như vậy, vật chất đó có phải là chất
thải hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu. Tuy
nhiên, phải loại trừ trường hợp do đặc thù trong hoạt động của mình, chủ sở hữu
phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này mang tính chất bị động đối với
chủ sở hữu cũng như đối với đối tượng khác. Một vật chất sẽ tồn tại dưới dạng
chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra cho đến khi nó
được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác [23,
tr. 45] .
iii) Vật chất này được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác của con người như: Hoạt động du
lịch, khoa học…
Nếu căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải, có thể phân loại chất thải
thành CTNH và chất thải thông thường. Cả hai loại này đều mang những đặc
điểm chung của chất thải. Tuy nhiên, xét về khả năng gây hại trực tiếp hoặc
4
gián tiếp cho môi trường và con người thì CTNH được coi là có mức độ độc hại
cao hơn hẳn so với chất thải thông thường.
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): CTNH là
các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa học
hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có khả năng gây nguy hại cho sức
khỏe con người hay môi trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các
chất khác.
Theo luật Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên Mỹ (RCRA): CTNH là chất
thải rắn hoặc tổ hợp các chất thải rắn do lượng hoặc nồng độ hay do đặc tính vật
lý, hoá học hoặc truyền nhiễm mà chúng có thể: (1)Tạo ra hoặc góp phần đáng
kể vào việc tăng khả năng tử vong hay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy
kịch không thể cứu chữa; (2)Tạo ra sự nguy hại đến sức khỏe con người hoặc
môi trường trong khi xử lý, bảo quản, vận chuyển [19 ,tr.767]
Philippin: CTNH là các loại vật liệu có khả năng gây nguy hiểm cho con
người, động vật, có khả năng gây độc, ngộ độc, ăn mòn, dị ứng, nhạy cảm cao,
gây cháy nổ.
Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách diễn
đạt, nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất thải này
đến môi trường và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách
chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo QĐ 155/1999/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quy định: “CTNH là
chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại
trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính
gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người”.
Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách
diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường
5
2005. Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Khi đối chiếu khái niệm CTNH ở hai văn bản pháp luật trên, có thể dễ dàng
nhận thấy về mặt hình thức thì khái niệm CTNH trong Luật Bảo vệ môi trường
(2005) đã rút gọn đi rất nhiều về số lượng câu, chữ, cách diễn đạt cũng rõ ràng
hơn và súc tích hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm giảm hay sai lệch phần
nội dung mà khái niệm muốn đề cập đến: CTNH là một loại chất thải, có các đặc
tính lý, hóa hoặc sinh học có thể gây nguy hại trực tiếp hay gián tiếp khi tương
tác với các chất khác.
Có nhiều tiêu chí để phân loại CTNH như: Phân loại theo nguồn thải đặc
thù, phi đặc thù; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo loại nguy
hại; theo nhóm hóa học; theo thành phần hóa học ban đầu; theo tình trạng vật
lý… [21, tr.6]. Theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày
26/12/2006 về việc ban hành danh mục CTNH, CTNH được phân loại theo các
nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác,
chế biến khoáng sản, dầu khí và than; chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ,
hữu cơ; chất thải từ ngành luyện kim; chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây
dựng và thủy tinh; chất thải từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất thải từ
ngành y tế và thú y; chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý
nước cấp sinh hoạt và công nghiệp…
1.1.2. Khái niệm quản lý CTNH
Tại Khoản 3 Điều 3 quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định
số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát
sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH.
Theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 (sau đây gọi tắt là
Thông tư 12) quy định tại mục 2.1: quản lý CTNH gồm các hoạt động liên quan
đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý
(kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH.
6
Như vậy, khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên được quy định tại quy chế
quản lý CTNH, sau đó khái niệm này đã được chỉnh sửa tại Thông tư 12. Tại
thông tư này, khái niệm quản lý CTNH được diễn đạt một cách cụ thể, rõ ràng,
có nội hàm rộng hơn và đầy đủ hơn so với quy định tại Khoản 3 Điều 3 của quy
chế. Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của việc quản lý CTNH
theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến
việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại CTNH. Như vậy, trách nhiệm quản lý
chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên
còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi
biện pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH
phát sinh trên thực tế.
Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
i) Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nước có
trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên
quan trực tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu huỷ.
ii) Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể
là: các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai
phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý… CTNH.
Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các
biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó.
Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông thường
7
nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành
thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là
trong ngành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNnước. Giai đoạn này
được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các nguồn
phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được vận chuyển
đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm
thời [24, tr. 79].
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và
nhiệt… nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính để
phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng.
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp. CTNH sau khi xử lý trung
gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi xử lý
cuối cùng của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn được
tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau như:chôn
lấp hoặc thiêu đốt [16, tr. 85]
Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như: kinh tế,
pháp lý, kĩ thuật… trong đó công cụ pháp lý được coi là phương tiện hiệu quả
hàng đầu trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
1.1.3 Khái niệm Pháp luật quản lý CTNH:
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, hệ thống pháp luật Bảo vệ môi
trường của Việt Nam hiện nay điều chỉnh 2 vấn đề cơ bản: (1) bảo tồn và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (2) kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường. Trong đó, các quy định về quản lý CTNH nằm trong mảng thứ hai.
Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng, muốn quản lý chất thải tốt thì
trước tiên phải có hệ thống quản lý chất thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả;
8
thứ hai là phải có cơ sở pháp lý để quản lý; thứ ba là phải có phương tiện và điều
kiện để quản lý như thiết bị đo lường, kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; thứ tư là
có công nghệ xử lý chất thải thích hợp [28]. Như vậy, hệ thống pháp lý quy định
về quản lý CTNH chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các công cụ
được sử dụng để quản lý CTNH mà các quốc gia trên thế giới cũng như Việt
Nam đang sử dụng.
Pháp luật quản lý chất thải nguy hại là một bộ phận của pháp luật môi
trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại với cơ quan
quản lý Nhà nước về môi trường và giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên
quan đến chất thải nguy hại với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại
nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu về pháp luật quản lý CTNH một cách cụ thể
như sau:
Thứ nhất: Pháp luật quản lý CTNH là một bộ phận của pháp luật môi trường.
Như đã trình bày ở trên, pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh 2 vấn đề
chính, trong đó có vấn đề kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Đây là tổng
hợp các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề: Đánh giá tác động môi trường,
quản lý chất thải, bảo vệ môi trường trong các hoạt động xây dựng, sản xuất,
kinh doanh dịch vụ… Trong nhóm quy phạm pháp luật về quản lý chất thải bao
hàm cả nội dung quản lý CTNH. Do đó, pháp luật quản lý CTNH là một bộ
phận của pháp luật bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Pháp luật quản lý CTNH điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến
hành hoạt động có liên quan đến CTNH với cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường và mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến
CTNH với nhau: Các quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động liên quan đến CTNH, bao
gồm quan hệ giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với
các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chính là những
9
quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành các quan hệ quản lý Nhà nước về
CTNH (quan hệ phát sinh từ hoạt động quy hoạch quản lý CTNH, hoạt động
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động xử lý CTNH…). Mối quan hệ
giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến CTNH với nhau, bao gồm
các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy CTNH, bồi
thường thiệt hại do CTNH gây ra…
Thứ ba: Mục đích của pháp luật quản lý CTNH là bảo vệ môi trường và sức
khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp luật quy định về trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước về môi trường, quyền, nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân liên quan đến CTNH. Pháp luật quản lý CTNH đã phân định rõ
ràng quyền hạn cho các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giúp hoạt động quản lý
Nhà nước đối với vấn đề này đạt được hiệu quả cao hơn; định hướng xử sự và
hành vi của các chủ thể liên quan đến quản lý CTNH nhằm mục đích ngăn ngừa,
hạn chế số lượng CTNH phát sinh vào môi trường và giảm thiểu những ảnh
hưởng bất lợi của nó đối với môi trường và sức khỏe con người.
1.2. Hiện trạng CTNH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, tổng lượng CTNH trên địa bàn
toàn quốc ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Theo số liệu điều tra thống kê của
Cục Bảo vệ môi trường, vào nửa cuối những năm 90, tổng lượng CTNH trên
toàn quốc vào khoảng 141.464 tấn/năm, thì đến nay, chỉ tính riêng lượng CTNH
phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm, con số này đã lên tới 226.376 tấn/năm.
Mỗi năm, có khoảng 113.118 tấn CTNH phát sinh tại 3 khu vực kinh tế trọng
điểm của cả nước [24, tr.142]. Với nhịp độ tăng trưởng công nghiệp như hiện
nay của Việt Nam, dự tính đến năm 2010, tổng lượng CTNH sẽ phát sinh và đạt
đến khoảng 1 triệu tấn. Đó là con số khổng lồ, đưa vấn đề quản lý CTNH trở
thành vấn đề nan giải và khó giải quyết, nhất là khi công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý CTNH của nước ta hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
phát triển.
10
Hiện nay, lượng CTNH được phát sinh chủ yếu từ các vùng kinh tế trọng
điểm và các khu đô thị, đặc biệt ở phía Nam (vùng Đông Nam Bộ) – nơi tập
trung các khu kinh tế đặc biệt với mật độ dày đặc nhất cả nước.
Chất thải nguy hại phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm
Đơn vị Khối lượng (tấn/năm)
Khu kinh tế trọng điểm phía Bắc
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Khu kinh tế trọng điểm miền Trung
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Khu kinh tế trọng điểm phía Nam
TP.Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng cộng
28.739
24.000
4.620
119
4.117
2.257
1.768
92
80.332
44.413
33.976
1.943
226.376
Số liệu trên cho thấy các tỉnh, thành phố phía Nam có khối lượng CTNH
nhiều nhất, gấp gần 3 lần so với miền Bắc và gấp gần 20 lần so với miền Trung
[24, tr.142]. Theo số liệu thống kê trong khuôn khổ dự án quản lý CTNH do
ADB trợ giúp cho Việt Nam năm 1997, hàng năm có khoảng 275.000 tấn CTNH
đã được phát sinh, tức là mỗi ngày đã sản sinh ra khoảng 753 tấn, trong đó 30%
từ các cơ sở công nghiệp ở miền Bắc, 10% ở miền Trung và 60% ở miền Nam.
11
Lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành
Ngành Khối lượng (tấn)
Công nghiệp nhẹ
Hóa chất
Cơ khí luyện kim
Y tế
Từ chất thải sinh hoạt đô thị
Chế biến thực phẩm
Điện, Điện tử
Tổng cộng
60.000
45.000
26.000
10.000
5.000
4.000
2.000
152.000
Các loại chất thải công nghiệp nguy hại chủ yếu bao gồm: dung môi, chất
thải chứa các kim loại nặng, axit, cặn dầu, các chất thải phát sinh từ hoạt động
khai khoáng… Sự đa dạng của các thành phần độc tố trong CTNH phát sinh từ
hoạt động công nghiệp càng làm cho việc xử lý, tiêu hủy chúng trở nên khó
khăn và tốn kém nhiều chi phí. Như vậy, bên cạnh những đóng góp to lớn cho
sự phát triển kinh tế đất nước, ngành công nghiệp cũng gây nên những tác động
vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường.
Cùng với CTNH phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, hiện nay Việt
nam cũng đang phải đối mặt với một vấn đề rất khó tháo gỡ, đó là quản lý chất
thải y tế nguy hại. Theo Khoản 2 Điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế ban hành
kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
Y tế, chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu
hủy hoàn toàn. Nước ta có mạng lưới y tế khá dày đặc từ Trung ương đến địa
phương. Tính đến nay, trên toàn quốc hiện có 1.087 bệnh viện, bao gồm 1.023
bệnh viện Nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường
12
bệnh. Ngoài ra còn có khoảng hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục nghìn phòng
khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế
[30]. Theo kết quả điều tra năm 2005, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các
cơ sở y tế khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có khoảng 40 – 50 tấn/ngày là chất thải
rắn y tế nguy hại. Dự tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh
sẽ vào khoảng hơn 500 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại chiếm
khoảng 60 – 70 tấn/ngày.
Một nguồn phát sinh CTNH nữa mà chúng ta không thể không kể đến, đó
là CTNH phát sinh trong hoạt động sinh hoạt mà chủ yếu do quá trình sử dụng
các phương tiện giao thông cơ giới của người dân. Theo kết quả thống kê, năm
1999, Việt Nam có khoảng hơn 478.000 xe ô tô các loại và hơn 5,4 triệu xe máy.
Dự tính, đến năm 2010, lượng ô tô các loại có thể lên tới gần 1,3 triệu chiếc và
khoảng 9 triệu xe mô tô. Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, số lượng xe
máy trung bình mỗi năm tăng từ 15 đến 18% [25, tr. 169]. Do mức thu nhập
bình quân tính theo đầu người của Việt Nam còn thấp so với con số này ở các
nước trong khu vực và quá chênh lệch so với các cường quốc trên thế giới, nên ô
tô và xe máy ở Việt Nam tuy đa dạng về chủng loại nhưng hầu hết đã qua nhiều
năm sử dụng, tiêu thụ nhiều nhiên liệu và độc tố trong khí xả rất cao. Hiện nay,
ô tô và xe máy ở Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng xăng pha chì và chưa được lắp
đặt hệ thống trung hòa khí xả. So với các phương tiện giao thông khác như: Tàu
thủy, tàu hỏa, máy bay… thì ô tô, xe máy sử dụng đến 65% lượng nhiên liệu
dùng cho hoạt động giao thông. Do đó, lượng khí thải ô nhiễm và độc hại từ
những phương tiện giao thông cơ giới này rất cao [21, tr.137].
Ngoài lượng CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp, y tế, giao thông,
còn phải kể đến nguồn đáng kể sản sinh ra CTNH hiện nay, đó là thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV). Với số lượng lớn và ngày càng phong phú về chủng loại, giá
cả, số lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam khoảng 6.500 đến 9.000
tấn/năm, chủ yếu là các loại thuốc có tính độc cao, dễ lây nhiễm và chậm phân
hủy trong môi trường. Theo điều tra thống kê của Cục Bảo vệ môi trường trong
13
năm 2000-2001, tổng lượng thuốc BVTV tồn lưu trên phạm vi 61 tỉnh/thành phố
là khoảng 3000 tấn, bao gồm: Thuốc BVTV dạng lỏng: 97.374 lít; Thuốc BVTV
dạng bột: 109.145 kg; các bao bì chứa thuốc BVTV: 2.137.850 (hộp, chai, lọ…).
Theo số liệu thống kê mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố,
nước ta còn khoảng 108 tấn hóa chất BTVT nguy hại và 55.000m
3
đất nhiễm
hoặc lẫn các loại hóa chất này nằm rải rác ở 23 tỉnh, đặc biệt là ở Tuyên Quang,
Thái Nguyên… và khoảng 26 kho thuốc BVTV tồn đọng cần xử lý kịp thời.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng khoảng gần
5.000 tấn chất hữu cơ diệt sâu bệnh, chuột và cỏ dại, trị giá khoảng gần 50 triệu
USD [30].
Những số liệu thống kê nêu trên cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của
CTNH ở Việt Nam, song việc quản lý loại chất thải này ở nước ta hiện nay còn
khá hạn chế. Việt Nam có khoảng 240 đến 300 tấn CTNH từ các cơ sở sản xuất
ra môi trường mỗi ngày, trong khi khả năng xử lý chúng chỉ dừng lại ở con số
khiêm tốn khoảng 20 tấn/ngày [30]. Do công nghệ xử lý CTNH đòi hỏi rất nhiều
yếu tố mà một quốc gia đang phát triển không thể đáp ứng đầy đủ được nên
chúng ta chủ yếu sử dụng công nghệ đơn giản để xử lý CTNH như: thiêu đốt,
chôn lấp hoặc thải bỏ trực tiếp vào môi trường. Những công nghệ hiện đại cũng
đã bắt đầu được sử dụng nhưng chưa phổ biến. Theo khuyến cáo của WTO, Việt
Nam cần nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ không đốt như: thiết bị
hấp khử khuẩn, vi sóng thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển
từ công nghệ thiêu đốt sang công nghệ khử khuẩn cần có lộ trình vì yêu cầu đầu
tư tài chính để xây dựng và lắp đặt là rất lớn [30]. Hiện nay, tại một số tỉnh,
thành lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… đã bước đầu xây
dựng những hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế nguy hại. Điều
đó cho thấy việc quản lý CTNH ngày càng được chú trọng ở Việt Nam. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là bước đầu, bởi để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn quản
lý CTNH thì chúng ta cần phải nỗ lực hơn rất nhiều.
14
1.3. Ảnh hưởng của CTNH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.3.1. Ảnh hưởng của CTNH đối với môi trường
Việc chôn lấp, xử lý CTNH không đúng quy cách đã gây ra những tác động
vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường, cụ thể là ảnh hưởng đến nước ngầm,
nước mặt, đất và không khí.
Đặc điểm địa lý của Việt Nam với phần lớn diện tích đồi, núi, phần còn lại
là đồng bằng với mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây được xem như một ưu đãi
của thiên nhiên đối với con người Việt Nam, bởi chúng ta có thể sử dụng mạng
lưới sông ngòi này vào sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, mạng lưới sông ngòi
này đang bị đe dọa trầm trọng bởi chúng đang được sử dụng như nguồn chứa
nước thải từ chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt ở
những khu đô thị và khu công nghiệp... Tại những thành phố lớn như: Hà Nội,
Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… chưa có hệ thống xử lý chất thải công
nghiệp và sinh hoạt. Do đó, mạng lưới kênh rạch trong thành phố được coi là nơi
chứa chất thải chính, giải quyết vấn đề nhức nhối do chất thải một cách tạm thời.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước càng ở mức
báo động. Hầu hết các bệnh viện lớn đều không có hệ thống xử lý nước thải,
hoặc có nhưng không hoạt động đã thải lượng nước này trực tiếp vào sông ngòi
lân cận mà không qua xử lý, hoặc xử lý không đảm bảo vệ sinh. Hàng loạt
những con sông ở các thành phố đang trở thành những con sông chết khi nguồn
nước ở đây có màu đen sẫm và bốc mùi hôi nồng nặc vào không khí. Ngoài ra,
nhiều sự cố tràn dầu xảy ra trong thời gian gần đây cũng cảnh báo khả năng gây
ô nhiễm đến nguồn nước mặt và cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Ở nông thôn, tình trạng sử dụng thuốc BVTV tràn lan và những vỏ bao
thuốc này không được đưa vào đúng nơi quy định để xử lý cũng gây nên những
ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường. Đa số người dân sau khi sử dụng đã
vứt vỏ bao thuốc BVTV (trong đó vẫn còn một lượng nhỏ thuốc tồn lại) lên mặt
ruộng, mặt sông, hồ, làm nguồn nước ở những nơi này bị ô nhiễm nặng nề. Ví
15
dụ, ở Hòa Bình, trong tổng số 1.700 hộ sử dụng thuốc BVTV thì có đến 120 hộ
(chiếm khoảng 7%) vứt vỏ bao thuốc trừ sâu bừa bãi ở ven đường, gần ao, hồ…
CTNH được chôn lấp vào lòng đất hoặc chôn lấp tại những bãi rác kém
chất lượng đã dẫn đến hiện tượng nước rác ngấm trực tiếp vào nguồn nước xung
quanh. Nhiều trường hợp, CTNH được lưu giữ lâu dài hoặc chôn lấp ngay tại
chỗ mà không qua một khâu xử lý nào, hoặc xử lý không đúng quy trình kỹ
thuật. Việc rò rỉ kim loại nặng từ các xỉ kim loại hay hiện tượng khuyếch tán sợi
amiăng trong quá trình lưu giữ CTNH đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với nguồn nước ngầm.
Ngoài những ảnh hưởng đến nguồn nước, CTNH từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơ sở y tế, từ sinh hoạt thường ngày của người dân đã là một sức ép thực
sự nặng nề lên tài nguyên đất do dư lượng độc tố của CTNH để lại trong đất quá
cao. Không chỉ phá vỡ lớp màu mỡ của đất, CTNH còn có khả năng gây nhiễm
độc cho đất, đem lại khó khăn cho quá trình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Đặc biệt, việc sử dụng thuốc BVTV ở các vùng nông thôn (bao gồm cả trường
hợp sử dụng thuốc BVTV mà thế giới đã hạn chế hoặc cấm do tỷ lệ độc tố cao)
cũng là nguyên nhân chính gây thoái hóa và ô nhiễm đất, mặn hóa hoặc chua
phèn, phá hủy cấu trúc đất… Mặt khác, nguồn ô nhiễm đất còn có thể được tạo
ra bởi các chất thải phóng xạ của các trung tâm khai thác phóng xạ, các nhà máy
điện nguyên tử… Các chất thải phóng xạ này gây ra ảnh hưởng lớn đến hệ vi
sinh vật trong đất, phân giải chất hữu cơ, làm mất dinh dưỡng đất [25, tr. 228].
CTNH phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, tiêu dùng và
đặc biệt là hoạt động công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày
càng gia tăng. Kết quả đo lường thực hiện trên thực tế cho thấy khoảng 70%
lượng bụi trong không khí đô thị do giao thông vận tải và xây dựng [25, tr. 168].
Tình trạng thiếu thiết bị xử lý khí thải độc hại ở phần lớn cơ sở công nghiệp (gần
100% doanh nghiệp phát thải khí không có thiết bị xử lý CTNH), tình trạng gia
tăng số lượng phương tiện giao thông đường bộ, việc đun nấu bằng than, dầu
hỏa trong sinh hoạt thường ngày của người dân là nguyên nhân đáng kể làm ảnh
16
hưởng đến bầu khí quyển. Nhiều loại CTNH được thải bỏ bằng cách cho bay hơi
chính là nguyên nhân làm cho nhiều độc tố lan tỏa vào không khí.
1.3.2. Ảnh hưởng của CTNH đến sức khỏe con người
Tồn tại dưới các dạng chủ yếu như: rắn, lỏng, khí… nên CTNH dễ dàng
xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách thức khác nhau. Đặc biệt khi ở
dạng lỏng, sự xâm nhập và phá hủy của nó càng nhanh chóng và khó kiểm soát.
Tính chảy dòng của chất lỏng làm chúng dễ dàng di chuyển nên khó có thể
khoanh vùng lại. Hơn nữa, các chất lỏng dễ dàng hòa tan các chất khác và có thể
chuyển thành dạng hơi và khí [21, tr. 31]. Khi con người tiếp xúc với CTNH ở
nồng độ nhỏ sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm da, viêm đường
hô hấp, viêm đường tiêu hóa… Nếu tiếp xúc ở nồng độ lớn, con người sẽ có khả
năng mắc các bệnh hiểm nghèo, có thể gây tử vong như: nhuyễn xương, đột biến
gen, bệnh Itai do nhiễm độc Cadimi…
Hiện nay, cùng với sự gia tăng cả về quy mô và số lượng các bệnh viện,
lượng chất thải y tế được thải ra ngày càng nhiều. Theo WHO, trong các loại
chất thải y tế, có khoảng hơn 85% chất thải y tế không lây nhiễm, 10% lây
nhiễm và 5% rất độc hại. Bao gồm: Kim tiêm, chai thuốc, hoá chất, bộ phận cơ
thể người bị cắt bỏ… có khả năng truyền bệnh rất cao. Đặc biệt các loại chất thải
này khi kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Nước thải
bệnh viện chứa rất nhiều loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác
trong máu mủ, dịch… của người bệnh. Theo kết quả phân tích của cơ quan chức
năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh
cao gấp 100 – 1.000 tiêu chuẩn cho phép, với những loại vi khuẩn Salmonella,
tụ cầu, virus đường tiêu hóa, các loại ký sinh trùng, amip… hàm lượng chất rắn
lơ lửng cao gấp 2 – 3 lần tiêu chuẩn cho phép [31]. Dù chứa đựng nhiều độc tố
như vậy, nhưng hầu hết tại các bệnh viện lớn ở Trung ương nước thải chỉ qua bể
phốt rồi đổ thẳng ra cống. Ở bệnh viện tuyến huyện thì ngay cả bể phốt cũng
không có, mà được thải luôn ra ngoài. Những mầm bệnh trong nước thải khi
được thải ra ngoài đã xâm nhập vào cơ thể các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng
17
và dễ dàng trở lại với con người. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm gia tăng các bệnh hiểm nghèo cho người dân.
Thuốc BVTV là nguồn gây ô nhiễm nặng nề không chỉ đối với môi trường
mà còn đối với sức khỏe con người. Trên thực tế, đã có nhiều sự cố không nhỏ
do thuốc BVTV gây ra. Một mặt, do ý thức bảo quản thuốc của người dân không
cao nên một phần dư lượng thuốc đã phát tán vào môi trường. Mặt khác, do
người dân ở nhiều nơi lạm dụng thuốc BVTV đối với rau quả đã khiến dư lượng
thuốc quá cao trong sản phẩm, ngay cả khi chúng đến tay người tiêu dùng. Như
vậy, bằng nhiều con đường khác nhau, một lượng lớn thuốc BVTV đã quay trở
lại cơ thể con người, gây nên những tai nạn đáng tiếc.
1.4. Kinh nghiệm quản lý CTNH của một số nước trên thế giới
Có ý kiến cho rằng chỉ những nước phát triển mới phải thực sự chú trọng
đến vấn đề quản lý CTNH, do những nước này có điều kiện kinh tế, khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh mẽ và sản sinh ra nhiều CTNH hơn những nước đang phát
triển. Điều đó không hoàn toàn đúng, bởi chính những nước đang phát triển
cũng đang sản sinh ra lượng CTNH lớn do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa diễn ra sôi động. Do đó, vấn đề quản lý CTNH cần phải được quan tâm
đúng mức ở bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, do chi phí cho công tác quản lý
CTNH lớn nên những quốc gia đang phát triển đã gặp trở ngại trong việc xây
dựng hệ thống xử lý CTNH hợp lý và hiệu quả. Mặt khác, do khó khăn về kinh
tế nên ở những quốc gia này, sự quan tâm đầu tiên của họ mới chỉ dừng lại ở
những lợi ích trước mắt là làm thế nào để đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao?
Và làm thế nào để cuộc sống của người dân được cải thiện. Do đó, việc quản lý
CTNH ở những nước này chưa thực sự hiệu quả. Đứng trước những thách thức
môi trường lớn lao, vấn đề quản lý CTNH đã được các quốc gia phát triển chú
trọng từ lâu và cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống quản lý CTNH ở
các quốc gia này ngày càng hoàn thiện. Có thể nghiên cứu pháp luật quản lý
CTNH ở một số quốc gia sau:
18
Pháp: Sắc lệnh Napoleon ký năm 1810 là văn bản đầu tiên quy định về
những cơ sở bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường. Văn bản
này liên tục được sửa đổi, bổ sung từ năm 1917 trở đi. Cùng với quá trình phát
triển của nền kinh tế, các văn bản pháp luật của Pháp cũng được chỉnh sửa và
hoàn thiện dần. Năm 1975, một văn bản đầu tiên mang tên “Luật chất thải rắn”
được thông qua, trong đó đã có những quy định cụ thể hóa công tác quản lý
CTNH. Đến ngày 2/2/1995, Pháp có thêm bộ luật mới, đó là “ Luật về tăng
cường bảo vệ môi trường”. Bộ luật này đã quy định thêm phụ phí đối với việc
xử lý CTNH. Khoản thu này do Cục Môi trường và Quản lý năng lượng thu và
có thể tăng gấp đôi trong thời gian tới. Đến năm 1998, Pháp đã thu được 10 triệu
Frăng từ khoản phụ phí trên. Nhà nước Pháp đã sử dụng khoản thu này cho việc
phục hồi và xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang [20, tr. 69]
Như vậy, có thể khẳng định vấn đề quản lý CTNH được Pháp chú ý đến từ
rất sớm và hệ thống văn bản pháp lý quy định về vấn đề này khá hoàn thiện. Do
đó, Pháp là một trong những quốc gia ở Châu Âu gặt hái được kết quả cao trong
công tác quản lý CTNH.
Cộng hòa liên bang Đức: Nhận thức được sự nguy hiểm từ CTNH nên
cộng hòa liên bang Đức đã rất chú trọng đến vấn đề này. Nhà nước Đức đã đưa
ra nhiều biện pháp chiến lược để quản lý CTNH như: ngăn ngừa ngay từ nguồn,
giảm thiểu số lượng, xử lý và tái sử dụng chúng. Cộng hòa liên bang Đức đã ban
hành nhiều đạo luật mới về quản lý CTNH. Trong vòng 20 năm trở lại đây, Đức
đã ban hành khoảng 2000 đạo luật, quyết định, quy định về hành chính... Các
quy định được sửa đổi liên tục theo hướng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn như:
trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định này có thể bị phạt tiền,
đình chỉ hoạt động hoặc bị truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, Đức còn
khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị bằng cách thay thế từng phần
hoặc toàn bộ nhằm hướng đến một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH. Nhà
nước có rất nhiều ưu đãi cho người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý CTNH như: giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp, trả dần nếu
19
đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý CTNH. Đồng thời, Nhà nước Đức
còn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận thức được tác hại nguy
hiểm của loại chất thải này. Qua đó, chính nhân dân sẽ là người giúp các cơ
quan Nhà nước trong quá trình kiểm tra, phát hiện ra các nguồn phát sinh ra
CTNH, nhanh chóng đưa ra biện pháp giải quyết. Là một quốc gia phát triển,
Đức rất chú trọng đến việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các kỹ
thuật gia, nhà sinh học, hóa học trong lĩnh vực CTNH. Do đó, công tác quản lý
CTNH của Đức hoạt động rất hiệu quả [20, tr. 69].
Trung Quốc: Với sự phát triển thần tốc của nền kinh tế, khoa học và công
nghệ, Trung Quốc đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn
đề ô nhiễm môi trường do CTNH. Để khắc phục được tình trạng đó, Trung Quốc
rất chú trọng đến công nghệ tái chế để tận dụng phần lớn CTNH, số còn lại được
thải vào đất và nước. Biện pháp xử lý thông thường là đưa vào các bãi rác hở.
Phần lớn CTNH của các đơn vị sản xuất có khả năng xử lý tại chỗ. Điều đó đã
giúp các cơ sở này tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình quản lý chất
thải. Bên cạnh việc tận dụng tối đa khoa học kỹ thuật vào xử lý CTNH, Trung
Quốc cũng rất chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn
đề này. Năm 1995, Trung Quốc đề ra “Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm
bẩn do chất thải rắn”, trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký
việc phát sinh chất thải, nước thải…, đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử
lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt
là ngành công nghiệp hóa chất [24, tr. 174]
Gần đây, Trung Quốc đã công bố “Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm
từ các sản phẩm điện tử” nhằm hạn chế những tác động bất lợi do ngành công
nghiệp sản xuất điện tử mang lại. Theo đó, các sản phẩm điện tử sản xuất sau
ngày 1/3/2007 buộc phải dán nhãn chỉ rõ có hay không có độc chất trong sản
phẩm. Nếu trong sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu “e” màu xanh lá
cây, nếu sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu màu vàng cam trên sản
20
phẩm. Đồng thời, ghi chú tên gọi, hàm lượng của nguyên tố có độc đó, thời hạn
sử dụng và thời điểm bắt buộc hủy bỏ sản phẩm [27]
Qua nghiên cứu về mô hình quản lý CTNH ở một số quốc gia trên thế giới,
có thể nhận thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến vấn đề quản lý
CTNH từ rất sớm so với Việt Nam. Đặc biệt, những quốc gia phát triển như:
Đức, Pháp, Mỹ… đã đưa vấn đề quản lý CTNH lên một vị trí tương đối quan
trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, tuy vấn đề quản lý
CTNH mới chỉ được chú trọng trong những năm gần đây, nhưng chúng ta đã rất
nỗ lực trong việc tìm các giải pháp khoa học - kỹ thuật, cũng như xây dựng và
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên, do sự khó khăn của nền kinh tế, cụ thể là vốn đầu tư cho công tác quản lý
CTNH còn ít, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế nên kết quả thu
được trong những năm vừa qua vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Việc nghiên cứu
và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới về quản lý
CTNH là điều rất cần thiết với Việt Nam.
21
CHƯƠNG II:
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CTNH Ở VIỆT NAM
Pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với hầu hết các
nước khác trên thế giới. Trước năm 1993, Việt Nam chưa có một văn bản pháp
luật nào đề cập đến hoạt động quản lý CTNH. Chỉ từ khi Luật Bảo vệ môi
trường được thông qua ngày 27/12/1993 thì những quy định đầu tiên về CTNH
mới được đề cập. Tuy nhiên, đạo luật này mới chỉ dừng lại ở những quy định
chung chung về quản lý CTNH ở các Điều 11, 19, 22, 24, 26, 29, 47… Với quy
chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ–TTg , lần
đầu tiên vấn đề quản lý CTNH được đề cập một cách chính thức trong văn bản
pháp luật riêng. Tiếp đó, một số văn bản pháp luật cũng được ra đời để hỗ trợ
công tác quản lý CTNH như: Quyết định số 1970/1999/QĐ–BKHCNMT về việc
ban hành quy trình công nghệ tiêu hủy thuốc BVTV phốt pho hữu cơ tồn đọng
và cấm sử dụng ; Quyết định số 1971/1999/QĐ–BKHCNMT về việc ban hành
quy trình công nghệ tiêu hủy và tái sử dụng Xyanua… Ngày 29/11/2005, Luật
Bảo vệ môi trường thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 1993 được Quốc Hội
thông qua đã có những quy định rất cụ thể và thống nhất về công tác quản lý
CTNH tại mục 2 chương 8. Để cụ thể hóa những quy định trên, Bộ Tài nguyên
và Môi trường (sau đây gọi là BTNMT) đã ban hành một số văn bản pháp luật
như: Quyết định số 23/2006/QĐ–BTNMT về việc ban hành danh mục CTNH,
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập
hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH. Gần đây nhất, để
điều chỉnh vấn đề quản lý chất thải rắn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
59/2007/NĐ–CP về quản lý chất thải rắn, trong đó có rất nhiều quy định về chất
thải rắn nguy hại. Cùng thời gian này, Bộ Y tế đã ký Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế… Các văn
bản này điều chỉnh một số vấn đề chính trong quản lý CTNH như sau:
2.1. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH
2.1.1. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý CTNH
22
Để thực hiện tốt công tác quản lý CTNH, việc đầu tiên mà các cơ quan Nhà
nước sẽ tiến hành đó là ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề này.
Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước; trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động liên quan đến quản lý
CTNH và các chế tài xử lý vi phạm.
Thông tư 12 đã dành cả phần V quy định về vấn đề tổ chức thực hiện.
Trong đó, vai trò của các cơ quan Nhà nước về quản lý CTNH được thể hiện rất
cụ thể. Ngoài ra, những quy định trên cũng được đề cập khá rõ nét trong Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Theo đó, BTNMT chịu trách nhiệm
chính trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH trên phạm vi toàn
quốc, ban hành hoặc xây dựng trình Chính phủ ban hành văn bản pháp luật về
quản lý CTNH. Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 của Nghị định trên có quy định:
BTNMT có trách nhiệm ban hành danh mục CTNH và hướng dẫn quy trình
giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý CTNH; hướng dẫn việc vận chuyển
CTNH ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp. Việc
ban hành văn bản pháp luật về quản lý CTNH có ý nghĩa rất quan trọng. Đây
chính là cơ sở định hướng cho các hoạt động liên quan đến quản lý CTNH. Trên
thực tế, BTNMT đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
này như: Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành danh mục
CTNH; Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH…
Để thúc đẩy quá trình quản lý CTNH, pháp luật quy định Cục bảo vệ môi
trường (nay là Tổng cục Môi trường) có trách nhiệm phối hợp với các Sở Tài
nguyên và Môi trường trong việc tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát
sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình quản lý CTNH
hàng năm trên phạm vi toàn quốc để báo cáo Bộ trưởng BTNMT; xây dựng hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức hướng dẫn việc
triển khai đăng ký hồ sơ, kê khai chứng từ và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến;
23
thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam để làm
thủ tục xuất khẩu CTNH theo đúng quy định của Công ước.
2.1.2. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải và giấy phép quản lý CTNH
BTNMT ủy nhiệm Cục Bảo vệ môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu
hồi giấy phép quản lý CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ vận chuyển và chủ
xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên (kể cả các chủ vận
chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo giấy phép
quản lý CTNH do cơ quan cấp phép địa phương cấp, nhưng có nhu cầu mở rộng
địa bàn hoạt động sang tỉnh khác).
Cục bảo vệ môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép quản
lý CTNH theo ủy nhiệm của BTNMT. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu
hồi giấy phép, phải thông báo cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp Tỉnh nơi có cơ
sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.
UBND cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND cấp tỉnh
ủy nhiệm có trách nhiệm cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép quản lý
CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt
động trong tỉnh. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm cấp,
điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải hoạt động
trên địa bàn mình quản lý. Cụ thể như sau:
* Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải:
Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải CTNH,
trong đó liệt kê thông tin về chủng loại, số lượng CTNH đăng ký phát sinh và
quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ nguồn thải đối với CTNH
được đăng ký.
Theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền
cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải trong
tỉnh. Sau khi nhận đủ 03 bộ hồ sơ của chủ nguồn thải CTNH, trong thời hạn 07
ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và
yêu cầu chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ đó chưa đầy đủ.
24
Trong thời hạn 12 ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ,
hợp lệ của hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký
chủ nguồn thải cho các chủ nguồn thải CTNH theo mẫu do Thông tư 12 quy
định. Cùng quá trình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho các chủ thể nêu trên, Sở
Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm cấp mã số quản lý CTNH và đóng
dấu xác nhận vào Sổ đăng ký chủ nguồn thải kèm theo bộ hồ sơ đầy đủ và hợp
lệ.
Như vậy, Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được cấp cho các các tổ chức,
cá nhân sở hữu, điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh
CTNH. Văn bản này một mặt quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ
nguồn thải đối với CTNH được đăng ký, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý CTNH tiến hành kiểm tra, giám
sát và kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các chủ nguồn thải.
* Cấp giấy phép quản lý CTNH cho chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ
CTNH:
Giấy phép quản lý CTNH là tên gọi chung cho giấy phép hành nghề quản
lý CTNH do cơ quan cấp phép (Cục Bảo vệ môi trường, UBND cấp tỉnh và Sở
Tài nguyên và Môi trường) cấp cho chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ,
trong đó quy định cụ thể về địa bàn hoạt động, các phương tịên, thiết bị chuyên
dụng được phép vận hành, các loại CTNH được phép quản lý cũng như trách
nhiệm bảo vệ môi trường của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
Cụ thể như sau:
i) Đối với giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH:
Giấy phép này sẽ được cấp khi chủ vận chuyển đáp ứng được các điều kiện
luật định. Ngoài giấy đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hóa trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chủ vận chuyển CTNH còn phải thoả mãn những điều
kiện khác như:
Một là: phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Báo cáo đánh giá tác
động môi trường, hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có
25