Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận CTXH với người nghiện ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.33 KB, 34 trang )

Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
NỘI DUNG........................................................................................................................ 4
I.

Thực trạng nghiện ma túy hiện nay.........................................................................4
1.

Số lượng:..............................................................................................................4

2.

Tình trạng sử dụng:............................................................................................5

3.

Loại ma túy sử dụng:..........................................................................................6

4.

Nguyên nhân:......................................................................................................8

5.

Hậu quả sử dụng:................................................................................................9

6.

Biện pháp/mô hình can thiệp hiện nay............................................................10

II.



Những dịch vụ điều trị/hỗ trợ người nghiện ma túy hiện nay..........................13
1.

Các dịch vụ cơ bản............................................................................................13

2.

Các dịch vụ chuyên biệt....................................................................................14

3.

Chăm sóc và duy trì..........................................................................................15

III.

Những vấn đề và nhu cầu của người nghiện ma túy hiện nay..........................16

1. Những vấn đề của người nghiện ma túy...............................................................16
2. Nhu cầu của người nghiện ma túy.........................................................................18
IV. Tầm quan trọng của Quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ người sử dụng ma
túy. Ví dụ minh họa........................................................................................................19
V.
Các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ người
sử ma túy......................................................................................................................... 23
1.

Chương trình, chính sách....................................................................................23

2.


Cơ sở cung cấp dịch vụ.......................................................................................23

3.

Các yếu tố cộng đồng........................................................................................24

4.

Các yếu tố từ người nghiện ma túy..................................................................24

5.

Các yếu tố từ gia đình người nghiện................................................................25

VI. Theo bạn, trong thời gian tới, hoạt động QLTH có phát triển không? Căn cứ
vào nội dung đánh giá ở trên để đưa ra những dẫn chứng cho nhận định của bạn..26

1


VII. Những giải pháp và đề xuất để phát triển hoạt động QLTH trong việc hỗ trợ
người sử dụng ma túy trong thời gian tới.....................................................................30
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 31
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................32

2


LỜI MỞ ĐẦU

Theo báo cáo 69/BC-LĐTBXH ngày 8/9/2011của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, tính tới cuối tháng 6 năm 2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý. So với cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần với mức
tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện ma túy đã có 63/63 tỉnh, thành
phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Theo
Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ cho biết, 6 tháng đầu năm 2012 cả nước có
171.392 người nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý), tăng 12.978 người so với cùng kỳ (Báo
cáo tại UB Quốc gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, ngày 7/9/ 2012). Bởi vậy,
công tác phòng chống nghiện ma túy nói chung và điều trị nghiện nói riêng, đặc biệt, vấn
đề tái nghiện và tái hòa nhập xã hội luôn là những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của người
nghiện, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, trong công tác này chúng ta gặp
không ít khó khăn, chúng ta đã áp dụng nhiều hình thức, mô hình tổ chức can thiệp, trợ
giúp cho người nghiện ma túy nhưng kết quả đạt được không như mong muốn, tỷ lệ tái
nghiện 90% đến 95%, có địa phương tỷ lệ tái nghiện là 100% (Điện Biên). Trong thời
gian gần đây, một số địa phương trên cả nước đang áp dụng mô hình Điều trị nghiện ma
túy tại cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những điểm chưa phù hợp từ
hình thức cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
(trung tâm 06) thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo Nghị định 94 của
Chính phủ quy định đối với cai nghiện tại cộng đồng phải có sự phối hợp, vào cuộc của
liên ngành công an, y tế, LĐTB&XH và chính quyền các địa phương; Nhà nước khuyến
khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện; tổ chức, hỗ trợ cho công tác cai nghiện
ma túy tại gia đình, cộng đồng, v.v. Tuy nhiên hiện nay nhiều mồ hình và chính sách chưa
thể bao phủ được hết các nhu cầu của người sử dụng ma túy mà cần một mô hình mới mô
hình toàn diện hơn. Đó là lý do cho QLTH với người sử dụng ma túy hình thành và pháp
triển. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nội dung của QLTH thế nào

3


NỘI DUNG

I. Thực trạng nghiện ma túy hiện nay
1.

Số lượng:

Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý,
trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người
nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Sa vào ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy
hoại chính mình ở cả hiện tại và tương lai; mà các em bị hủy hoại, tức là ảnh hưởng đến
tương lai của đất nước. Đây là một vấn đề gây bao lo lắng, bức xúc cho các nhà giáo dục
và toàn xã hội nói chung.
Theo số liệu của Bộ Công an đến cuối năm 2007, toàn quốc có 178.305 người
nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát. Tính trung bình tại Việt Nam mỗi năm số người
nghiệm ma túy tang trên dưới một vạn người.
Ngoài ra, số liệu của Bộ Y tế cũng cho biết, hiện cả nước có hơn 197.000 người
nhiễm HIV, trong đó năm 2011 có hơn 14.000 người xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và
hầu hết ở lứa tuổi khá trẻ, từ 20 - 39 tuổi chiếm 82% và lây truyền qua đường máu
(46,7%) và tình dục (41,4%) là chủ yếu. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm dần, tuy
nhiên, nguy cơ tiềm tàng cao ở nhóm nghiện chích ma tuý vẫn đang là mối nguy cho cả
cộng đồng.
Theo thứ trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ cho biết, 6 tháng đầu năm 2012 cả
nước có 171.392 người nghiện ma túy ( có hồ sơ quản lý ) tăng 12978 người so với cùng
kỳ ( Báo cáo tại UB Quốc gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ngày 7/9/2012).
Kết quả rà soát đến tháng 9/2014 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối
năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng
230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn.
- Cụ thể chi tiết ta có thể xem trong bảng sau:


4


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Số người nghiện

158.414 (tăng172.524
183.396 (tăng204.377 (tăng200.134
5,67%)
(tăng 8,5%) 5,4%)
12,14)

Đang ở ngoài xã hội

65%

74,2%

64,5%


62,58%

72,4%

Đang cai tại trung tâm 24%

18,2%

22,4%

16,61%

9,2%

Đang trong các cơ sở11%
giam, giữ

7,2%

13,1%

19,68%

18,4%

Giới tính nam

96%


95,9%

96%

90%

Độ tuổi dưới 30

50%

48,5%

47,8%

36,27%

Chú ý: bảng số liệu lấy từ báo cáo số: 44/BC-BCA-C41 - TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Dựa vào bảng ta thấy được số người nghiện ma túy luôn tăng trong các năm vừa
qua. Đến năm 2015 số lượng này giảm là vì họ đã hoàn thành cai nghiện hoặc đã chết.
2. Tình trạng sử dụng:
Những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn luôn gia tăng. Đặc
biệt, ma túy tổng hợp (MTTH) đã và đang phát triển, đang dần thay thế các loại ma túy từ
tự nhiên như: thuốc phiện, heroin… Hiện nay, giới trẻ đang đua nhau tuyên truyền sử
dụng MTTH là “đẳng cấp”, là “sành điệu” nhưng thực tế đây là loại ma túy rất nguy
hiểm, gây ảo giác hoang tưởng, còn được gọi là “ma túy điên”, thế giới chưa có phác đồ
điều trị cai nghiện MTTH. Một số người sử dụng MTTH gây ảo giác, hoang tưởng đã có
những hành vi phạm pháp như chém giết người thân, bắt cóc trẻ em, tổ chức sinh nhật
bằng MTTH gây tử vong nhiều người như ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…

Giữa những năm 90 của thế kỉ trước, nghiện ma túy chủ yếu phổ biến ở người dân
tại các tỉnh miền núi phía bắc thì giữa những năm 2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng
bằng sông Hồng và khu vực miền Đông Nam Bộ. Năm 1994 có tới hơn 61% người
nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc khu vực các tỉnh Trung du và miền núi phía bắc thì tới
5


năm 2009tyr lệ này gần 30%. Ngược lại, tỷ lện người nghiện ma túy thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng trong tổng số người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2% lên
31% trong cùng kì. Tương tự, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc các tỉnh miền Đông Nam
Bộ đã tăng từ 10,2% lên 23% ( theo Cục trưởng cục phòng chống tệ nạn xã hội)
Khảo sát của bộ LĐTB&XH năm 2009 cho thấy, đa số người nghiện ma túy có trình
độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới
trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần 20%
đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ; khoảng 12% được đào tạo
nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp thu nhập hợp pháp chỉ
bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy
- Cuối năm 2010, cả nước có 143.196 người nghiện có hồ sơ quản lý, đến năm
2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 61.181 người
nghiện, bằng 42,72%; tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 8,54%). Đáng chú ý, ngoài việc
tăng về số lượng, thì thành phần người nghiện ma túy cũng đa dạng hơn (có cả học sinh,
sinh viên, người mẫu, vận động viên, trí thức); chủng loại ma túy và hình thức sử dụng
cũng phong phú, thể hiện sự phức tạp hơn[10]. Tính đến tháng 6 năm 2015, số người
nghiện có hồ sơ quản lý còn 200.134 người (giảm 4.243 người so với năm 2014, chủ yếu
là đã hoàn thành thời gian cai hoặc chết).( Số: 44/BC-BCA-C41 - TỔNG KẾT ĐÁNH
GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA
TÚY GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 –
2020 )
3. Loại ma túy sử dụng:
Thuốc phiện (anh túc): cây thuốc phiện là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ

1-1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8-12 nhánh phụ, mỗi
nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện
sống. Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo
cảm giác hung phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng
phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước
Mooc phin ( Morphin) là chất được dùng làm giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp
để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, tiêu chảy…trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc
trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là võ não làm cho thần kinh trung ương bị
ức chế( như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho) và một số trung tâm bị
6


kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim… Với liều điều trị Morphin làm tăng trí
tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy đẹp,
nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói
Heroin: thường được chế biến thành 02 loại: loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi
là “ Heroin 4” ( còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu
hồng gọi là “ Heroin 3” dùng để hút, hít. Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng,
khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi thương… Nhưng khi cơn nghiện đến mà
không có Heroin người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì sẽ bị tê liệt thần
kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút
Cần sa: còn gọi là cây Gai dầu, cây gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà… Trong y học, cần
sa còn có tác dụng chữa bênh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay
đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa
khác. Cần sa còn làm cho con người ta có sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập
chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ
dột, có thể loạn thần kinh…
Ma túy tổng hợp: là chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học
toàn phần từ các hóa chất. Nhìn chung, các chất ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích
mạnh và nhanh hơn các chất ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng khích

thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hung phấn và ảo giác hoang tưởng. Do
vậy chúng còn gọi là các chất loạn thần, ma túy điên, ma túy bạo lực. Hiện nay các chất
ma túy này được coi là những chất ma túy nguy hiểm nhất.
Muối tắm (bath salts)
Muối tắm là tên lóng của một loại ma túy tên hóa học là mephedrone và cathinone
được xuất xứ từ cây Khát. Muối tắm có hình dạng kết tinh và cách sử dụng như đá (đốt
hít). So với “đá” thì muối tắm không “phê” bằng một loại ma túy khác được điều chế từ
lá khát là muối tắm tên lóng của ma túy tổng hợp từ mephedrone và cathinoe
Muối tắm gây rối loạn tâm thần, hoảng loạn và có hành vi bạo lực, cũng như gây
đau tim và tăng nhiệt độ cơ thể. Ngụy trang dưới cái tên muối tắm, 1 loại muối dùng để
thư giãn khi tắm, loại ma túy này có thể dễ dàng mua trực tuyến.

7


Hiện nay trên thị trường Việt Nam chưa có các test nhanh phát hiện muối tằm trong
nước tiểu. Nghị định 82 đã đưa muối tắm (mephedrone và cathinone) vào danh mục chất
ma túy bị cấm.
Cỏ Mỹ (K2/spice)
Cỏ Mỹ còn được gọi là cỏ Úc, cỏ Canada. Đây thực chất là lá, thân, rễ của một loại
cây thực vật được tẩm ướp chất gây nghiện nguồn gốc từ nước ngoài, thẩm lậu vào trong
nước chủ yếu từ Trung Quốc. Vấn đề đáng chú ý là để gây sự thu hút, các loại này thường
đóng gói trong bao bì có mẫu mã đẹp, bắt mắt. Cỏ Mỹ là loại thực vật dạng cỏ có tẩm
ướp chất gây nghiện (XLR-11, JWH-018, 073, 200… Tất cả chất này đều có trong danh
mục cấm theo nghị định 126). Cũng như muối tắm, trên bao bì luôn có dòng chữ “không
dùng cho người – not for human consumption”.
Cách sử dụng cỏ Mỹ cũng giống như là cần sa là cuốn hút như thuốc rê. Nhưng khi
hút cỏ Mỹ không gây màu khét đặc trưng như cần sa nên khó bị phát hiện hơn. Khi sử
dụng, cỏ Mỹ sẽ gây ảo giác mạnh, giãn đồng tử, căng thẳng, kích động cực đoan. Do gây
kích thích tên hệ thần kinh mạnh hơn so với cần sa nên Cỏ Mỹ được nhiều người ưa

chuộng hơn và gây tác hại nặng nề hơn.
Ma túy “Tem giấy”
Tem giấy còn được gọi là bùa lưỡi, thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo
giác LSD (Lysergic Axit Diethylamide), là chất bán tổng hợp được chiết xuất từ nấm cựa
gà. Chất gây nghiện này tái xuất hiện trong thời gian gần đây sau một thời gian dài (từ
cuối thập niên 1970) ngưng sản xuất. Đây là chất gây ảo giác mạnh nhất cho đến nay, chỉ
vài chục mcg là có thể gây ảo giác nên được xem chất ma túy nguy hiểm nhất.
Nhìn bên ngoài, “Tem giấy” là một miếng giấy dán tem giấy kích thước 1,5x1,5 cm,
trong một miếng bìa có khoảng 25 tem giấy. Trên bìa in hình các nhân vật nổi tiếng như
Einstein hay các ca sĩ nổi tiếng, giống như miếng bìa chơi của trẻ con. Giá mỗi miếng
tem này chỉ khoảng 20.000 đồng.
Về cách thức sử dụng tem giấy rất đơn giản, chỉ cần liếm như dán giấy hoặc ngậm
trên lưỡi. Tuy nhiên, LSD có tác dụng rất nhanh, chỉ sau 5 phút liếm, ngầm người dùng
đã có cảm giác. Sử dụng LSD nhiều sẽ gây loạn thần, phụ thuộc về tâm thần.
Ma túy “Nước vui”
8


“Nước vui” có xuất xứ từ Trung Quốc, thành phần gồm một số ma túy tổng hợp phổ
biến hện nay, trong đó có thành phần Methamphetamine, Ketamine… và tồn tại dưới
dạng lỏng, đựng trong các lọ nhỏ khoảng 10-15ml. Khi sử dụng, các đối tượng thường
trộn lẫn với các loại nước có ga theo một tỷ lệ nhất định sau đó uống trực tiếp vào cơ thể.
Khi vào cơ thể, loại ma túy này sẽ tạo cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, vui
vẻ kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với nghe nhạc mạnh. Giá thành mỗi lọ “Nước vui” trên
thị trường dao động từ 1,2-1,5 triệu đồng/lọ.
4. Nguyên nhân:
- Bạn bè lôi kéo rủ rê
- Thích tìm cảm giác lạ
- Đua đòi lối sống ăn chơi
- Thích tìm khoái lạc

- Chơi trội
- Buồn chán căng thẳng
- Không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống
- Phong tục tập quán( đồng bào vùng cao cho rằng hút thuốc phiện là thú vui)
- Trình độ học vấn thấp
- Các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau
- Nạn sản xuất, tang trữ, vận chuyện ma túy, buôn bán, sử dụng ma túy chưa được
nghiêm trị ở mọi lúc, mọi nơi
- Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh, hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần
5. Hậu quả sử dụng:
Ảnh hưởng đến bản thân


Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần

kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.


Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim

tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến
cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến
9


nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn
tình của con cái họ.


Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.




Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.



Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ

học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.


Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng

đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến
quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt
hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Ảnh hưởng đến gia đình


Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý

của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000 đồng/ngày thậm chí
1.000.000 - 2.000.000 đồng/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể
tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn
nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề
mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.


Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn


không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)


Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân,

ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)


Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do

ma tuý gây ra.
Ảnh hưởng đến xã hội


Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết

người, mại dâm, băng nhóm...


Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.



Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.

10





Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết

các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền
đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có
trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý


Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến

hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá
trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá,
dẫn tới suy yếu nòi giống.
6. Biện pháp/mô hình can thiệp hiện nay
a. Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm (trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hội)
Là biện pháp được áp dụng bắt buộc được quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐCP và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện tại cả nước có 136 trung tâm
cai nghiện trong đó 15 Trung tâm do các tổ chức cá nhân thành lập (Trung tâm tư nhân)
và 121 do Nhà nước quản lý. Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được áp
dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình,
cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện
hoặc người không có nơi cư trú nhất định, người bị xử phạt hành chính về nghiện ma túy
có quyết định của tòa án nhân dân cấp quận huyện; thời hạn cai nghiện từ 1 đến 2 năm.
Đối với người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi có các điều kiện tương tự như người
từ đủ 18 tuổi cũng được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ hoặc có khu
vực riêng và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Các chế độ hỗ trợ về tiền thuốc,
tiền ăn, chi phí học nghề chỉ áp dụng cho người cai nghiện bắt buộc. Người cai nghiện có
trách nhiệm lao động để bù đắp 50% chi phí tiền ăn trong thời gian ở trung tâm.
b. Cai nghiện tự nguyện tại trung tâm (trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hội)

Biện pháp cai nghiện tự nguyện cũng được áp dụng cho người không thuộc diện cai
nghiện bắt buộc và xin cai nghiện tự nguyện tại trung tâm cai nghiện bắt buộc; thời gian
cai nghiện không được thấp hơn 6 tháng, các chế độ quản lý do giám đốc Trung tâm quy
định.
c. Cai nghiện tại cộng đồng
11


Quy trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng là tổng hợp các phương pháp, biện pháp
được thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và áp dụng thống nhất nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhận
thức, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng,
dự phòng tái nghiện cho người nghiện ma túy.
Theo quy định tại Nghị định 94/2010 về cai nghiện tại cộng đồng, hình thức cai
nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện
ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ
sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết
định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Đối với trường hợp cai
nghiện tự nguyện: là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng, tự nguyện đăng ký
cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình. Trong trường hợp này,
người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành
niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khác với người cai tự nguyện, đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc
tại cộng đồng là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo
và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng
Các mô hình
- điều trị tâm lý xã hội



Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)



Dựa trên lý thuyết về học tập xã hội



Vận dụng lý thuyết học tập để giúp cá nhân giảm sử dụng ma túy:

o

Khuyến khích và củng cố thay đổi hành vi

o

Giúp khách hàng học được các kỹ năng đối phó

o

Giúp khách hàng học cách đối phó với “yếu tố cám dỗ”

o

Giúp khách hàng đối phó với thèm nhớ

- Phỏng vấn tạo động cơ
Dựa trên lý thuyết về ‘Các giai đoạn thay đổi hành vi’
12



Nhằm khuyến khích khách hàng từ bỏ ma túy
Các khái niệm cơ bản gồm:


Đề nghị và củng cố thay đổi



Tạo ‘mối quan hệ trị liệu’ giữa khách hàng và cán bộ điều trị



Cán bộ điều trị cung cấp thông điệp rõ ràng cho khách hàng

- Quản lý hành vi (CM)


Sử dụng khái niệm ‘các điều kiện có hiệu lực’



Điều kiện có hiệu lực là hình thức thay đổi của hành vi “tự nguyện” hoặc hành vi

“quan sát được”


Sử dụng một số hình thức củng cố tích cực (khen thưởng) và can thiệp khi có hành

vi tiêu cực (phạt) để duy trì tình trạng cai hoặc hành vi mong muốn đạt được.



Được sử dụng rộng rãi ở một số nước trong điều trị nghiện cocaine,

benzodiazepine, heroin và nicotine.
- Mô hình Matrix (mô hình hỗn hợp):
Sử dụng nhiều liệu pháp tâm lý để phát triển kỹ năng (quản lý hành vi, liệu pháp
nhận thức hành vi, phỏng vấn tạo động cơ, v.v…)
Có sự tham gia của bạn tình/gia đình trong quá trình điều trị (tư vấn cá nhân và tư
vấn nhóm)
Cung cấp thông tin-giáo dục- truyền thông chính xác (IEC) và thúc đẩy tham gia
chương trình phục hồi 12 bước
Thực hiện tư vấn nhóm liên tục khoảng 3 lần/tuần trong 16 tuần, sau đó là 36 tuần
tham gia nhóm chăm sóc hỗ trợ
- Mô hình điểm tư vấn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại cộng đồng: Hướng đến kéo
giảm tỷ lệ tái nghiện
II. Những dịch vụ điều trị/hỗ trợ người nghiện ma túy hiện nay
1. Các dịch vụ cơ bản
Loại dịch vu

Cách tổ chức thực hiện
13

Bộ, ngành chịu


trách nhiệm
Truyền thông có trọng tâm

Các thông điệp được truyền tải Bộ Y tế và Bộ

theo cách có mục đích và sáng tạo LĐTB&XH

Phân phát thông qua đồng đẳng
viên (khuyến khích việc phân
phát thứ cấp từ các điểm cố định)
Phân phát BKT Phân phát bao Phân phát miễn phí tại các điểm
cao su Thông tin tình dục an toàn cố định (điểm nóng và các phòng
khám) Tiếp thị xã hội (thông qua
các nhà thuốc, câu lạc bộ, v.v)
Chương trình 100% bao cao su

Bộ Y tế Bộ
LĐTB&XH
Trung tâm Phòng,
Chống HIV/AIDS
Tỉnh/TP và Cục
Phòng,
Chống
HIV/AIDS

Tư vấn và can thiệp ngắn Chuyển
Tư vấn và đánh giá sử dụng ma gửi tới: Dịch vụ cắt cơn có dùng
Bộ Y tế Bộ
túy (điểm giao tiếp và chuyển thuốc, cơ sở hỗ trợ điều trị, cộng
LĐTB&XH
gửi)
đồng trị liệu, điều trị duy trì bằng
methadone
Cai nghiện cắt cơn dùng thuốc


Bước 1: Cắt cơn có sự hỗ trợ của
thuốc Bước 2: Chuyển gửi tới Bộ y tế
dịch vụ chăm sóc tiếp tục

Bệnh viện, bác sỹ tư, các nhân
viên Các bệnh viện cần lưu giữ
Sàng lọc y tế và chuyển gửi đến methadone cho bệnh nhân
Bộ y tế
dịch vụ chăm sóc chuyên biệt
methadone sử dụng trong trường
hợp cấp cứu vì các tình trạng sức
khỏe khác.

Cấp cứu quá liều

Chương trình cấp cứu quá liều Bộ Y tế Bộ
bằng Naloxone
LĐTB&XH

2. Các dịch vụ chuyên biệt

14


Loại dịch vụ
Điều trị ARV

Cách tổ chức thực hiện

Bộ, ngành chịu

trách nhiệm

Xét nghiệm nhanh (đến xét nghiệm một
lần) kết nối để bắt đầu điều trị sớm

Bộ y tế

Được thực hiện tại các trung tâm 06 đã
đổi mới Dò liều và ổn định liều
methadone tại cơ sở nội trú hoặc trong
Điều trị duy trì
môi trường cộng đồng trị liệu Cơ hội
Methadone tại cơ sở
được điều trị tại cơ sở nội trú trong thời
nội trú
gian dài trước khi chuyển gửi tới hoặc trở
lại điều trị tại cộng đồng Không được
mang thuốc về nhà
Các cơ sở khám bệnh lồng ghép cho điều
trị HIV và MMT Sắp xếp kết hợp giữa
các phòng khám chữa bệnh và phòng
Chăm sóc y tế lồng
khám MMT Hướng dẫn xét nghiệm định
ghép/ kết hợ
kỳ HIV, viêm gan A, B, C, Lao, và các
bệnh lây qua đường tình dục Tiêm phòng
vacxin viêm gan A&B

Đào tạo nghề


Được thực hiện tại các trung tâm 06 đã
đổi mới Tư vấn hướng nghiệp Đào tạo kỹ
năng và cấp chứng chỉ Dịch vụ hỗ trợ
việc làm

Tòa án lồng ghép Tòa án Ma túy hoặc Tòa án Chuyển
chuyển tới điều trị
hướng (tới điều trị) được thực hiện ở Hệ
thống tòa án cấp huyện. Chỉ lệ thuộc vào
ma túy hoặc tái nghiện thì không phải là
tội phạm Không có điều trị bắt buộc
Chuyển hướng tới điều trị (mang tính
cưỡng chế) là một lựa chọn trong các
hình thức thụ án đối với những người
nghiện phạm tội ít nghiêm trọng để có
15

Bộ Y tế Bộ
LĐTB&XH

Bộ y tế

Bộ LĐTB&XH

Bộ LĐTB&XH


Loại dịch vụ

Cách tổ chức thực hiện


Bộ, ngành chịu
trách nhiệm

tiền sử dụng ma túy Cán bộ quản thúc
(cán bộ của trung tâm 06 cũ) thực hiện
quản lý trường hợp trong suốt thời gian
điều trị.
3. Chăm sóc và duy trì

Loại hình Dịch vụ

Cách tổ chức thực hiện

Bộ ngành
chịu trách
nhiệm

Giai đoạn dò liều, giai đoạn ổn định, duy trì
methadone Hợp tác với các cơ sở điều trị
methadone nội trú trong khu vực lân cận để
chuyển gửi qua lại Lồng ghép/kết hợp bố trí
Điều trị duy trì bằng thực hiện các dịch vụ y tế về HIV, Viêm gan,
Bộ Y tế, Bộ
methadone tại cộng Lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
LĐTB&XH
đồng
Tiêm phòng vacxin viêm gan A&B. Xét nghiệm
ngẫu nhiên phát hiện ma túy Được quyền mang
thuốc về nhà đối với các bệnh nhân ở giai đoạn

ổn định (có việc làm có thể được coi là một tiêu
chí).

Cộng đồng trị liệu

Cơ sở hỗ trợ điều trị

Được thực hiện ở các trung tâm 06 đã đổi mới
Các trung tâm nội trú, tự nguyện và mở. Có các
dịch vụ tư vấn hỗ trợ do nhân viên cung cấp. Mô
hình cùng chi trả. Áp dụng cho bệnh nhân không
Bộ
còn sử dụng ma túy và bệnh nhân đang điều trị
LĐTB&XH
bằng methadone. Áp dụng các mức độ hoàn
thành chương trình gồm có các cơ hội được thuê
làm việc vào ban ngày. Xét nghiệm ngẫu nhiên
phát hiện ma túy để đánh giá lâm sàng.
Các cơ sở nội trú, tự nguyện, mở nhưng không Bộ
có dịch vụ tư vấn. Mô hình cùng chi trả. Áp LĐTB&XH
16


Loại hình Dịch vụ

Cách tổ chức thực hiện

Bộ ngành
chịu trách
nhiệm


dụng cho bệnh nhân không còn sử dụng ma túy
và bệnh nhân đang điều trị bằng methadone.
Không có xét nghiệm phát hiện ma túy. Không
có dịch vụ tư vấn.
Nhóm hỗ trợ đồng đẳng
Nhóm hỗ trợ

Nhóm 12 bước
Nhóm Thanh Niên

không

Nhóm hỗ trợ gia đình

III. Những vấn đề và nhu cầu của người nghiện ma túy hiện nay
Đối với người nghiện ma túy, thông thường mọi suy nghĩ của họ đều chỉ là về ma
tuý. Người nghiện rất khó kháng cự lại sự cám dỗ của ma tuý, và điều này dẫn đến sự
thay đổi trong tính cách của họ. Ma tuý cũng có thể làm thay đổi hành vi của con người,
cũng như cách người đó suy nghĩ và cảm nhận. Kết quả là có nhiều người nghiện bị trầm
cảm, kích động và dễ giận dữ, gây mâu thuẫn và bất hòa với gia đình và bạn bè.
Nhiều người nghiện sẽ làm bất cứ điều gì để có thể có ma tuý. Họ có thể bán đồ
dùng cá nhân, lấy tiền từ bạn bè và gia đình, cờ bạc, trộm cắp hoặc hành nghề mại dâm,
khiến người thân trong gia đình mất lòng tin và có thể dẫn đến những mâu thuẫn nghiêm
trọng trong gia đình. Nhiều người nghiện sẽ không quan hệ với bạn bè, đặc biệt là những
người bạn không sử dụng ma tuý. Người nghiện rất khó tập trung vào công việc và học
tập, kết quả là, nhiều người bị mất việc làm dẫn đến mất thu nhập. Điều này có thể gây ra
những hành vi tiêu cực hơn (như buôn bán và vận chuyển ma tuý trái phép) khi họ cố
gắng kiếm tiền để mua ma tuý.
1. Những vấn đề của người nghiện ma túy

1.1. Kì thị
Kì thị người nghiện ma túy là có thái độ không tôn trọng người sử dụng ma túy vì
cho rằng họ đã sử dụng ma túy và họ là tội phạm, họ là người nguy hiểm ,.. nên xa lánh
họ cho dù họ đã điều trị nghiện.
17


Người nghiện ma túy cũng chịu nhiều loại kì thị khác nhau : cảm thấy bị kì thị, bị kì
thị và tự kì thị bản thân.
Biểu hiện củ sự kì thị với người nghiện ma túy, sử dụng ma túy rất đa dạng và đến
từ nhiều mặt: kì thị từ gia đình (bị các thành viên trong gia đình xa lánh, lên án, chửi
mắng); ngoài xã hội (bị chỉ trỏ, tránh gặp mặt, bị cấm không được chơi, giao lưu với con
cái họ, hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng,…); ở các cơ sở y tế (miễn cưỡng
tiếp xúc với bệnh nhân, không khám hoặc khó đặt lịch khám,..)
Những vấn đề liên quan đến kì thị làm người nghiện mất tự tin và trở nên chán nản
bị đẩy vào đường cùng, cảm thấy bị xa lánh, chối bỏ nên muốn buông xuôi thậm chí dắn
vặt tự kì thị bản thân. Cũng chính sự kì thi dẫn tới việc người nghiện sẽ lén giấu việc sử
dụng ma túy và không có người thân và bạn bè chia sẻ nên quay lại với bạn nghiện.
1.2. Vấn đề sức khỏe
Việc sử dụng ma túy và nghiện ma túy sẽ dẫn đến sự phá hủy mạnh mẽ tới não bộ,
thần kinh trung ương của cơ thể con người, tùy từng loại ma túy sử dụng mà còn gây ra
các hậu quả khác nữa : say, sốc, nôn mửa ( sử dụng quá liều),.. lâu dần sẽ phá hủy các
chức năng cơ thể và dẫn đến chết. Vấn đề sức khỏe là vấn đề người nghiện rất quan tâm.
Người nghiện có nhu cầu mong muốn được biết về tình trạng sức khỏe và
HIV/AIDS của bản thân. Họ rất mong muốn được chữa trị. Một số vấn đề sức khỏe như :
Vỡ ven, áp se : dấu hiệu cho thấy người nghiện đã tiêm chích nhiều lần, nguy cơ tử
vong cao nếu không cứu chữa kịp thời (áp se)
HIV/AIDS : HIV là virut gây ra suy giảm miễn dịch cơ thể, AIDS là bệnh mãn tính
do HIV gây ra. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi HIV/AIDS tuy nhiên có phương
pháp ức chế sự phát triển của nó (ARVs)

Các bệnh đồng diễn :lao, phổi,viêm gan A, viên gan B,…
Có nguy cơ cao bị mắc bệnh do liên quan đến sử dụng ma túy. Sử dụng heroin có
thể gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khoẻ như:
• Liều cao hơn: tiếp tục sử dụng sẽ gây tăng độ dung nạp, tức là phải tăng liều để đạt
được cùng một độ phê sướng
• Táo bón
18


• Giảm nhận thức do thiếu oxy não từ những lần bị quá liều
• Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
• Giảm khả năng tình dục ở nam giới
• Trầm cảm
Người nghiện thường không quan tâm đến sức khoẻ của họ, không ăn uống, tập thể
dục một cách điều độ hoặc không ngủ ngon. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ
khác. Người nghiện dùng chung dụng cụ tiêm chích cũng có nguy cơ mắc phải các vi rút
lây qua đường máu như HIV và viêm gan B, C. Nhiều người nhiễm vi rút này thường
không nhận ra cho đến khi họ cảm thấy không khoẻ, do vậy, người tiêm chích ma tuý nên
thường xuyên đi xét nghiệm, kiểm tra các bệnh lây qua đường máu.
Người sử dụng ma túy có nguy cơ bị sốc thuốc khiến họ có thể bị bất tỉnh hoặc tử
vong ngay lập tức sau khi dùng ma tuý. Sốc thuốc là tình trạng xảy ra khi liều lượng ma
tuý sử dụng vượt quá khả năng dung nạp của cơ thể. Sốc thuốc khi dùng ma túy rất phổ
biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Thậm chí đối với một số người như người mới sử
dụng, hoặc người mới quay lại sử dụng, chỉ dùng một liều nhỏ cũng có thể bị sốc thuốc.
Sốc thuốc thậm chí có thể xảy ra với người mới bỏ ma túy một thời gian ngắn. Người bị
sốc thuốc có thể:
• Thở chậm hoặc ngáy
• Da lạnh hoặc nhiệt độ cơ thể thấp
• Nhịp tim chậm
• Đau nhức cơ

• Hệ thống thần kinh trung ương hoạt động chậm
• Tiếng khò khè từ cổ họng do chất nôn hoặc nước bọt
• Móng tay và móng chân tím tái do thiếu oxy
Người nghiện bị sốc thuốc cần được xử trí ngay và đưa đến cơ sở y tế.
1.3. Vấn đề việc làm và tái hòa nhập cộng đồng
Như mọi người, người nhiện cũng có một cuộc sống cơm áo cần lo toan, vấn đề việc
làm vẫn luôn là khó khăn của người nghiện. Trong qua trình cai nghiện hoặc trước đó
19


người nghiện có tay nghề và muốn xin việc tuy nhiên vì rào cản kì thị nên nhiều người
nghiện không có việc làm do sự quan niệm sai làm rằng nghiện đi lền với trộm cắp, phá
hoại,..và không muốn thuê người nghiện, chính quan điểm này đây người nghiện vào các
con đường sai trái đó. Cũng nguyên do này mà vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cũng trở
nên khó khăn hơn cho người nghiện ma túy.
2. Nhu cầu của người nghiện ma túy
Trong hoạt động quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy thì việc đánh giá nhu
cầu của đối tượng trợ giúp là đặc biệt quan trọng.
Theo thang nhu cầu của Maslow thì mỗi cá nhân con người có 5 cấp độ nhu cầu:
Tầng thứ nhất: các nhu cầu căn bản như : ăn, uống, ngủ,… đây là các nhu cầu về thể
lý, là nhu cầu mạnh mẽ nhất vì sự sống còn của cá thể. Người nghiện cũng là một cơ thể
sống, một con người nên họ cũng có những nhu cầu tất yếu này bên cạnh đó họ còn cần
thêm những nhu cầu vật chất thiết thực hơn cho sức khỏe của họ.
Tầng thứ hai: các nhu cầu được an toàn. Khi các nhu cầu thể lý được đáp ứng, đảm
bảo, không tác động đến hành vi, suy nghĩ nữa thì đối tượng nghiện sẽ để ý đến độ an
toàn của bản thân: an toàn về thông tin, an toàn về thể trạng, an toàn trong quá trình điều
trị nghiện,…
Tầng thứ ba: nhu cầu xã hội ( nhu cầu được yêu thương ). Người nghiện rất quan
tâm và cần sự yêu thương của mọi người xung quanh, mong muốn cảm nhận được sự liên
kết với xã hội, những người thân trong gia đình, hang xóm, cộng đồng, đồng nghiệp. họ

mong được tha thứ, chấp nhận và hòa nhập cọng đồng.
Tầng thứ tư: nhu cầu được quý trọng. Khi ba nhu cầu trên được đáp ứng thì nhu cầu
về sự quý trọng có tác động rất lớn tới người nghiện. Nhu cầu này bao gồm việc được
người khác quay trọng và quý trọng một ai đó. Nhu cầu này nếu được thỏa mãn sẽ giúp
người nghiện tự tin hơn, có tâm lý ổn định hơn vì giá trị của họ đã được xác định và chấp
nhận.
Tầng thứ năm: nhu cầu được khẳng định. Khi nhu cầu này xuất hiện là khi các nhu
cầu trên đã được thỏa mãn, nhu cầu khẳng địnhmình của thân chủ là mong muốn được
làm những việc họ muốn làm, thể hiện, khẳng định giá trị bản thân.

20


Theo đó ta có thể phân chia nhu cầu của người nghiện ma túy thành ba nhóm chính
sau:
Về tâm lý: Muốn được yêu thương, được tin tưởng, xây dựng lại mối quan hệ, lập
gia đình, tình dục, sử dụng ma túy, được tham gia vào các hoạt động của gia đình, cộng
đồng và xã hội.
Về xã hội: Muốn được hướng nghiệp, được vay vốn, có việc làm, không kỳ thị,
thuộc về một nhóm nào đó, được làm các thủ tục hành chính, có những mối quan hệ tốt
trong cộng đồng, quan hệ với các cơ quan và những người trong xã hội.
Về Y tế: Biết được tình trạng sức khỏe, HIV của bản thân, muốn được điều trị các
bệnh đang mắc phải, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, mong muốn có sức khỏe tốt
để hòa nhập cộng đồng.
IV. Tầm quan trọng của Quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ người sử dụng
ma túy. Ví dụ minh họa
Việt Nam hiện nay đã có nhiều chương trình cai nghiện trong hỗ trợ điều trị nghiện
như: Cai nghiện tại các trung tâm Giáo dục- Chữa bệnh- lao động xã hội, cai nghiện cộng
đồng, … Nhưng tỉ lệ tái nghiện vẫn khá cao. Một trong những nguyên nhân đó là các mô
hình can thiệp này chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của người nghiện chứ

chưa đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng của họ như: Được tin tưởng, xây dựng lại
mối quan hệ với người thân, bạn bè, biết được tình trạng sức khẻ của bản thân, điều trị
các bệnh mắc phải, được đào tạo hướng nghiệp, tạo việc làm…
Hình thức điều trị thay thế bằng Methadone đưa lại những hiệu quả tích cực trong
những năm trước đây. Người nghiện được sử dụng thuốc Methadone miễn phí, sau khi sử
dụng thuốc thay thế sẽ không phải dùng ma túy, không còn cảm giác thèm nhớ, lên cơn
vật vã... Nhưng nó chỉ có thể áp dụng và đạt hiệu quả với những người tiêm chích, hút
Heroin
Vài năm trở lại đây, người sử dụng nhất là giới trẻ có xu hướng chuyển sang dùng
ma túy tổng hợp, phổ thông nhất là ma túy đá (methamphetamine), thuốc lắc (MDMA),
ketamine, cỏ Mỹ... Trong khi sử dụng heroin, con nghiện rơi vào trạng thái "phê" và
thường tìm nơi yên tĩnh để hưởng thụ, cảm nhận thì người sử dụng ma túy tổng hợp rơi
vào trạng thái "bay". Người sử dụng ma túy tổng hợp bị kích thích mạnh và tìm nơi náo

21


nhiệt, vui nhộn. Việc sử dụng thuốc thay thế Methadone đã không còn hiệu quả như trước
nữa
Mỗi ngành nghề chỉ đi vào một khía cạnh trong khi đó thì vấn đề của người sử dụng
ma túy lại rất đa dạng nếu không đáp ứng toàn diện thì sẽ không thể đạt hiệu quả
Ví dụ như bệnh viện thì chỉ chăm sóc sức khỏe, cơ sở tham vấn thì tập trung hỗ trợ
về mặt tâm lý cho thân chủ… Rõ ràng chúng ta sẽ không thể hỗ trợ triệt để và bền vững
được cho thân chủ nếu như chúng ta không đáp ứng được các nhu cầu của thân
churmootj cách toàn diện. Khác với nhân viên công tác xã hôi có thể đưa ra các biện pháp
can thiệp trực tiếp và chuyên sâu, nhân viên quản lý trường hợp tập trung vào việc kết
nối, giám sát và điều phối các dịch vụ dành cho thân chủ


Vì thế cần có một phương pháp điều trị mới, một phương pháp toàn diện,


chuyên nghiệp, hiệu quả. Đó là phương pháp quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp là một tiến trình hợp tác giữa các nhà chuyên môn với hoạt
động đánh giá nhu cầu thân chủ( cá nhân, gia đình), xác định, kết nối và điều phối các
nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề và đáp
ứng nhu cầu một cách hiệu quả.
Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là mô hình can thiệp nhằm cung cấp
các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người nghiện trong quá trình điều trị nghiện
thông qua việc đánh giá các nhu cầu, xác định, điều phối và kết nối các nguồn lực hiện tại
có tại cộng đồng.
Mục đích chủ yếu của quản lý trường hợp là tối đa hóa việc thực hiện chức năng của
thân chủ bằng cách cung cấp những dịch vụ có chất lượng và có hiệu quả đối với các cá
nhân có những nhu cầu phức tạp. Tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề của
thân chủ, tạo ra và thúc đẩy hệ thống hỗ trợ hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân bản
để cung cấp tài nghuên, dịch vụ cho con người, liên kết con người với hệ thống cung cấp
tài nguyên, dịch vụ và cơ hội, cải thiện phạm vi và năng lực của hệ thống cung cấp dịch
vụ, góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện của chính sách xã hội
Vai trò của nhân viên quản lí trường hợp
Người kết nối dịch vụ: NVQLTH là người nắm bắt, hiểu về những thông tin về các
dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho khách hàng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài
nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực,
22


chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề cho cá nhân
họ. Nhân viên quản lý trường hợp không những kết nối thân chủ với các chương trình,
dịch vụ chính sách mà còn phải xem các chính sách ấy có phù hợp với thân chủ không,
đáp ứng đủ các nhu cầu của thân chủ chưa và quan trọng nhất là đối tượng có đồng ý
tham gia vào chương trình, chính sách và dịch vụ đó không ( tính tự quyết của thân chủ).
Người điều phối: NVQLTH với mục tiêu là giúp khách hàng tiếp cận được các

nguồn lực trong cộng đồng có hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tiết
các nguồn lực của NVQLTH. NVQLTH thực hiện điều phối nguồn lực, tạo cơ hội cho
khách hàng tiếp cận được các nguồn lực nhằm hỗ trợ việc điều trị nghiện một cách hiệu
quả, tránh sự chồng chéo và lãng phí các nguồn lực này. Việc điều phối các dịch vụ,
nguồn lực cũng đồng thời xây dựng các hệ thống dịch vụ để hỗ trợ các thân chủ, đối
tượng tốt nhất.
Người vận động: NVQLTH sẽ thực hiện các hoạt động nhằm vận động và thu hút sự
tham gia của khách hàng, các thành viên trong gia đình, người thân, các cơ quan tổ chức
liên quan, v.v. tham gia vào tiến trình hỗ trợ khách hàng. Nguồn lực có thể bao gồm
người thân của khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về
chính sách đối với họ; Trong số các nguồn lực thì nguồn lực về chính sách và tài chính là
2 nguồn lực rất quan trọng trong quy trình QLTH với người sử dụng ma túy. NVQLTH
cần vận dụng khéo léo các kỹ năng để có thể vận động thân chủ cũng như người thân của
họ tham gia, gia đình là một nguồn lực vô cùng lớn đối với người nghiện ma túy, việc vận
động sự tham gia của họ là rất cần thiết đến việc giúp người nghiện có thể cai nghiện hay
không.
Người trợ giúp: NVQLTH là người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những khách
hàng và gia đình không có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu của mình và tự giải quyết
vấn đề trong quy trình điều trị nghiện. Ngoài vệc kết nối, điều phối và vận động thì
NVQLTH sẽ cung cấp thêm các dịch vụ như : tham vấn tâm lý, giáo dục,…. Giúp cho
người nghiện và gia đình họ hiểu hơn về nghiên và có cái nhìn tích cực hơn, tạo niềm tin
cho sự thay đổi.
Người truyền thông: NVQLTH sử dụng truyền thông để cung cấp thông tin và kiến
thức tới nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng (khách hàng, gia đình của khách
hàng, cộng đồng, các tổ chức khác, v.v.) đồng thời cũng truyền thông thông tin về khách

23


hàng của mình tới các cá nhân, tổ chức, v.v. với mục đích tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ

khách hàng của mình.
NVQLTH sẽ cung cấp kiến thức về những hậu quả của ma túy, các chương trình/
mô hình điều trị nghiện hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, những quy định của
pháp luật liên quan đến ma túy, v.v, cho khách hàng. Bên cạnh đó, NVQLTH cũng có vai
trò làm cho xã hội thông cảm và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với khách hàng.
Người biện hộ: NVQLTH tìm kiếm các dịch vụ hay nguồn lực mà thân chủ đã
không được hưởng, tác động tạo ra sự thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính đã ảnh
hưởng bất lợi cho thân chủ, thúc đẩy chính sách, luật pháp mới tạo ra nguồn lực và dịch
vụ cần thiết cho họ. Khi thực hiện biện hộ cho thân chủ phải tuân thủ một số quy tắc đmr
bảo sự bình đẳng và công bằng
Người giám sát: NVQLTH luôn theo sát các hoạt động tiếp cận và sử dụng dịch vụ
của thân chủ để đảm bảo các hoạt động đi đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra; phân
tích tình hình thân chủ tiếp cận và sử dụng dịch vụ xã hội; xác định các vấn đề khó khăn
của thân chủ trong việc sử dụng dịch vụ và tìm kiếm các giải pháp để vượt qua
Như vậy quản lý trường hợp được xem là một phương thức hỗ trợ hữu hiệu để đảm
bảo an sinh cho người sử dụng ma túy. Những hoạt động điều phối, vận động, biện hộ,
tăng năng lực, kết nối nguồn lực trong quản lý trường hợp sẽ giúp người sử dụng ma túy
dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ và nguồn lực mà người sử dụng ma túy chưa hoặc
không tiếp cận được để giải quyết hay đáp ứng nhu cầu
V. Các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ
người sử ma túy
1. Chương trình, chính sách
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề trợ giúp người nghiện ma túy có
thể cai nghiện một cách tốt nhất để có thể hòa nhập cộng đồng. Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều các chương trình, chính sách dàng cho người nghiện, đây là cơ sở pháp lý
quan trọng trong công tác xã hội trợ giúp, hỗ trợ người nghiện ma túy. Tuy nhiên hiện
nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về QLTH đối với người nghiện ma túy
nên ảnh hưởng một phần tới hoạt động QLTH tại các cơ sở, trung tâm. Dưới đây là một
số cơ sở pháp lý tác động tới hoạt động QLTH:


24


- Theo Điều 38 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực
hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.”
- Theo Luật phòng chống ma túy: “ áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện
ma túy, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện, tổ chức các cơ sở cai
nghiện bắt buộc, khuyến khích các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện cai
nghiện tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối với tất cả người nghiện ma túy. “
- Nghị định số 96/2012/ND – CP của chính phủ ban hành về điều trị các chất dạng
thuốc phiện bằng chất thay thế, Theo đó, mỗi quận/huyện mà có trên 250 người nghiện
ma túy thì phải triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, người nghiện được tự
do chọn tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc theo quy định ( điều 3)
- Thông tư số 01/2015/TT- BLDTBXH ngày 06/01/2015 của Bộ La động thương
binh và xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật quy định :Cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm : Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
Cơ sở bảo trợ xã hội; Trung tâm Chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ
1.1. Năng lực, trình độ cán bộ NVQLTH
NVQLTH trong suốt quá trình hỗ trợ, can thiệp với thân chủ cần thực hiện liên tiếp
và đồng thời rất nhiều các hoạt động, kỹ năng nhằm kết nối thân chủ với các chương
trình, dịch vụ giúp thân chủ hồi phục và tái hòa nhập cộng đồng. Để thực hiện được điều
đó NVQLTH cần có năng lực, kỹ năng và chuyên môn để thực hiện điều phối, kết nối các
dịch vụ hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tối đa nguồn hỗ trợ cho thân chủ. Vì vậy,
NVQLTH có vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động kết nối nguồn lực, dịch vụ
cho đối tượng. Nếu NVQLTH có đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì sẽ hỗ trợ, phục vụ tốt cho
thân chủ làm tiền để để thân chủ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và ngược lại nếu NVQLTH
có những mặt hạn chế nào đó thì sẽ tạo ra rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ của người
nghiện ma túy.

1.2. Nguồn lực của các cơ sở điều trị
Về nhân lực: mỗi NVQLTH chỉ nên tiếp nhận 1 đến 3 đối tượng để có thể hỗ trợ
người nghiện một cách nhanh chóng và kịp thời nhất đồng nghĩa với việc phải có đủ
NVQLTH cho các đối tượng, tránh trường hợp NVQLTH kiêm nhiệm quá nhiều đối

25


×