VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH SƠN
HỖ TRỢ VIỆC LÀM
ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2016
HÀ NỘI - năm
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH SƠN
HỖ TRỢ VIỆC LÀM
ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số
: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Lê Minh Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN ................................................10
1.1. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài ...............................................10
1.2. Vai trò CTXH trong hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai
nghiện………………………………………………………………………………13
1.3. Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với hỗ trợ việc làm cho người
nghiện ma túy sau cai nghiện ....................................................................................19
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN
MA TÚY SAU CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC ..............25
2.1. Thực trạng người nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ...25
2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau
cai nghiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .....................................................................35
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ VIỆC
LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN NHÌN
TỪGÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI .......................................................................58
3.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma túy sau
cai nghiện nhìn từ góc độ công tác xã hội .................................................................58
3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma
túy sau cai nghiện ......................................................................................................61
KẾT LUẬN………………………………………………………………….. ........68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................71
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
NSCNMT
Người sau cai nghiện ma túy
PVS
Phỏng vấn sâu
THNCĐ
Tái hòa nhập cộng đồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tuổi của người sau cai nghiện ..................................................................25
Bảng 2.2: Việc làm trước khi cai nghiện, sau khi THNCĐ và hiện nay của người
sau cai nghiện ............................................................................................................32
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp hiện tại và thời gian nghiện ma túy ........33
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp hiện tại và thời gian THNCĐ .................34
Bảng 2.5: Đánh giá về mức độ phù hợp của việc đào tạo nghề tạiTrung tâm Giáo
dục - Lao động Xã hội ...............................................................................................36
Bảng 2.6: Mối quan hệ giữa hình thức hợp đồng lao động và thời gian THNCĐ ....38
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại sau khi THNCĐ...........................42
Bảng 2.8: Khả năng tìm kiếm/giúp đỡ việc làm cho NSCNMT củacác chủ thể xã hội
khi người nghiện ma túy THNCĐ.............................................................................45
Bảng 2.9: Lý do khi chưa có được việc làm .............................................................46
Bảng 2.10: Chủ thể quan tâm giúp đỡ việc làm sau khi THNCĐ .............................53
DANH MỤC HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của NSCNMT (người) .............................................26
Biểu đồ 2.2: Tình trạng hôn nhân trước cai và sau khi THNCĐ (người) .................27
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm hộ gia đình trước khi cai nghiệnvà sau khi THNCĐ
(người) ......................................................................................................... 27
Biểu đồ 2.4: Mức sống trước và sau khi tái hòa nhập của người sau cai nghiện
(người) .......................................................................................................................28
Biểu đồ 2.5: Địa bàn cư trú trước cai nghiện và sau khi THNCĐ (người) ...............29
Biểu đồ 2.6: Số năm nghiện ma túy của người sau cai nghiện (người) ....................30
Biểu đồ 2.7: Số lần cai nghiện ma túy (người) .........................................................30
Biểu đồ 2.8: Thời gian THNCĐ từ lần cai nghiện cuối đến nay (người) .................31
Biểu đồ 2.9: Hình thức hợp đồng lao động trước cai và sau THNCĐ (người) .........38
Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng với nghề nghiệp và việc làm hiện tại (người) .........41
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam tệ nạn ma túy gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước, với trên
204.377 người nghiện ma túy và số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng
gần 4 lần trong 20 năm qua, kể từ năm 1994 (55.445 người) [35, tr.6]. Hơn thế nữa,
tệ nạn ma túy đã làm cho Nhà nước ta hàng năm phải dành một khoản ngân sách
khổng lồ cho công tác phòng chống ma túy như: chi phí cho công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động; hoạt động kiểm soát ma túy; hoạt động hợp tác quốc tế; công
tác tổ chức cai nghiện và chi phí giam giữ, cải tạo. Những con số đó có thể thấy
rằng, tệ nạn ma túy chính là một mối hiểm họa lớn đối với toàn nhân loại. Mỗi quốc
gia trên thế giới, không có một quốc gia nào không phải gánh chịu những hậu quả
nghiêm trọng của tệ nạn này, nó trở nên nhức nhối hơn khi tệ nạn này đang ngày
càng gia tăng không ngừng về số lượng, diễn biến ngày càng phức tạp hơn và
những kẻ bất lương có những hành vi ngày càng xảo quyệt nhằm duy trì tệ nạn này
trong xã hội.
Sử dụng ma túy không chỉ làm tăng tỷ lệ chết trẻ và mất chức năng xã hội mà nó
còn ảnh hưởng đến chính bản thân người nghiện ma túy, nó làm xói mòn đạo đức con
người…nguy cơ gia tăng phạm tội: giết người, cướp của, trộm cắp, vắt kiệt nguồn nhân
lực, tài chính, hủy hoại con người. Nghiêm trọng hơn cả, ma túy chính là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS [35, tr.2].
Trước tình hình ngày càng phức tạp của tệ nạn ma túy hiện nay, Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương và cùng những biện pháp quyết liệt nhằm chống lại
vấn đề tội phạm ma túy, cùng với đó là có những biện pháp điều trị nghiện, giúp đỡ
những người lâm vào con đường nghiện ngập có thể thoát khỏi được ma túy và
phục hồi sức khỏe. Một trong những chủ trương hàng đầu hiện nay của Nhà nước là
tạo công ăn việc làm cho người sau khi cai nghiện, tạo cho họ có một sự tin
tưởngvào cuộc sống, giảm bớt thời gian nhàn rỗi nhằm đưa họ trở lại với xã hội và
đặc biệt hơn là nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tái nghiện. Song, kết quả
đạt được lại chưa thực sự khả quan.
1
Vĩnh Phúc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, là tỉnh thuộc khu vực châu
thổ sông Hồng, nằm liền kề với khu kinh tế trọng điểm của cả nước đó là Thủ đô Hà
Nội. Diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, dân số trên 1,1 triệu người, gồm 9 đơn vị
hành chính, với tổng số 112 xã, 25 phường và thị trấn; có hệ thống giao thông đa
dạng thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội [30]. Tuy nhiên, những đặc điểm như trên
cũng làm cho Vĩnh Phúc trở thành địa bàn phức tạp về tình hình an ninh trật tự, có
nhiều tác động xấu đến xã hội, trong đó có tình trạng lao động thiếu việc làm, đua
đòi ăn chơi v.v...Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm và tệ nạn
xã hội trong đó có tệ nạn ma túy.
Theo số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2005 – 2015, Công an tỉnh
Vĩnh Phúc đã bắt giữ 1.467 vụ với 3.052 đối tượng, thu giữ 06 bánh heroin, 497,4g
ma túy tổng hợp, 2.081,8 kg cần sa khô. Khởi tố điều tra 1.448 vụ, bắt 2.342 bị can;
xử lý hành chính 714 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Riêng trong 6 tháng
đầu năm 2015, đã bắt, xử lý 168 vụ với 228 đối tượng ma túy, thu giữ 479,3182g
ma túy các loại, cùng các tang vật, phương tiện liên quan; trong đó, khởi tố 153 vụ,
với 174 đối tượng. Lập hồ sơ, đưa 56 đối tượng vào cai nghiện bắt buộc tại Trung
tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh [31].
Tình hình tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn diễn biến rất
phức tạp và ngày càng gia tăng, năm 2008 toàn tỉnh có 1.386 đối tượng, trong 6
tháng đầu năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 2.012 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý. Trong đó,số người nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm là 410
người, số người nghiện ma túy tại cộng đồng là 1.602 người [31].
Trước tình hình thực tế, vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện
đang là một nội dung vô cùng quan trọng và bức thiết trong xã hội hiện nay. Cũng
chính điều này đã đặt ra một yêu cầu cho Nhà nước ta, phải nhanh chóng đề ra
những biện pháp mang tính hệ thống hơn, nhằm giảm thiểu tối đa sự gia tăng của tệ
nạn xã hội và giúp người nghiện ma túy sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, có một
cuộc sống ổn định và trở thành người có ích cho xã hội.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hỗ trợ việc làm đối với người nghiện
ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu cho
2
luận văn của mình với mong muốn đóng góp nghiên cứu của mình để vận dụng vào
công tác hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy có việc làm ổn định, tái hoà nhập cộng
đồng, giảm tái nghiện, tăng sức sản xuất và góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tiếp cận chuyên ngành khác nhau, một số nghiên cứu gần đây đã đi
sâu khảo cứu về việc làm củangười sau cai nghiện ma túy trong thời gian qua, có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu đã công bố như:
Đề tài cấp Bộ“Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau khi
được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002) làm chủ nhiệm. Đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện ma túy. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau cai là
do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan
tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy,
các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho
đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện [16].
Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) (2004 - 2005) thực
hiện đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện
ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí
Minh”. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm
vụ quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc Đề án “Tổ chức
quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc
hội thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản
lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở TP HCM và
một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài được thực hiện đã giải quyết
được vấn đề giúp những người nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai
nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được phân loại chuyển sang giai
đoạn “hậu cai” đó là được học văn hóa, học nghề và từng bước đưa những người
sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp
đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai,
3
áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng
một cách bền vững. Để đạt được thành công trên, một trong những giải pháp tác giả
nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là
cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị
trấn và các đoàn thể, khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và
cộng đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi
trường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên
trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp [34].
Nguyễn Thị Lợi với đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” (năm 2008) đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ tạo việc
làm cho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta là việc làm cơ bản, cấp bách
và lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện,
phục hồi, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện và phòng chống các Tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, việc làm cho người sau cai nghiện ma túy là vấn đề lớn, cần phải có
những giải pháp đồng bộ có hiệu quả, thiết thực không chỉ là trách nhiệm của ngành
Lao động mà là của toàn xã hội. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại trung
tâm Lao động xã hội, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệptiếp nhận người sau
cai nghiện ma túy sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những người
nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng [13].
Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh
niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể các loại hình tổ
chức, quản lý giáo dục người nghiện ma túy và sau cai nghiện trên địa bàn TP
HCM; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá được
các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma túy và sau cai nghiện trên
địa bàn TP HCM; đánh giá được thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý,
giáo dục thanh niên sau cai (TNSCN) ở TP HCM và chỉ ra những mặt hạn chế để
tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho
thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế
4
hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho TNSCN làm cơ quan đầu mối
cho hoạt động TVHN cho TNSCN ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức
và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương trình
giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi TNSCN ở cộng đồng [15].
Từ cách tiếp cận tâm lý học, tác giả Hoàng Thị Hương (2013) trong “Nhu cầu
về việc làm của người sau cai nghiện ma túy”đã nhận định rằng, sau khi được cai
nghiện và trở về tái hòa nhập cộng đồng, đa số người nghiện ma túy đều có nhu cầu
việc làm. Tuy nhiên, chất lượng việc làm của người sau cai nghiện ma túy chưa tốt
là do chưa thực sự đáp ứng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của họ. Nếu được
giúp đỡ, hỗ trợ đúng nhu cầu về việc làm của người sau cai nghiện ma túy thì công
việc của họ sẽ thuận lợi hơn [10].
Tóm lại, nhiều nhà khoa học với nhiều hướng tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu
việc làm, đặc biệt là việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Riêng vấn đề việc
làm, đã được nhiều nhà khoa học tiếp cận trên các khía cạnh như tâm lý học, giáo dục
học, kinh tế học và xã hội học…Mỗi cách tiếp cận nghiên cứu đều góp phần làm rõ
hơn những khía cạnh khác nhau của việc làm, đặc biệt là việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy. Những nghiên cứu trên đều được thực hiện trên quy mô lớn, tại các
thành phố như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với những đặc thù riêng của các đô thị
lớn, với cơ hội tiếp cận việc làm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có đề tài luận án, luận văn nào nghiên cứu sâu việc làm cho người sau cai nghiện ma
túy tại tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng tiếp cận của công tác xã hội; phân tích những lý do
lựa chọn, những nhân tố tác động đến quá trình lựa chọn và tìm kiếm việc làm và có
dự báo những xu hướng biến đổi trong thời gian tới đồng thời cung cấp các giải pháp
nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Do đó, tôi đã
tập trung nghiên cứu đề tài “Hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai
nghiện từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”, trong đó sẽ đi sâu vào khía cạnh thực trạng
việc làm của người sau cai nghiện ma túy, vai trò của các tác nhân như gia đình, cộng
đồng và bản thân người sau cai nghiện ma túy tác động đến khả năng tìm kiếm việc
làm và đề xuất những giải pháp theo thực tế nghiên cứu, đưa công tác xã hội vào trợ
giúp cho đối tượng người sau cai nghiện ma túy.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hỗ trợ việc làm đối với người
nghiện ma túy sau cai nghiện đề xuất một số biện pháp công tác xã hội trong việc
hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhằm hỗ trợ việc làm cho
người sau cai nghiện.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xã hội nhằm hỗ trợ việc làm cho
người sau cai nghiện từ thực tiễnTrung tâm Giáo dục Lao động Xã Hội Vĩnh Phúc.
Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhằm hỗ trợviệc làm cho người sau cai nghiện từ thực tiễn
Trung tâm Giáo dục Lao động Xã Hội Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2015 đến 06/2016.
Phạm vi không gian: Khảo sát, tìm hiểu trong phạm vi Trung tâm Giáo dục
Lao động Xã Hội Vĩnh Phúc.
Phạm vi nội dung: Trong luận văn này, tôi tập trung vào việc xây dựng cơ sở
lý luận nghiên cứu công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy
sau cai và phân tích thực trạng về vấn đề này.
Phạm vi khách thể nghiên cứu: 200 đối tượng NSCNMT.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn
nhận, đánh giá hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với công tác hỗ trợ việc làm cho
NSCNMT phải xuất phát từ thực tiễn và đặt hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với
NSCNMT trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khách quan và chủ quan.
6
- Thuyết nhu cầu: Tiếp cận theo nhu cầu của NSCNMT là cách tiếp cận dựa
trên việc đáp ứng tốt nhất các dịch vụ công tác xã hội đối với các nhu cầu của
NSCNMT. Đây là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển củaNSCNMT. Vận
dụng thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu các nhu
cầu của NSCNMTtại Trung tâm Giáo dục Giáo dục lao động tỉnh Vĩnh Phúc và
xem xét việc bảo đảm các nhu cầu đó như thế nào qua việc cung cấp dịch vụ công
tác xã đối với nhóm đối tượng này tốt hay chưa, vì sao.
- Thuyết vai trò: Đối với cán bộ, NVCTXH cung cấp dịch vụ CTXH cho
NSCNMT, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, thực hiện, quản lý, điều phốidịch vụ công
tác xã hội đối với NSCNMT: Sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện; tham vấn; trị liệu; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; vận
động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp; biện hộ, bảo vệ chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi điều tra đánh giá công tác hỗ trợ việc làm đối
với người nghiện ma túy sau cai nghiện.
Dựa trên danh sách 354 NSCNMT đã trở về tái hòa nhập cộng đồng thì cuộc
khảo sát tiến hành với số lượng khảo sát là 300 người, và nhận được 200 phản hồi
phù hợp với nhu cầu của nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực
trạng công tác xã hội đối với hỗ trợ việc làm cho NSCNMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. Tác giả so sánh sự thay đổi trong mức sống, nhận thức của đối tượng
NSCNMT trước và sau cai nghiện.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng được lựa chọn để trả lời phỏng vấn sâu bao gồm: 5 đối tượng sau
cai nghiện ma túy (cả người có việc làm và chưa có việc làm); 5 cán bộ làm công
7
tác phòng chống tệ nạn xã hội và cán bộ lãnh đạo quản lý tại các huyện, thị; 5 hộ gia
đình của người sau cai nghiện ma túy.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Với phương pháp này tác giả đã đến nhà một số gia đình người sau cai nghiện
ma túy tại Trung tâm nhằm quan sát và tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống thường ngày
của họ với mục đích tìm hiểu sâu hơn thực trạng hoàn cảnh cử đối tượng này tại đơn
vị nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp tổng hợp điển hình
Phân tích tổng hợp là hai mặt của một quá trình, chúng không thể tách rời
nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một
quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối
liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan
về công tác xã hội đối với hỗ trợ việc làm cho NSCNMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. Tổng hợp có được nhờ những kết quả phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với
nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Áp dụng phương pháp phân tích tổng
hợp trong luận văn để xem xét có các nghiên cứu nào công tác xã hội đối với hỗ trợ
việc làm cho NSCNMT đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện
như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện
những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các
nội dung của đề tài. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp
nghiên cứu trong khoa học KT -XH, luận văn phân tích làm rõ thực trạng công tác
xã hội đối với hỗ trợ việc làm cho NSCNMT.
5.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích và xử lý dữ liệu có được
qua các kết quả nghiên cứu, các kết quả phỏng vấn và số liệu thu thập được trong
quá trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Nghiên cứu sẽ xác định khung lý thuyết đã xây dựng được hệ thống khái niệm
công cụ về hỗ trợ việc làm đối với người cai nghiện ma túy, các nhiệm vụ của công
8
tác xã hội đối với người nghiện ma túy, các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối
với hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện. Cơ sở lý luận này góp
phần bổ sung và hoàn thiệncác vấn đề lí luận trong công tác xã hội.
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ thực tế hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực
tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ
việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện nhìn từ góc độ công tác xã hội.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhân viên công tác xã hội,
thúc đẩy sự thành công tìm kiếm việc làm cho người sau cai trên địa bàn tỉnh Vĩnh
phúc trong điều kiện nguồn lực và hoàn cảnh thực tế.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho người làm nghề CTXH, cán bộ quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách
và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho người sau cai nghiện không chỉ trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc mà còn phù hợp với điều kiện và tình hình ở mỗi địa phương, góp
phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, nội dung luận văn có 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma
túy sau cai nghiện
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai
nghiện từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người
nghiện ma túy sau cai nghiện nhìn từ góc độ công tác xã hội
9
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN
1.1. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) là một nghề chuyên môn, được ra đời vào khoảng thế
kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới [13, tr.14]. Từ đó, nó đã đóng góp đáng kể vào
thành tựu lĩnh vực an sinh xã hội của các nước này trong giải quyết các vấn đề xã
hội, tạo ra sự an sinh cho người dân, đặc biệt là những cá nhân yếu thế như trẻ mồ
côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH: Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp
giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm
năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội
phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội
mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội
giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống [13, tr.14].
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế tại Hội nghị Quốc tế Montreal,
Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến
trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải
phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH
can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ [13, tr.15].
Như vậy trên cơ sở những khái niệm nêu dẫn ở trên, chúng tôi xác địnhkhái
niệm CTXH làmột môn khoa học, nghề, hoạt đồng chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các
vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
10
1.1.2. Khái niệm Ma tuý
Theo tác giả Đặng Ngọc Hùng “Các chất ma túy là những chất độc có tính
chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của
trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng
chúng” [8, tr.38].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy
bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống ma túy
cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần” [20, tr.2].
Trong luật pháp Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được định nghĩa và giải thích
một cách gián tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”. Hiện
tại, các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam được liệt kê trong 3 Danh mục. Danh
mục I gồm các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng các chất
này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy
định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.. Danh mục II gồm các chất ma túy độc
hại, được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra
tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị. Danh mục III gồm các chất
ma túy độc dược được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học,
điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị [14, tr.6].
Như vậy trên cơ sở những khái niệm nêu dẫn ở trên, tôi đưa ra quan niệm ma
túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con
người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu
lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại
cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm nghiện ma túy
Nghiện ma túy là tình trạng ngộ độc lâu dài do sử dụng lặp đi lặp lại một hay
nhiều loại ma túy. Nghiện ma túy có những đặc điểm sau đây: Bức xúc về mặt tâm
lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện; Lệ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện. Khi
ngừng sử dụng sẽ gây đau đớn, vật vã; Khuynh hướng tăng dần liều lượng hoặc đổi
sang dạng mạnh hơn [14, tr.7].
11
Như vậy, nghiện ma tuý là một rối loạn mãn tính, tái diễn, được biểu hiện
bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất
lợi của việc sử dụng.
Vì sự lệ thuộc buộc phải sử dụng thuốc, người mắc nghiện ma túy được xem
như mắc một bệnh mãn tính, khó chữa và việc điều trị cần phải được tiến hành liên
tục, lâu dài và giữ cho người bệnh không sử dụng ma túy càng lâu càng tốt (chống
tái nghiện), giúp họ tái hòa nhập gia đình và xã hội trong một tình trạng hoàn toàn
thoải mái về thể chất và tâm thần, giảm thiểu những tác hại cho bản thân, gia đình
và xã hội.
1.1.4. Khái niệm người nghiện ma túy
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật phòng, chống ma túy quy định
“Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” [20, tr.2].
Khái niệm “Người nghiện ma túy” nêu trên là khái niệm công cụ chúng tôi sẽ
sử dụng để nghiên cứu đề tài luận văn này.
1.1.5. Khái niệm người sau cai nghiện ma túy
Người sau cai nghiện ma túy là người nghiện ma túy đã thực hiện xong quy trình
cai nghiện ma túy theo quy định tại các cơ sở cai nghiện ma túy để tái hòa nhập
cộng đồng và làm việc [1].
Điều trị nghiện ma túy bao gồm các hình thức điều trị cắt cơn kết hợp với dự
phòng tái nghiện và điều trị thay thế [14, tr.3]. Trong đó:
Điều trị cắt cơn là sử dụng các thuốc đặc hiệu hoặc thuốc điều trị làm giảm
triệu chứng, có hoặc không kết hợp với các liệu pháp tâm lý để giúp người nghiện
vượt qua hội chứng cai dễ dàng hơn. Gồm có cắt cơn có dùng thuốc và cắt cơn
không dùng thuốc, chỉ hỗ trợ tâm lý xã hội [14, tr.3].
Điều trị thay thế giảm hại bằng Methadonehay Buprenorphin là một biện pháp
điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới
dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm
gan B, C đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và
12
tái hòa nhập cộng đồng [14, tr.5].
Như vậy trên cơ sở những khái niệm nêu dẫn ở trên, chúng tôi xác định khái
niệm người sau cai nghiện ma túy (NSCNMT) là người nghiện ma túy đã thực hiện
xong quy trình cai nghiện ma túy (sau điều trị cắt cơn và điều trị thay thế giảm hại
bằng Methadone) theo quy định tại các cơ sở cai nghiện ma túy để tái hòa nhập
cộng đồng và làm việc.
1.1.6. Khái niệm hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện
Hoạt động hỗ trợ là chỉ tất cả những công việc, hoạt động, suy nghĩnhằm giúp
đỡ một người hoặc nhóm người vượt qua vấn đề mà họ gặp phải bằng cách thức
khác nhau, bao gồm cả về thể chất, tinh thần, tiền bạc để nhằm khơi dậy tiềm lực
của người đó để họ có đủ khả năng đương đàu với hoàn cảnh khó khăn. Trong
nghiên cứu tác giả muốn sử dụng khái niệm hỗ trợ như một hệ thống các hoạt động
như: cho vay vốn, dạy nghề để tạo việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập
cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng chống tái nghiện [10, tr.17].
Như vậy trên cơ sở những khái niệm nêu dẫn ở trên, chúng tôi xác định khái
niệm hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện là một quá trình tạo ra
môi trường lao động và hình thành chỗ làm việc, sắp xếp phù hợp chỗ làm việc cho
người nghiện ma túy sau cai để có các việc làm chất lượng đảm bảo nhu cầu sống
tối thiểu của họ, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển lâu dài bền vững.
1.2. Vai trò CTXH trong hỗ trợ việc làm đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai
nghiện.
* Nhân viên công tác xã hội trợ giúp kết nối nguồn lực đề người cai nghiện
tiếp cận các công việc.
Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một
người trung gian kết nối người sau cai nghiện với các nguồn lực cần thiết. Nguồn
lực này có thể là cá nhân, tổ chức, ban, ngành đòn thể có liên quan đến vấn đề cần
giải quyết; hoặc có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Trước hết đó là vai
trò của nhân viên công tác xã hội trong việc kết nối nguồn lực kết nối người sau cai
nghiện với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhận người sau cai nghiện vào làm
13
việc. Ở đây nhân viên công tác xã hội có nghiệm vụ tìm hiểu về các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp có công việc phù hợp với trình độ, sức khỏe của người sau cai và sau
đó giới thiệu cho người sau cai nghiện ma túy để họ có thể tìm được cho mình một
công việc.
* Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ tham vấn tư vấn để người nghiện tái hòa
nhập cộng đồng.
Vai trò tham vấn của nhân viên công tác xã hội được thể hiện qua việc tham
vấn cho thân chủ chưa có kỹ năng nghề những đặc điểm cơ bản của các lĩnh vực
nghề nghiệp khác nhau để từ đó họ có thể lựa chọn học một nghề phù hợp để có
thêm kiến thức, kỹ năng khi đi xin việc. Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi là một người
lao động có tay nghề.
Không chỉ tham vấn cho người sau cai nghiện mà nhân viên công tác xã hội
cũng cần phải tiến hành tham vấn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận người
sau cai nghiện vào làm việc về kỹ năng ứng xử, giao tiếp, động viên, khuyến khích
để người sau cai nghiện khi làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không cảm
thấy bị kỳ thị, phan biệt đối xử, giúp họ có thêm niềm tin và động lực phấn đấu
trong công việc khi được quan tâm, khích lệ đúng lúc.
* Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ nâng cao kỹ năng tay nghề để dễ kiếm việc
làm ổn định cuộc sống tránh tái nghiện.
Một trong những mục tiêu giáo dục của nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ
giúp cho người sau cai có thêm kiến thức, kỹ năng và hình thành những thái đội và
hành vi mới để họ có thể tự tin hơn trong cuộc sống. Chúng ta đều biết rằng người
sau cai nghiện ma túy đã từng va chạm với nhiều môi trường khác nhau trong xã hội
như: nhà tù, các tổ chức xã hội đen, làm việc tại vũ trường, quán bar. Vì vậy họ rất
cần được giáo dục về nhận thức để cư xử cho phù hợp với cuộc sống.
Vai trò giáo dục của nhân viên công tác xã hội còn được thể hiện đối vói cộng
đồng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng để giảm sự kỳ thị đối với người
sau cai nghiện ma túy; giúp cho cộng đồng có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này và
14
có những hành động thiết thực nhằm giúp cho những công dân của cộng đồng mình
tìm được việc làm, ổn định cuộc sống và phòng tránh tái nghiện.
* Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ cơ sở vật chất phương tiện tạo điều kiện
cho người nghiện có việc làm.
Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về dạy nghề, hỗ trợ vay
vốn, tạo việc làm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ NSCNMT theo hướng dẫn của Sở Lao động
– Thương binh và xã hội tỉnh, nhân viên CTXH quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh
thần cho NSCNMT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm ổn định cuộc sống.
Trên cơ sở tiếp cận NSCNMT, nhân viên CTXH thể kết nối họ tiếp cận với
nguồn vay vốn hiện đang được triển khai theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ để họ có vốn kinh doanh buôn bán, học nghề và phát triển sản
xuất. Các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại
vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện
phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như:
Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực
hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
* Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ các cơ chế thuận lợi từ chính quyền địa
phương, gia đình, bàn bè và công đồng dân cư.
Bên cạnh việc hỗ trợ NSCNMT nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, để
đảm bảo THNCĐ, nhân viên CTXH kêu gọi trách nhiệm của các cấp, các ngành,
các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, kỳ thị
đối với NSCNMT và quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ họ THNCĐ, chống tái nghiện;
tuyên truyền những mô hình, cách làm sáng tạo, có hiệu quả thiết thực giúp đỡ họ
ổn định cuộc sống.
1.2.1. Hình thức hỗ trợ việc làm cho ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện
* Hình thức hỗ trợ gián tiếp
Hỗ trợ gián tiếp nhằm nâng cao năng lực của ngườinghiện ma túy sau cai
nghiện trong giải quyết vấn đề, đương đầu và hành động có hiệu quả. Để hoàn thành
mục tiêu này, nhân viên CTXH đánh giá những cản trở đối với khả năng thực hiện
15
chức năng của thân chủ. Nhân viên CTXH cũng xác định các nguồn lực và những
thế mạnh, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế
hoạch để giải quyết và ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi
trong cuộc sống và hoàn cảnh của họ. Nối kết thân chủ và các nguồn lực cần thiết.
Giúp đỡ thân chủ sử dụng các nguồn lực mà họ cần thiết để thay đổi có hiệu quả
tình trạng của họ. Nhân viên CTXH ủng hộ các chính sách và dịch vụ cung cấp
phúc lợi tốt nhất, nâng cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ,
xác định những lỗ hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã hội cần giải quyết. Hỗ
trợ trong CTXH thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội. Mục tiêu
này có nghĩa là nhân viên CTXH cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các dịch vụ
xã hội mang tính nhân đạo và cung cấp các nguồn lực và dịch vụ cho con người. Để
hoàn thành mục tiêu này, nhân viên CTXH tham gia và ủng hộ các kế hoạch tập
trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả, kết hợp với các biện pháp trách nhiệm
giải trình. Hỗ trợ trong CTXH thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển
chính sách xã hội. Đối với việc phát triển chính sách xã hội, nhân viên CTXH
nghiên cứu các vấn đề xã hội để thực hiện chính sách. Nhân viên CTXH đưa ra
những đề xuất những chính sách mới và biện hộ để dừng áp dụng thực hiện các
chính sách không hữu ích. Ngoài ra, nhân viên CTXH cụ thể hóa các chính sách
chung thành các chương trình và dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu của
ngườinghiện ma túy sau cai nghiện.
Trong đề tài nghiên cứu này hỗ trợ gián tiếp ngườinghiện ma túy sau cai
nghiện trong CTXH được hiểu là những hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH
trong tiến trình làm việc với người sau cai nghiện ma túy nhằm hỗ trợ họ tìm kiếm
việc làm, phòng chống tái nghiện.
* Hình thức hỗ trợ trực tiếp
Hỗ trợ trực tiếp các công việc cụ thể cho người sau cai thông qua các chế độ
chính sách mà họ được thụ hưởng và các nội dung công việc cụ thể. Với nhận thức
“doanh nghiệp và cộng đồng cùng dang tay giúp đỡ những người đã có một thời
lầm lỡ, tạo cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời”, tại một số tỉnh, thành phố, số lượng
16
đơn vị kinh tế tâm huyết trong công tác xã hội đã tiếp nhận, sử dụng lao động - là
NSCNMT đã có, nhưng còn hạn chế [13, tr.18]. Người lao động là người sau cai
sau khi chữa trị có công việc ổn định lâu dài tại đơn vị vẫn còn rất ít. Cụ thể, tại các
tỉnh, thành phố thực hiện chương trình “Hỗ trợ của doanh nghiệp trong công tác tái
hòa nhập cộng đồng cho người nghiện sau cai và người mại dâm sau chữa trị”, đã
có gần 39.000 doanh nghiệp, tổ chức tham gia. Riêng về đóng bảo hiểm xã hội trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thống kê, trong giai đoạn 2006- 2010, đã có 237
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 0,61%) hỗ trợ tạo việc làm cho
người sau cai nghiện và người tái hòa nhập cộng đồng [31, tr.8].
Giai đoạn từ năm 2010– 2015 tại cộng đồng có 353 đơn vị đã tiếp nhận 15.310
học viên vào làm việc, cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh (237 đơn vị), Hà Nội (35
đơn vị), Bạc Liêu (20 đơn vị), Hải Phòng (12 đơn vị), Bình Dương (11 đơn vị), Yên
Bái (08 đơn vị), Bắc Ninh (07 đơn vị), Lào Cai (05 đơn vị), Tuyên Quang (04 đơn
vị), Quảng Ngãi (04 đơn vị), Hậu Giang (03 đơn vị), Bến Tre (03 đơn vị), Đà Nẵng
(02 đơn vị), Cần Thơ (01 đơn vị), Khánh Hòa (01 đơn vị), Lâm Đồng (01 đơn vị)
[31, tr.8].
Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người người nghiện sau cai còn được
gắn với việc tham gia vào các hoạt động của các Câu lạc bộ và các tổ tự quản. Đã
có nhiều địa phương duy trì hoặc thành lập mới các Câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng để
trợ giúp, hỗ trợ người nghiện sau cai, người phụ nữ bán dâm hoàn lương, kết hợp
với cho vay tín dụng và trợ cấp khó khăn. Đã có 4.774 người nghiện sau cai trở về
tái hòa nhập cộng đồng được vay vốn để tạo việc làm và ổn định cuộc sống.
Căn cứ vào kết quả triển khai công tác phòng chống ma túy. Thủ tướng chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg về “phê duyệt Chiến lược Quốc gia
phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030” [27] với những nhiệm vụ chính như sau:
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp trong
từng vùng miền, cho từng đối tượng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy với các tác hại, hậu quả
17