Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo kết quả BDTX TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.9 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ CHUYÊN MÔN: Tổ 4

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Họ và tên:
Đoàn Thị Hồng Phúc
Sinh năm:
1977
Chức vụ:
Giáo viên
Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp 42
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngô Quyền, TP Pleiku, Gia Lai.
KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường năm học 2014 –
2015, cá nhân tôi đã tham gia chương trình BDTX. Thời gian tháng 8/ 2014, tôi
công tác tại huyện Chư Păh. Vì vậy, nội dung 1 và 2, tôi đã hoàn thành tại Chư
Păh. Nội dung 3, tôi thực hiện tại đơn vị hiện nay. Qua quá trình thực hiện kế
hoạch từ tháng 8 năm 2014 đến nay, tôi tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường
xuyên của cá nhân tôi như sau:
I. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết / năm)
- Nội dung: học chính trị hè 2014, tham gia học tập Nghị quyết của cấp trên.
- Cấp tổ chức: Phòng GD – ĐT Chư Păh và Huyện ủy Chư Păh phối hợp.
- Thời gian: tháng 8/2014.
- Kết quả thu hoạch: 8 điểm.
II. Nội dung bồi dưỡng 2 – nội dung bắt buộc: (30 tiết / năm)


- Nội dung: Chuyên đề Tiếng Việt 15 tiết.
Chuyên đề Toán 15 tiết.
- Cấp tổ chức: Phòng GD – ĐT Chư Păh.
- Thời gian: tháng 8/2014.
- Kết quả thu hoạch: 8,5 điểm.
III. Nội dung bồi dưỡng 3 – nội dung tự chọn: (60 tiết/ năm)
- TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sư
phạm.
- TH2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu
đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- TH3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh
giỏi và năng khiếu.
- TH4: Môi trường dạy học lớp ghép.
1/ Mô đun 1: Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học.
1.1/ Mục tiêu bồi dưỡng:
- Hiểu, năm vững được những nét đặc trưng về tâm lí của trẻ em lứa tuổi học
sinh tiểu học và hiểu rõ được chính bản thân mình, giáo viên tiểu học sẽ có điều
1


kiện dễ thành công hơn trong nhiệm vụ dạy học. Hiểu rõ được hoạt động dạy của
giáo viên - hoạt động học của học sinh và sự phát triển tâm lí của học sinh.
- Hình thành kĩ năng tự học; tự nghiên cứu tài liệu; kĩ năng tìm hiểu về học
sinh; kĩ năng chuẩn bị và thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Nâng cao trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề - mến trẻ.
1.2/ Vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn:
- Để có thể dạy tốt ở tiểu học thì giáo viên cần hiểu rõ học sinh của mình.
Không phải là hiểu chung chung mà hiểu kĩ về đặc điểm của mỗi em, hoàn cảnh
sinh sống của mỗi em ra sao, mối quan hệ của trẻ với gia đình và xã hội như thế
nào.

- Người giáo viên vừa là mẹ, là bạn, vừa có năng lực “luật sư” – “thẩm
phán”, vừa là “nhà khoa học”. Bởi vì:
+ “Mẹ thì hiền”, “mẹ cũng có thể nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng yêu quý
con, hiểu con và chia sẻ với con những điều con vướng mắc”, “mẹ luôn là chỗ dựa
tin cậy mỗi khi con vấp ngã hoặc sai lầm”…Con người nói chung và học sinh cũng
vậy, luôn khao khát được yêu thương, được vỗ về, an ủi. Vậy nên, nếu người giáo
viên nào dành cho học sinh thái độ, tình cảm như của mẹ dành cho con, hiệu quả
công tác giáo dục sẽ lớn hơn rất nhiều so với giáo viên lạnh lùng, thờ ơ không gần
gũi yêu thương học sinh.
+ Nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, trao đổi phương pháp học tập…của học
trò là rất lớn. Có những điều các em không nói với mẹ, không nói với thầy cô mà
chỉ tâm sự với bạn. Bởi vậy, nếu giáo viên tạo được niềm tin tưởng, sự thân thiện
gần gũi với học sinh, các em sẵn sàng tâm sự, kể cả những điều sâu kín nhất của
lứa tuổi. Khi “là người bạn” của các em, điều đó không hề làm giảm vị thế của
giáo viên mà trái lại, uy tín của người giáo viên tăng lên. Đồng thời tạo lập một
môi trường, một không khí gần gũi, thân thiện đoàn kết trong lớp.
+ Một lớp học từ 30 - 40 học sinh với sự đa dạng về tính cách, với sự phức
tạp của tâm lý lứa tuổi không thể tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột trong tập
thể lớp và các phát sinh các tình huống giáo dục. Vì vậy, người GV phải là một nhà
tâm lý, biết kìm chế căng thẳng và quản lý cảm xúc bản thân, hiểu quy luật phát
triển tâm lý và các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh. Từ đó xây dựng
kế hoạch dạy học cho phù hợp và hiệu quả.
+ Một GV thành công là: lớp chủ nhiệm có nề nếp tốt, có chất lượng học tập
tốt, nhiều học sinh đạt được thành tích cao trong học tập. Muốn vậy, người GV cần
phải là một giáo viên dạy giỏi và luôn luôn biết khích lệ, biết thắp sáng “ngọn nến”
say mê trong lòng người học.
1.3/ Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Tự bản thân học tập được một số giải pháp sư phạm ứng dụng để
hướng dẫn học sinh gặp những khó khăn về tâm lí khi chuyển từ hoạt động chơi
sang hoạt động học. Luôn củng cố và nêu cao tinh thần “yêu nghề, mến trẻ”.

- Hạn chế: Đối tượng học sinh của lớp đang phụ trách là học sinh dân tộc
Jrai, lứa tuổi trong lớp không đồng đều, có những em đã 13 – 14 tuổi. Việc áp dụng
các phương pháp sư phạm còn lúng túng, thiếu linh hoạt nên hiệu quả giáo dục
chưa cao.
2


2/ Mô đun 2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu
cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2.1/ Mục tiêu bồi dưỡng:
- Được trang bị kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm tâm lí khả năng và
nhu cầu của học sinh thuộc các nhóm:
+ Nhóm HSDTTS.
+ Nhóm HS có nhu cầu đặc biệt: HS khiếm thị, khiếm thính, chậm
phát triển trí tuệ, có khó khăn trong học tập.
+ Nhóm HS có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhận biết được đặc điểm tâm lí; có kĩ năng phân tích, tìm hiểu đặc điểm
tâm lí của 3 nhóm HS trên.
- Thay đổi thái độ, hành vi:
+ Yêu thương, tôn trọng, tin tưởng vào khả năng hòa nhập, quyền
được giáo dục của trẻ em.
+ Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, gia đình của HS và cộng
đồng về giáo dục hòa nhập.
+ Vận dụng sáng tạo các kiến thức và kĩ năng, không ngừng tự nâng
cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
2.2/ Vận dụng vào giảng dạy:
- HS thường bị thu hút vào những thuộc tính rực rỡ, màu sắc mới lạ ở bên
ngoài, gắn với hành động trực tiếp, sờ mó, gắn với màu sắc của sự vật, tạo ra hưng
phấn xúc cảm. Vì vậy, trong giảng dạy phải có phương tiện – đồ dùng trực quan và
một số từ khó được giải thích bằng tiếng dân tộc.

- Khả năng tư duy trực quan hình ảnh tốt hơn tư duy trừu tượng lôgic. Các
em thiên về học thuộc tốt hơn là phân tích, tổng hợp.
- Luyện cho HS biết cách ghi nhớ có ý nghĩa. GV phải kiên trì, mỗi bài
giảng phải lưu ý các em ghi nhớ cái gì, dựa vào đâu để ghi nhớ được kiến thức
mới, làm thế nào để tìm ra kiến thức là điểm tựa rồi suy ra kiến thức mới...
- Khi giảng dạy, giáo viên phải nói rõ ràng, không quá nhanh, phải tròn vành
rõ tiếng, lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu, câu lệnh dứt khoát. Tổ chức hoạt động học phù
hợp với khả năng của HS.
- Tình cảm của HSDTTS và HS có HCKK khá bồng bột và dễ tổn thương,
dễ tin và cũng dễ nghi ngờ. Giáo viên cần dùng tình cảm, giải quyết bằng tình cảm
thì có tác dụng giáo dục tốt hơn.
- Vừa dạy vừa dỗ. Tổ chức những hoạt động mang tính tập thể để các em có
cơ hội thử sức, hòa đồng và gần gũi.
- Nhờ sự giúp sức của già làng, trưởng thôn để động viên khuyến khích các
em đến trường tích cực học tập.
- Khi nhận xét đánh giá, GV cần lựa chọn ngôn từ ngắn gọn, chính xác, dễ
hiểu, tránh gây tổn thương vì các em dễ tự ái, tự ti.
2.3/ Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Nhờ các kiến thức về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tâm lí dân tộc,
đặc điểm về tri giác, cảm giác, tư duy, trí nhớ, chú ý, tình cảm, tính cách, nhu cầu...
của 3 nhóm HS nêu trên được xây dựng một cách có hệ thống mà giáo viên dễ
3


dàng vận dụng linh hoạt vào công tác giảng dạy. Dựa trên những ưu điểm của HS
để GV phát huy tối đa tính tích cực của các em.
- Hạn chế: GV phải đầu tư nhiều công sức và kinh phí đề đầu tư tiết dạy có
nhiều đồ dùng trực quan. GV phải có một quá trình rèn luyện, làm quen với HS,
thật kiên trì trong giảng dạy, thật tỉ mỉ, chi tiết.
3/ Mô đun 3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh

giỏi và năng khiếu.
3.1/ Mục tiêu bồi dưỡng:
- Nhận biết đặc điểm tâm lí HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu.
- Nắm được một số phương pháp, kĩ thuật đơn giản, ứng dụng vào tìm hiểu
HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu. Từ đó có cơ sở tự đưa ra cách
thức riêng phù hợp để tìm hiểu HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu ở
mức độ nhất định.
- Có thái độ khách quan, thận trọng, khoa học đối với việc tìm hiểu, đánh giá
đặc điểm tâm lí HS.
3.2/ Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy:
- Tìm hiểu mức độ hành vi đạo đức của HS qua nhận xét của cha mẹ.
- Sử dụng thang đánh giá mức độ hiếu động của HS dành cho GV. Từ đó
bước đầu có sự đánh giá sơ bộ về mức độ hiếu động của HS.
- Xác định rõ thời gian tìm hiểu HS và mục đích của việc tìm hiểu để có thái
độ và sự chuẩn bị phù hợp, hiệu quả.
- Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ HS đã có từ trước. Sử dụng các phiếu thông
tin, trắc nghiệm....
- Trò chuyện với HS trước và sau buổi học.
- Cùng tham gia hoạt động với HS. Tổ chức cho HS viết bài luận theo chủ đề
tự do.
- Chụp ảnh, ghi hình, quan sát trực tiếp hoặc từ xa.
- Tìm hiểu HS thông qua các đối tượng khác (cha mẹ, bạn bè, cán bộ Đội...)
- Theo dõi kết quả học tập và rèn luyện, theo dõi sức khỏe...
3.3/ Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Mô đun đã cung cấp rất nhiều phương pháp, cách thức tìm hiểu
HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu. Từ đó, giúp GV thuận lợi hơn
trong việc hiểu và gần gũi, cảm thông đối với các đối tượng HS nêu trên.
- Hạn chế: Đối với HS cá biệt, yếu kém, các bậc cha mẹ thường buông xuôi,
khoán trắng việc giáo dục cho GV và nhà trường. Vì thế, GV sẽ khó khăn gấp đôi.
Đối với HS giỏi, năng khiếu, một bộ phận không nhỏ cha mẹ không có điều kiện

để đầu tư và quan tâm đến con cái. Thường chỉ nhắc con rằng “học đi”; còn học gì?
học như thế nào thì phó mặc cho nhà trường.
4/ Mô đun 4: Môi trường dạy học lớp ghép.
4.1/ Mục tiêu bồi dưỡng:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của lớp ghép so với lớp đơn.
- Sắp xếp không gian lớp ghép phù hợp với thực tế lớp học.
- Có tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác có trách nhiệm trong
việc xây dựng môi trường lớp ghép.
4


4.2/ Vận dụng vào thực tiễn:
- Phối hợp tổ chức đan xen giữa hoạt động của thầy và hoạt động độc lập
của trò.
- Khi sắp xếp bàn ghế trong phòng học, chú ý lối đi lại trong phòng, chỗ
dành cho làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
- Sắp xếp bảng đen, tủ đồ dùng cần phù hợp, dễ thấy, dễ lấy, dễ di chuyển.
- Đào tạo – bồi dưỡng những HS nhanh nhẹn nhất có kĩ năng điều khiển
nhóm trình độ của mình để giúp GV trong một số hoạt động nào đó.
- Có thể cho các nhóm trình độ học chung bài nếu cùng chủ đề.
- Xây dựng tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội. Phụ huynh cùng
chung tay xây dựng, đóng góp, trang trí lớp học.
4.3/ Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: HS có khả năng tự quản, tự học nhóm – cá nhân tốt. Cùng một
thời gian, GV có thể truyền đạt kiến thức cho hai hay nhiều nhóm trình độ.
- Hạn chế: GV phải chuẩn bị bài nhiều hơn, quản lí lớp vất vả hơn. Các
nhóm trình độ trong lớp phải chia nhau lượng thời gian làm việc với GV.
Trên đây là kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi. Kính mong
tổ khối chuyên môn tổ 4 và Ban giám hiệu trường tiểu học Ngô Quyền duyệt kết
quả tự bồi dưỡng thường xuyên của bản thân tôi năm 2014 – 2015.

Xếp loại:
Pleiku, ngày 5 tháng 5 năm 2015
TỔ CHUYÊN MÔN
BAN GIÁM HIỆU
NGƯỜI BÁO CÁO

Đoàn Thị Hồng Phúc

5



×