Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tiểu luận tình huống chuyên viên: Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.03 KB, 9 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hòa giải ở cơ sở là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, là
hoạt động mang tính tự nguyện, tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hoạt động hòa
giải ở cơ sở về bản chất là hướng dẫn, giúp đỡ thông qua việc thuyết phục, vận
động các bên đi đến thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn,
tranh chấp, vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm
lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vì vậy hòa giải ở cơ sở đã khẳng định
vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình
đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc,
kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật
tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và
Nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hoạt động hòa giải là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý
nhà nước về đất đai ở địa phương, nó đóng vai trò củng cố mối quan hệ trong cộng
đồng dân cư, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ
nhau, xây dựng xã hội bình yên, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân. Qua đó
ngăn ngừa được những hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật.
Qua thời gian đi nghiên cứu thực tế ở xã Bình Phước từ ngày 12/01/2017
đến ngày 26/01/2017, tôi đã tìm hiểu về “Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở”.
Để thấy được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế của công tác
hòa giải ở xã Bình Phước chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi nhằm rút kinh
nghiệm, tìm ra được những giải pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất để làm tốt công
tác hòa giải nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống người dân.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Cơ sở lý luận

1



Về công tác hòa giải cơ sở ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải khác nhau
như: Hòa giải tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng Dân sự, Luật Hôn nhân và
Gia đình, hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải bằng trọng tài thương mại, hòa
giải tại cộng đồng dân cư thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nói đến hòa giải ở cơ sở thì có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng theo
Luật hòa giải ở cơ sở thì:
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được
thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp
luật.
2. Các quy định của pháp luật
Với việc ban hành những văn bản pháp luật dưới đây cho thấy tầm quan
trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay mà các địa phương
cần quan tâm thực hiện:
+ Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
+ Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở;
+ Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ
Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
+ Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày
18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở;
+ Nghị quyết 134/2015/NQ-HĐND ngày 16/6/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Vĩnh Long quy định một số nội dung và mức chi thực hiện công tác hòa giải
cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HÒA GIẢI ĐẤT ĐAI CỦA UBND
XÃ BÌNH PHƯỚC NĂM 2017
1. Đặc điểm tình hình ở địa phương
Bình Phước là một xã thuần nông thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long,

cách trung tâm tỉnh Vĩnh Long 12 km, cách trung tâm huyện Mang Thít 09 km.
2


Phía Đông giáp xã Chánh Hội.
Phía Tây giáp huyện Long Hồ.
Phía Nam giáp xã Tân Long.
Phía Bắc giáp xã Hòa Tịnh và xã Nhơn Phú.
Tổng diện tích tự nhiên xã là 1.820,69 ha, hiện toàn xã có 14 ấp, với 154 tổ
tự quản, có 2.971 hộ với 12.095 nhân khẩu, dân cư xã Bình Phước sống tập trung
dọc theo sông rạch, ven Quốc lộ 53, đường tỉnh 903 và hương lộ 31B, các tuyến
đường liên xã, liên ấp…Tuy nhiên vẫn còn một số hộ sống rải rác trong nội đồng.
Là xã thuần nông, nên lao động nông nghiệp chiếm 88,2%, lao động tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm 11,8%; hầu hết là lao động phổ thông
tay nghề còn hạn chế nhưng luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
mới, xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cùng chung sức thực hiện xây dựng nông
thôn mới, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau thoát nghèo, vươn lên khá giàu. Giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần cùng địa phương hoàn thành tốt
các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đề ra trong quá trình
phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
Bình Phước là xã lớn nhất của huyện Mang Thít, đất rộng, người đông, đa
số sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trong canh tác chịu nhiều ảnh hưởng của quá
trình sản xuất nông nghiệp, thường xảy ra các mâu thuẫn trong các lĩnh vực tài sản,
đất đai, vay mượn, các hợp đồng mua bán tài sản, bất động sản….những mâu thuẫn
tranh chấp trên có thể xảy ra giữa những người hàng xóm với nhau, những anh em
trong gia đình và của tất cả những người dân trong xã hội. Làm thế nào để giải
quyết kịp thời, nhanh chóng không để mâu thuẫn kéo dài, dẫn đến tình trạng khiếu
nại vượt cấp, gây phiền hà cho người dân làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân, đồng thời ngăn chặn được mầm móng không để xảy ra các

hành vi vi phạm pháp luật. Kinh nghiệm cho thấy, làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở
mà đặc biệt là hòa giải về đất đai thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo
đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

3


2. Công tác hòa giải
Xác định được tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở mà Đảng và
Nhà nước luôn luôn quan tâm nhằm hạn chế những khiếu kiện, khiếu nạị về tranh
chấp thừa kế, ranh đất… xảy ra ở địa phương. Uỷ ban nhân dân xã Bình Phước
thành lập Hội đồng hòa giải để giải quyết tranh chấp và hỗ trợ các tổ hòa giải của
các ấp gồm có 05 thành viên nhưng nhiệm vụ vẫn là tư vấn pháp luật để giải quyết
tranh chấp phát sinh. Trong đó, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Chủ tịch
Hội đồng hòa giải, các thành viên còn lại được cơ cấu đúng thành phần, tiêu chuẩn
mà pháp luật quy định.
Từ những quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, Uỷ ban nhân dân xã Bình
Phước đã củng cố lại các tổ hòa giải ở các ấp trên địa bàn xã, cụ thể như sau: Bình
Phước có 14 ấp nên đã thành lập 14 Tổ hòa giải với tổng số là 128 thành viên, trình
độ học vấn từ cấp 2 trở lên (không có trình độ đại học), các thành viên có kinh
nghiệm và uy tín tại khu dân cư. Các thành viên trong tổ hòa giải đã được tập huấn
về công tác hòa giải. Từ đó, công tác hòa giải được tiến hành một cách nhanh
chóng, chính xác và kịp thời khi đưa ra hòa giải nếu có người dân đến yêu cầu giải
quyết tranh chấp.
Các đơn khiếu kiện hay đơn yêu cầu được đảm bảo từ khâu tiếp nhận hồ
sơ, xử lý đơn thư, xác minh thu thập thông tin,…nhằm kịp thời nắm bắt được
những thông tin quan trọng và chính xác để hoà giải tiến hành một cách có hiệu
quả, cũng như công bằng cho cả đôi bên.
2.1. Về kết quả hòa giải của Hội đồng Hòa giải xã Bình Phước năm
2017

Hội đồng Hòa giải xã đã nhận 04 đơn của công dân yêu cầu và đã đưa ra
hòa giải được 04/04 đơn, đạt 100%, tất cả các đơn đều thuộc lĩnh vực đất đai (chủ
yếu xác định lại ranh đất, tranh giành kênh công cộng).
+ Giải quyết thành: 02 đơn, tỉ lệ: 50%.
+ Không thành: 02 đơn, tỉ lệ: 50 %.
+ Làm hồ sơ chuyển tòa án: 02 đơn.

4


* Đã khôi phục các mốc ranh đất của công dân. Đồng thời phục hồi lại
kênh công cộng trên địa bàn xã.
2.2. Về kết quả hòa giải ở tổ hòa giải
Trên toàn xã có 14 tổ hòa giải đã tiếp nhận tổng cộng 17 đơn, về tranh chấp
đất đai.
+ Đã tổ chức hòa giải 17/17 đơn, đạt: 100%, thành: 12 đơn, đạt: 70,58 %,
không thành: 05 đơn, tỉ lệ: 29,42%.
Khôi phục quyền lợi cho công dân: Đã khôi phục diện tích đất: 4.600m 2,
các ranh đất của công dân.
3. Nhận xét, đánh giá và những thuận lợi, khó khăn trong công tác hoà
giải ở xã Bình Phước
3.1. Nhận xét, đánh giá chung
Hội đồng hòa giải xã và các tổ hòa giải ấp đã thực hiện đúng chức năng
nhiệm vụ của mình thực sự khách quan, vô tư, công minh, đề cao lẽ phải, tìm cách
thuyết phục để mỗi bên hiểu rõ sai trái, không xuề xòa “dĩ hòa vi quý” cho xong
việc. Qua đó giúp cho người dân tự nguyện chấm dứt các mâu thuẫn với nhau, khôi
phục lại mối quan hệ hòa thuận, tăng cường tình tương thân tương ái, nâng cao tình
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Thông qua công tác hòa giải góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật, từng bước xây dựng được thói quen, ý thức của công dân phù hợp với lối sống

của xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta.
3.2. Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân xã, sự hỗ
trợ của các ban ngành, đoàn thể xã và sự đôn đốc hướng dẫn của ngành chuyên
môn cấp trên, nên hiệu quả trong công tác hòa giải đạt khá cao, tạo được sự đồng
thuận trong nhân dân. Các thành viên trong hội đồng hòa giải và các tổ hòa giải cơ
sở đều có trình độ chuyên môn tương đối, có kinh nghiệm thực tiễn.
Có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể xã
cùng thống nhất trong quá trình xác minh và đưa ra giải quyết các vấn đề phát sinh.

5


Tinh thần, trách nhiệm trong công tác hòa giải của các cán bộ được đặt lên hàng
đầu, dẫn đến đạt kết quả khá tốt.
Có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội; trình độ nhận
thức về pháp luật của nhân dân tương đối cao.
Hệ thống các văn bản của pháp luật được ban hành để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội khi có phát sinh ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho cán bộ
chuyên môn nắm bắt kịp thời để áp dụng vào thực tiễn.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được quan
tâm thể hiện qua nhiều hình thức để người dân dễ dàng tiếp cận pháp luật nhanh
chóng, chính xác, dẫn đến ý thức pháp luật của người dân được nâng cao.
3.3. Nguyên nhân
Đạt được những thành công đó là nhờ sự quan tâm về công tác hòa giải của
cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo đúng đắn, chính xác của chủ tịch hội đồng hòa giải, đa số
các thành viên trong hội đồng hòa giải và các tổ hòa giải ở các ấp đã thể hiện sự
nhiệt tình của mình đối với trách nhiệm được giao, thể hiện rõ qua việc giúp cho
nhân dân trên địa bàn xã giữ được tình làng nghĩa xóm, giải quyết kịp thời, nhanh
chóng trả lại sự công bằng cho mỗi bên trong các tranh chấp và mâu thuẫn.

3.4. Khó khăn
Việc kiện toàn các tổ hòa giải gặp nhiều khó khăn do không có chế độ bồi
dưỡng chưa thích hợp, một số thành viên trong tổ hòa giải còn hạn chế về trình độ,
sức khỏe, nên kết quả hòa giải chưa đạt cao.
Tổ hòa giải chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, chưa được tập
huấn chuyên sâu về kỹ năng hòa giải.
Chính sách đối với những cán bộ làm công tác hòa giải còn nhiều bất cập.
Đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác
nhau, cho nên không có nhiều thời gian dành cho việc tiếp cận đối tượng để hòa
giải.
Trình độ am hiểu pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế làm
ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác hoà giải.

6


3.5. Nguyên nhân
Là xã nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chính, trong sản xuất không ít va
chạm về lối đi, kênh thoát nước, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp nên
phát sinh nhiều tranh chấp dân sự nhất là tranh chấp hợp đồng vay mượn tài sản,
đất đai,…
Ý thức của người dân còn hạn chế, việc tuân thủ pháp luật chưa cao nên
ảnh hưởng đến tỷ lệ hòa giải ở địa phương.
Từ những khó khăn trên chúng ta cần phải làm tốt công tác hòa giải để góp
phần làm giảm thiểu tình hình vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn xã, nâng cao
tình đoàn kết dân tộc giúp cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ổn định
và có điều kiện phát triển kinh tế.

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp

Để công tác hòa giải ở cơ sở đạt kết quả cao hơn nữa, trong tình hình thực
tế hiện nay ở địa phương, thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ ở cơ sở phải biết nắm bắt và
phát huy được những kinh nghiệm và thành công đã đạt được trong công tác hòa
giải. Phải chấn chỉnh kịp thời những hạn chế để công tác hòa giải ở cơ sở ngày
càng hoàn thiện hơn.
Cần có sự quan tâm chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và Chính quyền, nâng
cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức, sự kết hợp đồng đều của các
ban ngành đoàn thể góp phần cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được vững
chắc và đi vào chiều sâu.
Gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động
nhân dân chấp hành pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tiếp tục
tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở
trong đời sống xã hội, vận động người dân tích cực giải quyết các mâu thuẫn, tranh
chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên, đội ngũ
công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; đội
7


ngũ cán bộ, công chức, các tổ chức chính trị - xã hội được giao thực hiện nhiệm vụ
theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ bồi dưỡng cho
hòa giải viên có đủ năng lực và kỹ năng hòa giải.
Nên thường xuyên mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trực
tiếp làm công tác hòa giải nhằm giúp cho họ tiếp thu những kiến thức pháp luật
mới, nắm bắt kịp thời để vận dụng vào thực tiễn giúp cho công tác hòa giải đạt
hiệu quả cao hơn.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về hòa
giải ở cơ sở để kịp thời nắm bắt những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai
thực hiện, phát hiện những mô hình hay, cách làm mới hiệu quả trong công tác hòa

giải ở cơ sở; kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân có thành tích, đóng
góp tích cực trong công tác này.
Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở sở sở, bảo đảm sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở với Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong củng cố, kiện toàn và nâng
cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên.
2. Kiến nghị
Giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho hoà giải viên và kinh
phí cho hoạt động hoà giải để động viên những người làm công tác hòa giải, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
Mở lớp tập huấn chuyên sâu cho hội đồng hòa giải của xã và các tổ hòa giải
ở các ấp về kiến thức pháp luật liên quan đến công tác hòa giải để hoạt động hòa
giải có hiệu quả hơn.
Qua một thời gian tìm hiểu, tiếp cận “Công tác hòa giải tranh chấp đất
đai ở cơ sở” tại Uỷ ban nhân dân xã Bình Phước đã giúp tôi nhận thức được tầm
quan trọng của công tác này trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu như một xã hội
đầy những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp… xảy ra thường xuyên trên địa bàn
mà không có sự quản lý của nhà nước thì xã hội của ta trở nên phức tạp. Vì vậy
làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở là góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội, vận
8


động nhân dân thực hiện tốt quy ước, hương ước của khu dân cư, xây dựng khu
dân cư tự quản về an ninh trật tự, góp phần làm trong sạch địa bàn, giữ gìn cuộc
sống bình yên cho nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng
nghĩa xóm, các hộ thường xuyên giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương; giữ vững ổn định
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Với những thành công đã đạt được cùng với quyết tâm của tất cả cán bộ,
công chức, các ban ngành đoàn thể xã, chắc chắn công tác hòa giải trong thời gian
tới sẽ gặt hái được những thành công to lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy địa
phương ngày càng phát triển nhanh và bền vững, củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Nhà nước
của dân, do dân và vì dân”./.

9



×