Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.24 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ


BÀI TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Thực trạng áp dụng cơ giới hóa
trong nông nghiệp ở Việt Nam

Sinh viên: Thái Diệu Thúy
MSSV: 13410175
Lớp: Kinh tế k14A

Đắk Lắk, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định nông nghiệp là một
trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.Xã hội loài
người muốn tồn tại và phát triển được thì cần có những nhu cầu cần
thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là ngành cung cấp. Hiện
nay và trong tương lai nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò quan
trọng trong đời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông
thôn.
Ngành nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước thì việc tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp


nông thôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Nhận thức được vai trò
quan trọng đó thì Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách
hỗ trợ công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực nông nghiệp ở nông
thôn trong đó vấn đề đáng chú ý là cơ giói hóa nông nghiệp đây là
yếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm.
Trong xu thế hội nhập kinh tế của nước ta và khu vực và thế
giới thì việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là một
yếu tố cạnh tranh rất quan trọng.Hầu hết các sản phẩm của nước ta
có chất lượng thấp và giá thành cao nên chưa cạnh tranh được với
các nước khác.Vì vậy,nhà nước cần phải có biện pháp giải quyết các
vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng,công nghệ chế biến,cơ giới hóa,tiêu thụ sản phẩm.Trên
thực tế thì cơ giới hóa ở nước ta đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và có xu hướng chuyển đổi
thành một nước công nghiệp phát triển.Để làm được những điều
3


này thì nước ta cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và cơ
giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ vấn đề trên thì em nghiên cứu đề tài:
“ Thực trạng áp dụng cơ giới hóa và sản xuất nông lâm
nghiệp ở Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp
dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam, nhằm
đề ra một số giải pháp để thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hóa
vào sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình về áp dụng cơ giới hóa ở
Việt Nam.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ giới hóa vào
sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải Pháp nhằm tăng cường việc áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số tài liệu liên quan đến cơ giới hóa
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật
nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
4


ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn
bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công
thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới; thay thế động lực sức người
và gia súc bằng động lực của máy móc; Thay thế phương pháp sản
xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao.
Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở nền công nghiệp cơ khí
phát triển, có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực và
máy công tác để thực hiện các khâu công việc canh tác phù hợp với
yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi và phù hợp

với hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Nội dung cơ giới hoá nông nghiệp bao gồm cơ giới hoá bộ phận
(cơ giới hoá từng khâu riêng lẻ) tiến lên cơ giới hoá tổng hợp và tự
động hoá sản xuất.
Cơ giới hoá bộ phận trước hết và chủ yếu thường được thực
hiện ở những khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều lao động thủ
công hay thời vụ căng thẳng và dễ dàng thực hiện như khâu làm
đất, vận chuyển, chế biến thức ăn gia súc v.v.... Nét đặc trưng của
giai đoạn này là việc áp dụng các chiếc máy riêng lẻ của các nông
hộ và trang trại khá giả. Thời kỳ này, sau khi hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất cho mình, họ còn đi làm thuê cho các hộ và trang trại khác
trên địa bàn lân cận.
Cơ giới hoá tổng hợp là việc sử dụng liên tiếp các hệ thống
máy ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trồng trọt hay
chăn nuôi kể từ lúc bắt đầu đến lúc ra sản phẩm. Nét đặc trưng của
giai đoạn này là sự ra đời của các hệ thống máy nông nghiệp, có tác
dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hoàn thành liên tiếp tất cả các
khâu công việc của quá trình sản xuất.

5


Tự động hoá là giai đoạn phát triển cao hơn của cơ giới hoá
tổng hợp, gắn liền với cách thức khai thác và sử dụng các nguồn
năng lượng mới, các phương tiện điều khiển tự động để hoàn thành
mọi khâu liên tiếp của quá trình sản xuất từ khi chuẩn bị đến lúc kết
thúc cho sản phẩm. Nét đặc trưng của giai đoạn này là loại trừ lao
động chân tay và một phần lao động trí óc. Sự tham gia của con
người chỉ với vai trò giám đốc, kiểm tra, điều chỉnh để quá trình sản
xuất diễn ra theo một kế hoạch đã định trước.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa
vào sản xuất nông lâm nghiệp
Việc thực hiện cơ giới hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Điều kiện tự nhiên bao gồm: khí hậu, thời tiết đặc biệt là diện tích
và địa hình ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng máy móc.
+ Điều kiện thủy văn ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng
và việc đưa máy móc vào sản xuất.
+ Điều kiện diện tích và địa hình: Những nơi có diện tích sản
xuất nông nghiệp nhỏ sẽ khó đưa máy móc vào sản xuất còn những
nơi như đồng bằng thì việc sử dụng máy móc sẽ dễ dàng hơn.
- Điều kiện kinh tế và xã hội:
+ Điều kiện phong tục tập quán: Việt Nam là một nước có dân
số đông và có 54 dân tộc anh em nên phong tục tập quán đa
dạng.Đa số nông dân có tư tưởng sản xuất tiểu nông sử dụng công
cụ thô sơ và dùng sức lao động là chính.
+ Thu nhập của nông dân còn thấp ảnh hưởng đến việc mua
sắm máy móc,trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.Điều này dẫn đến
việc cần có sự hỗ trợ của các cấp, chính quyền.
+ Chi phí của việc áp dụng cơ giới hóa: nếu chi phí bỏ ra để
thuê máy móc, thiết bị thấp hơn tiền công trả cho người lao động thì
các hộ nông dân sẽ tự động thuê máy móc. Nếu ngược lại thì người
6


nông dân sẽ sử dụng công cụ thô sơ và dùng sức lao động nhiều
hơn là áp dụng cơ giới hóa.
+ Trình độ của người nông dân: Khi áp dụng cơ giới hóa vào
sản xuất thì bắt buộc người nông dân phải chuyển từ sản xuất nhỏ
lẻ sang quy mô lớn vì vậy nhận thức và trình độ của người nông dân
có ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

- Chính sách của nhà nước và địa phương: Việc đầu tư mua máy
móc và trang thiết bị đòi hỏi nguồn vốn lớn vì vậy rất khó khăn cho
các hộ nông dân trong việc áp dụng cơ giới hóa. Nếu nhà nước, địa
phương có chính sách hỗ trợ thì việc áp dụng cơ giới hóa vào sản
xuất sẽ tăng giúp nâng cao chất lượng và năng suất và sản phẩm.
Ngược lại, nếu không có sự hỗ trợ thì việc áp dụng cơ giới hóa vào
sản xuất sẽ thấp hơn.
2.1.3 Tác dụng của việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nông lâm nghiệp ở Việt Nam
Cơ giới hóa giúp cho việc sử dụng hiệu quả hơn về lao động, kịp
thời của các hoạt động và quản lý đầu vào hiệu quả hơn, với trọng
tâm là hệ thống năng suất cao bền vững. Cơ giới hóa đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết khâu lao động
nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Bên cạnh
đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn giảm chi
phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số chủ trương chính sách về cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm
nghiệp của Đảng, Chính Phủ
Đất nước đang trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa – hiện
đại hóa. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp để nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân và hướng tới xuất
7


khẩu, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để việc áp dụng
máy móc vào sản xuất, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản thể hiện
cụ thể hóa chủ trương khuyến khích áp dụng cơ giới hóa vào trong
sản xuất:

Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số
2213 ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi
suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn
Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của
Chính Phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Một trong
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị định để đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia là: Đẩy mạnh nghiên cứu,áp dụng cơ giới
hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến. Đối với
cây lúa, thúc đẩy nhanh cơ giới hóa sau thu hoạch để giảm thất
thoát, đến năm 2020 thực hiện thu hoạch bằng máy đạt 50%, trong
đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 80% , chủ yếu sử dụng
máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao.
Quyết đinh số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15/10/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với nông sản; thủy sản; Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã ban hành Thông tư số 62/2010/TT – BNNPTNT ngày
28/10/2010 về quyết định danh mục các loại máy móc, thiết bị được
hưởng chính sách theo Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 03/2011/TTNHNN ngày 08/3/2011 về hướng dẫn chi tiết cụ thực hiện Quyết
định số 63/2010/QĐ-TTG ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính Phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông
sản, thủy sản có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.Bộ Tài chính
đã ban hành Thông tư 65/2011/TT-BTC ngày 16/05/2011 về hướng
8


dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực
hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với
nông sản, thủy sản.

2.2.2 Tình hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm
nghiệp ở Việt Nam
Điều kiện trước hết để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp là
phải có nền công nghiệp phát triển có khả năng chế tạo máy kéo và
máy móc nông nghiệp, sản xuất các phụ tùng thay thế và công
nghiệp sủa chữa phát triển. Trong điều kiện ngày nay khi hợp tác
quốc tế đã phát triển chưa nhất thiết phải 151 có công nghiệp chế
tạo máy kéo và máy móc phát triển. Song do môi trường hoạt động
của máy móc nông nghiệp xấu, để thực hiện cơ giới hoá nông
nghiệp có hiệu quả nhất thiết phải phát triển công nghiệp sản xuất
phụ tùng thay thế và công nghiệp sửa chữa.
Từ một nền kinh tế có trình độ còn tương đối thấp so với các
nước trong khu vực, chúng ta tiến hành cơ giới hoá trong đIều kiện
công nghiệp nặng chưa phát triển, chúng ta chưa tự nghiên cứu chế
tạo được hàng loạt máy móc cho nông nghiệp. Hiện nay ngành cơ
khí mới chỉ sản xuất ra được những chiếc máy loại nhỏ, nhưng chưa
chế tạo được phần động cơ, phần lớn là lắp ráp. Công nghiệp nước
ta chưa đáp ứng nhu cầu sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế
cho máy móc nông nghiệp loại vừa và loại lớn. Vì vậy, hiệu quả cơ
giới hoá nông nghiệp đem lại chưa cao. Cơ giới hoá nông nghiệp
gần đây sử dụng các loại máy móc nhỏ được sản xuất trong nước và
nhập ngoại.
Điều kiện tiếp nhận cơ giới hoá nông nghiệp. Người tiếp nhận
cơ giới hoá nông nghiệp là các trang trại, các hộ gia đình nông dân
tự chủ. Phần lớn trong số họ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn để
tiếp nhận cơ giới hoá như: Năng lực tự tích luỹ về vốn thấp; chưa có
9


tri thức, kỹ năng về máy móc cơ khí (như sử dụng, bảo dưỡng, vận

hành...), sản xuất còn nhỏ và phân tán, nhất là ruộng đất bị phân
chia manh mún. Kích thước các thửa đất không phù hợp với hoạt
đọng của máy móc, nhất là loại máy quá lớn. Những vấn đề trên
đều là những chướng ngại đối với việc tiếp thu và trang bị cơ giới
hoá cho các hộ và trang trại.
Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao. Lực lượng
lao động này khi được giải phóng khỏi nông nghiệp nhờ cơ giới hoá
có thể gây nên tình trạng thất nghiệp ở nông thôn. Như vậy, sự
phân công lao động chưa phát triển, việc đưa máy móc vào sản
xuất sẽ giải phóng sức lao động, nếu chưa tạo ra sự phân công lại
lao động hợp lý, lao động dư thừa không được các ngành khác thu
hút sẽ gây ra sự lãng phí lớn cho nông nghiệp và nền kinh tế quốc
dân.
Điều kiện hoạt động của máy móc phải thuận lợi. ở nước ta
điều kiện này không giống nhau ở các ngành (trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp, ngư nghiệp), giữa các vùng nông thôn, làm cho việc
thực hiện cơ giới hoá nông 152 nghiệp có sự khác nhau giữa các
ngành sản xuất và giữa các vùng. Những ngành sản xuất, vùng sản
xuất thuận lợi sẽ có khả năng tiếp thu cơ giới hoá nhanh và hiệu
quả hơn và ngược lại.
Tuy nhiên nó cũng mang lại những thành tựu tiêu biểu hình thành
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế
biến, làm cho các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế ngày
càng cao, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà
còn mở rộng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản liên tục tăng. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy
sản trong tháng 8 ước đạt 2,47 tỉ USD, đưa giá trị xuất của toàn
10



ngành 8 tháng năm 2014 lên 20,22 tỉ USD, tăng 11,9% so với cùng
kỳ năm 2013 - một con số đầy ấn tượng.
Tỷ lệ sử dụng máy móc vào các công việc như làm đất, tưới
tiêu, tuốt lúa ngày càng tăng; công nghệ sau thu hoạch, công
nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp cũng được phát triển mạnh.
Nhiều đơn vị chế biến nông sản phẩm đã sử dụng công nghệ và
trang thiết bị hiện đại trong sản xuất; đồng thời, liên kết với nông
dân thực hiện sản xuất "trọn gói", theo quy trình từ nuôi trồng đến
chế biến và xuất khẩu. Do đó, đã góp phần đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống của người
lao động ở nông thôn.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các hình
thức tổ chức sản xuất ở nông thôn được đổi mới và phát triển phù
hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế
hộ phát huy mạnh mẽ vai trò kinh tế của mình. Nét mới trong phát
triển kinh tế trang trại là loại hình sản xuất ngày càng đa dạng và
có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại
trồng cây hằng năm và cây lâu năm, tăng tỷ trọng các loại trang
trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiêp cứu
Các vùng nông thôn đang ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi đề tài
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ ứng dụng cơ gới hóa
vào sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
11



- Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng ứng dụng cơ giới hóa vào
nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: đề tài chủ yếu thu thập số liệu vào năm 2016.
3.3 Nội dung nghiêp cứu
Thực trang áp dung cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp
ở Việt Nam.
3.4 Đặc điểm chung của Việt nam
3.4.1 Vị trí địa lý
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần
trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc,
Lào,

Campuchia;

trên

biển

giáp

Malaixia,

Brunây,

Philippin,

TrungQuốc, Campuchia.
Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn,
tỉnh



Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh



Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ
khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.
3.4.2 Đặc điểm địa hình
- Đồi núi là phần quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

12


- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều
bậc kế tiếp nhau.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác

động mạnh mẽ của con người.
3.4.3 Khí hậu
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tính chất phân hóa đa dạng và thất thường.
3.4.4 Đặc điểm kinh tế xã hội
Việt Nam là một nước đông dân cư đứng thứ 2 Đông Nam Á với
54 dân tộc với tốc độ tăng dân số nhanh.Phần lớn dân cư làm nông
nghiệp,công cụ sản xuất thô sơ và ngày càng được cải tiến, nền
công nghiệp kém phát triển. Công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu chủ
yếu là xuất khẩu sản phẩm thô.Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.
Phần IV: Kết quả và thảo luận
4.1 Thực trang áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm
nghiệp ở Việt Nam
Trong những năm qua, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp có
bước phát triển mạnh, nhiều loại trang bị máy nông nghiệp mới
được đưa vào sản xuất với số lượng cụ thể như: Máy giặt đập liên
hợp là 1.648 máy, máy gặt xếp dây 205 máy, máy sấy lúa là 719
máy, máy cày là 2.093 máy…
4.1.1 Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông
lâm nghiệp
Về mức độ cơ giới hóa các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, báo
cáo cho thấy số lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng
trong nông nghiệp có tăng. Cụ thể, so với năm 2006, số lượng máy
13


kéo tăng 1,6 lần, máy gặt lúa tăng 25,6 lần (tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 75% số lượng máy gặt trên
cả nước), máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 6 lần, bơm nước
dùng sản xuất nông nghiệp tăng 1,2 lần...

Tỷ lệ cơ giới hóa trong nhiều khâu như làm đất trong trồng lúa,
đạt 93%, mía đạt 82%. Khâu gieo trồng, chăm sóc cũng đạt tỷ lệ cơ
giới hóa khá cao.
Về công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp, hiện ngành cơ khí trong nước sản xuất được động cơ diesel
công suất đến 30 HP phục vụ sản xuất máy động lực, máy kéo với
năng lực 40.000 chiếc/năm, chiếm 30% thị phần trong nước…
Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, trình độ
cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn thấp và phát triển
chưa toàn diện. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của nước
ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Việt
Nam hiện mới đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác. Trong khi đó, các
nước trong khu vực như Thái Lan đạt 4 HP/ha; Trung Quốc 8HP/ha;
Hàn Quốc 10HP/ha.
Đồng thời, ngành cơ khí chế tạo máy trong nước cũng chưa
đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới chỉ đáp ứng 33% thị trường nội địa
nhưng chất lượng máy còn thiếu ổn định và hầu hết là máy có công
suất nhỏ.
4.1.2 Thực trạng trên là do các nguyên nhân
Tình trạng đất đai: Chúng ta có quá ít ruộng đất, lại phân chia
manh mún, nhiều bờ, nhiều thửa… Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật
thì hiệu quả tăng thêm cho mỗi gia đình không lớn (tính toán cho
biết, hiệu quả khi đầu tư công nghệ chỉ tăng vài chục ngàn hay
nhiều nhất là 100 ngàn đồng /sào canh tác) do vậy người nông dân
không mặn mà cho lắm. Hiện, việc dồn điền đổi thửa còn nhiều
14


vướng mắc trong khâu phân loại, phân chia; tiêu thức phân chia,
đền bù chưa thống nhất, thỏa đáng… nhiều nông dân chưa thông,

còn nhiều thắc mắc, kêu ca… khiến chủ trương này đang diễn ra
chậm chạp, chưa dứt điểm triệt để.
Thiếu vốn: Nhà nước đã có một số nghị định, nghị quyết về
phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị định 61/2010/NĐ-CP
nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các
chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; Quyết định
315/QĐ-TTg về bảo hiểm nông nghiệp; Quyết định số 1956/QĐ-TTg
về đào tạo nghề nông thôn; đặc biệt là Nghị định số 41/2010/NĐCP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nhằm giúp nông dân vay tiền để phát triển sản xuất. Chủ
trương đúng đắn, tuy nhiên, khâu thực hiện còn nhiều bất cập nên
vốn khó đến tay nông dân. Do nông dân có diện tích canh tác thấp,
ít có nhu cầu mua máy nông nghiệp, trong khi lại cần vốn để mua
vật tư hơn.Do việc vay vốn của Ngân hàng, họ vẫn liệt khoản cho
vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp vào hàng rủi ro cao.. Do
hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư nên việc mở rộng các ngành, các
lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra
chậm chạp
Nguồn nhân lực: Người nông dân chưa có trình độ hiểu biết
cũng như kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị khoa học công nghệ
cao. Chúng ta lại chưa đào tạo được đội ngũ công nhân nông nghiệp
lành nghề để có thể về nông thôn làm việc. Phần lớn người vận
hành máy móc nông nghiệp đều chưa qua tào đạo, trình độ rất
thấp, thêm nữa, số lượng kỹ sư, cao đẳng, công nhân trong các cơ
sở chế tạo máy móc rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tiêu chí của
nông nghiệp hiện đại là chuyển 70% lao động nông nghiệp sang

15


làm các ngành nghề khác, chỉ 30% làm trong ngành sản xuất nông

nghiệp, điều này còn xa vời với chúng ta.
4.2 Định hướng và giải pháp
4.2.1 Định hướng
Xuất phát từ những điều kiện khách quan trong nước như trên,
phương châm và bước đi thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp nước ta
là: Phải kết hợp một cách phổ biến các công cụ thô sơ, công cụ cải
tiến với công cụ nửa cơ khí và công cụ cơ khí hiện đại, lấy công cụ
hiện đại làm phương hướng chính để tiến lên; kết hợp lao động thủ
công với lao động nửa cơ khí và cơ khí, lấy lao động cơ khí làm
phương hướng chính. Trong những trường hợp nhất định, có thể đi
thẳng vào cơ khí hiện đại ở những khâu quan trọng và những nơi có
điều kiện như các khâu làm đất, thuỷ lợi, khai hoang, vận chuyển,
chế biến ... đặc biệt ở những vùng chuyên canh lớn hoặc vùng
chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu. Theo phương châm nói trên,
các bước đi thực hiện cơ giới hoá sẽ kết hợp tuần tự với nhảy vọt. Sự
tồn tại đan xen các loại trình độ kỹ thuật khác nhau trong từng khâu
công việc, trong các khâu canh tác của quá trình sản xuất, trong
từng ngành kinh tế kỹ thuật và trong từng vùng sinh thái là biểu
hiện cụ thể của phương châm và bước đi thực hiện cơ giới hoá nông
nghiệp ở nước ta.
4.2.2 Giải pháp
Để thực hiện có hiệu quả phương châm và bước đi của cơ giới
hoá nông nghiệp như trình bày ở trên cần chú ý những vấn đề kinh
tế - kỹ thuật chủ yếu sau đây:
+ Ngành cơ khí phải từng bước thực hiện việc sản xuất và
trang bị đủ công cụ thường và công cụ cải tiến cho nông nghiệp.
Trong điều kiện lao động thủ công là chủ yếu thì số lượng và chất
lượng của công cụ cầm tay, công cụ cải tiến có ý nghĩa lớn trong
16



việc nâng cao năng suất của lao động nông nghiệp. Thực hiện
nhiệm vụ này cần coi trọng vai trò của ngành thủ công nghiệp chế
tạo và sửa chữa công cụ trong nông thôn.
+ Việc trang bị các máy móc, công cụ hiện đại phải đảm bảo
tính đồng bộ và cân đối. Tính đồng bộ và cân đối này thể hiện ở các
khía cạnh: Giữa máy động lực và máy công tác; giữa trang bị với
sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế; giữa trang bị máy móc và
hướng dẫn kỹ thuật vận hành.v..v... 153
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, công cụ. Phương
hướng cơ bản là trang bị và sử dụng máy móc công cụ vạn năng, sử
dụng vào nhiều khâu canh tác; trang bị hệ thống máy công cụ đồng
bộ đi kèm máy động lực v.v... Tăng cường khâu bảo quản, duy tu
máy móc thiết bị.
Đi đôi với quá trình thực hiện cơ giới hoá, cần thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lại lao động nông
thôn theo hướng tiến bộ.
Tạo ra những điển hình tiên tiến về cơ giới hoá nông nghiệp ở
những ngành trọng điểm, những vùng trọng điểm. Quá trình thực
hiện cần được tổng kết rút bài học kinh nghiệm để nhân lên diện
rộng.
Đẩy mạnh sắp xếp lại nông nghiệp, tái cơ cấu lại ngành nghề
sản xuất, canh tác nông nghiệp; Thay đổi quy trình sản xuất, thay
đổi tập quán canh tác, thay đổi tư duy tiêu dùng để thúc đẩy quá
trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp;
Đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa trên cả nước, tạo ra các
cánh đồng mẫu lớn, các vùng canh tác lớn để sản xuất chuyên canh
tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng
hóa về chất lượng và số lượng tiêu thụ;


17


Chỉ đạo ngành công nghiệp hỗ trợ cho cơ khí nông nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế tạo máy cho nông nghiệp, xây dựng cơ sở
chế biến và sơ chế, dịch vụ cơ khí nông nghiệp… Quan tâm nghiên
cứu, đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật, đội ngũ vận hành máy
móc lành nghề.
Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn cho sản xuất
nông nghiệp thông qua tăng cường nguồn NSNN đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn. Bảo đảm đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp, nông
thôn 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 cao gấp 2 lần giai đoạn 2006 2010 như Nghị quyết 26 đã nêu. Nguồn chi NSNN cho nông nghiệp,
nông thôn nên duy trì tỷ lệ khoảng 60% tổng vốn đầu tư phát triển
từ nguồn ngân sách và trái phiếu chính phủ; Tăng vốn đầu tư trực
tiếp phát triển nông nghiệp theo hướng ưu tiên nâng cao năng lực,
hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra những
đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ
trương đầu tư cần quan tâm cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu
hoạch, giảm thất thoát và gia tăng giá trị của sản phẩm.
Tháo gỡ các khó khăn trong việc cho nông dân vay vốn.
Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp và đặc
biệt là vốn FDI, vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt
Nam.
Phần V: Kết luận
Việt Nam chúng ta muốn tiến nhanh, tiến kịp với các nước
trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải nhanh chóng áp
dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mà thế giới đã làm, đang
làm để nhanh chóng đưa những tiến bộ khoa học – công nghệ vào
trong sản xuất của nước mình. Không những trong lĩnh vực công
nghiệp mà trong đó việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm

nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào mục đích đấy. Nông
18


nghiệp là một ngành sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu không thể
thiếu trong đời sống con người đặc biệt Việt Nam lại là một nước
xuất khẩu gạo lớn vì vậy việc nâng cao sản phẩm của mình lên rất
cần thiết cho việc phát triển đất nước. Do đó, nhà nước cần phải có
những chính sách hỗ trợ và biện pháp thích hợp để đẩy mạnh việc
sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Năng suất và chất lượng sản
phẩm tăng lên là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong thị trường
hiện nay để có thể đẩy sự tăng trưởng của kinh tế đất nước lên cao.

19



×