Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.32 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG
HỢP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC
TRỌNG
Nhóm 1B
STT
1
2
3
4
5

Mã sinh viên
13410175
14410227
14410109
14410060
14410167

Họ và tên
Thái Diệu Thúy
Nguyễn Chiến Thắng
Ngô Thị Thu Hà
Bảo Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Như Mỹ
Ngành: Kinh tế


Khóa: 2014 – 2018


Đắk Lắk, tháng 10 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
Người hướng dẫn: 1: T.S. Tuyết Hoa Niê Kdăm
Người thực hiện:

2:
3:
4:
5:

1: Thái Diệu Thúy
Nguyễn Chiến Thắng
Ngô Thị Thu Hà
Bảo Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Như Mỹ

Ngành: Kinh tế
Khóa: 2014 – 2018


Đắk Lắk, tháng 10 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong đợt thực tập vừa qua, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên tận tình từ nhiều phía. Tất cả những điều đó đã trở thành động lực rất lớn
giúp chúng em có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Với tất cả sự kính
trọng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý thầy, cô giảng viên trường Đại học Tây Nguyên nói chung và giảng viên Khoa
Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường vừa qua. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới T.S. Tuyết Hoa Niê Kdăm, T.S. Dương Ái Nhi, Th.S. Nguyễn Thị
Minh Phương, Th.S. Bùi Ngọc Tân, G.V. Trịnh Hoài Thương, C.N. Lê Nguyễn Nghi
Phong – Giảng viên Khoa Kinh tế đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo chúng em
trong quá trình thực tập cũng như trong suốt thời gian thực hiện bài báo cáo thực tập
này.
Đồng thời, chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cùng
các cô chú, anh chị trong các sở, ban ngành của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã
tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành tốt đợt
thực tập.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song thời gian thực tập và vốn kiến thức còn
hạn hẹp, không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô, các cô chú, anh chị tại các phòng ban để bài báo cáo của chúng em
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2017
Nhóm sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................2
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................3
1.3.1 Phạm vi về không gian....................................3
1.3.2 Phạm vi về thời gian.......................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN..................................4
2.1.1 Khái niệm về công nghiệp...............................4
2.1.2 Khái niệm về công nghiệp chế biến.................4
2.1.3 Vai trò của công nghiệp chế biến.....................5
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp chế
biến.......................................................................6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................9
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin....................10
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..........10
2.2.3 Phương pháp phân tích.................................10
2.3 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH..........................................11
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.11
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................11
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................11
3.1.1.1 Vị trí địa lý..............................................11
3.1.1.2 Địa hình..................................................12
3.1.1.3 Khí hậu...................................................13
3.1.1.4 Tài nguyên nước......................................15
3.1.1.5 Tài nguyên đất........................................16
3.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản............................18
3.1.1.7 Tài nguyên rừng......................................18
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................19
3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng..........................................19

3.1.2.2 Kinh tế...................................................20
3.1.2.3 Văn hóa – xã hội......................................22
3.1.3 Đánh giá tổng quan......................................22
3.1.3.1 Thuận lợi................................................22
3.1.3.2 Khó khăn................................................23


3.2 KẾT QUẢ..............................................................24
3.2.1 Tình hình phát triển công nghiệp chế biến trong
giai đoạn 2014- 2016 trên địa bàn huyện Đức Trọng24
3.2.1.1 Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến
trong giai đoạn 2014 - 2016................................24
3.2.1.2 Số lượng lao động trong cơ sở chế biến công
nghiệp trong giai đoạn 2014-2016.......................25
3.2.1.3 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến trong
giai đoạn 2014 - 2016.........................................27
3.2.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Đức
Trọng....................................................................30
3.2.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục
những tồn tại trong công nghiệp chế biến trên địa
bàn huyện Đức Trọng............................................37
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................40
4.1 KẾT LUẬN.............................................................40
4.2 KIẾN NGHỊ............................................................40


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT


Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

2

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

3

TP

Thành phố

4

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

5


CNC

Công nghệ cao

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

ODA

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

9

R&D

Nghiên cứu và phát triển

10


JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu
Bảng 3.1: Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến giai

Trang
27

đoạn 2014 – 2016
Bảng 3.2: Số lao động trong các cơ sở sản xuất công

28

nghiệp chế biến giai đoạn 2014 – 2016
Bảng 3.3: Cơ cấu sản phẩm của công nghiệp chế biến giai

30

đoạn 2014 – 2016
Bảng 3.4: Giá trị công nghiệp chế biến giai đoạn 2014 2016

2


31


3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển công nghiệp chế biến là một trong những nội dung
quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Thực tiễn cho thấy rằng, một số nước trên thế giới
nhờ tiến hành phát triển công nghiệp chế biến (các nước đi trước như
Anh, Pháp, Mỹ, Đức... các nước đi sau như Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore…) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu
quả kinh tế xã hội cao. Trong những năm gần đây, nhất là khi phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
công nghiệp chế biến nước ta có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội. Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến mang lại
nguồn lợi lớn. Tuy nhiên , ngành công nghiệp chế biến ở nước ta còn
gặp nhiều khó khăn như chất lượng chế biến chưa cao, khả năng
cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Vì vậy, khắc phục những điều
này chính là lời giải thiết thực đối với công nghiệp chế biến nói chung
và ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên và khí
hậu thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp chế biến như
chế biến cà phê, hoa quả, rau… Trong những năm gần đây thì vấn đề
này ngày càng được nhà nước và các cơ quan ban ngành ở đây quan
tâm và chú trọng phát triển. Tuy nhiên, huyện Đức Trọng nằm sâu
trong nội địa, không có đường biên giới, không có bờ biển và địa hình

phức tạp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, vấn đề khai thác các
tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chưa được triệt để. Vì vậy, việc
đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến ở đây còn gặp nhiều khó
khăn. Với mong muốn thông qua đề tài có thể tìm hiểu thêm một

4


cách tổng quan về tình phát triển công nghiệp chế biến ở huyện Đức
Trọng, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những khó khăn
còn tồn tại. Từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn
tại, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện.
Vì vậy, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển công
nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Đức Trọng ’’ làm báo cáo
của nhóm trong đợt thực tập này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn
huyện Đức Trọng.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế
biến trên địa bàn huyện Đức Trọng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển công
nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Đức Trọng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập qua các năm 2014 đến năm
2016.
- Thời gian nghiên cứu là 4 tuần ( từ ngày 13/10/2017 đến
13/11/2017)


5


6


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1 Khái niệm về công nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân các ngành được phân chia thành:
nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nếu xét trên phương
diện tính chất tương tự của công nghệ sản xuất giữa các ngành thì
có thể coi nền kinh tế quốc dân là tổng hợp của hai ngành cơ bản
nông nghiệp và công nghiệp, còn các ngành khác là các dạng đặc
thù của hai ngành này.
Công nghiệp là ngành kinh tế độc lập thuộc lĩnh vực sản xuất
vật chất của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp gồm 3 hoạt động
chủ yếu:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động này nhằm tạo nguồn
nguyên liệu nguyên thủy.
- Chế biến các sản phẩm của công nghiệp khai thác và công nghiệp
từ đó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
- Sữa chữa, khôi phục các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đã
được sử dụng.
Tóm lại: Công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao
gồm các doanh nghiệp có nhiệm vụ khai thác tài nguyên, chế biến
nguyên liệu, sửa chữa nhưng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
được sử dụng nhiều lần. ( Vũ Trinh Vương, 2017)

2.1.2 Khái niệm về công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt
vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành
phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù nó không
thể được sử dụng như tiêu chí hoàn toàn duy nhất để định nghĩa chế
biến. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu
thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác

7


mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế
biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá thường
được xem xét là hoạt động chế biến. Các đơn vị trong ngành chế
biến này bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất và thiết
bị máy vận hành bằng điện và máy chuyển nguyên vật liệu đặc
trưng. Tuy nhiên các đơn vị chuyển vật liệu hoặc chất liệu thành sản
phẩm này bằng thủ công, tiến hành trong nhà máy hoặc ở tại nhà
của người thợ. Các đơn vị tham gia vào hoạt động bán ra thị trường
các sản phẩm, được sản xuất ngay tại nơi nhà máy như hoạt động
may mặc, làm bánh và cũng thuộc ngành này. Các đơn vị chế biến ở
đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các
đơn vị chế biến khác về vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn
vị này đều là hoạt động chế biến. ( Hệ thống ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo. Ban hành theo Quyết định số 337/ QĐ – BKH ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Bộ kế hoạch đầu tư)
2.1.3 Vai trò của công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến có vai trò quyết định trong công nghiệp
hóa và phát triển kinh tế. Công nghiệp hóa thường được giải thích là
quá trình trong đó tỷ trọng công nghiệp nói chung và đặc biệt là tỷ

trọng của công nghiệp chế biến tăng lên trong toàn bộ các hoạt động
kinh tế. Công nghiệp chế biến là bộ phận năng động nhất của công
nghiệp, giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển. Năng suất lao
động cao trong công nghiệp chế biến là chìa khóa dẫn đến sự gia
tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị
trường hàng tiêu dùng và dịch vụ. Một nền kinh tế trưởng thành khi
nó có tỷ trọng công nghiệp (hay công nghiệp chế biến) cao trong
GDP, trong cơ cấu việc làm và cơ cấu xuất khẩu. Ta có thể thấy
những vai trò cụ thể của công nghiệp chế biến như sau:
 Đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng cao
Các sản phẩm của công nghiệp chế biến giữ vai trò tối quan
trọng đối với con người. Nhu cầu xã hội về các sản phẩm của công

8


nghiệp chế biến ngày càng tăng một mặt do dân số không ngừng
tăng, mặt khác thu nhập đầu người cũng tăng nên nhu cầu về chất
lượng và số lượng ngày càng cao. Những năm trước đây người dân
chỉ quen dùng các sản phẩm tươi sống, chế biến thô thì nay đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Các sản phẩm chế biến ngày càng giữ vị trí quan
trọng trong đời sống nhân dân như rau quả hộp, thịt hộp, xúc xích,
mì ăn liền.... rõ ràng sự đa dạng phong phú của sản phẩm cũng như
giá trị dinh dưỡng, sự tiện ích của sản phẩm đã thu phục người dân
tiêu dùng ngày càng nhiều. Nhưng phải phát triển công nghiệp chế
biến mạnh hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu đang tăng nhanh của
người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có thu nhập cao ở thành
phố, khu công nghiệp.
 Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm
công nghiệp chế biến

Các sản phẩm nông nghiệp nếu không qua chế biến thì không
thể vận chuyển đi xa, thời gian tiêu thụ ngắn, không đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của dân cư ở những vùng khác nhau. Nhờ công
nghiệp chế biến mà các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng
sản được vận chuyển dễ dàng hơn cũng như được cất trữ để bán trên
thị trường lúc trái vụ. Chính vì vậy phát triển công nghiệp chế biến
để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, mở rông thị trường là rất cần
thiết và cấp bách.
 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Công nghiệp chế biến có vai trò to lớn trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển mạnh,
vững chắc có hiệu quả, công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn tăng
nhanh ngành này trong cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Công nghiệp chế biến tại chổ trong nông nghiệp nông thôn góp
phần giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nhàn rỗi cho khu vực
này. Chính công nghiệp chế biến đã giải quyết tốt nạn di dân ồ ạt từ

9


nông thôn ra thành phố, đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động
thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nông thôn. Công nghiệp chế biến
vừa làm tăng giá trị vừa tăng giá trị sử dụng và cũng làm tăng thu
nhập của người lao động. Ngành công nghiệp chế biến nếu phát triển
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành sản xuất công nghiệp
thì sẽ thu hút được rất nhiều lao động nông thôn với vốn rất dồi dào,
giá trị lại rẻ... Chủ trương chính sách của nhà nước là phải tận dụng
được ưu thế này bằng cách tạo ra những ngành nghề mới ở nông
thôn, giải quyết việc làm cho người lao động với yêu cầu không cao,

đào tạo cơ bản ít tốn kém như các ngành chế biến nông sản, chế
biến hải sản đông lạnh..
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến
a. Nhóm nhân tố thị trường:
Thị trường là nhân tố quan trọng tác động lớn đến hầu hết các
lĩnh vực của chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tùy theo quy mô, trình
độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ...của từng loại cơ sở sản
xuất kinh doanh mà ảnh hưởng của thị trường có khác nhau. Nhân tố
thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh
doanh của các cơ sở chế biến. Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của
thị trường:
 Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường là yếu tố hàng đầu cần tính đến trong các
cơ sở kinh doanh chế biến, nhu cầu thị trường chính là động lực cho
các cơ sở kinh doanh ra đời và phát triển. Cầu về sản phẩm chế biến
phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Về
nguyên lý, thu nhập của dân cư tăng lên thì cầu cũng tăng lên, tùy
theo các sản phẩm cầu của dân cư có thể thay đổi theo chiều hướng
tăng các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và
các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém
chất lượng và cấp thấp. Trong giai đoạn hiện nay, khi dân số ngày
một gia tăng về số lượng cũng như là sự tăng thêm về thu nhập của

10


mỗi người dân đòi hỏi một lượng lớn hơn số lượng hàng hóa đã qua
chế biến. Cơ cấu dân cư ở các vùng cũng có ảnh hưởng lớn đến cầu.
Đối với vùng nông thôn mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn là
tự cung tự cấp chính vì vậy các hàng hóa qua chế biến không được

tiêu dùng phổ biến. Còn đối với các vùng thành thị nhu cầu về các
hàng hóa chế biến ngày càng đòi hỏi số lượng lớn và chất lượng cao.
 Nguyên liệu chế biến
Cũng là một vấn đề quan trọng cần quan tâm. Khi xây dựng
nhà máy chế biến một sản phẩm nào đó thì trước hết phải xác định
được vùng nguyên liệu cho nhà máy. Những năm qua có những
doanh nghiệp vì xem nhẹ yếu tố này nên khi đi vào hoạt động thiếu
nguyên liệu hoặc nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu dẫn đến tình
trạng công suất nhà máy đạt rất thấp, hiệu quả kém, một số nhà
máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Việc xây dựng các vùng
nguyên liệu tập trung cho chế biến công nghiệp vẫn tiến hành chậm.
Hiệu quả của một số ngành công nghiệp chế biến còn thấp. Nhiều
nhà máy chưa chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cho
chế biến. Việc xây dựng nhà máy chế biến và phát triển vùng
nguyên liệu còn chưa đồng bộ. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng ( đường xá,
thủy lợi…) chưa theo kịp với việc xây nhà máy chế biến. Chất lượng
nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến, nguyên
liệu tốt sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm tốt, còn nguyên liệu kém thì
không thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao.
 Giá cả
Là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung - cầu
trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang
khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Đối với sản phẩm chế biến
thì khi thu nhập tăng sẽ có mức cầu càng tăng chính vì vậy phải có
mức giá hợp lý để có thị trường tiêu thụ rộng hơn, với số lượng ngày
càng tăng.

11



Ngoài ra, khi xem xét yêu cầu sản phẩm cũng phải tính đến những
thị hiếu, tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân.

b. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ
 Các nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật
Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông,
phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin
liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông
nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm
cũng như việc vận chuyển nguyên liệu kịp thời cho dây chuyền chế
biến
 Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ, thiết bị chế biến
Tùy từng loại đối tượng mà lựa chọn đối tượng chế biến mà lựa
chọn công nghệ và thiết bị cho phù hợp. Công nghệ và thiết bị tốt sẽ
cho ra sản phẩm có chất lượng cao, phế phẩm ít, mẫu mã đẹp đáp
ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không đảm
bảo, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Cần dựa vào yêu
cầu, sự đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm để trang bị những
công nghệ phù hợp, những sản phẩm xuất khẩu thì cần đầu tư công
nghệ hiện đại hơn. Khi lắp đặt công nghệ phải đánh giá được công
nghệ của nó, tránh tình trạng vừa đưa vào sử dụng đã hỏng hóc hoặc
lạc hậu gây ra tổn thất lớn. Công nghệ thiết bị chế biến không chỉ
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà nó còn ảnh hưởng đến giá
thành sản xuất do đó cần có kế hoạch khấu hao hợp lý, giảm hao
mòn vô hình. Công nghệ thiết bị được coi là tối ưu khi có tuổi thọ
cao, công suất lớn, cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, ít hư hao và
giá thành vừa phải. Để có được những điều đó cần chú ý những điểm
sau :


12


+ Thiết bị phải đồng bộ,đủ phụ tùng thay thế. Yêu cầu người đi
mua phải có hiểu biết về máy móc thiết bị.
+ Thuê chuyên gia để hướng dẫn cách sử dụng, sữa chữa đồng
thời đào tạo công nhân kỹ thuật để vận hành, bảo dưỡng và quản lý
thiết bị để kéo dài tuổi thọ, phát huy công suất tối đa với hiệu quả
kinh tế cao nhất.
+ Có sự liên doanh liên kết hợp tác với nước ngoài để thu hút
vốn đầu tư. Thiết bị công nghệ, phương pháp sản xuất tiên tiến vào
việc phát triển mạnh công nghệ chế biến ở nước ta.
+ Phải đánh giá xem xét một cách toàn diện, sâu sắc để lựa
chọn công nghệ, thiết bị thích hợp nhất.

c. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển
công nghiệp chế biến đó là nhân tố chính sách. Nếu chính sách đúng
đắn, hợp lý sẽ khuyến khích sản xuất phát triển, ngược lại chính sách
sai lệch sẽ kìm hãm sản xuất đến trì trệ. Chính sách ở đây bao gồm
nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp chế biến và
những chính sách ảnh hưởng đến thị trường… Có nhiều loại chính
sách thời gian ban hành khác nhau nên dễ gây ra sự mâu thuẫn,
chồng chéo và không đồng bộ. Cho nên khi ban hành nhà nước phải
xem xét, cân nhắc kỹ để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
Những chính sách quan trọng ảnh hưởng tới công nghiệp chế
biến:
 Chính sách đầu tư và tín dụng
Chính sách này sẽ định hướng, khuyến khích phát triển ngành
nào. Chính sách này tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện

mở rộng vùng nguyên liệu, áp dụng những giống cây con có năng
suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất. Còn nhà máy chế biến thì có

13


điều kiện để tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất chế
biến.
 Chính sách khoa học công nghệ
Việc thất thoát các sản phẩm nông – lâm- nghiệp sau khi thu
hoạch ở nước ta hiện chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 10% tổng sản
lượng thu hoạch và thường do các khâu: thu hoạch, vận chuyển và
công nghệ bảo quản. Chính vì vậy, chính sách khoa học công nghệ
ưu tiên nghiên cứu công nghệ chế biến và quy mô thích hợp đối với
cả hai sản phẩm thô và tinh có giá trị sử dụng trong nước và xuất
khẩu. Đồng thời nghiên cứu vấn đề vệ sinh công nghiệp và mẫu bao
bì. Nhanh chóng đưa các công nghệ chế biến mới, thiết bị tiên tiến
để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đầu ra cho sản phẩm chế biến.
 Chính sách giá cả và vấn đề trợ giá:
Giữa giá mua nguyên liệu và giá sản phẩm chế biến có mối liên
hệ với nhau. Nếu giá nguyên liệu rẻ thì giá sản phẩm cơ bản sẽ
không cao và ngược lại, thế nhưng nếu giá nguyên liệu quá thấp thì
người sản xuất nguồn nguyên liệu sẽ bị thua thiệt dẫn đến tình trạng
nhà máy thiếu nguyên liệu mà người nông dân không muốn thu
hoạch vì không đủ bù đắp chi phí. Nhà nước cần có chính sách để
khuyến khích các hộ nông dân sản xuất vừa tạo điều kiện cho công
nghiệp chế biến phát triển.
 Chính sách thuế, chính sách xuất khẩu
Xuất khẩu là con đường mang lại ngoại tệ để phục vụ về sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước, nếu như chỉ xuất thô thì hiệu quả không

cao. Nhà nước cần đánh thuế cao vào những sản phẩm xuất thô và
quy định mức thuế thấp đối với sản phẩm tinh chế. Đó là điều kiện
thuận lợi cho các nhà sản xuất phải đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến, vừa giải quyết tốt cho lao động trong nước vừa mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

14


Đề tài sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp. Các thông tin, số liệu
thứ cấp này được thu thập từ “Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng
( Đà Lạt - 6/2017)” “ Niên giám thống kê huyện Đức Trọng (Đức
Trọng – 05/2017).
Ngoài ra, số liệu được thu thập thông báo cáo tình hình sản
xuất của Cục thống kê, báo cáo của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện
Đức Trọng, sách báo, Internet.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
2.2.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thống kê
nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập số liệu tổng
hợp, phân tích, so sánh, các số liệu của sự vật và hiện tượng để tìm
quy luật, rút ra kết luận cần thiết và mô tả toàn bộ thực trạng của
các sự vật hiện tương trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và để
sử dụng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể: Thu thập các số liệu về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
chế biến, số lao động trong các cơ sở và giá trị sản xuất của ngành
công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2014-2016 để tìm ra quy luật,

rút ra kết luận và mô tả toàn bộ thực trạng của công nghiệp chế biến
trên địa bàn huyện Đức Trọng.
- Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh số lượng,
quy mô các chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính các chỉ số khác.
Cụ thể: So sánh về số lượng cơ sở công nghiệp chế biến trong giai
đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện đức Trọng.
So sánh về số lượng lao động trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp chế biến trong giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện đức
Trọng.
So sánh về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến
trong giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện đức Trọng.

15


- Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích Swot là phân tích nhưng thuận lợi (S), khó khăn (W),
cơ hội (O), thách thức (T) trong phát triển công nghiệp chế biến tại
huyện Đức Trọng, tạo cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát huy những
thuận lợi, cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để
phát triển công nghiệp chế biến của huyện Đức Trọng.
2.3 Các chỉ tiêu phân tích
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Đức
Trọng từ năm 2014 đến 2016
- Số lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến trên địa
bàn huyện Đức Trọng từ năm 2014 đến năm 2016
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện
Đức Trọng từ năm 2014 đến năm 2016


16


17


PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía Nam,
nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt
– Thành phố Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 27 (Đà Lạt – Ban Mê Thuột).
Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận – Nha Trang và đường nối Quốc lộ 20
với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).
Huyện có ranh giới hành chính tiếp giáp với tỉnh, thành phố và
các huyện sau:



Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt.



Phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận.



Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.




Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
3.1.1.2 Địa hình
Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính: Núi dốc, đồi thấp và

thung lũng ven sông.
Dạng địa hình núi dốc: Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn
huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía bắc và phía đông, đông
nam của huyện. Khu vực phía bắc (các xã Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp

18


Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200-1.400m, cao
nhất 1.754 m (Núi Voi), khu vực phía đông từ 1.100–1300 m, cao
nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía đông nam (các xã vùng
Loan) từ 950 - 1.050 m, cao nhất 1.341 m. Độ dốc phổ biến trên 200.
Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía đông nam khá hiểm trở,
không thích hợp với phát triển nông nghiệp.
Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích chiếm khoảng 30,8% tổng
diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía tây và tây
nam của huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực
phía bắc sông Đa Nhim từ 850 - 900m, độ dốc phổ biến từ 3-80, hầu
hết diện tích trong dạng địa hình này là các thành tạo từ bazan, rất
thích hợp với phát triển cây lâu năm. Độ cao phổ biến khu vực phía
nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 900-1.000 m, độ dốc phổ biến từ 8150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng các
biện pháp bảo vệ đất.
Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích

toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến so với
mực nước biển từ 850 – 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết
diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ,
nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị
ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá thích hợp với phát triển lúa
nước và các loại rau - màu ngắn ngày.
3.1.1.3 Khí hậu
Huyện Đức Trọng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng độ
cao trên 900m nên khí hậu có những nét độc đáo với những đặc
trưng cơ bản như sau:

19


×