Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN TUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
CỦA LOÀI XOAN ĐÀO (PYGEUM ARBOREUM
ENDL) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN TUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
CỦA LOÀI XOAN ĐÀO (PYGEUM ARBOREUM
ENDL) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 62.62.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Thái
2. TS. Nguyễn Thị Thoa

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là công trình
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thái và TS. Nguyễn Thị Thoa trong thời gian
từ năm 2015 đến 2017. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Tuyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa 23, từ năm
2015 - 2017.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo hướng dẫn khoa học Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên và các em sinh viên Khoa Lâm nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu
ngoại nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Thái, TS. Nguyễn Thị Thoa đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả còn nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp
này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 9/2017
Tác giả

Nguyễn Văn Tuyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi, địa điểm nghiên cứu ................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới ................................................................ 4
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc................................................. 4
1.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 7
1.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh vật học cây rừng ......... 8
1.1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm họ Hoa hồng....................................... 12
1.1.5. Những nghiên cứu về Xoan đào............................................................ 12
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 15
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc............................................... 15
1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh ............................................................... 17
1.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học của các loài cây rừng.............. 18
1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm họ Hoa hồng....................................... 18
1.2.5. Những nghiên cứu về Xoan đào............................................................ 19
1.2.6. Các nghiên cứu có liên quan đến Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 25


iv
1.3. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...................... 27
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
1.3.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội ..................................................................... 30
1.3.3. Nhận xét chung ..................................................................................... 34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 37
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37
2.2.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 37
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 38

2.2.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 47
3.1. Đặc điểm hình thái của loài Xoan đào ..................................................... 47
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân ........................................................................ 47
3.1.2. Đặc điểm hình thái lá ............................................................................ 48
3.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả loài Xoan đào .......................................... 49
3.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ ................................................................. 49
3.2.1. Cấu trúc tầng thứ ................................................................................... 50
3.2.2. Cấu trúc tổ thành ................................................................................... 54
3.2.3. Cấu trúc mật độ ..................................................................................... 55
3.2.4. Chỉ số đa dạng loài cây gỗ .................................................................... 56
3.3. Đặc điểm đất nơi loài Xoan đào phân bố ................................................. 58
3.4. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh và của loài Xoan đào ................. 59
3.4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành ................................................................... 59
3.4.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ............... 61
3.4.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ................................................... 62
3.4.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................................ 63
3.4.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ yếu đến tái sinh tự nhiên ................ 64


v
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài Xoan đào
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ .................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CTV

: Cây triển vọng

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

PTNT

: Phát triển nông thôn

QLKBT

: Quản lý khu bảo tồn

TS

: Tái sinh


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại Khu BTTN Thần Sa Phượng Hoàng ................................................................................ 40
Bảng 3.1: Kích thước cây tiêu chuẩn loài Xoan đào trưởng thành ................. 48

Bảng 3.2: Chiều cao lâm phần và của loài Xoan đào ..................................... 51
Bảng 3.3: Cấu trúc tổ thành rừng nơi có loài Xoan đào phân bố ................... 54
Bảng 3.4: Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Xoan đào phân bố .......................... 55
Bảng 3.5: Chỉ số đa dạng loài tầng cây gỗ - nơi phân bố của loài Xoan đào ....... 57
Bảng 3.6: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng ở nơi loài Xoan đào phân bố....... 58
Bảng 3.7: Tổ thành cây tái sinh rừng có loài Xoan đào phân bố .................... 60
Bảng 3.8: Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng và loài
Xoan đào ......................................................................................... 61
Bảng 3.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ............................................ 62
Bảng 3.10: Mật độ tái sinh của loài Xoan đào ở các cấp chiều cao ở Thần
Sa Phượng Hoàng ........................................................................... 63
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh của loài Xoan đào .... 64


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Thân cây Xoan đào ......................................................................... 47
Hình 3.2: Lá cây Xoan đào (mặt trước) .......................................................... 49
Hình 3.3: Lá cây Xoan đào (mặt sau) ............................................................. 49
Hình 3.4: Phẫu đồ rừng có loài xoan đào phân bố .......................................... 53
Hình 3.5: Phân bố cây Xoan đào tái sinh theo cấp chiều cao ở Thần Sa Phượng Hoàng ................................................................................ 64
Hình 3.6: Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên của rừng và của
loài Xoan đào .................................................................................. 66
Hình 3.7: Ảnh hưởng của địa hình đến chất lượng cây tái sinh...................... 67


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) là

loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, dễ gây
trồng, phù hợp với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong
điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực đạt 75cm; ở
rừng trồng, cây cao từ 20-25m, thân thẳng tròn, đường kính 40-45 cm. Ở Việt
Nam, cây Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền
núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang,
Quảng Ninh… và một số tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh miền núi phía Bắc có điều
kiện thuận lợi để phát triển trồng rừng Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)
phục vụ kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Gỗ Xoan đào có đặc tính cơ lý rất tốt, tỷ
trọng trung bình 0,518, bề mặt gỗ màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ
nội thất cao cấp và rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Hạt
Xoan đào có thể dùng để làm thực phẩm hoặc dược liệu.
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo Quyết định
số 3841/QĐ -UB ngày 01 tháng 12 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên với diện tích là 11.280ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá
độc đáo, có tính ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý
hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá.
Ngày 10/7/2014 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 1518/QĐUBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên
năm 2013 và đến năm 2020, Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được quy
hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn gồm: Cúc Đường, Vũ
Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, Phú Thượng và thị
trấn Đình Cả với tổng diện tích tự nhiên là 19.913,54 ha.
Theo định hướng phát triển Nông Lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT từ
nay đến năm 2020 đẩy mạnh công tác kinh doanh trồng rừng gỗ lớn đối với
các tỉnh miền núi Việt Nam nơi có thế mạnh về phát triển Lâm Nghiệp. Trong


2
đó, Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi thuộc phía Bắc Việt
Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho trồng rừng kinh doanh

gỗ lớn.
Nhằm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, nâng
cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập
khẩu gỗ nguyên liệu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế
hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2014-2020 theo
Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT [5], tập trung vào 3 vùng sinh thái là Đông Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, với tổng diện tích chuyển hóa để
kinh doanh gỗ lớn là 110.000ha, (Thái Nguyên là 1.200 ha); Diện tích trồng
mới rừng để kinh doanh gỗ lớn là 100.000ha (Thái Nguyên là 6.000 ha); Diện
tích trồng lại để kinh doanh gỗ lớn là 165.000ha (Thái Nguyên là 6.000 ha).
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc tạo
giống, gây trồng loài Xoan đào trong các mô hình làm giàu rừng, rừng trồng
cây gỗ lớn bằng cây bản địa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm lâm học của loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Bổ sung những thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái làm cơ sở
khoa học và thực tiễn cho công tác bảo tồn và phát triển loài Xoan đào tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nói riêng và huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên nói chung.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái của loài Xoan đào.

- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Xoan đào
tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển loài cây này tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi, địa điểm nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Xoan đào phân bố tự nhiên
trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc điểm
đất đai, cấu trúc quần xã thực vật, hiện trạng tái sinh của loài Xoan đào tại
khu vực nghiên cứu.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được quy hoạch gồm
7 xã và 1 thị trấn, tuy nhiên loài Xoan đào chủ yếu mọc trên núi đất và qua
điều tra sơ bộ về phân bố của loài Xoan đào nên đề tài lựa chọn 2 địa điểm để
nghiên cứu là xã: Nghinh Tường và xã Sảng Mộc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và tái
sinh, đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát triển loài Xoan đào.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là những tư liệu quý, tài liệu tham khảo có giá trị
và là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài
Xoan đào. Đây là cơ sở quan trọng để cho việc chọn tạo giống, gây trồng loài
Xoan đào trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của
các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian
(Phùng Ngọc Lan, 1986) [24]. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc
hình thái và cấu trúc tuổi.
- Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng:
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các qui luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong
nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh
thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là
kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh
tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan
điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung
bên trong của hệ sinh thái rừng.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards P.W (1933 - 1934), Baur. G (1962), ODum (1971)... tiến hành. Các
nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur G.N. (1962) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã
đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp
dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức
phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là
đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.



5
Catinot (1965) [7]; Plaudy J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các
phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả
phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...
- Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Risa (1933 - 1934) đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả
để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược
điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây
gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số
giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều. (Dẫn theo
Phùng Ngọc Lan, 1986) [24].
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng xuất
thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử dụng
dạng sinh trưởng (toàn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) của
các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm
thực vật. Phương pháp hình thái của Humboldt và Grisebach được các nhà sinh
thái học Đan Mạch (Warming, 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển.
Raunkiaer đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành các dạng
sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong một
quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho
rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các
dạng sinh trưởng của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại
rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào
hình thái bên ngoài của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất. (Dẫn theo
Nguyễn Văn Thêm 2002) [39].



6
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô
tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học,
trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân
tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu
trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu
nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rollet B (1971), Brung
(1970), Loeth et al (1967)... rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc
không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình
toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [11].
Rollet. B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các
hàm hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân
loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại
rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ
và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ
thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903),
Aubreville (1949), UNESCO (1973)... Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo
xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách rời
khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại
mạo sinh thái. (Dẫn theo Phùng Ngọc Lan, 1986) [24].
Tóm lại, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh



7
rừng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
phục hồi sau nương rẫy còn rất ít.
1.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít
được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa
thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã
ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956) [61] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh
phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây
chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các
cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương
thức chặt tái sinh. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức
đối với tái sinh đã được Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái
học của kinh doanh rừng mưa. (Dẫn theo Baur 1976) [1].
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet
(1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã
nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.3m) cây tái sinh tự nhiên
có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các
số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh
trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo.
Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á
như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng
nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các
biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới
tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [9].



8
H. Lamprecht (1989) [58] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa
sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thụ lâm
phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D.yurkevich (1960) đã chứng minh độ
tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7.
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm
sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây dựng
các phương thức lâm sinh hợp lý.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng
trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy
luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy
luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài
nguyên rừng bền vững.
1.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh vật học cây rừng
Kết quả nghiên cứu về loài cây Căm xe [28], cây Giáng hương [27], cây
Vối thuốc [38] của một số nhà khoa học trên thế giới cho thấy:
Nghiên cứu về hình thái: Trên thế giới nhiều nhà khoa học đã quan
tâm mô tả hình thái loài Căm xe và được Nair và cs (1991), Troup và Joshi
(1983), đã tổng hợp tương đối đầy đủ về thân, cành, lá và các cơ quan sinh
sản. Căm xe có nhiễm sắc thể n =12 (Mehra PN, Hans AS, 1971).
Giá trị sử dụng: Gỗ Căm xe cứng, mịn có mầu nâu đỏ rất bền,
dùng để xây dựng nhà cửa, các công trình có tính chịu lực (Cheriyan PV
và cs, 1987), dùng làm các công cụ như: cày, bừa, trụ tiêu,…(Gamble,
1972, Chudnoff, 1984). Vỏ cây có nhiều tanin dùng để thuộc da (Troup và
Foshi (1983), vỏ quả để chữa bệnh ho ra máu, ngoài ra còn có thể làm thuốc
chữa bệnh lậu, ỉa chảy, xổ giun (Sosef và cs, 1998). Hạt Căm xe có dầu,
Protein là loại thực phẩm cao cấp nhưng chưa được sử dụng, [28].



9
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006) [62], Kebler, Sidiyasa (1994) [57], Vối thuốc là cây thường xanh, kích
thước từ trung bình đến lớn, có thể đạt tới chiều cao 47m, chiều cao dưới
cành có thể đạt 25m, đường kính D1,3 đạt tới 125cm. Vỏ dày, bề mặt xù xì,
màu nâu đến xám đen, mặt trong của vỏ có màu đỏ nhạt, trong vỏ có sợi gây
ngứa. Lá hình thuôn đến elip rộng, kích thước lá từ 6-13cm x3-5cm, đáy lá
hình nêm, đỉnh lá nhọn, có từ 6-8 đôi gân, cuống lá dài khoảng 3mm. Hoa
mọc tại nách lá nơi đầu cành với 2 lá bắc, đài hoa đều nhau, cánh hoa màu
trắng hồng, có nhiều nhị. Nhụy hoa lớn, có 5 ngăn với từ 2-6 noãn mỗi ngăn.
Quả nang hình bán cầu, đường kính từ 2-3cm, vỏ quả nhẵn. Vối thuốc có thể
ra hoa từ tuổi 4, hoa và quả xuất hiện quanh năm, tuy nhiên hoa ra tập trung
theo mùa. Quả có cánh và phát tán nhờ gió.
Gỗ Giáng hương được dùng làm các nông cụ, dùng trong xây dựng,
đóng đồ cao cấp. Vỏ cây Giáng hương có chứa tanin, nhựa có mầu đỏ dùng
nhuộm quần áo (Peass, 1932; Coles và Boyle, 1999), rễ có nốt sần làm giầu
đạm cho đất (Saw, 1984). Giáng hương có thân hình đẹp, nên được trồng ở các
đường phố,…(Ranthket, 1989; Phuang và Liengsiri, 1994), [27].
Phân bố và sinh thái: Loài cây Căm xe phân bố tự nhiên ở Bắc bán cầu
từ vĩ độ 12-250N, các nước châu Á như Ấn độ, Bangladesh, Campuchia,
Malaysia, Lào, Singapo, Thái Lan, Việt Nam. Châu Phi như: Nigeria, Uganda
(Sosef và cs, 1998). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37,5-47,50 C, tối thiểu tuyệt đối
2,50C; Độ ẩm không khí trung bình 70-80%; Lượng mưa bình quân hàng năm
thay đổi từ 1000-5000mm (Troup và Joshi, 1983). Căm xe sinh trưởng được
trên nhiều loại đất phát triển trên nền đá mẹ khác nhau như: Đá Granit, Gnai,
Phiến thạch, Bazan, Quartzit,… (Troup 1983 Nair và cs 1991, Luna 1996) [28].
Giáng hương có phân bố tự nhiên trong rừng bán thường xanh và rừng
khộp ở Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Cole và Boyle,

1999). Giáng hương thường sống ven suối, nơi gần nguồn nước, ở độ cao 100


10
-800m trên mặt nước biển, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37,7 -44,40C, nhiệt độ tối
thấp tuyệt đối 4,4-11,20C, lượng mưa bình quân 890-3570mm/năm (chủ yếu ở
vùng có lượng mưa 1270-1520mm/năm). Giáng hương mọc trên đất phát triển
từ các loại đá mẹ khác nhau nhưng tốt nhất trên đất cát pha
(Bunyaveijchewin, 1983; Chanpaisang, 1994) [27].
Nghiên cứu về cấu trúc quần thể: Giáng hương thường mọc hỗn loài
với các loài Căm xe, Gõ đỏ, Bằng lăng, Chiêu liêu, Bình linh, Cẩm liên,… ít
khi mọc thành đám (Bunyaveijchewin, 1983; Shahunalu, 1995).
Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của cây: Với loài cây Căm xe là cây
chịu sáng lúc còn nhỏ, cây có khả năng tái sinh hạt, chồi gốc và chồi rễ đều
mạnh, rải rác ở dưới tán rừng (Troup, 1983). Căm xe có khả năng chịu được
cháy và sống sót cao hơn một số loài cây khác trong một quần thể, cây lúc
còn nhỏ khả năng chịu hạn kém [28].
Với loài cây Vối thuốc: là cây chịu rét tốt, cây có thể sống được ở
nhiệt độ không khí -30C, nếu nhiệt độ thấp duy trì trong thời gian dài thì
ngưỡng sinh thái nhiệt là 0-50C. Nếu ngẫu nhiên có sương giá 3 ngày liên tục
thì chỉ những cây non mới bị hại ở đỉnh ngọn (Chetri Deepak B. Khatry and
Fowler Gary W, 1996) [55]. Vối thuốc chịu được nhiệt độ cao. Giới hạn sinh
thái nhiệt của cây lên tới 37-450C. Do trong tế bào thịt vỏ của Vối thuốc
chứa nhiều nước, nên độ ẩm và điểm bốc cháy của cây cao, khả năng chịu
nhiệt và chịu lửa cháy của loài cây này rất tốt (Chen - Li, Wang - XiaoFei;
Chen-L; Wang -XF)[94]. Vối thuốc là cây ưa sáng, nhưng lúc nhỏ có khả
năng chịu bóng. Biểu hiện rõ rệt nhất của đặc tính này là Vối thuốc tái sinh
yếu dưới tán rừng rậm, nhưng tái sinh hạt dày đặc tại các lỗ trống trong
rừng. Vối thuốc có khả năng đâm chồi mạnh sau cháy rừng hoặc sau khi rừng
bị sương giá hủy hoại. Số chồi bình quân rất lớn, lên tới 8-9 chồi/gốc, có khi

tới 15-20 chồi/gốc.


11
Gây trồng và sinh trưởng: Trên thế giới việc gây trồng cây Căm xe
chưa được chú trọng, chỉ trồng thăm dò một vài nơi, cây Căm xe ở rừng tự
nhiên thuộc vùng cao Ankola sinh trưởng chậm 10 năm chu vi đạt 15,2cm,
trong khi đó cây Căm xe trồng ở vùng thấp Malayattur (Ấn độ) 10 năm thì
chu vi đạt 55cm (Luna, 1996), nhìn chung cây Căm xe trồng rừng sinh trưởng
khá có nhiều triển vọng.
Với cây Giáng hương: Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng
trồng,ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi trong vườn ươm cây Giáng hương có chiều
cao trung bình 20-25cm (Prosea, 1994). Tỷ lệ sống của cây ở rừng trồng là
84% (Saw, 1984). Ở Thái Lan cây 8 tuổi ở rừng trồng có chiều cao
7,28m và đường kính 11,58cm, cây 18 tuổi có các chiểu tiêu trên
tương ứng là 14,9m và 25,9cm (Chanpaisang, 1994) [27].
Một số nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của loài cây Vối thuốc,
lĩnh vực này đã được thực hiện tại Quảng Tây- Trung Quốc (Ngô Quang Đê,
2004) [15] và tại Bengal- Ấn Độ năm 1982 (Vũ Văn Hưng, 2004), kết quả chủ
yếu mới là đánh giá tình hình sinh trưởng và so sánh sinh trưởng của Vối
thuốc với một số loài cây khác, như: Lát hoa, Giổi, Tếch,...Wen Dazhi, Kong
Guohui, Lin Zhifang và Ye Wanhui (1999) [62] của Viện thực vật Nam Trung
Quốc, đã so sánh sự ức chế sinh trưởng cây con của 4 loài cây á nhiệt
đới bởi cường độ ánh sáng, là: Castanopsisfissa, Vối thuốc, Cryptocarya
concinna và Thông đuôi ngựa từ rừng á nhiệt đới Dinghushan. Sau khi cấy
cây con 2 đến 3 năm tuổi trong chậu và che sáng ở các mức độ 16%, 40% và
100% trong thời gian 16 tháng. Chiều cao và đường kính của Thông đuôi
ngựa và Cryptocarya concinna trong trường hợp không che sáng lớn hơn
trong trường hợp che sáng. Tất cả các loài số cành giảm đi khi cường độ ánh
sáng giảm đi. Các loài Castanopsis fissa, Cryptocaryaconcinna trong điều

kiện che sáng có số lá nhiều hơn trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn, nhưng
Vối thuốc thì ngược lại. Hai loài Castanopsis fissa và Vối thuốc sự biến đổi


12
sinh khối trên mặt đất là rất ít, nhưng sinh khối của rễ lại giảm khi cường độ
ánh sáng giảm (Long S.P. and Hallgren, 1993) [59].
Nghiên cứu về vật hậu: Ở Thái Lan Giáng hương nẩy chồi vào tháng 2-3,
hoa nở và thụ phấn tháng 3-4, kết thúc thụ phấn vào đầu tháng 5 (Ramin và
Owens, 1998). Quả hình thành từ tháng 5, quả chín vào tháng 10-11, khi đó cũng
là lúc bắt đầu rụng (Coles và Boyle, 1999). Giáng hương có khối lượng 1000 quả
là 41 g (Hor Yue-Luan, 1993). Quả dài 56,3-76,3 mm, rộng 46,5-57,7mm,
khoang hạt dài 17,6 - 20,8mm, rộng 16,6-20,3mm (Piewluang, 1996) [27].
1.1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm họ Hoa hồng
Họ Hoa hồng (Rosaceae) là một họ lớn trong thực vật, với khoảng
2.000-4.000 loài trong khoảng 90-120 chi. Họ Hoa hồng - Rosaceae đã được
Juss mô tả năm 1789: Cây bụi leo, lá đơn hay lá kép lông chim lẻ hay lá kép
chân vịt luôn luôn có lá kèm, mọc cách. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, nhị
nhiều, rời, nhiều lá noãn rời hay dính, hay bầu 1 ô; số vòi bằng số lá noãn.
Quả kép hay quả hạch đơn. Thế giới có 115 chi, 3000 loài, phân bố trên Toàn
thế giới, tập trung ôn đới Bắc [68].
1.1.5. Những nghiên cứu về Xoan đào
Xoan đào Pygeum arboretum Endl.ex Kurz có tên đồng nghĩa là
Prunus arborea var. montana (Hook.f.) Kalkman, ngoài ra còn có 22 từ đồng
nghĩa khác [69].
Kerr, Arthur Francis G., thu mẫu Xoan đào Pygeum arboreum Endl. Họ
Hoa hồng - Rosaceae tại Siam, Thailand 03/1929 [70].
Trieu Hung Thai et al. (2010) [60], nghiên cứu sự phát triển của một số
loài cây bản địa ở vùng đất bị suy thoái rừng miền Bắc Việt Nam, nghiên cứu
được thực hiện ở vùng núi phía Bắc Việt Nam tại 2 tỉnh Hoà Bình và Phú

Thọ: nghiên cứu đã so sánh tốc độ tăng trưởng và đặc điểm sinh lý của các
loài cây bản địa trong đó có loài Xoan đào Pygeum arboreum làm cơ sở lựa
chọn một số loài phù hợp để phục hồi diện tích rừng bị suy thoái.


13
Vị trí của loài trong hệ thống phân loại được thể hiện như sau:
Giới:

Plantae

Ngành:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Rosales

Họ:

Rosaceae

Chi:
Loài:


Prunus
Pygeum arboreum Endl

Tên đồng nghĩa là: Prunus arborea var. montana (Hook.f.) Kalkman)
- Phân loại và thực vật học: Xoan đào có tên khoa học là (Pygeum
arboreum Endl) tên đồng nghĩa (Prunus arborea), tên khác theo tiếng Thái
Lan - Lào May Mactec, thuộc họ Rosaceae. Trên thế giới Xoan đào phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn độ, Pakistan,
Chine, Myanmar, Thailand...).
Trong The plant list của vườn thực vật Hoàng gia Kew, thì loài Xoan
đào (Pygeum arboreum Endl. ex Kurz) có tên đồng nghĩa là (Prunus arborea
var. montana (Hook.f.) Kalkman).
Xoan đào là cây gỗ lớn trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 40m
đường kính 75cm. Thân cây hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, bên
ngoài vỏ màu xanh lá cây, dác gỗ màu trắng. Cành non được bao phủ bởi lông
mịn dày đặc màu nâu, lá đơn nguyên hình trứng hoặc elip rộng 2-7cm, dài
khoảng 15cm, 2 mặt lá đều có lông. Hoa chùm màu vàng trắng mọc ở nách lá
hình chuông chia làm nhiều thùy. Quả hạch, hình cầu, có lông, đường kính
khoảng 0,5cm màu xanh lá cây sau đó màu đỏ hoặc đen.
- Đặc điểm sinh thái: Cây mọc phân tán trong các rừng nguyên sinh và
thứ sinh. Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, dễ gây trồng, có thể trồng
thuần loài hoặc hỗn giao với nhiều loài cây khác. Cây tái sinh mạnh trong các
loại rừng thứ sinh.


14
Cây Xoan đào có biên độ sinh thái rộng và gây trồng trên nhiều loại
đất, nhiều loại lập địa khác nhau. Song những nơi còn tính chất đất rừng cây
sinh trưởng và tái sinh mạnh hơn.
- Giá trị sử dụng: Gỗ Xoan đào được xếp ở nhóm VI, gỗ bền đẹp có

đặc tính cơ lý rất tốt, trọng lượng gỗ trung bình, bề mặt gỗ có màu đỏ nhạt dễ
gia công dùng để đóng đồ nội thất và cao cấp trong gia đình.
- Nhân giống và tạo cây con: Chọn cây lấy giống là những cây sinh
trưởng tốt, thân thẳng, tán rộng, không bị sâu bệnh và đã có từ hai vụ quả trở
lên. Việc nghiên cứu chọn và nhân giống Xoan đào trên thế giới còn rất hạn
chế song các tác giả cho biết Xoan đào có thể được nhân giống bằng phương
pháp hữu tính (từ hạt) là tốt nhất. Khi quả chín thu hái và loại bỏ tạp chất ủ
vào cát từ cho tới khi vỏ hạt thối ra đem đãi sạch sau đó gieo ươm ngay hoặc
bảo quản (bảo quản trong cát, bảo quản khô).
Có hai cách gieo hạt:
+ Ủ hạt trong cát ẩm, túi vải đến khi hạt nứt nanh thì gieo trực tiếp vào
bầu. Tỷ lệ nảy mầm được khoảng 80% hoặc ngâm trong nước để làm mềm
thịt sau đó loại bỏ các xác thịt dưới vòi nước, sấy khô sau đó bảo quản chúng
trong các thùng chứa.
+ Gieo hạt trên luống cát ẩm hoặc luống đất đến khi hạt nảy mầm được 2 lá
thì nhổ cấy vào bầu. Trong thời gian cây còn nhỏ cần che bóng sau dỡ dần giàn
che để cây thích nghi dần với điều kiện gây trồng (Lê Đình Khả et al, 2003) [56].
- Kỹ thuật gây trồng: Xoan đào nên trồng nơi đất sâu dày, ẩm mát
nhưng thoát nước, tốt nhất là đất còn tính chất đất rừng để trồng rừng. Xoan
đào có thể trồng rừng thuần loài hoặc hỗn giao với một số loài cây bản địa
khác với các mật độ trồng rừng khác nhau tùy thuộc vào lập địa và mục đích
kinh doanh.


15
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thái
Văn Trừng (1978) [47], Trần Ngũ Phương (1970) [31] cũng đã nghiên cứu cấu

trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phương (1970) [31] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về
tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên
được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các
hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và
tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương
pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt
Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và
có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh
thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả
này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam,
đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che
của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với
những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt
nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để
trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng có cấu trúc sinh thái phức tạp
nhất về thành phần loài, tầng thứ và dạng sống thể hiện sự phong phú thông
qua chỉ tiêu đa dạng loài. Các chỉ tiêu đa dạng về loài của rừng tự nhiên là tỉ


×