Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thăm dò khả năng sử dụng thức ăn trong nước để ương cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn từ cá hương lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
-------------***-------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ Thăm dò khả năng sử dụng thức ăn trong nước để ương cá Hồi vân
(Oncorhynchus mykiss) giai đoạn từ cá hương lên cá giống ”

Người thực hiện:

: NGUYỄN THỊ THU BÌNH

Lớp

: NTTS - K51

Người hướng dẫn

: TS. TRẦN THỊ NẮNG THU
Bộ môn: Nuôi trồng Thuỷ sản

Địa điểm thực tập : Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản nước lạnh
Sa Pa - Lào Cai

HÀ NỘI - 2010


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, thực hiện tốt nghiệp và để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ phía Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi & Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Cô giáo TS. Trần Thị Nắng Thu, bộ môn Nuôi trồng thủy sản đã hướng
dẫn, quan tâm, chỉ bảo giúp đỡ tận tình em triển khai và hoàn thành đề tài
nghiên cứu. Cho phép em được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc vè sự
giúp đỡ tận tình quí báu đó của cô.
Các thầy, cô giáo trong bộ môn Nuôi trồng thủy sản và các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng thủy sản cùng các thầy, cô giáo trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân Trung tâm
nghiên cứu thủy sản nước lạnh Thác Bạc – Sa Pa – Lào Cai đã giúp đỡ tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm động viên,
giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Bình

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

i



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................i
1.1 Mở đầu.............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài..........................................................................................2
1.3 Nội dung thực hiện..........................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
2.1 Đặc điểm sinh học của cá hồi vân...................................................................4
2.1.1 Vị trí phân loại..............................................................................................4
2.1.2 Phân bố.........................................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm hình thái.......................................................................................5
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................................6
2.1.5 Khả năng sinh trưởng...................................................................................6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản.........................................................................................7
2.2 Nhu cầu các chất dinh dưỡng của cá Hồi vân.................................................7
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin......................................................................7
2.2.2 Nhu cầu Lipid và Acid béo..........................................................................9
2.2.3 Nhu cầu Cacbonhydrat..............................................................................10
2.2.4 Nhu cầu năng lượng..................................................................................11
2.2.5 Nhu cầu Vitamin.........................................................................................11
2.2.6 Nhu cầu chất khoáng.................................................................................12
2.3 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá hồi vân.............13
2.3.1 Nhiệt độ nước.............................................................................................13
2.3.2 Oxy hòa tan..............................................................................................14
2.3.3 pH...............................................................................................................15
2.3.4 Tốc độ dòng chảy......................................................................................16

2.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Hồi Vân........................................16
2.4.1 Trên thế giới..............................................................................................16

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

ii


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

2.4.2 Trong nước................................................................................................17
2.5 Tình hình nuôi thương phẩm cá Hồi Vân......................................................18
2.5.1 Trên thế giới..............................................................................................18
2.5.2 Việt Nam.....................................................................................................19
2.6 Nghiên cứu về khô dầu vừng trong thức ăn thủy sản...................................20
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................22
3.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................22
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................22
3.2.2 Nguồn gốc giống cá và thức ăn thí nghiệm..............................................22
3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm...................................................................................22
3.3 Thức ăn thí nghiệm........................................................................................23
3.3.1 Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu...................................................23
3.3.2 Công thức thức ăn......................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................24
3.4.1 Các bước xây dựng công thức và sản xuất thức ăn tự chế........................24
3.4.2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.......................................25
3.4.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................25

3.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu............................................................26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................27
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................28
4.1 Chất lượng của viên thức ăn..........................................................................28
4.1.1 Cảm quan của viên thức ăn.......................................................................28
4.1.2 Dinh dưỡng của thức ăn.............................................................................28
4.2 Điều kiện môi trường....................................................................................30
4.2.1 Nhiệt độ.....................................................................................................30
4.2.2 Oxy hòa tan...............................................................................................32
4.2.3. Giá trị pH...................................................................................................34

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

4.3 Tốc độ tăng trưởng.......................................................................................35
4.3.1 Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm....................................35
4.3.2 Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu....................................................37
4.3.3 Khối lượng cá tăng.....................................................................................38
4.4 Chất lượng protein.........................................................................................38
4.4.1 Hiệu quả protein (PER)..............................................................................38
4.4.2 Protein tích lũy (PR)...................................................................................41
4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn.............................................................................41
4.6 Tỷ lệ sống......................................................................................................43
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................45

5.1 Kết luận.........................................................................................................45
5.2 Đề xuất..........................................................................................................46
Tài liệu tiếng Việt................................................................................................47
Tài liệu tiếng Anh................................................................................................47

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

iv


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhu cầu acid amin không thay thế của cá Hồi vân (% Pr)..................9
Bảng 2.2: Nhu cầu một số Vitamin của cá Hồi vân (trong 1kg thức ăn)............12
Bảng 2.3: Nhu cầu một số chất khoáng cho cá Hồi vân.....................................13
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng các nguyên liệu (% VCK)............................23
Bảng 3.2: Công thức thức ăn của 5 loại thức ăn thí nghiệm..............................23
Bảng 4.1: Dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (tính theo VCK).......................29
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng cá Hồi vân ( Mean ± SE Mean)...........................36
Bảng 4.3: Hiệu quả sử dụng protein ở các công thức thí nghiệm.......................40
Bảng 4.4: Hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống.............................................42

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

v



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)............................4
Hình 2.2: Một số loài cá Hồi nước ngọt đang được nuôi trên thế giới..................5
Đồ thị 2.5: Sản lượng cá Hồi vân trên thế giới từ năm 1950 đến năm 2007
(FAO, 2008).........................................................................................................18
Đồ thị 4.1: Nhiệt độ nước và không khí trong quá trình thí nghiệm..................30
Đồ thị 4.2: Dao động nhiệt độ trong ngày..........................................................31
Đồ thị 4.3: Oxy hoà tan của nước trong quá trình thí nghiệm............................32
Đồ thị 4.4: Giá trị pH trong quá trình thí nghiệm...............................................34
Đồ thị 4.5: Tốc độ tăng trưởng của cá Hồi vân qua các lần thu mẫu..................38
Đồ thị 4.6. Tỷ lệ sống của cá Hồi vân trong quá trình thí nghiệm.....................43

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

vi


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADG
CTTĂ
ctv
ĐC

DO
FCR
KL
PER
Pr
PR
SGR
TĂTN
TB
TLS
TN
UFFDA
VCK

Average daily growth
Công thức thức ăn
Cộng tác viên
Đối chứng
Oxy hoà tan
Feed conversion rate
Khối lượng
Protein efficiency ratio
Protein
Protein retention
Special growth ratio
Thức ăn thí nghiệm
Trung bình
Tỷ lệ sống
Thí nghiệm
Used friendly formulation done again

Vật chất khô

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

vii


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1 Mở đầu
Ngành nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển, ngoài những đối
tượng nuôi truyền thống, nhà nước luôn khuyến khích nghiên cứu và đưa vào
sản xuất những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế nhằm mục tiêu đa dạng hóa
đối tượng nuôi, cũng như để góp phần tăng năng suất và sản lượng trong Nuôi
trồng thủy sản. Vì thế trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã
quan tâm đến việc nhập nội các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế phù hợp với
điều kiện Việt Nam
Cá Hồi vân hiện nay đang là đối tượng nuôi rất được quan tâm, bởi đây
là một đối tượng nuôi mới, khai thác được nguồn nước lạnh tiềm năng và đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nuôi cá Hồi vân hiện nay phát triển rất
mạnh, diện tích và sản lượng nuôi đang ngày càng được mở rộng. Mặc dù cá
Hồi vân mới được đưa về nuôi ở nước ta từ năm 2005 nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn đã cho thấy tốc độ phát triển của phong trào nuôi cá Hồi vân là
rất nhanh. Ban đầu từ chỗ chỉ nuôi quanh khu vực Sapa Lào Cai thì đến nay
đã lan ra rộng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, những khu vực có
nguồn nước lạnh phù hợp cho cá Hồi vân sinh trưởng và phát triển như: Tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, Kon Tum, Lai Châu , Hà Giang, Cao Bằng,

Nghệ An, Thanh Hoá....
Diện tích nuôi ngày càng mở rộng kéo theo nhu cầu về con giống cũng
tăng theo. Những năm đầu phát triển chúng ta phải nhập trứng đã được thụ tinh
đưa về ấp nở và ương nuôi lên thành cá giống, do đó phải lệ thuộc rất lớn về
nguồn cung, ảnh hưởng rất lớn đến tính thời vụ và các nguy cơ rủi ro khác. Tuy
nhiên hiện nay bước đầu chúng ta đã cho sinh sản thành công loài cá này tại Việt
Nam. Thành công đó giúp chủ động con giống cung cấp cho nhu cầu nuôi. Tuy
nhiên, trong quá trình ương cá giai đoạn cá hương, cá giống vẫn hoàn toàn phụ

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

thuộc vào nguồn thức ăn mua từ nước ngoài. Việc phải dựa vào nguồn thức ăn
nhập khẩu đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, giá thành cao và không chủ
động về thời gian. Một trong những khó khăn hiện nay là thiếu công nghệ sản
xuất thức ăn có kích cỡ viên nhỏ, công thức thức ăn phù hợp như hàm lượng
đạm, mỡ ... đối với cá ương ở giai đoạn này. Mặt khác, thực tế trong khuôn khổ
của đề tài nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá Hồi
vân tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 tiến hành, ở khâu
ương nuôi cá hương, cá giống tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng chưa đạt như
mong muốn do việc chưa hoàn toàn chủ động về nguồn thức ăn nên việc đáp
ứng kịp thời lượng thức ăn cho ương nuôi nhiều khi không đảm bảo. Một hạn
chế khác là thức ăn cho cá giai đoạn này có giá thành cao do phải sử dụng bột cá
có chất lượng cao, việc thay thế một tỷ lệ nhỏ bột cá bằng các nguyên liệu rẻ

tiền khác sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
Để giải đáp vấn đề này trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, tôi xin mạnh
dạn đề nghị thực hiện đề tài “ Thăm dò khả năng sử dụng thức ăn trong nước
để ương cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn từ cá hương lên cá
giống ”. Kết quả của đề tài sẽ góp phần từng bước giải quyết được những vấn đề
còn hạn chế để dần hoàn thiện quy trình sản xuất giống và ương nuôi cá Hồi vân
hiện nay ở nước ta.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài: hoàn thiện quy trình ương nuôi cá Hồi vân tại
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của đề tài: chủ động nguồn thức ăn trong quy trình ương
nuôi cá Hồi vân từ cá hương lên cá giống tại Việt Nam.
1.3 Nội dung thực hiện
Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ tập trung vào một số vấn đề như:
Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thức ăn cho cá Hồi vân giai đoạn cá hương lên
cá giống. Do đó, các nội dung sẽ được tiến hành trong đề tài như sau:

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

+ Xây dựng công thức thức ăn cho cá Hồi vân giai đoạn từ cá hương 45
ngày tuổi (1g) lên cá giống 120 ngày tuổi (5g).
+ Sản xuất thức ăn tại Trường Đại học Nông nghiệp dựa theo các công
thức đã thiết lập.

+ Thử nghiệm nuôi cá Hồi vân từ 45 ngày (1g) đến 120 ngày (5g) trong
thùng xốp với thức ăn tự sản xuất và so sánh với thức ăn nhập từ Pháp.
+ Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua các chỉ số: tỷ lệ sống, lượng
thức ăn cá ăn theo nhu cầu đến no (voluntary feed intake) hệ số sử dụng thức ăn,
tốc độ tăng trưởng của cá.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá Hồi vân
2.1.1 Vị trí phân loại
Cá Hồi vân có tên tiếng Anh là Rainbow trout. Trước năm 1989 cá Hồi
vân được xếp vào giống cá hồi có tên khoa học là Salmon gairdneri, nhưng hiện
nay chính thức chúng có tên khoa học là Oncorhynchus mykiss (Hardy, R.W. và
ctv, 2000).
Cá Hồi vân có vị trí phân loại như sau:
Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: O. Mykiss

Hình 2.1: Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)
2.1.2 Phân bố

Cá Hồi vân Oncorhynchus mykiss, có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình
Dương - khu vực Bắc Mỹ. Loài cá này đã được di nhập vào nhiều nước châu Âu
từ những năm 1890 (Boujard và ctv, 2002).
Cá Hồi bao gồm nhiều nhóm có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ
phát triển khác nhau. Trong đó có thể kể đến hai nhóm chính bao gồm nhóm
sinh sống ngoài biển và nhóm sinh sống phát triển trong các thuỷ vực nước ngọt.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

Loài cá được gia hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong các
thuỷ vực nước ngọt là cá Hồi vân. Loài cá này hiện đang được thị trường ưa
chuộng và phát triển.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá Hồi vân có hình dáng thuôn, thon dài với 60-66 đốt sống, 3-4 gai sống
lưng, 10-12 tia vây lưng, 8-12 tia vây hậu môn và 19 tia vây đuôi. Trong các vây
có chứa lớp mô mỡ, mép vây thường có màu đen.
Lưng cá có màu xanh như màu quả ô liu. Ở cá trưởng thành trên thân có
một dải màu hồng chạy dọc theo đường bên, dải này càng đậm ở thời kỳ cá sinh
sản và bụng có màu trắng bạc. Trên lưng, lườn, đầu và vây có các chấm màu đen
hình cánh sao (Huet, 1986). Màu sắc và hình dáng bên ngoài của cá tùy thuộc
vào môi trường sống, tuổi, giới tính và mức độ thành thục (Delaney Kevin,
1994). Đặc điểm hình thái bên ngoài của bốn loài cá hồi nước ngọt đang được
nuôi phổ biến trên thế giới được thể hiện tại hình 2.2:


Hình 2.2: Một số loài cá Hồi nước ngọt đang được nuôi trên thế giới

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Hồi vân là loài cá ăn động vật và có thể gây ảnh hưởng đến các loài
thủy sản khác trong thủy vực. Giai đoạn cá con chúng ăn sinh vật phù, khi
trưởng thành chuyển sang ăn các loài côn trùng, giáp xác và cả cá con (Cho và
Cowey, 1991). Năm 1974, Embody và Gordon đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên
về thức ăn tự nhiên của cá Hồi vân, kết quả cho thấy trong thức ăn tự nhiên của
cá Hồi vân có hàm lượng protein, mỡ và các khoáng chất lần lượt là 45%, 1617% và 12% (Hardy và ctv, 2000). Sau khi nở, cá bột sử dụng noãn hoàng để
làm thức ăn. Khi túi noãn hoàng gần hết chúng bắt đầu tìm kiếm thức ăn trong
tầng nước mặt. Vì cá Hồi vân bột có kích cỡ khá lớn cho nên có thể sử dụng
thức ăn công nghiệp để ương cá giai đoạn đầu (Hardy và ctv, 2000 [27];
Hardy, 2002).
2.1.5 Khả năng sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng của cá Hồi vân tùy thuộc vào nhiệt độ, dinh dưỡng
và yếu tố di truyền. Nhìn chung cá Hồi vân có tốc độ sinh trưởng nhanh:
- Trong điều kiện môi trường sống giàu thức ăn tự nhiên cá có thể đạt
100g trở lên trong năm đầu, 250-300g sau 2 năm và sau 3 năm đạt 40-45cm
(Huet, 1986).
- Trong điều kiện nuôi, tính từ trứng có điểm mắt đến khi đạt 10-20 tháng

nuôi cá có thể đạt khối lượng bình quân 200 g/con (Bromage và ctv, 1990). Sau
9 tháng nuôi cá có thể đạt 250 -300 g/con. Sau 12-18 tháng nuôi cá có khối
lượng 280-400 g/con.
Sống tự nhiên ở hồ Kooteney-British Columbia cá đạt kích thước lớn nhất
là 17-23kg ở 5-6 tuổi. Tuy nhiên, trong các suối cá chỉ đạt khối lượng 100g sau
1 năm tuổi và 300-450g sau 3 năm tuổi (Hardy và ctv, 2000).

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, người ta đã phát hiện cá hồi vân có thể sinh sản ở lứa tuổi
rất sớm, cá đực ở 2-3 tuổi, cá cái 3 tuổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước
và thức ăn sử dụng. Mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.
Nhiệt độ nước thích hợp cho cá hồi vân sinh sản từ 2-15 0C (Hardy và ctv,
2000), tối ưu là 10-12,80C (Cain và ctv, 1993). Cũng thấy trường hợp cá bắt đầu
đẻ từ tháng 12 thậm chí sớm hơn (Huet, 1986), mùa cá đẻ xảy ra sớm hay muộn
phụ thuộc vào nguồn gốc phân bố và sự khắc nghiệt của mùa đông (Delaney
Kevin, 1994).
Cá Hồi vân có thể sinh sản tự nhiên trong các thuỷ vực nước lạnh nơi có
hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao với phần đáy là lớp sỏi. Cá di cư hàng
trăm đến hàng ngàn cây số để sinh sản. Khi đến bãi đẻ, cá cái tham gia chuẩn bị
và đào hố đẻ trên khu vực có sỏi đá, đó cũng là lúc cá đực lựa chọn bạn tình. Cá
cái đẻ trứng đồng thời cá đực tưới tinh và thời gian thụ tinh diễn ra rất nhanh

(Brown, 2004; FAO, 2006).
Cá cái có tập tính đào tổ đẻ trứng, 1kg cá cái có thể sản xuất 2.000 quả
trứng cỡ 3-7mm. Trong điều kiện nuôi vỗ trong ao, bể, cá bố mẹ có thể thành
thục nhưng chúng không có khả năng đẻ tự nhiên. Tuy nhiên, cá giống có thể
được sản xuất bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo hoặc thu trứng từ tự nhiên về
ấp nở trong điều kiện nhân tạo.
Thời gian để trứng nở tùy thuộc vào nhiệt độ nước. Ở nhiệt độ 4,5 0C trứng
sẽ nở sau 80 ngày, ở 100C là 31 ngày và ở 150C là 19 ngày (Hardy và ctv, 2000;
Hardy, R.W., 2002).
2.2 Nhu cầu các chất dinh dưỡng của cá Hồi vân
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin
Thức ăn của cá Hồi vân chủ yếu là động vật, giáp xác chính vì vậy thức
ăn của chúng chứa hàm lượng protein động vật ở mức cao nhất. Cũng giống như
các loài cá khác, giai đoạn cá nhỏ chúng đòi hỏi nhu cầu protein và năng lượng

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

cao hơn so với cá lớn. Theo Hinshaw; Jeffey M.(1999) thì thức ăn của cá Hồi
vân giai đoạn cá hương cá giống cần có hàm lượng protein là 50%, với cá lớn
hơn nhu cầu protein giao động từ 38 – 45%.
Tuy nhiên trên thực tế thức ăn công nghiệp dùng cho cá Hồi vân thường
chứa hàm lượng protein dao động từ 42 – 48% tùy theo từng giai đoạn phát triển
(Hardy và ctv, 2002) và hàm lượng protein tiêu hóa dao động từ 33 – 42% tùy

thuộc vào mức độ năng lượng trong thức ăn (Cho, C. Y và ctv, 1991).
Có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của cá Hồi vân tốt
nhất khi thức ăn có chứa hàm lượng protein là 40 – 50%. Đối với thức ăn giàu
cacbonhydrat thì cần có hàm lượng protein thô 40%, trong khi đó với thức ăn
mà chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu thì hàm lượng protein chỉ
cần 30 – 35% sẽ cho sinh trưởng của cá ở mức tối đa (Steffens, 1989).
Từ giai đoạn cá bột lên cá hương cá Hồi vân cần lượng chất đạm trong
thức ăn là 45 – 50% cho tới giai đoạn lên cá hương, giai đoạn giống cá cần 42 –
48% chất đạm trong thức ăn hàng ngày, sau đó chúng chỉ cần thức ăn có hàm
lượng 35 – 40% chất đạm (Webster and Lim, 2002). Nhu cầu protein đối với cá
Hồi vân cao nhất trong giai đoạn cá bột sau đó giảm dần ở các giai đoạn cá
giống và cá trưởng thành.
Nhu cầu 10 acid amin không thay thế của cá Hồi vân đã được xác định, cụ
thể được thể hiện trong bảng sau:

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

Bảng 2.1: Nhu cầu acid amin không thay thế của cá Hồi vân (% Pr)

STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Amino acid
Arginine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Cystine
Phenylalanine
Tyrosine
Threonine
Tryptophan
Valine

Nguồn tài liệu
NRC ( 1993)
Hardy, R.W (2002)
3,6
5,0
1,6

1,8
2,4
2,0
4,4
3,5
5,3
4,5
1,8
3,5
0,9
Nd
3,2
4,5
2,0
Nd
3,3
2,0
0,6
0,5
3,2
3,2

2.2.2 Nhu cầu Lipid và Acid béo
Sau protein, lipid là thành phần quan trọng trong thành phần thức ăn.
Lipid cung cấp năng lượng cao cho cá và là dung môi để hòa tan một số vitamin.
Theo Vũ Duy Giảng (2003) khẩu phần ăn của cá vùng nước lạnh cần
nhiều lipid hơn cá vùng nước ấm vì khả năng sử dụng cacbonhydrat để tạo năng
lượng của chúng kém hơn. Đối với cá Hồi vân hàm lượng dầu trong thức ăn có
thể ở mức 24%.
Rehulka và ctv (2003) cho biết khi tăng hàm lượng lipid sẽ tăng khả năng

sử dụng protein và năng lượng. Hàm lượng lipid tăng từ 8% lên 16% trong thức
ăn kết quả là làm giảm tỷ lệ chết và cá sinh trưởng tốt hơn.
Từ giai đoạn cá bột lên cá hương cá Hồi vân cần lượng lipid trong thức ăn
là 16 – 18% cho tới giai đoạn lên cá hương, giai đoạn giống cá cần 20 – 24%
chất béo trong thức ăn hàng ngày, sau đó chúng chỉ cần thức ăn có hàm lượng 14
– 16% chất béo (Webster and Lim, 2002). Trong thực tế hàm lượng lipid trong
thức ăn của cá Hồi vân dao động từ 16 – 24% tùy theo giai đoạn phát triển của
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

cá (Hardy và ctv, 2002).
Cá Hồi vân đòi hỏi trong thức ăn có khoảng 1% acid béo thiết yếu trong
họ ω3 (Barrow và Hardy, 2001). Sử dụng hỗn hợp acid béo 18: 3ω 3 /18: 2ω6 theo
tỷ lệ 0,5% - 3%/1% sẽ cho tốc độ sinh trưởng của cá tốt hơn so với dùng đơn 18:
3ω3 hoặc bổ sung 18: 2ω6 với lượng cao hơn (2,5 – 5%). Nếu sử dụng đơn 18:
3ω3 với tỷ lệ 5% thì tốc độ sinh trưởng của cá cũng không bằng so với có bổ
sung 18: 2ω6 . Vì vậy 18: 2ω6 được cho là có vai trò như chất bổ sung đáp ứng
nhu cầu acid béo thiết yếu của cá Hồi.
Trong thức ăn có acid béo không no 20: 5ω3 và 22: 6ω6 sẽ cho tốc độ sinh
trưởng của cá cao hơn so với thức ăn chỉ có 18: 3ω3.
2.2.3 Nhu cầu Cacbonhydrat
Sự có mặt của cacbonhydrat trong khẩu phần thức ăn của cá ăn động vật
là không cần thiết. Trong thức ăn tự nhiên của cá Hồi vân nhu cầu không có
Cacbonhydrat. Tuy nhiên chúng vẫn có thể tiêu hóa cacbonhydrad nhưng ở mức

thấp hơn nhiều so với protein và lipid (Steffens, 1989).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với cá biển và cá nước lạnh có khẩu phần
cacbonhydrat tiêu hóa thấp hơn so với cá nước ngọt và nước ấm. Đối với cá Hồi
vân đòi hỏi khẩu phần cacbonhydrat tiêu hóa không quá 20% (Steffens, 1989).
Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng của cá Hồi vân cho biết hàm lượng
cacbonhydrat tiêu hóa trong thức ăn của cá Hồi vân tối đa là 12 – 20%.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

2.2.4 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của cá chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng,
mức độ hoạt động, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ nước, tuổi cá, tỷ lệ tiêu
hóa, thành phần thức ăn, độ dài ngày và cả bị stress do các yếu tố thủy lí, hóa
của môi trường. Đối với cá Hồi vân nhu cầu năng lượng duy trì hoạt động chiếm
khoảng 17- 24% so với tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của nó (Steffens,
1989). Cá Hồi nhỏ đòi hỏi năng lượng trong khẩu phần ăn cao hơn cá lớn
(Hinshaw, J.M.,1999). Kim và ctv (1992) cho biết năng lượng tiêu hóa cần thiết
để tăng trưởng được 1kg cá Hồi vân là 17,5 Kcal.
Rehulka và ctv, (2003) cho biết nhu cầu khẩu phần ăn tối ưu của cá là cân
bằng giữa mức năng lượng và hàm lượng protein. Theo Alvares, M.J. và ctv
(1998) đã tiến hành thí nghiệm với các mức lipid và protein khác nhau. Kết quả
là khi tăng hàm lượng Lipid, năng lượng tiêu hóa và Protein tiêu hóa thì tốc độ
tăng trưởng của cá cũng tăng. Khoảng 35 – 40% năng lượng tiêu hóa của cá Hồi

vân có nguồn gốc lipid và 40 – 45% từ protein (Steffens, 1989).
2.2.5 Nhu cầu Vitamin
Vitamin được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp của cá không chỉ để thúc
đẩy tăng trưởng mà còn nhằm mục đích ngăn ngừa các rối loạn bệnh lý do thiếu
vitamin (Vũ Duy Giảng, 2003).

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

Bảng 2.2: Nhu cầu một số vitamin của cá Hồi vân

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15

Vitamin
Thiamine (B1)
Riboflavin (B2)
Pyridoxin
Pantothenic acid (B5)
Niacin (B3)
Biotin (H)
Folic acid (B9)
Cyanocobalamin(B12)
Choline
Myoinositol
Vitamin C
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K
Vitamin A

Hòa tan/

Hòa tan/

nước

chất béo


X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Số lượng cần thiết cho
cá Hồi vân
(mg/ kg TĂ)
15
30
20
50
200
1,5
10
0,02
3000
400
200

2400
50
10
2500

(Theo Knut Heen, Robert L. Monahan, Fred Hutter – 1993)
2.2.6 Nhu cầu chất khoáng
Hầu hết nhu cầu các chất khoáng của cá được cung cấp từ thức ăn và môi
trường nước, tuy nhiên có một số chất khoáng mà cá cần với lượng ít phải được
cung cấp từ thức ăn.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

Bảng 2.3: Nhu cầu một số chất khoáng cho cá Hồi vân
STT Chất khoáng Đơn vị
Steffens (1989)
1
Ca
g
2
2
P
g

6
3
Na
g
1 – 2,2
4
K
g
2 - 13
5
Cl (NaCl)
mg
100
6
Mg
mg
200 – 700
7
Zn
mg
15 – 100
8
Mn
mg
12 – 13
9
Cu
mg
3
10

I
mg
0,6 – 2,8
11
Co
mg
0,05
12
Se
mg
0,2 – 0,4
Ghi chú: nd là không xác định được

Watanabe, T., (1990)
<0,03
0,7 -0,8
Nd
Nd
Nd
0,06 – 0,07
15 – 30
13
3
Nd
0,1
Nd

2.3 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá hồi vân
2.3.1 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ môi trường nước là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng

cho việc nuôi cá Hồi Vân cũng như các loài thủy sản khác, là yếu tố quyết định
trong việc biến dưỡng thức ăn.
Cá Hồi vân là loài cá rộng nhiệt được thể hiện qua một số nghiên cứu của
các tác giả: 1 – 200C (Cho và ctv, 1991), 0,6-25,60C (Cain và ctv, 1993), 0-280C
(Hardy và ctv, 2000), 0-29,80C tùy thuộc vào nguồn gốc, dòng cá và biên độ nhiệt độ.
Nhiệt độ nước trong các trại nuôi cá Hồi vân nên duy trì trong khoảng 12
- 200C, không nên vượt quá 21 - 230C trong một thời gian dài (Sedgwick, 1985).
Cá chết nhiều khi nhiệt độ ở mức ≥ 24 0C (Huet, 1986) và 25 - 270C (Sedgwick,
1985). Khả năng sử dụng thức ăn và tốc độ sinh trưởng của cá sẽ giảm dần rồi
ngừng hẳn khi nhiệt độ nước ở mức trên 20 0C, đây là ngưỡng cao nhất để cá Hồi
vân có thể sống trong một thời gian dài (Stevenson, 1980).
Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cá mà
còn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

Đối với cá nước ấm cần nhiều thức ăn hơn so với cá nước lạnh. Cá Hồi vân
bắt mồi tốt nhất ở nhiệt độ 15 0C, bỏ ăn khi nhiệt độ lên đến 20 0C. Theo Pike,
I.H và ctv, (1990) nên dừng cho cá ăn khi nhiệt độ nước ở trên mức 22 0C. Ở
nhiệt độ 3,30C hoặc thấp hơn, tần số bắt mồi của cá hồi vân bị giảm và khả
năng tiêu hóa rất chậm, vì vậy trong điều kiện nhiệt độ giảm thấp khẩu phần
ăn chỉ nên duy trì ở mức dao động từ 0,5-1,8% khối lượng cơ thể/ngày tùy
thuộc vào cỡ cá, nếu cho ăn nhiều thì cá cũng không có khả năng tiêu hóa và

thức ăn sẽ bị thải ra ngoài.
Huet (1986) đề nghị khi nhiệt độ nước cao thì nên giảm khẩu phần ăn để
tránh thức ăn bị thải ra ngoài và đảm bảo duy trì chất lượng nước tốt. Tác giả
còn cho biết nhiệt độ dao động trong khoảng 12,7-18,3 0C là tối ưu để cho cá hồi
vân sinh trưởng và trong khoảng nhiệt độ ấy có thể cho cá ăn ở khẩu phần tối đa
(1,5-6% khối lượng cơ thể, tùy theo cỡ cá).
2.3.2 Oxy hòa tan
Đây là một trong hai yếu tố quan trọng nhất trong việc nuôi cá Hồi cũng
như các loại thủy sản khác. Đặc biệt với cá Hồi vân thì vai trò của oxygen còn
cao hơn nhiều vì so với các loài cá khác thì cá Hồi vân cần nhiều oxy hơn nữa.
Hàm lượng ôxy hòa tan cho sinh trưởng tối ưu của các loài cá nước lạnh là 7
mg/l, trong khi cá nước ấm chỉ cần 5 mg/l.
Đối với cá hồi vân nuôi trong bể, ôxy hòa tan là yếu tố môi trường quan
trọng quyết định năng suất cá nuôi (Summerfelt, 2001). Hàm lượng ôxy hòa tan
thích hợp cho cá Hồi vân sinh trưởng và phát triển là từ 5-10 mg/l, lý tưởng nhất
ở mức 7 mg/l trở lên. Theo Stevenson, J. P., (1980); Colt và ctv, (2001) ngưỡng
ôxy thấp nhất của cá Hồi vân ở mức 6 mg/l và trong các bể nuôi không nên để
hàm lượng ôxy hòa tan ở mức thấp hơn 5 mg/l (Cho, C. Y và ctv, 1991).
Oxy hoà tan không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trứng, phôi và ấu trùng cá Hồi vân.

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51


Hàm lượng oxy giảm xuống 4 mg/l ấu trùng có thể bị chết ngạt và trứng sẽ
không nở.
Oxy hoà tan có mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ nước, nhiệt độ nước
càng thấp khả năng hoà tan oxy trong nước càng cao (Sedgwick, 1985; Steffens,
1989). Do vậy, khi nuôi ở các suối nước có nhiệt độ thấp thường có hàm lượng
oxy hoà tan đủ để đảm bảo cho quá trình phát triển của cá.
Có rất nhiều nghiên cứu đều cho thấy hàm lượng ôxy hòa tan có ảnh
hưởng rất lớn đến sức sống của cá. Hàm lượng ôxy hòa tan cao sẽ giảm tỷ lệ
chết của cá do ký sinh trùng gây ra (Molony, B., 2001). Khi nhiệt độ nước tăng
lên, hàm lượng ôxy hòa tan cũng như khả năng hòa tan của ôxy từ không khí
vào môi trường nước bị giảm xuống, đây chính là nguyên nhân dẫn đến cá bị
stress trong những tháng mùa hè.
2.3.3 pH
Có nhiều ý kiến khác nhau về giới hạn chỉ số pH thích hợp cho cá Hồi
vân, pH có thể dao động từ 6,7-8,5 (George W. Klontz, M.S., D.V.M., 1991), từ
6,7-8 (Cho và ctv, 1991) và 6-8 nhưng thích hợp nhất là 7-7,5 (Sedgwick, S. D.,
1985). Với mức pH cao hơn, hàm lượng amoniac ở mức khá thấp cũng gây nguy
hiểm cho cá (Bromage và ctv, 1990 ; Sedgwick, 1985).
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cá Hồi vân có thể thích nghi được với
điều kiện pH thấp. Cá hương, cá giống và cá trưởng thành có thể sống khi pH ở
mức dưới 5. Tuy nhiên, ở mức pH thấp thì sẽ không tốt cho sự phát triển của
phôi và cá bột. Với mức pH 4,5-5,5 tỷ lệ nở của trứng giảm và pH ở mức ≤ 4,3
phôi cũng như cá bột sẽ bị chết. Khi pH > 9 thì cá Hồi có thể chết, đặc biệt là ở
giai đoạn phôi phát triển và cá bột.
2.3.4 Tốc độ dòng chảy
Ngoài tự nhiên, cá Hồi vân nước ngọt sống hoặc di cư sinh sản chủ yếu
trên các dòng suối có độ dốc cao nên loài cá này rất ưa dòng chảy mạnh. Loài cá
này hiện được nuôi phổ biến ở trong các ao, bể nước chảy hoặc trong các kênh,
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản


15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

mương hay hệ thống nuôi nước chảy. Nước nuôi đòi hỏi phải trong, sạch, tốc độ
dòng chảy phải nhanh và mạnh. Tốc độ nước chảy trong các hệ thống nuôi này
ảnh hưởng rất lớn đến mật độ thả nuôi cá Hồi vân (Segdwick, 1985). Cũng theo
Segdwick (1985), khi nuôi cá Hồi vân trong hệ thống nuôi nước chảy, tốc độ
nước cần đạt là 2,5 lit/phút/1 m 2. Ở lưu tốc nước này với một nhiệt độ thích hợp
có thể nuôi cá Hồi vân với mật độ thả giống là 4 – 5 kg/1 m 2. Nếu lưu tốc nước
cao hơn có thể thả nuôi ở mật độ cao hơn
2.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Hồi Vân
2.4.1 Trên thế giới
Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là một trong những loài cá nuôi nước
ngọt có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở khu vực nước lạnh trên thế giới.
Các nước Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Đạn Mạch hay nhiều nước ôn
đới khác như Anh, Úc, Mỹ... đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và nuôi
thương phẩm đối tượng cá này đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều thập kỷ
qua. Hiện nay, thông qua việc khép kín vòng đời của cá Hồi vân thì nhiều nước
như Na Uy, Phần Lan, Anh ... đã có những chương trình chọn giống nhằm nâng
cao phẩm giống với các tính trạng như tăng trưởng, khả năng chịu bệnh, mầu sắc
thịt ... để nâng cao chất lượng sản phẩm của cá hồi vân cung cấp ra thị trường đã
và đang được thực hiện có hiệu quả.
Một số nước trong khu vực Châu Á như Ấn Độ, Nê Pan, Đài Loan, Trung
Quốc, Israel, Hàn Quốc, Thái Lan... (Sedgwick, 1990) trong đó có cả Việt Nam
đã và đang phát triển nuôi cá Hồi vân. Một số nước xung quanh chúng ta như
Trung Quốc đã thành công trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo để có thể chủ

động giống cung cấp cho người nuôi.
Mật độ ương giai đoạn từ cá bột lên cá hương có thể sử dụng 3.000 –
5.000 cá bột cho 1m3 nước, mật độ ương phù hợp cho hiệu quả kinh tế là khoảng
4.000 con/m3. Giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống có thể sử dụng mật độ
ương là 1.000 con/m3. Lượng thức ăn và tấn suất cho ăn phụ thuộc vào nhiệt độ
và kích thước cá. Khi cá còn nhỏ có thể cho cá ăn ngày 5-6 lần sau đó giảm dần

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Bình - NTTSK51

xuống còn 2-3 lần/ngày. Hiện nay chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp với hàm
lượng đạm lên trên 50%, có kích thước nhỏ để ương cá.
2.4.2 Trong nước
Năm 2005 - 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã thực hiện
dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá Hồi vân”, nhập 3 lần với số lượng
160.000 trứng cá Hồi thụ tinh có điểm mắt về ương tại Thác Bạc - Sa Pa - Lào
Cai. Kết quả ấp của 3 đợt nhập trứng đã thu được 114.500 cá bột. Số cá này đã
được ương nuôi theo quy trình hướng dẫn của Phần Lan đạt kết quả tốt và đã
cung cấp một phần cho nhu cầu nuôi trong cả nước (Nguyễn Công Dân, 2006).
Cuối năm 2008 đầu 2009 viện nghiên cứu NTTS1 đã đưa đàn cá này vào sinh
sản đạt kết quả cao. Việc cho sinh sản nhân tạo loài cá này giúp cho chúng ta
chủ động sản xuất giống không phải nhập trứng đã thụ tinh trong năm 2008
(Trần Đình Luân, 2008).
Sau thành công của dự án nhập công nghệ sản xuất giống, có cá giống

phục vụ cho nuôi và tiếp theo là những kết quả ban đầu của đề tài nghiên cứu
nuôi thương phẩm cá Hồi. Năm 2005 tỉnh Lào cai đã mua 35000 cá giống để
phục vụ các mô hình nuôi trong tỉnh, tỉnh Lai Châu đã thử nghiệm với 1000 cá
giống cho kết quả tốt. Năm 2006 Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Lâm
Đồng đã chuyển 20.000 con giống cá Hồi vân, kích cỡ 4000 con/kg từ Sapa vào
nuôi tại Đà Lạt theo 2 mô hình là nuôi ao đất và nuôi lồng bè. Kết quả nuôi đến
tháng 6 năm 2007, cá đạt kích cỡ trung bình 1,5 kg/con (trong ao) và 1,0 kg/con
(trong lồng). Tỉ lệ sống đạt > 95% (nuôi ao ở nhiệt độ 17-20 0C) và 55% (nuôi
lồng ở nhiệt độ 22-240C).
Với chi phí đầu tư cho cá Hồi vân rất lớn, tại Lào Cai cá Hồi vân được
nuôi ở Bản Khoang (Sa Pa), Nậm mả (Văn Bàn)… chủ yếu là của các doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên với phương châm đưa con cá Hồi trở thành một loài
cá nuôi phổ biến, hiện nay chúng được nuôi rộng khắp ở các tỉnh Thanh Hóa,
Bắc Giang, Lai Châu, Sơn La…Tháng 6 – 2010 Trung tâm nghiên cứu thủy sản
nước lạnh Sa Pa đã chuyển 2000 cá hồi giống cỡ 5g xuống khu vực Khe Chảo
thuộc tỉnh Bắc Giang, 3000 cá hồi giống cỡ 10g về Quan Hóa – Thanh Hóa để

Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

17


×