Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tieu luan triet vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích vấn đề chất độc da cam dioxin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.61 KB, 15 trang )

TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

PHẦN MỞ ĐẦU
Đã 30 năm chiến tranh kết thúc trên đất nước ta. Biết bao thay đổi cả về lượng và
chất. Người dân Việt Nam được sống trong hoà bình. Đất nước đang trên đà phát triên
theo hướng Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hóa. Nhưng trong ý thức của mỗi người dân
Việt Nam, chiến tranh mãi là một hiện thực không thể phai mờ. Đặc biệt đối với
những người lính đã từng tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam,
chất độc da cam dioxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh là một “cơn ác
mộng” không chỉ đối với họ mà còn đối với thế hệ sau này.
Dưới góc nhìn của triết học, bài tiểu luận đã vận dụng cặp phạm trù khả năng- hiện
thực để phân tích vấn đề chất độc da cam dioxin ở Việt Nam. Đây là phạm trù đang
được người dân Việt Nam và cả thế giới quan tâm.
Bài tiểu luận được chia làm hai mục lớn:
Chương I.Chất độc da cam dioxin –lịch sử và khái niệm
I. Hiện thực về chất độc da cam dioxin
II.Chính phủ Mỹ đã phủ định khả năng độc hại của chất độc da cam dioxin
Chương II. Chất độc da cam dioxin sau chiến tranh
I. Hậu quả chất độc da cam dioxin đối với người dân Việt Nam.
II. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm trước công lý và lương tri.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

PHẦN NỘI DUNG

Chương I.
CHẤT ĐỘC DA CAM DIOXIN –LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM
I.

Hiện thực về chất độc da cam dioxin.


Đầu tiên phải khẳng định rằng chất độc da cam dioxin là một hiện thực không thể

phủ nhận. Hiện thực là những cái đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thực tế.
Thật vậy, các nhà khoa học Đức, Nga, Mỹ... đã nghiên cứu trong suốt 40 năm của
thế kỷ trước và đã khẳng định: “dioxin là hoá chất độc hại nhất mà loài người tìm
ra được cho tới nay.”. Bởi chất độc da cam chứa những chất vô cùng độc hại là
2,4,5T. Chất 2,4,5T là chất đã được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để diệt cỏ
dại ở các nước kinh tế phát triển từ thập kỷ 30, 40 của thế kỷ XX.
Trong chất da cam có chứa chất dioxin – một chất vào loại độc nhất mà loài người
tổng hợp được.
Trong chất xanh có chứa thành phần rất độc hại là chất arsenic(thạch tím). Trong
chất trắng có chứa tạp chất hữu cơ độc hại và bền vững là chất hexa clorobenzen.
Trong các chất độc da cam, tím, hồng, xanh lá cây có chứa tạp chất dioxin.
Khả năng gây độc hại của chất độc này là rất cao. 1 gam dioxin là 14 triệu liều
chết. Vậy mà quân đội Mỹ đã rải 600 kg dioxin xuống miền Nam Việt Nam là một
liều chết vô cùng lớn.
Chu kỳ bán huỷ của dioxin trong đất là rất lâu. Theo D.Páuenbach(1992) &
R.Puri(1989,1990), trên lớp đất bề mặt dao động từ 9 đến 25 năm, còn ở các lớp đất
sâu hơn 25-110 năm.
Như vậy, chất độc da cam dioxin không còn là một khả năng gây đoch mà là một
hiện thực đã được nghiên cứu. Và từ trong hiện thực độc hại của chất độc hoá học
này có thể dự đoán được các khả năng độc hại của nó.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Hơn thế nữa, các nhà khoa học đã chứng minh chỉ cần 80 gam dioxin đem hoà
vào hệ thống cấp nước đủ giết chết toàn bộ dân cư của một thành phố với số lượng
dân 7-8 triệu dân. Vậy mà người dân Việt Nam phải ăn, sống, lao động ngay trên
mảnh đất nhiễm dioxin. Mức độc hại cho môi trường cao gấp 180 triệu lần mức độ

an toàn cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho phép.
Mặc dù biết tính chất độc hại của chất độc dioxin không chỉ đối với con người mà
còn đối với cả môi trường sống, nhưng chính phủ Mỹ vẫn cho phép mình sử dụng
trong chiến trường miền Nam Việt Nam. Nhiều nhà khoa học Mỹ cũng đã cảnh báo
và yêu cầu tổng thống Mỹ Johnson không được sử dụng chất độc này trong chiến
tranh Việt Nam. Hiện thực là như vậy. Đối với quân đội Mỹ cũng như tổng thống
Johnson, hiện thực mà họ muốn không phải là ảnh hưởng của chất độc dioxin đối
với con người mà chính là đất đai, con người, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. Họ
muốn biến Việt Nam trở thành thuộc địa, phục vụ cho “tham vọng bá chủ” của
mình.
Nếu một bên là những công trình khoa học mà các nhà khoa học Mỹ và nhiều
nước đã nghiên cứu để chứng tỏ tính độc hại của chất độc da cam dioxin đối với con
người và môi trường, thì bên kia chính phủ, quân đội Mỹ lại thản nhiên sử dụng nó
trong cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Chính mâu thuẫn này đã lộ rõ bản
chất “hiếu chiến” của Mỹ.
Năm 1990, các nhà khoa học Mỹ công bố rằng dioxin gây ra biến loạn gen, tác
động gây rối loạn tế bào, rối loạn hoóc môn, nội tiết dẫn đến nhiều căn bệnh nguy
hiểm. Và điều đáng lo ngại hơn, chất độc này còn di truyền cho thế hệ con cháu,
ảnh hưởng đến giống nòi.Sự nguy hiểm của dioxin càng tăng do nó có thể xâm nhập
vào cơ thể bằng nhiều đường như: qua da khi tiếp xúc trực tiếp, qua phổi khi hít
phải khí bụi, khói hoặc qua miệng.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Với rất nhiều khả năng gây độc hại của chất độc da cam dioxin đối với môi trường
& con người. Và chính phủ Mỹ cũng đã được các nhà khoa học của Mỹ, Nga,
Đức...cảnh báo về khả năng độc hại của chất độc này. Theo lẽ thường, nếu nhận
thấy một loại khả năng nào đó khi biến thành hiện thực sẽ bất lợi thì bỏ điều kiện để
không gây xuất hiện hiện thực xấu. Nhưng chính phủ Mỹ đã bất chấp khả năng gây

độc ấy. Họ vẫn tự cho mình cái quyền được sử dụng trên đất Việt Nam, có quyền
được phán xét số phận của người dân Việt Nam. Đặc biệt, với một luận điệu sảo
trá& những lời biện minh giả dối, quân đội và chính phủ Mỹ đã sử dụng như không
hề nhận ra hiện thực khốc liệt mà chất độc hoá học này mang đến.
II. Chính phủ Mỹ đã phủ định khả năng độc hại của chất độc da cam dioxin.
Khả năng là những cái chưa xuất hiện, còn đang tồn tại tiềm ẩn trong sự vật, hiện
tượng nhưng khi có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất hiện, sẽ trở thành hiện thực. Khả
năng đọc hại của chất độc da cam dioxin đã được cảnh báo trước bằng những công
trình khoa học. Đối với quân đội và chính phủ Mỹ, đáng lẽ ra việc dự báo trước, phát
hiện trước có khả năng gây hậu quả xấu như vậy thì họ phải ngăn không để cho hiện
thực bất lợi ấy xảy ra. Ngược lại, ngày 10/8/1961, lần đầu tiên quân đội đã dùng máy
bay rải chất diệt cỏ dọc quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô, mở đầu cho thời kỳ sử
dụng chiến tranh hoá học trên chiến trường miền Nam Việt Nam, kéo dài đến tháng
4/1975. Mỹ và đồng minh đã sử dụng 16 loại chất diệt cây các loại với 100.000 tấn
chất độc hoá học, trong đó 57.000 tấn chất độc da cam có chứa dioxin dải trên 3 triệu
ha ở Việt Nam. Trong đó những vùng bị nặng nhất : Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà
Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai...
Khả năng độc hại đã được dự báo như vậy mà quân đội Mỹ vẫn sử dụng với một
số lượng lớn các hoá chất. Đây là một hành động minh chứng cho câu: “không một
con thú nào từng thốt ra một câu để khẳng định một điều gì đó là đúng hay
sai.”(1;128).


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Thật vậy, một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật phát triển, một cường quốc đề
cao quyền tự do, dân chủ của con người như Mỹ lại đem bao đau thương , tang tóc
cho một quốc gia cách mình nửa quả địa cầu. Vậy ý thức đạo đức của quân đội và
chính



TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

phủ Mỹ có tồn tại hay không? Bởi “ ý thức đạo đức là nhân tố quan trọng của tiến bộ
xã hội, của sự nhân đạo hoá xã hội”(2;165).Và sự kiện ngày 10/8/1961 mãi là một
hiện thực mà Mỹ không thể phủ nhận được.
Với mục đích phát quang các khu rừng rậm nhiệt đới nhằm phá huỷ nơi trú ẩn của
đối phương và xây dựng các trại đóng quân, trong suốt 10 năm (1961-1971), quân đội
Mỹ đã rải lên hơn 2000 ha rừng ở miền Nam Việt Nam, khoảng 19 triệu gallon 1 loại
hoá chất có chứa dioxin. Nhằm phá hoại mùa màng, cắt nguồn cung cấp lương thực ,
quân đội Mỹ rải 80 triệu lít chất độc hoá học, chủ yếu là chất độc da cam. Hành động
này mở đầu cho chiến dịch có mật danh là “Rauch Hand”-cuộc chiến tranh hoá học
chống nhân dân Việt Nam.
Nếu như người Mỹ và các nước khác như Nga, Đức, ...đã phải tốn công để
nghiên cứu chất độc hoá học da cam này là “ hoá chất độc hại nhất mà loài người tìm
ra được cho tới nay”, thì quân đội Mỹ lại thản nhiên sử dụng nó đối với người dân
Việt Nam.Vậy không có lý do gì mà quân đội và chính phủ Mỹ lại không nhận thấy
được khả năng độc haị của chất độc da cam dioxin. Họ đã “sùng bái các giá trị vật
chất thái quá, sùng bái đến mức đến mức khinh rẻ các giá trị đạo đức”(3 ;135). Họ đã
bất chấp cả hậu quả độc hại của nó, chỉ với một lý do “ phát quang rừng núi, triệt
nguồn nước sinh hoạt nhằm chặn đường tiếp tế của quân đội Bắc Việt Nam cho chiến
trường miền Nam.”


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Chương II
CHẤT ĐỘC DA CAM DIOXIN SAU CHIẾN TRANH
I.


Hậu quả của chất độc da cam dioxin đối với người dân Việt Nam

Chất độc da cam dioxin đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân Việt
Nam. Đến nay, sau 30 mười năm khi chiến tranh kết thúc, khoảng 5 triệu người
Việt Nam(hơn 5% dân số) bị phơi nhiễm chất độc da cam. Trong đó có gần 3 triệu
người là nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Họ phải chịu những thương tật, dị
tật, bệnh tật nghiêm trọng, đặc biệt con cái họ có những dị tật bẩm sinh như não
úng thuỷ, thoát vị tuỷ, màng tuỷ, thoát vị não-màng não-đầu nhỏ, mù mắt...
Trong mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng, đứa con là niềm vui, ước mơ, hi vọng là
sự yêu thương gửi gắm cho một tương lai tốt đẹp. Vậy mà, chất độc da cam dioxin
quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã lấy đi những ước mơ, hi vọng
đó của những gia đình không may bị ảnh hưởng của chất độc này.Thực tiễn tại Việt
Nam đã chứng minh 13 bệnh tồn tại trong cơ thể các nạn nhân chất độc da cam
dioxin của Việt Nam. Ngoài ra các nạn nhân này còn mắc nhiều bệnh khác do tác
động của chất độc dioxin lên hệ miễn dịch khiến tần suất mắc bệnh thông thường
của họ cao hơn bình thường.
Theo số liệu công bố chưa đầy đủ: hiện có hơn 4 triệu người Việt Nam chịu ảnh
hưởng của chất độc màu da cam dioxin. Trong đó khoảng 1 triệu người bị nhiễm
độc nặng, khoảng 150.000 trẻ em mắc các bệnh bại liệt, chậm phát triển trí tuệ,
khiếm thính, khó khăn về vận động & nhiều loại dị tật, dị dạng khác. 40,8% số trẻ
bị nhiễm chất độc da cam không có khả năng tự sinh hoạt, 53% trẻ sống trong
nghèo đói.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Hãy thử đặt phép tính: nếu như số lượng 150.000 trẻ em đó không bị nhiễm
chất độc da cam thì các em có một ước mơ về tương lai của mình. Còn đối với xã
hội, các em khi lớn lên sẽ là những người lao động với những kinh nghiệm sản
xuất thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất,

góp phần xây dựng đất nước. Nhưng hiện thực vẫn mãi là như vậy. Cái hiện thực
khốc liệt ấy đã đè nặng lên những số phận bất hạnh nhỏ bé. “Trẻ em hôm nay thế
giới ngày mai”. Câu nói không còn xa lạ đối với mỗi người trên thế giới. Liệu
quân đội Mỹ và chính phủ Mỹ khi thả hàng nghìn tấn chất độc da cam xuống Việt
Nam, họ có nhìn thấy những gương mặt, những nụ cười cuả trẻ em hay không?
Nhưng có một điều chắc chắn rằng họ cũng có những đứa con, họ cũng mong
những điều tốt đẹp nhất đén với chúng. Còn đối với những người cha, người mẹ có
con bị những “hoá chất độc hại nhất mà loài người tìm được cho tới nay”, họ sẽ
đau khổ, bất hạnh biết nhường nào!
Trong một bài báo “Khát vọng của người mẹ có con nhiễm chất độc da cam”
ngày 11/4 trên trang web:www.vnagency.com đã nói lên một số hoàn cảnh cụ
thể.Đó là gia đình mẹ Huyền-70 tuổi. Mẹ chỉ mong cái Đèo-19 tuổi –thốt lên thành
tiếng “Mẹ ơi”. Ước mơ của mẹ thật nhỏ nhoi nhưng để trở thành hiện thực thì khó
khăn biết mấy. Mẹ sinh được 4 người con thì 3 đứa tật nguyền, trong đó 1 đứa chết
cách đây 7 năm. Nỗi đau sự bất hạnh của mẹ quân đội Mỹ có cảm nhận được hay
không?
Đó là chị Kăn Lây, 48 tuổi ở huyện A Lưới- Thừa Thiên Huế: “đã 14 năm nay
tôi một mình chăm sóc cu Bắc, thằng bé vừa khoèo chân, tay vưa ngớ ngẩn. Tôi
muốn người Mỹ chia sẻ với chúng tôi nỗi đau này”
Đó là bà Trần Thị Dần, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, mẹ của 4 trẻ tật nguyền
thiểu năng trí tuệ “...nếu chất da cam không độc thì tại sao tôi sinh ra đứa nào
cũng bị thần kinh, bệnh tật cả”.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Trường hợp của mẹ Huyền, chị Kăn Lây, bà Trần Thị Dần chỉ là ba trong số
rất nhiều hoàn cảnh khác trên khắp đất nước Việt Nam. Những người mẹ phải chịu
nỗi đau nhìn con mình hàng ngày hàng giờ bị huỷ hoại mà không làm gì được cho
con. Lại thêm cuộc sống khó khăn, thiếu thốn với bao nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Cả

cuộc đời chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là được nghe đứa con cât tiếng “Mẹ ơi”.
Vậy mà quân đội Mỹ đã cướp đi cái ước mơ bình dị ấy. Và trên khắp đất nước Việt
Nam, những nơi chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, còn rất nhiều những
ước mơ bình dị nhưng sẽ mãi không bao giờ trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, còn có những nỗi đau không có lời giải đáp. “Có nhà có tới 3
đến 4 đứa không thành nhân, vì những con người hiền lành, lương thiện ấy không
biết rằng cái “chất bột trắng như sương ấy” từng rải xuống đầu họ chính là
nguyên nhân của những hình hài khốn khổ mà họ sinh ra, mà họ nghĩ rằng “có lẽ
một lúc nào đó mình hay ông bà; cha mẹ mình từng làm điều gì ác nên trời phạt
không”. Và cố làm điều thiện hơn, cố sinh thêm để đựơc một đứa trẻ khoẻ mạnh.
Nhưng càng cố gắng họ càng mang thêm nỗi đau và sự nghèo khó” (4).Người dân
Việt Nam là như vậy. Trong tiềm thức của họ luôn chiêm nghiệm câu nói “ ở hiền
gặp lành”. Chính vì vậy những bất hạnh hằng ngày phải gánh chịu, họ cho rằng là
do tự họ hay ông bà cha mẹ của họ đã gây nên điều ác. Họ sống lương thiện là vậy.
Họ đâu có biết rằng nguyên nhân là do quân đội và chính phủ Mỹ gây nên. Và họ
cả đời phải sống trong nỗi lo toan, trong nỗi dằn vặt, uất hận. Họ phải sống chung
với chất độc da cam, phải chứng kiến chất da cam đang dần hủy hoại dân sô, tương
lai của con cái họ và cả niềm ước mong hạnh phúc giản đơn của họ.
I.

Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm trước công lý và lương tri.

Những nỗi đau mà chính phủ Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam là không thể
phủ định được. Cho dù những lơì biện minh có xảo trá đến đâu hay những việc
làm chỉ để che dấu những nỗi lầm đã gây ra thì người Mỹ vẫn phải đối mặt với


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

một hiện thực. Cái hiện thực trong suốt 30 năm qua, người Mỹ đã luôn cố tình tảng

lờ nó, phủ định nó. Đã đến lúc, người Mỹ và chính phủ của họ phải nhìn vào hiện
thực, phải chịu trách nhiệm với những gì mà họ đã gây ra đối với ngời dân Việt
Nam.
Một cựu phóng viên chiến tranh của Mỹ-Jim Page- đã viết “mối liên hệ giữa
chất độc da cam mà quâm đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh và các nạn nhân Việt
Nam là vấn đề không thể bàn cãi, là một sự thực”(5).
Năm 1985,các công ty hoá chất Mỹ đã phải bồi thường 250 triệu cho những
cựu chiến binh Mỹ, những người ngồi trên máy bay rải chất độc hoặc bị ảnh hưởng
bởi chất độc này. Nhưng đối với nạn nhân Việt Nam, Mỹ vẫn im lặng chỉ với một
lý do giản đơn đến vô trách nhiệm “để nghiên cứư thêm”. Chính phủ Mỹ cần bao
thời gian nữa để nghiên cứu khi mà hậu quả của những hành động họ gây ra đang
hàng ngày là nỗi trăn trở trên đất nước Việt Nam.
Hành động và cả suy nghĩ , ý thức vô trách nhiệm của chính phủ Mỹ không thể
chấp nhận được. Chính vì vậy Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam do bà
Nguyễn Thị Bình làm chủ tịch danh dự, đã chính thức khởi kiện tại toà sơ thẩm toà
án Liên bang Mỹ ở quận Brooklyn, New York hôm 30/1. Hội nạn nhân chất độc
da cam không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi, để tin tưởng. Họ đã lên tiếng để đòi
các công ty sản xuất hoá chất Mỹ phải bồi thường thiệt hại.
Những nỗi đau mà người dân Việt Nam phải chịu đựng đáng lẽ ra phải được
đền bù xứng đáng. Nhưng thẩm phán toà án Brooklyn, ông Weintein đã phán quyết
rằng chất độc da cam, cũng như các chất xanh lá cây, tím, hồng, xanh da trời &
trắng không phải là chất độc nên đã bác bỏ đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam.
Đây là một quyết định phi lý, không công bằng.
Chính phủ Mỹ đã rải 21 triệu gallon chất da cam xuống Việt Nam dù biết rõ
độc tính chết người của loại hoá chất này. Không chỉ vậy chất độc da cam còn ảnh


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

hưởng tới lính Mỹ, quan chức Mỹ. Không có lý do gì mà toà án quận Brooklyn lại

bác bỏ đơn kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Hành trình đi tìm
công lý của những nạn nhân này là rất gian nan, khó khăn. Nhưng cho dù ở bất cứ
nơi đâu, ở Mỹ hay ở Việt Nam thì công lý vẫn luôn tồn tại. Người dân Việt Nam
vẫn luôn tin tưởng vào điều đó.
Việc bác bỏ đơn kiện ngày 10/3 đã gây bất bình không chỉ đối với người dân
Việt Nam mà còn đối với nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và nhân dân Mỹ.
Học

giả

người

Mỹ

Horld

Williamson

trong

bài

báo

trên

trang

www.dissidentvoice.org đã viết: “Hệ thống tue pháp Mỹ đã gây tổn hại lương tri
chúng ta (người Mỹ) bằng phán quyết của thẩm phán Liên bang vào ngày 10/3

bác bỏ đơn kiện của nạn nhân chất độc Việt Nam”. Hay giáo sư Mỹ Kenneth
J.Herman, giám đốc chương trình “Sunny Brockport VN” đã nói: “Chính phủ Mỹ
phải chịu trách nhiệm đáp ứng với những yêu cầu y tế cũng như xã hội của những
công dân Việt Nam từng là nạn nhân của chất độc này, cũng như xử lý những thảm
hoạ môi trường do họ gây ra”. Thật vậy, bên cạnh những nạn nhân chất độc da
cam dioxin Việt Nam luôn có sự ủng hộ , đồng tình của những người yêu chuộng
hoà bình, những người luôn tin vào lẽ phải.
Ngày 10/4, các nạn nhân đã gửi đơn khiếu nại về việc bác bỏ vuk kiện của
thẩm phán Weinstein, coi đây là hành động hoàn toàn đi ngược với sự thật. Khi
đến hạn cuối cùng là ngày 30/4, các nạn nhân sẽ có đơn kháng nghị lên toà án cấp
cao hơn và từ bây giờ, các nạn nhân phải hoàn thiện hồ sơ, chứng cứ để gửi đến
toà án sau khi đã gửi đơn kháng nghị.
Hiện nay, các cựu chiến binh Mỹ đã lên tiếng ủng hộ các nạn nhân dioxin Việt
Nam trong vụ kiện vì chính họ đã hiểu và đã từng trực tiếp chịu ảnh hưởng loại
chất độc này.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Với tội ác của quân đội Mỹ , không chỉ người dân Mỹ mà còn ở nhiều nước
khác trên thế giới cũng đã lên tiếng để ủng hộ Hội nạn nhân chất độc da cam Việt
Nam. Ngày 5/5/2005 truyền hình Pháp phát phóng sự về hậu quả chất độc da cam
tại Việt Nam trên kênh TF1. Theo phóng sự đây là những minh chứng cho thấy rõ
tính phi nhân đạo của cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra tại Việt Nam.
Người dân Tây Ban Nha cũng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam dioxin tại Việt
Nam. Chiều 4/5/2005, Viện trưởng viện Văn hoá Tây Ban Nha đã trao chữ ký và
tiền ủng hộ cho các nạn nhân. Cho dù ủng hộ dưới hình thức này hay hình thức
khác thì đó cũng là những động lực giúp cho nạn nhân da cam Việt Nam thêm
vững tin trên hành trình đi tìm công lý của mình.Và càng thêm khẳng định tội ác
của quân đội Mỹ. Tội ác ấy phải được đưa ra công lý, phải chịu trách nhiệm trước

công





lương

tri.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Kết luận
“Thế giới, một chỉnh thể gồm mọi vật, không phải là do bất cứ lột thần thánh nào,
hoặc là bất cứ một người nào sáng tạo ra, mà đã, đang và sẽ còn là một ngọ lửa
vĩnh viễn sống, bùng cháy, tắt đi theo những quy luật”-Hegacrit.
Người dân Việt Nam và những nạn nhân chất độc da cam dioxin vẫn luôn tin
tưởng vào cuộc sống, và sẽ gĩư cho “ngọn lửa” mãi cháy sáng. Họ vẫn luôn tin vào
công lý, vào lương tri.Bởi “có những người bạn khắp thế giới đang quan tâm và lo
lắng cho họ”-giáo sư Mỹ Kenneth J.Herman.
Để thay lời kết cho bài tiểu luận của mình, em xin trích dẫn lời nói của bà
Nguyễn Thị Bình- Chủ tịch danh dự Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam:
“Đây là phiên toà của lương tri và công lý. Dù phải đối mặt với nhiều khó
khăn ...nhưng tôi tin chúng ta sẽ thắng kiện.”


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Các tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình “Triết học Mác-Lenin”
2. Tài liệu nâng cao và bài tập môn triết học
3. Báo “Lao động”
4. www.google.com
5. www.vnanet.vn
6.
7. www.vnexpress.net
Phần cam đoan của sinh viên
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do em tự tìm tài liệu, lập đề cương và tự
viết. Trong quá trình tìm tài liệu có sự tham khảo ở một số trang web, trong các báo
và trong giáo trình triết học.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, còn nhiều vấn đề mà em chưa đề cập
đến. Bài tiểu luận cũng không tránh khỏi thiếu sót. Em mong các thầy cô xem xét vàd
góp ý để bài tiểu luận của em đạt kết quả tốt hơn.
Trong bài tiểu luận, em tâm đắc nhất là phần: “ Chính phủ Mỹ phải chịu trách
nhiệm trước công lý và lương tri”.Bởi em tin rằng lẽ phải sẽ luôn đứng về những con
người lương thiện, những nạn nhân chất độc da cam.Và chúng ta tin rằng bên cạnh
những nạn nhân ấy “có những người bạn khắp thế giới đang quan tâm và lo lắng cho
họ”.


TiÓu luËn triÕt häc M¸c-Lenin

Mục lục
Phần mở đầu.......................................................................................
Phần nội dung....................................................................................
Chương I. Chất độc da cam dioxin –Lịch sử & khái niệm
I.

Hiện thực về chất độc da cam dioxin......................................


II.

Chính phủ Mỹ đã phủ định khả năng độc hại của chất độc .....

Chương II. Chất độc da cam dioxin sau chiến tranh
I.

Hởu quả chất độc da cam dioxin đối với người dân Việt Nam..........

II.

Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm trước công lý & lương tri..........

Phần kết luận.....................................................................................
Các tài liệu tham khảo......................................................................
Phần cam đoan ..................................................................................



×