Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.75 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................................... 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................ 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 2
4.Kết cấu của đề tài......................................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1......................................................................................................................................... 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP............................................................................................................................................... 4
1.1.Khái niệm và vai trò của công đoàn............................................................................................................ 4
1.1.1.Khái niệm liên quan................................................................................................................................ 4
1.1.1.Vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp...........................................................................5
1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp..........................................6
1.3.Sơ đồ hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam............................................................................................. 8

CHƯƠNG 2...................................................................................................................................... 10
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................ 10
2.1. Thực trạng hoạt động của các tổ chức công đoàn ở Việt Nam.................................................................10
2.2. Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay....................................................11
2.2.1. Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể..................12
2.2.2. Vai trò của công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động..............12
2.2.3. Vai trò của công đoàn cơ sở trong đả m bả o điều kiện lao động..........................................................13
2.2.4. Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc nâng cao đờ i số ng vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao
động.............................................................................................................................................................. 15
2.2.5. Vai trò của công đoàn cơ sở trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công...................................15
2.3. Đánh giá việc thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.........16
2.3.1. Những ưu điểm trong việc thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp........................16
2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp................................18


2.4. Nguyên nhân của sự hạn chế.................................................................................................................. 20

CHƯƠNG 3...................................................................................................................................... 23


KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM............................................................................23
HIỆN NAY........................................................................................................................................ 23
3.1. Các giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tại Việt Nam......................23
3.1.1.Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội
ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh........................................................................................................ 23
3.1.2. Nhóm giải pháp về đổi mời nội dung, phương pháp hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở trong
doanh nghiệp................................................................................................................................................ 25
3.1.3. Nhóm giải pháp cụ thể xuất phát từ thực tiễn thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích của người lao động............................................................................................................... 27
3.2. Một số khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Việt Nam..28

KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 33


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triễn. Tuy
nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn với bản chất
xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền,
sự cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cũng là mảnh
đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, tạo cơ hội cho một bộ phận bất chấp lợi ích tập

thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi cách mưu lợi cho bản thân, điều này dẫn đến
quyền và lợi ích của người lao động luôn bị đè bẹp, xâm hại. Vì thế Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều quy định pháp luật, thành lập nên nhiều cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Trong đó, công đoàn là một tổ chức gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có
hiệu quả để bảo vệ người lao động.
Công đoàn có vai trò điều hòa và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là
vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, công đoàn là đại diện
một bên của quan hệ lao động, thiếu công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao
động hoàn chỉnh. Các cấp công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong doanh
nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, người lao động và
người sử dụng lao động về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, về tổ chức công đoàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; coi trọng
việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp
thời phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền đồng cấp nghiên cứu, giải
quyết. Tổ chức thực hiện các phong trào “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”
và cuộc vận động “xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công nghiệp”, các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh... chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người
lao động; góp phần xây dựng cơ sở đảng ở khu vực này. Công đoàn cơ sở là tổ
chức thiết thực bảo vệ người lao động, tạo mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa các
1


chủ thể tham gia lao động, trực tiếp bảo vệ công nhân trong nhiều lĩnh vực, đại
diện cho tập thể lao động khi giải quyết tranh chấp lao động. Nhận thức được
tầm quan trọng của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay việc vi phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động đang diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt
là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp này

hoạt động hiệu quả, đồng thời nhiều doanh nghiệp và người lao động có sự nhìn
nhận sai về vai trò của tổ chức công đoàn. Chính vì những lý do trên tôi đã lựa
chọn đề tài “Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng tới mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về
vai trò của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động và thực tiễn thực hiện vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp
Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh
nghiệp ở Việt nam hiện nay.
Xuất phát từ mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vaai trò của công đoàn cơ sở trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp;
- Làm rõ thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của công
đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các
giải pháp định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở các doanh nghiệp
Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và hệ thống
pháp luật Việt Nam về vai trò của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền và
2


lợi ích hợp pháp củ người lao động trong các doanh nghiệp, đồng thời, nghiên
cứu về thực trạng việc thực hiện vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở tại
daonh nghiệp Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian và đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về các tổ chức
công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước.
Về thời gian: Việc khảo sát nghiên cứu đề tài được giới hạn thực tiễn
trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014.
4.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu 3 chương, có tiểu kết cho từng chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của công đoàn cơ sở trong
các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong
các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở
trong các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay.

3


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm và vai trò của công đoàn
1.1.1. Khái niệm liên quan
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân
và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong
hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những
người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh

tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học
tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Trích Điều 1 Chương 1 Luật Công
đoàn năm 2012).
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng công hội đỏ Bắc kỳ, được thành
lập vào ngày 28 tháng 7 năm 1929 nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau
đây: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; liên đoàn lao động tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành phố); công
đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, được thành lập ở các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm
người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.
Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp những người lao
động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo
đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên công đoàn hoặc mười người lao
4


động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
1.1.1. Vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp
Trong những năm qua, với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của tổ
chức công đoàn ngày càng mở rộng và được khẳng định. Công đoàn đã có mặt
trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mọi hoạt động của
công đoàn gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội.
Công đoàn cũng đã góp phần to lớn vào việc ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, người lao động ngày càng

vững mạnh, bởi đây là giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt trong liên minh
công, nông, trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Về văn hoá - xã hội,
hoạt động của Công đoàn góp phần chăm lo xây dựng, bảo đảm sự thống nhất,
đoàn kết của giai cấp công nhân; làm cho giai cấp công nhân thực sự là giai
cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình phát triển và tiến bộ của xã hội.
Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao động
dù vô tình hay cố tình, còn vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động. Công
đoàn là tổ chức chính trị xã hội của công nhân và lao động trong doanh nghiệp,
có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao động trong quan hệ
lao động với người sử dụng lao động. Trong mối quan hệ đó, công đoàn và chủ
doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh nhằm giải quyết hài hoà quyền và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ
lao động.
Nội dung và mục đích của mối quan hệ giữa công đoàn và người sử dụng
lao động là nhằm làm cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của công nhân, lao động. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp
với người sử dụng lao động vận động đoàn viên, công nhân, lao động sản xuất
với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất ... đảm bảo sự ổn định và phát
triển bền vững của doanh nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều
kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, công đoàn vừa phải xây
5


dựng quan hệ đoàn kết hợp tác vừa phải đấu tranh bảo vệ cho được quyền lợi
của công nhân, lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động.
Đây thực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Với tư cách là người đại diện cho người lao động, công đoàn còn có trách

nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt động
công đoàn, làm cho vai trò của công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn
đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
Có thể thấy, hoạt động đại diện và bảo vệ cho người lao động vừa là chức
năng, vai trò vừa là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Những nhiệm vụ này đã
được thể chế trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Hiến pháp, Luật
Công đoàn, Bộ luật Lao động và được chi tiết hóa thành những nhiệm vụ trực
tiếp của tổ chức công đoàn trong suốt quá trình hoạt động. Đây là những nhiệm
vụ trọng tâm mà công đoàn cần phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở là “cấp” đầu tiên của hệ thống tổ chức công đoàn, là nơi
trực tiếp tiếp xúc với đoàn viên, tổ chức các hoạt động thực hiện các chức năng
của công đoàn, là nơi trực tiếp tuyên truyền phát triển đoàn viên. Do đó công
đoàn cơ sở có chức năng gắn kết đoàn viên trong tổ thành khối thống nhất.
Các nhiệm vụ, quyền hạn chung của công đoàn cơ sở như:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo
đảm thực hiện quyền lợi của người lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể
6


và hướng dẫn người lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động; cử đại diện
tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao
động.

- Tham gia với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của người lao động, tổ chức các
hoạt động xã hội và từ thiện.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia Hội đồng hòa giải lao
động cơ sở và tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp
luật.
- Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

7


1.3.Sơ đồ hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

CÔNG ĐOÀN NGÀNH TW, CĐ

TỈNH, THÀNH PHỐ

TỔNG CÔNG TY TRỰC
THUỘC TLĐ



CĐ cơ




CĐ các



CĐ Giáo

LĐLĐ

trong

quan

Tổng

khu

ngành,

dục,

quận,

tổng

bộ,

công ty

công


địa

quận,

huyện,

công

ngành

thuộc

nghiệp,

phương

huyện,

thị xã,

trung

tỉnh,

khu chế

thị xã,

thành


ương

thành

xuất

thành

phố

phố

thuộc

thuộc

tỉnh

ty, tập
đoàn
kinh tế

phố

tỉnh

CĐ cơ

CĐ cơ


CĐ cơ

CĐ cơ

CĐ cơ

CĐ cơ

CĐ cơ

CĐ cơ

CĐ cơ

sở

sở

sở

sở

sở

sở

sở

sở


sở

Ghi chú:
: Trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động
: Chỉ đạo phối hợp
: Phối hợp hoạt động

8


Tiểu kết
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho người lao động khác cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao
động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công
đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công
đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong
doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động
hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao
động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Với tư cách là người đại diện cho người lao động, công đoàn còn có trách

nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt động
Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn
đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.

9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng hoạt động của các tổ chức công đoàn ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng công nhân, viên chức và
người lao động của nước ta tăng cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu lao động
thay đổi theo hướng giảm ở khu vực nhà nước và tăng nhanh ở ngoài khu vực
nhà nước. Chất lượng người lao động được nâng lên nhiều mặt: tuổi đời trẻ,
được đào tạo cơ bản, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, có tay nghề và
khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ hiện đại. Đa số người lao động có phẩm
chất, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và quyết tâm thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng.
Hiện nay, nước ta tiếp tục đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp, mỗi năm
giải quyết việc làm cho lao động trong nước, đặc biệt trong giai đoạn 2010 –
2015 hơn 7,8 triệu lao động có viêc làm. Tuy nhiên, do tình hình suy giảm kinh
tế, một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể nên
một bộ phận người lao động thiếu việc làm. Tiền lương và thu nhập người lao
động được cải thiện theo lộ trình tăng lương của Chính phủ. Tiền lương tăng
nhưng mức sống chưa được cải thiện vì giá cả tiêu dùng tăng nhanh hơn tiền
lương, do đó, phần lớn công nhân, viên chức và người lao động đời sống khó
khăn, không có điều kiện tích lũy. Người lao động tại các khu công nghiệp phải

sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không có điều kiện sinh hoạt
văn hóa tinh thần.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp đối với người lao động ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đạt 100%.
Tại các khu công nghiệp và chế xuất, hơn 80% công nhân, viên chức và người lao
động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy
nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu, một số
doanh nghiệp áp dụng theo mức lương làm căn cứ ký hợp đồng lao động đã gây
10


thiệt thòi cho người lao động. Tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng, đóng chậm, nợ
bảo hiểm xã hội với số tiền hàng chục tỷ đồng đã xâm hại đến quyền lợi hợp pháp
của người lao động.
Quan hệ lao động trên địa bàn cả nước tương đối ổn định. Số vụ tranh
chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể giảm dần do ý thức chấp hành pháp
luật của người sử dụng lao động được nâng lên, tăng cường trách nhiệm của tổ
chức công đoàn và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thông qua công tác
thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất.
2.2. Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay
Công đoàn cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức công đoàn. Việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ lao
động giữa người lao động, đoàn viên công đoàn với người quản lý cũng bắt đầu
từ cấp công đoàn cơ sở. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều công đoàn cơ sở hoạt
động chưa hiệu quả.
Theo số liệu thống kê của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam, tình hình
quan hệ lao động và tranh chấp lao động tại VN ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
Từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.402 cuộc ngừng việc tập thể, đình
công tự phát của người lao động (riêng năm 2010 số vụ đình công là 424 vụ).

Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,16%, các doanh
nghiệp dân doanh chiếm 24,08%, khu vực chiếm ít nhất là các doanh nghiệp nhà
nước chỉ chiếm 2,76%.
Tính chất các vụ tranh chấp lao động cũng có nhiều thay đổi. Nếu như
giai đoạn sau 1995, Tranh chấp lao động đưa đến tòa án chủ yếu là tranh chấp về
sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động thì những năm gần đây, các tranh chấp về
tiền công, thu nhập có tính chất tiền công, về phúc lợi, BHXH, bồi thường thiệt
hại ngày càng tăng… Điều này càng chứng tỏ sự yếu kém trong hoạt động của
công đoàn cơ sở, đặc biệt là công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Công đoàn cơ sỏ chưa trở thành đại diện thực sự cho người lao
động, chưa có những tư vấn và dẫn dắt về pháp luật cho người lao động, khiến
11


chủ sử dụng lao động có thể vi phạm pháp luật, không đảm bảo đầy đủ quyền lợi
cho người lao động.
2.2.1. Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc thương lượng và ký kết thỏa
ước lao động tập thể
Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và
dự thảo nội dung thỏa ước lao động tập thể. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có
quyền dự họp thương lượng. Chủ tịch công đoàn cơ sở có quyền cùng người sử
dụng lao động chủ trì hội nghị thảo luận, thương lượng và ký kết thoả ước lao
động tập thể với người sử dụng lao động.
Theo Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Lao động “ Mỗi bên đều có quyền yêu cầu
thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương
lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương
lượng, các bên thỏa thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng”.
Công đoàn cơ sở có quyền phối hợp với người sử dụng lao động kiểm tra,
xem xét và xử lý những trường hợp làm trái với thoả ước lao động tập thể đã ký
kết, phát hiện những vướng mắc, tồn tại để kiến nghị, thương lượng với người sử

dụng lao động giải quyết kịp thời.
2.2.2. Vai trò của công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lương và thu
nhập của người lao động
Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2012 cho phép người sử dụng
lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường
hợp cần thiết theo luật định. Nhưng để đảm bảo an toàn cho lợi ích của người
lao động trong trường hợp này thì pháp luật cũng quy định thêm: "Việc tạm đình
chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến
của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”. Điều này khẳng định tổ chức
công đoàn cơ sở là tổ chức của người lao động, đại diện cho tập thể lao động và
thiết thực bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Mặt khác, điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào
quan hệ lao động không gì khác hơn là tiền lương và thu nhập. Khoản 2 Điều 90
Bộ luật Lao động quy định: "Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng
12


suất lao động và chất lượng công việc.". Không chỉ với người lao động, tiền
lương và thu nhập cũng là vấn đề mà hầu hết các chủ doanh nghiệp quan tâm.
Trong khi người lao động thì cố gắng để có việc làm ổn định, có thu nhập cao,
thì các chủ doanh nghiệp lại tính toán thế nào để hạn chế tối đa chi phí trả công
lao động nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện và trực tiếp bảo vệ quyền lợi tập
thể của người lao động trong các doanh nghiệp. Vai trò của công đoàn trong việc
đảm bảo tiền lương cho người lao động tức là công đoàn vừa thực hiện chức
năng bảo vệ lợi ích vừa phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền
lương luôn gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Để thực hiện tốt vai
trò này của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, khoản 2 Điều 93 Bộ luật
Lao động quy định: "Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể

người lao động tại cơ sở". Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu người sử dụng lao
động giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng cho người lao động khi người
sử dụng lao động không trả, chậm trả hoặc trả lương không đúng theo hợp đồng
lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trước khi ra quyết định khấu trừ lương
của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với Ban chấp hành
công đoàn cơ sở.
Để bảo vệ người lao động, công đoàn nên thường xuyên tổ chức cho công
nhân lao động bàn bạc và trao đổi về tình hình thực hiện thực hiện định mức lao
động qua từng thời gian, theo dõi và kiểm tra việc xây dựng định mức của các
doanh nghiệp. Người sử dụng lao động khi xây dựng định mức lao động phải có
căn cứ kỹ thuật, đảm bảo tính hiện thực, phải phù hợp với khả năng của người
lao động, với điều kiện sản xuất kinh doanh và phải trao đổi, tham khảo ý kiến
của công đoàn cơ sở.
2.2.3. Vai trò của công đoàn cơ sở trong đả m bả o điều kiện lao động
Căn cứ vào tiêu chuẩn của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao
động, công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện và môi trường làm
13


việc.
Các điều kiện lao động được đề cập ở đây bao gồm những phương tiện,
công cụ, trang thiết bị, máy móc, các điều kiện về nhà xưởng, không gian để
người lao động làm việc và những điều kiện đáp ứng nhu cầu tinh thần, nhu cầu
giao tiếp xã hội của người lao động. Những doanh nghiệp quan tâm đến sức
khỏe người lao động đều phải xây dựng đầy đủ các điều kiện lao động, đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động. Điều này không chỉ giúp người lao động hoàn thành
công việc, đảm bảo sức khỏe, mà còn làm cho họ cảm thấy an toàn, từ đó gắn bó
với công ty, tăng động lực làm việc.
Điều kiện lao động đối với người lao động không chỉ dừng lại ở việc trang

bị máy móc, các dụng cụ trang thiết bị cá nhân, môi trường làm việc lao động,
mà cả các chế độ chính sách của công ty, doanh nghiệp đối với nhu cầu văn hóa
tinh thần của người lao động, thậm chí là đảm bảo các mối quan hệ xã hội của
người lao động như nhà ở, trường học cho con cái, nhu cầu giao tiếp xã hội...
Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung
rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều
kiện lao động. Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần
chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng bảo
vệ quyền và lợi ích người lao động của tổ chức công đoàn. Trong phạm vi chức
năng và quyền hạn của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
bảo hộ lao động; giám sát việc thực hiện chế độ chính sách và quy định pháp
luật về an toàn lao động, vệ sịnh lao động. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu
hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe người lao động, công
đoàn cơ sở có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu thấy
cần thiết và yêu cầu người sử dụng lao động có ngay biện pháp để khắc phục.
Hiện nay, người sử dụng lao động và người lao động đã từng bước nâng
cao nhận thức trách nhiệm của mình trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động,
nhưng trên thực tế, tai nạn lao động xảy ra đáng lo ngại. Một số cơ sở cố tình vi
phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, công nhân làm việc trong
14


điều kiện mất an toàn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.2.4. Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc nâng cao đờ i số ng vật chất,
văn hóa tinh thần cho người lao động
Tại Việt Nam, vai trò của tổ chức công đoàn thể hiện mạnh nhất và rõ
nhất ở các hoạt động về nâng cao đời sống, vật chất, văn hóa tinh thần cho người
lao động.
Tại các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đã triển khai nhiều việc làm thiết

thực, có ý nghĩa, xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp như xây
dựng thỏa ước lao động tập thể có lợi hơn cho người lao động. Công đoàn đã có
vai trò quan trọng, tham gia tích cực trong việc xây dựng ban hành các văn bản
quy định, quy chế về lao động, tiền lương, tiền thưởng, thi tuyển, nâng bậc, thi
đua khen thưởng, kỷ luật..nhất là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sán xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Các hoạt động thường thấy ở các doanh nghiệp như là các hội thi, hội thao
do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc phong trào cấp thành phố phát động. Đa phần
công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp đều tổ chức tham quan, dã ngoại hoặc có
chế độ tiền thưởng cho lao động hàng năm vào các dịp lễ, tết.
2.2.5. Vai trò của công đoàn cơ sở trong giải quyết tranh chấp lao động
và đình công
Tranh chấp lao động và đình công là phản ứng cao nhất của người lao
động đối với người sử dụng lao động khi những quyền và lợi ích chính đáng của
họ bị xâm phạm. Theo Khoản 7 Điều 4 Bộ luật Lao động: "Tranh chấp lao động
là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giũa các bên trong quan hệ
lao động".
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện, có tổ chức của tập thể
lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Có thể nói, đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động
để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật,
nhất là đòi thoả mãn những yêu sách của người lao động về tiền lương, điều kiện
15


làm việc và những đảm bảo xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ. Tập thể người lao động chỉ được tiến hành đình công khi tranh chấp lao
động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động đã được giải quyết theo
trình tự giải quyết tranh chấp lao động mà họ vẫn không thoả mãn. Theo quy

định của pháp luật Việt Nam, thì chỉ chấp nhận công đoàn là tổ chức duy nhất có
quyền khởi xướng và lãnh đạo cuộc đình công hợp pháp.
Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế
Nhà nước thường cố tình tránh né thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các
quy định của pháp luật lao động, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động, lối quản lý cửa quyền đã gây nên căm phẫn trong tập thể người
lao động và tất yếu sẽ phát sinh tranh chấp lao động. Tuy nhiên, hình thức đấu
tranh còn thiếu tính tổ chức và mang tính tự phát, nên họ còn lúng túng trong
việc thương thảo với người sử dụng lao động để tìm ra hướng giải quyết hợp lý
khi có tranh chấp xảy ra, dẫn đến các cuộc đình công không cần thiết.
Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kể từ khi Bộ luật
Lao động có hiệu lực thi hành (từ năm 1995 đến hết năm 2012), cả nước xảy ra
4.922 cuộc đình công, trong đó, doanh nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra hơn 3.500 vụ; doanh nghiệp tư
nhân xảy ra gần 1.300 vụ. Nếu tính riêng 5 năm từ năm 2008 đến 2012, cả nước
xảy ra hơn 3.000 cuộc tranh chấp cụ thể và đình công trên địa bàn 29 tỉnh, thành
phố. Năm 2011, xảy ra nhiều vụ đình công nhất với gần 1.000 vụ. Đình công
chủ yếu xảy ra ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những nơi tập trung nhiều công nhân lao
động.
2.3. Đánh giá việc thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Những ưu điểm trong việc thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp
Thứ nhất, công đoàn cơ sở đã làm tốt công tác phát triển đoàn viên và
xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở
16


Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức công đoàn

cơ sở ngày càng hoạt động tích cực và hiệu quả đặc biệt là trong việc phát triển
đoàn viên và xây dựng tổ chức. Thông qua phát triển đoàn viên và xây dựng tổ
chức công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài khu
vực kinh tế Nhà nước đã tạo ra các kênh để phổ biến, tuyên truyền những chủ
trương, chính sách của thành phố đến với công dân. Do vậy, việc phát triển đoàn
viên mới không dừng lại ở nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, mà còn là nhiệm vụ
chính trị chung của cả nước.
Thứ hai, Công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò đại diện cho tập thể lao
động.
Hiện nay số vụ đình công, lãn công hay tranh chấp giữa công nhân và
người sử dụng là rất ít và đa số đều được xử lý nhanh chóng theo hướng có lợi
cho hai bên. Điều này chứng tỏ, các tổ chức công đoàn cơ sở đã thực hiện tốt
vai trò đại diện của mình trong thực hiện việc thương lượng với người sử dụng
lao động. Mặt khác, các tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu
vực kinh tế Nhà nước được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ phía Công đoàn cấp
trên và các cấp chính quyền, tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn cơ sở thể
hiện tốt vai trò của mình trong việc đại diện cho người lao động.
Thứ ba, công đoàn cơ sở đã tích cực tham gia thảo luận các vấn đề về
quan hệ lao động một cách thường xuyên và thiết thực
Với sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt là của Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam, người lao động nói chung và đoàn viên nói riêng được nhiều cơ hội
thảo luận, nêu lên những yêu cầu đối với người sử dụng lao động thông qua
những chương trình hội thảo, hội nghị được tổ chức giữa câu lạc bộ doanh nhân
với Liên đoàn Lao động được tổ chức thường xuyên. Về phía các tổ chức công
đoàn cơ sở, các tổ chức công đoàn cấp trên cũng thường xuyên giám sát, theo dõi,
tạo điều kiện cho việc thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động thông qua các
dịp hội nghị công nhân viên lao động hàng năm, thông qua việc hướng dẫn
người lao động trong thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Thứ tư, công đoàn cơ sở thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và
17



tinh thần cho người lao động
Công tác an sinh xã hội hiện nay đang được quan tâm, vì vậy, các tổ chức
công đoàn cơ sở cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện vai trò
chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Các tổ chức công
đoàn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện rất tốt việc hỗ
trợ nhà ở cho người lao động, không chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho mua,
cho thuê nhà giá rẻ, tại các khu tập thể, người lao động còn được hỗ trợ về các
phương tiện sinh hoạt, đảm bảo về an ninh trật tự, về điều kiện giáo dục, học
hành đối với con em của các lao động. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước
trong công tác an sinh xã hội nói chung và sự nỗ lực rất lớn của các tổ chức công
đoàn nói riêng trong việc đề xuất về hỗ trợ các điều kiện sống cho người lao
động.
Thứ năm, công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc
thi hành các quy định của pháp luật lao động
Trong những năm qua, hầu hết các tổ chức công đoàn cơ sở đều được
kiểm tra về việc tuân thủ, thi hành các quy định của pháp luật về lao động. Việc
kiểm tra được thực hiện dưới sự chủ trì của công đoàn cấp trên và có sự phối
hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc sử
dụng lao động, về điều kiện, môi trường làm việc về điều kiện sinh hoạt, ăn ở
của những công nhân tại các khu công nghiệp, thông qua đó, đảm bảo phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời những trường hợp vi phạm các quy định trong sử dụng
lao động của chủ doanh nghiệp, đảm bảo bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng
của người lao động.
2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở trong
doanh nghiệp
Trong thời gian qua, bên cạnh những ưu điểm hoạt động của tổ chức công
đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, cụ thể như sau:
Việc tham gia của công đoàn cơ sở vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung

chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đời sống người lao động ở
các doanh nghiệp chất lượng chưa cao, chưa tập trung được trí tuệ của đông đảo
18


người lao động và đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong việc tham gia
xây dựng chính sách, pháp luật. Công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động trong một
số doanh nghiệp thực hiện chưa thường xuyên, chất lượng công tác kiểm tra còn
mặt hạn chế. Một số cán bộ công đoàn còn thiếu bản lĩnh, ngại va chạm, sợ bị
trù dập, mất việc làm, nên chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của
người lao động.
Công đoàn cơ sở chưa thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Ở một số doanh nghiệp, vai
trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của
tổ chức công đoàn cơ sở còn mờ nhạt, hiệu quả thấp; công tác kiểm tra, giám sát
và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với công
nhân, người lao động thực hiện chưa thường xuyên, chất lượng kiểm tra còn hạn
chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục còn nặng về lý luận, chưa sát với yêu
cầu cụ thể, hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa thật phù hợp.
Nội dung và hình thức hoạt động công đoàn ở một số cơ sở còn cứng
nhắc, chưa thực sự xuất phát từ đặc điểm của loại hình doanh nghiệp và trình độ
cũng như nguyện vọng chính đáng của người lao động, chưa có nhiều hình thức
đa dạng, phong phú hấp dẫn và thiết thực nên công đoàn chưa thực sự hấp dẫn
đối với người lao động, chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia
hoạt động công đoàn, chưa có tính thuyết phục cao đối với người sử dụng lao
động.
Mặc dù trong thời gian qua, hoạt động công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp đã được các cấp công đoàn quan tâm, công đoàn cơ sở đã có những hoạt
động tích cực đem lại hiệu quả thiết thực, song trên thực tế, hoạt động công đoàn

khu vực này nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng, vai trò công đoàn còn mờ nhạt
chưa trở thành chỗ dựa vững chắc cho người lao động.
Đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ở tại các doanh nghiệp
còn nhiều khó khăn. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan du
lịch là một hoạt động không thể thiếu đối với tổ chức công đoàn vì nó có tác
19


dụng to lớn đối với người lao động, tạo cho họ những ngày, giờ nghỉ ngơi vui
vẻ, thoải mái về tinh thần, phục hồi và tái tạo sức lao động sau những ngày làm
việc căng thẳng và áp lực. Tuy nhiên, còn rất ít tổ chức công đoàn ở các doanh
nghiệp thực hiện được những hoạt động này.
2.4. Nguyên nhân của sự hạn chế
Sự phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp đã tạo ra tính đa dạng trong tổ chức
quản lý sản xuất. Bên cạnh đó, cường độ làm việc của người lao động tăng lên,
đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất không được quan tâm đầy đủ, cá biệt
chủ doanh nghiệp còn xúc phạm nhân phẩm người lao động. Việc thực hiện
pháp luật, nhất là pháp luật lao động chưa nghiêm, làm cho quan hệ lao động
trở nên phức tạp, tranh chấp lao động và đình công có xu hướng tăng.
Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế
dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong công nhân lao động ngày càng tăng,
cường độ và thời gian làm việc của công nhân, lao động lớn, thời gian nhàn rỗi
rất ít, cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động công đoàn eo hẹp, tình trạng việc
làm của công nhân lao động không ổn định, nên người lao động cũng chưa mặn
mà với công đoàn. Nhiều người sử dụng lao động chưa hiểu đầy đủ về công
đoàn Việt Nam, do đó, chưa ủng hộ và tạo điều kiện để công đoàn hoạt động,
thậm chí còn không muốn có công đoàn.
Cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm, thường
xuyên biến động, kiến thức về chính sách pháp luật và kỹ năng hoạt động công

đoàn còn hạn chế, do vậy hiệu quả hoạt động công đoàn chưa cao, công đoàn
chưa thực sự hấp dẫn với người lao động. Chưa có cơ chế chính sách bảo vệ,
động viên khuyến khích cán bộ công đoàn. Cán bộ hoạt động kiêm chức vừa
không có chế độ đãi ngộ, vừa dễ bị giới chủ mặc cảm, dẫn đến chấm dứt hợp
đồng lao động nên ngại đấu tranh, không thiết tha với công tác công đoàn..
Nội dung, phương thức hoạt động công đoàn cơ sở chưa được cụ thể hoá
cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Trình độ, năng lực của một số bộ
phận cán bộ, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở còn yếu, không theo kịp với sự đổi
20


mới cơ chế quản lý kinh tế và thực tiễn đất nước. Bệnh hành chính, quan liêu,
kinh nghiệm chủ nghĩa còn khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ công đoàn.
Công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền đối với hoạt động của
các tổ chức công đoàn cơ sở chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Sự quản lý,
phối hợp giữa tổ chức công đoàn với chính quyền các cấp có lúc, có nơi còn
chưa chặt chẽ thống nhất đã ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh tế và hoạt
động công đoàn.
Nhiều chủ doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động của
công đoàn cơ sở. Không ít chủ doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ Luật Lao
động, Luật Công đoàn và các văn bản quy định của Nhà nước đối với người lao
động, đối với tổ chức công đoàn nên chưa ủng hộ việc thành lập công đoàn,
hoặc chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Một số chủ doanh nghiệp
chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức công đoàn cơ sở. Một số khác hiểu rõ những
văn bản quy định của pháp luật, nhưng lại tìm cách trốn tránh để trục lợi cho
bản thân. Đó là rào cản làm hạn chế hiệu quả hoạt động công đoàn.
Trình độ cán bộ công đoàn cơ sở còn yếu và thiếu, cán bộ công đoàn cơ
sở chủ yếu hoạt động không chuyên trách nên thời gian dành cho hoạt động
công đoàn không nhiều. Đội ngũ cán bộ này lại thường xuyên biến động, năng
lực và trình độ về nghiệp vụ hoạt động công đoàn, các chế độ chính sách liên

quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của lao động còn hạn chế, do đó, gặp nhiều khó
khăn khi thuyết phục chủ doanh nghiệp ủng hộ tạo điều kiện cho hoạt động công
đoàn. Mặt khác, cán bộ công đoàn thường là người lao động trực tiếp trong
doanh nghiệp, nên ở một số doanh nghiệp, họ còn e dè, nể nang, sợ mất việc làm
mà không dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi quyền lợi chính đáng của
người lao động bị vi phạm.

21


Tiểu kết
Cùng với chủ trương xây dựng một đất nước vững mạnh, tạo dựng một
môi trường sản xuất kinh doanh hiện đại, công bằng được quan tâm hàng đầu, vì
vậy, việc phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở ở các doanh
nghiệp đã được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể.
Các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp đã tích cực tham gia
thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động;
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật
lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế như vai trò đại diện, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức công đoàn
còn mờ nhạt, hiệu quả thấp; công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động thực hiện chưa
thường xuyên.
Nguyên nhân cơ bản của sự hạn chế là do một số cán bộ công đoàn hoạt
động không chuyên trách, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động; chính
sách, pháp luật đối với người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa có cơ
chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở để họ dám đấu tranh bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; một bộ phận người sử
dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức công đoàn Việt Nam, còn né
tránh, chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động và pháp luật

công đoàn.

22


CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Các giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam
Để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở
trong bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động gắn với các mục tiêu, phương
hướng hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong quá trình nghiên
cứu đề tài, tôi xin đưa ra khuyến nghị các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở Việt
Nam như sau:
3.1.1.Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng
tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh
Tuyên truyền, giáo dục làm cho công nhân, lao động, giới chủ và người sử
dụng lao động, các cấp có liên quan hiểu về vai trò, vị trí, chức năng của công
đoàn, sự cần thiết khách quan phải vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức
công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm thường xuyên, bền bỉ, cần phải
bám sát thực tiễn, chú trọng vào những nội dung thiết yếu mà công nhân, lao động
đang quan tâm như quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khi gia nhập công đoàn,
lợi ich cá nhân, tập thể lợi ích xã hội khi công nhân, lao động gia nhập công đoàn
và tự nguyện tham gia hoạt động công đoàn. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo
dục phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, phải được duy trì và đổi mới thường
xuyên, đảm bảo tính khách quan phù hợp với thực tiễn hoạt động của công đoàn tại

cơ sở, cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền phải gương mẫu trong cuộc
23


×