Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Mối quan hệ giữa các cấp quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.73 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TÊN ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Quản trị học
Giảng viên giảng dạy: Ths. Nguyễn Tiến Thành
Mã phách:………………………………….

Hà Nội - 2017


PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TIỂU LUẬN
M
ã phách

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Hoà

Ngày sinh: 23/03/1994;

Mã sinh viên: 1607QTVA012
Lớp: ĐHLT QTVP16A

Khoa: Quản trị văn phòng

Tên Tiểu luận: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị
Học phần: Quản trị học
Giảng viên phụ trách: Ths. Nguyễn Tiến Thành
Sinh viên kí tên




LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học môn Quản trị học, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s
Nguyễn Tiến Thành đã hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận.
Cảm ơn thầy đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu. Những tri thức mà thầy truyền đạt sẽ là hành trang giúp tôi vững bước hơn
trên con đường tự lập dài phía trước.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế,
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của
các thầy giáo, cô giáo để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Mối quan hệ giữa các cấp quản trị” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Tiến
Thành. Các nội dung nghiên cứu, kết quả khảo sát các số liệu thống kê trong đề
tài này là trung thực. Những thông tin trong bài nghiên cứu là kết quả phân tích,
nhận xét, đánh giá của chính tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về dữ liệu đã viết
trong đề tài này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................5

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu............................1
3. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
6. Cấu trúc của đề tài.....................................................................................2
Chương 1..............................................................................................................3
Lý luận chung về quản trị, các cấp quản trị.....................................................3
1.1. Một số khái niệm....................................................................................3
1.1.1. Khái niệm quản trị...............................................................................3
1.1.2. Khái niệm nhà quản trị........................................................................3
1.1.2.1. Quản trị viên cao cấp (Top Managers).............................................3
1.1.2.2. Quản trị viên cấp trung gian (Middle Managers).............................3
1.1.2.3. Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)..................................4
1.2. Chức năng của các cấp quản trị..............................................................4
1.2.1. Chức năng của nhà quản trị cấp cao....................................................4
1.2.2. Chức năng của nhà quản trị cấp trung gian.........................................4
1.2.3. Chức năng của nhà quản trị cấp cơ sở.................................................4
Tiểu kết..........................................................................................................5
Chương 2..............................................................................................................6


Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ của các cấp quản trị........................6
2.1. Sự khác nhau giữa các cấp quản trị........................................................6
2.2. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị..........................................................8
2.2.1. Biểu hiện của mối quan hệ giữa các cấp quản trị................................8
2.2.2. Vai trò của nhà quản trị........................................................................8
2.2.2.1. Vai trò quan hệ với con người..........................................................8
2.2.2.2. Vai trò thông tin................................................................................9

2.2.2.3. Vai trò quyết định.............................................................................9
2.3. Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm.........................................10
Tiểu kết........................................................................................................10
Chương 3............................................................................................................10
Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa các cấp quản trị..............................10
3.1. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các cấp quản trị.......................10
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................11
3.1.2. Nhược điểm.......................................................................................11
3.2. Giải pháp...............................................................................................11
Tiểu kết........................................................................................................11
KẾT LUẬN........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................14
Phụ lục................................................................................................................15


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tất cả các tổ chức cho dù là một cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp tư
nhân, một tổ chức từ thiện hay bất cú một trường giáo dục sự nghiệp nào đều
chịu sự ảnh hưởng với những mức độ khác nhau từ các yếu tố cấu thành nên tổ
chức ấy và các lực lượng môi trường xung quanh. Mối quan hệ các cấp quản trị
đều chịu trách nhiệm chi phối theo một hình thức: cấp dưới cấp dưới phục tùng
cấp trên, tiểu số phục tùng đa số từ đó tất cả phải phản ứng và thích ghi với
chúng. Họ cần phải xác định, ước lượng và phản ứng lại các yếu tố và lực lượng
bên trong cũng như ngoài doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của
tổ chức đó.
Trong các hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói riêng và
các tổ chức khác nói chung thì mối quan hệ giữa các cấp quản trị rất quan trọng
để điều tiết và chi phối các thành viên dưới cấp của mình. Do đó việc nghiên
cứu về mối quan hệ các cấp quản trị là rất cần thiết. Trong mỗi tổ chức, các nhà

quản trị được phân chia thành ba cấp: quản trị gia cấp cao, quản trị gia cấp trung
gian và quản trị viên cấp cơ sở. Số lượng quản trị gia ở cấp càng thấp thì càng
nhiều hơn. Để cho tổ chức duy trì và phát triển bền vững thì ba cấp quản trị sẽ
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Với bài tiểu luận “Mối quan hệ giữa các cấp quản trị” này, sẽ tập trung đề
cập đến mối quan hệ trong hoạt động quản trị của các doanh nghiệp. Phân tích
mối quan hệ quyền lợi và trách nhiệm của các nhà quản trị tác động đến các tổ
chức kinh doanh và cách thức phản ứng của doanh nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các mối quan hệ của mỗi
cấp quản trị với nhau.
3. Lịch sử nghiên cứu
Tìm, đọc, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như
sách, internet, giáo trình,…
1


Quan sát thực tế, nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng kinh tế trong
cuộc sống, từ đó rút ra nhận xét.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, phân tích; phương pháp so sánh…
5. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức về mối quan hệ giữa các cấp quản trị.
Phân tích sâu hơn các mối quan hệ, sự tác động qua lại của các mối quan
hệ các nhà quản trị trong môi trường doanh nghiệp.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về mối quan hệ của các cấp quản trị.
Chương 2: Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ của các cấp quản trị.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa các cấp quản trị.

2


Chương 1
Lý luận chung về quản trị, các cấp quản trị
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản trị
Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet, một triết gia quản trị hàng
đầu, thì: Quản trị là hoàn thành công việc thông qua người khác.
Theo GS. H.Koontz “ Quản trị là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức).
mục tiêu của quản trị là nhằm làm con người có thể đạt được mục tiêu của nhóm
với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.
Theo GS. Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người
và thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi
trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả
những nguồn tài nguyên có hạn.
Theo James Stoner và Stephen Robbins: Quản trị là tiến trình hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra.
1.1.2. Khái niệm nhà quản trị
Nhà Quản trị được dùng để chỉ “tất cả những người chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành một bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh”.
1.1.2.1. Quản trị viên cao cấp (Top Managers)
Quản trị viên cao cấp là những nhà quản trị nằm ở nấc trên cùng của hệ

thống quản trị, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ
chức.Các chức danh chính của quản trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh
ví dụ như là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên hội đồng quản
trị, các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, giám đốc
điều hành…
1.1.2.2. Quản trị viên cấp trung gian (Middle Managers)
Quản trị viên cấp trung gian là nhà quản trị nằm giữa của hệ thống quản
3


trị, vừa là đối tượng của nhà quản trị cấp cao, vừa là chủ thể quản trị của cấp cơ
sở.
Các quản trị viên cấp trung gian bao gồm: trưởng phòng ban, trưởng
khoa…
1.1.2.3. Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)
Quản trị viên cấp cơ sở là nhà quản trị ở tầng thấp nhất của hệ thống quản
trị, là đối tượng quản trị trực tiếp của nhà quản trị cấp trung gian.
Các chức danh thông thường của họ là: trưởng nhóm, quản đốc, tổ
trưởng…
1.2. Chức năng của các cấp quản trị
1.2.1. Chức năng của nhà quản trị cấp cao
Xác định mục tiêu, chính sách và kế hoạch daif hạn của tổ chức.
Dành phần lớn thời gian cho việc lập kế hoạch và tổ chức.
Đòi hỏi nhiều kỹ năng tư duy hơn là kỹ năng chuyên môn.
1.2.2. Chức năng của nhà quản trị cấp trung gian
Tập trung xây dựng các kế hoạch ngăn hạn cho đơn vị, doanh nghiệp.
Thực hiện các chính sách cũng như kế hoạch mà quản trị viên cấp cao đưa
ra.
Phối hợp hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, doanh nghiệp.
1.2.3. Chức năng của nhà quản trị cấp cơ sở

Quản lý trực tiếp nhân viên và dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo và
kiểm soát.
Duy trì mối quan hệ giữa người lao động và quản lý cấp trung gian.
Xây dựng các kế hoạch ngày, tuần và tháng.
Phụ lục 01( Hình thang các cấp quản trị và chức năng chính)
Qua các chức năng của các cấp quản trị, chúng ta cũng cần bàn về các cấp
bậc quản trị liên quan đến việc thực thi các chức năng quản trị. Hoàn toàn rõ
ràng là đi dần lên cấp cao hơn trong thứ bậc quản trị của một tổ chức thì những
nhà quản trị quan tâm nhiều hơn đến việc hoạch định và giảm dần việc hướng
dẫn hoặc điều khiển trực tiếp. Tất cả nhà quản trị đều phải thực hiện các chức
4


năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuy nhiên, số lượng thời gian
mà mỗi cấp bậc quản trị khác nhau dành để thực hiện các chức năng này là
không như nhau.
Phụ lục 02 ( Tỷ lệ % thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp
bậc quản trị)
Tiểu kết
Qua chương 1 đã hiểu rõ được khái niệm về quản trị và các cấp quản trị,
các chức năng chính của từng cấp quản trị. Từ đó chương 2 sẽ đi sâu hơn phân
tích sự khác nhau và mối quan hệ giữa các cấp quản trị có sự tác động đến quá
trình quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp.

5


Chương 2
Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ của các cấp quản trị
2.1. Sự khác nhau giữa các cấp quản trị


Chức năng

Quản trị viên cấp cao

Quản trị viên cấp

Quản trị viên cấp

(Top Managers)

trung gian ( Middle

cơ sở (First-line

Managers)

Managers)

Hoạch định mục tiêu,

Tổ chức quản trị các Quản trị quá trình

phạm vi hoạt động

hoạt động chức

làm việc, các hoạt

của doanh nghiệp,


năng, nghiệp vụ

động cụ thể hàng

cảm nhận những vấn

quyền hạn được

ngày của công

đề khó khắn lớn và

phân công nhằm

nhân, nhân viên

những nguyên nhân

thực hiện các chiến

trong tổ, nhóm

của chúng để tìm biện lược của doanh
pháp giải quyết
Quyền hạn

nghiệp

Xác định kết quả cuối Nắm vững những


Với tư cách là nhà

cùng mong muốn,

mục tiêu của doanh

quản trị nhiệm vụ,

phê duyệt những

nghiệp, mối quan hệ

họ là những người

đường lối, các chính

giữa các bộ phân,

hướng dẫn, đôn

sách lớn mạnh trong

cảm nhận những khó thúc, điều khiển

doanh nghiệp. Phê

khăn chính của bộ

công nhân trong


duyệt cơ cấu tổ chức,

phận và những

các công việc

các kế hoạch chương

nguyên nhân trong

hàng ngày để đưa

trình hành động lớn

phạm vi hoạt động

đến sự hoàn thành

nhằm đạt được nhưng của mình. Nắm

mục tiêu chung

mục tiêu đã đề ra.

vững trách nhiệm và trong doanh

Xác định các nguồn

phạm vi quyền hạn


nhân sự cần thiết và

được giao, xác định

cung cấp kinh phí

các hoạt động cần

hoạt động theo yêu

thiết phải thực hiện
6

nghiệp


cầu công việc. Lựa

để đạt được kết quả,

chọn các quản trị viên đề nghị những vân
chấp hành, giao trách

đề liên quan dến bộ

nhiệm, ủy quyền.

phận để hoàn thành


Phối hợp mọi hoạt

nhiện vụ. Đề nghị

động của ban tham

những chương trình

mưu và chức năng

kế hoạch hành động

điều hành. Phê duyệt

của bộ phận và mô

chương trình kế

hình tổ chức thích

hoạch nhân sự bao

hợp nhất để thực

gồm: tuyển dụng,

hiện công việc. Lựa

mức lương, thăng


trọn nhân viên, giao

cấp, đề bạt, kỷ luật.

công việc theo chức

Dữ liệu các biện pháp năng cho các nhân
kiểm soát như báo

viên, xây dựng tinh

cáo, kiểm tra, đánh

thần đồng đội và

giá hiệu quả của tổ

lòng trung thành,

chức

phê chuẩn các thủ
tục làm việc trong
phạm vi bộ phận
trên cơ sở đường lối
chung của doanh
nghiệp. Thường
xuyên xét lại tính
hiệu quả trong công
tác của bộ phận để

kịp thờ uốn nắn

Trách nhiệm Chịu trách nhiệm
hoàn toàn về những

những sai sót.
Báo cáo kết quả đạt

Nhà quản trị cấp

được của bộ phận

cơ sở cũng thường

7


ảnh hưởng tốt xấu

lên cấp trên theo

là người trực tiếp

của các quyết định

đúng sự ủy quyền

tham gia các công
việc sản xuất kinh
doanh cụ thể như

các nhân viên
khác dưới quyền

Kỹ năng

Kỹ năng tư duy

Kỹ năng nhân sự

họ
Kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ

2.2. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị
2.2.1. Biểu hiện của mối quan hệ giữa các cấp quản trị
Cấp bậc quản lý càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan
trọng, nhưng kỹ năng tư duy càng cần phải cao.
Cấp bậc quản lý càng thấp thì càng cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật,
vì nhà quản lý phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp
vụ.
2.2.2. Vai trò của nhà quản trị
Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà
quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành
ba nhóm:
2.2.2.1. Vai trò quan hệ với con người
Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến
mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các
thành viên của tổ chức đến mục tiêu chug vì lợi íchcủa doanh nghiệp.
2.2.2.1.1. Vai trò đại diện
Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.

2.2.2.1.2. Vai trò lãnh đạo
Quản trị cấp cao có thể xuống làm công việc của quản trị cấp cơ sở nhưng
quản trị cấp cơ sở không thể lên làm việc của quản trị cấp cao. Phối hợp và kiểm
tra công việc của nhân viên cấp dưới; tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ
8


nhân viên.
2.2.2.1.3. Vai trò liên kết
Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị
của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả
các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
2.2.2.2. Vai trò thông tin
Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là
một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
2.2.2.2.1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin
Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung
quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của
tổ chức.
2.2.2.2.2. Vai trò phổ biến thông tin
Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối
với công việc của họ.
2.2.2.2.3. Vai trò cung cấp thông tin
Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi
cho doanh nghiệp.
2.2.2.3. Vai trò quyết định
2.2.2.3.1. Vai trò doanh nhân
Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của
tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp
dụng.

2.2.2.3.2. Vai trò giải quyết xáo trộn
Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ
chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
2.2.2.3.3. Vai trò người phân phối tài nguyên
Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao
gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
2.2.2.3.4. Vai trò đàm phán
9


Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với
bên ngoài.
2.3. Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm
Trong mối quan hệ giữa các cấp quản trị thì mối cấp quản trị đều có
nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, mối quan hệ đó thể hiện theo quy luật như
đồng hồ sinh học:
Nhà quản trị cấp cơ sở được ví như kim giây: quyền lợi và trách nhiệm sẽ
giảm nhẹ hơn, nếu làm sai phần công việc của mình thì có thể sửa đổi và không
quy trách nhiệm.
Nhà quản trị cấp trung gian được ví như kim phút: quyền lợi và trách
nhiệm được đánh giá cao hơn, trong công việc nếu có sai sót ít thì có thể chấp
nhận bỏ qua và sửa sai, nếu sai sót nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhà quản trị cấp cao,
ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Nhà quản trị cấp cao được ví như kim giờ: trong công việc nếu có sai sót
thì suốt quá trình làm việc sẽ không có giá trị bởi trách nhiệm của nhà quản trị
cấp cao lớn, mang tính quyết định cao.
Phụ lục 03 ( Đồng hồ của mối quan hệ quyền lợi và trách nhiệm)
Tiểu kết
Qua chương 2 sẽ làm rõ về sự khác nhau giữa các cấp quản trị, phân tích
mối quan hệ giữa các cấp quản trị. Tất cả đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực

đến hoạt động của tổ chức và nhà quản trị. Ảnh hưởng đó có thể dễ dàng nhận
biết hoặc không, có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Vì thế nhà quản trị cần
hiểu rõ mối quan hệ giữa các cấp quản trị mà tổ chức mình đang hoạt động và
nhận thức được các ảnh hưởng của nó để từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa
hoặc giải quyết các trục trặc, khủng hoảng có thể phát sinh.
Chương 3
Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa các cấp quản trị
3.1. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các cấp quản trị
10


3.1.1. Ưu điểm
- Khi các cấp quản trị có mối quan hệ với nhau thì sẽ đưa ra được hiệu
quả cao trong công việc.
- Truyền đạt thông tin từ cấp này đến cấp kia một cách nhanh chóng, quản
lí cấp dưới một cách dễ ràng hơn.
- Cùng nhau phát hiện ra những vấn đề khó khăn để cùng nhau giải quyết.
3.1.2. Nhược điểm
- Khi đã có mối quan hệ chặt chẽ thì sẽ khiến cho các cấp cao lơ là trong
việc quản lý các cấp dưới. Để sảy ra những vấn đề khó khăn ảnh hưởng xấu đến
kết quả.
- Có sự áp đặt lên nhân viên bởi dựa vào quyền lợi và trách nhiệm của mình.
3.2. Giải pháp
Kết hợp đồng bộ các biện pháp: hành chính, kinh tế, giáo dục. Và thực
hiện các biện pháp này một cách thường xuyên liên tục.
Đổi mới các chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với trình độ văn hóa của
tổ chức.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động mang tính xã hội như:
hoạt động về truyền thống, làm thay đổi các thói quen, tập quán không còn phù
hợp thay vào đó là những sinh hoạt, hoạt động mang tính xã hội hóa cao nhằm

gây không khí tâm lý vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng.
Đưa ra giải phát giúp hoàn thiện hơn trong mối quan hệ giữa các cấp.
Để hoàn thành được nhiệm vụ các cấp quản trị phải có sự hiểu biết lẫn
nhau. Các cấp cao phải biết lắng nghe ý kiến, biện pháp của cấp dưới để có thể
đạt được sự tin tưởng và hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Phải đòi hỏi các
quản trị cấp cao phải chú trọng hơn vào kỹ năng nhận thức và giảm bớt sự tập
trung vào kỹ năng kĩ thuật. Trong khi đó, các cấp quản trị trung gian và cấp quản
trị cấp cơ sở phải biết lắng nghe và tuân theo quyết định của cấp trên.
Tiểu kết
Qua những giải pháp đó giúp cho các nhà quản trị nhận thức được đầy
đủ, chính xác mối quan hệ giữa các cấp quản trị để đưa ra, soạn thảo chiến
11


lược và sách lược quản trị đúng đắn hơn, giúp cho tổ chức doanh nghiệp tồn
tại và phát triển.

12


KẾT LUẬN
Trong mỗi tổ chức các công việc về quản trị không chỉ có tính chuyên
môn hóa cao mà nó còn mang tính thứ bậc dõ nét. Có thể chia các nhà quản trị
thành 3 cấp: các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trung gian (còn gọi là
cấp giữa) và các nhà quản trị cấp cơ sở. Các cấp quản trị này luôn có mối quan
hệ với nhau.
Các cấp quản trị có sự khác nhau về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm
nhưng các cấp quản trị lại có vai trò giống nhau. Khi có mối quan hệ với nhau
các cấp quản trị sẽ hoàn thành công việc một cách tốt và có hiệu quả hơn.
Bài tiểu luận này đã giúp em có được một hiểu biết về Quản trị học và

một các nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các cấp quản trị.
Em xin chân thành cám ơn!

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.21.
2. Sách giáo trình và sách về kinh tế có liên quan.
3. Tài liệu học tập tailieu.vn.

14


Phụ lục

Phụ lục 01. Hình thang các cấp quản trị và chức năng chính.

Phụ lục 02. Tỷ lệ % thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc
quản trị.


Phụ lục 03. Đồng hồ của mối quan hệ quyền lợi và trách nhiệm.


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ
chấm thi

Điểm thống nhất của bài thi


CB chấm thi số 1

Bằng số

CB chấm thi số 2

Bằng chữ

Chữ kí xác
nhận của
cán bộ
nhận bài
thi



×