Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI GP2 CỦA CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ ANCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.1 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI GP2 CỦA
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ ANCO

Sinh viên thực hiện: BÙI HUỲNH KIỀU MY
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

BÙI HUỲNH KIỀU MY

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI GP2 CỦA
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ ANCO



Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Bùi Huỳnh Kiều My.
Tên khóa luận: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con cai
sữa giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại trại GP2 của Công ty CP
Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 – 17/8/2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt là quý thầy cô Bộ Môn Di Truyền Giống đã truyền

đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Ban Giám Đốc Công ty CP Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, toàn thể anh chị em
kỹ thuật, công nhân trại GP2 đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Tiến sĩ Trần Văn Chính, đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo con trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Không bao giờ quên công ơn
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình - những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hôm nay.
Bùi Huỳnh Kiều My

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con cai
sữa giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống” đã được tiến hành tại trại
GP2 của Công ty CP Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO từ ngày 15/01/2012 đến ngày
31/3/2012 trên heo con cai sữa giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc 06 nhóm giống Y.L;
D.L; D.LY; PD.L; PD.Y; PD.LY. Một số kết quả được ghi nhận như sau:
Trọng lượng nhập thực tế là 6,26 kg/con, cao nhất ở nhóm PD.Y là 7,45 kg/con
và thấp nhất ở nhóm D.L là 5,68 kg/con.
Trọng lượng xuất thực tế là 24,67 kg/con, cao nhất ở nhóm Y.L là 28,26 kg/con
và thấp nhất ở nhóm PD.LY là 23,42 kg/con.
Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi là 6,38 kg/con, cao nhất ở nhóm
D.LY là 7,00 kg/con và thấp nhất ở nhóm PD.LY là 6,00 kg/con.
Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi là 24,71 kg/con, cao nhất ở nhóm
D.L là 28,59 kg/con và thấp nhất ở nhóm PD.Y là 17,16 kg/con.

Tăng trọng ngày thực tế là 0,466 ± 0,057 kg/con/ngày, cao nhất ở nhóm Y.L là
0,539 ± 0,028 kg/con/ngày và thấp nhất ở nhóm PD.LY là 0,438 ± 0,046
kg/con/ngày.
Tăng trọng ngày hiệu chỉnh là 0,470 ± 0,111 kg/con/ngày, cao nhất ở nhóm D.L
là 0,570 ± 0,051 kg/con/ngày và thấp nhất ở nhóm PD.Y là 0,275 ± 0,047
kg/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ là 0,726 ± 0,005 kg/con/ngày, cao nhất ở nhóm Y.L là
0,736 ± 0,008 kg/con/ngày và thấp nhất ở nhóm PD.Y là 0,706 ± 0,019 kg/con/ngày.
Hệ số chuyển biến thức ăn là 1,362 ± 0,027 kg/kgTT, cao nhất ở nhóm D.LY là
1,436 ± 0,101 kg/kgTT và thấp nhất ở nhóm Y.L là 1,212 ± 0,022 kg/kgTT.
Tỷ lệ nuôi sống chung cho 6 nhóm giống là 100%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ heo bị viêm khớp và tỷ lệ heo bị ghẻ tính chung
cho 6 nhóm giống khảo sát tương ứng là 0,81%, 3,0%, 7,36%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu.....................................................................................2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại GP2......................................................................3
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển công ty ANCO, quá trình thành lập trại GP2
............................................................................................................................... 3
2.1.2 Vị trí địa lý .................................................................................................... 4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4

2.1.4 Nguồn nước .................................................................................................. 4
2.1.5 Nguồn điện ................................................................................................... 5
2.1.6 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại ............................................ 5
2.1.7 Sơ đồ trại....................................................................................................... 5
2.1.8 Cơ cấu tổ chức trại ........................................................................................ 5
2.1.9 Cơ cấu đàn của trại GP2 ............................................................................... 5
2.1.10 Nguồn gốc con giống .................................................................................. 7
2.1.11 Công tác giống ............................................................................................ 7
2.1.12 Phương thức phối giống ............................................................................. 7
2.2 Giới thiệu một số giống heo thuần và heo lai ..............................................7
2.2.1 Giống Yorkshire ........................................................................................... 7
2.2.2 Giống Landrace ............................................................................................ 8
2.2.3 Giống Duroc ................................................................................................. 8
2.2.4 Heo nái lai Landrace Yorkshire (L.Y) .......................................................... 8
2.2.5 Heo đực lai Pietrain Duroc (P.D) ................................................................. 8
2.2.6 Nhóm heo thịt ............................................................................................... 8
2.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo ....................................................9
2.3.1 Chuồng trại ................................................................................................... 9
v


2.3.2 Trang thiết bị chuồng trại ........................................................................... 11
2.3.3 Thức ăn ....................................................................................................... 12
2.4.1 Heo nái ........................................................................................................ 13
2.4.2 Heo nái đẻ và heo nái nuôi con .................................................................. 14
2.4.3 Heo con ....................................................................................................... 15
2.4.4 Heo đực....................................................................................................... 17
2.5 Quy trình vệ sinh, tiêm phòng và điều trị...................................................18
2.5.1 Vệ sinh ........................................................................................................ 18
2.5.2 Quy trình tiêm phòng .................................................................................. 19

2.5.3 Bệnh và điều trị........................................................................................... 21
2.6 Cơ sở lý luận ..............................................................................................21
2.6.1 Những yếu tố ảnh hường đến sức sống của heo con .................................. 21
2.6.2 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa ......................................................... 22
2.6.3 Quá trình sinh trưởng và phát dục .............................................................. 22
2.6.4 Yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh ............................................................ 23
2.6.5 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa và cách điều trị tại trại
............................................................................................................................. 25
2.6.6 Các nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con cai sữa và cách điều trị tại
trại ........................................................................................................................ 27
2.6.7 Các nguyên nhân gây bệnh ghẻ trên heo con và cách điều trị tại trại ........ 28
3.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................29
3.1.1 Thời gian ..................................................................................................... 29
3.1.2 Địa điểm ..................................................................................................... 29
3.2 Đối tượng khảo sát .....................................................................................29
3.3 Nội dung khảo sát .......................................................................................29
3.4 Phương pháp khảo sát ................................................................................29
3.5 Chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................30
3.5.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng ........................................................... 30
3.5.2 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn .................................................. 31
3.5.3 Các chỉ tiêu về sức sống ............................................................................. 32
3.6 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống của heo cai sữa ....................32
vi


3.7 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 34
4.1 Trọng lượng nhập và trọng lượng xuất theo nhóm giống ..........................34
4.1.1 Trọng lượng nhập thực tế theo nhóm giống ............................................... 34
4.1.2 Trọng lượng xuất thực tế theo nhóm giống ................................................ 35

4.1.3 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo nhóm giống ............... 36
4.1.4 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo nhóm giống ................ 37
4.2 Trọng lượng nhập và trọng lượng xuất theo giới tính ................................38
4.2.1 Trọng lượng nhập thực tế theo giới tính ..................................................... 38
4.2.1 Trọng lượng xuất thực tế theo giới tính ...................................................... 39
4.2.3 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo giới tính ..................... 39
4.2.4 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo giới tính ...................... 40
4.3 Tăng trọng ngày thực tế và tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống 42
4.3.1 Tăng trọng ngày thực tế theo nhóm giống.................................................. 42
4.3.2 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống ............................................ 43
4.4 Tăng trọng ngày thực tế và tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giới tính ......44
4.4.1 Tăng trọng ngày thực tế theo giới tính ....................................................... 44
4.4.2 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giới tính ................................................. 45
4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn ................................46
4.5.1 Lượng thức ăn tiêu thụ................................................................................ 46
4.5.2 Hệ số chuyển biến thức ăn .......................................................................... 47
4.6 Tỷ lệ bệnh ...................................................................................................48
4.6.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................. 48
4.6.2 Tỷ lệ con có triệu chứng viêm khớp ........................................................... 49
4.6.3 Tỷ lệ heo bị bệnh ghẻ ................................................................................. 50
4.7 Tỷ lệ nuôi sống ...........................................................................................51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 53
5.1 Kết luận ......................................................................................................53
5.2 Đề nghị .......................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 57 
vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TSTK

: Tham số thống kê

n

: Số con

X

: Giá trị trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn

CV

: Hệ số biến dị

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo quốc gia của Mỹ

TLNTT


: Trọng lượng nhập thực tế

TLNHC21

: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi

TLXTT

: Trọng lượng xuất thực tế

TLXHC60

: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

NTTT

: Ngày tuổi thực tế lúc xuất

TTNTT

: Tăng trọng ngày thực tế

TTNHC60

: Tăng trọng ngày hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

TTTA

: Lượng thức ăn tiêu thụ


HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Định mức về số lượng và loại thức ăn hỗn hợp cho mỗi loại heo. ............ 12 
Bảng 2. 2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp. .................................... 13 
Bảng 2. 3 Quy định lượng thức ăn và thời gian ăn của heo nái đẻ. ........................... 15 
Bảng 2. 4 Quy định cho ăn của heo ở khu cai sữa. .................................................... 17 
Bảng 2. 5 Quy định lịch sát trùng của các khu. .......................................................... 19 
Bảng 2. 6 Quy trình tiêm phòng cho heo con............................................................. 19 
Bảng 2. 7 Quy trình phòng bệnh cho heo đực giống.................................................. 20 
Bảng 2. 8 Quy trình tiêm phòng heo hậu bị. .............................................................. 20 
Bảng 2. 9 Quy trình tiêm phòng heo nái đẻ. .............................................................. 21 
Bảng 2. 10 Hệ số di truyền của một số tính trạng. ..................................................... 23 
Bảng 2. 11 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. ............................... 26 
Bảng 2. 12 Một số thuốc dùng điều trị tiêu chảy cho heo tại trại. ............................. 27 
Bảng 2. 13 Một số thuốc dùng điều trị viêm khớp cho heo tại trại. ........................... 28 
Bảng 3. 1 Nhóm giống heo theo dõi tại trại ............................................................... 29 
Bảng 3. 2 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng heo cai sữa về 21 ngày tuổi. .............. 31 
Bảng 4. 1 Trọng lượng nhập thực tế theo nhóm giống .............................................. 34 
Bảng 4. 2 Trọng lượng xuất thực tế theo nhóm giống ............................................... 35 
Bảng 4. 3 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo nhóm giống ............... 36 
Bảng 4. 4 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo nhóm giống................ 37 
Bảng 4. 5 Trọng lượng nhập thực tế theo giới tính .................................................... 38 
Bảng 4. 6 Trọng lượng xuất thực tế theo giới tính ..................................................... 39 
Bảng 4. 7 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo giới tính .................... 40 

Bảng 4. 8 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo giới tính ..................... 41 
Bảng 4. 9 Tăng trọng ngày thực tế theo nhóm giống ................................................. 42 
Bảng 4. 10 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống ......................................... 43 
Bảng 4. 11 Tăng trọng ngày thực tế theo giới tính..................................................... 44 
Bảng 4. 12 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giới tính ............................................... 45 
Bảng 4. 13 Lượng thức ăn tiêu thụ ............................................................................. 46 
Bảng 4. 14 Hệ số chuyển biến thức ăn ....................................................................... 47 
ix


Bảng 4. 15 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................... 48 
Bảng 4. 16 Tỷ lệ con có triệu chứng viêm khớp ........................................................ 49 
Bảng 4. 17 Tỷ lệ heo bị bệnh ghẻ ............................................................................... 50 
Bảng 4. 18 Kết quả xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống các nhóm giống….50

 
 

x


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Mỗi năm nền kinh tế Việt Nam luôn đều đặn tăng trưởng ở mức trên 5%,
trong đó nhóm ngành nông nghiệp luôn chiếm vị trí cao trong việc đóng góp vào
GDP. Năm 2011 với ước tính tăng trưởng kinh tế hơn 5,89% so với năm 2010 và
xét về giá trị sản phẩm của các mặt hàng nông nghiệp thì năm 2011 có thể được
xem là “Năm của sản phẩm nông nghiệp”.
Ngành chăn nuôi luôn chiếm hơn một nửa giá trị sản xuất nông nghiệp với
việc cung cấp cho thị trường nguồn nguyên liệu sản xuất, thức ăn tiêu dùng, xuất

khẩu,…Với tầm quan trọng đó, ngành chăn nuôi luôn vận động mạnh mẽ trong
việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới và
trong nước nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Trong số các nhóm của ngành chăn nuôi thì chăn nuôi heo là nhóm chiếm
tỷ lệ khá cao trong việc cung cấp thực phẩm đạm động vật cho tiêu dùng của
người dân. Muốn nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo cần phải có đàn đực
giống và nái giống tốt để tạo đàn con có chất lượng cao. Trong quá trình sinh
trưởng của heo thì giai đoạn heo sau cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và
quan trọng nhất vì heo con phải chịu ảnh hưởng rất lớn các tác nhân ngoại cảnh
gây stress hàng loạt như xa mẹ, ghép bầy, chuyển chuồng, thay đổi nguồn dinh
dưỡng,…Do vậy, việc kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức sống, sức kháng
bệnh,…của heo con giúp chúng ta có thể đánh giá tổng quát vè đàn heo và từ đó
đưa ra công thức phối giống tạo ra nhiều heo với các nhu cầu khác nhau như
nuôi hậu bị sinh sản hay làm heo thương phẩm.
Xuất phát từ những nhu cầu và điều kiện thuận lợi, được sự chấp thuận của
bộ môn Di Truyền Giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, Ban giám đốc công ty CP Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, cùng sự
hướng dẫn của TS.Trần Văn Chính, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Khảo sát khả
năng sinh trưởng và sức sống của heo sau cai sữa giai đoạn 21 đến 60 ngày tuổi

1


thuộc một số nhóm giống tại trại GP2 thuộc công ty CP Nông Nghiệp Quốc Tế
ANCO”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá và so sánh về khả năng sinh trưởng, sức sống, khả năng sử dụng
thức ăn và một số bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi của các
nhóm giống để có cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho việc chọn lọc các nhóm

giống heo tốt nhất nuôi thịt thương phẩm.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về trọng lượng, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ một
số bệnh thường gặp và tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng của các nhóm giống
heo từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.

2


Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại GP2
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển công ty ANCO, quá trình thành lập
trại GP2
Khởi nguồn là Công ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế, được
thành lập vào tháng 8 năm 2001 tại Thủ Đức, Tp. HCM.
Đến ngày 34/1/2003 thành lập Công ty Liên Doanh Dinh Dưỡng Nông
Nghiệp Quốc Tế - ANCO (liên doanh giữa Việt Nam và Malaysia) và xây dựng
nhà máy tại khu công nghiệp Sông Mây, Đồng Nai với số vốn đầu tư là 4 triệu
USD chuyên sản xuất thức ăn gia súc (công suất 140.000 tấn/năm), premix đậm
đặc (Farm Mix) và premix bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.
Ngày 01/01/2009, ANCO chính thức chuyển đổi từ hình thức công ty
TNHH sang công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng
Nông Nghiệp Quốc Tế - ANCO.
Bên cạnh thế mạnh của Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc
Tế trong lĩnh vực cung cấp thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, Công ty Cổ
Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO đã ra đời đáp ứng hoài bão xây dựng một
quy trình hoàn hảo từ thức ăn đến việc cung cấp heo giống, heo thịt, cá giống đạt
chất lượng cao cho thị trường.
Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO là một thành viên của
Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế - ANCO, được Sở Kế

Hoạch Đầu Tư Đồng Nai cấp GPKD số: 4703000488 ngày 17/1/2008, trụ sở tại
ấp 4, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO với tên thường gọi là hệ
thống trại ANCO với hệ thống trang trại chăn nuôi heo và cá.
Hệ thống trại heo gồm có 6 trại đều thuộc tỉnh Đồng Nai: R&D, GGP, GP1,
GP2, PK1 và PK2.

3


Để có một đàn giống chất lượng cao, Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc
Tế ANCO đã nhập những giống heo thuần chất lượng tốt từ Mỹ như: Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain để gây đàn.
Trại chăn nuôi heo GP2 thuộc Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc Tế
ANCO là trại chăn nuôi đầu tiên xây dựng mô hình nuôi heo cung cấp cho thị
trường thịt, được thành lập vào tháng 10 năm 2010 và bắt đầu đi vào chăn nuôi
từ tháng 7 năm 2011. Với quy mô chăn nuôi 3.600 heo nái nằm trên diện tích
hơn 50 ha, trại GP2 là trại chăn nuôi heo con cung cấp cho các trại nuôi heo thịt
của công ty, dự kiến mỗi năm trại cung cấp cho các trại PK1 và PK2 hơn 60.000
heo con sau cai sữa. Cùng với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăn
nuôi của Việt Nam và Malaysia, công ty cam kết sẽ cung cấp cho thị trường Việt
Nam những sản phẩm sạch và tốt nhất.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại được xây dựng trên địa bàn thuộc ấp 4, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai, là tỉnh thuộc vùng quy hoạch phát triển đàn heo đứng đầu cả
nước tới năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Trại nằm cách quốc lộ 1A khoảng 60 km, giữa khu vực rừng cao su và
trồng mía, cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của
người dân xung quanh. Đường vào trại là đường đất đỏ, lòng đường rộng, xe cộ
di chuyển dễ dàng thuận lợi cho việc cung cấp thức ăn và buôn bán.

2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Trại thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt thuận lợi cho việc chăn
nuôi.
Trại nằm trên vùng đất đỏ vốn xưa là một ngọn đồi được san bằng nên cao
ráo, rộng rãi, thuận lợi cho việc xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi.
2.1.4 Nguồn nước
Trại sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoang sâu đến vài chục mét
trên nền đất sét khô, nguồn nước được xét nghiệm đạt tiêu chuẩn nước sử dụng
trong chăn nuôi, được bơm lên bể chứa rộng trên mặt đất sau đó bơm lên bồn
4


nước dự trữ trên cao bằng hệ thống bơm áp lực tự động đặt tại các khu riêng biệt
và phân phối đến các khu dãy chuồng để phục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt.
2.1.5 Nguồn điện
Trại lắp đặt nguồn điện 3 pha với hơn 6 km đường dây dẫn từ trục đường
giao thông chính vào trại, điện đi qua một trạm hạ thế đặt tại trại trước khi được
đưa vào sử dụng. Ngoài ra trại còn trang bị một hệ thống máy phát điện chạy
bằng dầu diezen sử dụng khi mất điện.
2.1.6 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại
Tập trung tổ chức, sản xuất heo con nuôi thịt, thực hiện tốt công tác chăn
nuôi heo từ giai đoạn hậu bị đến khi heo con sinh ra đạt tới giai đoạn 60 ngày
tuổi chuyển qua trại chăn nuôi heo thịt PK1.
Theo dõi khả năng sinh sản của đàn heo hậu bị được chuyển từ trại GGP để
đánh giá khả năng sinh sản của đàn heo nái tại trại cũng như công tác chọn heo
hậu bị từ trại GGP.
Bố trí nhân sự cho phù hợp với tính chất và khối lượng từng công việc
nhằm tăng hiệu quả làm việc.
2.1.7 Sơ đồ trại

Sơ đồ trại GP2 được phác thảo ở hình 2.1.
2.1.8 Cơ cấu tổ chức trại
Tính đến cuối tháng 3 năm 2012, trại GP2 chỉ mới sử dụng hết khu A và
khu nái mang thai ở khu B.
Nhân sự: tính đến cuối tháng 3 năm 2012, trại gồm có 50 người, trong đó:
Quản lý người Malaysia: 01 người.
Cao đẳng: 02 người.
Đại học: 04 người (01 thực tập).
Trung cấp: 14 người (08 thực tập).
Công nhân, bảo vệ, bảo trì, nhà bếp: 29 người.
2.1.9 Cơ cấu đàn của trại GP2
Theo phòng kỹ thuật trại GP2, tổng đàn heo tính đến ngày 30 tháng 3 năm
2012 là 10.423 con với cơ cấu đàn cụ thể như sau:
5


Heo con theo mẹ: 4160 con.
Heo cai sữa: 3665 con.
Nái kiểm định: 416 con.
Nái hậu bị: 2138 con.
Heo đực giống: 40 con.
Heo đực hậu bị: 4 con.
Tổng đàn: 10.423 con.
Hình 2. 1 Sơ đồ trại GP2

Phòng
tinh A

Chuồng nọc A


Chuồng nọc B

Phòng
tinh B

Khu mang thai B

Khu mang thai A
Khu nái đẻ B
Bể
nước

Khu nái đẻ A

Khu cai sữa B

Khu cai sữa A

Phòng sát
trùng

Ao

Văn phòng
Kho

Nhà công nhân

Nhà
công

nhân

Sân
Khu chờ
bán, cân
bán

Cổng sát
trùng

Chốt
bảo vệ

Kho

Cổng

Nhà công nhân

Rào

6

Bếp
ăn


2.1.10 Nguồn gốc con giống
2.1.10.1 Heo đực giống:
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đều được nhập từ Mỹ và được tăng

đàn bằng cách sinh sản với các con nái giống thuần.
2.1.10.2 Heo nái giống:
Có nguồn gốc từ trại GGP.
2.1.11 Công tác giống
Tất cả heo đực giống, heo nái giống nhận từ trại GGP đều được bấm số tai
hoặc xăm tai, lập phiếu theo dõi với đầy đủ thông tin về gia phả, giống, nguồn
gốc bệnh sử và ngày lấy tinh hay ngày phối giống,…
Sau mỗi tháng trại đều tổng kết và báo cáo về chất lượng con đực giống,
giữ lại những con giống tốt và loại thải những con kém chất lượng.
Sau mỗi đợt sinh sản trại sẽ thống kê tình hình sinh sản của con nái, giữ lại
những con nái tốt, loại thải con kém chất lượng để chuẩn bị heo hậu bị thay thế
và nâng cao khả năng sản xuất heo con.
2.1.12 Phương thức phối giống
Phương thức phối giống tại trại là phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau
nhiều năm thử nghiệm nhiều quy trình phối giống khác nhau tại các trại khác của
công ty, trại GP2 quyết định thực hiện phối giống 02 lần/đợt lên giống vào lúc
sáng sớm và chiều mát, hai lần cách nhau 10 - 12 tiếng, được trại kết luận là
công thức phối giống tốt nhất mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế tốt.
2.2 Giới thiệu một số giống heo thuần và heo lai
2.2.1 Giống Yorkshire
Giống Yorkshire có nguồn gốc từ Anh. Heo có sắc lông trắng tuyền, ở giữa
mắt và tai thường có đốm đen nhỏ. Thân nhìn ngang giống hình chữ nhật, tai
thẳng đứng, lưng thẳng, bụng thon. Bốn chân to và chắc khỏe, khung xương
vững chắc.
Heo nái Yorkshire có thể đẻ 1,8 - 2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ trung bình 8 - 10
con. Trọng lượng lúc trưởng thành có thể đạt 200 - 300kg.
7


Đây là giống thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ở nước

ta.
2.2.2 Giống Landrace
Giống Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Đây là giống heo cho nhiều
nạc, sắc lông trắng tuyền, đầu nhỏ, mõm khá dài, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt,
chân nhỏ, thân nhìn ngang giống hình tam giác.
Heo nái Landrace có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 8 - 10 con.
Trọng lượng lúc trưởng thành từ 200 - 250kg.
Đây là giống nái tốt sữa, sai con, nuôi con khéo, tỷ lệ nuôi sống cao.
2.2.3 Giống Duroc
Giống Duroc có nguồn gốc từ Mĩ, sắc lông nâu đỏ, thân hình vững chắc,
chân to, vững chãi, bốn móng màu đen nâu không có móng trắng. Heo có tai
thường nhỏ, xụ xuống, gốc tai đứng, lưng còng, ngắn đòn.
Heo thuộc nhóm heo nạc, ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 80 - 85kg,
con trưởng thành đạt từ 200 - 250kg.
Heo nái Duroc đẻ 1,8 - 2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là
giống heo có sức chống chịu tốt tuy nhiên có thành tích sinh sản kém hơn hai
giống Yorkshire và Landrace và đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao.
2.2.4 Heo nái lai Landrace Yorkshire (L.Y)
L.Y là nhóm heo có cha là Landrace lai với mẹ là Yorkshire. Heo có lông
dài vừa phải, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai hơi xụ bít mắt hoặc hơi nghiêng
về phía trước, lưng cong hoặc hơi cong, bụng thon, mông đùi to, bốn chân to vừa
phải, thẳng và di chuyển nhanh nhẹn.
2.2.5 Heo đực lai Pietrain Duroc (P.D)
P.D là nhóm heo có cha là Pietrain lai với mẹ là Duroc. Heo có lông màu
đỏ hung, lông dài, mõm dài, bụng thon mông đùi thon gọn, di chuyển nhanh
nhẹn. P.D được dùng làm đực giống để thí tình hoặc phối lấy heo thịt.
2.2.6 Nhóm heo thịt
Heo nhóm D.L có mẹ là nhóm Landrace lai với cha là giống Duroc thuần.
8



Heo nhóm Y.L có mẹ là nhóm Yorkshire lai với cha là giống Landrace
thuần.
Heo nhóm D.LY có mẹ là nhóm L.Y lai với cha là giống Duroc thuần.
Heo nhóm PD.L có mẹ là nhóm Landrace lai với cha thuộc nhóm P.D.
Heo nhóm PD.Y có mẹ là nhóm Yorkshire lai với cha thuộc nhóm P.D.
Heo nhóm LY.PD có mẹ là nhóm L.Y lai với cha thuộc nhóm P.D.
Heo con ở các nhóm giống này chủ yếu được dùng làm heo thịt thương
phẩm, không dùng làm giống.
2.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo
2.3.1 Chuồng trại
Trại chăn nuôi GP2 được xây dựng bằng vật liệu tiên tiến theo mô hình
trang trại mới của Malaysia, trại được chia thành 02 vùng A và B ngăn cách với
nhau bằng trục đường chính của trại, mỗi vùng chia thành 3 khu riêng biệt là khu
mang thai, nái đẻ và cai sữa, thứ tự sắp xếp từ cuối trại ngược về cổng, tính đến
ngày 30/3/2012 chỉ có vùng A đã đưa vào hoạt động, còn các khu vực khác vẫn
trong giai đoạn xây dựng. Ô chuồng ở mỗi khu được thiết kế phù hợp với từng
lứa tuổi heo và thuận lợi cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y
cũng như đảm bảo về an toàn sinh học cho trại.
Chuồng nuôi được thiết kế hoàn toàn là chuồng lạnh, 2 mái, các dãy
chuồng chỉ cách nhau 01 mét, mỗi khu cách nhau 05 mét.
Hệ thống xây dựng tính đến ngày 30/3/2012 đã hoàn thiện được 50% ở
vùng A.
2.3.1.1 Khu nái mang thai (G)
Gồm có 16 dãy chuồng nuôi heo hậu bị, heo nái khô, heo nái chờ phối, heo
nái mang thai và heo đực giống.
Ô chuồng dành cho heo hậu bị, heo nái khô, heo nái chờ phối và heo nái
mang thai: mỗi ô nhốt 01 con với diện tích 1,95m x 0,63m x 1,2m (dài x rộng x
cao), được làm bằng thép không gỉ và được lắp ráp cố định trên nền chuồng bằng
bê tông, giữa các heo nái ngăn với nhau bằng song sắt. Máng ăn được lát gạch

men, cứ 5 heo nái thì máng ăn sẽ ngăn cách lại để thuận tiện cho việc vệ sinh
9


máng sau khi heo ăn, máng sau khi heo ăn xong được vệ sinh sạch sẽ và cho
nước vào để heo uống. Các ô chuồng được thiết kế để heo quay mông vào đường
đi ở giữa. Đường đi xung quanh chuồng rộng 0,87m, đường đi giữa rộng 1m,
khoảng cách như vậy được tính toán dựa trên cơ sở không cho heo quay đầu khi
cần chuyển heo đi. Mỗi dãy chuồng heo nái ở khu mang thai còn có 1 ô dành cho
heo đực thí tình của chuồng đó, ô chuồng dành cho heo đực thí tình nằm ở giữa
dãy chuồng, ô chuồng dành cho heo đực thí tình có hình vuông và diện tích là
2m x 2m x 1,5m (dài x rộng x cao).
Mỗi heo nái, heo đực giống được bấm số tai và có 1 thẻ theo dõi riêng để
quản lý việc sinh sản và theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng.
Heo đực giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chuồng được dựng kiên cố
bằng sắt 10, mỗi ô có diện tích 2,5m x 1m x 1,4m (dài x rộng x cao) nằm ở dãy
G0. Nền bằng xi măng, các ô ngăn với nhau bằng song sắt, mỗi ô được bố trí 1
núm uống tự động, các máng ăn được bố trí như ô chuồng dành cho heo nái
mang thai.
Đầu chuồng heo đực giống có ô chuồng để lấy tinh, chuồng có diện tích
2,2m x 2,2m x 1,4m (dài x rộng x cao), ô chuồng nền xi măng, được trang bị giá
nhảy cố định phục vụ cho việc lấy tinh.
2.3.1.2 Khu nái đẻ (F)
Gồm 14 dãy chuồng nuôi nái chờ đẻ và nái đẻ.
Chuồng heo nái đẻ là kiểu chuồng lồng, làm bằng thép không gỉ, sàn của ô
chuồng cách mặt sàn chuồng 0,5m. Mỗi ô chuồng chia làm 3 phần: phần dành
cho heo mẹ ở giữa có diện tích 2,4m x 0,6m x 1,2m (dài x rộng x cao), 2 phần
bên dành cho heo con mỗi phần có diện tích 2,4m x 0,8m x 0,7m (dài x rộng x
cao), kết cấu chuồng như vậy để tránh tình trạng heo mẹ đè, đạp heo con. Lồng
úm heo con được bố trí ở phần giao nhau của 2 ô chuồng, nằm về phía mông của

heo mẹ, đèn hồng ngoại sưởi heo con được treo ở giữa lồng úm từ 1 - 10 ngày
tuổi. Sàn heo mẹ được lót bằng đan xi măng còn sàn của heo con lót bằng đan
nhựa cứng, dưới mỗi dãy ô chuồng có rãnh thoát nước và phân, mỗi chuồng có 2
10


dãy ô chuồng bố trí heo quay mông vào đường đi dọc ở giữa, độ rộng của đường
đi giống như chuồng dành cho heo ở khu mang thai.
Mỗi ô chuồng có 2 máng ăn, một máng dành cho heo mẹ và một máng
dành cho heo con. Máng ăn dành cho heo mẹ bằng inox, có thể chứa tối đa 5kg
thức ăn, máng có thể xoay quanh một thanh trục nằm ngang gắn chặt vào ô
chuồng, máng ăn có chốt cài để dễ dàng vệ sinh máng sau khi cho heo ăn. Máng
ăn dành cho heo con làm bằng nhựa cứng, hình tròn và có thể tháo dỡ dễ dàng để
vệ sinh. Mỗi ô chuồng có 2 núm uống tự động dành cho heo mẹ và heo con.
2.3.1.3 Khu heo cai sữa (N)
Nuôi heo con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, gồm 8 dãy đôi với 512 ô
chuồng.
Khu N được thiết kế theo kiểu chuồng sàn, sàn của ô chuồng cách nền
chuồng 1m, ô chuồng hình chữ nhật có diện tích là 3,6m x 2m x 1m (dài x rộng x
cao). Sàn của ô chuồng heo cai sữa được lót bằng đan nhựa cứng có thể tháo rời,
bên dưới là nền chuồng bằng bê tông. Dãy chuồng dành cho heo con cai sữa là
chuồng đôi nên được thiết kế rãnh thoát nước, phân ở giữa và là 2 đường rãnh
riêng biệt nhau.
Mỗi ô chuồng được trang bị một máng ăn bán tự động cỡ nhỏ, loại 25kg và
2 núm uống tự động. Mỗi ô chuồng có thể nuôi từ 10 - 15 heo con cai sữa.
Ở cuối mỗi dãy chuồng có bố trí 1 ô dành cho heo có dấu hiệu bệnh và 1 ô
dành cho heo còi, heo bị dị tật.
2.3.2 Trang thiết bị chuồng trại
2.3.2.1 Hệ thống cung cấp thức ăn
Gồm máng bán tự động ở khu heo con cai sữa, máng ăn cho heo ở khu

mang thai, khu nái đẻ, máng tập ăn cho heo con.
2.3.2.2 Hệ thống cung cấp nước
Ống nước là ống nhựa PVC, núm uống bằng inox. Bể nước và máy bơm áp
lực cao để phục vụ công tác vệ sinh hằng ngày. Máy rửa chuồng áp suất cao
dùng để rửa sạch chất cặn bã, chất thải của heo trong chuồng trước khi tiến hành
11


các biện pháp sát trùng như quét vôi, xịt sát trùng,… và sau khi kết thúc mỗi đợt
nuôi.
2.3.2.3 Hệ thống lạnh
Toàn bộ các chuồng nuôi là chuồng lạnh với hệ thống lạnh vận hành công
nghệ Malaysia. Hệ thống lạnh đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi luôn giữ ở mức 25
- 290C.
2.3.2.4 Hệ thống đèn
Gồm đèn cao áp, đèn neon thắp sáng ở toàn bộ trại và đèn hồng ngoại sưởi
ấm cho heo con mới sinh ở khu nái đẻ.
2.3.2.5 Các trang thiết bị khác
Ngoài ra còn có máy phun sát trùng, xe đẩy thức ăn, xe đẩy chuyển heo cai
sữa, các loại cân để định mức thức ăn cho từng con và cân khối lượng heo con
cai sữa, máy cày có rơ mooc để vận chuyển thức ăn từ kho xuống khu chăn nuôi,
chuyển heo giữa các khu và bán heo.
2.3.3 Thức ăn
Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp cho heo được cung cấp từ Công ty Cổ Phần
Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế -ANCO được sản xuất theo công nghệ
Malaysia.
Heo ở các độ tuổi khác nhau thì có các loại thức ăn khác nhau phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của heo. Định mức về khối lượng và loại thức ăn hỗn hợp
tương ứng với từng loại heo được trình bày ở bảng 2.1, thành phần thức ăn hỗn
hợp được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2. 1 Định mức về số lượng và loại thức ăn hỗn hợp cho mỗi loại heo.
Loại heo

Loại thức ăn

Định mức thức ăn cho
1 heo/ngày (kg)

Nái khô, nái bầu

A71

1,5 - 2

Nái nuôi con

A81

2-6

Heo cai sữa

A11, A21

Tự do

U91

3


Heo đực giống

(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty ANCO, 2012)
12


Bảng 2. 2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp.
Thành phần dinh dưỡng

Loại
thức ăn

Độ ẩm tối

hỗn hợp

đa (%)

A11

< 14

3400

20

2,5

0,7 - 1,2 0,5 - 1,2


0,5

A21

< 14

3300

18,5

4

0,5 - 1,2 0,5 - 1,2

0,5

A71

< 14

2900

13,5

8

0,6 - 1,2 0,5 - 1,2

0,6


A81

< 14

3250

16,5

5

0,9 - 1,2 0,5 - 1,2

0,6

U91

< 14

2900

17

8

1,0 - 1,2 0,5 - 1,2

0,6

NLTĐ


Protein Xơ thô

(Kcal/kg) thô (%)

(%)

Ca (%)

NaCl
(%)

P (%)

(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty ANCO, 2012)
2.4 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
2.4.1 Heo nái
Gồm có heo hậu bị chờ phối, nái chờ phối và nái mang thai.
Heo hậu bị chờ phối khi nhận từ trại GGP thường đã đủ tuổi và khối lượng
để phối, khi đó heo được kiểm giống mỗi ngày giống với nái chờ phối. Heo nái
sau khi cai sữa được chuyển về dãy chuồng chờ phối, cho ăn tùy theo mức độ để
bù đắp lại khối lượng hao hụt do nuôi con. Trung bình lượng thức ăn cho heo
hậu bị chờ phối và heo nái sau cai sữa là 2kg/ngày/con, cho ăn 2 lần/ngày vào
lúc 8 giờ và 15 giờ hàng ngày, 1kg/lần. Heo được tắm 2 lần/tuần vào thứ 4 và
thứ 7, thời gian tắm từ 9 giờ 00 đến 14 giờ 30. Ngoài ra, mỗi ngày sau khi heo
cho ăn xong được vệ sinh sạch sẽ phần mông, thời gian vệ sinh từ 10 giờ 00, kỹ
thuật viên dẫn heo đực thí tình đi dọc các dãy chuồng nái để kiểm tra việc lên
giống. Heo lên giống sẽ được lùa xếp lại chung một dãy chuồng theo thứ tự ngày
lên giống và tiến hành phối giống 2 lần/đợt lên giống, phối giống vào buổi chiều
của ngày kiểm tra giống và sáng hôm sau, thời gian giữa 2 lần phối giống cách
nhau 10 - 12 tiếng.

Heo sau khi phối được chuyển qua cho ăn khẩu phần 1,5kg/lần, ngày cho
ăn 1 lần lúc 8 giờ 00. Heo sau khi phối 42 ngày mà không lên giống lại khi kiểm
tra giống thì mới xác định là đã đậu thai và được chuyển qua dãy heo nái mang
13


thai. Heo mang thai sau 42 ngày được cho ăn khẩu phần 1,8kg/ngày, ngày cho ăn
2 lần với khẩu phần 0,9kg/lần vào lúc 8 giờ 00 và 15 giờ 00 hàng ngày, tùy theo
thể trạng của heo mập hay ốm mà có thể giảm hay tăng khẩu phần trong mức
0,5kg/ngày.
Thường xuyên theo dõi đàn nái để phát hiện những heo nái không đậu thai
cho phối giống lại, những heo bị viêm khớp , đau móng, viêm đường sinh
dục,…để kịp thời điều trị. Thực hiện việc tiêm phòng vaccine cho heo nái theo
đúng quy trình của trại được trình bày ở bảng 2.8 và bảng 2.9.
2.4.2 Heo nái đẻ và heo nái nuôi con
Heo nái bầu trước khi đẻ 1 tuần được chuyển qua khu nái đẻ nhằm giúp heo
làm quen với chuồng đẻ, vẫn cho ăn như định mức dành cho heo mang thai.
Trong thời gian này công nhân thường xuyên tắm mát, dọn vệ sinh sạch sẽ cho
heo để tập thói quen ở sạch và quen với người chăm sóc. Thường xuyên quan sát
biểu hiện của heo để đoán biết khoảng thời gian heo chuyển dạ. Khi phát hiện
heo có dấu hiệu sắp đẻ thì chuẩn bị bột mistral và các dụng cụ cần thiết cho việc
chuyển dạ của heo.
Nếu gần ngày đẻ dự kiến 1 ngày mà heo chưa có biểu hiện chuyển dạ thì kỹ
thuật viên chích 1 ml/con thuốc gestavet - có hoạt chất là d-cloprostenol.
Khi heo đẻ tránh gây stress và phải giữ yên tĩnh xung quanh. Thời gian heo
đẻ trung bình là 2,5 - 3 giờ, tức khoảng 15 - 20 phút sinh một heo con. Trong
trường hợp heo đẻ chậm (hơn 10 phút mà không sinh heo con tiếp theo) do nhiều
nguyên nhân như thai to, thai ngược, chết thai,…người chăm sóc sẽ có biện pháp
can thiệp kịp thời bằng cách thăm khám thai hay móc thai, khi can thiệp bằng cơ
học thì phải bôi paraffin liquid vào tay đã mang găng tay mới được cho tay vào

cơ thể heo để hạn chế việc xây xát và viêm nhiễm.
Khi heo sinh được 2 heo con thì tiêm 2ml kistocin - hoạt chất là oxytocin giúp heo đẻ và bài nhau dễ dàng.
Sau khi heo đẻ xong, người chăm sóc vệ sinh sạch sẽ ô chuồng của nái.
Tiêm kháng sinh clamoxyl liều 5ml/heo - hoạt chất là amoxycin - để phòng cách
trường hợp viêm nhiễm. Chú ý thân nhiệt heo trong 3 ngày đầu để theo dõi tình
14


×