Tải bản đầy đủ (.doc) (295 trang)

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây bắc trong bối cảnh hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 295 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung
thực và có xuất sứ rõ ràng.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp
1.2. Những nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp
1.3. Khái quát kết quả của những công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải
quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY
2.1. Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú và giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
2.3. Bối cảnh hiện nay, những vấn đề đặt ra và các yếu tố tác động đến
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC


PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÙNG TÂY BẮC
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, giáo dục các tỉnh vùng Tây Bắc
3.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng
3.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
3.4. Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
3.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý
Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÙNG TÂY BẮC TRONG
CẢNH
HIỆN
NAY tắc trong quản lý giáo dục hướng nghiệp
4.1. BỐI
Yêu cầu
có tính
nguyên
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng
Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
4.2. Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
4.3. Khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp đề xuất
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5
14
14

23
29

33
33
48
64
78
78
84
89
96
110

116
116
120
148
167
170


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

171
181


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số

3.1.
3.2.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.

Tên bảng

Bảng số lượng khách thể được trưng cầu ý kiến
Danh sách khách thể lấy ý kiến khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
Bảng so sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Kết quả đánh giá năng lực giáo dục của giáo viên hai nhóm trước thử nghiệm
Kết quả đánh giá năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên hai
nhóm sau thử nghiệm lần 1
Kết quả đánh giá năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên hai
nhóm sau thử nghiệm lần 2
Kết quả đánh giá năng lực giáo dục của giáo viên hai nhóm sau hai lần thử nghiệm
Kết quả phân luồng học sinh sau khi thử nghiệm phương pháp bồi
dưỡng nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên
Tên biểu đồ


3.1.

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá thực tế) phân theo địa
phương của 08 tỉnh năm 2012
Tỉ lệ phân luồng sau trung học phổ thông của học sinh trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
Tỷ lệ phân luồng cơ bản theo cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hiện nay
Tính cần thiết của các biện pháp quản lý
Tính khả thi của các biện pháp quản lý
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
So sánh kết quả đánh giá năng lực trước thử nghiệm
So sánh kết quả đánh giá năng lực sau thử nghiệm lần 1
So sánh kết quả đánh giá năng lực sau thử nghiệm lần 2
So sánh kết quả đánh giá năng lực sau thử nghiệm 2 lần
So sánh sự phát triển năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo
viên sau quá trình thử nghiệm

3.3.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
Số
2.1


4.1.
4.2.

84
88
148
149
150
151
154

Bảng tổng hợp số phiếu phát ra và thu về

Số

3.2.

Trang

Tên sơ đồ

Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp
Mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú
Miền nghề phù hợp

159
160
161
163


Trang

79
105
106
149
150
151
154
159
160
161
162
Trang
47

130
136


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành và giữ vai trò rất quan trọng
của quá trình giáo dục toàn diện, có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ các mặt giáo dục
đức, trí, thể, mỹ, tạo nên một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn của nhân cách học
sinh. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, theo nguyên lý giáo dục của Đảng
trong bối cảnh hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo…, đã xác định: “Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay.
Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ
thông. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều
kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới” [37].
Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ người dân tộc thiểu số luôn là đường lối chiến
lược về chính sách dân tộc của Đảng ta nhằm mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết
các dân tộc: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín
trong cộng đồng các dân tộc” [38, tr. 164]. Do vậy, với nhiệm vụ chính trị của các
trường phổ thông dân tộc nội trú là tạo nguồn đào tạo cán bộ cơ sở cho vùng dân tộc
thiểu số thì vấn đề quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh càng cần phải nghiên
cứu đề xuất biện pháp hữu hiệu để thực hiện đúng quan điểm của Đảng ta về công tác
dân tộc.
Trong những năm qua, quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc đã đạt được những kết
quả tích cực: tạo nên nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp cho học sinh, phụ
huynh học sinh và cả xã hội; góp phần cho sự dịch chuyển và những thay đổi
tích cực về kết quả phân luồng học sinh trước và sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam chưa có hình thức
kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách định lượng
mà chỉ xem xét vấn đề này một cách định tính; chỉ tiêu chất lượng đầu ra của các
nhà trường trung học phổ thông dân tộc nội trú đều được dừng lại ở việc phấn đấu


6
có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao và thi đỗ vào đại học, cao đẳng; vấn đề chọn nghề,
chọn trường để học bậc học cao hơn của học sinh sau khi tốt nghiệp không được các
nhà trường kiểm soát.
Bối cảnh hiện nay, với đặc điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới:

Giáo dục hướng nghiệp được xem là một mặt giáo dục, không phải là môn học với
giáo trình cụ thể; Nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp lồng ghép
trong các hoạt động giáo dục đức, trí, thể, mỹ, hoạt động trải nghiệm. Giáo dục đại
học phát triển nhưng chưa được quy hoạch phù hợp với cơ cấu nền kinh tế và nhu
cầu nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0).
Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng ta cũng đã nhận định: “…giáo dục
và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển.
Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục
đại học, giáo dục nghề nghiệp… Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản
xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc
giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc” [38, tr. 113 - 114]. Không ít sinh
viên đại học ra trường không có việc làm, phải tiếp tục học thêm nghề khác với
trình độ trung cấp để đáp ứng nhu cầu lao động nghề hoặc lao động phổ thông; tình
trạng thiếu nhân lực lao động lành nghề, thừa nhân lực lao động thủ công chiếm tỉ lệ
rất cao; từ năm 2015 trở lại đây tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông dân tộc
nội trú không đăng ký thi đại học mà tìm hướng học nghề hoặc xuất khẩu lao động
tăng dần, là thực tiễn minh chứng về “lỗ hổng” trong xác định vai trò giáo dục
hướng nghiệp trong trường phổ thông dân tộc nội trú.
Hiện nay, quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội
trú nói chung và trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc nói riêng
còn nhiều bất cập: Chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về kiểm tra, đánh giá chất
lượng giáo dục hướng nghiệp; không có tổ chuyên môn chuyên trách về giáo dục
hướng nghiệp; sự dàn trải lồng ghép giáo dục hướng nghiệp trong các hoạt động
giáo dục khác, sự thiếu quan tâm về đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp,
dành chỗ cho các tổ chức cá nhân tuyên truyền nghề nghiệp cho học sinh ngay trong
các nhà trường, chính là những vấn đề bất cập dẫn đến không quản lý được kết quả
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú.


7

Trong bối cảnh đó, tình trạng nhiều học sinh tốt nghiệp trường phổ thông dân
tộc nội trú sau khi hưởng chế độ chính sách học tập của nhà nước được cử tuyển đi
học đại học bỏ học; tốt nghiệp đại học ra trường vẫn thất nghiệp và không làm đúng
ngành nghề được đào tạo, chưa được sử dụng do yếu kém về năng lực thích ứng nghề
nghiệp ở một số địa phương vùng Tây Bắc, vẫn còn tồn tại.
Nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp
ở trường trung học phổ thông đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam, lý luận về giáo dục hướng nghiệp
và quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhiều năm vẫn chưa có nhiều sự thay
đổi và phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Nghiên cứu về quản lý giáo
dục ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú cho một khu vực dân tộc
thiểu số như vùng Tây Bắc vẫn còn chưa được khai thác một cách phù hợp trong
bối cảnh hiện nay.
Như vậy, việc tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú là một trong những vấn đề khoa học rất có ý
nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, sự phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng cho vùng Tây Bắc nhất là trong bối cảnh chương trình giáo dục
phổ thông mới được ban hành.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng
Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay” để triển khai nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục hướng
nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp, luận án đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
hướng nghiệp, kiểm soát được hiệu quả giáo dục toàn diện, làm tốt công tác phân
luồng học sinh sau khi tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực

người dân tộc thiểu số trong vùng cũng như cả nước.


8
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng
Tây Bắc.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
- Khảo nghiệm các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp quản lý đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong giai đoạn 2011 - 2016: Giáo dục hướng
nghiệp là một môn học nhưng không có kiểm tra đánh giá. Chương trình giáo dục
phổ thông mới ban hành năm 2017: Giáo dục hướng nghiệp được xem là một nhiệm
vụ của bậc giáo dục trung học phổ thông, nên luận án tập trung nghiên cứu trong
phạm vi quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú.
Về chủ thể quản lý: Phạm vi chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức trong
nhà trường trung học phổ thông theo Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học quy định: Gồm Ban

Giám hiệu, hội đồng trường, các tổ chức trong nhà trường, các tổ chuyên môn, tổ
quản lý học sinh, các lực lượng giáo dục liên quan.
Về địa bàn nghiên cứu: Các trường phổ thông dân tộc nội trú bậc trung học
phổ thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang,
Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hoà Bình.


9
Về khách thể điều tra, khảo sát: cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học
sinh, cựu học sinh của một số trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, công
chức, viên chức là lãnh đạo ở một số phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào
tạo thuộc địa bàn nghiên cứu; công chức thuộc một số vụ quản lý nhà nước về giáo
dục và đào tạo, một số chuyên gia nhà khoa học thuộc Học viện Dân tộc, Ủy ban
Dân tộc, Viện nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về thời gian, các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận
án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến năm 2017; Thử nghiệm sư phạm
được thực hiện làm hai lần: Lần thứ nhất vào đầu học kỳ II, năm học 2015 - 2016; lần
thứ hai vào đầu học kỳ II, năm học 2016 - 2017; Quá trình đo kết quả được thực hiện hai
lần trong khoảng thời gian thích hợp của năm thứ nhất và năm học thứ hai.
* Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục,
nhằm phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc chỉ có thể đạt hiệu quả, nếu các chủ thể
quản lý thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục
hướng nghiệp; xây dựng mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp; tổ chức bồi
dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho giáo viên và nhân viên; chỉ đạo đổi mới
phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp; tổ
chức phân luồng cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

vùng Tây Bắc phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, thì sẽ quản lý
được chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn
đào tạo nhân lực người dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, quản lý giáo dục; quan điểm xây
dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.


10
Phương pháp tiếp cận của đề tài: Để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản
lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách toàn diện, Luận án sử dụng
phương pháp “Kết hợp tiếp cận chức năng và tiếp cận hoạt động”. Mặt khác, giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông bao gồm nhiều thành tố; các thành tố
của quá trình giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác qua lại với nhau cho nên
để đánh giá một quá trình giáo dục cần phải xem xét các thành tố của quá trình giáo
dục. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp phản ánh rõ nét hiệu quả quản lý giáo dục
hướng nghiệp của chủ thể, trong đó quản lý giáo dục hướng nghiệp được tiếp cận là
một quá trình thực hiện các chức năng quản lý lên đối tượng quản lý với phương
tiện, công cụ là các thành tố còn lại của quá trình quản lý. Vậy muốn nghiên cứu về
thực tiễn quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thì phải tiếp cận theo hướng
xem xét chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý như thế nào trong quá
trình tác động vào các hoạt động giáo dục. Lấy kết quả hoạt động giáo dục hướng
nghiệp làm thước đo hiệu quả quản lý và phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá
trình thực hiện các chức năng quản lý. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn vận dụng
linh hoạt các quan điểm: hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgíc, thực tiễn, phát triển, mô
hình hoá, khái quát hoá,... trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài đã sử dụng kết hợp các
phương pháp sau đây:
Phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát hoá các tài liệu về hướng nghiệp;
giáo dục hướng nghiệp; quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông của
các tác giả trong và ngoài nước.
Phân tích, tổng hợp các nghị quyết, chỉ thị về công tác dân tộc, miền núi; về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về quản lý giáo dục của Đảng, Nhà
nước, địa phương.
Nghiên cứu các văn bản tổng kết về công tác dân tộc, miền núi; về giáo dục
hướng nghiệp; về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú của Nhà nước, ngành giáo dục, của cấp ủy, chính quyền địa phương và
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của 8 tỉnh vùng Tây Bắc; từ đó, khái quát,
đánh giá và luận giải các quan điểm, tư tưởng có liên quan đến đề tài luận án.


11
Sử dụng phương pháp mô hình xã hội với những điều kiện do tác giả đặt ra để
xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự trong quản lý và triển khai thử nghiệm sư phạm
qua đó rút ra những kết luận về tính khả thi trong những biện pháp được đề xuất.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử trong việc phân tích các tài liệu lý
thuyết về giáo dục và quản lý giáo dục hướng nghiệp đã có nhằm phát hiện các xu
hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên
cứu, làm cơ sở để phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có và tìm ra những
khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu để đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý
kiến đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu (cán bộ quản lý
giáo dục các cấp; giáo viên; cán bộ các ban ngành địa phương; phụ huynh học sinh và
học sinh trên địa bàn 8 tỉnh vùng Tây Bắc), lựa chọn đối tượng được hỏi có tính đến vị

trí trong xã hội, đảm bảo mỗi mẫu phiếu có đủ số lượng cho thông tin đủ tin cậy.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi, phỏng vấn sâu: Tổ chức tọa đàm với cán bộ
quản lý giáo dục, các chuyên gia, giáo viên,... ở các trường trung học phổ thông trên
địa bàn về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú. Trao đổi với lãnh đạo, chính quyền
địa phương, với các phụ huynh học sinh và học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú, sinh viên một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về vấn
đề giáo dục hướng nghiệp trong những năm qua để tìm hiểu về những vấn đề có liên
quan đến quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các báo cáo tổng
kết năm học, vấn đề quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú; qua đó, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
một cách khách quan, chính xác và đầy đủ.
Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát quá trình quản lý giáo
dục hướng nghiệp; tập trung vào các chức năng quản lý: phương pháp lãnh đạo, chỉ


12
đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, kiểm tra, đánh
giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của các trường, nhằm đánh giá thực
trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Tham gia dự một số hoạt động tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
một số trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, làm cơ sở đánh giá thực trạng
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Từ việc phân tích làm rõ
những ưu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp, tác giả luận

án khái quát thành những kinh nghiệm nhằm củng cố, phát triển lý luận và làm cơ
sở để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi xin ý kiến chuyên gia là các nhà
giáo dục, quản lý giáo dục có kinh nghiệm để tư vấn một số nội dung, cách thức tiến
hành nghiên cứu thực trạng; xin ý kiến đánh giá về các yếu tố tác động đến quá trình
quản lý; đồng thời, xin ý kiến đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay; trên cơ sở đó, hoàn thiện những nội
dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Nhóm phương pháp bổ trợ:
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận án. Tiến hành thử nghiệm 01
biện pháp đề xuất trong luận án tại 2 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của
tỉnh Lai Châu.
Sử dụng các phương pháp toán học để thống kê, lập biểu bảng, xử lý và phân
tích số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản
lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc
nội trú vùng Tây Bắc, cụ thể: khái quát và làm rõ khái niệm giáo dục hướng nghiệp,


13
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc
nội trú; chỉ rõ con đường thực hiện các chức năng quản lý và những yếu tố tác động
đến quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay; khái quát bức tranh toàn cảnh
về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc.

Đặc biệt, luận án đã đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong
bối cảnh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Luận án đưa ra cơ sở lý luận để đề xuất các biện pháp
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay, góp phần bổ sung, phát triển làm
phong phú thêm lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.
* Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ,
chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú trong vùng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương, 14 tiết.


14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Giáo dục hướng nghiệp ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc
làm cho thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. Đây là vấn đề đã, đang được nhiều nhà khoa
học ở cả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Nhiều đề tài nghiên cứu, cuốn
sách, luận án, bài báo khoa học được công bố, góp phần cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc hoạch định các chính sách về giáo dục hướng nghiệp và quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp

Các tác giả Morgan và Hart (1977), nhấn mạnh vai trò của giáo dục hướng
nghiệp đã khẳng định giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường cần phải khuyến
khích học sinh suy nghĩ về bản thân mình và về thế giới công việc; yêu cầu học sinh
cần có kiến thức, hiểu biết và kỹ năng trong quá trình chọn nghề trước khi đưa ra
quyết định nghề nghiệp thông minh [Dẫn theo, 116].
Năm 1996, tác giả Schmidt, J.J (1996) trong “Counseling in school: Essential
services and comprehensive, programs” [119] và năm 1998, Roger D. Herring
(1998) trong “Counseling In schoolsMulticultural and Development” [121] đã
khuyến khích: các giáo viên phối hợp định hướng nghề cho học sinh thông qua
những bài giảng hàng ngày trên lớp; tổ chức hoạt động tập thể hoặc các sự kiện đặc
biệt như đi dã ngoại, thăm quan các hoạt động sản xuất, lao động…. Với học sinh
trung học, có nhiều chương trình sự kiện đặc biệt giới thiệu về nghề sẽ giúp học
sinh hiểu được mối quan hệ, tương tác giữa những trải nghiệm của bản thân với
những ước mơ, khát vọng thành đạt trong tương lai.
Trong cuốn chuyên khảo tái bản lần thứ tư của hai tác giả Samuel H. Osipow
và Louise F. Fitzgerald (1996), Theories of Career Development [124] có tên “Các
học thuyết về phát triển nghề nghiệp” đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó
của một số tác giả khác (bao gồm: Astin, Farmer, Fitzgerald, Hackett, Betz) về lĩnh
vực nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Đặc biệt, tác giả này đã tập trung nghiên
cứu khá sâu sắc về vấn đề tư vấn nghề nghiệp cho đối tượng là phụ nữ (được trình
bày khá chi tiết trong chương 10). Họ đã chỉ ra một số khó khăn khi tư vấn nghề


15
nghiệp cho phụ nữ, đó là: Sự thua kém về sức khỏe thể chất so với đàn ông; định
kiến của xã hội về vai trò của phụ nữ; tình trạng phụ nữ bị lạm dụng, quấy rối tình
dục khá phổ biến…Tuy nhiên, phụ nữ chính là người giữ vai trò chủ lực giải quyết
các vấn đề này với sự hỗ trợ của đàn ông và toàn xã hội để phát triển nghề nghiệp
đúng với vai trò và vị trí một cách tương xứng. Các tác giả chỉ ra một khoảng trống
trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp là tư vấn cho phụ nữ phát triển nghề nghiệp.

Nghiên cứu này đã đưa ra một số thuật ngữ khoa học và bộ khung nghiên cứu có
tính lý thuyết về lĩnh vực nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp [124].
Trên Tạp chí Tâm lý học quốc tế số 2 năm 2009, tác giả Andrea Ferro (2009),
“ International Journal of Psychologycal Research” [107] công bố bài viết “Sự
chuẩn bị của xã hội trong công tác tư vấn nghề nghiệp tại Argentina”. Đây là bài
viết đề cập tới rất nhiều vấn đề, đó là: Hoạt động hướng nghiệp, giáo dục hướng
nghiệp, vai trò của chính sách Nhà nước đối với hướng nghiệp và giáo dục hướng
nghiệp phân luồng nghề nghiệp. Tác giả Ferro cho biết tỉ lệ thất nghiệp của
Argentina là 17,8% tại thời điểm năm 2002. Sau khi phân tích thực trạng thất
nghiệp này, tác giả chỉ ra nguyên nhân một phần là do giáo dục: “Numbers related
to education”, bất chấp sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Tác giả cho rằng: “Không có sự
khác biệt giữa hai lựa chọn nghề nghiệp là lựa chọn vì động cơ cá nhân và lựa chọn
phục vụ nhu cầu xã hội; mà thực chất hai lựa chọn đó phải thống nhất và hòa hợp
với nhau” [107, tr. 73-78]. Để mỗi cá nhân có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp thì điều kiện tiên quyết là: Mỗi cá nhân phải có các năng lực tâm lý
(psychology competences); Nhà nước phải có các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp
một cách chuyên nghiệp (professional psychologists).
Trong bài viết “Tâm lý học hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp sẽ là
những phát kiến của tương lai” trên Tạp chí Ứng xử nghề nghiệp (Vocational
Behavior), tác giả Robert W.Lent (2001) [120] đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại,
hạn chế của hoạt động tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp, cụ thể: Sự thiếu
hiệu quả (weakness); Lỗ hổng lớn (gaps); Sự thiếu bình đẳng (unfair); đồng thời đã
kiến nghị, cần có một tầm nhìn mới cho tương lai (future vision) mà trong đó vai
trò của Tâm lý học hướng nghiệp là đặc biệt quan trọng. Cùng với hoạt động tư
vấn nghề nghiệp cho thanh niên và giới trẻ phải thực hiện, hoàn thành 12 mục


16
tiêu, trong đó có những mục tiêu cụ thể về lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp và giáo
dục hướng nghiệp, đó là: 1) Tiếp tục mở rộng các nghiên cứu lý thuyết cơ bản về

các khái niệm: Lựa chọn nghề nghiệp; phát triển nghề nghiệp để tìm kiếm lý thuyết
mới về tư vấn nghề nghiệp, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng hướng nghiệp; 2)
Mở rộng và đưa các yếu tố văn hóa, tập tục vào trong các quyết định lựa chọn nghề
nghiệp và tìm hiểu các nguyên tố đó ảnh hưởng ở mức độ như thế nào trong phạm
vi của mỗi cá nhân; 3) Phát triển và nâng cao nhận thức về các hoạt động bên ngoài
giờ học chính khóa (hàm ý đề cập đến hoạt động ngoại khóa) đối với kết quả lựa
chọn nghề nghiệp của các em học sinh; 4) Sáng tạo các cách thức lượng hóa, đo
đếm sự hài lòng của các cá nhân sau khi đưa ra các quyết định lựa chọn nghề
nghiệp; 5) Mở rộng và sáng tạo trong các lĩnh vực nghề nghiệp mới mẻ trong tương
lai để tạo ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh và các cá nhân; 6) Tạo lập các
cơ hội bình đẳng trong lựa chọn nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp đối với từng cá
nhân; 7) Kết nối giữa nghiên cứu lý thuyết cơ bản với nghiên cứu thực tiễn trong
lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp [120, tr. 59, 213 - 225].
Công bố quốc tế của tác giả Beate Cesinger (2011), “Lượng hóa sự thành
công của nghề nghiệp” (Measurement of objective and subjective career success)
[108] tại hội thảo Discussion Paper năm 2011 thể hiện một cách nhìn mới về nghề
nghiệp là: Có thể lượng hóa, đo đếm được mức độ thỏa mãn về nghề nghiệp với
năm thứ bậc, từ 1 đến 5.
Theo Cesinger, “Sự thỏa mãn của mỗi cá nhân trong nghề nghiệp không chỉ
đơn thuần (và truyền thống) là leo lên các nấc thang (climbing up the ladder) mà
điều quan trọng hơn rất nhiều là sự thỏa mãn của cá nhân đó về một môi trường làm
việc chuyên nghiệp và sáng tạo” [108]. Trong công bố này, tác giả chỉ ra các mục
tiêu rất cụ thể mà mỗi cá nhân dựa trên đó để lựa chọn nghề nghiệp, đó là: thu nhập
(pay); vị trí, địa vị (promotion) và cơ hội phát triển nghề nghiệp (ocupational
status). Tác giả cũng trình bày bảng 5 mức độ thỏa mãn về nghề nghiệp của mỗi cá
nhân (1 = not at all to 5 = very much scape). Cụ thể: 1) Tôi hài lòng (thỏa mãn) với
những gì đạt được trong nghề nghiệp; 2) Tôi hài lòng (thỏa mãn) với tiến bộ mà tôi
đã làm được để đáp ứng các mục tiêu nghề nghiệp; 3) Tôi hài lòng (thỏa mãn) với
những tiến bộ mà tôi đã làm được để đáp ứng mục tiêu nâng cao thu nhập; 4) Tôi



17
hài lòng (thỏa mãn) với những tiến bộ mà tôi làm được để đáp ứng mục tiêu tiến bộ
của cá nhân tôi; 5) Tôi hài lòng (thỏa mãn) những tiến bộ mà tôi làm được để đáp
ứng mục tiêu nâng cao sự thuần thục về kỹ năng.
Một số tác giả khác đề cập đến vấn đề thiếu hụt chương trình tư vấn nghề
nghiệp cho đội ngũ nha sĩ tại Hà Lan là nhóm tác giả bao gồm: Ronald C. Gorter,
Michiel A.J.Eijk man, Johan Hoogstraten (2001), “A career counseling program for
dentists: effects on burnout” [122]. Các tác giả này cho rằng: “Nhiều lĩnh vực nghề
nghiệp không có sự tư vấn và định hướng một cách chuyên nghiệp, trong đó có lĩnh
vực đào tạo nha sĩ” [122, tr. 23]. Sự thiếu hụt đó ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến
kết quả đào tạo nha sĩ cũng như hiệu quả làm việc của các nha sĩ sau này. Các tác
giả đã tổ chức nghiên cứu điều tra thực trạng trên 171 nha sĩ và thực nghiệm tư vấn
nghề nghiệp trên 66 nha sĩ trong đó có 35 nha sĩ được thực nghiệm còn 31 nha sĩ
làm nhiệm vụ đối chứng. Sau đó, kết quả thay đổi về nhận thức và kỹ năng ở 66 nha
sĩ nêu trên được phân tích, so sánh, bình luận một cách khách quan, công bằng và
cho thấy: Chương trình tư vấn nghề nghiệp dành cho các nha sĩ do các tác giả xây
dựng là rất khoa học và hiệu quả. Kết luận của bài báo do nhóm tác giả đưa ra là:
“Cần xây dựng các chương trình tư vấn nghề nghiệp cụ thể cho từng lĩnh vực đào
tạo và từng lĩnh vực nghề nghiệp thì mới có hiệu quả trong thực tiễn” [122, tr. 30].
Trong bài viết “Tư vấn nghề nghiệp và tâm lý học nghề nghiệp ở Bồ Đào
Nha - một chính sách quan trọng của Nhà nước” trên số 52 của Tạp chí Ứng xử
nghề nghiệp, năm 1998 [110], các tác giả Eduardo J.R.Santos và Joaquim
Armando Ferreira cho rằng: Quan điểm nhấn mạnh và xuyên suốt của chúng tôi là
việc tư vấn nghề nghiệp cần được xây dựng như là một nhiệm vụ quan trọng của
việc phát triển của mỗi cá nhân và toàn bộ xã hội dựa trên các giá trị cốt lõi của
truyền thống và các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Họ cũng nhấn mạnh: “Chúng ta
cần cung cấp các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp không chỉ ở các thời điểm cụ thể mà
còn xuyên suốt cả cuộc đời của mỗi cá nhân và nó không chỉ tập trung vào các chi
tiết nghề nghiệp mà còn vào tất cả các vấn đề phát triển ở mỗi cá nhân. Cuối cùng,

chúng tôi khuyến cáo cần có một lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp với sự trợ giúp của
chuyên ngành Tâm lý học nghề nghiệp sẽ là một chính sách quốc gia của đất nước
Bồ Đào Nha” [110, tr. 312-322.].


18
Các tác giả Schmidt, J.J, (1996) [116]; Roger D. Herring (1998) [121];
Vernon G.Zunker (2002), “Career counseling: applied concepts of life planning”
[125] đã nghiên cứu về tư vấn nghề cho học sinh ở trường phổ thông. Nghiên cứu
này tập trung ở các vấn đề sau đây: 1) Xác định vai trò của tư vấn viên trong việc
định hướng nghề và tư vấn nghề. Họ khẳng định: tư vấn viên giống như một nhà
nghiên cứu hành vi ứng xử; tư vấn viên ở trường là tác nhân thay đổi; tư vấn viên
được coi như một kỹ thuật viên hoặc một nhà tâm lý hướng nghiệp; 2) Xác định
mục tiêu, hình thức, phương pháp định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh từ
cấp tiểu học đến trung học phổ thông; 3) Cung cấp những dịch vụ nghề nghiệp cho
học sinh; 4) Xác định các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, nội dung đánh
giá kiến thức, kỹ năng, khả năng, và các mục đích khác của chương trình giáo dục
hướng nghiệp và tư vấn nghề trong trường phổ thông.
Trong nghiên cứu của mình tác giả Roger D. Herring (1998) [121] đã xác
định được những khó khăn của học sinh trong quá trình chọn nghề đó là: Không lựa
chọn được nghề, không nhận thức rõ ràng khả năng, sở thích và giá trị, quan niệm
của bản thân phù hợp với nghề nào.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý và nghiên cứu của các nhà khoa
học, nhà quản lý, các thầy cô giáo, phụ huynh, bản thân học sinh và của toàn xã hội.
Tác giả có những nghiên cứu cơ bản, phong phú về giáo dục hướng nghiệp là
Phạm Tất Dong. Tiêu biểu như công trình: “Sự lựa chọn tương lai” [30], vấn đề giáo
dục hướng nghiệp được trình bày một cách hệ thống. Trong tài liệu này, tác giả đã
đánh giá sơ bộ về thực trạng giáo dục hướng nghiệp: khoảng 60% các trường trung
học phổ thông ở miền Bắc (50% và 56% tương ứng ở miền Trung và miền Nam)

không coi trọng giáo dục hướng nghiệp, chưa xem giáo dục hướng nghiệp với tư cách
là một hoạt động giáo dục chính thức của nhà trường. Việc giảng dạy bộ môn giáo
dục hướng nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế: 1) Hầu hết giáo viên tổ chức hoạt động
giáo dục hướng nghiệp đều chưa qua một lớp đào tạo sư phạm nào về hướng nghiệp;
2) Các giáo viên dạy hướng nghiệp chỉ hiểu biết sâu về một nghề và sơ sài về các
nghề khác do đó là hiệu quả giáo dục hướng nghiệp rất thấp và không thể trả lời được
các câu hỏi của học sinh; 3) Sách và tài liệu về giáo dục hướng nghiệp vừa cũ, vừa


19
lạc hậu, khó sử dụng; 4) Phương pháp thuyết trình là phương pháp chủ đạo và gần
như là duy nhất được áp dụng trong giáo dục hướng nghiệp mà thực chất giáo dục
hướng nghiệp đòi hỏi tính thực tiễn rất cao.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong
chỉ ra một số định hướng cho việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp: Phát huy, tính năng động sáng tạo của học sinh; coi trọng tính giáo dục
của công tác hướng nghiệp; tự tu dưỡng, tự học hỏi là điều kiện quan trọng để tạo ra
sự phù hợp nghề; quán triệt quan điểm hoạt động trong dạy học.
Theo các tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê (2004) trong “Giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh với việc phát triển nguồn nhân lực” [47] thì, “giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay phải gắn với
quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của quá trình dịch chuyển
cơ cấu lao động” [47, tr. 5-6]. Các tác giả này cho rằng: “Việc dịch chuyển cơ cấu
kinh tế sẽ thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động để thích ứng với cơ chế thị trường,
nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [47, tr. 13].
Sau khi phân tích tình hình kinh tế - xã hội, nhất là quá trình đổi mới cơ chế
lao động, các tác giả cho rằng, giáo dục hướng nghiệp ở các nhà trường phổ thông
hiện nay dù với bất cứ hình thức nào cũng phải hướng vào hình thành cho người
học năng lực làm chủ công nghệ cao. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra một số
điều kiện đảm bảo cho giáo dục hướng nghiệp thành công. Đó là: 1) Có sự nhất

quán, kiên trì về chủ trương, chính sách và cơ chế hoạt động ổn định. Vì giáo dục
hướng nghiệp và dạy học trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã vượt ra
khỏi khuôn khổ của một ngành cụ thể; 2) Giáo dục hướng nghiệp phải gắn với việc
giải quyết việc làm, đặc biệt là đối với giới trẻ, lực lượng nòng cốt của xã hội; 3)
Giáo dục hướng nghiệp phải vừa thực hiện nhiệm vụ có tính đặc thù lại vừa phải
gắn với quá trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực nói chung đáp ứng yêu cầu
mở rộng ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền trong “Mô hình tư vấn nghề cho cá nhân
học sinh trong trường trung học phổ thông”, (2008) cho rằng: Trong những năm qua,
giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn nghề nói riêng đã được thực hiện trong các
nhà trường trung học phổ thông thông qua các con đường giáo dục hướng nghiệp,
song hiệu quả giáo dục chưa cao. Đa số học sinh sau trung học phổ thông không đánh
giá được năng lực của mình, cũng không biết rõ mình thích nghề gì [48].


20
Trong luận án tiến sĩ “Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường trung
học phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam”, (2009), tác giả Nguyễn Thị
Thanh Huyền đã chỉ các nguyên nhân chủ yếu sau đây dẫn đến thực trạng nêu trên:
1) Bản thân học sinh trung học phổ thông thiếu hiểu biết, kinh nghiệp về các lĩnh
vực nghề nghiệp; đánh giá không chính xác về năng lực, sở trường, sở thích của bản
thân; 2) Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp còn mang nặng tính hình
thức; nội dung và phương pháp còn đơn điệu, nghèo nàn, không đáp ứng được nhu
cầu tìm hiểu về nghề nghiệp của học sinh; 3) Giáo viên trung học phổ thông ít được
bồi dưỡng về giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn nghề nghiệp nói riêng. Sinh
viên sư phạm chưa được tiếp cận hệ thống tri thức và rèn luyện các kỹ năng về giáo
dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Do đó, khu thực hành còn bỡ ngỡ và
không đạt hiệu quả như mong muốn [49]
Khi đánh giá về vai trò của giáo dục hướng nghiệp, trong luận án tiến sĩ “Giáo
dục hướng nghiệp trong dạy học các môn học khoa học tự nhiên ở trường trung học

phổ thông khu vực Nam Trung Bộ”, (2012), Phạm Văn Khanh cho rằng: Giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh có vai trò nền tảng định hướng phát triển nghề nghiệp
tương lai, chuẩn bị tâm thế và năng lực cụ thể cho việc nắm bắt thế giới nghề nghiệp
trên cơ sở hiểu biết về các yêu cầu xã hội cũng như hiểu biết về năng lực, sở thích của
bản thân trong quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Trong
phạm vi luận án này, tác giả đã chỉ ra 4 con đường giáo dục hướng nghiệp chủ yếu là:
Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa; Hướng nghiệp qua hoạt động
dạy học các môn công nghệ; Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học giáo dục hướng
nghiệp; Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại
chúng và các tổ chức xã hội. Đồng thời, xác định các hình thức giáo dục: 1) Giới
thiệu cho học sinh những nghề đang cần nhân lực, nhất là những nghề nằm trong kế
hoạch phát triển của đất nước cũng như ở địa phương; đồng thời, giới thiệu cho học
sinh những yêu cầu tâm lý và sinh lý của những nghề đó; 2) Tạo điều kiện cho học
sinh tìm hiểu hệ thống những trường đào tạo nghề bậc trung học và đại học, trước hết
là những trường công nhân kỹ thuật; 3) Tổ chức cho học sinh tham quan sản xuất ở
nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường… nhằm giúp cho học sinh có những
biểu tượng (quan niệm) rõ ràng hơn về những nghề đang cần tìm hiểu; 4) Cho học


21
sinh tiếp xúc với những đại biểu ưu tú của các ngành sản xuất, qua đó, cho học sinh
tìm hiểu thêm về người lao động trong ngành nghề; 5) Tổ chức những buổi tọa đàm
về nghề nghiệp tương lai, những diễn đàn về việc chọn nghề, những buổi dạ hội có
tính chất chuyên đề tìm hiểu nghề [56]. Tác giả đã chỉ ra 6 nguyên tắc về giáo dục
hướng nghiệp: 1) Đảm bảo đặc trưng giáo dục trong hoạt động hướng nghiệp; 2)
Đảm bảo phương hướng kỹ thuật tổng hợp của hoạt động hướng nghiệp; 3) Đảm bảo
tính hệ thống và đồng bộ trong hoạt động hướng nghiệp; 4) Đảm bảo sự phân hóa và
cá biệt hóa trong hoạt động hướng nghiệp; 5) Đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động
hướng nghiệp là nhằm phát triển hứng thú, năng lực, sở trường nghề nghiệp của học
sinh; 6) Đảm bảo hoạt động hướng nghiệp theo khu vực lãnh thổ.

Tác giả Phạm Văn Khanh nhận định: “Giáo dục hướng nghiệp trong quá
trình dạy các bộ môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông là một việc
hết sức khó khăn nhưng hiện tại thiếu một sự chỉ dẫn cụ thể về phương pháp tiến
hành, biện pháp thực hiện. Nhìn chung, đây là vấn đề ít được quan tâm trong nghiên
cứu khoa học giáo dục. Đặc biệt ở nước ta, khi hoạt động hướng nghiệp còn đang là
công việc mới mẻ, kinh nghiệm đúc kết chưa nhiều, vì thế chúng ta chưa thể nói tới
một cách toàn diện, đầy đủ việc hướng nghiệp cho học sinh thông qua quá trình
giảng dạy các môn học” [56, tr. 74]. Từ đó, tác giả đã xác định cách thức triển khai
giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học cụ thể như: Giáo dục hướng nghiệp
trong dạy học môn Toán học; Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Vật lý;
Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Hóa học; Giáo dục hướng nghiệp trong
dạy học môn Sinh học.
Có thể nhận thấy: Những cách thức triển khai nêu trên của tác giả Phạm Văn
Khanh có ý nghĩa rất lớn về cả lý luận và thực tiễn giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh; đồng thời, cung cấp cho giáo viên trung học phổ thông thêm một sự lựa chọn,
một cách làm mới cho công tác giáo dục hướng nghiệp và làm phong phú thêm, tạo
nên cái nhìn có tính chất toàn diện hơn về các môn khoa học tự nhiên.
Một trong những tác giả có nhiều nghiên cứu nổi bật về giáo dục hướng
nghiệp là Đặng Danh Ánh. Trong bài “Đổi mới giáo dục hướng nghiệp bắt đầu từ
đâu?”, 2013 [3], tác giả cho rằng cần phải đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp, vì bản thân hoạt động này cũng đang ở trong phạm vi của cuộc khủng


22
hoảng toàn diện ở nhiều cấp độ của ngành Giáo dục và Đào tạo; “Giáo dục hướng
nghiệp không chỉ là công cụ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế có hiệu quả, bền
vững mà chủ yếu là công cụ góp phần điều chỉnh cơ cấu phân luồng học sinh sau
trung học, giải tỏa cuộc chạy đua không có hồi kết thúc vào cao đẳng, đại học hàng
năm” [4, tr. 35 - 38]. Chính vì vậy, theo tác giả này thì đổi mới giáo dục hướng
nghiệp chính là đổi mới cơ cấu phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp. Tác giả

nhận định: “Sau khi tạo được hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp rồi thì Nhà
nước mới có quyền định tỷ lệ % phân luồng và phát ra chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm
các hệ đào tạo theo ngân sách Nhà nước cấp” [4, tr. 35 - 38]. Đây là cách tiếp cận
vấn đề giáo dục hướng nghiệp mang màu sắc định hướng quản lý nhà nước. Theo
lập luận của tác giả thì “thời hoàng kim” của giáo dục hướng nghiệp là giai đoạn từ
1982 - 1989 với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trên tinh thần gắn giáo dục
hướng nghiệp với dạy nghề phổ thông, gắn hướng nghiệp với sự phát triển của các
ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Tác giả Phạm Ngọc Linh (2013) trong luận án tiến sĩ “Tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh trung học phổ thông” [63] lại đề cập và nghiên cứu về giáo dục hướng
nghiệp theo một góc độ khác. Theo tác giả, có một số khái niệm tương đồng với
nhau về nội dung, đó là: Tư vấn hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp [63]. Điểm
khác biệt trong công trình nghiên cứu của Phạm Ngọc Linh là sự nghiên cứu và
trình bày một cách công phu về các biểu hiện tâm lý, các vấn đề tâm lý được thể
hiện trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp. Đó là: Nhận
thức về nghề; Hiểu biết nhu cầu xã hội về nghề; Hiểu biết về tâm lý bản thân phù
hợp với nghề; Xu hướng nghề của học sinh; Động cơ chọn nghề; Hứng thú; Năng
lực; Tính cách.
Như vậy, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp, khái quát mục tiêu, nội dung, con
đường hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và một số loại hình trường khác
như trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề cho đối tượng học sinh ở
bậc trung học phổ thông. Khẳng định vị trí và vai trò của hướng nghiệp và giáo dục
hướng nghiệp trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên là cơ
sở lý luận, thực tiễn cho ngành giáo dục Việt Nam xây dựng chương trình giáo dục
hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay.


23
1.2. Những nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp

Cùng với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thì quản lý giáo dục hướng
nghiệp cũng là vấn đề được quan tâm, tập trung nghiên cứu thể hiện qua các công
trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề này.
Các tác giả R.Oberliesen, H.Keim, M.Schumann, G.Duismann đã nghiên cứu
về phương thức tổ chức cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp,
các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các tác giả đã khẳng định: Hoạt động dạy học, lao
động - kỹ thuật - kinh tế không chỉ mang tính quan trọng đối với các môn khoa học
khác, mà còn là bộ phận cấu thành cơ bản của giáo dục trung học phổ thông, bởi vì
nó đã tạo điều kiện cho học sinh phát triển thành những con người trưởng thành
phát triển toàn diện trong cuộc sống lao động - xã hội.
Các tác giả H.Frankiewiez; B.Rothe; U.Viets; B.Germer, D.Marschneider (1986),
đã đưa ra các phương thức: “Phối hợp, cộng tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục kỹ
thuật tổng hợp và các trường phổ thông trong việc lập kế hoạch thực tập cho học
sinh trung học phổ thông” [Dẫn theo, 73].
Năm 2007, tác giả David Atchoarena trong bài viết “Vocational education and
training for youth” (Giáo dục và đào tạo nghề cho thanh niên) trên Tạp chí của Viện
hoạch định giáo dục quốc tế số 4 tháng 10-12/2007 “nêu ra thực trạng lớp trẻ hiện
nay đang đối mặt với những khó khăn trong thị trường lao động vì thế giai đoạn
chuyển giao từ nhà trường đến thị trường lao động là rất quan trọng và cần có chính
sách phù hợp” [Dẫn theo, 79]. Tác giả đã nêu những vấn đề về chính sách giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đặt trong bối cảnh thị trường lao động để tránh
nguy cơ thất nghiệp của rất nhiều thanh niên khi rời ghế nhà trường.
Trong Đề tài cấp Bộ, Mã số: B2008-37-54TĐ: “Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú”, (2010) [74], tác giả
Trần Thanh Phúc và nhóm nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình công tác phân
luồng học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú và từ đó đề xuất một số
giải pháp phân luồng học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
Đổi mới các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông
trong các trường phổ thông dân tộc nội trú; Bổ sung, hoàn thiện chính sách và tăng
cường cơ sở vật chất đối với công tác hướng nghiệp - dạy nghề và phân luồng học

sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội


24
ngũ giáo viên hướng nghiệp - dạy nghề, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá trong các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,
nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú ngay từ
khi còn đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong luận án tiến sĩ “Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo định
hướng phát triển nhân lực”, (2009), tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh [86] phân tích,
xem xét giáo dục hướng nghiệp trong mối quan hệ với định hướng phát triển nguồn
nhân lực. Cách tiếp cận này cho phép triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục hướng
nghiệp một cách hiệu quả đi vào bản chất và gắn liền giữa hoạt động giáo dục
hướng nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước
cũng như các khu vực. Tác giả khẳng định: “Để phát triển nhân lực, cần phải có
những tác động tích cực vào quá trình giáo dục và đào tạo, tuyển chọn và sử dụng
lao động. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục có tính chất tiền đề, có ảnh hưởng
trực tiếp đến đầu vào của các hoạt động đào tạo nghề, nền tảng tạo để phát triển
nhân lực cho xã hội. Bên ngoài nhà trường, giáo dục được xem như là một hoạt
động xuyên suốt từ trong suốt cả cuộc đời đi học và tham gia sản xuất của mỗi con
người, giúp học củng cố kiến thức, kỹ năng và vì thế, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực” [86, tr. 56].
Tác giả đi sâu nghiên cứu hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho một đối tượng
rất đặc thù là học sinh bổ túc trung học phổ thông. Sau khi phân tích, tìm hiểu về nhận
thức, năng lực đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng này, tác giả đã chỉ ra trách nhiệm
của các trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh bổ túc trung học phổ thông: “Trung tâm giáo dục thường
xuyên có nhiều điều kiện để tổ chức giảng dạy kỹ thuật và tổ chức các hoạt động giáo
dục hướng nghiệp gắn với đào tạo nghề, tạo điều kiện để các học sinh bổ túc trung học

phổ thông đang học tại các trung tâm được tham gia các hình thức giáo dục hướng
nghiệp phù hợp với những nội dung phong phú. Bên cạnh việc tổ chức các lớp bổ túc
văn hóa, các trung tâm giáo dục thường xuyên còn tổ chức các lớp dạy nghề ở các cấp
độ và liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ
sở giáo dục khác. Đây là điều kiện thuận lợi để kết hợp giữa hai hoạt động giáo dục này
phục vụ mục đích giáo dục hướng nghiệp” [86, tr. 85].


25
Sau khi khảo sát, đánh giá kết quả thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên, tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh đã xác định những vấn đề cần quan
tâm trong việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh bổ túc trung học phổ thông, đó là: Đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, giáo dục hướng
nghiệp và phát triển nhân lực; Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục
hướng nghiệp; Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo và phát triển nhân lực của
địa phương; Xu hướng kết hợp nội dung giáo dục phổ thông với nội dung giáo dục
kĩ thuật nghề nghiệp; Chương trình giáo dục cho học sinh bổ túc trung học phổ
thông; Xu hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông,..
Từ đó tác giả đề xuất bảy biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên,
bao gồm: 1) Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
bổ túc trung học phổ thông; 2) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm giáo dục
thường xuyên; 3) Nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên; 4) Xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tư vấn viên giáo dục hướng nghiệp; 5)
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phương pháp giáo dục hướng nghiệp phù
hợp với đặc điểm của học sinh bổ túc trung học phổ thông và môi trường giáo dục

thường xuyên; 6) Tăng cường nguồn tài chính, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết
bị cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp; 7) Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh bổ túc trung học phổ thông [86].
Trong luận án tiến sĩ “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông theo tinh thần xã hội hóa” (2009), tác giả Bùi Việt Phú đem đến một góc
nhìn khác về giáo dục hướng nghiệp và một cách làm mới cho giáo dục hướng nghiệp,
đó là tinh thần xã hội hóa. Tác giả cho rằng: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông là một hoạt động mang tính xã hội cao, vì vậy cần phải xã hội hóa hoạt động này.
Để thực hiện giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần xã hội hóa, ngành Giáo dục và Đào
tạo cần phải làm sao để tăng cường tính xã hội của giáo dục hướng nghiệp, nhằm huy
động được cộng đồng cùng với trường phổ thông tham gia giáo dục hướng nghiệp cho


×