Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tại cục hải quan thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-------------*-------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Học viên thực hiện: Vũ Đức Thiện
Hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hồng Việt

Hà Nội, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân được đúc kết từ quá trình nghiên cứu học tập trong thời gian qua tại Viện
Đai học mở Hà Nội và thực tế công tác tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, đặc
biệt có sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS Bùi Thị Hồng Việt và những người tôi đã
cảm ơn. Tất cả nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Đức Thiện


năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Đại học
mở Hà Nội, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác và sự cố
gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô
trong Hội đồng khoa học tại Viện Đại học mở Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Hồng Việt là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình trong suốt quá trình em viết và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội, Chi cục kiểm tra sau thông quan, các Chi cục hải quan cửa
khẩu, các phòng ban tham mưu và và các doanh nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Học viên

Vũ Đức Thiện


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 7
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ........................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN .......................... 15
1.1. Khái quát về kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan ................... 15
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm tra sau thông quan ........................ 15
1.1.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá KTSTQ tại cục hải quan .................... 19
1.1.3. Đối tượng và nội dung của kiểm sau thông quan tại cục hải quan .... 20
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan ..................... 23
1.2. Hệ thống kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan .......................... 26
1.2.1. Bộ máy kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan ............................ 26
1.2.2. Hình thức và công cụ kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan ....... 27
1.2.3. Quy trình kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan.......................... 29
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan tại cục hải
quan ................................................................................................................ 30
1.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài cục hải quan ............. 30
1.3.2. Các nhân tố thuộc về cục hải quan ................................................ 32
1.4. Kinh nghiệm KTSTQ tại một số Cục Hải quan và bài học cho
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội .............................................................. 34
1.4.1. Kinh nghiệm KTSTQ của Cục Hải quan Bắc Ninh .......................... 34
1.4.2. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Hà
Tĩnh ........................................................................................................... 35
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Hải quan Thành phố Hà Nội .... 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................... 40
2.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan Thành phố Hà Nội ...................... 40
2.1.1. Quá trình phát triển của Cục Hải quan TP. Hà Nội .......................... 40


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP.Hà Nội .................................. 41
2.2. Thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà
Nội ................................................................................................................ 43
2.2.1. Kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội....... 43

2.2.2. Thực trạng bộ máy kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan
TP.Hà Nội ................................................................................................. 47
2.2.3. Hình thức và công cụ KTSTQ được thực hiện tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội ..................................................................................... 55
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội .............................................................. 61
2.3. Đánh giá kiểm tra sau thông quan tại Chi cục kiểm tra sau thông
quan, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội .................................................... 68
2.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí ................................................................ 68
2.3.2. Điểm mạnh trong kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội ..................................................................................... 74
2.3.3. Điểm yếu trong kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành
phố Hà Nội ................................................................................................ 76
2.3.4. Nguyên nhân của các điểm yếu ........................................................ 79
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................ 86
3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
quan Thành phố Hà Nội ............................................................................. 86
3.1.1. Mục tiêu về kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Thành
phố Hà Nội đến năm 2020 ......................................................................... 86
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan của Cục Hải
quan Thành phố Hà Nội............................................................................. 87
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Chi cục
kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội .................... 89
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra sau thông quan .................................... 89


3.2.2. Hoàn thiện hình thức và công cụ kiểm tra sau thông quan ............... 95
3.2.3. Hoàn thiện việc thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan ........... 98
3.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................... 100

3.3. Một số kiến nghị với Tổng cục Hải quan .......................................... 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTSTQ .

: Kiểm tra sau thông quan

NK

: Nhập khẩu

XK

: Xuất khẩu

XNK

: Xuất nhập khẩu

WCO

: Tổ chức hải quan thế giới

TCHQ

: Tổng cục hải quan


VNACCS/VCIS : hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia
GATT

: Hiệp định chung vê thuê quan và mậu dịch

TCCB

: Tổ chức cán bộ

HQCK

: Hải quan cửa khẩu

CBCC

: Cán bộ công chức

CNTT

: Công nghệ thông tin

7


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG :
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp được KTSTQ tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 44
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp được KTSTQ phân theo hình thức
kiểm tra tại Cục HQHN giai đoạn 2011-2015 ............................. 44

Bảng 2.3: Số truy thu từ kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 45
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ theo kết quả
kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Hà Nội giai đoạn
2011-2015 .................................................................................. 46
Bảng 2.5: Số liệu về kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Hà Nội giai đoạn 2011-2015. ...................................................... 46
Bảng 2.6: Số liệu biên chế chi cục kiểm tra sau thông quan ......................... 51
Bảng 2.7: Kế hoạch KTSTQ của Cục HQHN giai đoạn 2011-2015.............. 56
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp được KTSTQ trên tổng số doanh nghiệp
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên ...................... 69
Bảng 2.9: Số doanh nghiệp được KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp ................ 71
Bảng 2.10: Số thu từ KTSTQ so với tổng số thu tại Cục Hải quan Thành
phố Hà Nội ................................................................................. 72
Bảng 2.11: Số doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan....... 73
SƠ ĐỒ :
Sơ đồ 1.1: Bộ máy KTSTQ tại cục hải quan có chi cục KTSTQ................... 26
Sơ đồ 1.2: Bộ máy KTSTQ tại cục hải quan không có chi cục KTSTQ ........ 26
Sơ đồ 1.3: Tóm tắt quy trình KTSTQ ........................................................... 30
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Hà Nội .......................................... 42
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Chi cục kiểm tra sau thông quan ......................... 50

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra sau thông quan là một trong những nội dung quan trọng trong
công nghệ quản lý hải quan hiện đại mà cơ quan hải quan nhiều nước tiên tiến
trên thế giới đã và đang áp dụng khá thành công. Với hơn 10 năm hoạt động,

lực lượng kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam cũng đã có những
kết quả đáng ghi nhận.
Hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về số lượng và phong phú
về chủng loại đặt ra cho ngành hải quan những thách thức nhất định, trong đó
phải đặc biệt chú trọng việc giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất
khẩu, hàng hóa nhập khẩu nhằm tránh sự ách tắc hàng hóa ngay tại cửa khẩu
nhưng vẫn đảm bảo quản lý tót hoạt động xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu
và chống thất thu cho Ngân sách nhà nước.
Mặt khác toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế
khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hội nhập
mở ra cơ hội phát triển cho tất cả các nước nhưng cũng mang tới nhiều thách
thức cho mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập.
Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có liên quan đến
hoạt động hải quan như WCO, ASEAN, APEC, ASEM. Sự kiện Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO từ ngày 11/1/2007 đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.Việc Việt Nam
là thành viên của tổ chức này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế, được tham gia vào các quan hệ kinh tế, giao lưu thương mại trong
nước được thúc đẩy và phát triển nhưng mặt khác các tổ chức này cũng đòi
hỏi thành viên của nó phải tuân thủ theo những quy định và nguyên tắc nhất
định và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Đúng trước yêu cầu cấp bách đó, kiểm tra sau thông quan được xem như
là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, hay

9


nói cách khác các lô hàng sẽ được thông quan trên cơ sở của quản lý rủi ro, sau
đó thông qua kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan hay tại trụ sở doanh
nghiệp, cơ quan hải quan sẽ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh

nghiệp trong khoảng thời gian và phạm vi hoạt động kinh doanh nhất định.
Kiểm tra sau thông quan không những giúp cơ quan hải quan kịp thời ngăn
chặn và phát hiện gian lận thương mại, tiến hành truy thu các khoản thuế còn
thiếu nộp vào ngân sách Nhà nước mà còn phát hiện kịp thời những sai sót của
chính cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan cho hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Căn cứ cảnh báo của cơ quan chức năng và số liệu thống kê của Tổng
cục Hải quan cho thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan và nguy cơ
gian lận thương mại đang tăng lên nhanh chóng cả về thủ đoạn lẫn phương
thức thực hiện. Hơn bao giờ hết đòi hỏi cần phải tăng cường và phát huy thực
sự vai trò của kiểm tra sau thông quan ngay từ đơn vị cơ sở, trong đó có Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội.
Là một cán bộ hiện đang công tác tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội,
đặc biệt trực tiếp tham gia kiểm tra sau thông quan, cùng với sự tích lũy kiến
thức từ công tác hàng ngày và sự học tập của bản thân nhận thấy việc nghiên
cứu về kiểm tra sau thông quan không những góp phần nâng cao hiệu quả
nhiệm vụ tại đơn vị mà còn là điều kiện cho tôi trau dồi khả năng nghiên cứu,
nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm tra sau
thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ của mình.
2. Một số nghiên cứu có liên quan
Tính đến thời điểm chọn đề tài này, tác giả nhận thấy đã có một số
nghiên cứu có liên quan đến nội dung kiểm tra sau thông quan, trong đó có
thể kể đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài ngành Hải quan như:

10


- Đề tài “Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan” của tác giả Phạm Ngọc

Hữu (năm 2003) đề cập đến một số kỹ năng tổng hợp để tiến hành cuộc kiểm
tra sau thông quan,
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của tác giả Nguyễn Viết Hồng
có tên“ Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ Kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hóa hải quan
giai đoạn 2004-2006” tập trung đề cập đến việc nâng cao hiệu quả của công
tác kiểm tra sau thông quan
- Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Vũ Minh “Mô hình kiểm tra sau
thông quan ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam”
tập trung vào việc mô hình hóa và phân tích mô hình nghiệp vụ và mô hình tổ
chức thực hiện, đồng thời xem xét mối quan hệ tương tác trong việc thực thi mô
hình của một số nước và liên kết kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên
tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, phân tích kinh nghiệm thực thi mô
hình kiếm tra sau thông quan ở các nước này để rút ra các bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ “ Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực
quốc tế và thực tiễn áp dụng của hải quan Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị
Thu Hường” nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật quốc tế về kiểm tra
sau thông quan và áp dụng cho Việt Nam.
Tác giả nhận thấy rằng các đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên thực
hiện với mục tiêu ở phạm vi vĩ mô như mô hình kiểm sau thông quan cho Hải
quan Việt Nam hoặc một số nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan điển hình, tuy
có liên quan đến kiểm tra sau thông quan nhưng phạm vi nghiên cứu của đề
tài là khác nhau.
Vì vậy mong muốn rằng với đặc điểm công tác và điều kiện triển khai
nhiệm vụ tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, tác giả thực hiện luận văn có
thể hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan, góp phần xây

11



dựng khung nghiên cứu về kiểm tra sau thông quan nói chung, từ đó đánh giá
đúng thực trạng của kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Thành phố Hà
Nội, và căn cứ vào đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra sau thông
quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội cho giai đoạn đến năm 2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan tại cục
hải quan.
- Phân tích được thực trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân điểm yếu về kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành
phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Kiểm tra sau thông quan được nghiên cứu theo cách
tiếp cận về hệ thống kiểm tra bao gồm bộ máy kiểm tra, hình thức kiểm tra,
công cụ kiểm tra và quy trình kiểm tra.
+ Về không gian: Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bước l: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở
dữ liệu về kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan. Phương pháp được sử
dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về kiểm tra sau thông quan từ các
nguồn như tổng hợp báo cáo các năm của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội,


12


kết luận của một số hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan do Tổng
cục Hải quan tổ chức, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách,
báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Cục kiểm tra sau thông quan.
Bước 3: Xử lý dữ liệu và phân tích thực trạng kiểm tra sau thông quan
của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Phương pháp được sử dụng ở bước này
là thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. Sau khi phân tích thực trạng tác
giả sẽ chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Bước 4: Trên cơ sở các hạn chế phát hiện ở bước 3, đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà
Nội. Phương pháp được sử dụng ở bước này là phương pháp phân tích và
tổng hợp.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Kiểm tra sau thông quan là gì? Mục tiêu của KTSTQ? Tiêu chí đánh
giá KTSTQ?
- Đối tượng, nội dung và nguyên tắc KTSTQ?
- Hệ thống KTSTQ bao gồm những yếu tố nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến KTSTQ?
- Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu về kiểm tra sau
thông quan tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2015 là gì?
- Có những giải pháp nào để hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tra sau thông

quan tại cục hải quan .

13


Chương 2: Thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội.

14


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN
1.1. Khái quát về kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm tra sau thông quan
1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan
Đề cập về hoạt động KTSTQ, từ ngữ của WCO và hầu hết các nước (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan) sử dụng là Post - Clearance Audit
(viết tắt là PCA). Tuy nhiên, một số nước không dùng từ “audit”, mà dùng từ
khác, ví dụ: Nhật Bản dùng từ “examination” (Post - Entry Examination
Assistant System; Post - Entry Examination and Customs Area Division); Thổ
Nhĩ Kỳ dùng từ “control” (Turkey Customs Regulation of Post - Clearance
Control and Control of Risky Transaction). Tuy từ ngữ khác nhau, nhưng nội
hàm là giống nhau. Vấn đề thống nhất cách hiểu và dịch từ “audit” có liên
quan đến xác định phương pháp KTSTQ nên cần được thảo
luận ở đây.
Ở Việt Nam, tuy từ ngữ đã được dùng trong văn bản pháp luật là “kiểm

tra sau thông quan”, nhưng thực tế vẫn còn có các ý kiến khác nhau về từ
“kiểm tra” này. Các ý kiến khác nhau này không phải là không có căn cứ: thứ
nhất, từ ngữ chuẩn mực của WCO được hầu hết các nước thành viên áp dụng
là “audit”; thứ hai, ở Việt Nam trước nay “audit” vẫn được hiểu theo nghĩa là
“kiểm toán”; thứ ba, thực tiễn tác nghiệp KTSTQ căn bản là kiểm tra các ghi
chép (dạng giấy hoặc trên máy tính), như hồ sơ hải quan, tài liệu kế toán...
còn lưu trữ tại các DN liên quan và cơ quan hải quan; thứ tư, phương pháp
tiến hành rất gần với phương pháp kiểm toán. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chi
tiết các trường hợp sử dụng từ “audit” của WCO và một số nước khác chúng
tôi thấy từ “audit” được sử dụng với nghĩa rộng hơn, ví dụ: Trong phân loại

15


các hình thức KTSTQ, WCO dùng cả hai từ “audit” và “verification” (kiểm
tra, xác minh): “type of audit/verifications”, “office/desk audit/verification”;
hoặc trong hình thức kiểm tra/kiểm toán tại cơ quan hải quan, WCO hướng
dẫn có thể thực hiện bằng cách gửi văn bản hoặc điện thoại trao đổi: “Đối với
những trường hợp nhất định, thường là trường hợp đơn giản, vấn đề đơn lẻ,
việc kiểm toán (audit) có thể được thực hiện bằng hình thức trao đổi văn bản
hoặc điện thoại”. Hoặc, cũng trong phân loại các hình thức kiểm tra, Hàn
Quốc có quy định loại “pre-audit” thực hiện tại thời điểm làm thủ tục thông
quan với nội hàm tương tự như kiểm tra khai báo của hải quan Việt Nam:
kiểm tra khai của người khai về mã số, thuế suất, trị giá...của hàng hóa của
từng tờ khai.
Thực tiễn KTSTQ tại Việt Nam cũng cho thấy trong nhiều trường hợp
KTSTQ thực sự theo nghĩa là “kiểm tra” hơn là “kiểm toán”, ví dụ: kiểm tra
tại trụ sở hải quan đã kết luận được, không phải kiểm tra tại DN (chiếm phần
lớn các cuộc KTSTQ trong những năm qua). Ngay cả trường hợp KTSTQ tại
DN, nhiều trường hợp cũng không cần phải kiểm tra sổ, chứng từ kế toán...

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả đề tài không sử dụng từ “kiểm toán”,
mà sử dụng cụm từ “kiểm tra sau thông quan” để chỉ hoạt động kiểm tra của
hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Trên thế giới có nhiều cách thể hiện khác nhau về khái niệm KTSTQ:
Công ước Kyoto (sửa đổi 1999) của WCO (E3/F4, Chương II, Phụ lục
tổng quát) định nghĩa: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được
cơ quan hải quan tiến hành nhằm xác định tính chính xác và trung thực của
khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ, sổ kế toán, hệ thống
kinh doanh và dữ liệu thương mại của các bên có liên quan”.
Cẩm nang hướng dẫn KTSTQ của Hải quan Asean định nghĩa: “KTSTQ
là một biện pháp kiểm soát có hệ thống do cơ quan hải quan tiến hành nhằm
đánh giá độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan thông qua việc

16


kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh doanh, dữ liệu thương mại
của cá nhân, các công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương mại
quốc tế” .
Luật Hải quan Nhật Bản quy định: “KTSTQ là hoạt động kiểm tra có hệ
thống nhằm thẩm định tính chính xác và trung thực của khai hải quan thông
qua việc kiểm tra các chứng từ, sổ kế toán, hệ thống kinh doanh, dữ liệu
thương mại có liên quan được các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ” .
Thổ Nhĩ Kỳ quy định: “KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải
quan đối với chứng từ thương mại, việc làm thủ tục thông quan, việc mua bán
hàng hóa đã được thông quan và các số liệu liên quan, những DN hoặc lô
hàng có mức độ rủi ro cao, nhằm xem xét sự chính xác của nội dung khai báo
và của thủ tục thông quan”.
Đài Loan: “KTSTQ là việc, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa

được giải phóng, cơ quan hải quan yêu cầu người NK/XK hoặc những người
liên quan cung cấp hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, dữ liệu điện tử liên quan
hàng hóa NK/XK; hoặc yêu cầu đối tượng KTSTQ có mặt tại cơ quan hải
quan để trả lời các câu hỏi của hải quan; hoặc cử công chức hải quan tới kiểm
tra tại cơ sở của DN”.
Tại Việt Nam, cùng với sự thay đổi từng bước về nhận thức, quan điểm
quản lý hải quan nói chung, khái niệm KTSTQ dần dần được hình thành. Mới
nhất đây là tại Điều 77- Luật Hải quan Việt Nam 2014 có xác định: “Kiểm tra
sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải
quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có
liên quan đến hàng hóa ; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần
thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.”

17


1.1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra sau thông quan
KTSTQ nhằm xác định tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của kiểm tra sau thông quan.
KTSTQ là một mắt xích trong xâu chuỗi các hoạt động kiểm tra của cơ quan
hải quan nhằm bắt buộc người khai hải quan tuân thủ các quy định của pháp
luật và KTSTQ là khâu cuối cùng trong dây chuỗi đó. Kết quả của KTSTQ là
tiền đề xem xét xây dựng các tiêu chí đánh giá người khai hải quan có chấp
hành tốt pháp luật hay không, từ đó phục vụ công tác quản lý của hải quan
theo nguyên tắc đánh giá quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, KTSTQ nhằm phát hiện
những kẽ hở của chính sách, điểm bất cập của quy trình thủ tục, đồng thời
phát hiện những việc làm chưa đúng mà công chức hải quan đã thực hiện
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao để chấn chỉnh kịp thời và
không để xảy ra sai sót.
- KTSTQ là một phần trong quy trình nghiệp vụ của cơ quan hải quan,


cùng thực hiện với các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ khác nhau trong hệ thống tổ
chức hải quan nhằm đảm bảo triển khai và thực thi chức năng quản lý nhà
nước về hải quan.
- KTSTQ là một phương pháp kiểm tra được tiến hành sau khi hàng

hóa xuất khẩu đã được thông quan, tức kiểm tra ngược thời gian. Trên cơ sở
tổng hợp tất cả các thông tin về chủ hàng, về hàng hóa, về chính sách theo
từng thời kỳ tương ứng tại thời điểm hàng hóa được thông quan và các thông
tin khác có liên quan, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin ngược
các thông tin với nhau để tìm ra điểm bất hợp lý của việc thông quan lô hàng.
- KTSTQ được tiến hành trên cơ sở pháp luật quy định, cụ thể Luật Hải

quan và các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của cán bộ công chức khi thực hiện kiểm tra sau thông quan.
- KTSTQ được thực hiện với sự hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ

quan hải quan và cá nhân, tổ chức, giữa cơ quan hải quan với các cơ quan

18


quản lý nhà nước trong và ngoài ngành tài chính như Ngân hàng, hàng hải, cơ
quan thuế, các hàng bảo hiểm, cơ quan giám định...
- KTSTQ thực hiện trên cơ sở chú trọng đến các biện pháp kiểm tra

theo tất cả các thông tin có liên quan được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
bởi cá nhân, tố chức.
1.1.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá KTSTQ tại cục hải quan
1.1.2.1. Mục tiêu kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan

Mục tiêu chung của KTSTQ là nhằm đánh giá tính chính xác, trung
thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất
trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các
quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của
người khai hải quan.
Mục tiêu cụ thể:
- Kết luận được sự phù hợp, thống nhất giữa các thông tin thể hiện trên

chứng từ, tài liệu, hồ sơ kế toán được lưu giữ tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu
về lô hàng đã được thông quan qua cửa khẩu.
- Xác định được tính đúng đắn của số lượng hàng hóa thực nhập, thực

xuất đã được khai báo trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập
khẩu. Sự chính xác về số thuế phải nộp của hàng hóa xuất nhập khẩu mà
doanh nghiệp xuất nhập nhập khẩu đã khai và nộp cho cơ quan hải quan,
nguyên nhân của việc khai thiếu số thuế còn phải nộp từ phía doanh nghiệp
xuất nhập khẩu theo quy định (nếu có).
- Xác định được tính hợp pháp, hợp lý và sự nhất quán của các khoản

tiền mà doanh nghiệp xuất nhập nhập khẩu đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh
toán cho hàng hóa nhập khẩu như tiền hàng nhập khẩu và các khoản phải trả
cho các hãng vận tải, bảo hiểm mà trước đó doanh nghiệp xuất nhập nhập
khẩu đã khai báo với cơ quan hải quan. Các khoản tiền đã thực nhận thanh
toán từ phía đối tác nhập khẩu.

19


- Kết luận được sự nhất quán giữa chủng loại hàng hóa doanh nghiệp


xuất nhập nhập khẩu đã khai báo trên tờ khai hải quan để thống nhất mức thuế
suất với các chứng từ có liên quan như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hóa, giấy kiểm định, hóa đon bán
hàng hóa nhập khẩu trong nội địa.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan
Thông thường để đánh giá KTSTQ tại cục hải quan cần căn cứ vào các
tiêu chí cơ bản như:
(1) Tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được kiểm tra sau thông
quan trên tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cục
hải quan.
(2) Tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được kiểm tra sau thông
quan tại trụ sở doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được
kiểm tra sau thông quan.
(3) Tổng số thu được qua hoạt động kiểm tra sau thông quan so với
tổng số thu được qua hoạt động xuất nhập khẩu của toàn cục hải quan.
(4) Số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đánh giá mức độ tuân thủ
pháp luật về hải quan sau khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại cục
hải quan.
1.1.3. Đối tượng và nội dung của kiểm sau thông quan tại cục hải quan
1.1.3.1. Đối tượng của kiểm sau thông quan tại cục hải quan
Việc xác định đối tượng kiểm tra có liên quan đến xác định phương
pháp KTSTQ, nên đây là một vấn đề lớn cần được thảo luận. Nếu xác định
đối tượng KTSTQ là hàng hóa, là hồ sơ hải quan thì, về căn bản, trong mọi
trường hợp kiểm tra, phương pháp kiểm tra là giống nhau, đều tập trung kiểm
tra các nội dung khai báo của từng lô hàng. Nếu xác định đối tượng KTSTQ
là DN thì vấn đề cần quan tâm nhiều hơn là mức độ tuân thủ pháp luật của
DN. Phương pháp kiểm tra đối với đối tượng tuân thủ tốt pháp luật khác với

20



phương pháp kiểm tra đối với đối tượng tuân thủ không tốt: khi kiểm tra,
không kiểm tra từng lô hàng, mà phải kiểm tra cả hệ thống kinh doanh, cả
chuỗi cung ứng hàng hóa XNK; phương pháp KTSTQ phải phù hợp với từng
đối tượng kiểm tra, do trọng tâm kiểm tra, điều kiện kiểm tra của mỗi đối
tượng khác nhau (ví dụ, đối tượng kiểm tra là người NK thì trọng tâm kiểm
tra là thuế, giá, và do vậy, kiểm tra chứng từ hỗ trợ, kiểm tra hạch toán, xác
minh thanh toán là những vấn đề then chốt; nếu đối tượng kiểm tra là người
gia công XK thì trọng tâm kiểm tra là lượng nguyên liệu NK, lượng sản phẩm
XK, định mức nên khi kiểm tra phải hướng vào kiểm tra chứng từ vận tải,
kiểm tra khâu sản xuất; với đối tượng kiểm tra là người làm dịch vụ XNK thì
phương pháp KTSTQ khác với việc kiểm tra người XK, NK).
Nghiên cứu quy định của WCO và hải quan các nước thấy các nước đều
xác định đối tượng KTSTQ là “người/công ty” (persons/company subject to
PCA):
WCO quy định: Về nguyên tắc, tất cả các DN, các bên liên quan đến
hoạt động XK, NK hàng hóa hoặc đến việc nhận hàng, lưu kho, sản xuất, vận
chuyển hàng hóa đều thuộc phạm vi đối tượng KTSTQ, gồm người XK/NK,
người khai hải quan, người nhận hàng, chủ sở hữu hàng hóa, người mua hàng
NK, đại lý hải quan, người vận tải, những người có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các giao dịch XNK liên quan.
Nhật Bản quy định: Đối tượng chính của KTSTQ là người NK và, tùy
theo từng trường hợp, cơ quan hải quan có thể kiểm tra thêm những người
khác, như: chủ hàng thực tế, đại lý hải quan, người kinh doanh kho bãi, người
vận chuyển, người mua hàng NK.
Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Đối tượng KTSTQ gồm những người, những hoạt
động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quản lý hải quan hoặc những
người lưu giữ các tài liệu, dữ liệu liên quan đến quản lý hải quan.

21



Đài Loan quy định cơ quan hải quan tiến hành KTSTQ đối với người NK,
người XK hoặc những người liên quan.
Các trích dẫn trên cho thấy, WCO và hải quan các nước đều xác định đối
tượng KTSTQ gồm những người liên quan tới chuỗi cung ứng hàng hóa NK,
XK và người sử dụng hàng hóa NK, trong đó đối tượng chính là người NK.
Ở Việt Nam, Điều 77 luật hải quan đã nêu rõ đối tượng mà công chức
hải quan trực tiếp kiểm tra bao gồm:
- Hồ sơ hải quan là tất cả các giấy tờ có liên quan được thực hiện trong
thủ tục hải quan như tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu
đã khai báo và có xác nhận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hóa đơn thương
mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, vận đơn, hợp đồng
bảo hiểm, hợp đồng thương mại, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, các thư tín thương
mại có thể dạng thư điện tử, phiếu đặt hàng, ...
Sổ sách kế toán bao gồm hệ thống các chứng từ kế tóan, số cái, số chi
tiết tài khoản theo quy định, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các chứng từ
tín dụng thư, hối phiếu, bản kê của ngân hàng, giấy báo/ giấy chứng nhận
nợ, có. sổ sách kế toán còn bao gồm tất cả các dữ liệu điện tử được định
khoản kế toán trên các phần mềm kế toán và được lưu trữ trên máy tính.. Dữ
liệu này bắt buộc phải cung cấp, xuất trình khi có yêu cầu từ người kiểm tra
sau thông quan.
Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện
sau khi hàng hóa đã được thông quan.
1.1.3.2. Nội dung của kiểm sau thông quan tại cục hải quan
Về nội dung KTSTQ, đó là cách thức kiểm tra của cơ quan hải quan
trong quá trình thực hiện KTSTQ để đạt được mục đích của KTSTQ. Và tập
trung vào những nội dung sau đây:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang luu
giữ tại doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với


22


hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của
việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn thông
quan quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin về đối tượng KTSTQ,
thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các tài liệu, hồ sơ và chứng từ kế
toán, sổ sách kế toán,, báo cáo tài chính và tất cả chứng từ có liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu của người khai hải quan.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan nếu
hàng hóa còn được lưu giữ tại kho/ địa điểm lưu giữ hàng hóa của chủ hàng,
hoặc tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng,
nơi sản xuất nhằm thu thập thêm thông tin về lô hàng để có kết luận chính xác
cuối cùng về các nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan, kiểm tra việc thực hiện
các quy định khác của pháp luật về thuế của đối tượng KTSTQ.
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Nguyên tắc KTSTQ là những chuẩn mực, những quy định cơ bản và
mang tính ổn định nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ KTSTQ.
Những nguyên tắc KTSTQ là thống nhất với nhau và xuyên suốt trong khi
thực hiện KTSTQ. Nội dung cụ thể của các nguyên tắc KTSTQ được thể hiện
sau đây:
- KTSTQ phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật: Nguyên tắc này
đòi hỏi tất cả các hoạt động KTSTQ đều phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật. Khi tiến hành KTSTQ, cơ quan hải quan sẽ có một số
quyền hạn nhất định để thực hiện việc kiểm tra như yêu cầu DN cung cấp hồ
sơ, tài liệu hoặc hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan, yêu cầu để kiểm tra
kho hàng và một số công việc khác. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt

động kinh doanh của DN, do đó một số DN có thể sẽ không chấp hành hoặc
chậm trễ trong thực hiện các yêu cầu từ phía cơ quan hải quan. Nếu KTSTQ

23


được thực hiện không đảm bảo nguyên tắc này dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu
nại. Pháp luật ở đây được hiểu không chỉ những quy định trực tiếp về hoạt
động KTSTQ mà còn cả các quy định có liên quan trong khuôn khổ Luật hải
quan, Luật quản lý thuế, Công ước Kyoto, Nguyên tắc GATT, tổ chức hải
quan thế giới...
- Đảm bảo khách quan, chính trực, độc lập: Yêu cầu bắt buộc của mọi
hoạt động KTSTQ phải luôn tôn trọng thực tế khách quan. Mọi nội dung làm việc
giữa cục hải quan và đơn vị được kiểm tra cần được ghi nhận trên cơ sở thực tế và
đồng ý của hai bên khi KTSTQ, mọi phân tích và đưa ra kết luận của công chức hải
quan đều phải xuất phát từ thực tế kiểm tra. Bên cạnh đó, công chức hải quan cần
phải có sự công minh, không định kiến, không áp tư thù cá nhân vào trong công việc,
không thiên vị, khi lập báo cáo kết quả kiểm tra phải giữ thái độ vô tư và phải luôn
tôn trọng kết quả thực tế. Công chức hải quan KTSTQ phải là người ngay thẳng,
trung thực và có lươ'ng tâm nghề nghiệp. Mọi biểu hiện hành vi định kiến, thiên vị
thiếu khách quan đều bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Công chức hải quan
đưa ra kết luận KTSTQ trên cơ sở pháp lý và thực tế một cách vững chắc, và nhất là
không bị lệ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng. Trong quá trình phân tích để đưa
ra kết luận vụ việc KTSTQ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về một số lĩnh vực
như trị giá, xuất xứ, chính sách, tuy nhiên không bị ảnh hưởng bởi những người này
và công chức hải quan phải tự chịu trách nhiệm về nội dung kết luận mà mình đưa ra,
không ai có quyền ép buộc công chức hải quan phải đưa ra kết luận mà bản thâm cán
bộ kiểm tra nhận thấy là chưa đúng, chưa thỏa đảng. Với đặc thù công tác của ngành
hải quan là liên quan đến “tiền và hàng”, vì vậy công chức hải quan KTSTQ phải thể
hiện được bản lĩnh độc lập, không bị ảnh hưởng của vật chất, quan hệ chi phối, ở đây

bao gồm quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ đồng nghiệp.
- Không gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
được kiểm tra:Khi tiến hành KTSTQ thì cơ quan hải quan không được làm ảnh
hưỏng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra, không được có thái độ sách nhiễu,

24


gây phiền hà, và yếu tố minh bạch phải đặt lên hàng đầu. cơ quan hải quan phải tạo
được sự sẵn sàng phối hợp từ phía DN và làm việc trên tinh thần cùng trao đổi về một
vấn đề chưa được sáng tỏ trên cơ sở của các quy định pháp luật.
- Bí mật thông tin: Trong qúa trình KTSTQ thì có nhiều thông tin do
chính đơn vị được kiểm tra đưa ra nhằm mục đích chứng minh, giải trình với
cơ quan hải quan các nội dung chưa rõ như báo cáo tài chính, các tài liệu về bí
mật kỹ thuật sản xuất, hồ sơ về công nghệ chế biến máy móc.. .Theo đó, công
chức hải quan khi nhận được thông tin này cẩn có nghĩa vụ giữ bí mật tránh
để lộ thông tin làm ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm tra, tuyệt đối không
được sử dụng thông tin KTSTQ cho mục đích cá nhân hoặc tự ý chuyển thông
tin cho người khác sử dụng trái phép, mọi thông tin này phải được lưu trữ,
quản lý và sử dụng theo đúng chế độ bảo mật quy định của pháp luật.
- Dẫn chứng bằng tài liệu:Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá
trình KTSTQ có liên qụan đến phạm vi, nội dung KTSTQ đều phải thu thập
một cách đầy đủ và thích hợp nhất bởi đây chính là bằng chứng xác thực khi cơ
quan hải quan đưa ra các nội dung kết luận KTSTQ. Tài liệu có thể đượu thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau như DN cung cấp, cơ quan hải quan thu thập
được từ cơ quan tổ chức có liên quan như Ngân hàng, cơ quan thuế, bảo hiểm
hoặc bên thứ ba độc lập cung cấp. Tài liệu sẽ là một phần không thể thiếu trong
báo cáo và hồ sơ KTSTQ khi kết thúc việc kiểm tra, trong đó phải đảm bảo về
nội dung và số lượng của từng loại tài liệu đính kèm, có độ tin cậy cao.
- Đảm bảo tuân thủ quy trình KTSTQ:Việc KTSTQ phải được tiến hành

trên cơ sở đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình nêu ra. Bắt đầu từ việc thu
thập, xử lý thông tin cho đến giai đọan tiến hành kiểm tra và kết luận vụ việc.
Thực hiện theo đúng quy trình KTSTQ không những đảm bảo các nội dung
kiểm tra được vững chắc về mặt cơ sở pháp lý mà còn giúp cán bộ công chức
khi phải thực hiện việc kiểm tra không lúng túng, đảm bảo sự phù hợp giữa các
công việc với nhau, tránh chồng chéo về đầu việc, đảm bảo tính khoa học.

25


×