Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách mỹ tại công ty cổ phần truyền thông và du lịch việt long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Sinh viên : LƯU TRUNG ANH
Sinh viªn : (Họ và tên)

VIN I HC M H NI
KHOA DU LCH
________________________

H và tên : LƯU TRUNG ANH – K21HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Kho¸

NGÀNH
MÃ NGÀNH
CHUN NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
: 52340101
: HƯỚNG DẪN DU LỊCH

K21HD : 2016 - 2017

luËn tèt nghiÖp

HÀ NỘI, 4 - 2017


Lưu Trung Anh BK21

Page 1


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
________________________

Họ và tên : LƯU TRUNG ANH – K21HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
SỬ DỤNG XE MÁY DÀNH CHO KHÁCH MỸ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG
VÀ DU LỊCH VIỆT LONG

NGÀNH
MÃ NGÀNH
CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
: 52340101
: HƯỚNG DẪN DU LỊCH


Giáo viên hướng dẫn : Thạc Sĩ VŨ AN DÂN

HÀ NỘI, 4 - 2017

Lưu Trung Anh BK21

Page 2


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số giải pháp phát triển
chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách Mỹ tại
Công ty Cổ phần Truyền thông & Du lịch Việt Long”, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Du lịch – Viện
Đại học Mở Hà Nội cùng các thầy cô trong Khoa đã tạo điều
kiện giúp đỡ em về mọi mặt.
Em xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Vũ An Dân đã tận tình hướng
dẫn em thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Công ty Cổ
phần Truyền thông & Du lịch Việt Long đã cung cấp thơng tin
và tạo điều kiện để em hồn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó.

Sinh viên tốt nghiệp

Lưu Trung Anh

Lưu Trung Anh BK21

Page 1


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----***- ---

----------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Lưu Trung Anh
Lớp - Khoá : B – K21

ĐT : 0165.966.9080
Ngành học : Quản trị Kinh doanh (Du lịch)


1. Tên đề tài :
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho
khách Mỹ tại Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Việt Long
2. Các số liệu ban đầu:
-

Các số liệu, thơng tin có liên quan đến đề tài thu thập tại Công ty Cổ phần
Truyền thông & Du lịch Việt Long

-

Các giáo trình về quản trị kinh doanh du lịch, quản trị nhân lực

-

Các tạp chí, báo điện tử liên quan đến công ty

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:
-

Phần mở đầu

-

Phần nội dung
Chương 1:

Cơ sở lý luận về chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho
khách Mỹ


Chương 2:

Tình hình hoạt động kinh doanh loại hình du lịch sử dụng xe máy
dành cho khách Mỹ của công ty

Chương 3:

Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch sử dụng xe máy
dành cho khách Mỹ tại công ty

-

Kết luận và khuyến nghị
4. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần)

: Toàn phần

5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

: 31/11/2016

6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối)

: 28/04/2017
Hà Nội, ngày 27/ 04/ 2017

Trưởng Khoa

Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)


Lưu Trung Anh BK21

Page 2


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ................................ 2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ.................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 10
1.1. Khái niệm loại hình du lịch, chương trình du lịch sử dụng xe máy ............ 10
1.1.1.Khái niệm du lịch, loại hình du lịch ................................................. 10
1.1.2.Khái niệm, đặc tính của sản phẩm và chương trình du lịch .............. 13
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của loại hình du lịch sử dụng xe máy............. 15
1.2. Xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách Mỹ ......... 21
1.2.1. Quy trình chung xây dựng chương trình du lịch .............................. 21
1.2.2. Quy trình xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy............... 23
1.3. Kết luận chương 1 ..................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................... 28
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Truyền thông & Du lịch Việt Long ......... 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động ................................................. 28
2.1.3. Các loại hình chương trình và thị trường kinh doanh ..................... 30

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty ........................ 31
2.2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sử dụng xe máy.............................. 32
2.2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch ..................... 32
2.2.2. Nhu cầu du lịch của du khách Mỹ ................................................... 33
2.2.3. Thực trạng việc kinh doanh của công ty.......................................... 39
Lưu Trung Anh BK21

Page 3


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

2.3. Xác định các nguyên nhân ......................................................................... 43
2.3.1. Đánh giá của ban giám đốc, nhân viên công ty ............................... 43
2.3.2. Đánh giá của khách du lịch Mỹ ...................................................... 44
2.3.3. Đánh giá, tổng hợp và phân tích các nguyên nhân .......................... 46
2.4. Kết luận chương 2 ..................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................ 48
3.1. Mục tiêu và định hướng ............................................................................. 48
3.2. Chiến lược về sản phẩm ............................................................................ 50
3.2.1. Chuổi giải pháp về củng cố, đa dạng hoá sản phẩm ....................... 50
3.2.2. Giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch ................................. 58
3.3. Giải pháp xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực ....................................... 61
3.4. Khuyến nghị nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ....................................... 62
3.5. Kiến nghị ................................................................................................... 64
3.6. Kết luận chương 3 ..................................................................................... 65
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 67

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 679

Lưu Trung Anh BK21

Page 4


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 ......................... 34
Biểu đồ 2.2. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào tháng 11 và 11 tháng
năm 2011 ..................................................................................................... 34
Biểu đồ 2.3. Các nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào 6 tháng đầu
năm 2013 và năm 2014 ................................................................................ 35
Biểu đồ 2.4. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 ......................... 35
Biểu đồ 2.5. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm 2017 ............ 36
Biểu đồ 2.6. Chi tiêu bình quân của khách du lịch Mỹ so với bình quân chung
của thế giới (năm 2013)................................................................................ 39
Bản đồ 3.1. Bản đồ các điểm đến của chương trình du lịch mới kết hợp giữa
du lịch xe máy và du lịch sinh thái ............................................................... 52

Lưu Trung Anh BK21

Page 5


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành xu hướng của mọi tầng lớp
người. Ngành “công nghiệp khơng khói” này vẫn ln giữ được sự ổn định và phát
triển về doanh thu so với các ngành khác. Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng đã có
những thành công nhất định với những thị trường gửi khách trọng điểm như Trung
Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… Trong số đó, du khách Mỹ với mức chi trả và nhu cầu
tiêu dùng cao cho các dịch vụ trong du lịch, họ là thị trường quan trọng mà nhiều quốc
gia đều tập trung khai thác nhằm thu hút khách du lịch cũng như tranh thủ nguồn vốn
dồi dào. Trong mười năm trở lại đây, Mỹ luôn là một trong năm thị trường gửi khách
du lịch lớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng rất cao
Khách du lịch Mỹ cũng tham gia vào khá nhiều những loại hình du lịch đa dạng
khác nhau tại Việt Nam. Trong đó, họ rất chuộng loại hình du lịch khám phá, đặc biệt
là việc sử dụng xe máy để trải nghiệm. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nhiều cơng ty lữ
hành, cơ sở kinh doanh du lịch khai thác triệt để loại hình cũng như thị trường khách
tiềm năng này. Điều cần làm hiện nay đó là các doanh nghiệp lữ hành cần tận dụng các
điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát huy tối đa thế mạnh và tiềm năng sẵn có để loại hình
du lịch SDXM (sử dụng xe máy) có bước phát triển đột phá mới. Trong số các doanh
nghiệp lữ hành, Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Việt Long là một trong
những cơng ty có nhiều năm kinh nghiệm khai thác về loại hình du lịch này. Tuy
nhiên, việc khai thác của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các
danh lam thắng cảnh rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú thành một
tuyến du lịch. Do đó, có những chương trình vẫn cịn nghèo nàn, khơng hấp dẫn du
khách, gây sự nhàm chán cho những du khách quay lại. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
này và để góp phần cơng sức nhỏ bé vào xây dựng nền du lịch nước nhà, khóa luận hy
vọng sẽ mang đến một số điều hữu ích giúp doanh nghiệp nói riêng và ngành du lịch
trong nước nói chung sớm tìm ra những giải pháp tốt nhất để xây dựng nên những

chương trình mới, đa dạng hóa các CTDL (chương trình du lịch) đóng góp chung vào
ngành du lịch nước nhà.

Lưu Trung Anh BK21

Page 6


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài
2.1. Mục đích đề tài
-

Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu đặc điểm tâm lý và hành vi tiêu
dùng khi đi du lịch của khách Mỹ để từ đó nhận ra những thuận lợi, khó khăn
trong việc khai thác thị trường khách này ở Việt Nam và đề ra những giải pháp hữu
hiệu nhất cho doanh nghiệp khi phát triển chương trình du lịch SDXM làm phong
phú thêm chương trình cho cơng ty.

2.2. Giới hạn đề tài
-

Không gian: Khách Mỹ đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

-

Thời gian nghiên cứu: Khách Mỹ tới Việt Nam trong thời điểm từ đầu năm 2012

đến hết năm 2016

-

Đối tượng: tài nguyên du lịch, sản phẩm và điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến phát
triển các sản phẩm du lịch SDXM

2.3. Nhiệm vụ đề tài
-

Nắm bắt được các đặc điểm của thị trường khách Mỹ đến Việt Nam

-

Đánh giá thực trạng trong việc thu hút khách Mỹ của công ty giai đoạn 2012-2016

-

Đề ra các giải pháp tốt nhất để xây dựng, phát triển loại hình du lịch SDXM tại
doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch của du khách Mỹ đến Việt Nam và các
tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, con người tại điểm đến.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát : Quan sát thực tế nhân viên công ty làm việc
Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Lập phiếu điều tra, bảng hỏi để lấy ý kiến của
khách du lịch, nhân viên công ty
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sưu tầm, chọn lọc tài liệu, sách tham

khảo, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Lưu Trung Anh BK21

Page 7


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận
-

Chiến lược về sản phẩm
• Chuổi giải pháp về củng cố và đa dạng hoá sản phẩm du lịch xe máy
• Giải pháp đảm bảo an tồn cho khách du lịch

-

Giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực

-

Khuyến nghị nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

-

Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, Tổng cục Du lịch


5. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, khóa luận tốt
nghiệp có kết cấu gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách Mỹ
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh loại hình du lịch sử dụng xe máy cho
khách Mỹ tại doanh nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch sử dụng xe máy cho khách
Mỹ tại công ty
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SỬ DỤNG
XE MÁY DÀNH CHO KHÁCH MỸ
1.1.

Khái niệm loại hình, chương trình du lịch sử dụng xe máy

1.1.1. Khái niệm về du lịch, loại hình du lịch
1.1.2. Khái niệm, đặc tính của sản phẩm và chương trình du lịch
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của loại hình du lịch sử dụng xe máy
1.2.

Xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách Mỹ

1.2.1. Quy trình chung xây dựng chương trình du lịch
1.2.2. Quy trình xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy
1.3.

Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH DU
LỊCH SỬ DỤNG XE MÁY DÀNH CHO KHÁCH MỸ CỦA CÔNG TY


Lưu Trung Anh BK21

Page 8


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Tổng quan về Công ty Cổ phần Truyền thơng & Du lịch Việt Long

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
2.1.3. Các loại hình chương trình và thị trường kinh doanh
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của cơng ty
2.2.

Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sử dụng xe máy cho khách Mỹ của
công ty

2.2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch
2.2.2. Nhu cầu du lịch của du khách Mỹ
2.2.3. Thực trạng việc kinh doanh chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho
khách Mỹ của công ty
2.3.

Xác định các nguyên nhân


2.3.1. Đánh giá dựa trên ý kiến của ban giám đốc, nhân viên công ty
2.3.2. Đánh giá của khách du lịch Mỹ về chương trình du lịch
2.3.3. Đánh giá, tổng hợp và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc kinh
doanh các chương trình du lịch sử dụng xe máy cho khách Mỹ
2.4.

Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
SỬ DỤNG XE MÁY DÀNH CHO KHÁCH MỸ TẠI CÔNG TY
3.1.

Mục tiêu và dịnh hướng

3.2.

Chiến lược về sản phẩm

3.2.1. Chuổi giải pháp về củng cố và đa dạng hoá sản phẩm du lịch xe máy
3.2.2. Giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch xe
máy tại công ty
3.3.

Giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch xe máy

3.4.

Khuyến nghị nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

3.5.


Kiến nghị

3.6.

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN CỦA KHÓA LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lưu Trung Anh BK21

Page 9


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
SỬ DỤNG XE MÁY DÀNH CHO KHÁCH MỸ
1.1. Khái niệm loại hình du lịch, chương trình du lịch sử dụng xe máy
1.1.1. Khái niệm du lịch, loại hình du lịch
a. Khái niệm về Du lịch
-

Hoạt động du lịch thực tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đã
xuất hiện hình thức đi du lịch, tuy chỉ là hoạt động mang tính chất tự phát, như các

cuộc hành hương về các thánh địa, đền chùa, các cuộc du ngoạn của các vua chúa,
quý tộc… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu, kinh tế xã hội
cũng như các lĩnh vực như thông tin, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng,
điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.

-

Đến thời kỳ hiện đại ngày nay cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, sự ra đời của các phương tiện giao thông mới, du lịch có điều kiện để phát
triển mạnh mẽ hơn. Như vậy, du lịch đã dần trở thành một hoạt động quen thuộc
trong đời sống của con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và
phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được
hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và cũng từ nhiều góc độ khác nhau.

-

Theo Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành ( IUOTO, International
Union of Official Travel Organizations): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích khơng
phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.”

-

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩ về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ
với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc cuả họ.”


Lưu Trung Anh BK21

Page 10


Khóa luận tốt nghiệp
-

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất
cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng
như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.”

-

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [5]

-

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này
sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.


-

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

-

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang
đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Trong
khóa luận, em sẽ chọn khái niệm của Luật Du lịch để làm căn cứ, cơ sở lý luận
trong các chương tiếp theo.
b. Loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí

đưa ra. Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du
lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
– Phân loại theo mơi trường – tài ngun:
• Du lịch thiên nhiên
• Du lịch văn hố
– Phân loại theo mục đích chuyến đi:
• Du lịch tham quan

Lưu Trung Anh BK21

Page 11


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

• Du lịch giải trí
• Du lịch nghỉ dưỡng
• Du lịch khám phá
• Du lịch thể thao
• Du lịch lễ hội
• Du lịch tơn giáo
• Du lịch nghiên cứu (học tập)
• Du lịch hội nghị
• Du lịch chữa bệnh
• Du lịch thăm thân
• Du lịch cơng vụ
– Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
• Du lịch quốc tế
• Du lịch nội địa
• Du lịch quốc gia
– Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
• Du lịch miền biển
• Du lịch núi
• Du lịch đơ thị
• Du lịch thôn quê
– Phân loại theo phương tiện giao thơng:
• Du lịch bằng xe đạp
• Du lịch bằng xe máy
• Du lịch bằng ơ tơ
• Du lịch bằng tàu hoả
• Du lịch bằng tàu thuỷ
• Du lịch bằng máy bay

– Phân loại theo loại hình lưu trú:
• Du lịch ở khách sạn

Lưu Trung Anh BK21

Page 12


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

• Du lịch ở nhà trọ
• Du lịch ở lều trại
• Du lịch ở làng du lịch
– Phân loại theo lứa tuổi du lịch:
• Du lịch thiếu niên
• Du lịch thanh niên
• Du lịch trung niên
• Du lịch người cao tuổi
– Phân loại theo độ dài chuyến đi:
• Du lịch ngắn ngày
• Du lịch dài ngày
– Phân loại theo hình thức tổ chức:
• Du lịch tập thể
• Du lịch cá nhân
• Du lịch gia đình
– Phân loại theo phương thức hợp đồng
• Du lịch trọn gói
• Du lịch từng phần.

1.1.2. Khái niệm, đặc tính của sản phẩm và chương trình du lịch
a. Khái niệm, đặc điểm về sản phẩm du lịch
Khái niệm về sản phẩm du lịch
-

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: “Sản
phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng [10]

-

Theo điều 4 chương I, Luật Du lịch (2005) giải thích: “ Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch” [5]

Lưu Trung Anh BK21

Page 13


Khóa luận tốt nghiệp
-

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng
cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ
thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Như vậy sản
phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ hình (dịch vụ) để

cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ
khách du lịch

-

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Các đặc tính của sản phẩm du lịch

-

Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao
chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn
hơn kinh doanh hàng hố

-

Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư
trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm

-

Tính khơng đồng nhất: Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp
các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với
cơng ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

b. Khái niệm, đặc điểm về chương trình du lịch
Khái niệm chương trình du lịch
-


Theo Luật du lịch (2005) thì chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá
bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát
đến điểm kết thúc chuyến đi [5]

-

Theo nhóm tác giả Bộ mơn Du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân trong giáo trình
“Quản trị kinh doanh lữ hành” thì định nghĩa CTDL được định nghĩa như sau:
“Chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ
chức các chuyến du lịch đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch
thể lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi, giải trí tới tham quan…Mức giá của chuyến bao gồm giá của hầu hết các dịch
vụ và hàng hóa phát sinh trong q trình thực hiện du lịch” [7]

Lưu Trung Anh BK21

Page 14


Khóa luận tốt nghiệp
-

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Các CTDL là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến
du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình thể hiện
lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí,
tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và
hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
Đặc điểm chương trình du lịch


CTDL là sản phẩm du lịch đặc biệt. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau:
-

Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch

-

Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các dịch vụ riêng lẻ

-

Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất gữa các
giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói

-

Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời.
Nội dung của chương trình du lịch

Nội dung của CTDL rất phong phú và đa dạng, nó cũng xuất phát từ nhiều yếu tố,
trong đó có nhu cầu của du khách có tính chất quyết định. Về cơ bản nó bao gồm:
-

Tên chương trình – mã chương trình

-

Thời điểm tổ chức chương trình


-

Tổng quỹ thời gian của CTDL (n ngày, n-1 đêm)

-

Chi tiết hoạt động từng ngày

-

Giá của CTDL

-

Các dịch vụ khác (nếu có)

-

Các điều khoản của chương trình.

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của loại hình du lịch sử dụng xe máy
a. Khái niệm loại hình du lịch sử dụng xe máy
Có thể nói, CTDL sử dụng xe máy là một khái niệm khá mới mẻ và cũng chưa được
đề cập một cách cụ thể trong bất cứ tài liệu nào. Và do đó nên nhiều những định nghĩa
và khái niệm về loại hình du lịch này. Du lịch SDXM là sự kết hợp của một số loại
hình du lịch như du lịch bụi, du lịch phượt và du lịch mạo hiểm. Theo tác giả, nó là

Lưu Trung Anh BK21


Page 15


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

một sản phẩm du lịch trọn gói, cung cấp đầy đủ các dịch vụ như những tour du lịch
thông thường khác như cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, điều khác biệt của
loại hình này là phương tiện di chuyển là xe máy trong suốt cả quãng đường đi, và
thường chính du khách là người điều khiển phương tiện của họ trên đường. Loại hình
này phù hợp với việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống của người dân
địa phương.
b. Đặc điểm loại hình du lịch sử dụng xe máy
Du lịch bằng xe máy có sự của kết hợp của các loại hình du lịch khác, nên nó có
những đặc điểm của một số các loại hình đó:
-

Nhanh chóng, thuận tiện, linh động, dễ dàng trong việc di chuyển, đi lại

-

Có tính tập thể, kỷ luật, đoàn kết, nâng cao khả năng chung sức, phối hợp cùng
đồng đội trong suốt quá trình đi

-

Mang tính chất tự do, phóng khống, khơng q gị bó, khn khổ

-


Mang nhiều yếu tố khám phá, đơi khi có đan xen tính mạo hiểm tại vùng đất mới

-

Tạo cho du khách cảm giác mới mẻ, độc đáo: có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh hai
bên đường, tận hưởng trọn vẹn cảm giác chinh phục hay hịa mình cùng thiên
nhiên, một cảm giác mà ít phương tiện nào mang đến được

-

Là cách tốt nhất để giữ lại những khoảnh khắc cảnh quan thiên nhiên đẹp, du khách
có thể dừng chân bất cứ đâu trên quãng đường đi để ghi lại những cảnh sắc hai bên
đường. Và sử dụng phương tiện là xe máy cũng giúp du khách dễ dàng khám phá,
hịa mình vào văn hóa, cuộc sống của người những người dân địa phương.

Ngồi ra, loại hình du lịch SDXM cịn có một số những đặc điểm riêng biệt sau đây:
-

Có lịch trình, chương trình rõ ràng cùng thời gian, địa điểm, các dịch vụ cụ thể,
không quá mơ hồ như loại hình du lịch phượt

-

Các cung đường, điểm dừng chân đã được tính tốn sẵn, phù hợp với tình trạng sức
khỏe, khả năng của du khách

-

Thời gian chuyến đi thường kéo dài hơn so với các chương trình thơng thường


-

Tiết kiệm khá nhiều chi phí bỏ ra và thu gom về cho du khách khá nhiều trải
nghiệm thú vị.

Lưu Trung Anh BK21

Page 16


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Thêm vào đó, loại hình du lịch dùng xe máy này cịn có một số những địi hỏi và yêu
cầu riêng, bao gồm:
Tuyến đường
-

Các cung đường phải tập hợp đầy đủ điểm đến, điểm dừng chân có sức thu hút, hấp
dẫn với du khách. Ngoài ra, khoảng cách giữa chúng cần được tính tốn phù hợp,
khơng q gần hoặc không quá xa. Các cung đường được chọn thường đi qua nhiều
thắng cảnh đẹp cho dù có xa đích đến hơn. Trên cung đường về, thường chọn con
đường ngắn và tốt nhất để quay trở lại, thường là các quốc lộ hay tỉnh lộ

-

Lộ trình chuyến đi có thể qua nhiều dạng địa hình khác nhau mà khơng phương
tiện nào khác có thể đem lại: một chiếc xe máy có thể cùng du khách chinh phục tất

cả những cung đường dù là hiểm trở, mấp mô sỏi đá, hay những đoạn đường nhỏ,
lầy lội mà xe ô tô phải “đầu hàng”. Với những chiếc xe gắn máy, du khách có thể
khám phá đến tận cùng những điều mới lạ của từng nơi mà hành trình đi qua.
Hướng dẫn viên

-

Ngồi những yêu cầu thông thường như đối với các HDV(hướng dẫn viên) khác,
như có thẻ HDV, có đầy đủ chuyên mơn, kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh tốt, HDV đối với loại hình du lịch xe máy này cịn địi hỏi một số những u
cầu riêng:
• Địi hỏi sức khỏe tốt, độ bền cao, tính dẻo dai, do vậy số lượng HDV là nam
chiếm đa số so với nữ giới
• Người HDV khơng chỉ đơn thuần được trang bị tốt những kiến thức về tự
nhiên, văn hóa bản địa ở những khu vực được lựa chọn để phát triển sản phẩm,
để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của du khách mà họ còn cần đáp ứng nhu cầu trợ
giúp kỹ thuật, cứu trợ trong các trường hợp khẩn cấp trong quá trình thực hiện
chương trình. Họ cần nắm được một số kiến thức về phương tiện cũng như cần
được trang bị những kỹ năng cơ bản trong việc sửa chữa xe máy nếu gặp trục
trặc hay rủi ro trên quãng đường đi ví dụ như thay lốp xe, kiểm tra động cơ,
máy móc hay tháo lắp các phụ tùng

Lưu Trung Anh BK21

Page 17


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội


• Ln vui vẻ, hịa đồng, thân thiện, cởi mở vì HDV vừa là người dẫn
đường, vừa là người bạn, người đồng hành với du khách trong suốt
chuyến đi
Phương tiện di chuyển đối với loại hình này là xe máy
-

Chiếc xe máy được lựa chọn là “người bạn đường”, vì thế, phải đảm bảo tuyệt đối
được tính bền bỉ, mạnh mẽ, có thể vượt qua nhiều loại địa hình mà khơng bị hỏng
hóc. Phương tiện cho loại hình du lịch này thường là loại xe số có động cơ bền bỉ,
máy móc ổn định. Nếu đi đường dài thì xe có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao,
giảm xóc tốt thì lại càng thêm hữu dụng

-

Phương tiện phải đảm bảo trong suốt quá trình đi, xe cần được kiểm tra kỹ càng tất
cả các bộ phận từ những chi tiết nhỏ nhất như ốc vít, gương chiếu hậu, lốp xe, động
cơ, máy móc, dầu nhớt; kiểm tra kỹ hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan, đèn báo phanh
ở đuôi xe. Việc kiểm tra máy móc, phương tiện trước chuyến đi để hạn chế thấp
nhất những rủi ro có thể xảy ra trên đường

-

Nếu xe có vấn đề gì cần phải được sửa chữa, thay thế để đảm bảo rằng phương tiện
của du khách có thể vận hàng tốt và an toàn nhất trên đường đi.
Các dịch vụ đặc thù

-

Dịch vụ huấn luyện: nhằm trang bị cho du khách những kiến thức, kỹ năng cơ bản

để có thể làm chủ kỹ thuật, thiết bị, phương tiện được sử dụng trong quá trình tham
gia vào các hoạt động du lịch SDXM.

-

Dịch vụ ứng cứu: du lịch SDXM luôn chứa đựng những bất trắc trong quá trình
thực hiện. Trong một số trường hợp, du khách có thể cần sự hỗ trợ ứng cứu kịp
thời để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và các thành viên khác trong đồn. Điều
này địi hỏi cần có dịch vụ hỗ trợ ứng cứu với các phương tiện tìm kiếm, cấp cứu
hiện đại.

-

Dịch vụ bảo hiểm: do tính đặc thù của du lịch SDXM là nhiều khi phải đối mặt với
những rủi ro, bất trắc có thể nảy sinh ngồi ý muốn. Kết quả của tình trạng này có
thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng của khách du lịch, chính vì vậy

Lưu Trung Anh BK21

Page 18


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

dịch vụ bảo hiểm là một dịch vụ rất quan trọng không thể thiếu trong cấu thành sản
phẩm du lịch SDXM.
Độ an tồn của chuyến đi
-


Du khách khơng nên lái xe liên tục trong suốt chặng đường dài, thường khoảng
10km sẽ dừng lại nghỉ ngơi để thường xuyên giữ được tinh thần tỉnh táo, cơ thể
được thư giãn cũng như động cơ, máy móc, phương tiện được nghỉ ngơi

-

Trước mỗi chuyến đi, khách du lịch cần được đào tạo một số kỹ năng cơ bản, làm
quen với phương tiện của mình để tránh sự bỡ ngỡ, hạn chế thấp nhất rủi ro khi du
khách điều khiển phương tiện.
Tình trạng sức khỏe của du khách

-

Khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch này cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, phải
đảm bảo có một sức khỏe tốt trước khi xuất phát và trong suốt chuyến đi. Trước
khi di chuyển, du khách tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như
rượu, bia hoặc các chất có cồn khác khi điều khiển phương tiện

-

Số lượng nam giới tham gia loại hình này thường nhiều hơn nữ giới, do nó địi hỏi
tình trạng sức khỏe tốt, cũng như sức bền và độ dẻo dai trong cả hành trình dài của
chuyến đi.
Yếu tố thời tiết

-

Để biết hành trình có thuận lợi hay không, việc xem xét yếu tố thời tiết là rất quan
trọng. HDV rất cần theo dõi nhưng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, báo đài hay

trong các trang web dự báo khí tượng thủy văn. Việc xem dự báo và xem cả những
ảnh mây vệ tinh - các ảnh này cùng hướng gió sẽ giúp nắm bắt phần nào về chuyện
nắng mưa tại vùng đất du khách sẽ thực hiện chuyến đi.
Điều kiện đường xá

-

Các cung đường được chọn thường khơng q khó đi, hiểm trở, nguy hiểm cho du
khách, nhưng khi muốn tăng thêm tính mạo hiểm cho chuyến đi thường chọn
những địa hình đèo, hơi dốc cho chương trình thêm phần thú vị.

Lưu Trung Anh BK21

Page 19


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Tốc độ di chuyển
-

Tốc độ di chuyển của đồn thường khơng được q nhanh dễ gây nguy hiểm cũng
như gây khó khăn cho các thành viên khơng theo kịp nhau. Ngồi ra nó cịn phụ
thuộc phần lớn vào địa hình của các cung đường.
Quản lý đồn trong khi di chuyển

-


Với mỗi HDV sẽ có các kí hiệu với đồn của mình khác nhau: có thể là đeo khăn
hoặc 1 vật dụng nào đó trên cơ thể giống nhau để làm dấu hiệu nhận biết

-

Thường thì sẽ có HDV đi đầu để dẫn đường và trưởng đoàn đi sau cùng để kiểm
sốt tình hình trong suốt chuyến đi.
Xử lý sự cố hỏng hóc của phương tiện

-

Có rất nhiều sự cố có thể phát sinh trên đường đi như xe hết xăng, bị hỏng hóc,
hoặc bị mắc lại ở một đoạn đường quá hiểm trở. Điều này đòi hỏi khả năng giải
quyết linh hoạt của HDV. Thường sẽ có nhiều chỗ sửa chữa xe máy lưu động, hay
ở những nơi xa cơng ty khó tiếp cận, các cơng ty du lịch sẽ liên kết với các công ty
cho thuê xe địa phương để khi có trường hợp xấu xảy ra, sẽ có đội hỗ trợ kĩ thuật
sửa chữa hoặc đổi xe nếu xe bị hư hỏng quá nặng.
Vấn đề về nhiên liệu

-

Khi xây dựng chương trình cần phải tính tốn kỹ càng đến những điểm có thể cung
cấp nhiên liệu trong suốt chuyến đi. Trước mỗi khi lên đường cần kiểm tra lại
nguồn nhiên liệu để đảm bảo phương tiện có thể hoạt động tốt trên đường.
Vấn đề về hành trang trong chuyến đi

-

Du khách cần được trang bị mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có kính chắn
gió chắn bụi, quần áo trang phục phù hợp trong suốt chuyến đi. Ngồi ra cịn cần

được trang bị các bộ đồ nghề thiết yếu trong cốp xe hoặc chút ít kiến thức cơ bản
về phương tiện, kỹ thuật sửa chữa xe

-

HDV phải trang bị những thiết bị y tế, những kỹ thuật sơ cứu khẩn cấp có thể sử
dụng khi cần thiết.

Lưu Trung Anh BK21

Page 20


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Như vậy, một chương trình du lịch SDXM được thiết kế một cách kỹ càng, chi tiết và
chuyên nghiệp dựa trên các yếu tố trên đây sẽ là cơ sở mang lại sự hài lòng và an tâm
cho du khách và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2. Xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy dành cho khách Mỹ
1.2.1. Quy trình chung xây dựng chương trình du lịch
Thứ tự

Nội dung

Nội dung cụ thể

chính


1. Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch:
-

Văn hoá

-

Thiên nhiên

-

Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến

-

Vị trí và đường đến

-

Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc tiềm năng

-

Nguồn lực tại điểm đến

Lựa chọn -

Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và với bên ngồi.


điểm đến 2. Phân tích khả năng thị trường:
phân tích - Điểm đến chính
Bước 1

tính khả -

Khách du lịch

thi điểm -

Ngành du lịch.

đến

3. Phân tích các yếu tố khác:
-

Khả năng tác động của du lịch

-

Các cơ quan nhà nước

-

Các chính sách liên quan gián tiếp đến du lịch

-

Chuyên gia và hỗ trợ dự án.


4. Phân tích tính khả thi:
-

Sắp xếp các thơng tin đã phân tích ở trên theo yếu tố thành cơng
để dễ dàng phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch.

Lưu Trung Anh BK21

Page 21


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

Đánh giá tính khả thi của điểm đến:
Bước 2

Đánh giá -

Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch

tính khả -

Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch

thi

-


Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể

-

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ.

1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch
Xây

Bước 3

2. Thiết kế sản phẩm du lịch:

dựng kế -

Xây dựng sản phẩm:

hoạch

• Thiết kế sản phẩm du lịch có thể cung cấp cho du khách

phát triển

• Loại bỏ những sản phẩm khơng ưu tiên

sản phẩm

• Phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch


du lịch

-

Lập kế hoạch hành động phát triển sản phẩm

-

Đầu tư và đào tạo.

1. Xúc tiến quảng bá

Bước 4

-

Các chương trình tour tham quan, hoạt động và dịch vụ.

-

Hệ thống giá cả.

-

Phương pháp xúc tiến.

Cung cấp sản phẩm -

Chuỗi thị trường
Đáp ứng mong đợi của khách du lịch.


du lịch
2. Quản lý và tổ chức
-

Thành lập ban quản lý

-

Hỗ trợ cần có từ tổ chức bên ngoài

-

Xây dựng các quy định, nội quy tham quan du lịch.

Được thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng sản phẩm du lịch.
Bước 5

Giám sát,
đánh giá

Nội dung giám sát và đánh giá:
-

Tác động kinh tế

-

Các tác động văn hố, xã hội


-

Tác động mơi trường.

Lưu Trung Anh BK21

Page 22


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Du Lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

1.2.2. Quy trình xây dựng chương trình du lịch sử dụng xe máy
Ngoài những bước xây dựng CTDL thơng thường thì CTDL sử dụng xe máy có một số
điều cần lưu ý như sau:
a. Lưu ý khi thiết kế chương trình du lịch xe máy
Lập bảng phác thảo cung đường:
Tập hợp các điểm thu hút chính thể hiện trên bản đồ: điểm thu hút chính là
những điểm thu hút phù hợp với chủ đề chính, các điểm thu hút phụ và bổ sung
có sức hấp dẫn cao
Phác thảo cung đường:
• Trên bản đồ, tìm những cung đường đi qua những điểm thu hút chính
• Ln coi cung đường là một bộ phận quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của CTDL
• Hết sức cố gắng tránh việc đi và về trên cùng một cung đường. Nếu thời gian
dành cho chuyến đi là 2 ngày thì tầm xa sẽ khoảng dưới 400 km, 3 ngày khoảng
600 km.
Lập bảng kỹ thuật.
Bảng kỹ thuật là sự phát triển của bảng phác thảo
Phân bố tuyến hành trình một cách chi tiết theo từng ngày

Hiện tại rất nhiều đường mới mở hàng năm kết nối các tỉnh thành, dễ dàng thêm nhiều
lựa chọn cung đường sẽ đi qua.
Một số điểm cần lưu ý khác
-

Sự hợp lý khi xây dựng, thiết kế chương trình:
• Khi lựa chọn tuyến đường đến điểm tham quan ngoài khả năng giao thơng cần
lựa chọn tuyến đường có nhiều cảnh đẹp để có thể chọn điểm dừng cho khách
tham quan xen kẽ. Bên cạnh đó, việc ngắm cảnh đẹp trên đường đi trước khi
đến điểm tham quan cũng mang lại cho du khách cảm giác thú vị trước khi
bước vào một chuyến du lịch đầy sự trải nghiệm
• Khi thiết kế sản phẩm du lịch xe máy, cần chú ý đến những điểm khác biệt chủ
yếu so với các tour thơng thường khác, bao gồm: chiều dài hành trình du lịch
lớn hơn, di chuyển chủ yếu bằng phương tiện thay vì đi bộ, khả năng xảy ra bất

Lưu Trung Anh BK21

Page 23


×