VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
--------
-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TIÊN TIẾN
TRONG ĐIỀU TRỊ MỔ SỌ NÃO
HỌC VIÊN: PHẠM THANH BÌNH
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
--------
-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TIÊN TIẾN
TRONG ĐIỀU TRỊ MỔ SỌ NÃO
HỌC VIÊN: PHẠM THANH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60520203
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÚY ANH
HÀ NỘI – 2016
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
--------
-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TIÊN TIẾN
TRONG ĐIỀU TRỊ MỔ SỌ NÃO
CHUYÊN NGÀNH
: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ
: 60520203
HỌC VIÊN
:PHẠM THANH BÌNH
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :PGS.TS. NGUYỄN THÚY ANH
HÀ NỘI – 2016
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay cả trong thời hiện đại, những người sắp trải qua ca phẫu thuật mổ não
đều cảm thấy lo sợ - với một lý do chính đáng. Sọ não là một trong những khu vực
nhạy cảm nhất của cơ thể người, và não bộ là một báu vật được các bác sỹ phẫu
thuật rất coi trọng. Theo bản năng, mọi người đều hiểu rằng nếu não bộ vô tình phải
hứng chịu một tổn thương dù là nhỏ nhất, thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trong thực tế hiện nay, các thiết bị y học hiện đại được đầu tư rất nhiều ở
Việt Nam. Tuy nhiên những hệ thống máy móc thiết bị còn khá mới mẻ và tương
đối khó sử dụng, bên cạnh đó, kỹ thuật ứng dụng và vận hành thiết bị cũng không
hề dễ dàng. Với thực tế đó việc nghiên cứu kỹ thuật khoan sọ não và các thiết bị
khoan sọ não là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa công nghệ, đưa kỹ thuật
hiện đại và chuyên sâu vào trong lĩnh vực y tế nước ta.
Việc nghiên cứu kỹ thuật khoan sọ não và các thiết bị khoan sọ não nhằm
mục đích tìm hiểu sâu hơn về các lý thuyết của kỹ thuật khoan sọ não, tìm hiểu và
tiếp cận các thiết bị khoan sọ não hiện đại, cách vận hành và sử dụng trong những
ca phẫu thuật hết sức phức tạp. Từ mục đích như vậy, tôi lựa chọn đề tài:”Ứng
dụng kỹ thuật điện tử tiên tiến trong điều trị mổ sọ não”
Trong quá trình hoàn thành đề tài, em xin đặc biệt cảm ơn tới PGS.TS
Nguyễn Thúy Anh. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ của tất
cả các Thày, Cô đã dạy em. Em cũng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Viện Đại
học Mở Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập. Tôi xin cảm
ơn các bạn đồng nghiệp trong trường đã luôn động viên, khích lệ tôi. Cảm ơn những
người thân trong gia đình về những hỗ trợ và động viên tôi trong những năm tháng
dài cố gắng học tập.
Hà nội ngày 30 tháng 7 năm 2016
Học viên
Phạm Thanh Bình
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu khả năng ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại vào
quá trình chăm sóc sức khỏe y tế. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế về tình
trạng trang thiết bị và nhu cầu cấp thiết tại các khoa điều trị tại các Bệnh việnvề lĩnh
vực khoan sọ não, luận văn nghiên cứu về thiết bị khoan sọ não, ngoài việc tìm hiểu
về kỹ thuật khoan sọ não nói chung, luận văn sẽ trình bày chi tiết về quy trình khai
thác, vận hành, và bảo dưỡng đối với các thiết bị khoan sọ não hiện đạiđể ứng dụng
vận hành thiết bị trong thực tế được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nội dung luận
văn bao gồm:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT KHOAN SỌ NÃO
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ KHOAN SỌ NÃO, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
ABSTRACT
Thesis research the applicability of modern science and technology in the
process of health care. Based on the analysis of the actual situation on the state of
the equipment and the urgent need in the treatment department at the Hospital of
cranial drill field, dissertation research on brain-drilling equipment, in addition to
finding understanding cranial drilling techniques in general, the thesis will present
details of the exploitation process, operation, and maintenance of drilling equipment
of modern brain to operate the device application in practice is convenient and
faster. Content thesis include:
OVERVIEW OF RESEARCH ISSUES
CHAPTER 1: INTRODUCTION
CHAPTER 2: TECHNICAL OVERVIEW OF BRAIN DRILL
CHAPTER3: BRAIN DRILL EQUIPMENT, OPERATION AND
MAINTENANCE
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................
ABSTRACT ....................................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .....................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................
1. Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................ 1
2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................... 2
1.1 Khái quát về chấn thương sọ não....................................................... 2
1.2 Lịch sử phát triển kỹ thuật khoan sọ não .......................................... 6
1.2.1 Kỹ thuật khoan sọ não thời cổ đại ......................................................... 11
1.2.2 Kỹ thuật khoan sọ não trong y học hiện đại ........................................... 14
1.3 Yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực khoan sọ não........................... 17
1.4 Mô hình hoạt động tại bệnh viện HN Việt Đức ............................... 21
1.5 Kết luận chương................................................................................ 26
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT KHOAN SỌ NÃO ........... 27
2.1 Tổng quan về các loại thiết bị khoan sọ não hiện nay ..................... 27
2.2 Kiến trúc chung của máy khoan sọ Aesculap .................................. 36
2.2.1 Thông số kỹ thuật ................................................................................. 36
2.2.2 Sơ đồ khối và chức năng ....................................................................... 45
2.2.3 Khối xử lý trung tâm ............................................................................. 48
2.3 Kết luận chương................................................................................ 53
CHƯƠNG 3. THIẾT BỊ KHOAN SỌ NÃO , VẬN HÀNH VÀ BẢO
DƯỠNG ...................................................................................................... 55
3.1 Quy trình khai thác và vận hành máy và thiết bị............................ 55
3.1.1 Quy trình thiết lập và sử dụng hệ thống ....................................... 56
3.1.2 Quy trình vận hành phụ kiện hệ thống ......................................... 62
3.2 Yêu cầu về bảo dưỡng trang thiết bị ................................................ 70
3.3 Kết luận chương................................................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 82
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các thành phần của hộp sọ ........................................................... 2
Hình 1.2 Bệnh nhân chấn thương sọ não trong vụ tai nạn Nội Bài-Lào cai . 3
Hình 1.3 Kiểm tra hồi phục mổ sọ não........................................................ 3
Hình 1.4 Minh họa kỹ thuật khoan sọ thời cổ đại ........................................ 7
Hình 1.5 Dao Tumi ..................................................................................... 9
Hình 1.6 Ốc tháp được sử dụng làm mũi khoan ........................................ 10
Hình 1.7 Hoạt động phẫu thuật khoan sọ thời Inca ................................... 11
Hình 1.8 Mô tả thiết bị khoan sọ thô sơ .................................................... 14
Hình 1.9 Một ca phẫu thuật với các thiệt bị hiện đại ................................. 15
Hình 1.10 Công nghệ mạ sọ trong phẫu thuật sọ não ................................ 16
Hình 1.11 Một ca phẫu thuật sử dụng kính hiển vi điện tử ........................ 17
Hình 1.12 Bệnh nhân tai nạn giao thông cấp cứu tại BV HN Việt Đức ..... 22
Hình 1.13 Bệnh Viện HN Việt Đức triển khai trang thiết bị hiện đại ........ 24
Hình 1.14 Thiết bị phẫu thuật khoan sọ não tại Bệnh viện HN Việt Đức .. 24
Hình 1.15 Phẫu thuật mổ sọ não tại Bệnh Viện HN Việt Đức ................... 25
Hình 1.16 Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não tại Bệnh Viện HN Việt
Đức ........................................................................................................... 26
Hình 2.1 Mặt trước của giao diện điều khiển IPC ..................................... 28
Hình 2.2 Cáp kết nối ................................................................................. 28
Hình 2.3 Panel kết nối thiết bị ngoại vi ..................................................... 29
Hình 2.4 Mặt sau của thiết bị .................................................................... 29
Hình 2.5 Hệ thống tổng quan .................................................................... 30
Hình 2.6 Bộ điều khiển microspeed uni .................................................... 31
Hình 2.7 Các thành phần hệ thống microspeed uni ................................... 32
Hình 2.8 Bộ điều khiển microspeed arthro ................................................ 32
Hình 2.9 Các thành phần của hệ thống microspeed arthro......................... 33
Hình 2.10 Bộ điều khiển Elan-EC............................................................. 33
Hình 2.11 Các thành phần hệ thống Elan-EC ............................................ 34
Hình 2.12 Một số thiết bị trong hệ thống điện khí nén .............................. 35
Hình 2.13 Những thành phần cơ bản của hệ thống công suất pin .............. 35
Hình 2.14 Bộ phận điều khiển GD670 ...................................................... 37
Hình 2.15 Bàn đạp điều khiển GD668 và GD671 ..................................... 38
Hình 2.16 motor thẳng GD674 ................................................................. 39
Hình 2.17 Motor GD676........................................................................... 40
Hình 2.18 Motor GD678........................................................................... 40
Hình 2.19 Dây cáp nối motor GD672 ....................................................... 42
Hình 2.20 Dây cáp nối motor GD673 ....................................................... 42
Hình 2.21 Tay cưa/khoan/mài hình súng GD684 ...................................... 43
Hình 2.22 Sơ đồ khối chức năng máy khoan sọ ........................................ 45
Hình 2.23 Mô tả bộ điều khiển trung tâm ................................................. 46
Hình 2.24 Mô tả bàn đạp điều khiển ......................................................... 47
Hình 2.25 Mô tả cáp motor ....................................................................... 47
Hình 2.26 Motor Legend EHS .................................................................. 48
Hình 2.27 Mô tả đầu nối, tay khoan và mũi khoan .................................... 48
Hình 2.28 Thiết bị xử lý trung tâm ELAN-EC .......................................... 49
Hình 2.29 Mô tả vùng điều khiển và ký hiệu ............................................ 49
Hình 2.30 Mô tả vùng điều khiển và ký hiệu ............................................ 50
Hình 2.31 Mô tả chỉ định sử dụng............................................................. 51
Hình 2.32 Mô tả các bước chuẩn bị để vận hành....................................... 52
Hình 2.33 Thử nghiệm chức năng ............................................................. 53
Hình 3.1 Mô hình setup phòng phẫu thuật ................................................ 55
Hình 3.2 Màn hình SPLASH .................................................................... 58
Hình 3.3 Màn hình Setting ........................................................................ 59
Hình 3.4 Màn hình kết nối tay khoan/footswitch ...................................... 59
Hình 3.5 Màn hình cảm ứng giao diện người dùng ................................... 60
Hình 3.6 Footswitch đa chức năng ............................................................ 63
Hình 3.7 Điều khiển tưới từ xa IntelliFlow ............................................... 64
Hình 3.8 Phụ kiện Endo-Scrub ................................................................. 65
Hình 3.9 Lắp ráp Endo-Scrub ................................................................... 66
Hình 3.10 Khoan tốc độ cao-Hi Visao ...................................................... 66
Hình 3.11 Lắp ráp công cụ tay khoan ....................................................... 67
Hình 3.12 Motor Midas Rex Legend EHS ................................................ 67
Hình 3.13 Cáp motor Legend EHS ........................................................... 68
Hình 3.14 Phương pháp lắp ráp tiêu chuẩn ............................................... 69
Hình 3.15 Cài đặt máy khoan vào motor ................................................... 70
Hình 3.16 Các thành phần của hệ thống ca khoan phẫu thuật.................... 71
Hình 3.17 Quy trình sử dụng và vệ sinh tiệt trùng..................................... 72
Hình 3.18 Minh họa các thành phần của mũi khoan sọ ............................. 73
Hình 3.19 Bộ điều khiển và bàn đạp điều khiển ........................................ 73
Hình 3.20 Dây cáp truyền chuyển động .................................................... 73
Hình 3.21 Motors...................................................................................... 74
Hình 3.22 Tay ca /khoan ........................................................................... 74
Hình 3.23 Mũi khoan, mài/lưỡi ca ............................................................ 75
Hình 3.24 Hệ thống khay rửa ECCOS ...................................................... 75
Hình 3.25 Dầu bảo quản AESCULAP ...................................................... 76
Hình 3.26 Trước mỗi lần tiệt trùng ........................................................... 76
Hình 3.27 Tình trạng mũi khoan/mài/lưỡi ca ............................................ 78
Hình 3.28 Tác hại của vệ sinh, bảo dưỡng không đúng gây ra ăn mòn ...... 79
Hình 3.29 Motors bị hỏng do nhúng vào dung dịch sát khuẩn .................. 79
Hình 3.30 Tình trạng và thiết bị bảo quản ................................................. 80
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
Tên viết
tắt
IPC
NIM
ELSA
4
5
6
7
8
9
10
11
12
EHS
LCD
LED
FCU
OSC
FWD
REV
Temp
IEC
13
FID
14
15
16
17
18
MR
rpm
TE
TR
ES
19
20
21
22
SE
GRE
IR
GRASS
23
24
25
FLASH
FFE
GMR
26
27
GMN
BOLD
28
TEM
29
30
31
32
VSWR
UHF
NF
EPI
Tên đầy đủ
Ý nghĩa
Itegrated Power Console
Nerve Integrity Monitor
European Loan Service of
Aesculap
High-Speed Electric
Liquid crystal display
Light Emitting Diode
Foot Control Unit
Oscilloscope
Forward
Revious
Temperature
International Electrotechnical
Commission
Free Induction Decay
Hệ thống điều khiển tích hợp
Giám sát hệ thần kinh
Dịch vụ cho mượn thiết bị của
Aesculap
Điện từ tốc độ cao
Hiển thị tinh thể lỏng
Diode phát quang
Bộ điều khiển bàn đạp
Máy oxilo
Chế độ tiến
Chế độ lùi
Nhiệt độ
Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế
Hiện tượng suy giảm tín hiệu
do lệch pha spin
Magnetic resonance
Cộng hưởng từ
rotate per minute
Vòng trên phút
Time to echo event
Thời gian dội
Time of repetition
Thời gian lặp xung
Echo space
Khoảng thời gian giữa 2 tín
hiệu dội
Spin echo
Tín hiệu dội spin
Gradient echo
Tín hiệu dội gradient
Inversion Recovery
Sự hồi phục ngược
Gradient recalled acquisition Cách gọi khác của GRE
instead state
Fast low angle shot
Cách gọi khác của GRE
Fast field echo
Cách gọi khác của GRE
Gradient motion rephasing
Sự hồi pha chuyển động
gradient
Gradient moment nulling
Sự vô hiệu hóa gradient
Blood oxygen level dependent Sự tạo ảnh phụ thuộc mức oxy
hóa máu
Transverse electric/magnetic
Thiết bị cộng hưởng điện từ
ngang
Voltage standing wave ratio
Tỉ lệ sóng đứng điện áp
Ultra high field
Trường rất cao
Noise figure
Hệ số nhiễu
Echo planar imaging
Tạo ảnh mặt phẳng tín hiệu dội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các phím chức năng của thiết bị ............................................... 60
Bảng 3.2: Thông số tốc độ khoan AD01/AD03......................................... 69
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn này dựa trên khả năng ứng dụng các
khoa học kỹ thuật hiện đại vào quá trình chăm sóc sức khỏe y tế. Trên cơ sở phân
tích tình hình thực tế về tình trạng trang thiết bị và nhu cầu cấp thiết tại các khoa
điều trị tại các Bệnh viện về lĩnh vực khoan sọ não, tôi đã đi tới nghiên cứu về thiết
bị khoan sọ não, không những tìm hiểu về kỹ thuật khoan sọ não nói chung, nghiên
cứu này sẽ trình bày chi tiết về quy trình khai thác, vận hành, và bảo dưỡng đối với
các thiết bị khoan sọ não hiện đại phục vụ cho quá trình tìm hiểu vận hành thiết bị
ứng dụng trong thực tế được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Luận văn tập trung chủ yếu vào các thiết bị y tế điện tử hiện đại. Trên cơ sở
lý thuyết về kỹ thuật y sinh, học viên vận dụng để tìm hiểu sâu hơn về máy khoan
sọ từ đó đưa ra khuyến cáo về quy trình vận hành và bảo dưỡng nhằm tăng tuổi thọ
và độ tin cậy của thiết bị.
2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát lý thuyết, tài liệu về kỹ thuật y sinh nói chung và các thiết bị y tế
nói riêng. Phân tích về thiết bị khoan sọ, đưa ra quy trình vận hành và bảo dưỡng
thiết bị khoan sọ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Tạo tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật khoan sọ, và các
hướng nghiên cứu cải tiến thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong
điều trị.
• Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị, và ứng dụng quy trình
đối với cơ sở vật chất hiện tại ở Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Khái quát về chấn thương sọ não
Hộp sọ được cấu tạo bởi xương và sụn hình thành nên khuôn mặt và sọ,
trong đó bao quanh não. Bạn có thể cảm thấy xương của hộp sọ trên đỉnh của hộp
sọ. Năm xương hình thành đáy, hoặc cơ sở, của hộp sọ cũng tạo hốc mắt, hốc của
khoang mũi, một số các xoang, và xương bao quanh tai trong. Các cơ sở hộp sọ là
một thành phần mật độ cao và phức tạp với các lỗ khác nhau mà tủy sống, nhiều
mạch máu và dây thần kinh đi qua tất cả.
Hình 1.1 Các thành phần của hộp sọ
Chấn thương sọ não thuộc vào một trong những cấp cứu ta thường gặp nhất.
Nó đòi hỏi ở người phẫu thuật viên sự hiểu biết về bệnh lý thương chấn sọ não, một
thái độ xử trí đúng mức, kịp thời, một kỹ thuật phẫu thuật đặc biệt của khoa mổ thần
kinh. Trước kia chúng ta có giải quyết được các thương tích sọ não hở. Nhưng
những thiếu sót về chuyên môn, kỹ thuật đã là trở ngại rất lớn cho sự điều trị tốt các
chấn thương sọ não.
Ngày nay các chấn thương sọ não ngày càng nhiều thêm lên, và hơn nữa
cũng nặng hơn trước nhiều.Trong kiến thiết và xây dựng, không tránh khỏi những
tai nạn xe cộ, đường sá, tàu hoả, các tai nạn tại công trường, nhà máy, hầm mỏ, và
nếu một số chấn thương quá nặng nào không thể cứu chữa được, thì đối với một số
2
nạn nhân khác, tính mạng chỉ có thể cứu vãn nếu được chuyên chở ngay tới một
trung tâm phẫu thuật có tổ chức tốt.
Hình 1.2 Bệnh nhân chấn thương sọ não trong vụ tai nạn Nội Bài-Lào cai
Một điểm nổi bật là nếu các y bác sĩ trẻ của chúng ta đã có thể phẫu thuật
được các trường hợp cấp cứu lớn nhất, thì ngược lại về chấn thương sọ não anh chị
em còn có nhiều mơ hồ, thiếu sót trong chẩn đoán cũng như kỹ thuật. Nhưng tai nạn
có thể xẩy ra tại bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Trách nhiệm đột nhiên có thể đến
với mỗi người thầy thuốc, dù không phải chuyên khoa; tính mạng của nạn nhân
hoàn toàn nằm trong tay họ.
Hình 1.3 Kiểm tra hồi phục mổ sọ não
Tại các nước tiên tiến, người ta đã tổ chức các trung tâm chuyên khoa dành
riêng cho các chấn thương sọ não. Tại đó có những phẫu thuật viên chuyên khoa, đã
3
được rèn luyện nhiều, sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn, mọi bất thường của phẫu
thuật, mà mỗi cử chỉ sai lầm nhỏ nhặt có thể kèm theo ngay một tai biến. Mổ xong
còn cần phải theo dõi từng phút từng giờ vì một bệnh nhân dù có được mổ hoàn
chỉnh đến mấy, đột nhiên có thể bị nguy ngập bởi một biến cố nhỏ, biến cố này nếu
được phát hiện kịp thời sẽ không gây tai hại. Muốn làm được như vậy phải có một
tổ chức lớn với những phương tiện đầy đủ về người, máy móc, dụng cụ, v.v...
Chúng ta chưa thể có được nhiều tổ chức lớn như vậy. Tất cả các chấn
thương sọ não đều không thể gửi được về các trung tâm lớn. Do đó trách nhiệm
người thầy thuốc lại càng quan trọng hơn nữa. Một người bị chấn thương sọ não
được gửi đến: trường hợp nàycó phải mổ hay không ? Nên gửi bệnh nhân đến bệnh
viện trung ương hay giữ lại? Có thể mổ được tại chỗ không đối với một vết thương
được coi là nhẹ? Có nên gửi đi nữa không đối với một chấn thương được coi là quá
nặng ? Hoặc giả, trong những trường hợp tính mạng bệnh nhân được tính từng phút
một, có thể đảm bảo gửi bệnh nhân đến nơi sau một quãng đường xa, còn sống, và
mổ có kết quả? Hay đành phải giữ lại và giải quyết ngay tại chỗ, mặc dù chưa đầy
đủ phương tiện, điều kiện, để dành cho bệnh nhân ít nhiều hi vọng?
Đó là những nỗi băn khoăn, lo lắng mà tôi chắc rằng bất cứ Phẫu thuật viên
nào cũng đều phải trải qua, và trên thực tế, những thiếu sót về chuyên môn, về kỹ
thuật, song song với những thiếu sót về tổ chức đã từng phải trả bằng những giá rất
đắt mà không gì bù lại được.
Có một nạn nhân đến: ít nhất, sau khi khám sơ bộ ta phải biết được ca nào
cần mổ, ca nào cần để lại theo dõi; biết được ca nào cần mổ ngay không thể trì hoãn
được phút nào; ca nào tuy vấn đề mổ được đặt ra, nhưng không cấp cứu; biết được
ca nào cần đặc biệt theo dõi từng phút, để kịp thời mổ ngay tức khắc, hoặc ca nào về
tiên lượng có nhiều triển vọng tốt.
Chúng tôi thường thấy các anh em sinh viên thường trực lo lắng băn khoăn
trước một bệnh nhân tỉnh táo nhưng có một bướu lớn ngoài da đầu; hoặc xương có
một đường nứt rạn, hoặc mũi, tai chảy máu, mặt liệt một bên v.v... và anh em thắc
mắc taị sao những ca này không mổ?
4
Ngược lại, có anh em, nếu không thấy một triệu chứng nào "nổi bật" thì lại
coi thường: như đối với một bệnh nhân khi vào thì tỉnh táo, khi nằm bệnh viện thì
"ngủ yên". Họ có biết đâu rằng trong trường hợp này, nếu hỏi, bệnh nhân không trả
lời, nếu kích thích không phản ứng thì nhiều khi mổ ngay cũng đã quá muộn rồi.
Nói một cách đơn giản, trong chấn thương sọ não, thương tích ở xương sọ là
phụ, thương tích ở não là chính: xương sọ có thể bị rạn nứt lớn và thu hút tất cả
xung động của chấn thương; trái lại xương sọ có thể đứng vững và truyền toàn bộ
xung động đó vào não, gây nên những tổn thương cực kỳ quan trọng.
Nếu não bị tổn thương, về tiên lượng, cũng cần để ý tới điểm này: nếu chấn
thương chỉ ảnh hưởng tại chỗ tới một bộ phận nào của não thì tiên lượng khá, trái
lại nếu chấn thương làm chấn động toàn bộ não thì lại rất nguy hiểm, số tử vong
thường khá cao. Cho nên ta có thể thấy những vết thương, xương dập nát, lún xuống
não, làm não phòi ra ngoài: mổ xong; bệnh nhân có thể tốt. Trái lại, những trường
hợp trông ngoài đầu không có gì nhưng não bị tổn thương nhiều chỗ, hoặc có những
điểm xuất huyết nhỏ tại nhiều nơi trong não, trục não, hoặc toàn bộ não bị chèn ép
lâu bởi máu tụ, thì những trường hợp này phần lớn là nguy ngập.
Nói về cách xử trí, chấn thương sọ não chia làm hai loại lớn:
• Loại thứ nhất gồm những ca vỡ xương sọ có xương lún, hoặc đi sâu vào não,
dù da đầu có rách hay không.
• Loại thứ hai gồm những chấn thương sọ não kín, da đầu không rách, xương
sọ không vỡ hay chỉ nứt rạn. Từ lâu người ta đã có thái độ rõ rệt:
Nhất thiết phải mổ trong trường hợp đầu.
Trong trường hợp thứ hai, mổ hay không nhiều khi còn có thể thảo luận
được. Những khó khăn về chẩn đoán bệnh, về định khu tổn thương, về tiên
lượng và phẫu thuật, tất cả những khó khăn đó làm cho vấn đề chấn thương
sọ não kín trở thành một vấn đề thường xuyên được đem ra bàn cãi và từ
mấy chục năm nay, cục diện của vấn đề đã được thay đổi rất lớn với sự phát
triển của khoa mổ thần kinh và của khoa sinh lý thần kinh.
5
Ngày nay người ta đã có những tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật cũng như những
phương tiện hiện đại áp dụng trong chẩn đoán bệnh và hồi sức (tiêm thuốc cản
quang vào động mạch não để tìm máu tụ - thuật mở khí quản dùng máy hô hấp nhân
tạo - giảm thể nhiệt v.v...)
Vấn đề hiện tại và tương lai trong điều trị chấn thương sọ não kín nằm trong
sự nghiên cứu chuyển hoá của nước, đặc biệt với những hình thái thuộc về thần
kinh và các tuyến nội tiết, như vậy để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại như bệnh
xẹp não hay phù não toàn bộ, là những biến chứng nguy hiểm có thể kèm theo sau
một chấn thương sọ não nặng.Một vật cứng đập vào đầu, hay ngã đầu đập vào một
nền cứng cũng có thể chỉ ảnh hưởng tới da đầu và gây nên tụ máu, hoặc có rách da
đầu làm thành một vết thương. Nhưng cũng nên biết rằng một chấn thương nặng có
gây một tụ máu nhỏ có thể kèm theo những hư hoại lớn vào não và cần phải theo
dõi bệnh nhân; hoặc một vết thương ngoài da đầu, dù lớn, nhiều khi không ảnh
hưởng tới não và tiên lượng rất tốt.
1.2 Lịch sử phát triển kỹ thuật khoan sọ não
Kỹ thuật khoan sọ - việc khắc hoặc khoan một lỗ trên sọ não - là điều con
người đã thực hành trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm qua. Những sọ não bị
khoan đã được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất, bao gồm cả trong
những tàn tích ở “Thế giới mới” (New World – chỉ Châu Mỹ) của những nền văn
hóa thời tiền Cô-lôm-bô, bắt đầu với một mẫu vật của người Peru được phát hiện
vào năm 1863.
Một số ví dụ khác có niên đại từ Thời kỳ đồ đá mới (Neolithic), ví dụ như
hộp sọ 5000 năm tuổi với hai lỗ khoan được tìm thấy ở Pháp. Sự hồi phục sọ não là
bằng chứng rõ ràng cho thấy cá nhân đó đã sống rất nhiều năm sau khi trải qua cuộc
phẫu thuật công phu này.
Lùi xa hơn nữa về lịch sử, thêm nhiều bằng chứng về kỹ thuật khoan sọ đã
được phát hiện từ Thời kỳ đồ đá giữa (Mesolithic), trong giai đoạn từ 10.000 đến
5.000 năm trước đây. Hộp sọ lâu đời nhất bị khoan xương từng được phát hiện cho
đến nay đã được khai quật ở Ukraine vào năm 1966, với niên đại trong khoảng từ
6
8.020 đến 7.620 năm—thời đại mà hầu hết các nhà khảo cổ học tin rằng con người
mới chỉ bước ra khỏi giai đoạn cư trú trong các hang động.
Hình 1.4 Minh họa kỹ thuật khoan sọ thời cổ đại
Những quy trình phẫu thuật tinh vi như vậy đã cho thấy một trình độ y học
tiên tiến, dù rằng một số nhà nhân chủng lại cho đây là các nghi thức bí ẩn dựa
trên số lượng những hộp sọ bị khoan xương được tìm thấy tại một số địa điểm nhất
định. Ở Baumes-Chaudes, Pháp, trong tổng số 350 hộp sọ được giám định, có đến
60 hộp sọ đã xuất hiện dấu hiệu bị khoan xương.
Với một tỷ lệ lớn lạ thường các hộp sọ bị khoan xương như vậy, một số
người cho rằng “đặc quyền” này chỉ được dành cho một nhóm người đặc biệt. Lấy
ví dụ, các vị vua Pha-ra-ông của Ai Cập cổ đại sẽ được khoan sọ vào một thời điểm
nhất định trong cuộc đời, vì có tuyên bố cho rằng điều này sẽ giúp linh hồn của họ
dễ dàng “thoát xác” hơn sau khi mất.
Ngày nay, các bác sĩ y khoa đã phải dùng đến phương pháp tinh vi này chỉ để
làm giảm áp lực cho hộp sọ và dẫn lưu máu tụ của bệnh nhân trong trường hợp xuất
huyết não, nhưng vẫn phải thận trọng để không thương tổn tới bộ phận xương bảo
vệ của não bộ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người xưa còn có lý do khác ngoài
lý do y học.
Một số cá nhân tuyên bố rằng tổ tiên của chúng ta đã từng sử dụng thuật
khoan xương để điều trị các chứng bệnh về tâm lý – hi vọng giải thoát bộ não bị rối
7
loạn khỏi sự giày vò khi bị ma ám. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác lại cho
rằng thủ pháp mở não thời cổ đại là một cách để đem lại những trải nghiệm tâm linh
xuất thần. Một niềm tin như vậy vẫn còn tồn tại ngay cả trong thời hiện đại. Năm
1962, một người Hà Lan tên Bart Hughes đã công bố cuốn sách “Cơ chế thể tích
máu não (The Mechanism of Brainblood volume)”, trong đó ông giả định rằng việc
khoan một lỗ trên sọ não người sẽ giúp thể tích máu não sẽ tăng lên.
Sau khi làm như vậy, ông Hughes tin rằng những cá nhân được tiến hành
khoan sọ có thể gia tăng sự tỉnh thức, kèm theo một khả năng nhận thức cao hơn,
gần giống với một đứa trẻ sơ sinh vẫn còn ‘chỗ thóp’ trên đầu. Bằng cách ‘trồng cây
chuối’ hoặc ăn những thực phẩm và thảo mộc giúp gia tăng lưu lượng máu lên não,
cũng có thể tạm thời đạt được một trạng thái tương tự .
Tuy nhiên, ông Hughes quan tâm tới một trạng thái lâu dài hơn so so với
phương pháp đơn thuần sử dụng thảo mộc, nên ông đã tiến hành phẫu thuật khoan
sọ chính mình vào năm 1965. Một vài người đã theo bước ông Hughes; đáng chú ý
nhất là nghệ sĩ Amanda Feilding, người đã ghi lại quá trình chịu đựng dữ dội của bà
trong bộ phim tài liệu Heartbeat in the Brain (Tạm dịch: Nhịp tim trong bộ não).
Trong một số biện pháp y học cổ đại, nếu bệnh nhân bị đau đầu do khối u,
bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ để gõ vào các vị trí khác nhau trên đầu. Khi cá nhân đó
kêu lên vì đau đớn, bác sĩ có thể chắc chắn rằng đã tìm được khối u. Sau đó, ca phẫu
thuật sẽ được tiến hành với bệnh nhân, chỉ viện đến một số kỹ thuật gây mê nguyên
thủy. Các chuyên gia sẽ cắt lớp da đầu và sau đó đập vỡ lớp xương bằng một dụng
cụ thô sơ, thật cẩn thận để không làm tổn thương đến bộ não. Làm thế nào họ cắt và
loại bỏ những mảnh xương vỡ vẫn còn là một điều bí ẩn, vì hộp sọ không phải là
một bộ phận có thể dễ dàng chọc xuyên qua. Một khi ca phẫu thuật được hoàn thành
(có thể dưới những điều kiện khử trùng vô cùng tồi tệ), các mô mềm sẽ được khâu
kín lại với nhau. Vì vào thời đó không có các bộ phận cơ thể giả (tay, chân, răng,…)
như ngày nay, nên các mảnh hộp sọ bị vỡ không thể được gắn trở lại. Rốt cuộc, da
non sẽ mọc phủ trùm lên lỗ khoan đó.
8
Người Inca cổ đại có một lưỡi dao phẫu thuật đặc biệt gọi là ‘tumi’. Biểu
tượng nổi tiếng này đã được Viện Phẫu thuật Peru sử dụng, được xem như một phần
không thể thiếu trong văn hóa Inca cổ đại, và đã được sử dụng rộng rãi để thúc đẩy
ngành du lịch ở Peru. Lưỡi dao bí ấn có chạm khắc một người đàn ông đội một
chiếc mũ trùm đầu, đứng trên đỉnh một vật trông giống lưỡi dao hình cái xẻng. Hiện
vật thiêng liêng này có một lịch sử thậm chí còn trước cả nền văn minh Inca. Năm
2006, 12 con dao Tumi đã được phát hiện ở khu mộ người Peru cổ đại thời tiền
Inca.
Hình 1.5 Dao Tumi
Hippocrates, ông tổ ngành y học Tây phương, đã đề xuất biện pháp khoan sọ
để chữa trị những vết thương ở khu vực đầu, và những người Hy Lạp cổ đại đã có
một vài dụng cụ để tiến hành loại hình phẫu thuật trên. Một ví dụ là ốc tháp
(terebra) hình chữ t, với cách sử dụng khá tương tự như một mũi khoan nguyên
thủy.
9
Hình 1.6 Ốc tháp được sử dụng làm mũi khoan
Người Ai Cập cổ đại có thể cảm thấy tự hào với một loạt các dụng cụ y tế
tương đối tiên tiến của mình, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã từng thực
hiện một số ca phẫu thuật khoan sọ chỉ với búa và đục. Một điều thú vị đáng chú ý
trong quy trình phẫu thuật của người Ai Cập cổ đại là sự xuất hiện của một “người
cầm máu”. Những bậc thầy y học cổ đại này được cho là sở hữu sức mạnh ngăn
chặn tình trạng xuất huyết não chỉ nhờ vào sự hiện diện của họ trong căn phòng
phẫu thuật.
Kỹ thuật khoan sọ đã phát triển được trên 10.000 năm, và dần dần hình thành
nên một quy trình phẫu thuật y học tiêu chuẩn hiện đại, nhưng phần lớn giới y học
đều đã nghiêm túc cảnh báo việc đeo đuổi một cách không cần thiết biện pháp
khoan sọ, do khả năng phát triển một số hệ quả chết người kèm theo. Những người
ủng hộ biện pháp khoan sọ vẫn tuyên bố rằng bệnh nhân có thể đạt tới một trạng
thái phấn chấn thông qua việc khoan sọ, nhưng nhiều chuyên gia y tế lại cho rằng
những lợi ích nêu trên sẽ khó có khả năng xảy ra và không tương xứng với nguy cơ
tiềm tàng.
Vậy kỹ thuật khoan sọ xuất hiện như thế nào và ai là những nhà phẫu thuật
đầu tiên? Phải chăng những người cổ đại chỉ đơn thuần tìm cách xoa dịu những cơn
đau đầu trầm trọng, hay phải chăng một loạt những hiện vật đáng kể được tìm thấy
khắp nơi trên thế giới đã cho thấy tổ tiên của chúng ta còn có những động cơ khác
khi thúc đẩy việc tiến hành một hình thức phẫu thuật ẩn chứa đầy nguy cơ như vậy?
10
1.2.1Kỹ thuật khoan sọ não thời cổ đại
Từ những chiếc sọ người cổ đại được khai quật, các nhà khoa học của thế kỷ
21 đã vô cùng sửng sốt khi thấy rằng, từ hàng nghìn năm trước, người ta đã tiến
hành các ca phẫu thuật sọ não khá hoàn hảo mà không sử dụng bất cứ phương tiện
kỹ thuật y học hiện đại nào ngoài những... lời cầu kinh để “gây mê” đưa con người
vào trạng thái mơ màng, hay những lá thuốc hoang dại để khử trùng. Mục đích của
các ca “khoan sọ” này là chữa bệnh, xua tà và có thể là còn vì những lý do tôn giáo,
tín ngưỡng, văn hóa khác....
Hình 1.7Hoạt động phẫu thuật khoan sọ thời Inca
Năm 1995, trong cuộc khai quật thánh tích Dawenko - nền văn hóa tồn tại
suốt 1.500 năm vào khoảng 6.100 năm trước, các nhà khảo cổ đã phát hiện một hộp
sọ phía sau có một lỗ khoan rất chỉn chu với bề rộng chừng 2,5 phân. Đường viền
cong của lỗ tròn cho thấy đã có một số tác động từ bên ngoài để “nâng cấp” phần bị
tổn thương, sau đó tế bào xương và da dần dần được tái tạo lại. Ca phẫu thuật thành
công đến nỗi chủ nhân của hộp sọ này không chỉ sống sót qua ca mổ xẻ mà còn thọ
khá lâu sau đó. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là ca phẫu thuật não người sớm
nhất trong lịch sử nhân loại.
Điều ngạc nhiên là những chiếc sọ người cổ được phẫu thuật khoan lỗ kiểu
này đã xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới. Các nghiên cứu khoa học mới đây
cho biết người Inca cổ đại ở Peru cũng đã sớm biết cách giải phẫu và họ đã thành
11
công trong việc di dời những mảnh xương nhỏ trong sọ người sống để điều trị các
tổn thương vùng đầu.
Công đoạn khoan xương thường được các thầy thuốc Inca cổ đại áp dụng với
người đàn ông trưởng thành, để chữa trị các hậu chấn thương khi người đó tham gia
các trận chiến. Theo các nhà nghiên cứu, thì từ năm 1400, tỷ lệ sống sót qua phẫu
thuật đã đạt đến 90% và tỷ lệ nhiễm trùng hầu như rất thấp. Bà Valerie Andrushk,
một chuyên gia phẫu thuật thuộc Đại học New Haven ở Nam Connecticut, Mỹ nói:
“Dựa trên các phát hiện mới về các đợt giải phẫu của người Inca đã cho các nhà
khoa học nhận định rằng, người Inca cổ đại đã phát triển các kiến thức chi tiết về
khoa giải phẫu. Họ là những bậc thầy về giải phẫu”.
Bà Valerie Andrushk nhận định, các thầy thuốc người Inca rất cẩn thận trong
việc tránh các vùng trên hộp sọ vì họ sợ trong lúc khoan xương có thể nguy hại đến
bộ não của người sống, gây nên chứng chảy máu não hay nhiễm trùng. Các cuộc
phẫu thuật đã diễn ra mà không hề có sự can thiệp của thuốc gây mê và các loại
thuốc kháng sinh, nhưng thay vào đó, người Inca rất cao tay trong việc sử dụng
dược thảo chữa bệnh.
Hai loại thảo dược được người Inca cổ đại thường xuyên sử dụng trong các
phương thuật của mình là cây cacao và cây thuốc lá hoang dại. Các loại thuốc khử
trùng có nguồn gốc thiên nhiên như dầu cây nhựa thơm và cây saponin (một loại
cây cho nhựa như xà bông) có tác dụng tốt trong việc chống các bệnh truyền nhiễm
trong suốt quá trình phẫu thuật.
Valerie Andrushk và người cộng sự của mình thuộc Đại học Tulane ở New
Orleans, Mỹ đã nghiên cứu 11 ngôi mộ ở Cuzco và các vùng xung quanh. Họ tìm ra
411 hộp sọ được bảo tồn nguyên vẹn, 66 hộp sọ được khoan vào trong xương. Một
số hộp sọ bị đục lỗ hơn 1 lần, cá biệt có hộp sọ bị đục tới 7 lần.
Phẫu thuật sọ được phát hiện cũng đã diễn ra vào đầu năm 400 trước Công
nguyên ở Nam Mỹ và một vài vùng đất khác nhau trên thế giới. Ở Uganda và Đông
Kenya cho đến nay vẫn tồn tại bộ lạc người Kiziya. Ở đó, các thầy lang thường
khoan sọ trong những điều kiện nguyên thủy. Đã từng có một bộ phim tài liệu quay
12