Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ứng dụng kỹ thuật REALTIME PCR trong chẩn đoán bệnh sốt mf ở người do vi khuẩn ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤ
DỤC VÀ ĐÀO TẠ
TẠO
VIỆ
VIỆN ĐẠ
ĐẠI HỌ
HỌC MỞ
MỞ HÀ NỘ
NỘI

VŨ NGỌ
NGỌC LIÊN

ỨNG DỤ
DỤNG KỸ
KỸ THUẬ
THUẬT REALTIME PCR TRONG
CHẨ
CHẨN ĐOÁN BỆ
BỆNH SỐ
SỐT MÒ Ở NGƯỜ
NGƯỜI DO VI KHUẨN ORIENTIA
TSUTSUGAMUSHI

Chuyên ngành: Công nghệ
nghệ sinh họ
học
Mã số
số:60420201

LUẬ


LUẬN VĂN THẠ
THẠC SĨ


Hướng dẫn khoa học:
học:
TS.
TS. Lê Thị Hội


HÀ NỘ
NỘI 2016

LỜI CẢ
CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới TS.Lê Thị Hội là người
thầy, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu, góp ý và sữa
chữa luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu và phòng Đào tạo Sau Đại học của Viện Đại học
Mở Hà Nội.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những thầy cô, đồng nghiệp,
đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cũng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ và người thân
trong gia đình, đặc biệt là chồng và con trai đã luôn cảm thông chia sẻ và hết

lòng vì tôi trong cuộc sống cũng như trên con đường nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016


Vũ Ngọ
Ngọc Liên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nguyên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của thầy cô hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả
giả luậ
luận văn

Vũ Ngọ
Ngọc Liên


DANH MỤ
MỤC CÁC CHỮ
CHỮ VIẾ
VIẾT TẮ
TẮT
DNA

- Deoxyribonucleotid acid

dNTP


- Dideoxynucleosid triphosphate

ELISA

- Enzyme Linked Immunosorbent Assay -Xét
nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn men

IgG

- Immunoglobulin G

IgM

- Immunoglobulin M

IIP

- Indirect Immunoperoxidase– Xét nghiệm kháng
thể miễn dịch oxy hóa gián tiếp

kDa

- Kilo Dalton

O. tsutsugamushi

- Orientiatsusugamushi

PCR


- Polymerase Chain Reaction - Phản ứng khuếch
đại chuỗi gen


RFA

- Rapid Flow Assay -Xét nghiệm thẩm thấu nhanh

r56

- Kháng nguyên 56kDa tái tổ hợp


MỤC LỤ
LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ BỆNH SỐT MÒ ................................................. 3
1.3. TÁC NHÂN GÂY BỆNH SỐT MÒ: VI KHUẨNORIENTIA
TSUTSUGAMUSHI ........................................................................................... 6
1.4. DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT MÒ ............................................................... 9
1.4.1. Nguồn bệnh ............................................................................................. 9
1.4.2. Trung gian và phương thức truyền bệnh ................................................. 9
1.5. SINH BỆNH HỌC CỦA BỆNH SỐT MÒ.............................................. 11
1.6. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG ........................................................................ 12
1.6.1. Thời gian ủ bệnh ................................................................................... 12
1.6.2. Thời kỳ khởi phát bệnh ......................................................................... 12
1.6.3.Thời kỳ toàn phát ................................................................................... 12

1.6.4.Thời kỳ hồi phục .................................................................................... 15
1.7. ĐIỀU TRỊ VÀPHÒNG BỆNH ................................................................ 15
1.7.1 Điều trị đặc hiệu ..................................................................................... 15
1.7.2. Điều trị hỗ trợ ........................................................................................ 17
1.7.3. Phòng bệnh ............................................................................................ 17
1.8. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN ................................................................ 17
1.8.1. Các phương pháp nuôi cấy và phân lập Orientia .................................. 17
1.8.2. Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học ...................................... 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 26
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 26


2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................ 26
2.2. VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ............................................. 28
2.2.1. Dụng cụ, trang thiết bị........................................................................... 28
2.2.2. Hóa chất................................................................................................. 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 30
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................... 30
2.3.2. Tách chiết lớp tế bào máu đơn nhân ngoại vi (PBMC) ........................ 30
2.3.3. Tách chiết DNA .................................................................................... 31
2.3.4.Thiết kế cặp mồi và probe ...................................................................... 32
2.3.5. Thành phần phản ứng (Master mix) ...................................................... 33
2.3.6. Chu kỳ nhiệt của phản ứng Realtime PCR ........................................... 34
2.3.7. Nhận định và phân tích kết quả ............................................................. 34
2.3.8. Phương pháp xác định độ đặc hiệu phản ứng ....................................... 34
2.3.9. Phương pháp xác định độ nhạy của phản ứng ...................................... 35
2.3.10 Phương pháp đánh giá hiệu quả chẩn đoán của phương pháp trên mẫu
bệnh phẩm lâm sàng. ....................................................................................... 35

2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 36
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SỐT MÒ .............. 36
3.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm sốt mò ............................. 36
3.2. Phân bố bệnh nhân nghi ngờ sốt mò theo tháng. ..................................... 38
3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH REALTIME PCR XÁC ĐỊNH O.
TSUTSUGAMUSHI ......................................................................................... 40
3.1.2.Độ nhạy của phản ứng RT-PCR trên DNA tổng số tách từ chủng vi
khuẩn Orientia tsutsugamushi nuôi cấy. ......................................................... 40
3.1.3. Độ đặc hiệu của phản ứng .................................................................... 43


3.3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP REALTIME PCRXÁC ĐỊNH VI
KHUẨN O. TSUTSUGAMUSHITRỰC TIẾP TỪ MẪU BỆNH PHẨM ...... 45
3.1.1. Tách chiết DNA .................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .............................................................................. 51
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ .............................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại bệnh Ricketssia [3], [14], [26], [29], [31] ............... 4
Bảng 2.1: Các máy và thiết bị chính ............................................................... 28
Bảng 2.2: Trình tự mồi và probe sử dụng cho kỹ thuật Realtime PCR .......... 33
Bảng 3.1: Phân bố của bệnh nhân theo giới. ................................................... 36
Bảng 3.2: Phân bố của bệnh nhân sốt mò theo lứa tuổi. ................................. 37
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân nghi ngờ sốt mò theo tháng ............................. 38
Bảng 3.4: Nồng độ và độ tinh sạch DNA ....................................................... 40
Bảng 3.5: Độ nhạy của phản ứng RT-PCR trên plasmid tách dòng .............. 43

Bảng 3.6: Độ đặc hiệu của phản ứng Realtime PCR ...................................... 44
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân nghi ngờ sốt mò sử dụng phương pháp Realtime
PCR ................................................................................................................. 46


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:O. tsutsugamushi (dấu mũi tên) trên tiêu bản nhuộm Diff-Quick ..... 7
Hình 1.2: Chu kỳ lây nhiễm của bệnh sốt mò ................................................. 10
Hình 1.3:Hình ảnh tín hiệu huỳnh quang sau các chu kỳ của Real-time PCR 24
Hình 2.1 : Kit tách chiết DNA ........................................................................ 29
Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới. .......................................................... 37
Hình 3.2: Phân bố của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm sốt mò theo lứa tuổi ........ 38
Hình 3.3: Phân bố bệnh nhân nghi ngờ sốt mò theo tháng. ............................ 39
Hình 3.4: Đường chuẩn Realtime-PCR từ DNA tổng số tách chiết từ các
chủng vi khuẩn Orientia tsutsugamushi nuôi cấy ........................................... 41
Hình 3.5: Đồ thị khuếch đại của mẫu vi khuẩn nuôi cấy pha loãng ............... 42
Hình 3.6: Kết quả xác định độ đặc hiệu của phản ứng Realtime-PCR ........... 44
Hình 3.7: Tỷ lệ bệnh nhân nghi sốt mò sử dụng phương pháp Realtime PCR .
......................................................................................................................... 46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp ơnh do vi khuẩn ký sinh nội bào
Orientia tsutsugamushi gây nên, có ổ bệnh thiên nhiên là các loài gặm nhấm
với vector truyền bệnh là ấu trùng mò [1].
Trên thế giới, bệnh có xu hướng gia tăng ở một số nước Châu Á-Thái
Bình Dương. Nhiều báo cáo gần đây như ở Trung Quốc có 27.391 ca mắc mới
trong thời gian từ 2006-2012, Thái Lan trên 200 ca mỗi năm [12],[13].

Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của bệnh, bệnh phân bố ở đều khắp
các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên bệnh sốt mò vẫn còn ít được quan tâm do thiếu
công vụ chẩn đoán, nhiều trường hợp sốt mò còn chưa được chẩn đoán xác
định và điều trị tại các tuyến cơ sở [2].
Bệnh có biểu hiện là sốt cao liên tục, vết đốt xuất hiện trên da ở khoảng
20% số bệnh nhân, phát ban và nổi hạch toàn thân. Bệnh có thể tiến triển
nặng do sốt cao liên tục nhiều ngày và có thể dẫn đến gây tử vong nếu không
được chẩn đoán đúng và điều trị đặc hiệu. Các xét nghiệm chẩn đoán sốt mò
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ca bệnh trên lâm sàng và nghiên
cứu dịch tễ học của bệnh. Các xét nghiệm này rất đa dạng về nguyên tắc thực
hiện cũng như khả năng áp dụng thực tế.Trong đó phương pháp sinh học
phân tử Realtime PCR là phương pháp được ứng dụng nhiều trongchẩn đoán
do có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
Việc chẩn đoán Orientia tsutsugamushi trong phòng thí nghiệm trên
thế giới cũng như ở Việt Nam chủ yếu dựa vào phản ứng huyết thanh học và
sinh học phân tử vì các Orientia tsutsugamushi rất khó nuôi cấy do tính chất
ký sinh nội bào bắt buộc của nó (đòi hỏi phải có phòng an toàn sinh học cấp


2

3). Tuy nhiên, phản ứng huyết thanh học trong chẩn đoán Orientia
tsutsugamushi có những điểm hạn chế nhất định làm giảm giá trị của kỹ thuật
này trong việc chẩn đoán sớm. Đó là: (I) đáp ứng miễn dịch kháng thể chỉ có
thể phát hiện được ở tuần thứ hai của bệnh; (II) không có ngưỡng giá trị thấp
nhất của hiệu giá kháng thể giới hạn cho chẩn đoán; (III) mẫu máu kép để tìm
động lực kháng thể cho chẩn đoán xác định là yêu cầu bắt buộc cho chẩn
đoán song không phải lúc nào cũng đảm bảo được; (IV) có phản ứng chéo xảy
ra giữa các loài khác nhau; (V) Orientia tsutsugamushie khó nuôi cấy nên việc
sản xuất kháng nguyên phục vụ cho chẩn đoán huyết thanh học cũng gặp khó

khăn [4,6].
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành về truyền
nhiễm trên cả nước. Hàng năm, theo báo cáo các ca bệnh nghi nghờ sốt mò
khá lớn, tuy nhiên chưa có một phương pháp xác định chính xác vi khuẩn
Orientia tsutsugamushi gây bệnh sốt mò được áp dụng tại các bệnh viện và
các cơ sở y tế.
Do tính cấp thiết như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “ỨNG DỤ
DỤNG KỸ
THUẬ
THUẬT REALTIME PCR TRONG CHẨ
CHẨN ĐOÁN BỆ
BỆNH SỐ
SỐT MÒ Ở NGƯỜ
NGƯỜI DO VI
KHUẨN ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI
TSUTSUGAMUSHI”
HI”
với các mục tiêu như sau:
1. Xây dự
dựng quy trình kỹ
kỹ thuậ
thuật RealReal-time PCR xác đị
định vi khuẩ
khuẩn Orientia
tsutsugamushi.
2. Áp dụ
dụng kỹ
kỹ thuậ
thuật RealReal-time PCR xác
xác đị

định vi khuẩ
khuẩn Orientia tsutsugamushi
trự
trực tiế
tiếp từ
từ bệnh phẩ
phẩm máu củ
của bệ
bệnh nhân nghi số
số mò tạ
tại Bệ
Bệnh việ
viện Bệ
Bệnh
Nhiệ
Nhiệt đớ
đới Trung ương.


3

CHƯƠNG 1: TỔ
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ
VỀ LỊCH SỬ
SỬ BỆNH SỐ
SỐT MÒ
Bệnh được biết đến từ rất sớm, mô tả đầu tiên về trường hợp có triệu
chứng tương tự sốt mò được tìm thấy tại Trung Quốc vào thế kỉ thứ 3 trước
công nguyên với tên gọi “Sha-shi”. Năm 1810, Hishimoto (Nhật Bản) tìm ra căn

nguyên gây bệnh là Thrombidide’s và đặt tên là tsutsugamushi. Năm 1910,
Brumpt phát hiện Trombiculaakamushi là trung gian truyền bệnh hay gặp nhất.
Năm 1930, Nagayo đặt tên bệnh là Orientia tsutsugamushiorientalis, sau đó
Ogata đổi thành Orientia tsutsugamushi hay “Scrub Typhus”.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bệnh sốt mò là nỗi kinh hoàng cho
binh sĩ của các bên tham chiến tại Châu Á- Thái Bình Dương với số ca mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong cao do chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng lưu hành của bệnh. Đầu thế kỷ
XX, Yersin và Vassal đã có mô tả về một loại bệnh giống với sốt phát ban do
chấy rận nhưng khác với bệnh trên ở tính chất phát ban. Ở Việt Nam, sốt mò
được ghi nhận từ rất sớm và được phát hiện ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
Từ năm 1918 bệnh sốt mò được mô tả lẻ tẻ về lâm sàng trong quân đội viễn
chinh Pháp nhưng đến năm 1965 bệnh mới chính thức được xác nhận. Từ đó
đến nay thỉnh thoảng vẫn có những vụ dịch sốt mò xảy ra. Tháng 6 năm 1965
một vụ dịch xảy ra ở Sơn La. Năm 1969 dịch xảy ra trong quân đội tại tỉnh Hà
Tuyên với 175 bệnh nhân và 2 ca tử vong [3].


4

1.2. ĐẶ
ĐẶC ĐIỂ
ĐIỂM CHUNG VÀ PHÂN LOẠ
LOẠI BỆ
BỆNH DO ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI
Bệnh do Orientia tsutsugamushi có những đặc điểm chung là:
- Bệnh được truyền bởi các côn trùng chân đốt.
- Tổn thương đặc hiệu của bệnh là nội mạc mạch máu.
- Có các triệu chứng chung là sốt cao, phát ban.
- Điều trị: Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi đều nhạy cảm với các kháng

sinh nhóm cyclin và chloramphenicol [3], [34].
Bảng 1.1: Bả
Bảng phân loạ
loại bệ
bệnh Ricketssia [3], [14], [26], [29], [31]
Vùng

Đường
Chân

Tên bệnh

Mầm bệnh

Động



Gây

Weil

dịch

Felix

lây
đốt

vật


bệnh

chính

Nhóm số
sốt nổ
nổi mụ
mụn
Sốt

nổi R. rickettsi

mụn núi đá

Tây

Ve

Gặm

bán

nhấm,

cầu

chó

Sốt


nổi R. conorii

Địa

mụn

Địa

Trung

nhấm,

Hải,

chó

Trung Hải

Ve

Gặm

Ve đốt Tản
phát

Ve đốt Tản
phát

OX19

OX2

OX19
OX2

Châu
Phi
Sốt do ve R. autralis

Châu

Queensland

Úc

Sốt do ve R. sibirica

Siberi

Nam Á

Ve

Gặm
nhấm

Ve

Gặm
nhấm,


Ve đốt Tản
phát
Ve đốt Tản
phát

OX19
OX2
OX19
OX2


5

chuột
Sốt

nổi R. akari

mụn

Mỹ,



Gặm



Nga,


hút

nhấm, đốt

Châu

máu

chó

Tản

Âm

phát

tính

OX19

Phi
Nhóm số
sốt phát ban (typhus
(typhus group)
Sốt do bọ R. typhi

Khắp

Bọ


Gặm

Phân

Tản

chét chuột

nơi

chét

nhấm

bọ

phát

nhỏ

chét

truyển

trên
da
Sốt

phát R. prowazeki


ban thành

Khắp

Chấy

nơi

rận

Người Phân
chấy

dịch

Dịch

OX19

lớn

rận
trên
da

Nhóm

sốt


mò (Scrub
typhus)
yphus)
Sốt mò (sốt O.

Đông

Ấu

Gặm



Tản

do ấu trùng tsutsugamushi Á,

trùng

nhấm

đốt

phát

mò)



hoang


Đông
Nam
Á, …

Bệnh do các loài khác



OXk


6

Sốt Q

Coxiella

Khắp

burnetili

nơi

Ve

Động

Hít


vật có phải


Dịch

Âm

nhỏ

tính

mầm
bệnh

Sốt
hào

chiến R. quintana

Châu

Rận,

Phi,

chấy

Mỹ…

Người Phân

rận

Thành Âm
dịch

tính

trên
da

1.3. TÁC NHÂN GÂY BỆ
BỆNH SỐ
SỐT MÒ:
MÒ: VI KHUẨ
KHUẨNORIENTIA TSUTSUGAMUSHI
Tác nhân gây bệnh sốt mò là do vi khuẩn Orientia tsusugamushi (trước
kia gọi là Orientia tsutsugamushi orientalis hoặc R. tsusugamushi) thuộc họ
Rickettsia là vi khuẩn Gram âm, kích thước nhỏ 0.5-0.8 x 1.2-3 µm. Vi khuẩn
Orientiatsusugamushi là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc. Mỗi tế bào vi
khuẩn được bao bọc bởi một lớp thành tế bào rất mềm và một lớp màng tế
bào. Vỏ vi khuẩn không chứa các peptidoglycan và lypopolysaccharide [32].


7

Hình 1.1:O.
1.1:O. tsutsugamushi (dấ
(dấu mũi
mũi tên)
tên) trên tiêu bả

bản nhuộ
nhuộm DiffDiff-Quick


8

Orientia tsutsugamushi có đặc điểm trung gian giữa vi khuẩn và virus.
Đặc điể
điểm giố
giống vi khuẩ
khuẩn

Đặc điể
điểm giố
giống vi rút

- Có thể nhuộm bằng phương pháp - Ký sinh nội bào bắt buộc
thông thường như bắt màu Giemsa 2 - Không nuôi cấy được trong các môi
cực đậm màu tím xanh.
trường nuôi cấy thông thường.
- Có thể quan sát bằng kính hiển vi - Xâm nhập vào tế bào vật chủ thông
quang học: hình cầu hoặc hình que qua cơ chế thực bào, đi vào tế bào
ngắn, hình sợi, xếp riêng rẽ từng con, chất, phát triển ở vùng cận nhân tế
từng đôi, hoặc thành từng đám ở bào. Vi khuẩn giải phóng ra khỏi tế
trong bào tương tế bào chủ.
bào vật chủ bằng cách nảy chồi và
- Vật liệu di truyền chứa DNA - Chịu được bao bọc bởi một lớp màng tế
sự tác dụng của kháng sinh.

bào vật chủ tương tự như virus có vỏ.


Phân loạ
loại: Trước kia O. tsutsugamushi có tên gọi là R. tsutsugamushi
thuộc họ Rickettsia, là loài duy nhất trong nhóm sốt mò. Tuy nhiên, những
nghiên cứu gần đây chỉ ra sự khác biệt lớn về mặt cấu trúc và di truyền của R.
tsutsugamushi với các Orientia tsutsugamushi khác. Khi phân tích trình tự gen
16S rARN, khoảng cách khác biệt giữaR. tsutsugamushi và các vi khuẩn khác
trong giống Orientia tsutsugamushi gần bằng với khoảng khác biệt tiến hóa
giữa

các

giống

trong

họ

Orientia

tsutsugamushile[15].Vì

vậy

R.

tsutsugamushiđược tách ra một giống riêng mang tên O. tsutsugamushi.
O. tsutsugamushicó sức đề kháng yếu, thường bị tiêu diệt nhanh bởi
nhiệt độ cao và các thuốc sát trùng thông thường.



9

Các chủng Orientia có tính kháng nguyên rất đa dạng tùy thuộc vào vật
chủ trung gian và vùng địa lý. Sự khác biệt về mặt kháng nguyên của các
chủngOrientia có thể xác định được bằng phương pháp huyết thanh học và
phương pháp sinh học phân tử. Một vùng địa lý có thể có nhiều chủng
Orientia cùng tồn tại nên dễ xảy ra hiện tượng tái nhiễm và khó khăn trong
quá trình sản xuất vắc xin. Có 3 type huyết thanh chính là Karp, Kato và
Gilliam; ngoài ra có hơn 30 type huyết thanh khác đã được xác định. Các
kháng nguyên của Orientia tsutsugamushi có tính đặc hiệu cao không gây
miễn dịch chéo với các kháng nguyên Ricketsia khác [1],[2],[3],[4].
Quá trình xâm nhập của O. tsutsugamushi vào tế bào vật chủ bắt đầu
bằng việc gắn kết với các phân tử protein trên bề mặt tế bào, chủ yếu là các
proteglycan mang heparan sulfat. Xử lý các tế bào L-929 nhiễm Orientia bằng
heparan sulfat và heparin trước khi gây nhiễm làm giảm số tế bào L-929
nhiễm Orientia; các dòng tế bào đột biến không tổng hợp được heparan sulfat
rất ít nhạy cảm với sự xâm nhập của O. tsutsugamushi[39].
1.4. DỊ
DỊCH TỄ
TỄ HỌC BỆ
BỆNH SỐ
SỐT MÒ
1.4.1. Nguồ
Nguồn bệ
bệnh
Sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia
tsutsugamushi.. Ổ chứa chính của vi khuẩn này trong tự nhiên là các loài gặm
nhấm chủ yếu là chuột đồng (Rattus, Apodemus…). Ngoài ra còn có nhím, sóc,
cầy, cáo… Người mắc bệnh do bị mò mang mầm bệnh đốt [1].

1.4.2. Trung gian và phương thứ
thức truyề
truyền bệ
bệnh
Trung gian truyền bệnh là mò Leptotrombidium (L) như L. akamushi, L.
deliense, L. fletcheri, L. pallidum, L. scutellare, L. arenicolavà một số loài mò


10

khác. Tại mỗi vùng dịch tễ có thể có nhiều loài mò cùng tồn tại và truyền bệnh
[25], [36].

Hình 1.2: Chu kỳ
kỳ lây nhiễ
nhiễm củ
của bệ
bệnh số
sốt mò
Ấu trùng của mò ký sinh ở các động vật có sương sống chủ yếu là chuột
và các thú nhỏ khác trong lớp gặm nhấm, là giai đoạn duy nhất có thể đốt
người. Thông thường ấu trùng mò chỉ sống bằng thực vật. Khi ấu trùng nhiễm
O. tsutsugamushi hút máu người, O. tsutsugamushisẽ xâm nhập qua vị trí đốt
và gây bệnh. Vị trí đốt thường ở vùng có nếp da mỏng.
Mò thường cư trú ở những nơi có cây cỏ thấp hoặc thảm thực vật
chuyển tiếp bao gồm: bìa rừng, bờ sông suối, ruộng bỏ hoang, cánh đồng lúa
và cả các khoảng đất vườn ven các đô thị. Loài mò phát triển theo mùa, sinh
sản và phát triển mạnh vào các tháng mùa mưa. Sự thay đổi về số lượng và



11

mật độ của quần thể mò là một yếu tố ảnh hưởng đến tần suất mắc bệnh sốt
mò ở vùng bệnh lưu hành [1], [2].

1.5. SINH BỆ
BỆNH HỌ
HỌC CỦ
CỦA BỆNH SỐ
SỐT MÒ
Cơ chế bệnh sinh của bệnh được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Orientia xâm nhập và nhân lên
qua vết đốt của ấu trùng mò

Nốt phỏng, loét, hoại tử, đóng
vảy + sưng hạnh (do vi khuẩn
xâm nhập vào hệ bạch huyết)

Vào máu, tăng sinh trong tế
bào nội mô mạch máu, viêm
mạch máu nhỏ

Tăng tính
thấm thành
mạch,
thoát huyết
tương

Phù nề tổ
chức, Tràn

dịch các
màng

Tụt huyết
áp, Huyết
khối


12

Tổn thương mạch máu nhỏ ở hầu hết các cơ quan giải thích cho những
thay đổi bệnh lý đa dạng của bệnh như phù, tụt huyết áp, tràn dịch các màng
do thoát huyết tương, tăng tính thấp thành mạch, thiếu oxy cơ tim gây viêm
tim, các tổn thương chức năng gan thận, rối loạn điện giải, thiếu máu, kể cả
phát ban và xuất huyết cũng được giải thích theo cơ chế này.

1.6. BIỂ
BIỂU HIỆ
HIỆN LÂM SÀNG
1.6.1. Thờ
Thời gian ủ bệnh
Kéo dài từ 6 đến 21 ngày (trung bình từ 8 đến 12 ngày) sau khi bị ấu
trùng mò đốt. Thời kỳ này có thể tìm thấy vết loét do ấu trùng mò đốt [1].
1.6.2. Thờ
Thời kỳ
kỳ khở
khởi phát bệ
bệnh
Biểu hiện chính là sốt thường đột ngột hoặc bán cấp. Các biểu hiện kèm
theo: rét run, nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, nhức mắt, xung huyết kết

mạc mắt[1].
1.6.3.Thờ
1.6.3.Thời kỳ
kỳ toàn phát
Các triệu chứng thường gặp là sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng
hạch lymphô, tổn thương các cơ quan và phủ tạng [28], [29].
Sốt:là
t: triệu chứng phổ biến thường kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 4 tuần
(trung bình là 2 tuần). Tính chất sốt: thường liên tục, hình cao nguyên, đôi khi
dao động; nhiệt độ có thể lên tới 39-40ºC hoặc hơn. Mạch nhiệt độ có thể
phân li giống trong bệnh thương hàn. Bệnh nhân có cảm giác rét run hoặc ớn
lạnh trong 1- 2 ngày đầu, giai đoạn sau chủ yếu sốt nóng.


13

Vết đố
đốt ngoài da: Tỷ lệ bệnh nhân có vết đốt ở mỗi nước, mỗi vùng dịch
tễ và quần thể nghiên cứu là khác nhau. Ở Việt Nam gặp khoảng 20% các
trường hợp, đây là dấu hiệu chẩn đoán bệnh dễ dàng.
Vết loét có thể gặp ở nhiều nơi trên cơ thể thông thường ở các vùng da
mỏng, bộ phận sinh dục, nách, bẹn, hậu môn, háng,... Vết loét thường có hình
tròn hoặc hình bầu dục đường kính từ 1mm đến 20 mm. Vết loét khởi đầu là
một nốt sần đỏ, giữa mọng nước sau đó vỡ ra và loét hoại tử nổi gờ trên mặt
da.
Sưng hạ
hạch: Có hai loại hạch to
Viêm hạch khu vực nguyên phát: tại nơi gần vết loét do ấu trùng mò
đốt, hạch sưng to bằng hạt táo, quả xoan hoặc có thể to hơn. Hạch khu vực
thường to hơn hạch nơi khác. Lúc đầu chỉ tức sau hơi đau, có thể viêm quanh

hạch. Hạch khu vực thường xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày.
Hạch to tại chỗ có thể định hướng tìm vết loét nhất là những vết loét nhỏ, ở
những vị trí bất thường.
Viêm hạch toàn thân thứ phát: thường xuất hiện sau hạch khu vực,
nhưng thường sưng ít, di động, thường thấy ở nách, bẹn, cổ. Ở Việt Nam,
thường 100% bệnh nhân sốt mò đều có hạch sưng to [3].
Phát ban: là triệu chứng hay gặp nhưng cũng tùy theo tác giả và tùy
vùng địa lý, riêng ở Việt Nam gặp khoảng 70%. Ban thường xuất hiện vào cuối
tuần 1 và đầu tuần 2 của bệnh, thường là ban dát sẩn, kích thước từ hạt kê
đến 1 cm. Mọc khắp toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi) trừ lòng bàn chân,
bàn tay, khoảng 10% có ban xuất huyết. Thời gian tồn tại ban từ vài giờ đến 1
tuần [3].


14

Tổn thương hô hấ
hấp: tổn thương hô hấp là một biểu hiện rất thường gặp
ở bệnh nhân sốt mò, bao gồm viêm phế quản, viêm phổi không điển hình,
viêm phổi kẽ và hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS). Bệnh nhân có ho khan
đi kèm những biểu hiện bất thường khi nghe phổi và những biểu hiện trên X
quang [37].
Biể
Biểu hiệ
hiện tuầ
tuần hoàn: các biểu hiện tim mạch gặp trong bệnh sốt mò
như: giãn mạch làm da hồng hào, xung huyết kết mạc mắt rất hay gặp giúp
phân biệt với sốt rét và thương hàn. Hạ huyết áp thường xuất hiện từ cuối
tuần thứ 2, do một số nguyên nhân như sức co bóp tim giảm, sốt cao mất
nước, tình trạng này có thể thấy rõ khi bệnh nhân chuyển từ tư thế nằm sang

ngồi. Trường hợp nặng có thể gặp viêm cơ tim ổ và lan tỏa là một biểu hiện
nặng của sốt mò, biểu hiện bằng T1 mờ, thổi tâm thu, ngoại tâm thu, kích
thước tim to, nhịp ngựa phi thoáng qua và một số biểu hiện bất thường nhẹ
trên điện tim như PR kéo dài, sóng T ngược [38].
Biể
Biểu hiệ
hiện thầ
thần kinh: Các biểu hiện thần kinh có thể gặp trong sốt mò là
viêm màng não và viêm não. Rối loạn ý thức thường xuất hiện vào tuần thứ
hai của bệnh. Bệnh nhân có các dấu hiệu của viêm não-màng não như mê
sảng, vật vã, tinh thần chậm chạp, hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, run chân
tay. Giảm thính lực là một biểu hiện thần kinh khư trú thường gặp trong sốt
mò. Viêm màng não trong sốt mò thực tế là viêm màng não tăng lymphô bào.
Triệ
Triệu chứ
chứng cơ quan khác:
Về tiêu hóa: thường phân táo trong các ngày sốt, đôi khi có thể ỉa lỏng
vài ngày, đau vùng thượng vị giống như viêm dạ dày nhưng các triệu chứng
này thường hết khi khỏi bệnh. Gan lách có thể to nhưng thường chỉ mấp mé
bờ sườn, ít đau.


15

Thận tiết niệu: có thể có protein trong nước tiểu, thiểu niệu, trường
hợp nặng có thể tăng urê huyết.
1.6.4.Thờ
1.6.4.Thời kỳ
kỳ hồi phụ
phục

Nếu bệnh nhân được điều trị đặc hiệu sớm, sốt sẽ giảm nhanh trong
vòng 24-36 giờ. Trong trường hợp không được điều trị và người bệnh không
có biến chứng sau tuần thứ 2 hoặc 3 sốt sẽ hạ dần, tiểu nhiều hơn nhưng còn
mệt mỏi, đau mỏi người, bệnh phục hồi chậm sau vài tuần. Miễn dịch với
Orientia tsutsugamushi không bền vững tái phát có thể xảy ra [1].
Tuy nhiên nếu không được điều trị bệnh có thể gặp các biến chứng
nặng và thường là nguyên nhân tử vong như:
Tim mạch: hạ huyết áp, viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm tắc động
mạch tĩnh mạch…
Hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi không điển hình, viêm phổi bội
nhiễm, viêm phổi nặng, ARDS.
Thần kinh: viêm não, viêm màng não.
Thận: viêm thận, suy thận (urê, creatinin máu tăng)
Xuất huyết: nôn, ho ra máu, đi ngoài phân đen [1], [3].
1.7. ĐIỀ
ĐIỀU TRỊ
TRỊ VÀPHÒNG BỆ
BỆNH
1.7.1 Điề
Điều trị
trị đặc hiệ
hiệu
Các thuốc trong nhóm tetracyline: là lựa chọn ưu tiên cho sốt mò.
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, có thời gian bán thải kéo dài và có ít
tác dụng phụ.


×