Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thực tập viên tại công ty TNHH tester hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 73 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC TẬP VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH TESTER HÀ NỘI.Niên khóa: 2012 -2016

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC TẬP VIÊN TẠI CÔNG
TY TNHH TESTER HÀ NỘI.

Chuyên ngành: Công nghệ Thông tin

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - Năm 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC TẬP VIÊN TẠI CÔNG
TY TNHH TESTER HÀ NỘI.

Chuyên ngành: Công nghệ Thông tin
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Công Hòa.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - Năm 2016




VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Oanh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/11/1994

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Công nghệ Thông tin

Mã SV: 12A10010195

Lớp hành chính: 1210A03
1. TÊN ĐỀ TÀI

Xây dựng hệ thống quản lý thực tập viên của công ty TNHH Tester Hà Nội.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nhiệm vụ cụ thể của đồ án tốt nghiệp:
- Khảo sát quy trình nghiệp vụ quản lý thực tập viên của công ty TNHH
Tester Hà Nội.
- Phân tích thiết kế hệ thống, xác định yêu cầu của hệ thống.
- Xây dựng các nghiệp vụ chính sau:
+ Quản lý hệ thống
+ Quản lý thực tập viên
+ Quản lý giảng viên hướng dẫn
+ Tìm kiếm
+ In danh sách, báo cáo


3. NGÀY GIAO NHỆM VỤ: 25/12/2015
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 13/05/2016
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS.Phạm Công Hòa
Nội dung và đề cương Đồ án đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2016

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên em xin gửi đến ThS. Phạm Công Hòa, người đã trực tiếp

hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án của mình. Những nhận
xét, đánh giá và nhất là những chia sẻ kinh nghiệm làm việc của thầy là những
thông tin vô cùng hữu ích cho việc hoàn thành dự án của nhóm chúng em.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy, chúc thầy và gia đình luôn luôn mạnh
khỏe và đạt được mọi thành công trong cuộc sống.
Bên cạnh đó chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất các thầy cô giáo
trong khoa Công nghệ Thông tin – Viện Đại học Mở Hà Nội tuy không trực
tiếp hướng dẫn chúng em trong quá trình làm đồ án, nhưng những kiến thức
do thầy cô truyền thụ đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành được
đồ án của mình. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô sau:
- ThS. Nguyễn Hoài Anh – Các kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống
của cô đã định hướng cho chúng em rất nhiều về hệ thống của mình.
- ThS. Phạm Công Hòa – Các kiến thức về lập trình hướng đối tượng, xử
lí sự kiện mà thầy đã truyền thụ cho chúng em trong thời gian học tập tại
trường, đã giúp phần lớn cho chúng em rất nhiều trong việc thiết kế giao
diện hệ thống của mình.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, luôn luôn là
những người lái đò ân cần dìu dắt các thế hệ tiếp theo của FITHOU trưởng
thành.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................
Chương 1 ........................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ......................................................................... 1
1.1. Giới thiệu đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Tổng quan về đề tài. .................................................................................. 2
1.3. Mô tả các yêu cầu của hệ thống................................................................. 5

1.3.1. Tổng quan về hệ thống. .......................................................................... 5
1.3.2. Các đối tác. ............................................................................................ 6
1.3.3. Cơ cấu quản lý của hệ thống. ................................................................. 6
1.3.3.1. Nhận dạng cơ cấu quản lý hệ thống bao gồm: ............................... 6
1.3.3.2. Đặc tả cơ cấu quản lý hệ thống: .................................................... 7
Chương 2 ......................................................................................................... 12
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG ................................................. 12
2.1

Các yêu cầu chung. .............................................................................. 12

2.2

Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................. 12

2.3

Sơ đồ luồng dữ liệu. ............................................................................. 15

Chương 3 ......................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT DỮ LIỆU. .............................................. 24
3.1

ER mở rộng.......................................................................................... 24

3.2

Chuẩn hóa dữ liệu. ............................................................................... 27

3.2.1. Chuyển đổi từ ER mở rộng về ER kinh điển. ................................. 27

3.2.2. Chuyển đổi từ ER kinh điển về ER hạn chế ................................... 30
Mô hình ER kinh điển về ER hạn chế được biểu diễn như hình: ................ 30
3.2.3. Chuyển đổi từ ER hạn chế về mô hình quan hệ .............................. 31
3.3. Mô hình thực thể liên kết. ................................................................. 35
3.4. Đặc tả bảng dữ liệu trong mô hình quan hệ. ......................................... 36
Chương 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG. ................................................................ 42
4.1

Công nghệ sử dụng. ............................................................................. 42


4.2

Form giao diện chính của hệ thống –frmMain. ..................................... 52

4.4

Form đổi mật khẩu-frmDoiMatKhau.................................................... 54

4.5

Form thực tập viên-frmThuctapvien. .................................................... 55

4.6

Form Giảng viên hướng dẫn thực tập-frmGiangvien. ........................... 56

4.7

Form Bảng điểm-frmBangdiem. .......................................................... 57


4.8

Form Nhóm thực tập-frmNhomTT. ...................................................... 58

4.10 Form Chuyên môn-frmChuyenMon. .................................................... 60
4.1

Form Xếp lớp thực tập viên.................................................................. 61

KẾT LUẬN...................................................................................................... 62
1. Kết quả đạt được: ......................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Họ và tên:

Nguyễn Thị Ngọc Oanh

Chuyên ngành:

Công nghệ Thông tin

Cán bộ hướng dẫn:

ThS.Phạm Công Hòa

Khóa: 2012 – 2016


Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý thực tập viên của công ty TNHH Tester
Hà Nội
Tóm tắt:


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý thực tập viên ............. 14
Hình 2.2: sơ đồ mức khung cảnh quản lý thực tập viên. .................................. 17
Hình 2.3: DFD mức đỉnh .................................................................................. 18
Hình 2.5 DFD quản lý thực tập viên ................................................................. 20
Hình 2.6: DFD Quản lý giảng viên hướng dẫn. ................................................ 21
Hình 2.7: DFD Tìm kiếm. ................................................................................ 22
Hình 2.8: DFD báo cáo..................................................................................... 23
Hình 3.1: Mô hình ER mở rộng ........................................................................ 26
Hình 3.2: Mô Hình ER kinh điển...................................................................... 29
Hình 3.3: Mô hình ER hạn chế. ........................................................................ 30
Hình 3.4: Mô hình quan hệ. .............................................................................. 34
Hình 3.5: Mô hình thực thể liên kết. ................................................................. 35
Hình 4.1: From giao diện chính của hệ thống. .................................................. 53
Hình 4.2. Form đăng nhập ................................................................................ 54
Hình 4.3: Form Đổi mật khẩu. .......................................................................... 54
Hình 4.4:Form thực tập viên............................................................................. 55
Hình 4.5: Form giảng viên hướng dẫn .............................................................. 56
Hình 4.6: Form Bảng điểm. .............................................................................. 57
Hình 4.7: Form nhóm thực tập. ........................................................................ 58
Hình 4.9: Form Chuyên môn. ........................................................................... 60
Hình 4.10: Form Xếp lớp ................................................................................. 61


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng gom nhóm chức năng. ............................................................. 14
Bảng 2.2: Ký hiệu sử dụng vẽ biểu đồ mức bối cảnh ........................................ 16
Bảng 3.1: Kiểu liên kết. .................................................................................... 25
Bảng 3.2 : Xử lý kiểu thuộc tính đa trị.............................................................. 27
Bảng 3.3: Xác định khóa chính cho các kiểu thực thể....................................... 28
Bảng 3.4. Loại bỏ các thuộc tính dư thừa ......................................................... 31
Bảng 3.5. Mã hóa kiểu thực thể chuyển thành bảng quan hệ ............................ 32
Bảng 3.6. Mã hóa kiểu thuộc tính chuyển thành tên trường dữ liệu: ................. 33
Bảng 3.7: Đặc tả các trường của tblChuyenMon .............................................. 36
Bảng 3.8: Đặc tả các trường của tblKhoahoc .................................................... 36
Bảng 3.9: Đặc tả các trường của tblLop ........................................................... 36
Bảng 3.10: Đặc tả các trường của tblGiangvienHD .......................................... 37
Bảng 3.11: Đặc tả các trường tblNhomTT ....................................................... 37
Bảng 3.12: Đặc tả các trường của tblThuctapvien ............................................ 38
Bảng 3.15: Đặc tả các trường của tblNhomquyen............................................. 39
Bảng 3.14: Đặc tả các trường của tblDangnhap ................................................ 39
Bảng 3.14: Đặc tả các trường của tblHV_Lop .................................................. 40
Bảng 3.15: Đặc tả các trường của tblNhanvien ................................................. 40
Bảng 3.15: Đặc tả các trường của tblBangdiem ................................................ 41


1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

1.1.

Giới thiệu đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự lớn mạnh,


rộng khắp của mạng máy tính toàn cầu. Việc ứng dụng tin học vào các lĩnh
vực của cuộc sống ngày càng được quan tâm và sử dụng hiệu quả, đem lại lợi
ích to lớn về mọi mặt. Sự lớn mạnh của mạng máy tính đã xóa bỏ mọi ranh
giới về không gian và thời gian để đem con người và tri thức xích lại gần
nhau hơn. Thông qua mạng máy tính, con người có thể được tiếp xúc với mọi
loại tri thức như tri thức văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật...Do vậy ngày
càng có nhiều ứng dụng được viết để hỗ trợ công việc thủ công của con
người, đặc biệt là các ứng dụng quản lý như quản lý nhân sự, quản lý hàng
hóa, quản lý điểm, quản lý bán điện thoại…
Công ty TNHH Tester Hà Nội được thành lập năm 2012 với quy mô
nhỏ. Công ty thường xuyên tuyển thực tập viên để đào tạo sinh viên nâng cao
tay nghề. Qua nhiều năm hoạt động quy mô ngày càng lớn đòi hỏi phải có hệ
thống quản lý thực tập viên.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty hiện nay, trong thời gian
vừa qua, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng một phần mềm về quản lý
thực tập viên ở công ty TNHH Tester Hà Nội. Đề tài Xây dựng hệ thống
quản lý thực tập viên tại công ty TNHH Tester Hà Nội với những chức
năng cơ bản nhất như: nhập thông tin, xóa thông tin, sửa thông tin, lưu trữ
thông tin, … của thực tập viên tại công ty. Việc dần thay thế tự động hóa vi
tính hóa các thủ tục, giấy tờ, văn bản theo cách làm việc hiện hành qua đó sẽ
tạo phong cách làm việc và lãnh đạo mới hỗ trợ các lãnh đạo, chuyên viên. Có
thể nói yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của môt


2
công ty chính là yếu tố nguồn nhân lực vì vậy phần mềm quản lý thực tập sẽ
giúp các nhà quản lý có chiến lược điểu chỉnh dễ dàng và phù hợp giúp công
ty phát triển.
Các thông tin của công ty TNHH Tester Hà Nội.
Công ty TNHH Tester Hà Nội

Địa Điểm: Tầng 4, 89 Nguyễn Ngọc Nại, Hà Nội ( cách Ngã Tư Sở 500
mét).
Tel: 0994016879
Yahoo:testerhanoi

Email:

Đại diện

: Hồ Thị Hoa

Số tài khoản

: 190.28020111.711

Ngân hàng

: Techcombank – Chi nhánh Hà Nội

- Chứcvụ : Giámđốc

1.2. Tổng quan về đề tài.
Tóm tắt về bài toán.
Yêu cầu: Xây dựng hệ thống quản lý thực tập viên tại công ty TNHH
Tester Hà Nội.
Mô tả về tổ chức như sau: Công ty TNHH Tester Hà Nội sẽ quản lý công
tác thực tập của sinh viên theo các khóa K1, K2, K3, K4… và theo các
chuyên môn của công ty( bao gồm 4 chuyên môn chính: ISTBQ , Test tự
động Jmeter, Test tự động Selenium, Quản lý chất lượng). Trong mỗi khóa
lại chia thành nhiều lớp: ISTBQ1, ISTBQ2, ISTBQ3, ISTBQ4… và mỗi lớp

có ít nhất là 20 thực tập viên, nhiều nhất là 30 thực tập viên.Như vậy sẽ chia
các lớp thành các nhóm thực tập ( mỗi nhóm từ 2-5 thực tập viên) do 1 giảng
viên của công ty hướng dẫn thực tập.


3
Công ty sẽ quản lý các thông tin về công tác thực tập của thực tập viên
theo khóa, theo chuyên môn, theo giảng viên hướng dẫn thực tập, theo lớp,
theo nhóm, theo dự án, theo mã thực tập viên. Mà mã thực tập viên là thông
tin duy nhất để phân biệt thông tin giữa các thực tập viên với nhau. Ngoài ra
hệ thống quản lý thực tập còn thêm các thông tin khác của thực tập viên về
lớp, chuyên môn, khóa, giảng viên hướng dẫn, nhóm…
Việc quản lý thông tin của thực tập viên như sau: Hệ thống sẽ lấy chuyên
môn làm khóa chính để quản lý các thông tin liên quan đến công tác thực tập
của thực tập viên.
Yêu cầu xây dựng hệ thống với 2 chức năng:
• Chức năng người dùng:
Người dùng là thực tập viên, giảng viên hướng dẫn thực tập… những
người có nhu cầu xem thông tin về công tác thực tập.
Thực tập viên chỉ có quyền xem và tìm kiếm các thông tin về lịch thực
tập, giáo viên hướng dẫn thực tập, dánh sách nhóm thực tập, báo cáo thực
tập, mức thưởng sau thực tập kết thúc… và các thông tin thực tập và không
có quyền sửa đổi trên hệ thống.
Giảng viên hướng dẫn có quyền xem các thông tin tương tự như thực tập
viên.
• Chức năng quản trị:
Nhân viên của công ty và giảng viên hướng dẫn sẽ đăng nhập vào hệ thống
để sự dụng chức năng quản trị.
Nhân viên của công ty sẽ có tất cả các chức năng như người dùng bình
thường.

Ngoài quyền xem và quản lý thông tin thực tập viên thì ban giám đốc công
ty còn có quyền chỉnh sửa và xóa các thông tin liên quan tới thực tập sau khi


4
đăng nhập hệ thống. Còn giảng viên hướng dẫn thực tập sẽ có quyền quản lý
các thông tin liên quan tới báo cáo, lịch thực tập, quản lý kết quả đánh giá…
Phạm vi hệ thống sử dụng:
Do hệ thống còn đơn giản, các chức năng chưa được linh hoạt nên hệ
thống chỉ sử dụng để quản lý thực tập viên công ty TNHH Tester Hà Nội.
Đây cũng là hạn chế về quy mô của hệ thống.
Đối tượng sử dụng và mô tả các tiến trình liên quan:
Hệ thống xây dựng dựa trên nhu cầu của 3 đối tượng chính đó là:
- Thực tập viên.
- Giảng viên hướng dẫn thực tập viên.
- Nhân viên công ty chịu trách nhiệm duy trì hệ thống quản lý thực tập
viên.
Các thông tin sử dụng trong hệ thống:
- Các thông tin chi tiết về thực tập viên, giảng viên hướng dẫn thực tập, lớp,
xếp lớp, chuyên môn , nhóm thực tập.
- Bảng điểm thực tập.
- Các báo cáo của công ty thực tập.
- Bảng lương thưởng sau kết thúc thực tập sẽ được chuyển cho các lớp.
Yêu cầu đặt ra với hệ thống tương lai:
- Hệ thống phải thực hiện được các chức năng: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm và
lưu thông tin.
- Ưu tiên: phía người quản lý và giảng viên hướng dẫn thực tập.
- Hạn chế: chỉ sử dụng để quản lý thực tập viên của công ty TNHH Tester
Hà Nội



5

1.3. Mô tả các yêu cầu của hệ thống.
1.3.1. Tổng quan về hệ thống.
Công ty TNHH Tester Hà Nội hàng năm sẽ có 3 đợt tuyển thực tập viên
với thời gian hợp lý. Công tác thực tập hàng năm sẽ do công ty chịu trách
nhiệm lập kế hoạch và thực hiện. Kế hoạch này sẽ thay đổi hàng năm tùy theo
tình hình thực tế: thời gian, thời điểm thực tập năm nay khác với năm trước,
giảng viên hướng dẫn đợt này khác đợt trước, dự án thực tập đợt này khác đợt
trước…
Mỗi thực tập viên khi vào công ty sẽ được gán cho một mã số gọi là Mã
thực tập. Mã này sẽ không thay đổi trong quá trình thực tập. Người ta cũng
cần quản lý thêm thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ hiện tại, quê
quán… của thực tập viên.
Trước khi triển khai kế hoạch thực tập, công ty phải liên hệ trước với các
chuyên môn và các giảng viên hướng dẫn của từng chuyên môn để tiến hành
cuộc họp. Từ đó đưa bảng thông tin phân chia các lớp vào từng chuyên môn,
phân chia nhóm thực tập theo từng nhóm, phân công giảng viên hướng dẫn
cho từng nhóm và thời gian thực tập.
Thực tập viên triển khai kế hoạch thực tập, nộp báo hàng tuần cho giảng
viên hướng dẫn thực tập,tiếp thu ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn
thực tập để về làm tiếp. Hết thời gian quy định thực tập của công ty. Thực tập
viên sẽ nộp báo cáo về dự án của mình sau khi kết thúc thực tập.
Giảng viên sẽ chấm điểm báo cáo dự án của các thực tập viên sau đó nộp
về công ty để ban quản lý công ty đưa thông tin vào hệ thống. Sau khi kết
thúc đợt thực tập công ty sẽ thông báo cho sinh viên về điểm thực tập theo
từng lớp và dựa vào mức hoàn thành, năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch,



6
xác định quỹ khen thưởng, phúc lợi nhuận kế hoạch cho các cá nhân thực tập
viên hoàn thành tốt các dự án thực tập.
Nhân viên đánh giá quá trình thực tập của thực tập viên nếu thực tập viên
có điểm thực tập từ 8 trở lên sẽ được công ty hỗ trợ vào làm ở cuối đợt thực tập.
1.3.2.

Các đối tác.

Thực tập viên: là người được phép sử dụng hệ thống để xem và tìm kiếm
tất cả các thông tin mà hệ thống cập nhập lên: về lịch thực tập, giáo viên
hướng dẫn thực tập,lớp, khóa, danh sách nhóm thực tập, báo cáo thực tập,
thậm chí là thông tin về các thực viên cùng khóa với mình.
Giảng viên hướng dẫn thực tập: là người có tất cả các quyền như thực tập
viên. Ngoài ra giảng viên còn có quyền của một người quản trị nhưng ở một
mức độ nhất định: Giảng viên chỉ có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa , xóa các
thông tin về nhóm thực tập, điểm thực tập.
Nhân viên công ty là người có tất cả các quyền mà thực tập viên và giảng
viên hướng dẫn có và không có. Và Nhân viên quản lý thực tập chính là người
duy trì hoạt động của hệ thống.
1.3.3.
Cơ cấu quản lý của hệ thống.
1.3.3.1. Nhận dạng cơ cấu quản lý hệ thống bao gồm:
Chức năng quản lý chính: quản lý thực tập viên ( thêm, sửa, xóa, tìm kiếm
thông tìn về thực tập viên), quản lý giảng viên hướng dẫn thực tập ( thêm,
sửa, xóa, thông tin tìm kiếm giảng viên hướng dẫn).
Quản lý danh mục: Quản lý hồ sơ thực tập, quản lý hồ sơ giảng viên,
chuyên môn, lớp( sửa , lưu, tìm kiếm thông tin về lớp ).
Cập nhập: Thêm, sửa, xóa, lưu thông tin về bảng điểm thực tập, nhóm
thực tập.



7
1.3.3.2. Đặc tả cơ cấu quản lý hệ thống:
Hệ thống quản lý thực tập viên này đã được phân quyển cho người sử
dụng hệ thống này. Hơn thế nữa phân quyền này dựa trên các chức năng cho
phép người dùng sử dụng hệ thống một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó hệ
thống là tích hợp các chức năng liên quan đến quản lý thực tập viên, có khả
năng thao với các chức năng: thêm, sửa, xóa, sao lưu các dữ liệu khi thay đổi
thông tin, bảo toàn trọn vẹn các thông tin một cách tối ưu nhất.
Để hiểu hơn về hoạt động của hệ thống, ta đi tìm hiểu cụ thể hơn về cơ cấu
quản lý hệ thống:
Chức năng quản lý chính.
Quản lý thực tập viên:
- Mục đích: Giúp thực tập viên, giảng viên hướng dẫn có thể xem được
các thông tin của thực tập viên một cách dễ dàng.
-

Tóm lược: Nhân viên quản lý sẽ đăng nhập vào hệ thống quản lý thực

tập viên và nhập mật khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra thấy mật khẩu là đúng
đắn và nhắc nhân viên chọn ra một khóa bất kì, sau đó có thể thêm, bỏ, xem, tìm
kiếm, in kết quả thực tập cho khóa đó theo từng lớp.

- Đối tác: Nhân viên quản lý (Chính)
- Đầu vào:

Mã thực tập viên,
Họ tên,
Ngày sinh,

Nơi sinh,
Địa chỉ,
Điện thoại,
Giới tính,
Địa chỉ email,


8
Tên đăng nhập,
Mã nhóm.
- Đầu ra: Danh sách lớp
Danh sách nhóm
Thông tin chi tiết về thực tập viên
-

Module xử lý: In danh sách lớp, danh sách thực tập viên để gửi cho các

thực tập viên trong lớp.
-

Sự cố xảy ra với hệ thống:

Mật khẩu do nhân viên đưa vào là không đúng. Người dùng phải nhập lại mật
khẩu hoặc kết thúc sử dụng.
Mã thực tập viên, mã nhóm đưa vào là không đúng.
Quản lý giảng viên hướng dẫn:
- Mục đích: giúp thực tập viên có thể nắm bắt được thông tin giảng viên
hướng dẫn của mình.
- Tóm lược: Nhân viên và giảng viên hướng dẫn thực tập có thể đăng
nhập vào hệ thống và nhập mật khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra thấy mật

khẩu đó là đúng đắn thì cả 2 đối tượng đó có thể sử dụng hệ thống để xem,
thêm, sửa, xóa, tìm kiếm các thông tin về giảng viên. Thực tập viên chỉ có
quyền xem.
- Đối tác: Nhân viên, giảng viên hướng dẫn.
- Đầu vào:

Mã giảng viên,
Tên giảng viên,
Giới tính,
Ngày sinh,
Số điện thoại,
Địa chỉ,
Email,


9
Mã chuyên môn,
Tên đăng nhập.
- Đầu ra: Thông tin về giảng viên hướng dẫn thực tập.
- Module xử lý: In danh sách các giảng viên hướng dẫn thực tập.
- Sự cố xảy ra:
Mật khẩu do nhân viên và giảng viên hướng dẫn đăng nhập không đúng
đắn. Người dùng nhập lại hoặc kết thúc sử dụng hệ thống.

Quản lý danh mục.
Phân hệ danh mục được chia ra làm nhiều chức năng con: Hồ sơ thực
tập viên, hồ sơ giảng viên, Bộ môn, Lớp…Hệ thống này cho phép cập nhật
toàn bộ các thông tin liên quan đến các đối tượng có liên quan và tham gia
vào quá trình thực tập của thực tập viên.
Quản lý hồ sơ thực tập:

Đưa ra danh sách thực tập viên với đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan
đến thực tập viên đó.
Đầu ra: In ra danh sách chung về thực tập viên.
Quản lý hồ sơ giảng viên:
Giúp cho người dùng hệ thống có cái nhìn thổng thể về thông tin liên quan tới
giảng viên hướng dẫn. Từ đó nắm bắt một cách tổng quát các thông tin
giúp cho việc quản lý quá trình thực tập tốt hơn.
Đầu ra: In danh sách giảng viên hướng dẫn thực tập.


10

Quản lý chuyên môn:
Chuyên môn thì không thể thay đổi hay sửa xóa được. Vì vậy hệ
thống sẽ cho phép người sự dụng xem thông tin về chuyên môn một
cách tổng thể nhất và chung nhất.

Quản lý lớp.
Quản lý lớp rất quan trọng vì trong một công ty có rất nhiều thực tập
viên thực tập. Vì vậy công việc quản sẽ trở lên khó khăn nếu không
quản lý theo lớp.
Đầu vào: Mã lớp,
Tên lớp,
Sĩ số,
Mã khóa học.
Đầu ra: Danh sách các lớp.
Module xử lý: In danh sách lớp.

Cập nhập.
Cập nhập thông tin về bảng điểm

Mục đích: Hệ thống được xây dựng mới mục đích quản lý thực tập
viên. Vậy nên việc quản lý bảng điểm thực tập viên khá là quan trọng.
Tóm lược: Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ cho phép thực
hiện các thao tác thêm, sửa, xóa và tìm kiếm trên form bảng điểm.
Đầu vào:

Mã bảng điểm,
Mã thực tập viên,
Điểm,


11
Thời gian,
ghi chú
Đầu ra:

Thông tin điểm của thực tập viên.

Module xử lý: In bảng điểm của thực tập viên.
Cập nhập thông tin về nhóm thực tập.
Giúp quả trình theo dõi quá trình thực tập của sinh viên hiệu quả hơn. Hệ
thống cho phép sử dụng các thao tác: sửa, xóa , tìm kiếm thông tin trên form
nhóm thực tập.
Đầu vào:

Mã nhóm,
dự án thực tập,
lịch thực tập,
Mã giảng viên hướng dẫn.


Đầu ra: Thông tin về nhóm thưc tập.
Module xử lý: In danh sách nhóm thực tập.


12
Chương 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
2.1 Các yêu cầu chung.
Hệ thống phải thực hiện được các mục tiêu
• Hệ thống phải dễ cài đặt và sử dụng;
• Cập nhật thông tin phải nhanh chóng và chính xác mỗi khi có sự
thay đổi về mặt nhân sự;
• Xử lý thông tin theo nhiều tiêu chí;
• Thống kê, báo cáo chính xác theo định kỳ hoặc theo yêu cầu tại
thời điểm bất kỳ;
• Các tính năng phải phổ cập, thao tác đơn giản dễ nhiều người có
thể sử dụng được dễ dàng. Giao diện than thiện, gần gũi với người
sử dụng.
• Hệ thống có tính an toàn, bảo mật cao.
2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng.
Biểu đồ phân rã chức năng là một loại biểu đồ diễn đạt sự phân rã dần dần
các chức năng từ tổng thể đến chi tiết[1]. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức
năng và quan hệ duy nhất giữa các chức năng diễn tả bởi các cung nối liền
nút. Nói chung biểu đồ phân cấp chức năng cho ta một cái nhìn khái quát về
các chức năng chính của chương trình. Biểu đồ phân cấp chức năng có một số
đặc điểm sau:
Rất đễ thành lập, bằng cách phân rã dần dần các chức năng từ trên xuống.
Có chất tĩnh bởi chúng cho thấy các chức năng mà không thấy trình tự xử lý.
Vì những đặc điểm và tính chất như trên nên biểu đồ phân cấp chức năng
trong bước đầu của phân tích và thiết kế.

- Chức năng 1: Quản lý hệ thống: Đăng nhập, đổi mật khẩu.


13
- Chức năng 2: Quản lý thực tập viên: Cập nhật hồ sơ thực tập viên, Xếp
lớp thực tập viên, Phân nhóm thực tập viên, cập nhật điểm thực tập viên.
- Chức năng 3: Quản lý giảng viên hướng dẫn : Quản lý danh mục
chuyên môn, cập nhật thông tin giảng viên, phân giảng viên hướng dẫn
nhóm
- Chức năng 4: Tìm kiếm thực tập viên, tìm kiếm giảng viên hướng dẫn,
tra cứu điểm thực tập.
- Chức năng 5: Báo cáo: Bảng điểm thực tập, in danh sách thực tập viên,
in danh sách lớp, báo cáo quá trình thực tập.
Biểu diễn cụ thể tại bảng 2.1:
Tên hệ thống

Tên nhóm chức Tên chức năng
năng
Quản lý hệ
thống

Đăng nhập
Đổi mật khẩu
Cập nhật hồ sơ thực tập viên
Xếp lớp thực tập viên

Quản lý thực
tập viên

Phân nhóm thực tập viên

Cập nhật điểm thực tập

Quản lý giảng Quản lý danh mục chuyên môn
viên hướng dẫn
Cập nhật thông tin giảng viên
thực tập
Hệ thống quản
Phân giảng viên hướng dẫn nhóm
lý thực tập viên
của công ty
Tìm kiếm thực tập viên
TNHH Tester
Hà Nội
Tìm kiếm giảng viên hướng dẫn
Tìm kiếm

Tra cứu điểm thực tập
Bảng điểm thực tập


14
Báo cáo

In danh sách thực tập viên
In danh sách lớp
Báo cáo quá trình thực tập

Bảng 2.1: Bảng gom nhóm chức năng.
Vẽ sơ đồ phân cấp chức năng được biểu diễn như hình 2.1 bên dưới:


Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý thực tập viên
Mô tả các chức năng của hệ thống.
Chức năng Quản lý hệ thống: người dùng có một tài khoản để đăng nhập
vào hệ thống. Sau khi đăng nhập hệ thống sẽ kiểm tra mật khẩu đúng đắn
chưa. Nếu chưa đúng đăng nhập lại hoặc thoát sử dụng, nếu đúng người dùng
có thể thực hiện chức năng khác nhau. Cập nhật người dùng cho phép nhà
quản lý thêm, sửa, xóa thực tập viên, giảng viên hướng dẫn ra khỏi danh sách.


15
Chức năng Quản lý thực tập viên: Chức năng này cho phép nhân viên
thêm mới, chỉnh sửa các thông tin cá nhân của thực tập viên, xếp lớp thực tập
viên, phân nhóm thực tập viên. Cho phép giảng viên hướng dẫn cập nhật bảng
điểm của thực tập viên.
Chức năng Quản lý giảng viên hướng dẫn : chức năng này cho phép nhân
viên thêm mới, chỉnh sửa các thông tin của giảng viên như: Thông tin chuyên
môn, thông tin cá nhân. Đồng thời phân giáo viên hướng dẫn theo nhóm.
Chức năng Tìm kiếm : chức năng này dùng để tra cứu một thực tập viên,
một giảng viên nào đó mà người dùng muốn tìm kiếm. Còn dùng để tra cứu
điểm thực tập cuối khóa thực tập.
Chức năng Báo cáo : Báo cáo thống kê với chương trình quản lý rất quan
trọng. ví dụ: In ra danh sách thực tập viên, danh sách lớp, bảng điểm thực tập,
báo cáo quá trình thực tập của thực tập viên.
2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu.
Biểu đồ phân cấp chức năng trên chỉ là mô tả khái quát về các chức năng
chính của hệ thống giúp cho người sử dụng có thể hình dung một cách tổng
quát, dễ dàng về hệ thống. Vì vậy để biểu diễn quá trình hoạt động của hệ
thống quản lý thực tập viên, ta phải biểu diễn từng mức của biểu đồ đó. Trước
hết là mức 0: chức năng tổng quát của hệ thống quản lý thực tập viên. Các đối
tác phải xuất hiện trong toàn bộ BLD bối cảnh và không được phát sinh mới ở

các mức dưới, tuy nhiên có thể vẽ lại một đối tác ở mức dưới nếu thấy cần
thiết.
Như đã phân tích hệ thống gồm 3 đối tác chính đó là: thực tập viên, giảng
viên hướng dẫn thực tập, nhân viên. Giữa các đối tác này sẽ có sự trao đổi các
luồng dữ liệu với nhau:


×