Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Xây dựng loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại hệ thống cơ sở lưu trú khu vực hồ đại lải, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 68 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

Họ và tên: CAO THỊ
TH YẾN – A3K20

KHÓA LUẬN
LU
TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG
NG LOẠI
LO HÌNH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
NG K
KẾT HỢP
CHĂM SÓC SỨC
C KHỎE
KH
CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HỆ
Ệ THỐNG CƠ
SỞ LƯU
ƯU TRÚ KHU VỰC HỒ ĐẠI LẢI, VĨNH
NH PHÚC
`
NGÀNH: QUẢN
QU
TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH: 52340101
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN
QU
TRỊ KHÁCH SẠN



Giáo viên hướng
h
dẫn: PGS.TS.Vũ Tuấn Cảnh

HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 3
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4
I.

Phần mở đầu .................................................................................................... 5

NỘI DUNG .............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI
KHU VỰC HỒ ĐẠI LẢI ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH ...... 8
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG KẾT HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO KHÁCH
DU LỊCH CAO TUỔI ........................................................................................... 8
II. Phần nội dung ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
10
1.1.

Tài nguyên du lịch và loại hình du lịch. ..................................................... 10


1.1.1.

Tài nguyên du lịch. ............................................................................... 10

1.1.2.

Loại hình du lịch. .................................................................................. 17

1.2.

Khách du lịch và khách du lịch là người cao tuổi. .................................... 20

1.2.1.

Khái niệm về khách du lịch................................................................... 20

1.2.2.

Khách du lịch cao tuổi. ........................................................................ 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI
KHU VỰC HỒ ĐẠI LẢI ..................................................................................... 26
2.1. Khái quát về hồ Đại Lải................................................................................. 26
2.1.1. Vị trí địa lý, nguồn gốc hình thành hồ Đại Lải. ....................................... 26
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên hồ Đại Lải. ................................................................. 27
2.1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội khu vực hồ Đại Lải. ............................. 30
Bảng 1: Diện tích, dân số thị xã Phúc Yên năm 2013 ......................................... 31
Bảng 2: Một số chỉ tiêu, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ....... 32
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng..................................... 36
2.2.1. Tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên. ....................................... 36

1


2.2.2. Những lợi thế về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của khu
vực hồ Đại Lải .................................................................................................... 38
Hình 1: Sơ đồ quy hoạch khu du lịch hồ Đại Lải ................................................ 38
Hình 2: Sơ đồ quy hoạch dự án Flamingo Đại Lải Resort.................................. 40
2.3. Thực trạng phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng khu vực hồ Đại Lải. . 40
2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch khu vực hồ Đại Lải. .................................. 40
Bảng 3: Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015 ............................ 40
Bảng 4: Số liệu về lượng khách tới khu du lịch Hồ Đại Lải .............................. 41
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của hệ cơ sở lưu trú khu vực
hồ Đại Lải. ......................................................................................................... 42
2.3.3. Nhận xét, đánh giá giá trị của hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đến hai sao
đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng. ................................................................ 55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH NGHỈ DƯỠNG KẾT HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO KHÁCH DU
LỊCH CAO TUỔI. ............................................................................................... 57
3.1. Định hướng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức
khỏe cho khách du lịch cao tuổi. .......................................................................... 57
3.1.1. Định hướng thị trường. ............................................................................ 57
3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại hệ thống cơ sở lưu
trú đến hai sao tại khu du lịch hồ Đại Lải ......................................................... 57
3.2. Những giải pháp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc
sức khỏe cho khách du lịch cao tuổi. ................................................................... 58
3.2.1. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở lưu trú đến 2 sao
phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của người cao tuổi. ...................................... 58
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực. .......................................................................... 59
3.2.3. Phối kết hợp với các đơn vị, tổ chức du lịch, tổ chức người cao tuổi ở Hà
Nội và Vĩnh Phúc để tăng cường nguồn khách. ................................................ 59

III.

Kết luận và khuyến nghị. ........................................................................... 60

1. Kết luận .......................................................................................................... 60
2. Kiến nghị: ....................................................................................................... 61
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 62
Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội: Luật du lịch, 2005 ........................................ 62
Phụ lục ................................................................................................................... 63
2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích, dân số thị xã Phúc Yên năm 2013 ......................................... 31
Bảng 2: Một số chỉ tiêu, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ....... 32
Bảng 3: Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015 ............................ 40
Bảng 4: Số liệu về lượng khách tới khu du lịch Hồ Đại Lải .............................. 41
Hình 1: Sơ đồ quy hoạch khu du lịch hồ Đại Lải..................................................38
Hình 2: Sơ đồ quy hoạch dự án Flamingo Đại Lải Resort.................................. 40

3


LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ
rõ: “Phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Phát triển du
lịch góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện nâng cao đời sống, mang lại nguồn thu
ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ mặt của

đất nước.
Việt Nam là nước có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn.Là một nước có điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, nằm ở vị trí chiến lược ở Đông
Nam Á và giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Đứng trước sự mở cửa của nền kinh tế,
với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, ngành Du lịch Việt Nam phải có những
hướng đi mới, khai thác các nhóm đối tượng mới, góp phần tăng cường hiệu quả khai
thác, phát triển kinh tế xã hội.
Đề tài khóa luận “Xây dựng loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi tại hệ thống nhà nghỉ, nhà khách khu du lịch hồ Đại Lải” là
một hướng đi. Tuy đó chỉ là lý thuyết nhưng đồng thời phần nào nói lên thực tế của du
lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nói chung và khu du lịch hồ Đại Lải nói riêng. Đề tài khóa
luận của em là xây dựng một loại hình du lịch nghỉ dưỡng quen thuộc đến với đối
tượng ít được chú ý là người cao tuổi tại các nhà nghỉ nhà khách ở hồ Đại Lải.
Nhờ sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo nên em đã hoàn thành được khóa luận
này. Tuy đã nỗ lực rất nhiều nhưng do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn
chế nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em mong nhận được ý kiến đánh giá, chỉ
bảo của các thầy cô để em được mở rộng, nâng cao kiến thức.
Để hoàn thành được bản khóa luận tốt nghiệp này, PGS.TS.Vũ Tuấn Cảnh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian làm khoá luận.Em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong Khoa Du Lịch đã chỉ bảo cho em kiến thức trong suốt những năm
học qua.Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp em hoàn thành bản khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Yến
4


I.


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia xem du lịch là một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, Việt Nam cũng đã từng bước xúc tiến quá
trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam chưa thực sự tạo được hình ảnh
đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh mún, thiếu tính chuyên
nghiệp và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người không ngừng tăng
lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt Nam là đất nước có nhiều danh lam
thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp, cùng với tình hình chính trị ổn định sẽ là
một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để phát
triểnvà nâng cao chất lượng phục vụ. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với thế giới.
Tại Việt Nam, các công ty lữ hành lớn đã có rất nhiều mô hình du lịch nghỉ
dưỡng mới, hấp dẫn để phục vụ cho nhiều đối tượng.Trên thị trường du lịch có một
loại đối tượng có nhu cầu rất cao về du lịch nghỉ dưỡng đó là những người cao
tuổi.Ngày nay, du lịch không đơn thuần chỉ dành cho những người trẻ, ham giao lưu
tham quan khám phá nữa, mà nó đã mở rộng ra cho các đối tượng.Đây là nhóm đối
tượng có tiềm lực kinh tế trung bình, có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí cao. Ngoài ra, nhóm đối tượng này còn có 1 nhu cầu lớn về chăm sóc sức khỏe
tuổi già và tìm hiểu kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội,…
Về địa điểm, có khá nhiều địa điểm phù hợp để chọn làm nơi nghỉ dưỡng cho
loại hình du lịch cho người nghỉ hưu. Trong đó có hệ thống nhà nghỉ, nhà khách khu
vực hồ Đại Lải, cách Hà Nội khoảng 45km, rất thuận lợi để di chuyển và phù hợp với
đối tượng là người đã cao tuổi. Đồng thời, tôi chọn hệ thống cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng
tại khu vực hồ Đại Lải, có không gian thanh bình của miền thôn quê, với giá cả phù
hợp với đối tượng khách cao tuổi.
Vì lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Xây dựng loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi tại hệ thống cơ sở lưu trú khu vực hồ Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp của mình.
5


2. Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài.
Xây dựng hoàn thiện loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi tại các nhà nghỉ, nhà khách khu du lịch hồ Đại Lải
2.2 Nhiệm vụ của đề tài.
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch,
khách du lịch, khách du lịch cao tuổi.
- Hai là, phân tích thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực hồ Đại lải
- Ba là, định hướng và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng
kết hợp chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch cao tuổi.
3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hệ thống nhà nghỉ, nhà khách, các khách sạn đến 2 sao tại khu vực hồ Đại Lải.
Bao gồm: 17 nhà nghỉ và 13 khách sạn (từ 1-2 sao)
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khu du lịch hồ Đại Lải, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Sử dụng số liệu trong 3 năm gần đây từ năm 2013 – 2015 và định hướng cho sản
phẩm đến năm 2020, tầm nhìn 2030
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết đã được học
và các nguồn tham khảo chọn lọc những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, tổng
hợp lại để xây dựng nên một hệ thống khái niệm đầy đủ và sâu sắc về đề tài nghiên
cứu. Phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp. Còn tổng hợp được thực
hiện dựa trên kết quả của phân tích.
- Phương pháp thu thập số liệu: Dựa trên nguồn thông tin từ những tài liệu nghiên

cứu trước đây, những số liệu do đối tượng nghiên cứu cung cấp, để xây dựng cơ sở
luận cứ, làm căn cứ để đánh giá vấn đề.
6


- Phương pháp xử lý số liệu: Từ những con số đã tổng hợp, thu thập được kết hợp
với lý thuyết để phân tích, đưa ra các nhận xét, đánh giá, so sánh về vấn đề cần nghiên
cứu. Trên cơ sở đó thống kê, phân tích tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực hồ Đại Lải.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết
hợp chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch cao tuổi
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1.1. Tài nguyên du lịch và loại hình du lịch
1.1.1. Tài nguyên du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch
1.1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
1.1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
1.1.1.4. Phân loại tài nguyên du lịch
1.1.2. Loại hình du lịch
1.1.2.1. Quan niệm về loại hình du lịch
1.1.2.2. Những loại hình du lịch chủ yếu
1.2. Khách du lịch và khách du lịch là người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm về khách du lịch

1.2.2. Khách du lịch cao tuổi
1.2.2.1. Khái niệm về người cao tuổi và khách du lịch cao tuổi
1.2.2.2. Đặc điểm của người cao tuổi
Tiểu kết chương 1

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI
KHU VỰC HỒ ĐẠI LẢI
2.1. Khái quát về hồ Đại Lải.
2.1.1. Vị trí địa lý, nguồn gốc hình thành hồ Đại Lải
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên hồ Đại Lải
2.1.2.1. Địa hình
2.1.2.2. Địa mạo
2.1.2.3. Khí hậu
2.1.2.4. Đại chất
2.1.2.5. Thủy văn
2.1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội khu vực hồ Đại Lải.
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư
2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực hồ Đại Lải
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
2.2.1. Tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên
2.2.1.1. Tài nguyên nước
2.2.1.2. Tài nguyên sinh vật
2.2.1.3. Tài nguyên du lịch khác
2.2.2. Những lợi thế về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
của khu vực hồ Đại Lải
2.3. Thực trạng phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng khu vực hồ Đại
Lải

2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch khu vực hồ Đại Lải
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của hệ thống cơ sở lưu
trú khu vực hồ Đại Lải
2.3.3. Nhận xét, đánh giá giá trị của hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đến
hai sao đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG KẾT HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO
KHÁCH DU LỊCH CAO TUỔI
8


3.1. Định hướng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc
sức khỏe cho khách du lịch cao tuổi.
3.1.1. Định hướng thị trường.
3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại hệ thống cơ
sở lưu trú đến hai sao tại khu du lịch hồ Đại Lải
3.2. Những giải pháp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm
sóc sức khỏe cho khách du lịch cao tuổi
3.2.1. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở lưu trú
đến hai sao phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của người cao tuổi
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
3.2.3. Phối kết hợp với các đơn vị, tổ chức du lịch, tổ chức người cao
tuổi ở Hà Nội và Vĩnh Phúc để tăng cường lượng khách.
Tiểu kết chương 3

9


II.


Phần nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1.1.

Tài nguyên du lịch và loại hình du lịch.
1.1.1. Tài nguyên du lịch.
1.1.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch. Có tác giả cho rằng:
“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao
động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sư dụng cho nhu cầu trực tiếp và
gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
Tuy nhiên định nghĩa này chưa phản ánh được bản chất của tài nguyên du
lịch.Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên, kinh tế, văn hóa, được sử dụng để phục hồi sức khỏe cho con người. Trên cơ sở
này cho rẳng địa hình, thủy văn, khí hậu, thế giới động vật, di tích, lễ hội,..là những tài
nguyên du lịch. Thế nhưng rõ rang không phải trong bất cứ mọi dạng, mọi địa hình,
không phải bất cứ loại khí hậu nào,…cũng đều có khả năng thu hút khách du lịch. Hay
nói cách khác, không phải tất cả chúng đều có thể được khai thác cho kinh doanh du
lịch, nhiều khi có những kiểu địa hình, khí hậu, thủy văn lại là những điều kiện bất lợi,
cản trở việc thu hút khách.
Như vậy, tài nguyên du lịch phải là những giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa tâm
linh, giải trí, kinh tế,…của các thành tạo tự nhiên, những tính chất của tự nhiên các
công trình, sản phẩm do bàn tay hay trí tuệ con người làm nên có sức hấp dẫn với du
khách hoặc được khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Và theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11 định nghĩa rằng: “Tài nguyên du lịch

gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và
chưa được khai thác”.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịc sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
10


sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá
nhân.
1.1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
- Là loại tài nguyên có thể tái tạo được:
Trong quá trính khai thác và kinh doanh du lịch, khách được đưa đến điểm du
lịch để họ thẩm định tại chỗ những giá trị của thế giới xung quanh, cụ thể là những giá
trị của tài nguyên du lịch.Tài nguyên của mỗi loại hình du lịch mang tính đặc thù của
chúng. Mục đích nghỉ ngơi, điều dưỡng là các loại hình nước khoáng, bùn, thời tiết,
khí hậu, thích hợp cho việc chữa bệnh…Du lịch thể thao và các cuộc hành trình cần
những đặc điểm đặc biệt của lãnh thổ như: những chướng ngại vật, dân cư thưa thớt, ở
xa trung tâm. Đối với du lịch tham quan cần những danh lam thắng cảnh tự nhiên và
lịch sử văn hóa, các công trình kinh tế, những ngày lễ dân gian và những thành phần
văn hóa dân tộc.Những tài nguyên này được du khách tiêu thụ, song hầu như không
mất đi giá trị ban đầu.
-

Thường thuộc loại tài nguyên có tính đa dạng.


Một số tài nguyên không chỉ là tài nguyên du lịch mà còn là tài nguyên của các
ngành kinh tế khác.Điều này thường dẫn đến những tranh chấp về trách nhiệm trong
công tác quản lý và điều hành khai thác.Trong trường hợp này, chính quyền phải có
quyết định hợp lý mặc dù để dành tài nguyên đó cho du lịch thì hiệu quả kinh tế trước
mắt sẽ không cao bằng ngành kinh tế khách khai thác.
-

Là thành phần cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch cũng là yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du
lịch là tất cả những gì mà du khách được hưởng thụ trong suốt chuyến đi sản phẩm du
lịch là kết quả của dịch vụ chính (dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại), dịch vụ bổ sung (nếu khách
có yêu cầu) và dịch vụ đặc trưng. Về cơ bản thì dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung có
trong tất cả các tour du lịch trọn gói còn dịch vụ đặc trưng chủ yếu là do tài nguyên du
lịch quyết định.
- Có tính sở hữu chung.
Về nguyên tắc bất cứ công dân nào cũng có quyền thẩm nhận các giá trị tài nguyên
du lịch mang lại.Vì vậy việc khai thác tài nguyên là quyền của mọi doanh nghiệp du
11


lịch. Không có doanh nghiệp du lịch nào độc quyền tổ chức các chương trình du lịch
về bất cứ một điểm du lịch nào “cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích
hợp pháp từ hoạt động du lịch” và nhà nước ta “đảm bảo sự tham gia của mọi thành
phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”.
-

Gắn với vị trí địa lý.
Đa số các tài nguyên du lịch như cảnh quan thiên nhiên, di tìch lịch sử…đều


gắn chặt với vị trì địa lý, không thể di rời nơi khác được. Ngay cả thế giới động vật,
khí hậu, lễ hội, văn hóa truyền thống cũng là hàm số của vị trí. Đặc điểm này tạo sự
khác biệt trong kinh doanh du lịch là để bán được sản phẩm du lịch, khách hàng chứ
không phải sản phẩm du lịch được đưa đến nơi có tài nguyên du lịch.
- Có tính mùa vụ khá rõ rệt.
Hầu hết các tài nguyên du lịch đều có đặc điểm này kể cả tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.Với tư cách là tài nguyên du lịch, khí hậu thìch
hợp với du lịch biển từ tháng 4 đến tháng 8. Du lịch lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa
xuân… Điều này là một trong những nhân tố quyết định tính thời vụ của hoạt động du
lịch nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng.
- Giá trị của tài nguyên du lịch phụ thuộc vào yếu tố chủ quan giá trị của tài nguyên du
lịch không chỉ phụ thuộc vào giá trị tự thân mà còn phụ thuộc vào các nhà cung ứng và
du khách.
Về phần giá trị tự thân phụ thuộc vào độ lớn, sự phong phú, sự đa dạng, độc đáo
và sự tương phản…một di tích có nhiều công trình, một khu rừng có nhiều tầng, nhiều
địa hình có nhiều núi non tạo nên sự đa dạng, phong phú. Một công trình đương đại
đặc sắc, một lễ hội truyền thống, một trò chơi dân gian độc đáo…có sức hấp dẫn
rất lớn đối với du khách. Những hiểu biết của nhà cung ứng, khả năng và nghệ thuật
diễn giải và việc tôn tạo tu bổ tài nguyên có ảnh hưởng tới giá trị tài nguyên.Mặc dù
hầu như không làm thay đổi giá trị tự thân của tài nguyên.
Ngoài ra việc hấp dẫn du khách còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng truyền
đạt của hướng dẫn viên. Kết quả đầu tư của nhà cung ứng cũng có ý nghĩa trong việc
làm gia tăng giá trị của tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, cũng có từng trường hợp tại một
số nước do thiếu sự hiểu biết và vội vã nên việc trùng tu, tôn tạo tài nguyên du lịch dẫn
đến kết quả ngược lại làm giảm giá trị của tài nguyên.

12


Đặc điểm tiếp theo tạo nên sự khác biệt của tài nguyên du lịch là giá trị của tài

nguyên còn phụ thuộc vào khách du lịch. Hiểu biết, trình độ văn hóa, nhận thức,
tình cảm, môi trường sống…của khách là yếu tố góp phần đánh giá giá trị của
tài nguyên du lịch.
1.1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
- Ý nghĩa:
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của du
lịch.
- Vai trò:
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch.Sản
phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du
lịch.Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa
dạng của sản phẩm du lịch.Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản
phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.Trong
quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các mục
đích của du khách, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát
triển.Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch.Và
chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho các yếu tố điều kiện tự nhiên,
xã hội trở thành tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng tổ chức lãnh thổ du
lịch.Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố
có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên tài nguyên.Các yếu tố đó là khách du lịch,
tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ
công nhân viên, tổ chức điều hành và quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có
nhiều cấp phân vị khác nhau. Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đều
đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để
hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện
để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm năng của tài nguyên. Tổ chức lãnh
thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc khai thác các tài nguyên du
lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung.

1.1.1.4 Phân loại tài nguyên du lịch.
13


Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch, quyết định
tới loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch được chia thành hai loại:
-

Tài nguyên tự nhiên

-

Tài nguyên nhân văn

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo phó tiến sĩ Nguyễn Minh Tuệcũng tác giả trong cuốn địa lý du lịch: “ Tài
nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao
quanh chúng ta”.
Theo thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến trong đề tài Tài nguyên du lịch Bắc Ninh
với sự phát triển du lịch bền vững: “Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành
phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp khai thác sử dụng để tạo ra sản
phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch”.
Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều
kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội.Thường được khai thác đồng thời với tài
nguyên du lịch nhân văn.
* Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tài nguyên địa hình
Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, nơi diễn ra các hoạt động
của con người.Đối với hoạt động du lịch các dạng địa hình tạo nên phong cảnh, một
yếu tố quan trọng để hình thành nên các tài nguyên khác. Một số kiểu địa hình đặc biệt

có sức hấp dẫn cho phát triển du lịch:
+ Địa hình đồng bằng.
Đây là dạng địa hình tương đối đơn điệu về ngoại hình không gây được cảm
giác mạnh trong du lịch mạo hiểm tuy nhiên đây là nơi thuận lợi cho hoạt
động kinh tế, là nơi quần tụ của con người. Nơi đây đã sản sinh ra văn hóa của
con người, nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn.Vì vật địa hình đồng bằng cũng
ảnh hưởng gián tiếp tới du lịch.
+ Địa hình miền núi
Trong các dạng địa hình thì địa hình miền núi có ưu thế hơn cả đối với hoạt
động du lịch. Địa hình miền núi có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, có nhiều đối
tượng trong hoạt động du lịch như các sông, suối, thác nước, hang động và rừng cây.

14


Miền núi cũng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người và còn giữ được bản sắc văn
hóa độc đáo.
+ Địa hình vùng đồi
Đây là dạng địa hình tạo ra không gian thoáng đãng và bao là, khách du lịch
thường thích cắm trại thăm quan trên các vùng đồi. Nơi đậy tập trung dân cư tương đối
đông đục, lại là nơi tập trung các di tích khảo cổ học, và tài nguyên văn hóa, lịch sử
độc đáo, rất thích hợp để tổ chức các hoạt động du lịch tham quan theo chuyên đề.
+ Đặc biệt là kiểu địa hình kaster và kiểu địa hình bờ bãi biển.
Hang động kaster là một trong những kiểu kaster được quan tâm nhất đối với
khách du lịch vì cảnh quan thiên nhiên và văn hóa kiểu địa hình ven bờ có thể tận dụng
khai thác du lịch với các mục đích khác nhau như: tham quan du lịch, nghiên cứ khoa
học, nghỉ an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước.
- Tài nguyên khí hậu.
Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng
tài nguyên du lịch đã được định nhằm khai thác cho du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ

ẩm, áp xuất, không khí, lượng mưa, gió, bức xạ mặt trời. Nhìn chung những yếu tố khí
hậu thích hợp với sức khỏe con người, tạo điều kiện cho con người có sức khỏe tốt,
hấp dẫn du khách.
Những nơi có khí hậu thích hợp với con người là điều kiện thuận lợi hấp dẫn du
khách và triển khai các hoạt động du lịch.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho phát triển các loại hình du lịch và quyết định
tính thời vụ của nhiều loại hình du lịch.Các vùng khác nhau có tính mùa vụ du lịch
không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.
-

Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm.Đối với hoạt động du

lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất to lớn.Nó bao gồm: đại dương, biển, hồ, suối...
Đối với du lịch nước mặt góp phần tạo môi trường không khí mát mẻ, thoáng,
tạo phong cảnh đẹp. Các mặt nước ven bờ: bãi biển, ven hồ, các dòng sông thường
được sử dụng để tắm, phát triển các hoạt động thể thao dưới nước.
Nước ngầm: các điểm nước khoáng, suối nước những là tài nguyên thiên nhiên
quý giá để phát triển các loại hính du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… ở nước ta theo
điều tra có trên 400 nguồn nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một
15


số thành phần vật chất đặc biệt, các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng
xạ.lại có một số tính chất vật lý: nhiệt độ cao, độ Ph có tác dụng sinh lý với con
người.
-

Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên sinh vật bao gồm: nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ


phát triển du lịch. Hiện nay, khi mà đời sống con người càng được nâng cao thì nhu
cầu nghỉ ngơi, giải trí càng trở nên cấp thiết cùng với thị yếu đi du lịch ngày càng
phong phú. Ngày nay, đã xuất hiện một hình thức đi du lịch mới hấp dẫn du khách đó
là thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên với các đối tượng là các loại động thực vật
thông qua một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, thăm quan thiên nhiên,
nghiên cứu khoa học.
Trong hoạt động tham quan du lịch thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt
do tính đa dạnh sinh học, sự bảo tồn được nhiều nguồn gen, tạo phong cảnh đẹp, thơ
mộng và sinh động.
Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia cũng như ở Việt Nam phục vụ mục đích du
lịch thường tập trung ở:
+ Các vương quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng sinh thái
văn hóa lịch sử.
+ Một số hệ sinh thái đặc biệt ở Việt Nam cũng như thế giới đã được bảo vệ,
khai thác phát triển du lịch như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái dạng san
hô, hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sông....
+ Các điểm tham quan sinh vật: các vườn thú, vườn bách thảo, các viện bảo
tàng sinh vật, các sân chim, các khu vườn sinh thái, các cơ sở nuôi dưỡng động vật.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội cùng các giá
trị văn hóa, lịch sử của chúng có sức hấp dẫn du khách và được khai thác để kinh
doanh du lịch.
Trong số các tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa có vị trí đặc
biệt.Các di sản văn hóa được chia thành di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề,
16



trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết
về thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, danh lam
thẳng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.Cổ vật là
hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm về lịch sử, văn hóa, khoa học
từ 100 tuổi trở lên.
Báu vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm,
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí,
có ý nghĩa không điển hình hoặc thứ yếu.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân văn diễn ra trong thời gian, tài nguyên du
lịch nhân văn thích hợp với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình.
- Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hóa cao
hơn, thu nhật và yêu cầu cao hơn.
- Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và thành
phố lớn.
- Ưu tiên của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không tính theo mùa,
không bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.
- Sở thích của những người tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn là rất phức tạp
và khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch
nhân văn.

1.1.2. Loại hình du lịch.
1.1.2.1.

Quan niệm về loại hình du lịch

17


Cùng với bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế, văn hóa toàn cầu mạnh mẽ, du lịch
việt nam phát huy các giá trị tài nguyên, di sản của địa phương một cách chọn lọc,
sang tạo những giá trị mới từ sự tiếp thu tinh hoa văn hóa, du lịch thế giới. Du lịch
Việt Nam đã và đang có những đột phá thông qua sự đa dạng của các loại hình du lịch.
Nói một cách nôm na rằng có tài nguyên du lịch nào thì có loại hình du lịch đó. Đây là
một tiêu chí để phân loại các loại hình du lịch khác nhau.Ngoài ra, các chuyên gia về
du lịch Việt Nam cũng có các tiêu chí để phân loại các loại hình du lịch.
1.1.2.2.

Những loại hình du lịch chủ yếu

Tất cả các loại hình du lịch dù dung tiêu chí nào để phân loại thì chung quy đều
có một điểm chung, đó là đáp ứng được mục đích du lịch của khách.
Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có các loại hình du lịch khác
nhau:
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi:
-Du lịch quốc tế:
- Du lịch nội địa:
*Căn cứ vào loại hình lưu trú
- Du lịch ở trong khách sạn
- Du lịch ở trong motel
- Du lịch ở trong nhà trọ

- Du lịch ở trong Làng du lịch
- Du lịch ở Camping
*Căn cứ vào thời gian chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
* Căn cứ vào mục đích chuyến đi
- Du lịch chữa bệnh
18


- Du lịch nghỉ ngơi giải trí
- Du lịch thể thao
- Du lịch văn hoá
- Du lịch công vụ
- Du lịch sinh thái
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
- Du lịch quá cảnh
*Căn cứ vào đối tượng đi du lịch
- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch dành cho những người cao tuổi
- Du lịch phụ nữ, gia đình,...

*Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khu du lịch
- Du lịch bằng máy bay
- Du lịch bằng ô tô, xe máy
- Du lịch bằng tàu hoả
- Du lịch tàu biển
- Du lịch bằng thuyền, ghe,…
*Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi:

- Du lịch theo đoàn: Có /Không thông qua Tổ chức du lịch
- Du lịch cá nhân: Có /Không thông qua Tổ chức du lịch
19


*Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch:
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nghỉ biển, sông hồ
- Du lịch đồng quê
- Du lịch thành phố…
Trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp một số loại hình du lịch
với nhau.
1.2.

Khách du lịch và khách du lịch là người cao tuổi.
1.2.1.

Khái niệm về khách du lịch

Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
+Khách du lịch quốc tế (International tourist):
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch đi (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc
gia đi du lịch nước ngoài.
+Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi
du lịch trong nước.
+Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu

hút khách trong một quốc gia.
+Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
+ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
20


+ Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
+Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
1.2.2. Khách du lịch cao tuổi.
1.2.2.1.

Khái niệm người cao tuổi và khách du lịch cao tuổi.

a. Khái niệm người cao tuổi.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi.Trước đây, người ta thường
dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày
càng được sử dụng nhiều hơn.Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học
song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ
tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với
việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người
cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo WHO: Người cao
tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác
nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau.
Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của
người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn
hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội,
công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay
đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề
trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ
giúp của công tác xã hội.
b. Khái niệm khách du lịch cao tuổi

21


Khách du lịch cao tuổi là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Và có độ tuổi từ 60
tuổi trở lên.
1.2.2.2.

Đặc điểm của người cao tuổi.

a. Đặc điểm sinh lý
* Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn
tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng
tự điều 9 chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh
thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo
chiều hướng đi xuống.

- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và thô
hơn.Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi già có những nếp
nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không c ̣n tính chất đàn hồi.
Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da
- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn
này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với
tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim
phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát
sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá.
- Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy giảm. Khả
năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng giảm sút. Người già
thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn.Người già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có
thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ.Họ cũng phải chịu đựng những
khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao.
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người
cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo,
22


các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Người già hay bị mệt
mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
* Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
- Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp
tim…
- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…
- Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung

thư phổi…
- Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
- Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
- Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và các
bệnh về sức khỏe tâm thần…
b. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội
lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn
hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi
già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi
thường gặp là:
* Hướng về quá khứ Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại,
người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội
cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống
cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
* Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già người cao tuổi
phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng
thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ
trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi
sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về
hưu”.
23


* Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường bận rộn
với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi.
Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình
không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và

ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có
thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham
gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do
tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do
vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi
mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng
lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói
thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi
thường.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn
con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và
có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và
khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện
công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không
thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở
thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con
cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi
vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự
cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều
đó và sợ chết. Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi đã trình bày ở
trên dẫn đến việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết.
c. Đặc điểm khác:
24


×