Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

De xuat cac giai phap quan ly nham giam thieu phat thai trong nuoc thai cong nghiep va nuoc thai sinh hoat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.38 KB, 30 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 31

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU PHÁT THẢI TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Thuộc Nhiệm vụ

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 31

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU PHÁT THẢI TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Thuộc Nhiệm vụ

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


ĐƠN VỊ TƯ VẤN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
PHẦN 1 – QUẢN LÝ, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯƠC THẢI ĐÔ
THỊ TẠI VIỆT NAM.....................................................................................................5
1.1. Tình hình xây dựng, phát triển các nhà máy/trạm xử lý nước thải đô thị, khu dân
cư 5
1.1.1. Thoát nước và vệ sinh đô thị.......................................................................5
1.1.2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại Việt Nam...........................7
1.2. Tình hình quản lý, vận hành các nhà máy/trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
tại Việt Nam.............................................................................................................11
PHẦN 2 – THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI......14
2.1. Tài nguyên nước mặt.........................................................................................14
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt.....................................................................14
PHẦN 3 – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.......17
3.1. Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam.........................................17
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu phát thải trong nước thải công

nghiệp và nước thải sinh hoạt...................................................................................18
3.2.1. Đối với cán bộ quản lý cấp trung ương...................................................18
3.2.2. Đối với cán bộ quản lý cấp địa phương....................................................20
3.3. Kiến nghị các hoạt động cần thực hiện để cải thiện công tác quản lý và phát
triển bền vững lĩnh vực VSMT đô thị......................................................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31

3


MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 20
năm qua, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành nhiều
văn bản pháp quy về vệ sinh môi trường đô thị cũng như đầu tư vào lĩnh vực
này, trong đó có việc đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải.
Mặc dù định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2050 đã được phê duyệt trong Quyết định số 1930/QĐ của Thủ tướng
Chính phủ, trong đó quy định phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho các
khu vực đô thị mới. Tuy nhiên khó thực hiện được quy định này do xây dựng hệ
thống thoát nước riêng sẽ tốn kém hơn và công tác giám sát, quản lý còn chưa
hiệu quả. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch thoát nước ba
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam (Quyết định
1336/QĐ-TTg ngày 22/12/2008) và quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng
điểm đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định 2066/QĐ-TTg ngày 12/11/2011).
Bộ Xây dựng được phân công quản lý quy hoạch, hướng dẫn các địa phương lập
và điều chỉnh quy hoạch thoát nước cho phù hợp và lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện dự án. Trên thực tế, hầu hết các đô thị đều muốn lập quy hoạch thoát nước

để thúc đẩy đô thị mình phát triển. Đa số các quy hoạch hiện nay tập trung vào
việc mở rộng và cải tạo hệ thống thoát nước chung hiện có. Hệ thống thoát nước
riêng được lập cho các khu vực mới phát triển. Tuy nhiên các nhà máy xử lý
nước thải thường đặt ở ngoài khu vực mới phát triển. Trước khi chảy đến nhà
máy xử lý nước thải, hệ thống thoát nước riêng lại nhập vào hệ thống thoát nước
chung chảy dọc theo đường giao thông bên ngoài khu vực dự án. Các công ty
thoát nước và chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ hoạt động đấu
nối hộ gia đình, trong một số trường hợp các gia đình này thu gom cả nước mưa
vào trong hệ thống thoát nước riêng.
Chuyên đề “Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu phát thải
trong nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt” nhằm đưa ra các giải
pháp quản lý hữu ích cho Thành phố Hà Nội nhằm giảm phát thải khí nhà kính
trong lĩnh vực nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

PHẦN 1 – QUẢN LÝ, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯƠC THẢI
4


ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 20
năm qua, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành nhiều
văn bản pháp quy về vệ sinh môi trường đô thị cũng như đầu tư vào lĩnh vực
này, trong đó có việc đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải.
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng các nhà máy và các trạm xử
lý nước thải sinh hoạt đô thị. Đến cuối năm 2014, đã có 32 thành phố có dự án
thoát nước và vệ sinh với tỷ lệ số hộ đấu nối vào hệ thống thoát nước là hơn
90%.Khoảng 25% lượng nước thải đô thị được xử lý bởi 27 nhà máy xử lý nước
thải tập trung (NM XLNTTT),với công suấtkhoảng 770.000 m 3/ngđ trong tổng

số phát sinh 3.080.000 m3/ngđ. Hơn nữa, có khoảng 20 NM XLNT đang xây
dựng với công suất gần 1.4 triệu m3/ngđ. Do đó, đến cuối năm 2020, nâng tổng
công suất XLNT dự kiến lên khoảng 2,1 triệu m3/ngđ. Bên cạnh việc xây dựng
các nhà máy XLNT đô thị, trạm XLNT cho các khu đô thị mới cũng được đầu tư
xây dựng. Tuy nhiên, các thành phố lớn như Hà Nộimới chỉ có khoảng một nửa
số khu đô thị mới có trạm XLNT tập trung, các khu đô thị còn lại chưa có trạm
XLNT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về tình hình quản lý, vận hành
bảo dưỡng các nhà máy/trạm XLNT, sau khi xây dựng và đưa vào vận hành,
mặc dầu chủ đầu tư các nhà máy XLNT sinh hoạt đô thị đều thực hiện việc đào
tạo chuyển giao công nghệ và vận hành một cách nghiêm chỉnh, bài bản, khá
nghiêm túc, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.Bài báo đề xuất
và khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà
máy/trạm XLNTTT, góp phần bảo vệ môi trường.
2.1Tình hình xây dựng, phát triển các nhà máy/trạm xử lý nước thải đô
thị, khu dân cư
1.1.1. Thoát nước và vệ sinh đô thị
Hệ thống thoát nước (HTTN) đô thị chủ yếu là HTTN chung.
- Tới nay đã có 32 thành phố có dự án thoát nước và vệ sinh từ nguồn vốn
ODA với tỷ lệ số hộ đấu nối hơn 90%.
- Tại các đô thị, 40 – 70% dân số đô thị được phục vụ bởi HTTN công
cộng
- Phần lớn số hộ đô thị (80%) sử dụng bể tự hoại.
- Theo thống kê của tác giả, đến cuối năm 2014, khoảng 25% lượng nước
thải đô thị được xử lý tập trung với 27 nhà máy xử lý nước thải tập trung (NM
5


XLNTTT),công suấtkhoảng 770.000 m3/ngđ trong tổng số phát sinh 3.080.000
m3/ngđ.
- Công nghệ XLNT khá đa dạng như công nghệ A2O, AO có khử N, SBR,

CAS, chuỗi hồ sinh học, kênh ôxi hóa, lọc sinh học…
Hiện nay có khoảng 20 NM XLNT đang xây dựng với tổng công suất gần
1.4 triệu m3/ngđ. Do đó, đến cuối năm 2020, nâng tổng công suất XLNT dự kiến
lên khoảng 2,1 triệu m3 /ngđ.
Điều này cho thấy, các hoạt động thực tế xây dựng các hệ thống XLNTTT
ở đô thị đang theo hướng tích cực.
Trong hai thập kỷ qua, tại các thành phố, đô thị lớn loại đặc biệt và loại I
đã xuất hiện nhiều khu đô thị với các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà khách sạn,
thương
mại.
Tại Hà Nội, ngày 02/01/2012, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy
hoạch phân khu.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 150-160 khu đô thị mới
(KĐTM) dân số khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng Hà Nội,
khoảng một nửa khu đô thị có xây dựng trạm XLNT tập trung, còn lại một nửa
chưa có trạm XLNT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Báo cáo giám sát
của HĐND TP Hà Nội về tình hình đầu tư các dự án KĐTM năm 2014 cho thấy:
Trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư, các chủ đầu tư
đều thiết kế trạm XLNT, song thực tế, số dự án đưa vào vận hành trạm XLNT
rất ít .
Theo quy hoạch đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 39
NMXLNT cho KĐT trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Nhưng hiện mới có 5NM với
công suất thiết kế 263.200m3/ngđ đang vận hành; 3NM đang chuẩn bị đầu tư,
xây dựng với công suất 368.500 m3/ngđ.
– Nước thải đầu vào của các nhà máy XLNT với HTTN riêng hoàn toàn
có nồng độ thuộc loại trung bình như đối với nhà máy XLNT Đà Lạt và Buôn
Ma Thuột (BOD: 340 – 380 mg/l; COD: 560-600 mg/l; T-N: 90-95 mg/l). Ngay
cả nước thải của nhà máy XLNT Bình Dương với HTTN riêng, nhưng mới đưa
vào hoạt động cũng thuộc loại có nồng đô thấp (BOD: 27-75 mg/l; COD: 76-161
mg/l; NH4+-N: 13-26,4 mg/l).

– Nước thải của 24 nhà máy XLNT còn lại với HTTN chung đang hoạt
động đều thuộc loại có nồng độ thấp (SS, BOD: 30-135 mg/l; COD: 60-230
mg/l; T-N: 11-40 mg/l).
6


1.1.2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
a. Công nghệ XLNT sinh hoạt đô thị tập trung đã áp dụng quy mô lớn
* Công nghệ hồ sinh học tại NMXLNTTT
- Hồ sinh học kỵ khí tạiSơn Trà, Phú Lộc, Hòa Cường, Ngũ Hành Sơn TP
Đà Nẵng,
- Hồ sinh học hiếu khí và triệt để tại Tháp Chàm-TP Phan Rang
- Hồ sinh học kỵ khí, tùy tiện và ổn định hiếu khí Buôn Ma Thuột,
- Hồ sinh học hiếu khí và triệt để tại Bình Hưng Hòa TP HCM
- Hồ sinh học hiếu khí cưỡng bức, tùy tiện, triệt để và trồng cây tại Đồng
Hới, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải Đức Ninh TP Đồng Hới
* Kênh Oxy hóa tuần hoàn (OD) tại Phú Tài-TP Quy Nhơn, TP Vũng Tàu, TP Nha
Trang, TP Bắc Giang

7


Hình 2 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải với kênh oxy hóa tuần hoàn
* Bể Aeroten với bùn hoạt tính truyền thống tại NMXLNTTT Hồ Bảy Mãy,
TP Hà Nội, Bình Hưng –TP HCM
* Bể lọc sinh học nhỏ giọt tại tại NMXLNTTT Đà Lạt, Hà Thanh TP Quy
Nhơn


Hình 3 : Sơ đồ bể lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước thải
* Bể Aeroten theo công nghệ AO tại NMXLNTTT Bắc Thăng Long

Hình 4: Sơ đồ công nghệ AO xử lý nước thải
8


* Bể Aeroten theo công nghệ AAO tại NMXLNTTT Trúc Bạch, Kim
Liên –TP Hà Nội, Châu Đốc-An Giang

Hình 5: Sơ đồ công nghệ AO xử lý nước thải

* Bể Aeroten hoạt động theo mẻ-SBR tại NMXLNTTT Yên Sở -TP Hà
Nội, TP Bình Dương, các nhà máy XLNT ở Bãi Cháy, Hòa Khánh TP
Hạ Long

Hình 6. Sơ đồ công nghệ SBR xử lý nước thải

b. Công nghệ XLNT sinh hoạt đô thị tập trung đã áp dụng quy mô nhỏ
Viện Khoa học và Kỹ Thuật Môi trường Đại học Xây dựng, một số Trung
tâm thuộc Bộ Xây dung, Trung tâm Công nghệ môi trường, Tổng Cục Môi
trường, v.v. đã nghiên cứu áp dụngmô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công
nghệ kỵ khí kết hợp với xử lý bậc 3 bằng hệ thống bãi lọc ngầm nhân tạo, với
tiêu chí dễ vận hành, chi phí vận hành thấp, vừa xử lý nước thải vừa khôi phục
cảnh quan môi trường, kết hợp làm công viên sinh thái, dễ áp dụng trong điều
9


kiện Việt Nam. Các hình ảnh được minh họa tại xã Chiềng Châu, huyện Mai
Châu-Hòa Bình, Thị trấn Me, huyện Yên Mô Ninh Bình, phường Bách Quang,

thị xã Sông Công ,thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thí điểm cho cụm dân cư
tổ dân phố Phú Hà và tổ dân phố Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội. Công nghệ XLNT tòa nhà Quốc Hội. Ở Việt Nam đã áp dụng
công nghệ XLNT bằng đệm chuyển động MBBR (Moving Bed Biofilm
Reactor).
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí, Vận hành linh hoạt và đơn giản, Hiệu quả xử lý
nhanh;
- Công nghệ linh hoạt;
- Lâu bền và ổn định;
- Nâng cấp đơn giản;
- Xử lý đến 98% BOD và Nitrogen;
- Thân thiện với môi trường.

Đối với các trạm XLNT của các tòa nhà cao tầng, thương mại, dịch
vụ hay khu đô thị, các chủ đầu tư cũng áp dụng công nghệ sinh học khá đa dạng.
2.2Tình hình quản lý, vận hành các nhà máy/trạm xử lý nước thải sinh
hoạt đô thị tại Việt Nam
10


1.1.3. Tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
TCVN 7222:2002 hay QCVN 14:2008/BTNMT
Bảng 1: Các thông số chính của nước thải sau Xử lý:

1.1.4. Đối với các nhà máy XLNT đô thị quy mô lớn
Cơ cấu tổ chức quản lý thuộc các Công ty TNHH MTV của các tỉnh như
tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,
TP Đà Nẵng, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh,…Ngoài ra, theo cơ chế đấu thầu
quản lý, tai các NMXLNT TP Hà Nội có các công ty cổ phần và tư nhân như

công ty Phú Điền.
Như đã đề cập, đội ngũ cán bộ nhân viên vận hành trong các nhà máy
XLNT đô thị ban đầu đều được đào tạo bài bản và vận hành tương đối có hiệu
quả.
Tuy nhiên, có tình trạng là xây dựng nhà máy XLNT rồi, như nhà máy
XLNT KĐT Bắc Thăng Long, nhưng chưa xây dựng mạng lưới thoát nước nên
không có nước thải để nhà máy XLNT hoạt động hết công suất thiết kế, xây
dựng.
11


Ngoài ra cá biệt cũng có tình trạng thiếu bền vững hoặc không thực hiện
như thiết kế, hay xây dựng ban đầu. Chẳng hạn, một nhà máy XLNT công suất
ban đầu 3.500 m3/ngđ, hoạt động từ năm 2007, đến nay đã được 9 năm và đã quá
tải, công suất đạt tới 5.500 m3/ngđ. Đa số cán bộ nhân viên được đào tạo ban
đầu, nay đã chuyển làm nghề khác, nhà máy bỏ công đoạn xử lý phân bùn bể
phôt. Lượng bùn tạo ra rất ít, khâu xử lý bùn dường như không hoạt động. Sân
phơi bùn hoàn toàn để không. Về thiết kế, quy hoạch nhà máy XLNT, cán bộ
phụ trách cho rằng,quy hoạch chưa hợp lý. Nếu bố trí sân phơi bùn phía trong,
tại vị trí khu nhà điều hành thì sẽ tránh được sự lan toả mùi, dân xung quanh sẽ
không kêu ca, khiếu nại. Nhưng mặt khác, người cấp phép cho dân lại cấp vào
khu quy hoạch của nhà máy XLNT, để cuối cùng dân lại kêu ca, phàn nàn về
vấn đề mùi.
Một nhà máy XLNT khác có công suất 7.000 m3/ngđ lại gặp phải tình
trạng khác. Tại đây, bể lắng cát bị thay đổi công nghệ xả cát, bằng cách xây bao
bờ ngăn dưới mặt đất (Hình 8a), mà không xả cát theo công nghệ đã thiết kế.
Chu kỳ xả cát kéo dài, có khi tới 5-7 ngày mới xả một lần. Do đó cát lẫn nhiều
cặn hữu cơ. Bùn tạo ra từ bể SBR lại hút và xả lên vỉa cạnh tường bao.

1.1.5. Đối với các trạm XLNT các tòa nhà cao tầng, khách sạn, dịch vụ

và chung cư
Đối với các trạm XLNT của các tòa nhà cao tầng, thương mại, dịch vụ
hay khu đô thị, việc quản lý, vận hành do chủ dự án tổ chức thực hiện. Đối với
các khu dân cư tại Ninh Bình, TX sông Công, phường Tây Mỗ, Hà Nội do
UBND xã, Phường tổ chức vận hành quản lý.
Tại Hà Nội, khoảng một nửa số khu đô thị mới(KĐTM) có trạm
XLNT.Các trạm XLNT của các đối tượng này thuộc loại công suất nhỏ, chỉ tới
1000 m3/ngđ, một ssos có công suất lớn như KĐTM Time City Hà nội 3000
m3/ngđ.Tuy nhiên vấn đề vận hành và bảo dưỡng chưa được các chủ dự án coi
trọng đúng mức. Chẳng hạn như định kỳ xả bùn chưa được tuân thủ theo hướng
dẫn.
12


Đây mới chỉ là định tính. Cần có số liệu định lượng, đánh giá tình hình
vận hành và bảo dưỡng các trạm XLNT loại này một cách hệ thống. Bằng chứng
là trạm XLNT của các bệnh viện Việt Đức, bệnh viện K tại Hà Nội. Mới đây báo
đài Trung ương và Hà Nội đã đưa tin, trạm XLNT bệnh viện Việt Đức đưa vào
vận hành từ 2007, của bệnh viện K đưa vào vận hành từ năm 2009 nhưng nay đã
không hoạt động, Nguyên nhân chủ yếu là do việc bảo dường thường kỳ chưa
được thực hiện.

PHẦN 2 – THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3Tài nguyên nước mặt
Về trữ lượng nước mặt, thành phố Hà Nội được chia làm hai khu vực:
Khu vực nội thành: Trữ lượng nước mưa 1,34 tỷ m 3; nước mặt: Sông
Hồng co lưu lượng trung bình quan sát nhiều năm là 2.650 m 3/s; các sông khác
co tổng lượng khoảng 70 m3/s.
13



Khu vực ngoại thành: Co các ông lớn chảy qua là sông Đà, sông Hồng,
sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ. Trong đó sông Đà hiện tại và
trong tương lai co khả năng lớn về cấp nước cho Thành phố Hà Nội.
2.4Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
a. Nước thải sinh hoạt khu vực đô thị
Ước tính tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn thành
phố khoảng 900.000 m3/ngày.đêm. Riêng đối với khu vực đô thị (trừ thị xã Sơn
Tây) khoảng 752.000 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước thải xử lý trong năm 2014,
6 tháng đầu năm 2015 trung bình khoảng 173.217 m3/ngày.đêm), đạt 23% tổng
lượng nước thải sinh hoạt khu vực đô thị (trừ thị xã Sơn Tây) của thành phố.
Lượng nước thải còn lại hầu hết chưa được xử lý và xả vào các sông, mương
thoát nước, ao hồ trên địa bàn thành phố.
b. Nước thải công nghiệp
Tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố khoảng 75.000
m3/ngày.đêm. Tính đến thời điểm hiên nay (06/2015), trên địa bàn thành phố có
8/8 Khu công nghiệp (KCN) (100%) và 8/49 Cụm công nghiệp (CCN) (16%)
đang hoạt động có Trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) đã vận hành
(riêng KCN Sài Đồng B, trạm XLNTTT vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử
nghiệm).
Để đánh giá chất lượng nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố, trong năm năm vừa qua, Trung tâm quan trắc tài nguyên môi tường
Hà Nội đã tiến hành quan trắc và phân tích chất lượng nước thải tại 9 KCN trên
địa bàn thành phố (gồm KCN Sài Đồng, KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam
Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Đài Tư, KCN Quang Minh, KCN Thạch Thất
– Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa, và KCN cao Hòa Lạc).
Trong 9 KCN quan trắc co 08 KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ
thống XLNT tập trung đó là các KCN: Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long,
Quang Minh, KCNC Hòa Lạc, Sài Đồng, Phú Nghĩa, Thạch Thất – Quốc Oai và
Đài Tư. Riêng KCN Nội Bài hiện mới chỉ co hệ thống thu gom, xử lý nước thải

sinh hoạt tập trung, các doanh nghiệp trong KCN phảu tự xử lý nước thải sản
xuất đạt tiêu chuẩn của KCN trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.
Bảng 1: Hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN tập trung trên địa bàn thành
phố Hà Nội
14


TT

Tên KCN

Công tác xử lý nước thải

1

KCN Sài Đồng B

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 3.000 m3/ngày đêm, chưa xây dựng hệ
thống thu gom nước thải của KCN

2

KCN Thạch Thất – Quốc Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
Oai
suất 1.500 m3/ngày đêm

3

KCN Phú Nghĩa


Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 3.000 m3/ngày đêm

4

KCN Thăng Long

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 3.000 m3/ngày đêm

5

KCN Nam Thăng Long

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 800 m3/ngày đêm

6

KCN Quang Minh

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 1.800 m3/ngày đêm

7

KCN Hà Nội – Đài Tư

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công

suất 1.500 m3/ngày đêm

8

KCN Nội Bài

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 2.500 m3/ngày đêm. Nước thải sản xuất
của các đơn vị phải tự xử lý trước khi xả ra
hệ thống thoát nước chung của khu công
nghiệp

(Nguồn: Báo cacos Công tác xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi
trường trên địa bàn thành phố của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị
giao ban Lãnh đạo Thành phố với Lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, các sở, ban
ngành của Thành phố quý II/2014)
c. Nước thải y tế
Lượng nước thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố khoảng 7.343
m3/ngày đêm. Hiện 18/22 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 7/14 bệnh viện trực
thuộc các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 4/18 bệnh
viện đang xây dựng hệ thống XLNT; có 37/41 bệnh viện do Sở Y tế được phê
15


duyệt Dự án đầu tư và xây dựng hệ thống XLNT; 4/41 bệnh viện đang co dự án
đầu tư xây dựng hệ thống XLNT; 22/29 bệnh viện tư nhân ngoài công lập có hệ
thống XLNT và đảm bảo đủ tiêu chuẩn về xử lý chất thải lỏng y tế, 52 phòng
khám Đa khoa và 04 nhà hộ sinh thuocj các Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã có
hệ thống XLNT theo công nghệ HA-18B (D) của Nhật Bản. Các phòng khám và
cơ sở dịch vụ y tế tư nhân sử dụng phương pháp bể chứa ngâm hóa chất khử

trung (Cloramin B) trước khi thải ra môi trường.
(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, Văn bản số 1206/SYT-NVY) ngày 16/03/2015 về việc
cung cấp số liệu phục vụ tổng hợp số liệu thống kê trên địa bành thành phố Hà
Nội).
d. Nước thải của các khách sạn và trung tâm thương mại – du lịch
Hà Nội hiện có khoảng trên 200 khách sạn 3-5 sao, tạo ra lượng nước
khoảng 9.000 m3/ngày. Các khách sạn lớn đều co công trình xử lý nước thải, ước
tính khoảng 6.000 m3/ngày.
Theo số liệu của Sở Công Thương đến tháng 12/2013, trên đại bàn Hà Nội
co 411 chợ, bình quân 1 quận, huyện, thị xã co 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng
15.165 người. Tổng lượng nước thải thương mại, du lịch ước khoảng 123.000
m3/ngđ.
e. Nước thải làng nghề và chăn nuôi
Nước thải của làng nghề khoảng 156.000 m 3/ngđ. Lượng nước thải từ
chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ướng khoảng 70.000 m3/ngđ.

PHẦN 3 – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.5Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam
Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính
sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý
nước thải phát triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt được là:
- Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho người
nghèo đô thị được cải thiện đáng kể, không còn tình trạng đi vệ sinh bừa bãi;
- 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó 90% số hộ gia đình sử
16


dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ;
- 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, thường là

hệ thống cống chung;
- Đến năm 2012, 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được
xây dựng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 hệ thống khác xây
dựng ở các đô thị cấp tỉnh với tổng công suất là 530.000 m3/ngày;
- Hiện nay khoảng 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong
quá trình thiết kế/ thi công, vẫn chủ yếu là hệ thống thoát nước chung;
- Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị
đạt 150 triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm; với tổng mức đầu tư cho
thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 1995 – 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, lĩnh vực vệ sinh
môi trường đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần nhanh
chóng giải quyết như:
- Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng,
hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10%
lượng nước thải được xử lý.
- Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng
phân bùn được xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn
yếu kém.
- Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều
dành để xây dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có mạng
lưới thu gom phù hợp.
- Việt Nam đang thu phí thoát nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng
thu hồi chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung còn
thấp.
- Các sắp xếp thể chế chưa khuyến khích hiệu quả vận hành hệ thống, các
đơn vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn
chế trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.
- Nhu cầu vốn rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch
vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025. Việt Nam phải phấn
17



đấu đáp ứng được nhu cầu này, khi mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém đang là
780 triệu Đô la Mỹ mỗi năm, tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007).
Hiện trạng quản lý nước thải ở Việt Nam được minh họa bằng Hình 9
dưới đây.

Hình 9–Hiện trạng công tác quản lý nước thải đô thị Việt Nam (Nguồn: Ngân
hàng Thế giới, 2012)
2.6Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu phát thải trong nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt
3.2.1. Đối với cán bộ quản lý cấp trung ương
a. Xây dựng Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý
tổng hợp tài nguyên nước. Cân nhắc xây dựng một Chiến lược quốc gia, áp dụng
những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý theo lưu vực
sông trong vệ sinh môi trường đô thị, để duy trì cam kết của Chính phủ về cải
thiện điều kiện vệ sinh, cũng như đưa vệ sinh đô thị vào chương trình nghị sự.
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và Luật Tài nguyên nước 2012 là cơ sở để ban
hành các quy định pháp luật, các cơ chế điều phối trong lĩnh vực vệ sinh đô thị,
huy động các nhà cung cấp dịch vụ và tập trung vào việc kiểm soát chất lượng
nước tại các lưu vực sông, cũng như tăng cường giám sát hoạt động ngành ở cấp
trung ương. Phương thức này cho phép lồng ghép các hợp phần cấp nước, vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cải thiện sự phối kết hợp giữa các cơ quan
nhà nước, khối tư nhân và cộng đồng. Chiến lược quốc gia và Chương trình mục
tiêu quốc gia về vệ sinh đô thị cũng sẽ đảm bảo rằng các kết quả thu được từ
những nỗ lực trên sẽ bền vững, đồng thời làm cơ sở để xác định các thứ tự ưu
18


tiên đầu tư, tăng cường năng lực về kỹ thuật và thể chế, thiết lập cơ chế tài chính

phù hợp để huy động và tập trung các nguồn lực nhằm đáp ứng các ưu tiên đó.
b. Phát triển các chính sách và cơ chế phù hợp về tài chính cho lĩnh vực
vệ sinh, kể cả đầu tư và vận hành, bảo dưỡng.
Các nguồn tài chính có thể bao gồm cả vốn nay, viện trợ, trái phiếu
chính phủ, các chính sách thuế và phí, các mô hình hợp tác công tư và các nguồn
tài chính sáng tạo khác, ví dụ như tính thuế tài sản vào thuế thu nhập cá nhân.
Tăng giá dịch vụ thoát nước là công cụ quan trọng để đảm bảo thu hồi được chi
phí vận hành – bảo dưỡng cũng như đảm bảo hệ thống hoạt động bền vững.
c. Xây dựng các chính sách về cải tổ doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ
sinh. Lĩnh vực này sẽ hưởng lợi từ việc tạo môi trường thuận lợi để hình thành
các tổ hợp hay doanh nghiệp tư nhân, cung cấp các dịch vụ lồng ghép, bao gồm
cả cấp nước, thoát nước, vệ sinh và quản lý phân bùn. Phương thức này đòi hỏi
một cơ chế thuận lợi cho việc tự chủ của doanh nghiệp, áp dụng phương thức
quản lý theo kết quả dịch vụ vận hành và bảo dưỡng, thay đổi cách tính giá dịch
vụ để đảm bảo thu hồi chi phí, xây dựng mô hình quản lý mới, kể cả phương án
hình thành một đơn vị quản lý độc lập, và cung cấp các chương trình tăng cường
năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
d. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích mô hình Đối tác
công – tư (PPP) và sự tham gia của khối tư nhân (PSP). Chính sách khuyến
khích khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường bao gồm các hoạt
động cải thiện môi trường kinh doanh như tăng khả năng tiếp cận vốn vay và
tăng phí thoát nước nhằm đảm bảo thu hồi chi phí vận hành – bảo dưỡng. Kết
hợp các dịch vụ cấp thoát nước và xử lý nước thải là một biện pháp giúp lĩnh
vực này hấp dẫn khối tư nhân hơn. Các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển
địa ốc có thể đưa chi phí đầu tư cơ bản công trình thu gom và xử lý nước thải
vào giá thành bán cho khách hàng theo giá thị trường, nhờ đó giảm chi tiêu ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cần phát triển hạ tầng phù hợp
với quy hoạch của thành phố. Có một số mô hình khuyến khích khối tư nhân
tham gia có thể áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đầu tư của khối
tư nhân kết hợp với vốn đầu tư của nhà nước cần đảm bảo có kết quả là xây

dựng được hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn thiện bao gồm các công
trình đấu nối, mạng lưới và công trình xử lý. Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng
19


xây dựng bởi khối tư nhân phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị. Khuyến
khích khối tư nhân tham gia quản lý phân bùn cũng thực sự mang lại hiệu quả,
khi năng lực của các doanh nghiệp công ích hạn chế.
e. Quy định chất lượng nước thải sau xử lý một cách linh hoạt, tùy theo
nguồn tiếp nhận. Khi thiết kế công trình xử lý, cần xem xét khả năng tiếp nhận
của nguồn tiếp nhận nước thải, cũng như chất lượng nước thải đầu vào. Các tiêu
chuẩn nước thải sau xử lý hiện nay quy định nước thải phải được xử lý bậc cao
để đảm bảo nồng độ a-mô-ni và tổng ni-tơ thấp, do vậy loại trừ khả năng áp
dụng các công nghệ chi phí thấp hơn như chuỗi hồ sinh học hoặc bể lọc sinh học
nhỏ giọt. Kết quả là chi phí vận hành – bảo dưỡng công trình thường rất cao.
Một số giải pháp thu gom và xử lý nước thải có chi phí hợp lý, có thể áp dụng
trong các hệ thống xử lý nước thải phân tán như hệ thống thoát nước giản lược,
bể tự hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí, bãi lọc trồng cây, hay
công trình vệ sinh công cộng có thu hồi khí sinh học. Tuy nhiên, các hệ thống xử
lý này có thể chưa cho phép đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn thải hiện hành. Cách
tiếp cận phù hợp là, trong giai đoạn đầu, nên áp dụng tiêu chuẩn xả thải có các
yêu cầu về các thông số chất dinh dưỡng thấp, hoặc không yêu cầu (nếu nguồn
tiếp nhận nước không có yêu cầu khắt khe), sau đó sẽ áp dụng từng bước các
tiêu chuẩn cao hơn theo thời gian, theo sự phát triển của hệ thống thoát nước đô
thị cũng như mức độ huy động vốn đầu tư.
3.2.2. Đối với cán bộ quản lý cấp địa phương
a. Lập quy hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố/ lưu vực sông.
Phương thức này cần tính đến đầy đủ các khía cạnh xã hội, kỹ thuật, thể chế và
kinh tế có thể tác động đến khả năng cung cấp được một dịch vụ bền vững tới tất
cả các hoạt động của cộng đồng đô thị. Quy hoạch vệ sinh môi trường cần đáp

ứng đúng các như cầu của người sử dụng, khuyến khích nâng cao chất lượng
dịch vụ, quản lý hệ thống hiệu quả, cho phép cân nhắc áp dụng linh hoạt các giải
pháp công nghệ khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể. Quy hoạch vệ sinh môi
trường và cung cấp dịch vụ cần phải xem xét các nhu cầu và phát triển các dịch
vụ về hạ tầng từ các khu dân cư hay cộng đồng, coi đây là cấp đầu tiên.
b. Hoàn thiện các quy định thể chế và pháp luật ở địa phương. Tổ chức thể
chế ở mỗi tỉnh/thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả chuẩn bị, thực
hiện dự án và vận hành công trình. Để cải thiện hiệu quả hoạt động cung cấp
dịch vụ, cần thay thế mối quan hệ dựa vào cơ chế đặt hàng hàng năm giữa đơn
vị cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải với chính quyền đô thị hiện
nay bằng hợp đồng quản lý vận hành hệ thống nước thải. Cần thiết lập một cơ
20


quan giám sát với thành viên là chính quyền tỉnh và đại diện cộng đồng để phê
duyệt đơn giá và biểu phí dịch vụ thoát nước. Cần có những quy định rõ ràng về
thiết kế, xây dựng bể tự hoại, yêu cầu hút bùn định kỳ và các hoạt động quản lý
phân bùn được kiểm soát trong các quy định về quản lý hệ thống thoát nước do
chính quyền địa phương ban hành.
c. Lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý phân tán hay tập trung theo điều
kiện của địa phương. Không nên quan niệm hệ thống xử lý tập trung có thể giải
quyết tất cả các vấn đề VSMT ở Việt Nam. Nên cân nhắc áp dụng hệ thống xử lý
phân tán tại các khu vực mà mạng lưới tập trung không thể phục vụ hiệu quả về
mặt kinh tế. Những hệ thống này sau có thể dần được thay thế hay mở rộng quy
mô thành các hệ thống thu gom và xử lý tập trung khi mật độ dân cư tăng lên.
Trong quá trình xây dựng chiến lược vệ sinh môi trường toàn thành phố, khi mới
bắt đầu lập quy hoạch cần xác định sẽ phát triển hệ thống tập trung và hệ thống
phân tán theo từng giai đoạn. Quyết định phân kỳ dự án và lựa chọn khu vực ưu
tiên đầu tư cần dựa trên cơ sở phân tích toàn diện, trong đó chú trọng yếu tố chi
phí thấp nhất và phù hợp khả năng chi trả.

d. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Để phát triển hiệu quả
lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Việt Nam, cần quan tâm hơn nữa đến công tác lựa
chọn công nghệ xử lý. Công nghệ xử lý cần phù hợp với đặc tính nước thải đầu
vào, các quá trình xử lý cần thiết để đạt tiêu chuẩn xả thải, điều kiện cụ thể của
khu vực xử lý và nguồn tiếp nhận nước. Cần khuyến khích cán bộ chịu trách
nhiệm tham gia vào quá trình lựa chọn công nghệ và thiết kế, để đảm bảo các
công nghệ được lựa chọn và công trình được thiết kế thành công, mang lại lợi
ích về mặt kinh tế - tài chính, với chi phí phù hợp với khả năng chi trả của địa
phương. Bể tự hoại sẽ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng xử lý sơ bộ nước thải
hộ gia đình ở các khu đô thị hiện có với hệ thống thoát nước chung. Bể tự hoại
và quản lý phân bùn bể tự hoại cần phải được coi như một hợp phần không thể
tách rời của hệ thống thoát nước.
e. Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong quá trình phát triển hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng
đối với việc thực hiện thành công các dự án thoát nước và xử lý nước thải; công
tác này phải được lồng ghép vào trong quá trình lập kế hoạch và tài trợ chương
trình. Cần cải thiện chất lượng và gia tăng số lượng đấu nối hộ gia đình vào hệ
thống cống, cho dù là hệ thống thoát nước chung hay riêng để có thể sử dụng
hiệu quả nhất hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Để làm được điều đó,
cần bắt đầu bằng cách quy định bắt buộc các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh và
doanh nghiệp trong khu vực có mạng lưới thu gom nước thải phải thực hiện đấu
nối.
21


f. Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí. Chi phí quản lý
và vận hành – bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ do người tiêu
dùng chi trả thông qua phí thoát nước. Chính quyền địa phương cần có quan
điểm tích cực đối với việc tăng phí thoát nước khi ban hành các quy định về
nước thải nhằm đảm bảo thu hồi chi phí. Mức thu hồi chi phí càng cao càng đáp

ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” và công trình càng bền vững về
mặt tài chính. Cơ quan vận hành cùng với chính quyền tỉnh cần có động thái tích
cực để tăng doanh thu trang trải chi phí vận hành. Để thực hiện được điều đó, có
thể tăng dần phí dịch vụ theo thời gian nhằm tránh gây căng thẳng kinh tế - xã
hội cho cộng đồng. Có thể hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo xây dựng công
trình vệ sinh thông qua hỗ trợ giảm phí hoặc các chương trình tài trợ vi mô như
tín dụng vi mô và quỹ quay vòng.
g. Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương. Cần xây
dựng năng lực cho tất cả các cơ quan tham gia quản lý vệ sinh môi trường đô
thị, từ trung ương đến địa phương. Hoạt động này bao gồm việc nâng cao năng
lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ sở hữu các công trình vệ sinh môi
trường. Năng lực được cải thiện, hiệu quả phối hợp được nâng cao sẽ giúp dự án
thực hiện hiệu quả. Cùng với thiết kế các công trình kỹ thuật, cần thực hiện “các
biện pháp mềm” như xây dựng năng lực, sắp xếp thể chế và tài chính. Chính
quyền địa phương cần đảm bảo tất các bên liên quan, từ cán bộ lãnh đạo đến
công nhân viên trong công ty công ích và đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao
được nhận thức chung về các vấn đề kỹ thuật, môi trường, quản lý, thể chế, xã
hội và có kỹ năng cần thiết để phát triển dự án và cung cấp dịch vụ thành công.
h. Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh môi
trường. Cần thực hiện Chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông thay
đổi hành vi để nâng cao nhận thức cộng đồng và để mọi người đánh giá được lợi
ích vệ sinh môi trường tốt mang lại. Cũng như chính quyền địa phương cần có
“công cụ” để tính phí dịch vụ vệ sinh, người sử dụng dịch vụ cũng cần nhận
thức được lợi ích dịch vụ mang lại và sẵn sàng trả chi phí dịch vụ. Các dự án
thoát nước và xử lý nước thải cần thực hiện chương trình Thông tin – Giáo dục –
Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề vệ sinh nói
chung và nhận thức về các lợi ích mà hệ thống vệ sinh này mang lại. Nhờ đó
người sử dụng dịch vụ sẽ tích cực tham gia đấu nối đường ống vệ sinh trong nhà
vào hệ thống thoát nước công cộng, sẵn sàng chi trả phí dịch vụ; do đó tăng
doanh thu từ phí và cải thiện được hiệu quả thu hồi chi phí. Các chiến dịch

truyền thông cũng có thể được sử dụng để tuyên truyền về các quy định về quản
lý nước thải, bao gồm cả các nội dung như thiết kế và xây dựng bể tự hoại, hút
bùn định kỳ, quản lý phân bùn có kiểm soát.
22


2.7 Kiến nghị các hoạt động cần thực hiện để cải thiện công tác quản lý và
phát triển bền vững lĩnh vực VSMT đô thị
Kiến nghị

Các biện pháp cần thực hiện
Với những hạn chế về ngân sách và năng lực
hiện nay, công tác phân bổ nguồn lực và đầu tư
cho các dự án thu gom và xử lý nước thải đô
thị trong thập kỷ tới cần tập trung vào các khu
vực chính sau: (1) thành phố duyên hải tập
trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp và
du lịch; (2)đô thị trung tâm của các vùng
phát triển kinh tế trọng điểm; và (3) đô thị tác
động đến lưu vực sông chính

Chính
quyền
cần đưa ra các
quyết định kỹ
thuật
chiến
lược và toàn
diện trong giai
đoạn lập kế

hoạch

Trong quá trình lập kế hoạch phát triển VSMT,
chính quyền cần đánh giá hiệu quả kinh tế của
hệ thống thoát nước chung và riêng. Phương án
phù hợp là tiếp tục sử dụng và cải thiện hệ
thống thoát nước chung tại các khu vực đã hình
thành từ lâu và có mật độ dân cư cao; và cân
nhắc xây dựng hệ thống thoát nước riêng ở các
khu vực đô thị mới và các đô thị thuộc tỉnh.
Ngoài ra cũng cần xem xét các giải pháp trung
gian hay bổ sung thêm các công trình khác vào
hệ thống thoát nước chung để tách nước mưa.
Trong quá trình thiết kế hệ thống cần phân tích
lượng mưa theo mùa

Trung
Địa
ương phương

X

X

X

Chính quyền địa phương thực hiện lập kế
hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố
hay lưu vực sông, dựa trên các tiêu chí đánh
giá hiệu quả chi phí toàn diện, trong đó xem

xét sử dụng hệ thống quản lý phân tán và tại
chỗ cho khu vực ven đô có mật độ dân cư thấp
và sử dụng hệ thống quản lý tập trung cho khu
vực đô thị có mật độ dân cư cao, lưu ý đáp ứng
nhu cầu của cộng đồng dân cư thu nhập thấp.

X

Khi lập kế hoạch cần đảm bảo cân đối đầu tư
giữa công trình xử lý và hệ thống thu gom phù
hợp trong mỗi giai đoạn của dự án.

X

23


Kiến nghị

Các biện pháp cần thực hiện

Trung
Địa
ương phương

Chính quyền áp dụng công nghệ xử lý nước
thải đảm bảo tiêu chuẩn nước thải sau xử lý và
phù hợp với các điều kiện về đất đai, nồng độ
chất ô nhiễm thấp trong nước đầu vào, khả
năng tiếp nhận của nguồn nước, vốn đầu tư

hiện có của địa phương và có chi phí vận hành
– bảo dưỡng tối ưu.
Chính quyền địa phương áp dụng các quy định
(và thực hiện các chương trình Thông tin –
Nâng cao hiệu
Giáo dục – Truyền thông và hỗ trợ tài chính)
quả xử lý
bắt buộc các hộ gia đình và các đơn vị sử dụng
mạng lưới thu gom nước thải phải đấu nối vào
mạng lưới, có hỗ trợ tài chính cho hộ có thu
nhập thấp.

X

X

X

Chính quyền khắc phục tình trạng nước thấm
vào mạng lưới bằng cách áp dụng các giải pháp
sáng tạo như giảm diện tích đất không tự thấm
trong thành phố, xây dựng vườn cây tiêu nước
mưa, vùng đệm, bể trữ nước mưa, hồ..

X

Ưu tiên và thực Chính quyền địa phương xây dựng chiến lược
hiện
quản lý quản lý phân bùn và lồng ghép vào quá trình
phân bùn

lập kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị.

X

Chính quyền địa phương thông qua và đưa vào
áp dụng các quy định về thiết kế và thi công
đúng kỹ thuật bể tự hoại, định kỳ thông hút bể
tự hoại và đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý phân
bùn hợp vệ sinh

X

Chính quyền giao cho một đơn vị công ích ở
địa phương thực hiện dịch vụ quản lý phân
bùn và người sử dụng trực tiếp trả phí dịch vụ
cho đơn vị này khi trả hóa đơn nước hoặc
thanh toán như một phần phí thoát nước.

X

Khuyến khích khối tư nhân tham gia thu gom,
xử lý phân bùn và cung cấp sản phẩm tái chế từ
phân bùn
24

X


Kiến nghị


Xây
dựng
Chương trình
quốc gia về vệ
sinh môi trường
đô thị và Cải
thiện
khung
pháp lý

Các biện pháp cần thực hiện

Trung
Địa
ương phương

Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức
cho chính quyền địa p hương và cộng đồng để
đảm bảo các đối tượng này nhận thức được vai
trò của viêc quản lý phân bùn

X

Thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính
cho người nghèo để họ cải tạo/ xây dựng bể tự
hoại và/hoặc hỗ trợ thông hút phân bùn

X

Chính phủ xây dựng một Chiến lược quốc gia

và chương trình quốc gia về VSMT đô thị để
thống nhất hoạt động tài trợ của các cơ quan
nhà nước ở trung ương và địa phương

X

Cần phân bổ nguồn lực thực hiện các chương
trình thoát nước và xử lý nước thải, tập trung
vào các khu vực mà ô nhiễm nước thải đe dọa
sức khỏe cộng đồng và môi trường

X

Chính quyền địa phương cần tập trung xây
dựng hệ thống quản lý nước thải phù hợp khả
năng chi trả, đảm bảo thu hồi chi phí; nếu
không chính quyền cần hỗ trợ chi phí lâu dài.
Chính quyền nên thực hiện xây dựng cơ cấu
biểu phí nước thải đảm bảo thu hồi chi phí,
không khuyến khích tiếp tục hỗ trợ chi phí cho
hệ thống.

X

X

Chính quyền địa phương cần sẵn sáng tính phí
ở mức đảm bảo thu hồi chi phí và tài chính
bền vững trên cơ sở xem xét khả năng chi trả
và sự sẵn sàng chi trả của người dân.

Các cơ quan trung ương phối hợp chặt chẽ với
nhau để xây dựng khung pháp lý về quản lý
môi trường và quản lý nước thải theo lưu vực
sông.

25

X

X

X


×