Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè ở thời k ỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình, Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.18 KB, 102 trang )

1

p
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––

HOÀNG VĂN TRỌNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CHÈ Ở THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI
NGUYÊN BÌNH – TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên Thông Chính Quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khoá học

: 2013 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2014



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––

HOÀNG VĂN TRỌNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CHÈ Ở THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI
NGUYÊN BÌNH – TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên Thông Chính Quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Lớp

: K9 – Liên thông trồng trọt

Khoá học


: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mão
Khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN – 2014


1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của một số giống chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình,
Cao Bằng”. Tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ
môn khoa Nông học – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ này. Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và kính trọng tới nhà giáo PGS.TS Đào Thanh Vân & TS. Nguyễn
Thị Mão – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành nội dung thực tập
chuyên đề.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ UBND xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng – đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm để hoàn thành việc thực tập chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài này không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu xót. Vì vậy, tôi mong được sự thông cảm cũng
như những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các chuyên gia về nghành chè,
và các bạn đồng môn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cao Bằng, Tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Trọng


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

LSD.05

: Sai khác có ý nghĩa

NXB

: Nhà xuất bản

TB


: Trung bình

Fao

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

NN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đv

: Đơn vị


3

MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là loại cây công nghiệp dài

ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong điều kiện
khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, cây
chè đã được trồng ở nơi khá xa với nguyên sản của nó.
Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ
yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Nhu cầu về uống chè và tiêu thụ chè trên
thế giới càng tăng bởi lẽ chè là thứ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện ưu thế về địa lý thích

hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Hiện nay diện tích chè
khoảng trên 100 ngàn ha trồng tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du phía
Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản
phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt
là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc góp phần xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm 2013 cả nước xuất khẩu được gần 141 ngàn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 229 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của
Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó
trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên ngành chè nước ta còn phát triển chậm so với tiềm năng cả
về năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất còn thấp so với các
nước trong khu vực và các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Indônêsia, Ấn
Độ, Srilanca…Nguyên nhân là do giống chưa tốt hoặc chưa chọn được các


4

giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, các biện pháp kỹ thuật
và sâu bệnh hại cây chè.
Trong những năm gần đây diện tích chè ngày một tăng, đặc biệt ở các
vùng trung du và vùng núi phía bắc. Trong đó tỉnh Cao Bằng là nơi có điều
kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Với điều kiện đặc thù
của vùng đất dốc, nhiều diện tích còn trống chưa sử dụng khai thác đem lại
nguồn thu nhập cho người dân. Huyện Nguyên Bình - Cao Bằng với diện tích
nông nghiệp là 4.896,6 ha, diện tích trống là 894,86 ha, về điều kiện tự nhiên,
đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè. Định hướng của

huyện trong thời gian tới đưa các giống chè chất lượng cao vào sản xuất đại
trà. Nhất là vùng Phja Đén xã Thành Công, đưa cây chè thành sản phẩm hàng
hóa của huyện, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trình độ dân trí không
đồng đều, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu khoa học kỹ thuật, một số giống
trong những năm trước đã được đưa vào thử nghiệm, tuy nhiên cần nghiên
cứu thêm để xác định giống phù hợp với điều kiện của vùng nhằm tăng năng
suất, chất lượng chè. Đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định góp phần xóa đói
giảm nghèo bền vững cho người nông dân.
Vì vậy, để mở rộng diện tích các giống chè mới đòi hỏi phải giải quyết
nhiều vấn đề. Nhất là nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống chè
có triển vọng. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố hạn chế cũng như ưu điểm
của giống, nhằm tìm ra giống chè có khả năng sinh trưởng phát triển tốt đạt
năng suất, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh và đáp ứng cho thị trường
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình, Cao Bằng”
2. Mục đích - Yêu cầu
2.1. Mục đích của đề tài


5

Đánh giá đặc điểm nông sinh học chủ yếu của các giống chè Kim
Tuyên, PH8 và Phúc Vân Tiên ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Xác định được
giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
2.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống chè Kim Tuyên,
PH8 và Phúc Vân Tiên ở giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Phia Đén, Nguyên
Bình, Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xác định lựa chọn giống chè phù hợp
với điều kiện sinh thái của vùng.
Bổ sung dữ liệu khoa học về giống chè có triển vọng phù hợp với điều
kiện sinh thái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định được giống chè giống chè có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Sử dụng giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng chè; đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu
nhập cho người nông dân giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế, chính vì vậy trong những năm gần
đây cây chè luôn được quan tâm và đầu tư phát triển trên mọi phương diện
nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Cây chè là một loại cây trồng mà đối tượng thu hoạch là búp (cơ quan
sinh dưỡng) do vậy để có năng suất và chất lượng tốt cần lựa chọn các giống
phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, kích thích quá trình sinh trưởng tạo búp mới.
Trong nghiên cứu giống phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển của
vùng cần phải theo dõi một số chỉ tiêu của giống cho năng suất chất lượng
nhất.
Lựa chọn các giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng tác
động đến sinh trưởng phát triển, đến năng suất, chất lượng chè. Tuy nhiên tại

huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thời gian gần đây mới bắt đầu mở rộng
diện tích trồng chè. Nhất là mới đưa vào trồng thử nghiệm một số giống chè
chất lượng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn giống phù hợp còn nhiều hạn chế.
Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống
phù hợp với điều kiện của vùng.
1.2 Nguồn gốc, phân loại của cây chè
1.2.1 Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay còn có nhiều ý
kiến khác nhau, dựa trên cơ sở lịch sử, khảo cổ học, thực vật học. Một số
quan điểm được nhiều người công nhận nhât là:
- Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc:


7

Theo Lê Thất Khương và cộng sự (1999)[12]: Daraselia (Gruzia) các
nhà khảo cổ học như Trung Quốc như: Succheeupen, Jaoding,… đã giải thích
sự phân bố của cây chè như sau: Tinh Vân Nam – Trung Quốc là nơi bắt đầu
hàng loại các con sông lớn đổ về những con song của Lào và Việt Nam, Lào,
Campuchia, Minanma. Đầu tiên cây chè được mọc ở Vân Nam, sau đó hạt
chè di chuyển theo dòng nước đến các nước trên và lan truyền sang nhiều
nước khác. Cũng theo Daresila thì 1 luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa
theo học thuyết “Trung tâm khởi nguyên của cây trồng” của Vaviop thì cây
chè còn có nguồn gốc ở Trung Quốc.
Đào Thừa Chân ( Trung Quốc) (1951) cho rằng: Nơi nguyên sản của
cây chè là ở Vân Nam – Trung Quốc, chúng đã di chuyển về phía Đông qua
tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di
thực về phía Nam và Tây Nam - Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống
chè lá to.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):

Theo Nguyên Ngọc Kính (1979) [9] : Robest Buruce (Anh) (1823) đã
phát hiện ra một số cây chè hoang dã ở Atxam (Ấn Độ) thuộc loại thân gỗ
lớn, khác với cây chè thân bụi Linne thu thập ở Trung Quốc. Sau đó qua
nghiên cứu các học giả người Anh cũng cho rằng: Ấn Độ là nguyên sản của
cây chè vì trong kho tang cổ thụ của Trung Quốc không có ghi nhận gì về cây
chè cổ thụ trong đất nước Trung Quốc và giống chè ở Trung Quốc cũng như
Nhật bản hiện nay là thu thập từ Ấn Độ.
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những công trình nghiên cứu của Djemukhade (1982) [5] về sự tiến
hóa của cây chè bằng cách phân tích chất Catechin trong chè mộc hoang dã,
chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới (từ Tứ Xuyên, Vân
Nam – Trung Quốc), các vùng chè cổ ở Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ,


8

Lạng Sơn,…) tác giả kết luận: cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các chất
Catechin đơn giản hơn nhiều cây chè có nguồn gốc Trung Quốc (1961), các
chất Catechin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn cây chè cổ Việt Nam.
Từ những biến đổi sinh hóa này ở cả lá chè dại và lá chè được trồng trọt chăm
sóc cho phép đi đến một kết luận mới là “nguồn gốc cây chè chính là ở Việt
Nam”.
Các quan điểm trên tuy có sự khác nhau về địa điểm nhưng đều có sự
thống nhất: Nguyên sản của cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện
khí hậu nóng ẩm.
1.2.2 Phân loại của cây chè
Tên khoa học của cây chè được thống nhất là Camellia sinensis (L) O.Kuntze
và có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L.[27]
Việc phân loại chè dựa vào các cơ sở sau :
- Cơ quan sinh dưỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình

dạng và kích thước của lá, số đôi gân lá.
- Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh
của đầu nhụy cái.
- Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin, mỗi giống chè có hàm
lượng tanin biến đổi nhất định (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [8].
Chè Camellia sinensis được chia làm 4 thứ:
* Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var.bohea)
Đặc điểm: Cây bụi, thân thấp, phân cành nhiều, lá nhỏ dày, nhiều gợn sóng
màu xanh đậm. Lá dài 3,5-6,5 cm có 6-7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ,
không đều, búp nhỏ hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường, khả
năng chịu rét ở nhiệt độ (120C-150C) phân bố chủ yếu ở miền Đông Nam
Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng chè khác.
* Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var.marcophyla)


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×