Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

chương ii thực trạng cho vay hợp vốn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.61 KB, 10 trang )

chương ii. thực trạng cho vay hợp vốn ở việt nam.
1. cho vay hợp vốn ở việt nam chưa thực sự phát triển.
trong những năm cuối thế kỷ 20, cho vay hợp vốn là
phương thức tài trợ của ngân hàng được sử dụng phổ biến từ lâu
ở các nước phát triển, đã du nhập vào thị trường tín dụng nước
ta. thực ra phương thức cho vay hợp vốn đã du nhập vào nước ta
từ những năm 1990, nhưng cho đến nay hình thức cho vay nay ở
thị trường tín dụng nước ta chưa được các tổ chức tín dụng áp
dụng nhiều.
ngược dòng thời gian, từ những năm 1989- 1990, đã bắt
đầu hình thành những khoản cho vay hợp vốn ngắn hạn đầu tiên
liên kết giữa một số ngân hàng thương mại vùng đồng bằng sông
cửu long để chủ động tài trợ cho những hợp đồng xuất, nhập
khẩu có giá trị tương đối lớn với các nước đông âu ( cho vay của
một hiệp hội ngân hàng). nhưng phải đến khoảng những năm
1996-1997 thì mới có chiều hướng sinh sôi nảy nở với việc hình
thành những khoản cho vay hợp vốn thực sự, trong đó chỉ có
những khoản cho vay hợp vốn sau là đáng kể:
năm 1996, ngân hàng ngoại thương việt nam và ngân hàng
công thương việt nam hợp vốn cho vay dự án xây dựng khách
sạn hà nội của ubnd thành phố hà nội và các dự án cải tạo, đổi
mới thiết bị của công ty dệt 8/3. năm 1997, dưới sự chủ trì của
nhnn tỉnh đắclắc, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh này đã góp vốn
tài trợ cho dự án phát triển cây trồng của địa phương và một số
hợp đồng về cà phê ở địa phương.


sau khi đúc rút kinh nghiệp về những khoản cho vay hợp
vốn có hiệu quả nói trên, nhnn đã ban hành quy chế đồng tài trợ
theo quyết định số 154 ngày 29/ 04/ 1998 của thống đốc nhnn,
tạo cơ sở pháp lý và nghiệp vụ cho quan hệ đồng tài trợ nói


chung và cho vay hợp vốn nói riêng.
tiếp đó, trong các năm 1998-1999, quan hệ cho vay hợp vốn
giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các doanh nghiệp
có những bước phát triển nhất định với việc hình thành những
khoản cho vay hợp vốn có quy mô, kim ngạch lớn, thời hạn dài
như:
năm 1998:
ngân hàng ngoại thương việt nam và ngân hàng đầu tư và phát
triển việt nam đồng tài trợ cho tổng công ty điện lực 18 triệu
usd, thời hạn 8 năm, để nhập hai tổ máy tuốc bin và các thiết bị
điện khác cho nhà máy điện trà nóc( cần thơ), trong đó ngân
hàng ngoại thương việt nam tham gia 65% và ngân hàng đầu tư
phát triển việt nam tham gia góp vốn 35%
ba ngân hàng thương mại quốc doanh đồng tài trợ 100 triệu
usd cho dự án khí nam côn sơn.
năm 1999:
ngân hàng ngoại thương việt nam, ngân hàng thương mại cổ
phần quân đội và ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế lần
đồng tài trợ ngắn hạn (3 tháng) cho tổng công ty xăng dầu với
hạn mức 230 tỷ vnd để nhập nhiên liệu, trong đó ngân hàng
ngoại thương việt nam tham gia hợp vốn 70%.


ngân hàng ngoại thương việt nam, ngân hàng cổ phần quân
đội và ngân hàng thương mại cổ phần á châu đồng tài trợ cho
công ty liên doanh vcb tour xây dựng cao ốc vcb, với tổng số
vốn 16 triệu usd, trong đó ngân hàng ngoại thương việt nam
tham gia hợp vốn 70% , thời hạn 180 tháng.
ngân hàng ngoại thương việt nam, ngân hàng công thương
việt nam vàngân hàng đầu tư và phát triển việt nam cho vay hợp

vốn dự án mở rộng cầu điên biên phủ 330 tỷ vnd.
tám ngân hàng thương mại, bao gồm các ngân hàng thương
mại quốc doanh, một số ngân hàng thương mại cổ phần và ngân
hàng thương mại liên doanh, cho vay hợp vốn cho tổng công ty
điện lực 100 triệu usd thực hiện dự án nhiệt điện phú mỹ 2-1,
trong đó ngân hàng ngaọi thương việt nam tham gia hợp vốn
45%.
như vậy, cho đến nay quan hệ cho vay hợp vốn đã có một
bước phát triển mới. tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu nền
kinh tế đất nước, cũng như lợi ích của các tổ chức tín dụng cho
vay hợp vốn thì những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. biểu
hiện sự chưa phát triển của cho vay hợp vốn ở nước ta đó là sức
dư nợ hàng năm về cho vay hợp vốn so với tổng dư nợ hàng
năm. nếu như ở các nước phát triển cho vay hợp vốn là hình thức
đầu tư tín dụng chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ
hàng năm thì ở việt nam ngay như ở ngân hàng ngoại thương
việt nam- đơn vị đi đầu trong hầu hết các khoản cho vay hợp vốn
với phần vốn lớn nhất trong từng khoản mục, mặc dù tổng dư nợ


trong cho vay hợp vốn đã tăng nhưng nếu đem so sánh với tổng
dư nợ hàng năm thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé.
nguyên nhân chính có thể là do các tổ chức tín dụng gặp
một số vướng mắc về mặt kỹ thuật.
về nguồn vốn: nguồn vốn ngắn hạn tương đối sẵn sàng,
nhất là trong giai đoạn trước mắt đang có hiện tượng “đọng
vốn” tại nhiều ngân hàng thương mại. trái lại, nguồn vốn dài hạn
lại quá hiếm. trong những khoản cho vay trung, dài hạn riêng rẽ
cũng như cho vay hợp vốn, nguồn vốn hầu như đều thuộc loại
ngắn hạn. đây là điều kiêng kỵ trong hoạt động tín dụng, đẫn đến

nguy cơ thiếu khả năng thanh toán. những năm cuối thập niên 80
vừa qua, tình hình này đã gây nên đợt khủng hoảng trầm trọng
trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính mỹ do trạng thái bất
cập về nguồn vốn và sử dụng vốn.
theo qui chế đồng tài trợ thì có thể “... sử dụng nguồn vốn huy
động, vốn vay để tham gia đồng tài trợ” không phân biệt ngắn
hạn hay dài hạn. song ngân hàng nhà nước lại giới hạn chỉ được
sử dụng 20-25% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
hiện nay, thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động có hiệu
quả. các tổ chức tín dụng có cơ hội đẩy mạnh việc phát hành trái
phiếu để thu hút vốn trung, dài hạn nhằm gia tăng nguồn lực cho
chính mình đồng thời tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán sẽ tác động
thuận chiều đến việc huy động vốn dài hạn của tổ chức tín dụng.
khi chưa có biện pháp hữu hiệu thì thái độ dè dặt , e ngại của các


tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn dài hạn là điều dễ
hiểu, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng.
về lãi suất cho vay hợp vốn: khoản cho vay hợp vốn
thường có kim ngạch lớn, thời hạn dài là một nhân tố quan trọng
ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức
tín dụng và doanh nghiệp vay vốn.
đối với những khoản cho vay hợp vốn bằng nội tệ các tổ chức tín
dụng khi cho vay hợp vốn chỉ áp dụng một múc lãi suất chung
cho một khoản vay, nên các thành viên tham gia phải bàn bạc để
đi đến một thoả thuận có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.
đây là việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. nó đòi hỏi có sự
hiểu biết và nhân nhượnglẫn nhau thìmới dàn dựng được nhanh
chóng thành công một khoản cho vay hợp vốn.

đối với khoản cho vay bằng ngoại tệ, tất nhiên phải áp dụng mức
lãi suất quốc tế. các tổ chức tín dụng có quan hệ ký thác ngaọi tệ
tại các ngân hàng nước ngoài ở những thị trường tài chính khác
nhau chỉ được căn cứ vao lãi suất sibor (singapo interbank
offered rates- lãi suất liên ngân hàng thị trường singapo) có khi
lại gây khó khăn cho một số tổ chức tín dụng. lại còn việc áp
dụng múc lãi suất nào, cố định, biến đổi hay điều chỉnhđể đề
phòng rủi ro khi lãi suất biến động cũng đòi hỏi những hiểu biết
và kinh nghiệm nhất định. những điều đó còn khá phức tạp, có
khi làm nản lòng một số tổ chức tín dụng chưa thật quen thuộc
hoạt động của các thị trường tài chính quốc tế.
về lệ phí: tại điều 11 của quy chế đồng tài trợ quy định chế
độ lệ phí chỉ đề cập đến “phí thu xếp” mà tổ chức tín dụng đầu


mối được hưởng có lẽ là chưa hợp lý. sau khi dàn dựng xong
một khoản cho vay hợp vốn, việc quản lý thực hiện hợp đồng tin
dụng, khá nhiều phức tạp, kéo dài, đòi hỏi nhiều công sức như
gom vốn để giải ngân theo kỳ hạn, thu, chia lãi phí thu hồi nợ
theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng,... nên cần có mức thù
loa thoả đáng cho tổ chức tín dụng đảm nhiệm công đoạn này.
về cơ chế: ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 154
ngày29/04/ 1998 về quy chế đồng tài trợ đã vạch ra những
những quy định và hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện
cho vay hợp vốn. nhưng còn có một số điều chưa khiến cho các
tổ chức tín dụng mặn mà với phương thức cho vay mới.
2. nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay một khách hàng,
nhưng không đảm bảo cho vay hợp vốn.
hiện nay ở nước ta nhiều tổ chức tín dụng cùng cho một
khách hàng vay vốn là hiện tượng khá phổ biến. có những khách

hàng có quan hệ với 9 tổ chức tín dụng. các khách hàng vay vốn
nhiều tổ chức tín dụng thường là các doanh nghiệp lớn như các
tổng công ty 90,91. thời hạn cho vay bao gồm cả ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn. việc “ cùng cho vay” này các tổ chức tín dụng
không có sự trao đổi bàn bạc, không có một tổ chức tín dụng
nào đứng ra làm đầu mối phối hợp với các bên để đầu tư theo
quy chế đồng tài trợ ( cho vay hợp vốn). về thực trạng này em
xin nêu ví dụ cụ thể: công ty xây dựng cầu 75( đơn vị thuộc tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 8 – tổng công ty 90) có
trụ sở chính tại thành phố vinh- nghệ an. trong cùng một thời
gian thực hiện nhiều dự án tại nhiều địa phương và tiến hành vay


vốn ở nhiều tổ chức tín dụng như dự án ii ( xây dựng 11 cầu
đoạn nha trang – tphcm ) vay ngân hàng đầu tư phát triển thăng
long, dự án xây dựng cầu đô lương, khe tụ( nghệ an ) vay ngân
hàng đầu tư phát triển nghệ an, dự án xây dựng cầu thạch đồng ,
hộ độ ( hà tĩnh) vay ngân hàng đầu tư phát triển hà tĩnh..v..v.
như vậy, cùng một khách hàng nhưng khi thực hiện các dự
án khác nhau họ tiến hành vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng
khác nhau mà giữa các tổ chức tín dụng này không có sự bàn
bạc trao đổi với các tổ chức tín dụng khác. cùng với sự tồn tại
nhiều loại hình ngân hàng, nhiều chính sách cạnh tranh thu hút
khách thiếu thận trọng, các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện
cho một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nhưng lợi
dụng vay vốn tại nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng để đảo nợ
bất hợp pháp thậm chí ngay trên cùng một địa bàn. tình hình trên
đã dẫn đến một thực trạng đang diễn ra hiện nay là các cùng một
thời điểm có dư nợ vay nhiều loại ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,
nội tệ ngoại tệ) ở rất nhiều ngân hàng mà có khi các ngân hàng

không hề biết hoặc biết cũng làm như không bởi nhiều lý do,
nguyên nhân khác nhau. có thể kể đến như: do nguồn lợi trước
mắt, đó là dư nợ tăng, có thu lãi hàng tháng mà việc cho vay
xem ra chẳng có gì vi phạm chế độ quy định và khả năng thu nợ
trước mắt vẫn đảm bảo vì doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi
thanh toán tại ngân hàng mình. hơn nữa, các khách hàng đó chủ
yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên các ngân hàng cũng yên
tâm hơn. nhưng trên thực tế, khả năng thanh toán của một số
doanh nghiệp là rất mong manh vì với một khối lượng dư nợ


lớn, kinh doanh không hiệu quả, có khi phải đảo nợ từ ngân hàng
này sang ngân hàng khác lại được dựa trên vốn tự có rất nhỏ,
đến lúc đó rủi ro là tất yếu.
về thực trạng này theo em là do một số nguyên nhân sau:
quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng chưa được cải
thiện theo chiều hướng quan hệ đôí tác lành mạnh, tin nhau
cậy lẫn nhau. ngân hàng có tâm lý sợ khách hàng bỏ rơi, nên
nhiều khi bỏ qua hoặc hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, hậu quả thật
khó lường. khách hàng chưa thật lòng với ngân hàng, tình trạng
vay ngân hàng này trả ngân hàng kia. như vậy, vô tình giữa các
ngân hàng đã có sự đồng tài trợ một cách tự phát, gây phương
hại lẫn nhau. hiện nay, có nhiều ngân hàng vì lý do an toàn của
mình, đã đưa ra hạn mức tín dụng nhằm khống chế mức vay vốn
của doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn
hơn về vốn, phải chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác để
tìm nguồn tín dụng bổ sung.
chưa có sự liên kết hợp tác thống nhất giữa các tổ chức
tín dụng:
hiện nay, quan hệ tin dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng diễn

ra theo chiều hướng không có lợi cho ngân hàng. hầu các khách
hàng lớn luôn đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải trả lời nhanh
chóng, kịp thời khi đặt vấn đề vay vốn. nếu tổ chức tín dụng
không đáp ứng được hoặc đáp ứng không kịp thời yêu cầu của
khách hàng thì khách hàng lập tức chuyển sang vay tại tổ chức
tín dụng khác, trong khi các tổ chức tín dụng đang dồi dào
nguồn vốn đói dự án để giải quyết đầu ra vì sợ mất cơ hội đầu tư


nên tổ chức tín dụng thường vội vàng nhiều khi bớt quy trình
thẩm định dự án, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. trên thực
tế hiện nay các tổ chức tín dụng đều nhằm vào các doanh
nghiệp lớn trọng tâm là các doanh nghiệo nhà nước để cạnh
tranh lôi kéo, giành giật khách hàng.
những nguyên nhân trên đã làm phức tạp thêm tình trạng tự
phát đồng tài trợ tín dụng, nhưng đồng thời lại là cơ hội để các
ngân hàng ngồi lại với nhau nhằm thống nhất các giải pháp quản
lý tin dụng hữu hiệu hơn. điều cần thiết hiện nay là các tổ chức
tín dụng phải chủ động tiếp xúc tiếp xúc với nhau để bàn bạc
tìm ra giải pháp củ thể, phân tích cho khách hàng của mình thấy
được lợi ích của phương thức đồng tài trợ, vừa đáp ứng nhu cầu
hợp lý về vốn, vừa thực hiện được nguyên tắc phân tán rủi ro đôi
bên cùng có lợi.
3.thực trạng về rủi ro trong cho vay hợp vốn.
rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro
trong cho vay hợp vốn nói riêng, đó là những ảnh hưởng xấu tới
lợi nhuận của ngân hàng. song với hình thức cho vay hợp vốn
em xin đề cập tới hai dạng rủi ro chính đó là rủi ro liên kết và rủi
ro tín dụng.
về rủi ro liên kết: như em đã trình bày ở chương i, rủi ro

liên kết là rủi ro nảy sinh từ sự hợp tác liên kết trong hợp vốn
không có hiệu quả. rủi ro liên kết xảy ra ở các giai đoạn: giai
đoạn mời gọi hợp vốn, giai đoạn ký kết hợp đồng, giai đoạn giải
ngân và giai đoạn thu nợ. ở việt nam việc phát sinh các nghiệp
vụ cho vay hợp vốn chưa nhiều, nhưng qua các khoản cho vay


hợp vốn đã được tiến hành thì hầu hết các tổ chức tín dụng đầu
mối thường đơn phương thẩm định dự án và kêu gọi hợp vốn.
mà đối tượng cho vay chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, nên
khi thực hiện xong một khoản cho vay việc quản lý giám sát
khoản vay chưa được chú ý.một tình trạng phổ biến hiện nay ở
nước ta là các tổ chức tín dụng chưa mặn mà với phương thức
cho vay hợp vốn nên gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng đầu
mối lựa chọn đơn vị cùng hợp tác cho vay. các tình trạng trên dễ
gây nên rủi ro trong giai đoạn mời gọi hợp vốn và giai đoạn thu
nợ.
về rủi ro tín dụng: hầu hết các dự án cho vay hợp vốn đều
đang trong thời hạn hoạt động, trực trạng rủi ro tín dụng còn
nhiều vấn đề phức tạp. tuy nhiên, một thực trạng chủ yếu hiện
nay là việc các tổ chức tín dụng chỉ ngồi chờ khách hàng đem
dự án tới ngân hàng để xin vay mà các tổ chức tín dụng chưa
chủ động tìm dự án. đây là nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt
tín dụng.



×