Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.82 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhận được những đề tài làm bài tiểu luận môn “Nghi thức nhà nước”
và sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn T.S. Đinh Thị hải Yến, tôi đa
chọn đề tài: “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam”
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị
Hải Yến đa tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Mặc dù đa có nhiều cố gắng để thực hiện bài tiểu luận này một cách
hoàng chỉnh nhất. Song trong quá trình tìm hiểu lịch sử cũng như thực tế,
những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của giảng viên để bài tiểu luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10/12/2016
Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận do tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu.
Các số liệu, các mốc thời gian có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc
và kết quả trình bày trong bài tiểu luận được thu thập là chính xác.
Tất cả những nội dung trong bài tiểu luận đều được áp dụng thông qua
những kiến thức đa học trên trường, vón hiểu biết của bản thân và một số tài
liệu có liên quan đến đề tài.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1


CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM.......................................................................................................3
1. Sự ra đời của Quốc ky..........................................................................3
2. Sự ra đời của Quốc huy........................................................................3
3. Sự ra đời của Quốc ca...........................................................................4
4. Sự ra đời của Quốc hiệu.......................................................................4
CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA CỦA VIỆT NAM.....................................................................................7
2.1. Quốc ky...............................................................................................7
2.1.1. Hiệu ky..............................................................................................7
2.1.2. Cờ thời Pháp thuộc...........................................................................7
2.1.3. Cờ quẻ ly...........................................................................................9
2.1.4. Cờ đỏ sao vàng..................................................................................9
2.1.5. Cờ năm sọc......................................................................................10
2.1.6. Quốc ky của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa...............11
2.1.7. Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam........................11
2.1.8. Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng..................................................11
2.2. Quốc hiệu...........................................................................................11
2.2.1. Văn Lang.........................................................................................12
2.2.2. Âu Lạc.............................................................................................12
2.2.3. Vạn Xuân........................................................................................12
2.2.4. Đại Cồ Việt......................................................................................12
2.2.5. Đại Việt...........................................................................................12
2.2.6. Đại Ngu...........................................................................................12
2.2.7. Việt Nam.........................................................................................13
2.2.8. Đại Nam..........................................................................................13
2.2.9. Đế quốc Việt Nam...........................................................................13
2.2.10. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa........................................................14



2.2.11. Quốc gia Việt Nam........................................................................14
2.2.12. Việt Nam Cộng hòa.......................................................................14
2.2.13. Cộng hòa Xa hội Chủ nghĩa Việt Nam.........................................14
2.3. Quốc ca..............................................................................................15
2.3.1. Bản Quốc ca đầu tiên......................................................................15
2.3.2. Giai đoạn 1945 - 1954.....................................................................15
2.3.3. Giai đoạn 1954 - 1976.....................................................................16
2.3.4 Việt Nam Cộng hòa..........................................................................16
2.4. Quốc huy............................................................................................18
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. .19
3.1. Hàn Quốc...........................................................................................19
3.1.1. Quốc ky...........................................................................................19
3.1.2. Quốc phục.......................................................................................20
3.1.3. Quốc hoa.........................................................................................20
3.2. Nhật Bản............................................................................................21
3.2.1. Quốc ky...........................................................................................21
3.2.2. Quốc phục.......................................................................................21
3.2.3. Quốc hoa.........................................................................................21
3.3. My......................................................................................................22
3.3.1. Quốc ky...........................................................................................22
3.3.2. Quốc phục.......................................................................................22
3.3.3. Quốc hoa.........................................................................................22
3.4. Nga.....................................................................................................22
3.4.1. Quốc ky...........................................................................................22
3.4.2. Quốc phục.......................................................................................22
3.4.3. Quốc hoa.........................................................................................23
3.5. Pháp....................................................................................................23
3.5.1. Quốc ky...........................................................................................23
3.5.2. Quốc phục.......................................................................................23
3.5.3. Quốc hoa.........................................................................................23

3.6. Trung Quốc........................................................................................24
3.6.1. Quốc ky...........................................................................................24
3.6.2. Quốc phục.......................................................................................24


3.6.3. Quốc hoa.........................................................................................25
3.7. Đức.....................................................................................................26
3.7.1. Quốc ky...........................................................................................26
3.7.2. Quốc phục.......................................................................................27
3.7.3. Quốc hoa.........................................................................................28
3.8. Ấn Độ.................................................................................................28
3.8.1. Quốc ky...........................................................................................28
3.8.2. Quốc phục.......................................................................................28
3.8.3. Quốc hoa.........................................................................................28
3.9. Brazil..................................................................................................29
3.9.1. Quốc ky...........................................................................................29
3.9.2. Quốc hoa.........................................................................................29
3.10. Tây Ban Nha....................................................................................29
3.10.1. Quốc ky.........................................................................................29
3.10.2. Quốc phục.....................................................................................29
3.10.3. Quốc hoa.......................................................................................30
KẾT LUẬN....................................................................................................31
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Bản sắc văn hoá thông thường được phản chiếu ở các biểu tượng. Tuy
cụ thể, nhưng biểu tượng lại mang tầm khái quát cao. Khi nhìn vào biểu
tượng, ngay lập tức, người ta nhận ra diện mạo của quốc gia đó, địa phương
đó mà biểu tượng là hình ảnh đặc thù. Như tượng Thần Tự Do (My), Đồng hồ

Big Ben (Anh), Tháp Ép Phen (Pháp), Chùa Một Cột (Việt Nam)...
Nhưng biểu tượng văn hoá của một quốc gia không chỉ có một mô típ
kiến trúc tiêu biểu, dù đó là mô tip đỉnh cao, mà nó còn được thể hiện thông
qua một hệ thống những biểu tượng khác nhau của hình ảnh, âm nhạc, sắc
màu, của thiên nhiên, cây lá, các loài hoa, thậm chí của giống loài động vật,
và của cả đồ chơi trẻ con độc đáo, riêng biệt không trộn lẫn. Hệ thống những
biểu tượng đó làm nên diện mạo kiêu hanh, bản sắc và cốt cách văn hoá một
quốc gia.
Như Nhật Bản có biểu tượng núi Phú Sĩ nhưng cũng có biểu tượng hoa
anh đào; nước Nga có cung điện Kremlin, nhưng cũng có đồ chơi
Machutxca, Trung Quốc có Vạn lý Trường thành nhưng có cả chú gấu trúc;
ngay nước Lào láng giềng, không chỉ có Tháp Thạt Luông, mà còn có cả biểu
tượng Voi...
Đất nước Việt Nam với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước cũng
mang những biểu tượng đặc trưng, nó làm niềm tự hào của dân tộc. Kế thừa
các bản Hiến pháp trước đây và phù hợp với truyền thống dân tộc, Hiến pháp
năm 2013 quy định về biểu tượng quốc gia như sau:
- Quốc ky nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật,
chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh.
- Quốc huy nước cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền
đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa
bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc ca nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của
bài Tiến quân ca.
- Quốc khánh nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên
ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
- Thủ đô nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đô Hà Nội.
1



- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.
- Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam.
Ngoài những biểu tượng quốc gia đặc trưng của đất nước Việt Nam thì
biểu tượng văn hóa của Việt Nam cũng quan trọng. Xung quanh vấn đề chọn
một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn
được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến được đưa ra. Đó
có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, là bông
sen búp, là hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm
chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá, biểu
tượng về hoa, về ẩm thực, về trang phục truyền thống… Thực chất, chúng ta
vẫn đang trên hành trình tìm kiếm biểu tượng văn hoá Việt Nam, hành trình
ấy, thiết nghĩ, vẫn còn nhiều lắm những băn khoăn, nghĩ ngợi và lựa chọn.
Có rất nhiều người ca tụng hoa sen như là “quốc hoa” Việt, lại có ý
kiến cho rằng chính tà áo dài mới xứng đáng trở thành biểu tượng quốc gia,
đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam. Cây tre một thời cũng được xưng
tụng là biểu tượng quốc thực. Tiếc thay, những ý kiến đó dường như đa rơi
vào quên lang.
Tất cả những vấn đề trên đa thôi thúc tôi đi tìm hiểu và chọn đề tài
“Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam” làm bài tiểu
luận.

2


CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM
1. Sự ra đời của Quốc ky
Quốc ky Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao
vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3

chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính
giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể
hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng
lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam ky năm 1940, và
sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính
quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong
buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là
quốc ky của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch
Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc
hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy
định cụ thể về quốc ky ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Lá cờ đỏ sao vàng đa thấm máu đồng bào ta trong Nam Ky khởi nghĩa 1940.
Chính lá cờ này đa cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ
châu Âu về châu Á; cờ đa có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25
triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc ky và quốc ca". . Năm
1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đa lấy cờ đỏ
sao vàng, quốc ky của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc ky của nước
Cộng hòa Xa hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ
nguyên thủy.
2. Sự ra đời của Quốc huy
Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, ky họp Quốc hội thứ VI (từ
ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do
chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và
họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.
Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần
3



quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của
dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạng của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh
tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính
giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.
Đầu năm 2007, họa sĩ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng
việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót như:
Hạt lúa không thuôn nhỏ mà to tròn như hạt lúa mì.
Bánh xe không đủ 10 bánh răng.
Các đường tròn đồng tâm trong bánh xe không chính xác.
Khe giữa 2 vành bông lúa phía trên cùng to nhỏ tùy hứng.
3. Sự ra đời của Quốc ca
Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn
từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau
khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca
đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh
dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Bài “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944
tại căn nhà số 171 phố Mông Grăng, Hà Nội (nay là nhà số 45 phố Nguyễn
Thượng Hiền, Hà Nội). Ngay khi mới ra đời, bài hát đa được đội ngũ chiến sĩ
cách mạng nồng nhiệt đón nhận rồi trở thành bài hát chính thức của Mặt trận
Việt Minh. Ngày 2/9/1945 (ngày tuyên bố độc lập), Tiến quân ca được cử
hành, hàng triệu người hát vang lời ca theo tiếng nhạc của hành khúc hùng
tráng đó.
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20.
Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc
ca, theo nghĩa được hiểu hiện nay.

4. Sự ra đời của Quốc hiệu
Sau khi nhận tước phong Việt Nam quốc vương, tháng 2 năm Giáp Tý
(1804) vua Gia Long xuống chiếu ban bố việc đặt quốc hiệu mới là Việt Nam.
Chiếu viết rằng:
4


“Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất.
Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang,
gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước.
Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ
được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta
lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp
xưa, bờ cõi Giao Nam đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi
chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái
miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm
công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước
ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An
Nam nữa”....
Chính do văn bản này được phổ biến rộng nên năm Giáp Tý (1804)
được coi là năm xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam. Vậy thật sự hai tiếng Việt
Nam xuất hiện từ bao giờ và trở thành quốc hiệu khi nào?
Có nhiều nhà nghiên cứu đa cất công đi tìm lời giải đáp này và họ đa
tìm được 12 tấm bia có niên đại thế kỷ 16-17 khắc hai chữ Việt Nam, ngoài ra
còn một bản in khắc gỗ từ năm 1752 cũng có danh xưng Việt Nam. Như vậy
hai tiếng Việt Nam đa có từ lâu. Một số tác phẩm cổ cũng nhắc đến chữ Việt
Nam như cuốn Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc (đời Trần, thế kỷ 14),
cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trai (đời Lê, thế kỷ 15)….
Về ý nghĩa, phần lớn các tài liệu đều cho rằng từ “Việt Nam” được kiến
tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Nếu xét

theo phương diện rộng thì “Việt Nam” chính thức được sử dụng chính thức là
quốc hiệu vào năm Giáp Tý (1804), tuy nhiên có một tài liệu khác lại cho biết
quốc hiệu Việt Nam còn xuất hiện sớm hơn, cụ thể là vào năm Nhâm Tý
(1792) đời vua Quang Trung. Trong bộ sách Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích
- một cận thần của nhà Tây Sơn, trong đó có một văn bản do ông “phụng
mệnh vua soạn thảo” mang tiêu đề “Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu”.
Bản chiếu này viết: “Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết.
Trẫm nghĩ: Xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu
để tỏ rõ sự đổi mới, hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa
tốt đẹp. Xét trong sách cũ đa có chứng cớ rõ ràng
5


Nước ta, sao Dự, sao Chẩn, cõi Việt hùng cường. Từ trước đa có Văn
Lang, Vạn Xuân nhưng còn quê kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại
Cồ Việt, nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ đời nhà Lý về sau
quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước đặt làm hiệu nước.
Tuy vậy, vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là
trái với nghĩa chân chính dựng nước vậy.
Trẫm nối theo nghiệp cũ, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn
trước. Xem qua sổ sách, tuần xét núi sông, nên đặt tên tốt để truyền lâu dài.
Nay ban đổi tên nước là Việt Nam
Đa báo sang cho Trung Quốc biết rõ.
Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền. Hễ
ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh.
Vui thay.
Nghĩa xuân thu nhất thống đa truyền khắp bốn phương, ân huệ lâu dài
và muôn phúc cao dày mọi người cùng hưởng. Vậy bá cáo rộng khắp để mọi
người đều biết
Nay chiếu”.

(Trần Lê Hữu dịch)
Như vậy, căn cứ vào các tư liệu, tư tịch cổ được các nhà nghiên cứu
phát hiện đa chứng minh rằng hai tiếng Việt Nam đa có từ xưa (ít nhất cũng từ
thế kỷ 14) và (có thể) chính thức trở thành quốc hiệu nước ta vào năm Nhâm
Tý (1792) đời Vua Quang Trung nhà Tây Sơn.

6


CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA CỦA VIỆT NAM
2.1. Quốc ky
2.1.1. Hiệu ky
Ở Việt Nam trước đây các nhà cầm quyền đa có các hiệu ky thường
mang màu phù hợp với "mạng": người mạng kim thì cờ màu trắng, người
mạng mộc mang màu xanh, mạng thủy thì màu đen, người mạng hỏa treo cờ
màu đỏ, người mạng thổ dùng cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được
chọn theo thuyết của học phái Âm Dương Gia nhằm giúp triều đại hợp với
một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ của triều đại, các nhà vua đều có thể có
lá cờ riêng, chỉ để biểu tượng cho hoàng gia.
Có nguồn cho biết Hai bà Trưng (40-43) và bà Triệu Thị Trinh (222248) đa dùng cờ màu vàng trong các cuộc khởi nghĩa của họ.
Đại ky của vua Minh Mạng Vua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng
cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình. Có nguồn cho biết vua Khải Định
(1916-1925), khi sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều
sáng chế tại chỗ cờ Long Tinh (thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng
vào giữa lá cờ vàng) vì cần thiết cho nghi lễ. Tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có
lẽ đa xuất hiện từ thời vua Gia Long. Cụ thể, nó có tên Hán "Long Tinh Ky"
với "Ky" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với
râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư
ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương

Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Tóm lại "Long Tinh Ky" là cờ
vàng có chấm đỏ viền tua xanh.
Khi Pháp mới tấn công Việt Nam, Việt Sử Toàn Thư (trang 467) ghi
"Từ Trung ra Bắc, cờ khởi nghĩa bay khắp nơi"; có tác giả chú thích rằng cờ
này chính là cờ long tinh của nhà Nguyễn.
Có nguồn cho biết, năm 1821, vua Minh Mạng còn lấy đại ky màu
vàng, chung quanh viền kim tuyến (chỉ vàng).
2.1.2. Cờ thời Pháp thuộc
Cờ của chế độ bảo hộ Pháp trên toàn Đông Dương, 1923 - 9 tháng 3
1945.
Trong thời ky Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên
bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình
quốc ky Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.
Tại từng vùng thuộc địa trên lanh thổ Việt Nam, Nam ky dùng quốc ky Pháp
7


(còn gọi là cờ tam sắc), Bắc ky và Trung ky dùng cờ biểu tượng cho vua nhà
Nguyễn, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự. Cụ thể nó được
treo ở ky đài ở quảng trường Phu Văn Lâu, cột cờ đàn Nam Giao ở ngoại ô
kinh thành Huế, hay cột cờ Hành Cung ở các địa phương.
Cờ An Nam và những vùng có ảnh hưởng của vua nhà Nguyễn được
miêu tả dưới đây theo từng giai đoạn:
Từ khi Pháp tấn công lanh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền
lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến
năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long
Tinh Ky nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá
cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền
vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt
Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Ky. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ

không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam ( 大 大 ).
Năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt
ngang. Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân, những ông
vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp. Sau
khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan
điểm thân Pháp đa thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt
ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.
Theo một số nguồn, đại ky màu vàng cũng có thể đa được treo thường
xuyên quảng trường Phu Văn Lâu[cần chú thích]. Ngoài ra còn có các Tinh
Ky, cờ Đại Hùng Tinh, cờ Nhật Nguyệt, cờ Ngũ Hành, được dùng để biểu thị
nghi vệ Thiên Tử trong các buổi thiết triều, các dịp tế lễ, hay theo loan giá
những khi nhà vua xuất cung. Lá cờ ban cho các khâm sai đặc sứ, còn được
gọi là cờ Mao Tiết, thì màu sắc tùy nghi, trên mặt thêu họ và chức vụ của vị
khâm sai, chung quanh viền ngân tuyến (chỉ bạc). Các cờ xí treo thời này
thường có tua viền xung quanh.
Lá cờ long tinh trong giai đoạn cuối của thời Pháp thuộc lần đầu được
ấn định làm quốc ky nước Đại Nam khi Nhật Bản dần thay chân Pháp ở Việt
Nam.
Dưới áp lực của quân Nhật, Pháp cố duy trì ảnh hưởng của họ bằng
cách đàn áp các phong trào chống đối và nâng cao uy tín của các nhà vua
Đông Dương. Hoàng đế Bảo Đại nhân cơ hội này đa đưa ra một số cải cách,
trong đó có ấn định quốc ky của nước Đại Nam là cờ long tinh; được Toàn
quyền Đông Dương Jean Decoux chấp thuận. Cờ long tinh được dùng trên
8


lanh thổ Đại Nam (Bắc ky và Trung ky). Nam ky vẫn dùng cờ tam sắc của
Pháp.
2.1.3. Cờ quẻ ly
Cờ quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim, 9 tháng 3 1945 - 22 tháng 8

1945.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và
Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ độc lập được thành lập ngày 17 tháng 4
năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi
thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc ky được chọn
gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ.
Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt
và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung
của lá cờ.
Cờ quẻ Ly là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn
cai trị Nam ky. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam ky mới được
trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại
thoái vị. Nam Ky, thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.
Trong thời ky này, Long Tinh Ky trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo
ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh
Đế Ky. Long Tinh Đế Ky có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Ky trước đó: nền
vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng
với cờ Quẻ Ly.
2.1.4. Cờ đỏ sao vàng
Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc ky
tháng 8 năm 1945.
Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát
xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam ky. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940,
Xứ ủy Nam ky họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa,
một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất
hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được
giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đa cho ra lá cờ nền đỏ
chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở

mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc ky Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh
của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5
9


chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi
sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến cũng sáng tác một bài thơ để nói lên ý tưởng:
“Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hay chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”.
Mẫu cờ được ban lanh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn
Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh
chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng
8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập,
Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đa đề lại bài
thơ, trong đó có câu:
“Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai”.
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc ky trong thời gian
gần đây: ông Lê Quang Sô (xem Liên kết ngoài ở dưới).
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc ky Việt Nam là cờ đỏ
sao vàng. Ky họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đa biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc

ky của nước Việt Nam.
2.1.5. Cờ năm sọc
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lanh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến
16 trở xuống được cai quản bởi Anh. Anh sau đó đa giao lại cho Pháp tiếp tục
quản lý. Chính quyền Pháp đa khuyến khích phong trào Nam ky tự trị. Ngày
26 tháng 3 năm 1946, Nam ky Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de
Cochinchine) đa thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc ky nền
vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen
nhau. Ý nghĩa của lá cờ là ba phần Việt, Miên, Lào trong Liên bang Đông
Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh lam và màu trắng).
Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam ky quốc giải
10


thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2 tháng 6 năm 1948.
2.1.6. Quốc ky của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa
Cờ vàng ba sọc đỏ được họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đa được trình cho Bảo
Đại trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc
đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn
trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920.
Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm
sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6, 1948, chính
phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm
quốc ky của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc ky vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục
là quốc ky chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc ky
cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Hiện nay, lá cờ này nói chung bị cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên nó lại
được chính quyền của một vài thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Ky công
nhận. Một số đông người Việt ở nước ngoài vẫn coi lá cờ này là biểu tượng
chính thức cho cộng đồng và các di sản của họ.

2.1.7. Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập vào ngày 20
tháng 12 năm 1960, là thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động
ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, tiến tới
thống nhất đất nước. Tổ chức này sử dụng là cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ,
nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng.
Lá cờ này được dùng làm quốc ky cho chính phủ lâm thời Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam từ khi thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ
Việt Nam Cộng hòa.
2.1.8. Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng
Năm 1925, khi sáng lập tờ báo Thanh Niên ở nước ngoài, Hồ Chí Minh
(lúc đó còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc) đa lấy ngôi sao năm cánh làm biểu
tượng. Năm 1941, Bác về nước mang theo lá cờ đỏ sao vàng.
Hình ảnh quốc ky Việt Nam xuất hiện nhiều lần trong thơ ông:
“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
2.2. Quốc hiệu
Việt Nam qua các thời ky lịch sử đa dùng nhiều quốc hiệu khác nhau.
Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không
chính thức để chỉ vùng lanh thổ thuộc quốc gia Việt Nam.
11


2.2.1. Văn Lang
Văn Lang (chữ Hán: 大大) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam.
Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lanh thổ
bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.
2.2.2. Âu Lạc
Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (大大, 大大, 大大) được dựng lên, từ việc liên

kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán An Dương Vương. Âu Lạc có lanh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước
đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và một phần tây nam Quảng Tây
(Trung Quốc).
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN
hoặc 179 TCN), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm
Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị
xóa sổ.
2.2.3. Vạn Xuân
Vạn Xuân (大大) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời ky độc lập
ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lanh
đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị
nhà Tùy tiêu diệt.
2.2.4. Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt (大大大) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu
thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng thiết đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86
năm cho đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
2.2.5. Đại Việt
Đại Việt (大大) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm
1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục
(gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804,
trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
2.2.6. Đại Ngu
Đại Ngu (大大) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại
Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau
khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho
Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là
một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu
12



Yên là Vĩ Man được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là
Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ
Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ( 大) ở đây
có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si" (大大).
2.2.7. Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam (大大) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đa đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ
rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy
nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà
Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà
Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn,
và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đa xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối
thế kỷ 14, đa có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do
Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế
kỷ 15 của Nguyễn Trai (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam".
Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc
ngữ đa có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ
"Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm
(1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh
(1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng
Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết
hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần
lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng
tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
2.2.8. Đại Nam
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc
hiệu Việt Nam thành Đại Nam ( 大 大 ), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy

nhiên nhà Thanh đa không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy
yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam
vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
2.2.9. Đế quốc Việt Nam
Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế
Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào
ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với
13


quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị
Nam Ky. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Ky mới được trao trả
ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị.
Đây trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh
xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Ky
được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
2.2.10. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 đến
1947 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập
vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay).
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt
Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời ky 1954-1975,
chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền
Nam Việt Nam.
2.2.11. Quốc gia Việt Nam
Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lanh thổ Việt Nam,
ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng
thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính
quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lanh
thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt

Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất
Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt
Nam Cộng hòa.
2.2.12. Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam
Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong Cuộc trưng cầu dân
ý miền Nam Việt Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đa phế truất Quốc
trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này
tồn tại độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 20 năm và sụp đổ vào
năm 1975.
2.2.13. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà đa quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xa hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.
2.3. Quốc ca
2.3.1. Bản Quốc ca đầu tiên
14


Theo Nguyễn Ngọc Huy, đến thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng
đế Bảo Đại xuống chiếu chọn một quốc ky và quốc ca. Quốc ky là cờ long
tinh còn quốc ca là bài Đăng đàn cung.
Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng
trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc
nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ
tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng
nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế
trời.
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung ky và
Bắc ky, chứ không dùng cho Nam ky vì Nam ky là đất thuộc địa, một lanh thổ

hải ngoại của Pháp.
Khi được chọn làm quốc ca, bài Đăng đàn cung có lời bắt đầu với:
“Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.
Đa bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành.
Vì nước quên mình”.
2.3.2. Giai đoạn 1945 - 1954
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả
độc lập" cho Việt Nam. Chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên
bố độc lập trên danh nghĩa, và đổi quốc ky ra cờ Quẻ Ly nhưng vẫn giữ quốc
ca là bài Đăng đàn cung.
Đồng thời, tại Nam ky, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấy lên
Đoàn Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độc lập
thật sự. Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học duy
nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó. Tại đây, họ đa quen với bài Sinh viên
hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh viên.
Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt) do một
nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huynh Văn Tiểng,
Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn. Do đó,
phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ "sinh
viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca. Đoàn ky là cờ vàng sao đỏ.
Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Pháp dưới
sự lanh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
15


Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946.
Trong khi đó, năm 1946, tại Nam ky, Pháp thành lập Nam Ky quốc.
Chính phủ Nam ky Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6 do
Nguyễn Văn Thinh lanh đạo. Chính phủ này dùng quốc ca là một bài hát của
giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính phủ
này tồn tại hai năm.
Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo Đại làm quốc
trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ này sau đó đa
chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ
"công dân", thành bài Tiếng gọi công dân, làm quốc ca.
2.3.3. Giai đoạn 1954 - 1976
Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân sự.
Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến
quân ca làm quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo
Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.
Năm 1956, Quốc hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ cộng hòa,
hiến pháp 1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công dân
vẫn giữ làm quốc ca.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập.
Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam để đối chọi với Hoa Ky và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Chính phủ này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu
Hữu Phước viết dưới bút hiệu Huynh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Văn
nghệ Giải phóng.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ,
bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước
Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng
7 năm 1976 thành nước Cộng hòa Xa hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là
Tiến quân ca.
Một số dự định thay đổi quốc ca không thành công.

2.3.4 Việt Nam Cộng hòa
Năm 1956, khi Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa soạn thảo hiến
pháp, họ đa có ý chọn quốc ca mới. Bài Việt Nam minh châu trời Đông của
Hùng Lân được chú ý nhiều nhất. Nhưng sau đó quốc hội tuyên bố không
16


chọn được bài nào và giữ nguyên bài Tiếng gọi công dân. Việt Nam Quốc dân
Đảng chọn Việt Nam minh châu trời Đông làm đảng ca.
Cộng hoà Xa hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 28 tháng 4 năm 1981, các tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng
thông báo về việc tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Thời hạn gửi bài dự
thi là từ ngày 19 tháng 5 năm 1981 đến ngày 19 tháng 12 năm 1981. Kết thúc
vòng I của cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới đa
chọn được 74 bài để tham dự vòng II. Tại vòng II, hội đồng giám khảo chọn
được 17 bài để tham dự vòng III là:
Việt Nam - Việt Nam (nhạc của Văn An, lời của Tạ Hữu Yên và Văn
An)
Việt Nam nắng hồng (nhạc của Hồ Bắc, lời thơ của Xuân Thủy)
Quốc ca Việt Nam (của Trọng Bằng)
Tổ quốc ta (nhạc của Lưu Cầu, lời của Diệp Minh Tuyền)
Vinh quang Việt Nam (của Huy Du)
Mở hướng tương lai (của Vân Đông)
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (của Ngô Sĩ Hiển)
Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử (của Nguyễn Thị Lan và Trần Ngọc
Huy)
Việt Nam non nước ngàn năm (của Chu Minh)
Việt Nam Tổ quốc ta (của Đỗ Nhuận)
Tổ quốc (của Nguyên Nhung)
Vì Tổ quốc xa hội chủ nghĩa (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Lưu

Hữu Phước và Huynh Văn Tiểng)
Việt Nam quang vinh (nhạc của Phạm Đình Sáu, ý thơ của Xuân Thủy)
Ngợi ca đất nước (của Nguyễn Trọng Tạo)
Việt Nam nắng hồng (nhạc của Ngô Quốc Tính, lời thơ của Xuân Thủy)
Tổ quốc vinh quang (của Nguyễn Đức Toàn)
Quốc ca Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam (của Hoàng Vân)
Sau đó, cũng trong năm 1982, Ban vận động sáng tác Quốc ca mới và
Hội đồng giám khảo sáng tác Quốc ca mới đề nghị Quốc hội Việt Nam cho
phép kéo dài thời gian nhận bài dự thi thêm sáu tháng (từ ngày 1 tháng 1 năm
1983 đến ngày 30 tháng 6 năm 1983). Từ những bài dự thi mới và những bài
cũ đa được chỉnh sửa lại Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra năm bài khá nhất
trình lên Hội đồng Nhà nước sơ thẩm. Nếu được Hội đồng Nhà nước đồng ý,
năm bài này sẽ được trình lên Quốc hội để chọn lấy một bài làm quốc ca mới.
17


Tác phẩm được chọn làm quốc ca là "Tổ Quốc" của Nguyên Nhung, tuy nhiên
từ đó cho đến nay không có thông tin công khai nào được đưa ra từ phía Quốc
hội, Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng ngày 4 tháng 6 năm 2013, tại phiên thảo luận của Quốc hội Việt
Nam về "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", khi góp ý về điều 13 chương
I của "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Huynh Thành, đại biểu Quốc
hội tỉnh Gia Lai, đa đề nghị sửa lại lời của quốc ca, tức bài Tiến quân ca, còn
phần nhạc thì giữ nguyên. Đề xuất này không được chấp nhận, "Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992" do Quốc hội Việt Nam thông qua sáng ngày 28
tháng 11 năm 2013 vẫn xác định quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến
quân ca của Văn Cao.
2.4. Quốc huy
Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần
quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của
dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạng của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh
tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính
giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.
Mẫu Quốc huy là của họa sĩ Bùi Trang Chước và Trần Văn Cẩn.

18


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Hàn Quốc
3.1.1. Quốc ky
Quốc ky Đại Hàn Dân quốc là hình chữ nhật có nền trắng, ở giữa có
hình âm dương (màu đỏ ở trên và màu xanh dương ở dưới), bốn góc có 4 quẻ
Bát Quái. Lá cờ này được sử dụng từ năm 1950 đến nay.
Nguồn gốc:
FIAV historical.svg(trái) "Cờ của Hàn Quốc" ở báo Jiji Shimpo của
Nhật Bản xuất bản ngày 02 tháng 10 năm 1882. (giữa) "Nước chư hầu của Đế
quốc Đại Thanh: quốc ky Cao Ly" được liệt kê trong một cuốn sách về ngoại
giao của triều Thanh (大大 大大 大 大 大大), sửa đổi nội dung bởi Lý Hồng Chương,
tháng 3 năm 1883. (phải) "Hình bát quái Thái cực đồ" trong bộ sưu tập của
trường Đại học Seoul.
Vexillological symbol Một bức tranh lần đầu tiên mô tả về lá quốc ky
này còn sót lại trong một ấn bản của Hải quân Hoa Ky: Flags of Maritime
Nations tháng 7, năm 1882.Quốc ky được Triều Tiên Cao Tông hoặc Park
Young-hyo thiết kế năm 1882, và chính thức trở thành quốc ky của nhà Triều
Tiên vào ngày 6 tháng 3 năm 1883.
Sau khi độc lập, cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên đều sử dụng phiên
bản quốc ky này, nhưng sau đó Bắc Triều Tiên thay đổi quốc ky của mình

bằng một thiết kế của Liên Xô. (xem bài quốc ky Bắc Triều Tiên). Quốc hội
lập hiến của Hàn Quốc đa chính thức thông qua việc thừa nhận lá quốc ky này
từ ngày 12 tháng 7 năm 1948.
Thiết kế:
Nền trắng tượng trưng cho "trong sạch của dân tộc". Thái cực đồ đại
diện cho nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ để giữ hai nguyên tắc âm và
dương trong một sự cân bằng hoàn hảo, khía cạnh tiêu cực là màu xanh lam,
khía cạnh tích cực là màu đỏ.

19


Bốn quẻ bát quái:
Tên trong
tiếng Triều
Tiên
Càn
(大 / 大)
Ly
(大 / 大)
Khảm
(大 / 大)
Khôn
(大 / 大)

Tự nhiên

Mùa

Phương


Tứ đức

Gia đình Tứ đại

bầu trời
(大 / 大)
mặt trời
(大 / 大)
mặt trăng
(大 / 大)
trái đất
(大 / 大)

xuân
(大 / 大)
thu
(大 / 大)
đông
(大 / 大)
hè

đông
(大 / 大)
nam
(大 / 大)
bắc
(大 / 大)
tây


(하 / 하)

(하 / 하)

nhân
(大 / 大)
nghĩa
(大 / 大)
trí
(大 / 大)
lễ
(大 / 大)

cha
(大 / 大)
con gái
(大 / 大)
con trai
(大 / 大)
mẹ
(大 / 大)

thiên
(大 / 大)
hỏa
(大 / 大)
thủy
(大 / 大)
thổ
(大 / 大)


3.1.2. Quốc phục
Hanbok (Hàn Quốc) hay Chosŏn-ot (CHDCND Triều Tiên) là trang
phục truyền thống Triều Tiên. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc
trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn Phục,
ngày nay từ hanbok thường chỉ đề cập đến trang phục bán chính thức hay
chính thức theo phong cách Triều Tiên và được mặc trong các dịp lễ hội.
3.1.3. Quốc hoa
Hoa hồng Sharon mang vẻ đẹp giản dị, là biểu tượng cho tính cách của
người Hàn Quốc. So với các loại hoa khác, hoa hồng Sharon có sức chịu đựng
rất dẻo dai, tượng trưng cho sinh lực mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng và
sự thịnh vượng của quốc gia. Bản thân từ ‘Mugung’ trong tiếng Hàn đa có
nghĩa là bất tử.
Cũng giống như quốc ky hay quốc ca, việc hoa hồng Sharon được chọn
làm quốc hoa không phải do quy định của của chính phủ Hàn Quốc. Từ thời
cổ đại, hoa Mugung đa được xem là biểu tượng của tinh thần dân tộc Hàn.
Tình yêu của người Hàn Quốc dành cho loài hoa này được thể hiện rõ
nét khi những ca từ ‘Hoa Mugung, nở ngàn dặm trên những ngọn núi và bên
những dòng sông tươi đẹp’ mở đầu một đoạn điệp khúc trong quốc ca của Đại
Hàn Dân Quốc. Do hoa đa trở thành một phần rất quan trọng của đất nước
trong nhiều thế kỷ, Hàn Quốc đa lựa chọn loài hoa này làm quốc hoa sau khi
được giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít Nhật. Các cơ quan lập pháp,
20


×