Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu liều chiếu trong một số trường hợp sự cố nghiêm trọng đối với thiết bị chiếu xạ SVST co60b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN TRỌNG TIỂN

NGHIÊN CỨU LIỀU CHIẾU TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG ĐỐI
VỚI THIẾT BỊ CHIẾU XẠ SVST-CO60/B

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN TRỌNG TIỂN

NGHIÊN CỨU LIỀU CHIẾU TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG ĐỐI VỚI
THIẾT BỊ CHIẾU XẠ SVST-CO60/B

Chuyên ngành: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
Mã số: 60 - 44 - 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN HÙNG
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH - 2009



DANH MUẽC CAC BANG VAỉ HèNH VEế
Danh mc hỡnh v
Hỡnh 1.1. Trung tõm nghiờn cu v trin khai cụng ngh bc x VINAGAMMA.... 11
Hinh 3.1. Mụ hỡnh gi nh .................................................................................. 33
Hỡnh 3.2. Mt ct thit b chiu x SVST-Co60/B ................................................ 44
Hỡnh 3.3. Mt ct bung chiu ............................................................................. 45
Hỡnh 3.4. Mt ct dc cỏc nỳt bờ tụng .................................................................. 46
Hỡnh 3.5. Mt ct ngang cỏc nỳt bờ tụng .............................................................. 46
Hỡnh 3.6. Cỏc bn ngun ...................................................................................... 46
Hỡnh 3.7. Thanh ngun CoS-43 HH ..................................................................... 47
Hình 4.1. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với sàn nhà, trờng hợp
nguồn rơi trên nền nhà của bể nớc tại vị trí (5, -270, 100) cm ............. 49
Hình 4.2. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với sàn nhà, trờng hợp
nguồn rơi ra trên đờng hàng tại vị trí (650, -250, 100) cm .................... 50
Hình 4.3. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với sàn nhà, trờng hợp
nguồn rơi ra trên đờng hàng tại vị trí (790, 110, 100) cm ..................... 51
Hình 4.4. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với sàn nhà, trờng hợp
nguồn rơi ra trên đờng hàng tại vị trí (975,-135,100) cm ...................... 52
Hình 4.5. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với sàn nhà, trờng hợp
nguồn rơi ra trên đờng hàng tại vị trí (1180,-358,100) cm .................... 53
Hình 4.6. Phân bố các điểm tính liều tại độ cao 1 m so với nền nhà ....................... 54
Hình 4.7. Các nắp bê tông ....................................................................................... 56
Hình 4.8. Phân bố các điểm tính liều phòng trên nhà nguồn tại độ cao 1 m so với sàn
khi không mở nắp bê tông ........................................................................ 56
Hình 4.9. Mở hai nắp bờ tụng trờn ........................................................................ 57
Hình 4.10. Phân bố các điểm tính liều phòng trên nhà nguồn tại độ cao 1 m so với sàn .. 58
Hình 4.11. Mở hai nắp bê tông trên và một nắp dới .............................................. 59
Hình 4.12. Phân bố các điểm tính liều cầu thang lên nhà nguồn ............................ 59



Hình 4.13. Phân bố các điểm tính liều phòng trên nhà nguồn tại độ cao 1 m so với
sàn, trờng hợp kẹt ba giá nguồn ở vị trí chiếu xạ phải mở hai nắp bê
tông trên và một nắp bê tông dới ......................................................... 59
Hỡnh 4.14. Mụ hỡnh tỏn x trong bi toỏn Skyshine .............................................. 61
Hình 4.15. Vị trí tơng đối giữa nguồn và các trục tính liều khu dân c gần Trung tâm .. 62
Hình 4.16. Phõn vựng khụng gian bờn ngoi bung chiu v quan trng tng
ng ca tng vựng ................................................................................ 66
Hình 4.17. Mặt cắt dọc sàn nhà nguồn khi đậy lớp sắt lên tại vị trí x = 0, y = -95 ......... 74
Hình 4.18. Tấm sắt đậy lên vị trí các nắp bê tông ................................................... 74
Hình 4.19. Phân bố các điểm tính liều phòng trên nhà nguồn tại độ cao 1 m so với
sàn, khi mở ba nắp bê tông và đậy lớp sắt lên trên ............................... 74


Danh mc cỏc bng
Bng 2.1. Hot riờng min tr v hot min tr ca cỏc ht nhõn phúng x i
vi mt s ng v phúng x thng gp .............................................. 26
Bng 2.2. Cỏc mc hnh ng ca liu bc x i vi chiu x cp. Bng IV-I ca
Safety Series No. 115, 1996, IAEA ..................................................... 28
Bng 2.3. Cỏc mc hnh ng ca sut liu tng ng i vi chiu x trng
din. Bng IV-II ca Safety Series No. 115, 1996, IAEA .................... 28
Bng 3.1. í ngha ca giỏ tr R ............................................................................ 36
Bng 3.2. Cỏc th mt thng s dng trong MCNP ............................................ 39
Bng 3.3. Cỏc th a ra s liu trong MCNP ...................................................... 41
Bng 3.4. Cỏc s liu v ngun Co60 ti trung tõm VINAGAMMA .................... 47
Bảng 4.1. Kết quả tính liều trong trờng hợp nguồn rơi tại vị trí (5, -270,
100) cm .....................................................................................49
Bảng 4.2. Kết quả tính liều trờng hợp nguồn rơi tại vị trí (650, -250, 100) cm ..... 50
Bảng 4.3. Kết quả tính liều trờng hợp nguồn rơi tại vị trí (790, 110, 100) cm ...... 51
Bảng 4.4. Kết quả tính liều trờng hợp nguồn rơi tại vị trí (975,-135,100) cm ....... 52

Bảng 4.5. Kết quả tính liều trờng hợp nguồn rơi tại vị trí (1180,-358,100) cm ..... 53
Bảng 4.6. Kết quả tính phân bố liều tại các điểm trong trờng hợp kẹt nguồn tại vị trí
chiếu xạ với tỉ trọng hàng 0,2 g/cm3 .......................................................................................... 55
Bảng 4.7. Suất liều trên nhà nguồn khi thiết bị hoạt động bình thờng (ba giá nguồn
ở vị trí chiếu xạ) ....................................................................................... 57
Bảng 4.8. Kết quả tính phân bố liều trên nhà nguồn trong trờng hợp kẹt ba giá
nguồn tại vị trí chiếu xạ và mở hai nắp bê tông trên ............................... 58
Bảng 4.9. Kết quả tính phân bố liều trên nhà nguồn trong trờng hợp ngun kẹt ba giá
nguồn tại vị trí chiếu xạ phải mở hai nắp bê tông trên và một nắp dới ........ 60
Bảng 4.10. Phân bố liều khu dân c trên trục X ...................................................... 63
Bảng 4.11. Phân bố liều khu dân c trên trục Y ...................................................... 63
Bảng 4.12. Phân bố liều khu dân c trên trục X ...................................................... 65
Bảng 4.13. Phân bố liều khu dân c trên trục Y ....................................................... 65
Bảng 4.14. Phân bố liều khu dân c trên trục X ...................................................... 67


B¶ng 4.15. Ph©n bè liÒu khu d©n c− trªn trôc Y ....................................................... 67
B¶ng 4.16. Ph©n bè liÒu khu d©n c− trªn trôc X ....................................................... 69
B¶ng 4.17. Ph©n bè liÒu khu d©n c− trªn trôc Y ....................................................... 69
B¶ng 4.18. KÕt qu¶ ph©n bè liÒu phßng trªn nhµ nguån khi ®Ëy líp s¾t lªn trªn .... 75


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Hùng đã hướng
dẫn, giúp đỡ, sửa chữa tận tình trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn cử nhân Cao Văn Chung và Nguyễn Anh Tuấn đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy trong thời gian được đào tạo
tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM.

Xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học của Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên Tp. HCM đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn đến Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ
Bức xạ đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình và các bạn trong lớp cao học K15 luôn
động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.


MỤC LỤC

Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THIẾT BỊ CHIẾU XẠ VÀ CÁC
SỰ CỐ CHIẾU XẠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ........03
1.1. Tình hình sử dụng thiết bị chiếu xạ trên thế giới ............................................ 03
1.2. Các sự cố nghiêm trọng về thiết bị chiếu xạ dùng nguồn Co-60 trên thế giới.. .... 03
1.2.1. Sự cố ở thiết bị chiếu xạ Stimos, Italia, tháng 5 năm 1975 ................... 04
1.2.2. Sự cố ở Kjeller, Norway, 1982 ........................................................... 04
1.2.3. Sự cố ở San Salvador, El Salvador, 1989 ............................................ 05
1.2.4. Sự cố Sor-Van Israel, tháng 6 năm 1990 ............................................. 07
1.2.5. Sự cố ở thiết bị chiếu xạ Nesvizk, Belarus, 1991 ................................. 08
1.2.6. Kết luận về các sự cố .......................................................................... 09
1.3. Các thiết bị chiếu xạ ở Việt Nam ................................................................... 10
1.4. Các sự cố giả định có thể xảy ra trên thiết bị chiếu xạ SVST-Co60/B ........... 10
1.4.1. Đánh giá an toàn ................................................................................. 11
1.4.2. Hệ thống an toàn ................................................................................. 12
1.4.3. Các sự cố giả định có thể xảy ra trên thiết bị chiếu xạ SVST-Co60/B ...... 15
CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN BỨC XẠ ………………...……16
2.1. Các đơn vị, khái niệm trong an toàn bức xạ và liều lượng học ....................... 16

2.1.1. Liều hấp thụ ........................................................................................ 16
2.1.2. Liều chiếu ........................................................................................... 16
2.2. Các tiêu chuẩn an toàn bức xạ ....................................................................... 17
2.2.1. Lịch sử xây dựng các tiêu chuẩn an toàn bức xạ trên thế giới .............. 17
2.2.1.1. Các khuyến cáo về an toàn bức xạ của ICRP ........................... 18
2.2.1.2. Các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ do IAEA ban hành .............. 18
2.2.2. Các văn bản pháp lý về an toàn bức xạ của Việt Nam ......................... 20


2.2.2.1. Lịch sử ban hành các văn bản pháp lý về an toàn bức
xạ tại Việt Nam ...................................................................... 20
2.2.2.2. Nội dung chính của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ .... 21
2.2.3. Các tiêu chuẩn miễn trừ ...................................................................... 24
2.2.3.1. Các tiêu chí miễn trừ .............................................................. 25
2.2.3.2. Các nguồn bức xạ được miễn trừ và các mức miễn trừ ........... 25
2.2.4. Các giới hạn liều đối với chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ dân chúng ...... 26
2.2.4.1. Chiếu xạ nghề nghiệp .............................................................. 26
2.2.4.2. Chiếu xạ dân chúng ................................................................ 27
2.2.5. Các mức liều cần can thiệp................................................................... 27
2.2.5.1. Các mức chiếu xạ cần phải có sự can thiệp trong mọi hoàn cảnh ... 28
2.2.5.2. Hướng dẫn các mức can thiệp và hành động trong các tình huống
chiếu xạ khẩn cấp ................................................................... 29
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH MCNP VÀ MÔ TẢ THIẾT BỊ
SVST-Co60/B ……………………………………………………..30
3.1. Phương pháp Monte Carlo ............................................................................ 30
3.1.1. Giới thiệu ............................................................................................ 30
3.1.2. Đặc trưng của phương pháp Monte – Carlo ......................................... 30
3.1.2.1. Định lý giới hạn trung tâm ..................................................... 30
3.1.2.2. Luật số lớn ............................................................................. 30
3.1.2.3. Số ngẫu nhiên ......................................................................... 31

3.2. Chương trình MCNP ...................................................................................... 32
3.2.1. Giới thiệu ............................................................................................ 32
3.2.2. Các đặc trưng cơ bản của chương trình MCNP .................................... 34
3.2.2.1. Số liệu hạt nhân ...................................................................... 34
3.2.2.2. Các đặc trưng về nguồn .......................................................... 34
3.2.2.3. Đánh giá sai số ....................................................................... 35
3.2.2.4. Giảm sai số ............................................................................ 36
3.2.2.5. Kết quả bài toán ..................................................................... 37


3.2.3. Mô tả hình học trong MCNP ............................................................... 37
3.2.3.1. Mô tả ô ................................................................................... 38
3.2.3.2. Mô tả mặt ............................................................................... 38
3.2.4. Cấu tạo một file input .......................................................................... 40
3.3. Mô tả thiết bị chiếu xạ SVST- Co60/B .......................................................... 42
3.3.1. Mô tả chung ........................................................................................ 42
3.3.2. Mô tả chi tiết ....................................................................................... 45
3.3.2.1. Tường buồng chiếu xạ ............................................................ 45
3.3.2.2. Nút bê tông ............................................................................ 46
3.3.2.3. Nguồn chiếu xạ ...................................................................... 46
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ KẾT QUẢ ………………………..48
4.1. Mô hình tính toán……………………………………………………………...48
4.2. Phân bố liều khu vực trung tâm chiếu xạ khi có sự cố ................................... 48
4.2.1. Phân bố liều trong trường hợp thanh nguồn rơi ra trên nền buồng
chiếu xạ ............................................................................................... 48
4.2.2. Phân bố liều trong trường hợp thanh nguồn rơi ra trên đường hàng ..... 49
4.2.3. Phân bố liều trong trường hợp kẹt nguồn tại vị trí chiếu xạ ................. 54
4.2.4. Phân bố liều tầng trên nhà nguồn trong trường hợp kẹt nguồn tại vị trí
chiếu xạ ............................................................................................... 55
4.2.4.1. Trường hợp không mở nắp bê tông ........................................ 56

4.2.4.2. Trường hợp chỉ mở hai nắp bê tông phía trên ........................ 57
4.2.4.3. Trường hợp tháo 2 nắp phía trên và một nắp giữa phía dưới ... 59
4.3. Phân bố liều khu vực dân cư xung quanh Trung tâm chiếu xạ – bài toán
Skyshine ........................................................................................................ 60
4.3.1. Mô tả bài toán Skyshine và áp dụng tính phân bố liều dân cư khi có
sự cố ................................................................................................... 60
4.3.2. Các kỹ thuật giảm sai số trong bài toán Skyshine ................................ 62
4.3.2.1. Dùng tally F5 tính thông lượng .............................................. 62
4.3.2.2. Đơn giản hình học .................................................................. 64


4.3.2.3. Phân vùng không gian – độ quan trọng ................................... 66
4.3.2.4. Sử dụng DXTRAN và các kỹ thuật giảm sai số khác .............. 68
4.3.3. Kết quả bài toán Skyshine ................................................................... 70
4.4. Các khuyến cáo và phương hướng khắc phục sự cố ....................................... 70
4.4.1. Khuyến cáo đối với quy trình, quy phạm hiện có và kết cấu thiết bị
chiếu xạ .............................................................................................. 70
4.4.2. Phương pháp khắc phục sự cố ............................................................. 71
4.4.2.1. Nguyên tắc chung ................................................................... 71
4.4.2.2. Phương pháp khắc phục sự cố khi kẹt nguồn .......................... 72
4.4.2.3. Phương pháp khắc phục sự cố khi thanh nguồn bị lôi ra
trên đường hàng ..................................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 78
Phụ lục ................................................................................................................. 80


1

MỞ ĐẦU

Từ nhiều năm nay kỹ thuật hạt nhân, đặc biệt là công nghệ bức xạ trở thành
phương pháp hữu ích trong công nghiệp, nông nghiệp và cả trong y học. Nó làm
tăng hiệu quả, tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong rất nhiều trường hợp, sử dụng công nghệ bức xạ được xem như là biện pháp
tối ưu nhất. Ở một số nước công nghiệp phát triển, công nghệ bức xạ trở thành một
ngành kinh tế thực sự với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng trăm tỉ USD và mang
lại hàng triệu việc làm [4].
Mặc dù công nghệ bức xạ được hình thành ở Việt Nam tương đối muộn nhưng
những năm gần đây nó phát triển rất mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng hằng năm lên
tới 25% [4]. Công nghệ bức xạ được ứng dụng sâu rộng trong nông nghiệp, sinh
học, công nghiệp và y học, nó góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Năm 1999, máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 công nghiệp đã được đưa vào vận
hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (VINAGAMMA).
Thiết bị chiếu xạ này được vận hành và khai thác có hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu
khử trùng các vật phẩm y tế, thanh trùng các mặt hàng khô và đông lạnh, phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đi đôi với việc phát triển các ứng dụng của bức xạ ion hóa và nghiên cứu phát
triển các công nghệ chiếu xạ là việc bảo đảm vận hành an toàn các thiết bị này.
Ngoài những đòi hỏi nghiêm khắc trong vận hành, thể hiện trong các quy trình, quy
phạm, các nhà quản lý thiết bị chiếu xạ cần phải đưa ra các chỉ dẫn đáp ứng sự cố
có thể xảy ra. Tính phân bố liều chiếu trong các trường hợp sự cố giả định, nhằm
giảm thiểu những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình khắc phục sự cố. Vì lý
do đó mà tôi chọn đề tài: “Tính liều chiếu trong một số trường hợp sự cố nghiêm
trọng đối với thiết bị chiếu xạ SVST-Co60/B”. Mặc dù thiết bị SVST Co-60/B
được thiết kế là an toàn trong khâu vận hành, nhưng xác suất xảy ra sự cố vẫn có
thể có, dù là rất nhỏ. Ở đây, đặt ra hai trường hợp sự cố giả định có thể xảy ra:


2


- Thanh nguồn bị rơi ra trên sàn nhà hoặc trên hành lang đường hàng.
- Giá nguồn bị kẹt.
Mục đích của đề tài là tính liều chiếu tại khu vực trung tâm chiếu xạ và tính
liều dân cư ngoài khu vực trung tâm chiếu xạ khi có sự cố chiếu xạ xảy ra. Để làm
việc này chúng tôi dùng chương trình MCNP để tính liều. Dựa trên các số liệu tính
toán, chúng tôi sẽ đưa ra một số khuyến cáo và xây dựng phương án hành động,
khắc phục sự cố, nhằm tránh bị động và đảm bảo an toàn.
Với mục đích như trên nội dung đề tài gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình thiết bị chiếu xạ và các sự cố chiếu xạ trên thế
giới và ở Việt Nam.
Chương 2. Các tiêu chuẩn an toàn bức xạ.
Chương 3. Chương trình MCNP và mô tả thiết bị SVST-Co60/B.
Chương 4. Mô hình tính toán và kết quả.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHIẾU XẠ VÀ CÁC SỰ CỐ CHIẾU XẠ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình sử dụng thiết bị chiếu xạ trên thế giới [1], [4], [21]
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 200 nguồn Cobalt 60 và hơn 750 máy
gia tốc hoạt động với mục đích cơng nghiệp như các nhà máy độc lập. Có khoảng
hơn 130 thiết bị chiếu xạ nguồn cobalt-60 và nhiều máy gia tốc chùm tia điện tử
được sử dụng để khử trùng các vật phẩm y tế và xử lý thực phẩm. Và khoảng hơn
1000 máy gia tốc dùng trong y tế.
Các thiết bị chiếu xạ khơng ngừng gia tăng và sẽ tăng nhanh trong những năm
tiếp theo, để phục vụ cho các ứng dụng ngày càng sâu rộng của nó cũng như phục
vụ cơng tác nghiên cứu. Song song với việc phát triển các ứng dụng của cơng nghệ
bức xạ và phát triển thiết bị chiếu xạ thì việc đảm bảo an tồn khi vận hành các thiết

bị này ln ln được đặt lên hàng đầu. Để vận hành an tồn khơng những đòi hỏi
nguời vận hành phải được đào tạo bài bản, phải nắm rõ các quy trình, quy phạm mà
chúng ta còn phải nghiên cứu các sự cố trước để tránh lặp lại và phải giả định các sự
cố rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
1.2. Các sự cố nghiêm trọng về thiết bị chiếu xạ dùng nguồn Co-60 trên thế giới
Thiết bị chiếu xạ cơng nghiệp dùng để xử lý vật liệu và khử trùng đã được sử
dụng từ cuối những năm 1950 ở các nước phát triển. Từ đó cho đến năm 1975, hầu
như khơng có sự cố nào xảy ra. Tuy nhiên, từ năm 1975 mỗi năm có ít nhất một sự
cố được báo cáo. Đặc biệt, từ năm 1975 đến 1994, có năm sự cố nghiêm trọng xảy
ra. Sự cố đầu tiên ở thiết bị chiếu xạ của Italia vào năm 1975 và sự cố thứ hai ở
Noway năm 1982. Tuy nhiên, hai sự cố này được ít người biết đến. Những sự cố
tiếp theo ở Elsalvado (1989), ở Israel (1990) và Belarus (1991) làm cho người ta
phải xem lại các chương trình an tồn đối với các thiết bị chiếu xạ. Tuy nhiên, để
nhìn nhận một cách rõ hơn, người ta đã đặt các sự cố này cùng với các sự cố trước


4

đó để rút ra các bài học trong thiết kế, xây dựng và trong các quy trình vận hành
cũng như trong các khâu cấp phép và thẩm định. Điều quan trọng hơn là điều chỉnh
để tránh các sự cố tương tự có thể xảy ra hoặc giảm nhẹ hậu quả, cải tiến trong các
thủ tục vận hành, thiết kế, xây dựng một máy chiếu xạ.
1.2.1. Sự cố ở thiết bị chiếu xạ Stimos, Italia, tháng 5 năm 1975 [16]
Thiết bị này là một hệ pilot dùng để kích thích các hạt ngũ cốc bằng chiếu xạ
gamma. Thiết bị có hoạt độ cực đại khoảng 36 kCi. Vào tháng 5 năm 1975, một người
công nhân (chưa được đào tạo), với nhiệm vụ nạp bao hạt giống vào thùng băng tải.
Hôm đó, để tiết kiệm thời gian, ông đã bò qua đường dành riêng cho băng tải vào
buồng chiếu xạ. Mục đích của ông là đặt một vài mẫu cao su để thử nghiệm về sức bền
của cao su đối với chiếu xạ gamma. Người công nhân đã ở trong buồng chiếu xạ thời
gian ngắn và lúc này hoạt độ phóng xạ nguồn là 13,5 kCi, ông đã chết 13 ngày sau đó.

Nguyên nhân của sự cố:
- Người công nhân không được đào tạo về bảo vệ bức xạ, quy tắc vận hành,
ông không nhận thức được sự nguy hiểm của bức xạ.
- Lúc đó, không có người vận hành đã được đào tạo để ngăn hành động của ông ta.
- Vào buồng chiếu xạ không qua lối dành cho nhân viên.
1.2.2. Sự cố ở Kjeller, Norway, 1982
Thiết bị chiếu xạ ở Kjeller được vận hành từ năm 1970, dùng nguồn Co-60 với
dạng lưu giữ khô. Thiết bị dùng để xử lý các sản phẩm chính là gia vị, các vật liệu
bao bì đóng gói và dụng cụ y tế. Thiết bị có hệ chuyển mẫu tự động, băng tải.
Vào 3h30 ngày 2 tháng 9 năm 1982, hệ băng tải vận chuyển mẫu đột ngột bị
dừng, chuông sự cố báo động ở phòng điều khiển và ở bàn bảo vệ của Viện. Đến
7h00, người kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị đến và ngắt chuông báo ở trên bàn điều
khiển. Trên bàn điều khiển báo rằng nguồn đã ở vị trí cất giữ (đèn xanh), ông mở
cửa và vào buồng chiếu xạ, ngắt hệ nén khí băng tải và vào kiểm tra các vị trí thùng
hàng và ở trong buồng chiếu xạ ít phút. Sau đó ông ra ngoài và cảm thấy rất mệt.


5

Do trước đây ông bị bệnh động mạch vành và tim, ông đã đến bệnh viện để kiểm tra
và đã chết ở bệnh viện 13 ngày sau đó. Từ đánh giá liều kế phim và sau này bằng
phổ kế cộng hưởng từ spin điện tử, nhân viên kỹ thuật đã nhận một liều gần 22 Gy.
Đến 8h00, nhân viên vận hành tới, nhận thấy nguồn không ở vị trí cất giữ,
nhưng trên thiết bị chỉ thị nguồn đã ở vị trí cất giữ. Hệ interlock ở cửa vào buồng
chiếu bị hỏng. Như vậy, rõ ràng có sự cố chiếu xạ.
Phân tích sự cố:
- Thiết kế thiết bị chiếu xạ có hai khiếm khuyết:
+ Nguyên nhân trực tiếp là thiết kế hệ thống chỉ thị vị trí nguồn liên kết với
interlock của cửa vào buồng chiếu xạ. Hệ thống này dựa vào các tín hiệu từ một số
công tắc vi mạch. Một sai hỏng vi mạch có thể cho sai thông tin về vị trí nguồn,

mặc dù nguồn vẫn đang ở vị trí chiếu xạ.
+ Khiếm khuyết thứ hai là hệ thống interlock dư: tín hiệu “Fully in” và tín
hiệu từ mônitơ của ống đếm Geiger, hai sự kiện tác động lên như một sự kiện.
- Đối với nhân viên kỹ thuật có một số hành động nguy hiểm:
+ Không quan sát mức phóng xạ chỉ thị trên bàn điều khiển.
+ Không dùng máy đo liều khi vào buồng chiếu xạ.
1.2.3. Sự cố ở San Salvador, El Salvador, 1989 [9]
Thiết bị này được xây dựng năm 1974 và đưa vào vận hành năm 1975. Thiết
bị dùng hệ băng tải để đưa hàng vào trong buồng chiếu xạ. Trong buồng chiếu xạ,
các hộp hàng được di chuyển nhờ các piston khí nén. Nguồn được đưa lên vị trí
chiếu xạ trên bể nước.
Lúc 2h00 ngày 5 tháng 2 năm 1989, một nhân viên vận hành trực ca nghe
chuông báo động có sự cố. Mặc dù sau các thủ tục reset, chuông báo động vẫn kêu,
nghĩa là bản nguồn vẫn chưa về vị trí cất giữ. Nhân viên vận hành bằng mọi cách,
điều khiển bằng tay nút “source down” để có đèn tín hiệu màu xanh trên bàn điều


6

khiển và tín hiệu nguồn đã về vị trí cất giữ. Vài phút sau, khoảng 2h30 ông đi vào
buồng chiếu xạ nhưng không kiểm tra mức phóng xạ trên máy đo liều. Trong buồng
chiếu xạ, ông nhận thấy giá nguồn vướng phải một dãy hàng. Dùng đèn pin, ông cố
gắng di chuyển một số thùng hàng. Vì không thể một mình đẩy giá nguồn xuống,
ông rời buồng chiếu xạ, tìm người trợ giúp.
Vào khoảng 3h30, nhân viên vận hành này đã tìm được hai người khác từ
phòng bảo vệ của cơ quan. Tin vào nhân viên vận hành, họ đi vào buồng chiếu xạ
giúp di chuyển các thùng hàng và đẩy nguồn xuống. Khi nhìn thấy ánh sáng
Cherenkov màu xanh ở bể nguồn, họ vội rời khỏi buồng chiếu xạ.
Sau một vài phút rời buồng chiếu xạ, nhân viên vận hành và hai nhân viên bảo
vệ nôn mửa và họ đi đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, các bác sĩ cho rằng họ bị ngộ độc thức ăn và cho giấy phép nghỉ
3 ngày. Họ xuất viện vào khoảng 6h00 sáng hôm đó.
Cũng vào 6h00 sáng hôm đó, một nhân viên khác trực ca ngày đến. Ông thấy
cửa buồng chiếu xạ mở thiết bị đã “shut down”, ông vào buồng chiếu thấy các
thùng hàng bị xáo trộn, mà không thấy nhân viên của ca trước. Ông cố gắng xếp lại
các thùng hàng và cho máy chiếu xạ tiếp tục vận hành. Mặc dù, người nhân viên
này đã báo cáo tất cả tình hình cho người phụ trách thiết bị và mọi thứ dường như
không có gì xáo trộn, thiết bị vẫn được vận hành tiếp tục.
Ngày 8 tháng 2, giá nguồn lại bị kẹt một lần nữa và đã được khắc phục bằng
lực đẩy khí nén thông thường. Vào ngày 10 tháng 2, sau khi nhân viên đo liều kế
thấy rằng, liều sản phẩm quá thấp so với bình thường, người phụ trách thiết bị và
nhân viên đo liều vào buồng chiếu xạ, họ thấy các thanh nguồn bị thiếu trên các giá
nguồn nhờ ánh sáng Cherenkov và một số thanh nguồn nằm bên trên bể nguồn. Sự
kiện quan trọng này đã không được ghi nhận và do mức phóng xạ vẫn bình thường
nên thiết bị vẫn tiếp tục vận hành, nhưng thời gian chiếu xạ được tăng lên.
Đến 16h00 ngày hôm đó, một sai hỏng khác xuất hiện, giá nguồn không thể trở
về vị trí cất giữ. Kiểm tra mức phóng xạ bằng máy đo liều xách tay thấy rất cao, điều


7

đó chỉ thị rằng nguồn bị kẹt ở vị trí chiếu xạ. Dùng kỹ thuật đẩy nguồn xuống như
trước đây (dùng khí nén), nhân viên này đã đưa nguồn về vị trí cất giữ. Đèn màu xanh
trên bàn điều khiển (báo nguồn đã ở vị trí cất giữ) và suất liều được kiểm tra bằng
máy đo liều xách tay giảm xuống. Tuy nhiên, do kiểm tra suất liều tại cửa buồng
chiếu nên họ không nhận thấy bất thường trong suất liều (vì lúc đó có bốn thanh nằm
trên bể nguồn và hầu hết các thanh đã nằm dưới bể nguồn). Trong bốn thanh nằm trên
nền nhà buồng chiếu xạ thì có một thanh nguồn có hoạt độ là 620 Ci.
Ba nhân viên đi vào buồng chiếu mà không kiểm tra mức phóng xạ, họ nghĩ rằng
chẳng có gì nghiêm trọng. Họ nhận thấy giá nguồn đã về vị trí cất giữ, nhưng bản nguồn

phía trên chẳng có gì cả. Họ rời buồng chiếu, lấy máy đo liều để kiểm tra suất liều, trên
lối vào họ nhận thấy suất liều cao hơn bình thường. Họ đóng cửa và kéo nguồn lên
xuống một vài lần. Giá nguồn lên xuống bình thường nhưng suất liều ở lối vào rất cao.
Người phụ trách kết luận có điều gì đó bất thường và ra quyết định dừng hoạt động thiết
bị. Trong sự kiện này các nhân viên bị một liều từ 90 mGy đến 220 mGy.
Khắc phục sự cố: Nhà cung cấp thiết bị đã được thông báo về tình hình thiết bị
và đã cử hai chuyên gia đến khắc phục. Họ dùng camera điều khiển từ xa và một máy
đo liều được đưa vào buồng chiếu xạ theo đường hàng. Các chuyên gia này đã xác
định có một thanh nguồn nằm trên đường tải hàng. Họ đã khoan một lổ bê tông trên
trần buồng chiếu xạ và ngày 15 tháng 2, họ đã đưa được thanh nguồn xuống bể nước.
1.2.4. Sự cố Sor-Van Israel, tháng 6 năm 1990 [10]
Thiết bị Sor-Van dùng để khử trùng dụng cụ y tế và gia vị. Ở thời điểm xảy ra
sự cố, hoạt độ của nguồn là 340 kCi (Co-60). Thiết bị loại JS6500 được thiết kế và
xây dựng cuối những năm 60 tại Canada (bây giờ là Nordion).
Khoảng 17h00 ngày 21 tháng 6 năm 1990, có sự cố kẹt nguồn, vận chuyển
hàng ngừng hoạt động và tín hiệu báo nguồn đã xuống vị trí cất giữ. Nhưng có một
điều không bình thường: Chuông báo động có bức xạ. Người phụ trách thiết bị nghe
chuông báo động đã đi vào buồng điều khiển tắt nguồn điện và chuông báo động tắt.
Người trực vận hành đến ít phút sau đó, ông đi vào buồng điều khiển, bật nguồn


8

điện trở lại và chuông báo động lại kêu lên. Người trực vận hành quyết định tự mình
xử lý công việc.
Một chuỗi sai lầm của ông đã xảy ra: Đầu tiên với hai tín hiệu nguồn đã xuống
vị trí cất giữ và chuông báo động có phóng xạ. Ông khẳng định nguồn về vị trí cất
giữ là đúng, còn chuông cảnh báo phóng xạ là sai. Trên cơ sở suy luận này, ông
quyết định đi vào buồng chiếu. Trước khi đi vào, để tắt chuông báo động, ông đã
ngắt cáp nối vào đầu dò. Ông vào buồng chiếu cùng với chìa khóa và máy đo liều

xách tay, nhưng không kiểm tra tình trạng hoạt động của máy (thật không may máy
hoạt động không tốt). Ông đi vào buồng chiếu và nhận thấy các hộp carton bị xé và
không thấy ánh sáng Cherenkov của nguồn ở trong bể nước. Ông quay ra để thở rồi
sau đó lại quay vào để gỡ các bao carton bị rách từ băng tải. Khoảng một phút sau,
ông thấy nóng bừng trong mắt. Ông sợ hãi quay ra.
Ông gọi người phụ trách và nói những gì xảy ra, ngay sau đó, ông cảm thấy
mệt và buồn nôn. Sau đó sỹ quan an toàn đến, ông cầm máy đo liều và đi vào buồng
chiếu, trước cửa buồng chiếu ông đã thấy liều cỡ khoảng 0,5 Sv/h (≈ 50 R/h). Ngay
lập tức nhân viên vận hành được đưa tới bệnh viện và đã chết 36 ngày sau đó.
Tối hôm đó, theo chỉ dẫn của nhà cung cấp thiết bị. Giá nguồn được kéo lên
bằng cách kéo dây cáp ở trên trần nhà chiếu xạ (sau khi đã mở khỏi piston khí nén)
và sau đó lập tức đưa giá nguồn xuống. Giá nguồn đã phá vỡ sự tắc nghẽn của các
hộp carton và rơi xuống nước. Không có thanh nguồn hoặc thiết bị nào bị hư hỏng
trong trường hợp này.
1.2.5. Sự cố ở thiết bị chiếu xạ Nesvizk, Belarus, 1991 [11]
Thiết bị chiếu xạ ở Nesvizk, cách Minsk 120 km được xây dựng năm 1981 và đưa
vào vận hành năm 1984. Được thiết kế và xây dựng bởi viện nghiên cứu khoa học công
nghệ của Liên Xô. Nó thuộc thiết bị loại II (lưu giữ khô), hoạt độ nguồn là 800 Ci.
Vào 3h00 ngày 26 tháng 10 năm 1991, khi người nhân viên đang nạp dỡ hàng
thì nghe tiếng động của kẹt băng tải, ông đã gọi vào phòng điều khiển để báo cho


9

nhân viên vận hành biết. Khi đó, nhân viên vận hành đang đọc báo không đeo liều
kế. Sự việc sau đó xảy ra chẳng ai được rõ, vì sau khi bị sự cố chiếu xạ, nhân viên
vận hành tỏ ra bất hợp tác và ông đã chết tại một bệnh viện ở Moscow 113 ngày sau
đó với liều toàn thân (theo đánh giá) là 11 Gy có chỗ lên đến 18 Gy.
Người ta chỉ biết ít phút sau khi nhân viên nạp dỡ hàng báo bị kẹt hệ vận
chuyển hàng, nhân viên vận hành chạy ra từ buồng chiếu xạ và nói với nhân viên

bốc dỡ hàng là ông ta đã bị chiếu xạ. Qua ông, người ta cũng biết được vài thông tin
sau: Khi vào buồng chiếu xạ ông đảo quanh hệ vận chuyển hàng để cố gắng khắc
phục các box hàng bị kẹt. Sau vài phút, ông cảm thấy đau đầu, đau khớp, đau tuyến
sinh dục, khó thở. Ông quay đầu lại và nhìn thấy giá nguồn đang bị kẹt tại vị trí
chiếu xạ, ông vội vàng chạy ra quên cả nhấn nút sự cố gần đấy.
Việc ông vào được buồng chiếu như thế nào thì đây là một vấn đề rất khó hiểu
vì chìa khóa mở cửa vào buồng chiếu vẫn nằm trên bàn điều khiển và đang ở vị trí
sẵn sàng. Rất nhiều giả thuyết là ông đã vào buồng chiếu qua lỗ ở cửa ra vào. Tuy
nhiên, sau sự cố, rất nhiều thử nghiệm (25 lần) vượt qua lỗ này đều không thể.
Vấn đề kẹt nguồn: Theo nhiều người suy luận thì có thể do cơ chế di chuyển
giá nguồn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được rõ ràng, vì sau sự cố nguồn đã về
vị trí cất giữ, người ta đã thử nâng hạ nguồn rất nhiều lần nhưng không có vấn đề gì.
1.2.6. Kết luận về các sự cố
Trong năm trường hợp sự cố thì:
Một sự cố là do cố ý của con người tự động vào buồng chiếu xạ khi thiết bị
đang làm việc (sự cố ở Italia); còn lại bốn sự cố là do kẹt nguồn, nguồn không về
hẳn vị trí cất giữ, do các thùng hàng va vào nhau (ba sự cố) hoặc do lỗi cơ chế vận
chuyển nguồn (một sự cố).
Như vậy, từ các sự cố này người ta đã phân tích và đưa ra các biện pháp bổ
sung trong các khâu thiết kế, xây dựng các thủ tục vận hành, cấp phép và tổ chức


10

thanh tra trong IAEA safely series No 107

[4]

và IAEA safely series No 115


[5]

,

nhằm tránh các sự cố tương tự có thể xảy ra hoặc làm giảm nhẹ hậu quả.
1.3. Các thiết bị chiếu xạ ở Việt Nam [1], [4], [21]
Việt Nam đã và đang sử dụng các nguồn phóng xạ và thiết bị chiếu xạ trong
hơn 50 năm nay. Nó được sử dụng trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, địa chất,
xây dựng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Theo kết quả tổng kiểm tra, tính đến hết năm 2006 cả nước có 188 cơ sở bức xạ,
sử dụng 1.961 nguồn phóng xạ kín, trong đó số nguồn được sử dụng trong y tế là 35%,
công nghiệp là 30%, nghiên cứu đào tạo là 21% và các lĩnh vực khác là 14%. Trong
lĩnh vực y tế, hơn 2.700 máy X-quang chẩn đoán bệnh tại gần 1.900 cơ sở, 22 máy xạ
trị cobalt-60, 10 máy gia tốc, 589 nguồn xạ trị áp sát; 22 cơ sở y học hạt nhân sử dụng
dược chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị bệnh... Trong công nghiệp, có khoảng 300
nguồn phóng xạ được dùng trong kiểm tra không phá hủy mẫu và thăm dò dầu khí.
Riêng số thiết bị bức xạ dùng trong chiếu xạ thực phẩm có khoảng 5 thiết bị.
Đi đôi với sự phát triển của công nghệ bức xạ thì việc bảo đảm vận hành an
toàn tại các thiết bị này luôn được coi trọng. Ngoài những đòi hỏi nghiêm ngặt
trong vận hành, được thể hiện trong các quy trình, quy phạm, các nhà quản lý các
thiết bị chiếu xạ cần phải đưa ra các chỉ dẫn đáp ứng sự cố có thể xảy ra. Tính phân
bố liều chiếu trong các trường hợp sự cố giả định, nhằm giảm thiểu những khó khăn
có thể gặp phải trong quá trình khắc phục sự cố. Do đó việc đưa ra các sự cố giả
định để tính toán trước là hết sức cần thiết. Trong phần tiếp theo chúng tôi đưa ra
một số sự cố giả định có thể xảy ra trên thiết bị chiếu xạ Co60/B tại Trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ.
1.4. Các sự cố giả định có thể xảy ra trên thiết bị chiếu xạ Co60/B tại Trung
tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ [6]
Máy chiếu xạ SVST - Co60/B, thuộc chủng loại IV, nguồn phóng xạ 60Co bọc
hai lớp thép không rỉ và là loại nguồn phóng xạ kín. Thiết bị chiếu xạ SVST -



11

Co60/B do công ty Viện Đồng vị Hungary thiết kế và chế tạo. Thiết bị được lắp đặt
tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ, Tp. Hồ Chí Minh.

Hình 1.1. Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ
(VINAGAMMA)
1.4.1. §¸nh gi¸ an toµn thiết bị SVST - Co60/B
Hệ thống che chắn nguồn phóng xạ bao gồm các tường, trần bê tông bao
quanh buồng chiếu xạ. Hệ thống che chắn này được thiết kế đảm bảo an toàn phóng
xạ cho hoạt độ nguồn cực đại 2 MCi. Hệ thống che chắn này có tác dụng che chắn
và cản xạ các tia bức xạ gamma trực tiếp và phản xạ. Ở giữa buồng chiếu xạ là bể
nước với chiều cao khối nước 6 m, dùng để lưu giữ nguồn xạ khi không làm việc,
có tác dụng làm nguội, làm sạch bản nguồn đồng thời che chắn bức xạ. Khi nguồn
xạ đã đưa xuống bể nước, nhân viên có thể đi vào buồng chiếu để thực hiện các
công việc bảo dưỡng, sửa chữa hay chuẩn bị cho đợt chiếu xạ mới.
Với hoạt độ nguồn hiện tại (370 kCi), suất liều đo được bên trên mặt nước khi
nguồn nằm dưới nước ở vị trí bảo quản là < 0,22.10−3 mSv/h. Suất liều bên ngoài


12

buồng chiếu xạ tại các điểm làm việc thường xuyên khi nguồn ở vị trí làm việc là<
0,3.10−3 mSv/h (theo Quy phạm An toàn Bức xạ Ion hoá TCVN 6866-2001, suất
liều cho phép đối với nhân viên vận hành làm việc thường xuyên là
11,2.10−3 mSv/h).
1.4.2. Hệ thống an toàn
Có 3 mức bảo vệ an toàn bức xạ cho thiết bị chiếu xạ SVST-CO-60/B

Mức 1: Ngăn ngừa sai hỏng từ vận hành bình thường
Thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Trong tất cả các
trường hợp sai hỏng, nguồn phóng xạ sẽ tự động rơi xuống vị trí bảo quản trong bể
nước. Nguồn phóng xạ được bảo vệ tránh va đập và phá hỏng bởi hàng hóa trong
quá trình chiếu xạ. Hệ thống đảo hàng trong buồng chiếu xạ không thể tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp với nguồn xạ. Hệ thống máy tính kiểm tra toàn bộ các hoạt động
của các thiết bị. Các thông số chiếu xạ được đưa vào bởi nhân viên vận hành, trên
bàn phím máy tính và chỉ những nhân viên vận hành được đào tạo cẩn thận mới
được sử dụng. Có hai khóa dùng cho vận hành: Khóa chính và khoá logic. Tất cả
các sự kiện liên quan đến vận hành máy được ghi lại trong “log file”. Trong phòng
điều khiển, khu vực nạp - dỡ hàng, trước cửa lối vào đường dành cho nhân viên và
trong buồng chiếu xạ đều có các tín hiệu báo tình trạng nguồn chiếu xạ bằng đèn và
âm thanh. Các dòng cảnh báo được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh rõ ràng.
Hệ thống an toàn, các quy trình và điều khiển đặc biệt đã được thiết kế sử dụng
nhằm ngăn hoặc giảm thiểu các hậu quả do các sự cố có thể gây nên. Trong các hệ đều
áp dụng nguyên tắc dư (Redundance), đa dạng (Diversity) và độc lập (Independence).
Các nguyên tắc đó được thể hiện bằng cách dùng nhiều đầu đo, đa dạng.
Ở các cửa ra vào đường nhân viên, đường hàng, có ký hiệu phóng xạ và dấu
hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn. Có bốn bảng chứa các tín hiệu được đặt ở bên trong
buồng chiếu xạ, tại lối vào đường nhân viên, trên cửa vào đường hàng và trong
phòng điều khiển.


13

Mỗi bảng có chứa 6 dấu hiệu bằng đèn để thông báo cho nhân viên vận hành
về tình trạng hiện tại của thiết bị. Các tín hiệu này do hệ điều khiển phát ra. Các tín
hiệu và màu được quy định như sau:
Giá nguồn chuyển động:


Màu vàng

Nguy hiểm có phóng xạ:

Màu đỏ

Không có phóng xạ:

Màu xanh

Hộp chứa hàng dịch chuyển:

Màu vàng

Hỏng thiết bị kiểm soát phóng xạ:
Khẩn cấp:

Màu đỏ

Màu đỏ

Ngoài tín hiệu bằng đèn còn có tín hiệu âm thanh. Có các âm thanh khác nhau và
đủ lớn đối với từng hiện tượng để gây sự chú ý cần thiết đối với người vận hành.
Mức 2: Hệ thống an toàn phát hiện và phản ứng lại những sai hỏng
Các hệ thống an toàn và các hệ kiểm soát nhằm đảm bảo vận hành an toàn
thiết bị bao gồm:
1. Hệ đo phóng xạ.
2. Hệ đo phóng xạ độc lập với máy tính.
3. Kiểm soát vị trí nguồn.
4. Kiểm soát vào - ra của nhân viên và các hệ khoá.

5. Khóa độc lập với máy tính.
6. Hệ đảm bảo an ninh đường hàng.
7. Kiểm soát hệ đảo hàng trong buồng chiếu xạ.
8. Kiểm soát hệ bốc xếp hàng và hệ vận chuyển hộp chứa hàng.
9. Kiểm soát thiết bị nâng nguồn.
10. Hệ xử lý nước.


14

11. Thiết bị kiểm soát nước.
12. Hệ thông gió.
13. Phát hiện có khí nén.
14. Phát hiện mất nguồn điện.
Trừ các hệ số 2 và 5, tất cả các hệ còn lại được điều khiển từ máy tính.
Mức 3: Các thiết bị và các thủ tục làm giảm bớt hậu quả của sai hỏng, sự cố
Tình trạng của các thiết bị luôn luôn được thể hiện trên màn hình điều khiển.
Trong trường hợp có sai hỏng hoặc có sự cố, hệ điều khiển sẽ cho các thông tin cần
thiết để nhân viên vận hành có những hành động thích hợp. Các tín hiệu và thông
tin hiển thị rõ ràng giúp cho nhân viên vận hành có thể hành động ngay nhằm ngăn
ngừa các sự cố bức xạ. Tất cả các điều khiển và tình trạng thiết bị đều được ghi vào
và lưu giữ trong máy tính. Có một số nút nhấn dừng khẩn cấp để hạ nguồn khi cần
thiết. Bên trong buồng chiếu xạ và các lối vào ra có dây giật được nối với khóa sự
cố. Nhân viên vận hành có thể hạ nguồn bất cứ lúc nào khi giật dây này.
Máy tính kiểm tra liên tục thời gian vận hành cần thiết cho từng di chuyển của
thiết bị. Giới hạn thời gian được đặt trước trong chương trình máy tính và được
khóa bằng mật mã. Nếu một bước hoạt động nào đó có thời gian vượt quá giá trị đã
đặt, hệ điều khiển sẽ ra lệnh hạ nguồn.
Phần cơ khí và phần điện tử quan trọng nhất được đặt ở vị trí thích hợp, đặt
trong tủ sắt và được khóa lại. Tình trạng đóng, mở của tủ được kiểm tra bởi hệ điều

khiển và hệ sẽ hạ nguồn nếu tủ bị mở không theo đúng quy trình và mật mã.
Các khóa liên động của cửa đường nhân viên có thể được mở từ bên trong
nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành trong trường hợp bị khóa.
Có sáu thanh đẩy được dẫn qua trần của buồng chiếu xạ để có thể đẩy các giá
nguồn xuống vị trí cất giữ an toàn nếu nguồn không tự động rơi xuống bởi trọng lực
do bị kẹt.


×