Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI NHẠN

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI NHẠN

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Lê Hồng Hạnh

HÀ NỘI – năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Hồng Hạnh đã hướng dẫn tôi hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Nguyên Khánh và các Thầy, Cô
trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở đã có những góp ý đầy trách nhiệm,
có giá trị cho việc hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, giảng viên Khoa Luật, Phòng Đào tạo,
Học viện Khoa học và Xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ đầy quý báu của gia đình, bạn
bè trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thái Nhạn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................11
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................................ 11

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................................... 28
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................................. 34

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ .....................................................................40
2.1. Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ ...................................................................... 40
2.2. Lý luận về pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam và một số quốc gia
.......................................................................................................................................................... 60

Chương 3. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ........................................................84
3.1. Tuyển dụng, giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ trong doanh nghiệp siêu nhỏ ................ 84
3.2. Tổ chức đại diện người lao động, các tổ chức xã hội, đối thoại tại nơi làm việc, thương
lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể .................................................................................... 100

Chương 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ.........................107
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt
Nam…………………………………………………………………………………………….107
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam
.................................................................................................................................................... 111
4.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động đối với doanh nghiệp
siêu nhỏ………………………………………………………………………………………….125

KẾT LUẬN ............................................................................................................131
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................135
PHỤ LỤC 1………………………………………………………………………148
PHỤ LỤC 2………………………………………………………………………156
PHỤ LỤC 3………………………………………………………………………166

PHỤ LỤC 4………………………………………………………………………169


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BLLĐ 2012

Bộ luật Lao động năm 2012

Công văn số 681/CP

Công văn điều hành số 681/CP-KTN, ngày 01/01/1998
của Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ECU

Đơn vị tiền tệ Châu Âu, tiền thân của đồng EUR

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KBIZ Khánh Hòa
MEUR
MSE

Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp KBIZ
Khánh Hòa
Triệu EURO
Micro Size Enterprise/Microenterprise (doanh nghiệp

siêu nhỏ)
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 20/01/2001 của

Nghị định 90/2001

Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa

Nghị định 56/2009

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính
phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính

NĐ số 05/2015

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội
dung của Bộ luật Lao động

Nghị định 85/2015

Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao


động về chính sách đối với lao động nữ
NLĐ

Người lao động


NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SME

SS Small Medium Enterprise (doanh nghiệp nhỏ và vừa)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

USD

Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Yên

Đơn vị tiền tệ Nhật Bản




Đơn vị tiền tệ Hàn Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG
Bảng 2.1. Nhóm các quốc gia/tổ chức quốc tế định nghĩa DNSN theo

Trang
169

tiêu chí số lượng lao động
Bảng 2.2. Nhóm các quốc gia định nghĩa DNSN theo tiêu chí số lượng

169

lao động và/hoặc doanh thu
Bảng 2.3. Nhóm các quốc gia/tổ chức quốc tế định nghĩa DNSN theo

171

tiêu chí số lượng lao động và số tài sản
Bảng 2.4. Nhóm các quốc gia/tổ chức quốc tế định nghĩa DNSN theo

172

tiêu chí số lượng lao động, tài sản và/hoặc doanh thu
Bảng 2.5. Quốc gia định nghĩa DNSN theo tiêu chí tài sản và doanh thu

172


Bảng 2.6. Kết quả điều tra Tiêu chí xác định DNSN của USAID

43

Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động từ

51

01/01/2001 đến ngày 31/12/2003
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu cơ bản của DNSN từ năm 2006 đến năm 2011

52

Bảng 2.9. Đầu tư của DNSN đến 01/01/2015

55

Bảng 2.10. Số lượng DN theo ngành kinh tế cấp 1 đến 01/01/2016

56

Bảng 2.11. Phân bố doanh nghiệp siêu nhỏ theo vùng đến 01/01/2016

57

Bảng 2.12. Số lượng DNSN có hoạt động xuất nhập khẩu đến

57

01/01/2015

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu cơ bản của DNSN đến 01/01/2015

58

Bảng 2.14. Số người lao động đang làm việc tại DNSN đến 01/01/2015

58

Bảng 2.15. So sánh việc áp dụng pháp luật lao động của DNSN và các

65

DN khác
Bảng 3.1. Kết quả trả lời câu hỏi về Sổ quản lý lao động

92


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Số lượng DNSN và tổng số doanh nghiệp Việt Nam còn

Trang
54

hoạt động theo quy mô lao động từ 01/01/2001 đến 01/01/2016
Biểu đồ 3.1. Nguyện vọng của DN đối với pháp luật lao động về giao
kết HĐLĐ xác định thời hạn

90



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2017 của Cục Quản lý đăng ký
kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong năm 2017, có 126.859 doanh
nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng
679.444 doanh nghiệp (số liệu do tác giả tự tổng hợp căn cứ vào Niên giám thống
kê năm 2016, Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2016 và Báo cáo tình
hình đăng ký doanh nghiệp 2017 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). Trong số
679.444 doanh nghiệp đang hoạt động có khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ, là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.
Đánh giá về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết số 22/NQ-CP
ngày 5/5/2010 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng
định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và là
khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng
góp vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu
tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả thành thị và
nông thôn, hoạt động trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, là khu vực khai thác
và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham
gia đầu tư và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn”.
Nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày 23 tháng

10 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010). Kế hoạch phát triển


2

doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2012. Để thực hiện các
kế hoạch nêu trên, trong 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành khoảng 80 chính sách
dưới các hình thức pháp lý như nghị định, thông tư, quyết định, chương trình… hỗ
trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Dựa trên những chính sách hỗ trợ từ nhà nước và từ nội lực, doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngày càng tăng về số lượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
tổng thể nền kinh tế Việt Nam và trở thành chủ thể cơ bản của quan hệ lao động.
Tuy nhiên, pháp luật lao động hiện nay chưa cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho
nhóm doanh nghiệp này. Ngược lại, việc chấp hành đầy đủ các quy định của Bộ luật
Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội đã và đang tạo gánh nặng pháp lý
và gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp siêu
nhỏ nói riêng. Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/05/2013 và các
văn bản hướng dẫn thi hành mới tiết giảm cho doanh nghiệp siêu nhỏ nghĩa vụ xây
dựng và đăng ký nội quy lao động và nghĩa vụ cử người có chuyên môn phù hợp
làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động
Mặc dù điều 241 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người sử dụng
lao động sử dụng dưới 10 người lao động phải thực hiện những quy định của Bộ
luật này nhưng được giảm, miễn một số tiêu chuẩn và thủ tục theo quy định của
Chính phủ” nhưng tới nay do Chính phủ chưa ban hành Nghị định riêng hướng dẫn
chi tiết điều này nên việc chấp hành pháp luật lao động giữa doanh nghiệp sử dụng
hàng nghìn lao động (doanh nghiệp lớn) và doanh nghiệp sử dụng một vài lao động
(doanh nghiệp siêu nhỏ) không khác nhau nhiều.
Do đặc tính của nền kinh tế và thị trường lao động Việt Nam, doanh nghiệp

siêu nhỏ được hình thành và nhân rộng bởi ưu thế tận dụng lao động trong gia đình,
lấy công làm lãi nên bản thân doanh nghiệp không có khả năng thực hiện đầy đủ các
quy định, các tiêu chuẩn, yêu cầu của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn
hoặc không muốn mất thời gian, chi phí cho việc thực hiện. Để tồn tại, những doanh
nghiệp này phải vận dụng những quy định chưa chặt chẽ của pháp luật lao động


3

(hợp đồng lao động, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe…) hoặc chấp nhận vi
phạm pháp luật. Dù vậy, hầu hết các doanh nghiệp siêu nhỏ đều mong muốn nhà
nước giảm bớt gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp, mong muốn pháp luật lao động
có những quy định phù hợp để họ tự giác tuân thủ.
Ở góc độ đại diện cho người sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đã có kiến nghị về việc miễn, giảm một số tiêu chuẩn, thủ tục quy
định trong Bộ luật Lao động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, tới nay
những kiến nghị này vẫn chưa được tiếp thu và giải quyết.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới, việc hài hòa hóa pháp
luật trong nước và pháp luật quốc tế là cần thiết. Trên thế giới, một số tổ chức quốc
tế, một số quốc gia có những quy định miễn, giảm áp dụng pháp luật lao động cho
doanh nghiệp siêu nhỏ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển thành
doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2528/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất
gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức lao động quốc tế trong
lĩnh vực lao động – xã hội giai đoạn 2016 – 2020.
Do đó, việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam, kinh nghiệm miễn, giảm một số tiêu chuẩn, thủ tục trong
áp dụng pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới để tìm ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam theo hướng
hài hòa lợi ích nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người lao động cũng

như phù hợp với pháp luật quốc tế.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống để góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp siêu nhỏ, pháp luật
lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, thực trạng pháp luật lao động áp
dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và thực tiễn thực hiện, từ đó đề xuất các giải


4

pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chủ
yếu sau đây:
Thứ nhất, thu thập và thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án để trên cơ sở đó xác định được nội dung, phạm vi và giả
thuyết nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận khoa học luật lao động về doanh nghiệp
siêu nhỏ, pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam,
cách tiếp cận và qui định của một số tổ chức quốc tế, một số quốc gia trên thế giới
về doanh nghiệp siêu nhỏ .
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật lao động Việt
Nam về doanh nghiệp siêu nhỏ và việc áp dụng các qui định đó trong thực tiễn, chỉ
ra những kết quả, hạn chế, thiếu sót cần được hoàn thiện.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là pháp luật lao động đối với doanh nghiệp
siêu nhỏ Việt Nam (không bao gồm pháp luật về an sinh xã hội và việc làm).
Để làm rõ pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện, tác giả đã tập trung nghiên cứu về:
Doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam, tức là những doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên dưới 10 lao động, không bao gồm hợp tác xã, hộ kinh doanh, các làng
nghề theo các tiêu chí pháp lý hiện hành.
Các qui định áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ trong Bộ luật Lao động
năm 1994 (sửa đổi năm 2002, 2006, 2007), Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.


5

Pháp luật lao động của một số quốc gia, các qui định của một số tổ chức
quốc tế áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật lao động đối với
doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam trong giai đoạn năm 1995 (thời điểm Bộ luật Lao
động đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực thi hành) đến thời điểm hiện tại.
Các nghiên cứu pháp luật lao động của một số quốc gia, các qui định của một
số tổ chức quốc tế áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ không giới hạn thời gian
do được ban hành theo những thời điểm khác nhau và mục tiêu của Luận án là
nghiên cứu chúng để tìm những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận
Nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tác giả vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân, về vấn đề bảo vệ quyền của người lao động, về tạo môi trường thuận lợi phát
triển doanh nghiệp, những quan điểm, chủ trương về xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế; phương pháp tham vấn ý kiến của các tổ chức đại diện cộng đồng
doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, các nhà hoạch định
chính sách về lao động, các chuyên gia trong nghiên cứu pháp luật về lao động.

4.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng tại
chương 1 (Tổng quan tình hình nghiên cứu)
Các tài liệu thứ cấp từ thư viện, website của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổ chức lao động quốc tế, Nhóm Ngân


6

hàng thế giới, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Đại sứ quán
Hoa Kỳ tại Hà Nội, … được tổng hợp, phân tích nhằm đánh giá tổng quan tình hình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

4.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu dữ liệu
thứ cấp và phỏng vấn chuyên gia được sử dụng tại chương 2 (Cơ sở lý luận về

doanh nghiệp siêu nhỏ và pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ)
Các tài liệu thứ cấp thu thập được từ trong và ngoài nước được phân tích, đối
chiếu, so sánh, kết hợp với bảng, biểu minh họa để làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về doanh nghiệp siêu nhỏ và pháp luật lao động áp dụng với doanh nghiệp
siêu nhỏ tại Việt Nam, Liên minh châu Âu và một số quốc gia.
Luận án có sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau như Tổng cục
Thống kê, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), kết quả điều tra khảo sát của Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương, công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn KBIZ
Khánh Hòa, Tổ chức lao động thế giới, Nhóm Ngân hàng thế giới, … Trên cơ sở dữ
liệu thu thập được, tác giả phân tích làm rõ khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ, vai trò
của doanh nghiệp siêu nhỏ trong nền kinh tế một số quốc gia, pháp luật lao động áp
dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ.
Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân là lãnh đạo và
chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các khách mời
tham gia một số hội thảo, hội nghị của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư nhằm thu thập thông tin về các đề án chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp siêu nhỏ cũng được vận dụng.

4.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp và điều tra thu thập dữ
liệu sơ cấp được sử dụng tại chương 3 (Pháp luật lao động đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam và thực trạng áp dụng)
Các tài liệu thứ cấp từ thư viện, tài liệu hội thảo, website của Quốc hội,
Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng
cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh


7

nghiệp nhỏ và vừa, Tổ chức lao động thế giới được tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ

các quy định pháp luật lao động áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam.
Luận án sử dụng kết quả điều tra về quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn KBIZ Khánh Hòa để
phân tích. Để tăng tính cập nhật, độ tin cậy trong số liệu điều tra của công ty trách
nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn KBIZ Khánh Hòa, mở rộng tính đại diện của số liệu,
tác giả đã điều tra, thu thập thêm thông tin bằng việc tổng hợp các kết quả từ phiếu
điều tra tại 38 doanh nghiệp có trụ sở ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Đà Nẵng,
Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, thông tin về thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ được thu thập thông qua các hoạt động:
- Quan sát gián tiếp qua nghiên cứu hồ sơ lao động lưu trữ tại một số doanh
nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng và thành phố Hà Nội.
- Phỏng vấn trực tiếp một số giám đốc doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ (người lao động đa số là thành viên gia đình) tại
Khánh Hòa, Hải Phòng và Hà Nội.
- Phỏng vấn khoảng 20 giám đốc của các doanh nghiệp mới thành lập thuộc
Dự án SME 2013 tại Hà Nội (Trung tâm Văn hóa – Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức).
Từ kết quả điều tra, khảo sát và khai thác tài liệu thứ cấp đã thu thập được,
tác giả đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu
nhỏ Việt Nam.

4.2.4. Phương pháp chuyên gia được sử dụng ở chương 4 (Một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam)
Thông tin trong luận án được thu thập, tổng hợp từ ý kiến các chuyên gia,
những nhà khoa học am hiểu về doanh nghiệp, về pháp luật lao động, góp phần
thẩm định lại một số nhận định khoa học trong luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, các ý kiến của chuyên gia thuộc Vụ Pháp luật,
Vụ Tổng hợp thuộc Văn phòng Chính phủ, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã



8

hội tỉnh Khánh Hòa, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Giám đốc một số doanh nghiệp đã bổ sung những thông tin liên quan tới chủ
trương, đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kiến nghị của doanh nghiệp
siêu nhỏ,...
Luận án sử dụng phương pháp khái quát hóa và giả định để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ trên cơ
sở toàn bộ những phân tích, kết luận, phát hiện được thực hiện trong các nội dung
nghiên cứu ở chương I, II và III.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau:
- Hệ thống hóa và phân tích các quan điểm lý luận về doanh nghiệp siêu nhỏ,
vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ và pháp luật lao động áp dụng đối với loại doanh
nghiệp này. Những thông tin khoa học mà luận án thu thập và phân tích góp phần
làm phong phú và đa dạng kho tàng tài liệu khoa học pháp lý của đất nước.
- Luận án đã bổ sung thêm một số khái niệm, một số quan điểm về doanh
nghiệp siêu nhỏ, địa vị pháp lý của chúng đồng thời phát triển, làm sâu sắc hơn các
quan điểm hiện có về loại hình doanh nghiệp này và về pháp luật lao động áp dụng
đối với chúng.
- Luận án đã nhận diện và phân tích thực trạng pháp luật lao động áp dụng đối
với những doanh nghiệp siêu nhỏ, so sánh những qui định hiện hành dựa trên những
quan điểm lý luận đã phân tích, đánh giá và những kinh nghiệm quốc tế thu thập
được. Luận án đã nhận diện và phân tích những thiếu sót, bất cập của pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động áp
dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam căn cứ vào những phân tích về lý
luận, về thực trạng pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
Với một vấn đề mới như pháp luật lao động áp dụng với doanh nghiệp siêu

nhỏ thì những đóng góp này của Luận án sẽ tạo ra được những giá trị khoa học và
thực tiễn.


9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của Luận án thể hiện ở những quan điểm khoa học, những
khái niệm, những phát hiện về doanh nghiệp siêu nhỏ, vai trò của doanh nghiệp siêu
nhỏ trong nền kinh tế, đặc biệt về pháp luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp
siêu nhỏ. Những quan điểm lý luận khoa học mà Luận án tạo ra cũng như một số
bài học kinh nghiệm từ pháp luật lao động của một số quốc gia sẽ cung cấp những
căn cứ lý luận cho những nghiên cứu về doanh nghiệp, về pháp luật lao động áp
dụng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp siêu nhỏ trong tương lai.
Bên cạnh đó những phân tích của Luận án về những bất cập và hạn chế trong pháp
luật lao động hiện hành áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ cũng như nguyên nhân
của chúng, những giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động áp dụng đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam sẽ giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp trong việc xây
dựng, ban hành và áp dụng các qui định pháp luật lao động phù hợp đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của Luận án thể hiện ở chỗ trong bối cảnh Đảng Nhà nước
đang chủ trương kiến tạo thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp thì những kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền
trong việc đưa ra những chủ trương, quyết sách cụ thể về lao động để tạo điều kiện
cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển và chuyển hóa thành doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn. Là một nghiên cứu được thực hiện đối với một vấn đề rất mới, ít được
nghiên cứu, Luận án sẽ là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy pháp

luật lao động.

7. Cơ cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cơ cấu của luận án gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp siêu nhỏ và pháp luật lao động đối
với doanh nghiệp siêu nhỏ.


10

Chương 3: Pháp luật lao động đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam và
thực trạng áp dụng.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ Việt Nam.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp siêu nhỏ
 Định nghĩa về doanh nghiệp siêu nhỏ
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về doanh nghiệp siêu nhỏ
trên thế giới, mỗi tổ chức quốc tế, mỗi quốc gia dựa vào điều kiện cụ thể của từng
giai đoạn phát triển để định nghĩa. Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro Size Enterprise DNSN) được các tổ chức quốc tế, các quốc gia phân loại theo một số tiêu chí sau:
Quy mô vốn, quy mô lao động, doanh thu, tài sản, chi phí, tính độc lập không phụ
thuộc của doanh nghiệp (DN).

Ngân hàng Thế giới (World Bank) xác định DNSN là DN có số lượng lao
động dưới 10 người, tổng tài sản có giá trị không quá 100.000 USD và tổng doanh
thu hàng năm không quá 100.000 USD [98].
Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa DNSN là DN sử dụng thường xuyên
dưới 10 người lao động, có tổng giá trị tài sản hoặc doanh thu đến 2 triệu Euro [77,
p34].
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chưa có một định nghĩa chung
về DNSN. Việc xác định DNSN tùy theo quy định của pháp luật từng nước. Laos,
Singapore và Thailand chưa có quy định về DNSN.
Canada phân loại DN theo tiêu chí số lao động thường xuyên dưới 5 người
[89, p34]. Russia xác định DNSN là DN có dưới 15 lao động với doanh thu hàng
năm 60 triệu rub [49], [89, p100]. Switzerland xác định DNSN là DN có dưới 10
lao động và doanh thu hoặc lợi nhuận hàng năm không quá 2 triệu Euro [55] [91].
Như thống kê ở trên, việc xác định thế nào là DNSN không dựa trên một tiêu
chí có tính quốc tế nào mà phụ thuộc chủ yếu vào pháp luật của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy việc liệt kê các công trình khoa học liên quan đến DNSN gặp không ít
khó khăn vì DNSN ở quốc gia này có thể không phải là DNSN ở quốc gia khác.


12

Tổng quan các công trình nghiên cứu dưới đây về DNSN được xác định theo tên gọi
được sử dụng trong các công trình đó.
 Tổng quan các công trình nghiên cứu về DNSN
Các tổ chức quốc tế như Tổ chức lao động thế giới (ILO), EU, ASEAN và
một số quốc gia như Japan, Korea, India, Philippin, USA, United Kingdom (UK) có
nhiều nghiên cứu về DNSN.
* Năm 1999, ILO và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối
hợp thực hiện dự án nghiên cứu về DNNVV và xóa đói giảm nghèo ở Thailand. Kết
quả nghiên cứu được Simon White, một chuyên gia thực hiện dự án trình bày trong

bản báo cáo “Phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ và việc xóa đói ở Thailand”
[Micro and small enterprise development & Poverty alleviation in Thailand] [96].
Theo nghiên cứu này, thuật ngữ DNSN không được sử dụng ở Thailand mặc dù
77,2% DN đăng ký hoạt động sử dụng ít hơn 10 lao động và là một nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển của Thailand, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm
cho người lao động (NLĐ). Từ năm 1998, các lợi ích về y tế, thai sản, thương tật và
tang lễ cho NLĐ chỉ được mở rộng đến các công ty có ít nhất 10 NLĐ. Do đó, chủ
các công ty sử dụng dưới 10 lao động không bị bắt buộc phải chi trả các chi phí nêu
trên cho NLĐ.
* Báo cáo “Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Pakistan” [Creating a Conductive Policy Environment for Micro, Small and
Medium-Sized Enterprises in Pakistan”] [84]. Báo cáo này là kết quả của một dự án
nghiên cứu do ILO và Cơ quan Phát triển DNNVV của Pakistan (SMEDA) phối
hợp thực hiện năm 2002 để phân tích môi trường pháp lý ảnh hưởng đến sự phát
triển của DNSN, DNNVV trong nền kinh tế. Theo nội dung báo cáo, DNSN
Pakistan có ít hơn 10 người lao động hoặc tài sản đến 2 triệu Rupee Pakistan (PKR
60,18 = USD 1).
* Bản báo cáo“Luật Lao động, môi trường kinh doanh và tăng trưởng của
doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ - Nepal” [Labour law, the business environment and
growth of micro and small enterprises - Nepal: Country Report 2014] [83].


13

Bajracharya Pushkar và Shrestha Rajendra Prasad là hai chuyên gia của ILO tại
New Delhi đã viết bản báo cáo này. Báo cáo đề cập đến các vấn đề về giảm thiểu
chi phí cho gánh nặng pháp lý đối với DNSN và DN nhỏ, nâng cao khả năng cạnh
tranh và tăng trưởng mà không ảnh hưởng tới việc bảo vệ những NLĐ làm việc
trong DNSN.
* Năm 2015, Văn phòng Lao động Quốc tế, Geneva, Switzerland xuất bản

cuốn “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc tạo việc làm bền vững và có năng suất”
[Small and medium-sized enterprises and decent and productive employment
creation] [61]. Đây là bản báo cáo của ILO cung cấp cho đại biểu dự Hội nghị Lao
động quốc tế lần thứ 104 tổ chức vào năm 2015. Báo cáo gồm 6 chương, trong đó
trình bày các bằng chứng thực nghiệm mới nhất liên quan đến sự đóng góp của
DNNVV về việc làm và tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh những khó khăn phải đối
mặt của các DNNVV, các chính sách đối với DNNVV (tăng cường tiếp cận tài
chính và đào tạo doanh nhân, thiết lập một môi trường thuận lợi cho các DN, chính
thức hóa các DN trong nền kinh tế phi chính thức, cải thiện điều kiện làm việc và
thúc đẩy năng suất của DNNVV). Báo cáo cũng đưa ra định nghĩa về DNNVV, theo
đó, định nghĩa DNNVV thường khác nhau tùy theo quốc gia và thường dựa trên số
lượng lao động, doanh thu hàng năm hoặc giá trị tài sản của DN. Thông thường,
DNSN được định nghĩa là các DN có dưới 10 NLĐ, DN nhỏ có 10 đến 100 người
NLĐ, và các DN vừa có từ 101 đến 250 NLĐ.
* EU cũng có những nghiên cứu về DNSN. Từ năm 1996, trong EU, DNSN
được hiểu là DN sử dụng dưới 10 lao động và là DN độc lập (một DN độc lập là
một DN không bị các DN hoặc các nhóm DN khác sở hữu 25% trở lên số tài sản
của DN đó) [52].
Năm 2001, EU xuất bản cuốn “Quan hệ lao động tại doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ - Bulgaria, cơ sở để châu Âu cải thiện điều kiện sống và làm việc”
[Employment relations in micro and small enterprises - literature review Country
profile: Bulgaria, European Foundation for the Improvement of Living and Working
Conditions] [42]. Nghiên cứu này là một phần trong phần tổng quan của báo cáo


14

“Quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ” do Viện nghiên cứu
Basque, Ikea xuất bản. Trong báo cáo, Viện nghiên cứu Basque đã khẳng định vai
trò đặc biệt của DNSN khi nhóm này chiếm phần lớn trong tổng số DN ở Bulgaria.

Trong tổng số DNSN đó lại có khoảng 47% DN chỉ có 1 thành viên, DN có 2 thành
viên chiếm 26% và phần lớn DNSN là DN gia đình. DNSN tạo ra 9,8% giá trị tăng
thêm trong nền kinh tế năm 1998 và tăng lên 13,4% trong năm 1999.
Ngày 6/5/2003, EU ban hành Khuyến nghị 2003/361 [52], theo đó DNSN là
DN sử dụng dưới 10 lao động và doanh thu hoặc tài sản đến 2 triệu Euro. Định
nghĩa này được áp dụng từ ngày 1/1/2005.
Ngày 21/12/2006, Ủy ban châu Âu có báo cáo về việc thi hành khuyến nghị
2003/361. Báo cáo tổng kết việc thực hiện các biện pháp nội luật hóa định nghĩa
DNNVV quy định trong khuyến nghị vào pháp luật của các nước thành viên, việc
thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng của Ngân hàng Đầu tư (EIB) và Quỹ
đầu tư châu Âu (EIF), Ủy ban dịch vụ đối với các DNNVV.
Các năm 2009, 2012, 2015, Ủy ban châu Âu đều có báo cáo về việc thi hành
khuyến nghị 2003/361. Các báo cáo khẳng định DNNVV chiếm 90% số lượng DN
trong EU và là xương sống của nền kinh tế. Trong năm 2013, hơn 21 triệu DN nhỏ
cung cấp gần 90 triệu việc làm trên toàn EU và giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh
châu Âu, tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Cũng trong năm 2003, Ủy ban Kinh tế Liên minh châu Âu xuất bản cuốn
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những nền kinh tế đang chuyển đổi” [Small
and medium-sized enterprises in countries in transition] [40]. Ông Antal Szabó, Cố
vấn vùng về Doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ của Ủy ban Kinh tế Liên minh châu
Âu là tác giả của ấn phẩm này. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:
Thứ nhất là định nghĩa về DNSN ở 25 quốc gia đang trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế. Phần lớn những quốc gia này định nghĩa DNSN theo số lượng lao
động chính thức (từ 5 đến 10 lao động), một số quốc gia khác thêm tiêu chí về
doanh thu hàng năm và giá trị tài sản, một số quốc gia không có định nghĩa riêng
cho nhóm DNSN mà gộp chung nhóm DN này với nhóm DN nhỏ, thậm chí vừa và


15


nhỏ. Nhóm quốc gia định nghĩa theo số lượng lao động chính thức là Armenia,
Bulgaria, Croatia, Czech, Hungary, Moldova, Romania, Macedonia, Ukraine và
Uzbekistan. Nhóm quốc gia định nghĩa theo lao động chính thức, doanh thu hàng
năm và giá trị tài sản là Bosnia & Herzegovina và Latvia. Nhóm quốc gia không có
định nghĩa cụ thể cho nhóm DNSN là Estonia, Georgia, Kazakhstan, Slovakia,
Tajikistan, Turkmenistan. Riêng Litva thì định nghĩa tất cả DN tư nhân mà lao động
chỉ bao gồm những thành viên trong gia đình là DNSN.
Thứ hai là các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với 25 quốc
gia trong kinh tế toàn cầu.
Năm 2010, Tổng công ty tài chính quốc tế của Liên minh châu Âu (IFC)
soạn thảo báo cáo “Tìm hiểu về nhu cầu dịch vụ và sản phẩm tài chính của doanh
nghiệp vừa và nhỏ Cambodia” [Understanding Cambodian Small and Medium
Enterprise Needs for Financial Services and Products] [60]. Báo cáo này đề cập đến
định nghĩa DNSN, DNNVV cũng như vai trò quan trọng của DNNVV Cambodia,
tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp này về tài chính. Báo cáo giúp cho các
tổ chức tài chính quốc tế có thể đưa ra quyết định về mở rộng các dịch vụ và sản
phẩm cho trụ cột quan trọng của nền kinh tế Cambodia. Theo Báo cáo này DNSN là
các DN sử dụng dưới 10 lao động và có tài sản ít hơn 50.000 USD. Số lượng DNSN
của Cambodia khoảng 84,3% trong tổng số DN.
* ASEAN và một số quốc gia thành viên cũng có nhiều công trình nghiên
cứu về DNNVV.
Từ năm 2010, Ban Thư ký ASEAN khởi xướng hoạt động xây dựng “Danh
bạ DNNVV ASEAN nổi bật” [The Directory of Outstanding ASEAN] [89]. Theo đó,
các nước thành viên ASEAN, căn cứ vào bộ mẫu tiêu chí do Ban Thư ký ASEAN
đề ra, lựa chọn ra danh sách 100 DN nhỏ và vừa của mỗi nước gửi Ban Thư ký để
tổng hợp và xuất bản cuốn Danh bạ. Cuốn sách này viết về vai trò quan trọng của
các DNSN, DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên và
giới thiệu 100 DN nhỏ và vừa xuất sắc của 10 quốc gia thành viên. Cuốn sách cũng



16

đề cập đến định nghĩa DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ của từng quốc gia, theo đó DNSN
được xác định căn cứ vào một số tiêu chí như số lượng lao động thường xuyên, tài
sản, doanh thu.
Cuốn “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN nổi bật” [The Directory of
Outstanding ASEAN SMEs] [90] xuất bản năm 2015 bổ sung thêm một số thay đổi
về định nghĩa DNNVV của Malaysia và cung cấp danh sách những DN xuất sắc của
các nước thành viên ASEAN năm 2015.
Tại Philippin, Đạo luật Cộng hòa số 9178 ban hành năm 2002 của Philippin
hay còn gọi là “Luật kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ” được giới thiệu và
hướng dẫn trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện Đạo luật Doanh nghiệp siêu nhỏ
Barangay năm 2002” [Guide to R. A. 9178: Barangay Micro Business Enterprises
(BMBEs) Act of 2002] [46]. Cuốn sách này do Cục Phát triển doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ và vừa Philippin xuất bản năm 2010 nhằm cung cấp thông tin cần thiết về
Đạo luật Cộng hòa số 9178. Theo Đạo luật Cộng hòa số 9178, DNSN tham gia vào
việc sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả chế biến nông sản, kinh
doanh và dịch vụ được nhận các ưu đãi, trong đó có ưu đãi liên quan đến việc
DNSN được miễn khỏi phạm vi của Luật tiền lương tối thiểu. NLĐ vẫn nhận được
những lợi ích an sinh và y tế xã hội giống như những NLĐ ở các DN khác. Với Đạo
luật Cộng hòa số 9178, Philippin là quốc gia duy nhất trong ASEAN có một luật
kinh doanh riêng cho DNSN.
* Japan là nước có các doanh nghiệp vừa vào nhỏ đầu tư nhiều ở ASEAN. Vì
vậy, Tổ chức Doanh nghiệp vừa và nhỏ và đổi mới khu vực Nhật Bản xuất bản 2
cuốn sách viết về DNNVV của một số quốc gia thành viên ASEAN.
Cuốn thứ nhất là “Chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ của Japan và các
nước ASEAN” [Small and Medium Enterprise Policies in Japan and ASEANMember Countries] [79]. Cuốn sách này được xuất bản năm 2007 gồm hai phần:
Phần 1, đề cập đến các chính sách đối với DNNVV ở Japan: Vấn đề nghiêm
trọng nhất liên quan tới Luật Lao động và Luật liên quan tới lao động Japan là

khoảng cách giữa DN lớn và DN vừa và nhỏ về những điều kiện cơ bản (tiêu chuẩn


×