Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHI THỨC ĐÓN KHÁCH QUỐC TẾ CẤP CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.94 KB, 36 trang )

Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước
MỤC LỤC

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................2
PHẦN II. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHI THỨC ĐÓN KHÁCH QUỐC
TẾ CẤP CHÍNH PHỦ.........................................................................................3
1. Đón tại sân bay...........................................................................................3
2. Lễ đón.........................................................................................................4
3. Hội đàm......................................................................................................5
4. Tiếp xúc......................................................................................................8
5. Chiêu đãi...................................................................................................11
6. Lễ tiễn.......................................................................................................12
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................13
PHỤ LỤC...........................................................................................................14

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

1


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động quản lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của một quốc gia
nhằm tạo ra sự ổn định, phát triền của đất nước. Nhà nước là một thể chế tổ chức
cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân
cư trên một lãnh thổ nhất định. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết
định quản lý đối với công dân bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà
nước như tính thuyết phuc, tính cưỡng chế, tính kinh tế…và tính quyền lực đó
còn được thể hiện bằng phương tiện mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm
trù các nghi lễ như bày trí công sở, trang phục, các hoạt động lễ tân, nghi


thức….
Những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt
động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương thức
tiến hành hoạt động đó . Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó cơ bản tạo
thành khái niệm nghi thức nhà nước.
Nghi thức nhà nước có thể được hiểu là những phương thức giao tiếp
trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp
luật của Nhà nước theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên
tham gia quan hệ thủ tục quản lý Nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm
chỉnh.
Nghi thức tiến hành đón tiếp khách quốc tế cấp ở chính phủ của nước ta
được quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp
khách nước ngoài ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính Phủ.
Nghi thức về tiếp đón khách cấp cao nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với
một quốc gia, nhằm phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và góp
phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

2


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

PHẦN II. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHI THỨC ĐÓN KHÁCH QUỐC TẾ
CẤP CHÍNH PHỦ
Đón khách quốc tế, đặc biệt là ở cấp chính phủ của một đất nước việc tổ
chức thực hiện phải được quy định rõ ràng, thực hiện một cách trang trọng.
Trình tự tiến hành đón tiếp khách quốc tế là cấp chính phủ của một nước
của nước ta được quy định cụ thể tại Điều 13, Nghị định số 82/2001/NĐ-CP

ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính Phủ.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón gồm có:
- Người tháp tùng .
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Đại sứ Việt Nam tại nước khách .
- Vụ trưởng Vụ Lễ tân.
- Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.

Hình ảnh tiếp đón Thủ tướng Lào tại sân bay

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

3


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

2. Lễ đón.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón gồm:
- Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính phủ, nếu Phu nhân (hoặc
Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng.
- Bộ trưởng.
- Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Người tháp tùng.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Đại sứ Việt Nam tại nước khách.
- các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính

thức của Đoàn khách.
- Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
Lễ đón Thủ tướng Hà Lan
Chiều 16-6, tại Phủ Chủ tịch, đã diễn ra Lễ đón trọng thể Thủ tướng
Vương quốc Hà Lan Mắc Rút-tơ nhân chuyến thăm của Thủ tướng tới Việt Nam
từ ngày 16 đến 17-6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

4


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Mắc Rút-tơ
duyệt đội Danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam
Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau:
- Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia
nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh
danh dự đứng trước thềm.
- Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu
quân).
- Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
- Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).
- Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia
nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3
quân chủng hải, lục, không quân.
- Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội
danh dự.
- Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.

- Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan
chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước
các thành viên trong Đoàn khách.
3. Hội đàm.
- Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm.
-

Thành phần tham dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính

thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Người đứng đầu Chính phủ gặp
riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
- Cuộc gặp gỡ trao đổi giữa hai nhà Lãnh đạo, lá cờ của nước chủ nhà
luôn đặt ở bên phải, còn cờ của nước khách luôn ở bên trái.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

5


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

- Cuộc hội đàm giữa thủ tướng và đoàn khách cấp chính phủ nước ngoài
được diễn ra tại Phủ Chủ tịch

Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Hà Lan.

Ngay sau Lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội đàm với
Thủ tướng Mắc Rút-tơ.
Tại hội đàm, trao đổi về quan hệ song phương, hai Thủ tướng đánh giá
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan phát triển tích cực, hiệu

quả và năng động trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện qua việc hai bên thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước
vào năm 2010.
Hai Thủ tướng hài lòng nhận thấy thời gian qua, hai bên đã tăng cường
trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai
nước tăng cường hợp tác, đầu tư, kinh doanh ổn định lâu dài tại thị trường của
nhau, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên như biến đổi khí hậu và quản lý nước,
nông nghiệp, năng lượng, kinh tế biển, dịch vụ hậu cần và đóng tàu. Hai bên
cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, khoa học công
nghệ, giáo dục và đào tạo, hợp tác giữa các địa phương; tổ chức thường xuyên
các hoạt động giao lưu văn hóa tại mỗi nước, góp phần tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Hà Lan hoan nghênh và khẳng định
sẽ tạo thuận lợi để sự kiện “Ngày Việt Nam tại Hà Lan”, dự kiến tổ chức tại Hà
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

6


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Lan trong năm 2014, thành công tốt đẹp.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về quan hệ Đối tác chiến lược về thích ứng
với biến đổi khí hậu và quản lý nước giữa hai bên đang đi vào giai đoạn triển
khai các chương trình, dự án cụ thể. Hai bên nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác
chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực nhân chuyến thăm và coi đây
là trọng tâm hợp tác của hai nước trong thời gian tới.
Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi về
nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác
chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như: Liên hợp quốc (UN),
Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á và Liên minh châu Âu (ASEAN-EU). Thủ tướng Hà Lan khẳng
định ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với Liên minh châu Âu
(EU), ủng hộ thúc đẩy việc Ủy ban châu Âu (EC) sớm phê chuẩn Hiệp định
khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và công nhận Việt Nam có quy
chế kinh tế thị trường đầy đủ cùng với thời điểm kết thúc đàm phán Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Về tình hình Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo tới
Thủ tướng Mắc Rút-tơ về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương-981 tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết, đe dọa trực tiếp đến hòa
bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Thủ tướng Hà Lan chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay ở Biển
Đông, khẳng định Hà Lan đồng quan điểm với Tuyên bố của Liên minh châu Âu
(EU) và Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN và cho rằng các bên liên quan
cần kiềm chế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với
luật pháp quốc tế.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Vương
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

7


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

quốc Hà Lan Mắc Rút-tơ đã ký “Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Nông nghiệp
bền vững và An ninh lương thực” và chứng kiến lễ ký “Bản ghi nhớ hợp tác phát
triển dự án kho cảng nhập khí hóa lỏng Sơn Mỹ tại Việt Nam” và “Hợp đồng
khung mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng cho dự án kho cảng Thị Vải” giữa Tổng

Công ty khí Việt Nam và Tập đoàn Shell của Hà Lan.
Nhân dịp này, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về kết quả chuyến
thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mắc Rút-tơ.
4. Tiếp xúc.
- Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
- Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.
- Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ tướng Hà Lan Mắc Rúttơ đến chào xã giao.

Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thủ tướng Mắc Rút-tơ và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, cũng như việc hai bên ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược
về nông nghiệp và an ninh lương thực, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước sự
phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong
bối cảnh hai nước đã là Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và
quản lý nước và Đối tác chiến lược về nông nghiệp và an ninh lương thực. Chủ
tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao,
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

8


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

hợp tác tích cực tại các diễn đàn đa phương; cảm ơn và mong muốn Hà Lan tiếp
tục ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với EU.
Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò của Hà Lan là đối tác kinh tế, thương
mại châu Âu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua; cho rằng hai bên còn
nhiều dư địa hợp tác, nhất là trong lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Hà Lan có
thế mạnh như: Biến đổi khí hậu, nông nghiệp, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu và
dịch vụ hậu cần. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam hoan nghênh và tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hà Lan kinh doanh, đầu tư lâu dài,
hiệu quả tại Việt Nam.
Thủ tướng Mắc Rút-tơ khẳng định, Hà Lan coi trọng và mong muốn thúc
đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Việt Nam, nước có vai trò quan
trọng tại khu vực Đông Nam Á và trong ASEAN, trên bình diện song phương và
đa phương; nhất trí trong thời gian tới hai bên cần tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực kinh tế và các lĩnh vực ưu tiên. Thủ tướng Mắc Rút-tơ nhấn mạnh, Hà Lan
sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và
quản lý nước, nhất là trong phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;
khẳng định ủng hộ việc EU sớm công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị
trường đầy đủ và sớm ký kết Hiệp định FTA Việt Nam và EU.
Chủ tịch nước đã thông báo với Thủ tướng Mắc Rút-tơ về việc Trung
Quốc hạ đặt và tiếp tục duy trì giàn khoan Hải Dương-981 nằm sâu trong vùng
biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng Mắc Rút-tơ cho biết, Hà Lan theo dõi sát sao và bày tỏ quan
ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Thủ tướng Mắc Rúttơ khẳng định, Hà Lan đồng quan điểm với Tuyên bố của EU về vấn đề này và
ủng hộ quan điểm của Việt Nam về việc các bên cần kiềm chế và giải quyết
tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

9


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp thân mật Thủ tướng Hà
Lan
Mắc Rút-tơ.


Tiếp thân mật Thủ tướng Hà Lan Mắc Rút-tơ và Đoàn cấp cao Chính phủ
Hà Lan chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao kết
quả hội đàm giữa Thủ tướng Mark Rutte với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam coi trọng
cũng như chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hà
Lan, nước có vai trò quan trọng tại EU, coi đây là mối quan hệ tiêu biểu. Chủ
tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn Hà Lan tiếp tục tăng cường đầu
tư, trao đổi thương mại.
Thủ tướng Mắc Rút-tơ khẳng định, chuyến thăm của đoàn cấp cao Chính
phủ Hà Lan lần này không chỉ củng cố quan hệ tốt đẹp về chính trị giữa hai
nước mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, nhất là kinh tế. Thủ tướng Mắc
Rút-tơ nhấn mạnh, những điểm tương đồng giữa hai nước về lịch sử, địa lý,
hàng hải là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác song phương. Hà Lan luôn sẵn
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

10


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

sàng ủng hộ Việt Nam trong hợp tác với EU.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Mắc Rút-tơ đánh giá
cao sự phối hợp, hợp tác tích cực giữa cơ quan lập pháp hai nước thời gian qua.
Hai bên luôn tích cực ủng hộ, hỗ trợ nhau tại các diễn đàn đa phương cũng như
trong Liên minh Nghị viện thế giới. Hai nhà lãnh đạo tin tưởng, mối quan hệ này
sẽ ngày càng được củng cố, phát triển, đóng góp tích cực cho hợp tác song
phương, phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng gửi lời
mời Chủ tịch Hạ Viện, Chủ tịch Thượng viện Hà Lan tham dự Đại hội đồng Liên
minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội vào tháng 3 năm tới.

5. Chiêu đãi.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại tiệc chiêu đãi, Thủ tướng
Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc
diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón,
tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ
có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự.
Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy
tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

11


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe nâng ly chúc
mừng trong tiệc chiêu đãi của Chính phủ Việt Nam

6. Lễ tiễn
Lễ tiễn (nếu có): Thủ tướng Chính phủ tiễn Đoàn. Thủ tướng Chính phủ
và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng
đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
Thành phần tiễn đoàn tại sân bay gồm:
- Người tháp tùng.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Đại sứ Việt Nam tại nước khách.
- Vụ trưởng Vụ Lễ tân.

- Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

12


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

PHẦN III. KẾT LUẬN
Mỗi năm nước ta đón tiếp rất nhiều các nguyên thủ quốc gia từ các nước
trên thế giới, mỗi chuyến thăm của các nhà lãnh đạo đến nước ta đều có những
mục đích khác nhau, phụ thuộc vào mỗi quan hệ với các nước mà có sự hợp tác
hoặc cũng có thể không tìm được tiếng nói chung giữa hai nước. tuy nhiên để
đón tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước chúng ta đều phải thực hiện theo
một nghi thức thống nhất.
Qua khảo sát về trình tự tiến hành nghi thức đón tiếp khách nước ngoài là
cấp chính phủ của một nước, chúng ta có thể thấy rõ hơn về trình tự tiến hành
nghi thức từ khâu đón tiếp ở sân bay cho đến khi tiễn đoàn khách về nước. Nghi
lễ tiếp đón khách phải được thực hiện theo một quy định cụ thể và thống nhất
của nước ta so với các nước trên thế giới, và cần được tiến hành một cách trang
trọng, vì nó có ý nghĩa rất quan trọng, mang nét đặc trưng và hình ảnh của đất
nước ta.
Đây còn là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước, có
vai trò trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, tăng cường
hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…
Nghi thức tiến hành đón tiếp khách nước ngoài cấp chính phủ còn mang ý
nghĩa về tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước và sự hiếu khách của nhân dân
ta với các nước trên thế giới, đồng thời nó mang ý nghĩa lớn đến sự thành công
về công tác đối ngoại của nhà nước ta.


Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

13


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

PHỤ LỤC
1. Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách
nước ngoài ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính Phủ
CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 82/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2001
NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 82/2001/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM
2001 VỀ NGHI LỄ NHÀ NƯỚC VÀ ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định những hoạt động chính kỷ niệm các ngày
lễ lớn và nghi lễ Nhà nước về đón tiếp khách cấp cao nước ngoài nhằm phát huy
lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và góp phần tăng cường, mở rộng quan
hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các Tổ chức Quốc tế.
Điều 2. Trong công tác đón tiếp khách cấp cao nước ngoài, cơ quan chủ
trì đón khách phải chú trọng yêu cầu chính trị và vận dụng nguyên tắc bình
đẳng, có đi có lại để kiến nghị mức độ đón tiếp thích hợp.
Điều 3. Bộ Ngoại giao kiến nghị mức độ đón tiếp các Đoàn cấp cao nước
ngoài khác không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này theo từng trường
hợp cụ thể.
Điều 4. Trong Nghị định này một số từ ngữ được hiểu như sau :
1. Năm chẵn, năm tròn, năm lẻ là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

14


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

kiện.
"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0";
"Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 ";
"Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.
2. "Đoàn Ngoại giao" bao gồm các vị đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngoài tại Việt Nam;
3. "Các Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội" bao gồm các Tổ chức Quốc tế thuộc
hệ thống Liên hợp quốc và các Tổ chức Quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống
Liên hợp quốc có Cơ quan đại diện tại Hà Nội.

Chương 2:
KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN
Điều 5. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày
02 tháng 9).
1. Năm lẻ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của các tổ
chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là các đoàn thể) đặt vòng hoa, vào Lăng
viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng
liệt sĩ (sau đây gọi tắt là Đài tưởng niệm).
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể dự.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của
Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội với hình thức tiệc rượu.
Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của
Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

15


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

2. Năm tròn.
Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung

ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc
tế tại Hà Nội dự.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau
đây gọi tắt là Tổng Bí thư), Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc
hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước đọc lời chúc rượu; mời Đoàn
Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Tại Hà Nội, tổ chức đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm như năm lẻ.
Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình; lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể dự. Chủ tịch nước đọc diễn văn; nếu có duyệt binh thì Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng đọc nhật lệnh; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại
diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Điều 6. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch).
Việc xác định năm lẻ, năm tròn, năm chẵn để tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng
Vương được tính theo năm dương lịch.
1. Năm lẻ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
2. Năm tròn.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

16



Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
3. Năm chẵn.
Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội;
mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
Điều 7. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02).
1. Năm lẻ.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể dự.
2. Năm tròn.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch
Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại
giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Điều 8. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5).
1. Năm lẻ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

17


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Hồ Chí Minh.
2. Năm tròn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh.
3. Năm chẵn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại
Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Điều 9. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4).

1. Năm lẻ.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể dự.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.
2. Năm tròn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

18


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm lẻ.
3. Năm chẵn.
Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự; mời Đoàn Ngoại
giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức diễu binh, diễu hành.
Điều 10. Tết Nguyên đán.
Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào cả nước và người Việt Nam ở nước

ngoài trên Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam lúc giao thừa.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại
diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.
Chương 3:
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM
CHÍNH THỨC
Điều 11. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước
khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân,
Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu
Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó
Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người
đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

19


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ
Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với
thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán
nước khách.
c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :

Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia
nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh
danh dự đứng trước thềm.
Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).
Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước
khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân
chủng hải, lục, không quân.
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh
dự.
Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.
Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan
chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước
các thành viên trong Đoàn khách.
d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia
nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch
nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Đoàn tại phòng khách.
3. Hội đàm.
Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội
đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách. Nếu có yêu cầu
thì hai Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
4. Tiếp xúc.
Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
Thủ tướng Chính phủ hội kiến.
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

20



Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch
nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn
đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón,
tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ
có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính
thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ
quán.
Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ
chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời
Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
6. Lễ tiễn.
Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu
nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc
gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự
đứng trước thềm.
Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay
như khi đón.
Điều 12. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính
phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức
với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà
nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ.
Mức độ và nghi thức đón tiếp áp dụng như đối với Nguyên thủ Quốc gia
thăm chính thức.
Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ
chủ trì đón, tiễn, hội đàm, chiêu đãi. Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách duyệt

Đội danh dự.
Đón Đoàn tại sân bay, ngoài thành phần như đón Nguyên thủ Quốc gia,
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

21


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

còn có Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Tham dự lễ đón, lễ tiễn,
hội đàm, chiêu đãi có đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước tương ứng với
thành viên chính thức của đoàn khách.
Điều 13. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ
Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ
Ngoại giao.
2. Lễ đón.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính
phủ, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi
cùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ
tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại
giao Đại sứ quán nước khách.
Nghi thức lễ đón áp dụng như được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11
Nghị định này.
3. Hội đàm.
Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm. Thành phần tham dự hội đàm

phía ta tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì
hai Người đứng đầu Chính phủ gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
4. Tiếp xúc.
Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Thủ tướng Chính
phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

22


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón,
tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ
có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính
thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ
quán.
Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.
6. Lễ tiễn
Lễ tiễn (nếu có) : Thủ tướng Chính phủ tiễn Đoàn. Thủ tướng Chính phủ
và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng
đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Thành phần dự lễ tiễn
như khi đón.
Thành phần tiễn đoàn tại sân bay như khi đón tại sân bay.
Điều 14. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội.

1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại
của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng
Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán
nước khách.
2. Lễ đón.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội,
nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ
nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội và quan chức
tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách.
Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ;
tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai
hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
3. Hội đàm.
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

23


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước

Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.
4. Tiếp xúc.
Chủ tịch nước tiếp.
Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp tùy theo mức độ quan hệ và
nguyện vọng của khách.
5. Chiêu đãi.
- Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội nước khách. Tại chiêu

đãi, Chủ tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách
đọc diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía ta có các vị tham gia hội đàm, đón tiễn.
Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có
nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức
của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
6. Lễ tiễn.
Chủ tịch Quốc hội tiễn Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc
Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách
và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.
Điều 15. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng
Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ
tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán
nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Chủ tịch nước
nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng,
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, các quan
chức tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách.
Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

24


Bài Tiểu Luận - Môn Nghi Thức Nhà Nước


Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ;
có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu
quân).
Phó Chủ tịch nước giới thiệu với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách
các quan chức Việt Nam. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với
Phó Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.
Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ
Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó
Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn.
3. Hội đàm.
Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.
4. Tiếp xúc.
Chủ tịch nước tiếp.
Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Quốc hội tiếp tùy
theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
5. Chiêu đãi.
Phó Chủ tịch nước chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Phó Chủ tịch nước đọc
diễn văn hoặc lời chúc rượu. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc lời đáp
từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón,
tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ
có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính
thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ
quán.
6. Lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch.
Phó Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Phó Chủ tịch nước
và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Phó Nguyên
thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh
danh dự đứng trước thềm.

Dương Quang Hảo - Lớp QTVPK1C

25


×