Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.9 KB, 40 trang )


triển. Do đó, các doanh nghiệp cần tự mình nghiên cứu đề ra một mô hình văn
hóa doanh nghiệp tiên tiến, gắn chắc các thành viên, làm nền tảng cho sự phát
triển của doanh nghiệp.
 Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho thành viên doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải
do tập thể người lao động tạo nên. Người lãnh đạo là đầu tàu nhưng phải có sự
đóng góp tích cực của các thành viên thì mới thực hiện được. Có nhiều cách để
thu hút người lao động quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp như các lớp tập
huấn về văn hóa doanh nghiệp, lưu truyền tài liệ, trưng cầu ý kiến nhân viên khi
cần đổi mới văn hóa doanh nghiệp.
 Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, mỗi doanh nghiệp có
những cách riêng để tạo nền một văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Đó
phải là một nền văn hóa không chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà còn chứa đựng
những yếu tố văn hóa hiện đại. Nói cách khác, đó phải là một nền văn hóa linh
hoạt, có khả năng học hỏi và tiếp thu được những thành tựu, tiến bộ khoa họckỹ thuật, những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài, nhờ đó phát huy được tính
sáng tạo của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
 Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để
từng thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu
hiệu chung của doanh nghiệp thì việc “nhắc nhở, làm gương” của người lãnh
đạo chỉ là một cách thức. Cách thức hữu hiệu khác là sẽ gắn những văn bản, triết
lý .. với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng,
đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong doanh nghiệp, tổ chức
các phong trào chung, tham gia vào 27 các hoạt động tập thể với doanh nghiệp
khác… đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa doanh nghiệp, rất dễ
cảm nhận. Qua thực tế các doanh nghiệp xây dựng thành công văn hoá doanh
nghiệp đã rút ra kinh nghiệm là cần tiến hành 07 bước cụ thể như sau:
 Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược.
 Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty.
31




 Thực hiện những mục tiêu đề ra.
 Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng.
 Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở.
 Loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong công ty.
 Xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định giá trị
cốt yếu
3.3 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều
kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó. Vi phạm đạo đức kinh
doanh tại quốc gia này, nhưng có thể đối với tại một quốc gia khác là không vi
phạm. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dang của đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức
kinh doanh hiện diện trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không nhận diện rõ vấn đề đạo đức sẽ đưa ra những quyết
định sai lầm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận diện đạo đức
kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xử lý các vụ liên quan đến vấn
đề đạo đức việc xảy ra trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp. Để xây
dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cần chú ý:
- Thiết lập một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả: Thiết lập một
chương trình đạo đức sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các trách nhiệm pháp lý,
giảm những khả 28 năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối
với những hành động sai trái.
- Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức: Quy định về
đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được n hững mong muốn của ban giám đốc
đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một
môi trường có đạo đức.
- Thiết lập hệ thống kiểm tra việc tuân thủ đạo đức: Sự tuân thủ đạo đức

có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên. Doanh nghiệp tiến
32


hành thành lập một hệ thống kiểm soát nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo
các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong công tác điều hành và đánh giá
việc thực hiện đạo đức.
- Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức: Việc cải thiện hệ thống
khuyến khích các nhân viên đưa ra những quyết định có đạo đức hơn không
khác lắm so với việc thực hiện những loại chiến lược kinh doanh khác. Thực
hiện có nghĩa là biến các chiến lược đó thành hành động cụ thể. Như vậy, Việc
giảm thiểu các hành vi vô đạo đức là mục tiêu kinh doanh không có gì khác so
với việc làm tăng lợi nhuận. Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một
cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp thì nó sẽ
có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong doanh nghiệp. Do vậy
việc xây dưng đạo đức trong doanh nghiệp là tất yếu.
3.4 Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập
- Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới
rộng lớn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải đối mặt
với một môi trường nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Việc xây dựng
một nền văn hóa thích ứng với môi trường mới sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp những lợi thế nhất định trong cuộc đua với các đối thủ khác. Để làm
được điều đó cần phải:
 Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế: Kinh doanh quốc tế dựa
trên một loạt các thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy chuẩn này là thành
tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu của
văn hóa kinh 29 doanh. Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn khó có thể
được coi là có văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh.
 Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam bằng cách: xây dựng tư duy
và tầm nhìn toàn cầu; dám đổi mới, dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro;

tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh;
3.5 Thay đổi văn hóa doanh nghiệp
- Từ kinh nghiệm khảo sát hơn 300 công ty Châu á, các nhà nghiên cứu đã
nhận thấy rằng nhìn chung các công ty cần phải thay đổi văn hoá khi phải đối
33


mặt với các điều kiện, thách thức sau đây:
 Khi có 2 hay nhiều doanh nghiệp có nền tảng văn hóa khác nhau.
 Doanh nghiệp duy trì sự họat động trong trạng thái tĩnh quá lâu vì vậy
nó trở nên
 Cứng nhắc không đổi mới được.
 Doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực hoàn toàn khác.
 Khi doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khủng hoảng, trước sự thay đổi to
lớn của
 Môi trường chung quanh.
 Khi người lãnh đạo muốn thay đổi hẳn hành vi của nhân viên Vấn đề
then chốt ở đây là các doanh nghiệp cần phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp của
mình trước khi những vấn đề tồi tệ nói trên trở nên không kiểm soát được. Trước
khi thay đổi chúng ta cần phân tích và xác định tiến trình thay đổi văn hoá theo
các yếu tố sau đây:
 Chúng ta hiện nay đang ở đâu? Phân tích và làm rõ hiện trạng văn hoá
doanh nghiệp Chúng ta phải đi tới đâu?
 Làm rõ văn hoá mới cần có những yếu tố nào?
 Sự thay đổi phải được bắt đầu làm từ nhà lãnh đạo cao cấp nhất.
 Kiểm tra, bồi dưỡng huấn luyện để phá vở sự trói buộc của văn hoá cũ.
 Điều chỉnh thể chế và cấu trúc, xúc tiến việc hình thành và phát triển
cấu trúc văn hoá mới. Doanh nghiệp nên sớm tiến hành đánh giá về sự cần thiết
phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp, bởi sẽ mất nhiều thời gian để quá trình thay
đổi này đảm bảo tính hiệu quả của 30 doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp càng

chần chờ bao nhiêu thì khi thực hiện sẽ càng trở nên khó khăn hơn bấy nhiêu.
Hâu quả để lại do sự trì hoãn sẽ không nhỏ.
3.6 Văn hóa ứng xử trong lễ tiệc
- Trong doanh nghiệp, Lễ tiệc là một trong những hoạt động không thể
thiếu : lễ tổng kết cuối năm, liên hoan mừng giáng sinh và năm mới, họp mặt
khách hàng… Tham dự những buổi tiệc này cũng chính là một phần công việc
34


của những người đã đi làm. Không khí những buổi họp mặt sẽ giúp mọi nhân
viên có thêm cơ hội trò chuyện với các đồng nghiệp một cách cởi mở và chân
tình hơn. Tuy nhiên, để cuộc vui không chóng tàn, có vài điều mà chúng ta đều
cần ghi nhớ để tránh phải những lỗi đáng tiếc.
 Đừng uống quá chén .Rượu có thể làm người ta mất nhận thức về hành
vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn một loại thức uống khác để
cụng ly với bạn bè thay vì cố tỏ ra sành điệu. Hãy nhớ rằng, sự tỉnh táo chi phối
tất cả cho dù bạn có tửu lượng khá cao thì cũng nên hạn chế uống nhiều các loại
nước có độ cồn cao nếu bạn không muốn để lại hình ảnh xấu trong mắt đồng
nghiệp.
 Đừng cư xử như thể bạn đang ở hàng quán. Những buổi tiệc công ty là
những cơ hội tuyệt vời thắt chặt thêm mối quan hệ thân tình với các đồng
nghiệp. Tuy nhiên, chúng ra đừng nên vịn vào đó mà đi quá xa giới hạn giao
tiếp.
 Tìm hiểu hỏi thăm cuộc sống gia đình khác hẳn với chuyện xoi mói đời
tư, thoải mái chuyện trò không giống như cùng đám chiến hữu hội tụ nhau ở
hàng quán sau giờ làm. Điều đặc biệt mà các quý ông cần lưu ý là đừng tỏ ra ve
vãn săn đón với các nữ đồng nghiệp trong các dịp này.
 Những cử chỉ lời nói suồng sã sẽ chỉ làm hại chính bạn đầu tiên, cho dù
đó chỉ là những hành động vô tình nhưng cũng có thể làm mất lòng những người
xung quanh.

 Đừng diện những trang phục quá khêu gợi. Dĩ nhiên, khi đi dự tiệc, ai
cũng muốn diện hơn ngày thường đi làm, tuy vậy các quý cô cần lưu ý cũng
đừng để mình bị lạc lõng giữa với các đồng nghiệp vì những bộ cánh hơi ít vải
hay quá lòe loẹt.
 Đừng đùa giỡn quá trớn. Mỗi khi tham gia một cuộc vui, hầu như mọi
người đều có chung tâm lý “chơi xả láng, sáng về sớm”. Chúng ta hay dựa vào
lý do xả stress mà vô tư đùa giỡn quá trớn. Đặc biệt, những lúc quá chén, nhiều
người thường cư xử đi quá giới hạn lịch sự mà không nhận thức được để rồi phải
35


“trả giá” đắt.
 Đừng kể những câu chuyện cười dung tục. Đây là nguyên tắc bất cứ một
nhân viên nào cũng nên nhớ dù trong hay ngoài giờ làm việc. Khi bạn chèn
những câu chuyện dung tục vào những lúc nói chuyện với đồng nghiệp kể cả lúc
dự tiệc cũng có thể làm mọi người khó chịu và tỏ ra thiếu thiện cảm với mình.
 Đừng ăn nói thô lỗ. Không khí buổi tiệc có thể làm chúng ta cảm thấy
thoải mái và dễ nói chuyện với nhau hơn những lúc đối mặt hàng ngày ở văn
phòng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không thận trọng khi phát
ngôn đặc biệt là khi đã ngấm hơi men. Chỉ vài phút hớ hênh, tuôn ra vài từ thô lỗ
sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong công ty lâu dài.
 Đừng bình phẩm đồng nghiệp sau lưng. Một vài đồng nghiệp vì những
lý do bận đột xuất mà vắng mặt trong buổi tiệc, bạn đừng lợi dụng dịp này để
nói xấu. Nếu không, bạn đã tự phá hỏng cuộc vui của mình và mọi người, và
biết đâu trong số những người xung quanh sẽ đem những chuyện này kể cho anh
ta hay cô ta nghe sau buổi tiệc… Lúc ấy, mối quan hệ của bạn với người đồng
nghiệp này chắc chắn sẽ xấu đi rất nhiều.
 Đừng dẫn theo khách không được mời. Tiệc công ty thường dành cho
toàn thể nhân viên. Bạn đừng dẫn theo người quen hay bạn bè mà không báo
trước hoặc hỏi qua ý những người chịu trách nhiệm tổ chức

 Đừng xét nét hành vi ứng xử của mọi người. Tất cả những người có mặt
trong buổi tiệc đều là là những người đã đi làm và ít nhiều có kinh nghiệm trong
việc giao tiếp. Họ có thể dễ dàng thích ứng và biết cách cư xử thích hợp trong
buổi tiệc theo sự mong đợi của ban tổ chức. Bạn đừng tỏ ra xét nét hành vi của
mọi người theo quan điểm riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến không khí vui
chung.

36


Kết luận
Mặc dù còn cần nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về văn
hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà
hàng khách sạn nói riêng, nhưng các yếu tố nội hàm của nền tảng văn hóa doanh
nghiệp và một số ví dụ nêu trên có thể được sử dụng như những cơ sở lý luận cơ
bản cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn muốn
xây dựng và thực hiện một chiến lược hay kế hoạch cụ thể để phát triển trình độ
văn hóa doanh nghiệp và sử dụng nó như là một sức mạnh gia tăng kết hợp với
các sức mạnh khác về tài chính, nhân lực và công nghệ nhằm phát triển khả
năng cạnh tranh bền vững cho cơ sở kinh doanh đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu và thành lập thêm một bộ phận
quản lý mới trong hệ thống quản trị để chuyên quản lý về văn hóa doanh nghiệp.
Có thể thành lập phòng văn hóa doanh nghiệp hay ban văn hóa doanh nghiệp do
trực tiếp một nhân vật cấp cao lãnh đạo và các nhân viên đôn đốc thực hiện các
hoạt động văn hóa hướng tới phát triển các giá trị và thực hiện mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Căn cứ theo các yếu tố nội hàm cơ bản của trình độ văn hóa
doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh có thể phát triển thêm các yếu tố khác nếu
thấy cần thiết. Từ đó dùng chính các yếu tố nội hàm này để đánh giá các tiêu chí
văn hóa doanh nghiệp theo các mức độ chưa có hay đã có ở mức độ thấp, trung
bình, hay cao. Trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp phù hợp và linh hoạt để từng

bước xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, mang bản
sắc riêng của doanh nghiệp và đặc trưng chung của văn hóa Việt Nam.

37


Tài liệu tham khảo
1. Sách: Văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp nơi công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viên, khi tham gia
giao thông, NXB Lao Động, Năm xuất bản 2013.
2. Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp nơi công sở, tác giả : Võ Bá
Đức, Năm xuất bản : 2012.
3. Văn hóa doanh nghiệp - Đỉnh cao trí tuệ, NXB Giao thông vận tải, tác
giả: TS. Đỗ Hữu Hải, Năm xuất bản: 2017.
4. Văn hóa doanh nghiệ và sự lãnh đạo, tác giả: Edgar H. Schein, Người
dịch: Nguyễn Phúc Hoàng , NXB Thời Đại, Năm xuất bản: 2012.
5. />6.

/>
nghiep-Viet-Nam-hien-nay

38



×