Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác TRẢ LƯƠNG tại bưu điện TỈNH hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.41 KB, 74 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội
và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới
vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều
mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa
tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư .
Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là
mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm
duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể
hiện ở giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội.
Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là
hình thức chính để kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để
tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các
doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lượng của doanh nghiệp
mình.
Nhằm trả lương hợp lý công bằng, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã tập trung
xây dựng cho một mình quy chế trả lương, trả thưởng riêng phù hợp với đặc
thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Bưu điện tỉnh Hà Giang, được sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của thầy giáo tiến sỹ Trần Việt Lâm và sự giúp đỡ của các anh
chị phòng Tổ chức Lao động Tiền lương, Phòng Kế toán em đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện
tỉnh Hà Giang". Luận văn đã dựa trên những kiến thức lý thuyết được học để
phân tích thực trạng, tìm ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương, trả
thưởng phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà
Giang.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 chương
Chương I: Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang.
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại bưu tỉnh


Hà Giang.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy Tiến sĩ Trần
Việt Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn em, xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của các anh chị Bưu điện tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
1


Ch¬ng I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG
TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang được tái lập sau 16 năm sát nhập
với tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang là tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp, núi
nông nghiệp hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam và Quảng Đông - Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km qua 34
xã; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáo với tỉnh Yên Bái và Lào
Cai; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Hà Giang gồm 10 đơn vị hành
chính; Thị xã Hà Giang và 9 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản
Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Diện tích tự
nhiên là 7.884km2. Dân số hơn 634.000 người (theo báo cáo thống kê năm
2002) gồm 22 dân tộc, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất công nghiệp
hầu như chưa có gì. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo được Chính phủ
chọn làm điểm đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong bối cảnh chung như vậy, Bưu điện tỉnh Hà Giang cũng được tái
lập sau 1 năm và chính thức hoạt động từ 01/01/1993 theo quyết định của
Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Khi đó Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn
vị thành viên của Tổng cục Bưu điện có hai chức năng chính là vừa tổ chức
sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước về các dịch vụ Bưu chính - Viễn

thông trên địa bàn tỉnh.
Tháng 4-1995 Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được
thành lập theo quyết định số: 249/thị trường ngày 24/4/1995 của Thủ tướng
Chính phủ. Hoạt động theo quyết định số: 91/thị trường ngày 7/3/1994 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo đó Tổng
cục Bưu điện có quyết định 491/TCCB-LĐ ngày 14/9/1996 thành lập doanh
nghiệp nhà nước "Bưu điện tỉnh Hà Giang".
Bưu điện tỉnh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1993 theo mô hình tổ chức của Tổng cục Bưu điện đã quy định.
2


- Về khối quản lý: Thành lập 2 phòng Tài chính kế toán thống kê và
hành chính quản trị, còn lại cơ cấu tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ, chức năng
theo chế độ chuyên viên trực tuyến với Giám đốc.
- Về sản xuất: Gồm 2 Công ty Bưu chính phát hành bưu chí - điện báo
điện thoại và 9 bưu điện huyện, 7 bưu cục 3.
Sau khi chia, từ ngày 01/01/1993 tổng số cán bộ công nhân viên Bưu
điện Hà Giang có 305 người, trong đó 101 nữ, chiếm 1/3 tổng số công nhân
viên.
- Về trình độ: Có 21 Đại học, 38 Trung học, 208 Sơ học còn 50 anh em
chưa qua trường lớp song do tuổi cao, sức khoẻ yếu, trình độ văn hoá thấp
không đủ điều kiện cử đi đào tạo.
Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy và tổ chức sản xuất, Bưu
điện tỉnh rất chú trọng đến công tác củng cố và phát triển mạng lưới thông tin
liên lạc trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cấp tỉnh và nhu
cầu về tình cảm của nhân dân. Song do cuộc chiến tranh biên giới, mạng
truyền dẫn và truyền mạch những năm trước đây chưa được đầu tư xây dựng
hiện đại, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin và hiệu quả kinh tế.
Mạng nội hạt tại thị xã Hà Giang và các huyện hầu hết dùng dây trần,

tổng đài từ thạch, máy điện thoại quay tay, tỉnh mới tách chưa có lưới điện
quốc gia. Tại trung tâm tỉnh mới có tổng đài NEC 3580 số chất lượng xấu,
nhà làm việc, nhà ở của cán bộ công nhân viên còn thiếu nhiều. Bưu điện Hà
Giang mới có một nhà 2 tầng 600m2 tại trung tâm tỉnh - một nhà 2 tầng bưu
điện huyện Bắc Quang, còn hầu hết là nhà cấp 4 tranh tre nứa lá. Tuy gặp
nhiều khó khăn của một tỉnh mới tách, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã không
ngừng phấn đấu hoạt động theo nhịp độ phát triển của toàn ngành.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1999- 2003
Trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều thành công
đáng khích lệ. Đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện về số lượng và
chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm qua được thể hiện:

3


- Về doanh thu qua các năm đều tăng trưởng, doanh thu năm 2000 tăng
so với năm 1999 là: 3.221 triệu đồng (tương đương 12,6%). Năm 2001 tăng
so với năm 2000 là: 6.440 triệu đồng (tương đương 1.42%). Năm 2002 tăng
so với năm 2001 là: 7.175 triệu đồng (tương đương 13,29%), Năm 2003 tăng
so với năm 2002 là: 7.922 triệu đồng (tương đương 12,73%).
- Về lợi nhuận sau thuế năm 2000 giảm so với năm 1999 là: 1.018 triệu
đồng (tương đương 29%). Năm 2001 tăng so với năm 1999 là: 780 triệu đồng
(tương đương với 17,28%). Năm 2002 tăng so với năm 2001 là: 2.851 triệu
đồng (tương đương với 53,87%).
- Về tài sản cố định chủ yếu đầu tư cho mạng lưới năm 1999 là: 82.068
triệu đồng, đến năm 2002 là: 129.123 triệu đồng.
- Thu nhập người lao động cũng được cải thiện năm 1999 bình quân chỉ
đạt 0,93 triệu đồng/tháng/người lao động đến năm 2002 bình quân thu nhập
là: 1,229 triệu đồng/tháng/người lao động, năm 2003 bình quân thu nhập là:

2,037 triệu đồng/tháng/người lao động.
Bảng 1
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN 1999 - 2003
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

A. Chỉ tiêu kinh tế
1. Doanh thu

12.112

15.333

21.773

28.948

36.870

2.Chi phí

27.072

33.936


40.945

46.510

50.120

3.Lợi nhuận

4.512

3.494

5.292

8.143

14.287

4. Tổng số CBCNVC

427

443

462

462

480


5.Thu nhập bình quân
người / tháng

0.93

1.06

1.19

1.229

2.037

4


Bảng 2
SẢN LƯỢNG CHỦ YẾU CỦA BƯU ĐIỆN HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 1999 – 2003
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
1999

Năm
2000

Năm

2001

Năm
2002

Năm
2003

B. Sản lượng chủ yếu
I. Sản phẩm bưu
chính
1. Bưu phẩm trong
nước và quốc tế

1000
cái

299

307

424

554

695

2. Phát hành báo chí

1000

tờ

2.122

2.149

2.385

2.600

2.957

Máy

867

1.353

2.430

2.490

2.633

2. Máy điện thoại di
động thực tăng

Máy

47


337

470

810

655

3. Thuê bao Internet
thực tăng

Thuê
bao

6

7

13

21

50

II. Sản lượng viễn
thông
1. Máy điện thoại cố
định thực tăng


5


II - NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
1. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh
Bưu điện tỉnh Hà Giang là một tổ chức kinh tế, là đơn vị thành viên,
hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam theo
điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ở Ngân hàng để giao dịch.
Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích các dịch vụ Bưu
chính - Viễn thông.
Bưu điện tỉnh Hà giang được quyền lựa chọn các hình thức trả lương,
phân phối thu nhập, quyết định bậc lương cho người có mức lương chuyên
viên chính bậc 3/6 trở xuống trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và
quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập do tổng công ty quy định.
Quỹ tiền lương của Bưu điện tỉnh Hà giang do tổng công ty điều tiết .
Do tính chất của Bưu điện vừa hoạt động kinh doanh, vừa hoạt động
công ích lên công tác trả lương phức tạp.
2. Đội ngũ lao động
Qua giai đoạn I, tăng tốc độ phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông
tiến thẳng lên hiện đại hoá đã làm thay đổi cơ bản kết cấu ngành nghề trong
toàn ngành hình thành một số chức danh mới: Công nhân vi ba số, công nhân
Tổng đài Điện tử số, công nhân bảo dưỡng, sửa chữa cáp quang... Bưu điện
tỉnh Hà Giang là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính
- Viễn thông Việt Nam, chịu tác động của những thay đổi về kết cấu ngành
nghề, chịu sự chi phối về các đặc điểm chung về lao động. Đặc điểm nhân lực
của Bưu điện tỉnh Hà Giang có thể được đánh giá như sau:
Lao động trong khâu sản xuất ở các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn
thông nói chung và Bưu điện tỉnh Hà Giang nói riêng chia làm 2 bộ phận chủ

yếu và thực hiện chức năng chính sau đây:
Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ Bưu chính Viễn thông như lao động các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy
thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch,
6


Vi ba, khai thác Bưu chính, Phát hành báo chí, giao dịch v.v... Hao phí lao
động này nhập vào giá trị sản phẩm Bưu chính - Viễn thông. Bộ phận lao
động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập kinh tế quốc dân.
Hai là, bộ phận gián tiếp là bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ
Bưu chính - Viễn thông.
Các nghề lao động trong dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, Bưu điện tỉnh
Hà Giang hiện nay gồm có :
+ Công nhân vận hành sửa chữa đường thuê bao
+ Công nhân vận hành bảo dưỡng tổng đài điện tử
+ Công nhân vận hành bảo dưỡng thiết bị vi ba số
+ Công nhân vận hành bảo dưỡng thiết bị nguồn
+ Công nhân vận chuyển Bưu chính
+ Công nhân khai thác Bưu chính và phát hành báo chí
+ Công nhân khai thác phi thoại giao dịch
+ Kiểm soát viên doanh thác
+ Kiểm soát viên kỹ thuật
Cấp bậc của từng loại công việc được áp dụng theo quy định của Nhà
nước và Tổng Công ty, hàng năm Bưu điện Hà Giang tổ chức thi nâng bậc
nghề cho công nhân theo đối tượng thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng,
lợi ích của người lao động được đảm bảo thì họ gắn bó với doanh nghiệp.
Lao động của Bưu điện Hà Giang gồm nhiều nghành nghề, nhiều cấp
bậc dẫn tới công tác trả lương phức tạp.
Về phát triển đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong thời
gian qua:


7


Bảng 3
PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ
TT

Năm
Trình độ

1999

2000

2001

2002

2003

1

Đại học

55

59

63


63

77

2

Trung cấp

89

89

98

106

118

3

Sơ cấp + chưa
qua đào tạo

283

295

301


293

285

Cộng

427

444

463

469

480

Bảng 4
PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG

TT

Năm
Trình độ

1999

2000

2001


2002

2003

1

Quản lý

58

58

58

59

114

2

Sản xuất

369

385

404

403


376

427

444

463

469

480

Cộng

Nhận xét:
+Cơ cấu lao động thay đổi, sơ cấp không tăng, đại học và
trung cấp tăng.
+Năm 2003 lao động quản lý tăng, lao động sản xuất giảm
Từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác trả lương

8


4. C cu t chc ca Bu in tnh H Giang
4.1

Bng 5
S C CU T CHC
Bu điện tỉnh Hà Giang


Phòng
BC-VT-TH

Tổ
BC

Tổ
VT

Phòng
kế toán
TK- TC

Tổ
BC

Phòng
K.hoạch Đ.t
XDCB

Tổ
VT

Tổ
BC

Phòng
TCCB-LĐ

Phòng

HC-QT

Tổ
VT

Công ty
điện báo điện thoại Hà
Giang

-Phòng
kỹ thuật
- Phòng
kế toán
TK-TC
- Phòng
kế hoạch
- Phòng
tổ chức
H. chính

Trung
tâm
bảo d
ỡng
ứng
cứu
thông
tin

Trung

tâm
chăm
sóc
khách
hàng

Tổ
C.viên
Tổng hợp

Các bu điện
huyện, thị


Đài
viễn
thông

Trạm
viễn
thông

Quan hệ trực
tuyếnhệ chức năng
Quan

9

Tổ
quản



Tổ
sản
xuất

Bu
cục
kiốt

Đại lý
điểm
BĐVH xã


Cùng với việc chia tách tỉnh Hà Tuyên. Bưu điện tỉnh Hà Giang chính
thức hoạt động từ ngày 01/01/1993. Theo mô hình tổ chức sản xuất và tổ
chức bộ máy quản lý mẫu của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam.
Tổ chức bộ máy quản lý gồm 5 phòng và 1 tổ tổng hợp thực hiện chức
năng tham mưu giúp việc Giám đốc Bưu điện trong lĩnh vực công tác.
Tổ chức sản xuất gồm 2 Công ty: Công ty Bưu chính - Phát hành báo
chí và Công ty điện báo điện thoại và 9 bưu điện Huyện. Việc tổ chức sản
xuất dựa trên địa giới hành chính của Tỉnh.
4.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã
ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang ngày 28
tháng 9 năm 1996.
* Bưu điện tỉnh Hà Giang có chức năng
- Tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mạng Bưu chính Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương

hướng phát triển do Tổng Công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc
phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, phục vụ các yêu
cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên
địa bàn tỉnh Hà Giang và các nơi khác theo quy định của Tổng Công ty nhằm
hoàn thành kế hoạch được giao.
- Thiết kế mang thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc.
- Doanh nghiệp vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính - Viễn thông
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và
thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty giao.
* Quyền hạn và Bưu điện tỉnh Hà Giang
+ Trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực

10


- Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khá được
Nhà nước và Tổng Công ty giao để thực hiện chức năng của Bưu điện tỉnh Hà
Giang.
- Phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý sử dụng các nguồn trực
thuộc khi cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ
chung của đơn vị.
+ Trong việc tổ chức, quản lý, điều kiện và phục vụ
- Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành, phát triển mạng lưới Bưu
chính - Viễn thông theo phân cấp của Tổng Công ty và những quy định quản
lý Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ,
trang thiết bị theo quy hoạch, kế hoạch, phương án, quy chế, quy định và
hướng dẫn của Tổng Công ty.
- Tổ chức thực hiện các dự án phát triển theo kế hoạch của đơn vị và
Tổng Công ty giao.

- Trong khuôn khổ định biên lao động đã được Tổng Công ty phê
duyệt, tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động hoặc cho phân
cấp của Tổng Công ty.
- Lựa chọn các hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định bậc
lương cho người lao động có mức lương chuyên viên chính bậc 3/6 trở xuống
trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và quy chế trả lương, quy chế
phân phối thu nhập do Tổng Công ty quy định.
+ Trong lĩnh vự tài chính
- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Tổng
Công ty giao.
- Sử dụng vốn và các quỹ của Bưu điện tỉnh Hà Giang để phục vụ kịp
thời các nhu cầu kinh doanh. Trường hợp sử dụng vốn, quỹ khác mục đích
quy định phải theo nguyên tắc và hoàn trả.

11


- Huy động vốn theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng Công ty cho
sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mục đích,
hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó.
Trích lập, sử dụng các quỹ theo quy định của Tổng Công ty và pháp
luật Nhà nước.
-

* Nghĩa vụ của Bưu điện tỉnh Hà Giang
- Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước được Tổng Công ty đã
phân giao cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã
đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả hoạt động, chịu
trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị

cung cấp. Trình Tổng Công ty phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ
do đơn vị kinh doanh.
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước,
phục vụ quốc phòng an ninh, ngoại giao, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn
cấp. Đảm bảo các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà
Giang với thẩm quyền theo quy định của điều lệ này.
- Chịu sự chỉ đạo điều hành mạng thông tin Bưu chính - Viễn thông
thống nhất của Tổng Công ty.
* Giám đốc
+ Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám
đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và
trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi
quyền hạn và nghĩa vụ được quy định theo điều lệ và các văn bản quy định
khác của Tổng Công ty. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành
cao nhất của đơn vị.
+ Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Là người giúp Giám đốc quản lý
điều thành thuộc phòng Bưu chính - Viễn thông tin học của Bưu điện tỉnh Hà
12


Giang và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công.
+ Kế toán trưởng do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác kế toán thống kê tài chính của toàn Bưu điện tỉnh Hà Giang có
các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách
phòng KTKTTC Bưu điện tỉnh.
*Phòng Bưu chính - Viễn thông tin học (BCVT-TH)

+ Cơ cấu tổ chức: Phòng BCVT-TH do trưởng phòng phụ trách có phó
phòng giúp việc quản lý điều hành, và các chuyên viên, viên chức làm việc
theo mô hình 2 tổ quản lý thuộc 2 lĩnh vực Bưu chính - phát hành báo chí và
viễn thông do trưởng phòng phân công.
+ Chức năng
- Lĩnh vực viễn thông: là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc
Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Bưu điện tỉnh quản
lý khai thác, điều hành, xử lý, ứng cứu thông tin trên mạng lưới thiết bị viễn
thông của toàn Bưu điện tỉnh Hà Giang.
- Lĩnh vực Bưu chính – Phát hành báo chí: Tham mưu giúp Giám đốc
Bưu điện tỉnh tổ chức quản lý mạng lưới bưu cục, mạng lưới đường thư,
hướng dẫn trong công tác giá cước, tiếp thị, chỉ đạo, quản lý các hoạt động
của điểm bưu điện văn hoá xã, đại lý, ki ốt, quản lý sản xuất khai thác và kinh
doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí mà Bưu điện tỉnh
Hà Giang được pháp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
* Phòng kế toán thống kê, tài chính (KTTK-TC)
+ Cơ cấu tổ chức của Phòng KTTK-TC do kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng phụ trách, có phó trưởng phòng giúp việc quản lý điều hành và các
viên chức giúp việc chuyên môn nghiệp vụ theo mô hình 2 tổ quản lý thuộc 2
lĩnh vực: KTTK-TC về viễn thông và KTTK-TC về Bưu chính phát hành báo
chí.
+ Chức năng
13


- Phòng KTTK-TC là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham
mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc
Bưu điện tỉnh điều hành toàn bộ công tác KTTK-TC hạch toán kinh tế về 2
lĩnh vực viễn thông và báo chí –Phát hành báo chí trong toàn tỉnh.
* Phòng Kế hoạch Đầu tư-Xây dựng cơ bản (Kế hoạch đầu tưXDCB)

+ Cơ cấu tổ chức: Phòng kế hoạch đầu tư - xây dựng cơ bản do trưởng
phòng phụ trách có phó phòng giúp việc quản lý điều hành cùng các viên
chức thực hiện nhiệm vụ theo mô hình 2 tổ quản lý theo 2 lĩnh vực:
* Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực viễn thông.
* Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực Báo chí-Phát hành
báo chí.
Do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết
quả thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định của Bưu điện tỉnh.
+Chức năng: Phòng kế hoạch đầu tư - XDCB là phòng chuyên môn
nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh về các nội
dung nhiệm vụ.
- Tổng hợp xây dựng và triển khai chiến lược quy hoạch, kế hoạch sản
xuất kinh doanh của 2 lĩnh vực viễn thông và Bưu chính – phát hành báo chí.
* Phòng tổ chức cán bộ lao động (TCCB-LĐ)
- Cơ cấu tổ chức: Do trưởng phòng phụ trách, có phó phòng giúp việc
quản lý điều hành và các viên chức thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh về kết
quả thực hiện chức năng nhiệm vụ mối quan hệ công tác do Bưu điện tỉnh
quy định.
-Phòng Tổ chức cán bộ lao động là phòng chuyên môn nghiệp vụ có
chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành về các
lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, bảo hộ lao
động và các chính sách trong xã hội trong phạm vi Bưu điện tỉnh.
14


-Phòng tổ chức cán bộ lao động hiện nay vẫn thiếu cán bộ, cơ cấu tổ
chức phức tạp, nên gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ trả lương.
* Phòng hành chính quản trị (HCQT)
- Cơ cấu tổ chức của phòng HCQT do trưởng phòng phụ trách có phó

trưởng phòng giúp việc quản lý điều hành cùng các viên chức thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được phân công.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh về kết
quả thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bưu điện tỉnh quy định.
- Phòng HCQT có chức năng thống kê, lưu trữ tư liệu, số liệu phục vụ
công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực HCQT.
- Quản lý bảo vệ tài sản của cơ quan, văn phòng Bưu điện tỉnh.
- Đảm bảo các yêu cầu phục vụ hội nghị, tiếp khách, hội họp, học tập
của Bưu điện tỉnh.
* Tổ chuyên viên tổng hợp
Tổ chuyên viên tổng hợp có tổ trưởng phụ trách, có chức năng tham
mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
do Bưu điện tỉnh quy định thuộc các lĩnh vực:
- Thanh tra pháp chế; thi đua - truyền thống; bảo vệ kinh tế-quân sự
động viên, chuyên trách đoàn thể, y tế cơ quan.
- Tổ chuyên viên tổng hợp gồm các chức danh sau:
1. Chuyên viên thanh tra pháp chế.
2. Chuyên viên thi đua truyền thống.
3. Các chức danh chuyên trách công đoàn, đoàn thể.
4. Cán sự bảo vệ kinh tế - quân sự động viên.
5. Y sĩ cơ quan.
* Công ty điện báo điện thoại (ĐB-ĐT)
15


Công ty ĐB-ĐT là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện tỉnh hạch toán
phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài
khoản tại Ngân hàng, do Giám đốc Công ty quản lý điều hành, có phó Giám
đốc Công ty và bộ máy các phòng chức năng giúp việc.
- Công ty ĐB-ĐT có các đơn vị sản xuất gồm các đài viễn thông khu

vực, các trạm viễn thông khu vực và các đơn vị trung tâm bảo dưỡng ứng cứu
thông tin, trung tâm chăm sóc khách hàng, thực hiện chức năng kinh doanh
tiếp thị.
- Đài viễn thông khu vực là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty ĐB-ĐT
do trưởng đài phụ trách có phó đài giúp việc điều hành các trạm viễn thông
khu vực.
- Công ty ĐT-ĐT có chức năng sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các
lĩnh vực.
- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận khách hàng trong
phạm vi toàn tỉnh thông qua Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã với tư cách
giống như tổng đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty ĐB-ĐT
trên địa bàn tỉnh...
- Đài viễn thông khu vực có chức năng: Tổ chức triển khai nhiệm vụ
xây lắp, quản lý, vận hành bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông trên từng
địa bàn được phân công quản lý kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận
khách hàng trên địa bàn huyện thông qua Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã.
- Phối hợp, tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của địa
phương.
- Các trạm viễn thông thực hiện chức năng trực tiếp quản lý vận hành
các tổng đài khu vực, các trạm truyền dẫn, chăm sóc khách hàng, là các tổ sản
xuất trực thuộc đài.
- Công ty ĐB-ĐT có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp
luật trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ đồng thời thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ được Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định trong quy chế tổ chức hoạt
động của các đơn vị trực thuộc.
* Bưu điện thị xã Hà Giang
16


- Cơ cấu tổ chức Bưu điện thị xã Hà Giang: Là đơn vị kinh tế trực

thuộc Bưu điện tỉnh, hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng
ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng.
- Bưu điện thị xã do Giám đốc Bưu điện thị xã quản lý điều hành, có
phó Giám đốc Bưu điện thị xã và bộ máy quản lý giúp việc, quản lý điều
hành, có các tổ sản xuất để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Bưu điện thị xã có vai trò giống như tổng đại lý cung cấp các dịch vụ
bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã Hà Giang.
- Bưu điện thị xã Hà Giang có chức năng quản lý, khai thác, lắp đặt,
bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn thị xã.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính phát hành báo chí, các dịch vụ viễn
thông công cộng tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh viễn thông, thông qua các hợp đồng trách nhiệm như: Chấp nhận hợp
đồng phát triển thuê bao, phát triển các dịch vụ mới, thu cước viễn thông, bán
thẻ dịch vụ viễn thông cho điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ.
- Tổ chức kinh doanh, quản lý nhiệm vụ tại các đại lý bưu điện và các
điểm bưu điện văn hoá xã.
- Quản lý khai thác phương tiện vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo
chí công văn thư tín nội tỉnh.
- Bưu điện thị xã Hà Giang có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn có nghĩa vụ được Giám đốc Bưu
điện tỉnh quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn trong quy chế hoạt động
của Bưu điện thị xã Hà Giang.
* Các Bưu điện huyện
+ Cơ cấu tổ chức của Bưu điện huyện: là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu
điện tỉnh, hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh
doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng.
Bưu điện huyện do Giám đốc các Bưu điện huyện quản lý, điều hành,
có phó Giám đốc Bưu điện các huyện và bộ máy quản lý giúp việc.

17



- Bưu điện huyện là đại diện của Bưu điện tỉnh tại các huyện có vai trò
giống như tổng đại lý cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn
các huyện.
- Bưu điện huyện có chức năng tổ chức quản lý, khai thác mạng lưới
kinh doanh các dịch vụ BC-PHBC trên địa bàn các huyện.
- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng tại các điểm giao dịch
và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông hệ I.
- Bưu điện các huyện có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước
pháp luật và thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ quyền hạn, nghĩa vụ
được Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định trong quy chế hoạt động của Bưu điện
huyện.
III - CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
1. Chế độ tiền lương cho lao động nghiệp vụ kỹ thuật
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của nhà nước và
ngành Bưu chính - Viễn thông để trả lương cho người lao động căn cứ vào
chất lượng và điều kiện lao động. Chế độ này được áp dụng đối với lao động
trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động thể hiện qua số lượng và chất
lượng.
Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng cần căn cứ vào số lượng
và chất lượng lao động. Hai mặt này gắn liền với nhau trong bất kỳ một quá
trình lao động nào của ngành Bưu chính - Viễn thông. Số lượng lao động thể
hiện qua mức tiêu hao thời gian lao động để sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch
vụ Bưu chính - Viễn thông trong một khoảng thời gian theo lịch nào đó. Chất
lượng lao động là trình độ lành nghề của lao động được sử dụng vào quá trình
lao động Bưu chính - Viễn thông và được thể hiện ở trình độ giáo dục đào tạo,
kinh nghiệm kỹ năng. Chất lượng lao động càng cao, thì năng suất lao động
và hiệu quả làm việc cũng càng cao.

Như vậy, muốn xác định đúng đắn tiền lương cho một loại công việc,
cần phải xác định rõ số lượng và chất lượng lao động nào đó đã tiêu hao để
18


thực hiện công việc đó. Ngoài ra cũng phải xác định điều kiện lao động của
công việc cụ thể đó.
Thực hiện chế độ tiền lương cấp bậc có ý nghĩa:
- Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách
hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương.
- Có tác dụng trong việc bố trí và sử dụng lao động thích hợp với khả
năng về sức khoẻ và trình độ lành nghề, tạo cơ sở xây dựng kế hoạch nguồn
nhân lực, nhất là kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao
động.
- Có tác dụng khuyến khích và thu hút người lao động làm việc những
ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại.
- Chế độ tiền lương cấp bậc không cố định, tuỳ theo điều kiện trong từng
thời kỳ mà có sửa đổi, cải tiến nhằm phát huy tốt vai trò và tác dụng của nó.
Nội dung chế độ tiền lương cấp bậc:
Thang lương: Là bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những
lao động cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề
(xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lương
tương ứng khác nhau. Thang lương gồm:
- Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của lao động và
được xếp từ thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7...)
- Hệ số lương chỉ rõ ở một bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề
cao), được trả lương cao hơn lao động bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp
nhất hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần.
Bội số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang
lương. Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương

của bậc thấp nhất hoặc so với mức lương tối thiểu. Sự tăng lên của hệ số
lương giữa các bậc lương được xem xét bằng:
+ Hệ số tăng tuyệt đối của hệ số lương tức là hiệu số của hai hệ số
lương liên tiếp kế tiếp nhau.
19


+ Hệ số tăng tương đối của hệ số lương tức là tỷ số giữa hệ số tăng
tuyệt đối với hệ số lương của bậc đứng trước.
Khi xây dựng thang lương, các hệ số tăng tương đối của hệ số lương
có thể là hệ số tăng tương đối luỹ tiến, hệ số tăng tương đối đều đặn (không
đổi) và hệ số tăng tương đối luỹ thoái (giảm dần).
Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến là thang lương trong hệ
số tăng tương đối của các bậc sau cao hơn hệ số tăng tương đối của các bậc
đứng trước đó.
Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn là thang lương mà hệ số
tăng tương đối của các bậc khác nhau là như nhau.
Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ thoái là thang lương có các hệ
số tăng tương đối ở các bậc sau nhỏ hơn hệ số tăng tương đối của các bậc
đứng trước.
Trong thực tế, các loại thang lương có hệ số tăng tương đối như trên
mang tính nguyên tắc, phản ánh xu hướng chứ ít khi đảm bảo tính tuyệt đối.

Bảng 6

BẢNG LƯƠNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhóm mức lương


Bậc lương
I

II

III

IV

V

VI

VII

1,35

1,47

1,62

1,78

2,18

2,67

3,28

Nhóm I

-Hệ số

-Mức lương thực hiện 283,5 308,7 340,2 373,8 457,8 560,7 688,8
từ 01/01/2001
Nhóm II
-Hệ số

1,47

1,64

1,83

2,04

2,49

3,05

3,73

-Mức lương thực hiện 308,7 344,4 384,3 384,3 522,9 640,5 783,3
từ 01/01/2001
(Nguồn: các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB Lao động xã hội – năm 200 1).
20


Nhóm I:
-


Vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa tổng đài.

-

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba.

-

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường thuê bao.

-

Vận hành, bảo dưỡng thiết bị nguồn, thiết bị đầu cuối.

Nhóm II:
-

Vận hành, bảo dưỡng tổng đài điện tử.

-

Vận hành, bảo dưỡng thiết bị vi ba số.

-

Bảo dưỡng, sửa chữa cáp sợi quang.

Bảng 7
BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Đơn vị tính: 1000 đồng

Hệ số, mức lương

Chức danh

I

II

III

IV

V

- Hệ số

1,28

1,53

1,82

2,16

2,56

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001


268,8 321,3 382,2 453,6 537,6

1. Vận chuyển bưu chính

2. Khai thác bưu chính và PHBC
- Hệ số

1,40

1,65

1,95

2,36

2,92

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

294,0 346,5 409,5 495,6 613,2

3. Khai thác điện thoại, giao dịch cấp I.
- Hệ số

1,79
21

2,04

2,40


2,87

3,45


- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 375,9 428,4 504,0 602,7 724,5
- Hệ số

1,57

1,82

2,15

2,56

3,07

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 329,7 382,2 451,5 537,6 644,7
- Hệ số

1,35

1,58

1,86

2,19


2,56

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

283,5 331,8 390,6 459,9 537,6

4. Khai thác phi thoại, giao dịch cấp I
- Hệ số

1,79

2,04

2,40

2,87

3,45

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 375,9 428,4 504,0 602,7 724,5
- Hệ số

1,57

1,82

2,15

2,56


3,07

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 329,7 382,2 451,5 537,6 644,7
- Hệ số

1,40

1,65

1,95

2,31

2,73

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

294,0 346,5 409,5 485,1 573,3

5. Kiểm soát viên doanh thác cấp I
- Hệ số

2,16

2,41

2,75

3,19


3,73

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 453,6 506,4 577,5 669,9 783,3
- Hệ số

1,79

2,04

2,37

2,78

3,28

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 375,9 428,4 497,7 583,8 688,8
- Hệ số

1,57

1,82

2,15

2,56

3,07

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001


329,7 382,2 451,5 537,6 644,7

6. Kiểm soát viên kỹ thuật
- Hệ số

2,30

2,60

3,01

3,53

4,17

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 483,0 546,0 632,1 741,3 875,7
- Hệ số

1,92
22

2,22

2,62

3,12

3,73



- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 403,2 466,2 550,2 655,2 783,3
- Hệ số

1,70

1,95

2,29

2,73

3,28

- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

357,0 409,5 480,9 573,3 688,8

(Nguồn: các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB lao
động xã hội – năm 2001).
- Xây dựng chức danh nghề của nhóm lao động. Đây là chức danh cho
lao động cùng một nghề hay một nhóm nghề. Khi xây dựng căn cứ vào tính
chất đặc điểm và nội dung của quá trình lao động. Những lao động làm việc
có tính chất, đặc điểm và nội dung như nhau thì được xếp vào một nghề mang
cùng một chức danh, có chung một thang lương. Xác định hệ số của thang
lương thực hiện qua phân tích thời gian và các yêu cầu về phát triển nghề
nghiệp cần thiết để một lao động có thể đạt tới bậc cao nhất trong nghề. Các
yếu tố đưa vào phân tích là thơì gian học tập văn hoá, thời gian đào tạo bồi
dưỡng, thời gian tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Khi xác định bội số của thang lương, ngoài phân tích các yếu tố trực
tiếp trong ngành Bưu chính - Viễn thông, cần phân tích quan hệ trong nhóm

nghề khác để đạt được tương quan hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau.
- Xác định số bậc của thang lương: Căn cứ vào bội số của một thang
lương, tính chất phức tạp của sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật cho lao
động... Từ đó xác định số bậc cần thiết. Những nghề có tính chất phức tạp về
kỹ thuật cao thì thường được thiết kế theo thang lương có nhiều bậc.
- Xác định hệ số lương của các bậc. Dựa vào bội số của thang lương, số
bậc trong thang lương và tính chất trong hệ số tăng tương đối mà xác định hệ
số tương đương ứng cho từng bậc lương. Bội số lương không đổi tuy nhiên hệ
số lương của các bậc khác nhau ngoài bậc 1 và bội số của thang lương, có thể
cao thấp khác nhau tuỳ thuộc vào thang lương được thiết kế theo hệ số tăng
tương đối luỹ tiến, đều đặn hay luỹ thoái.
Mức tiền lương: Là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương.
23


Thời gian dùng để làm đơn vị tính khi trả lương có thể khác nhau tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể về trình độ phát triển sản xuất, trình độ tổ chức và
quản lý.
Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định
cho bậc 1 hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại được tính dựa vào suất
lương bậc một và hệ số lương tương ứng với bậc đó.
Mức lương bậc 1 là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề. Các nghề
khác nhau thì mức lương này khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào mức độ
phức tạp về kỹ thuật, điều kiện lao động và hình thức trả lương. Mức lương
bậc 1 của một nghề nào đó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm
những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp
sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng.
Tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ trên cơ sở về

trình độ phát triển, về kinh doanh - xã hội của đất nước và yêu cầu tái sản xuất
sức lao động xã hội. Tiền lương tối thiểu thường được xác định qua phân tích
các chi phí về ăn, mặc, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi phí về học tập, bảo hiểm
sức khoẻ, y tế... Năm 1993, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là:
120.000 đồng/tháng; tháng 4 năm 1997 là 144.000 đồng/tháng; tháng 01 năm
1999 là 180.000đồng/ tháng; tháng 01 năm 2001 là: 210.000đồng/tháng và
đến tháng 01 năm 2003 là: 290.000 đồng/tháng. Khi mức lương tối thiểu được
pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được trả công dưới mức
lương tối thiểu. Như vậy mức lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động
giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền để trả công cho người
lao động, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải
trả công ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn. Vì vậy các mức lương khác
trong thang, bảng lương hoặc thoả thuận trong hợp đồng lao động không được
thấp hơn mức nhà nước quy định. Việc quy định mức lương tối thiểu có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với nhà nước, các đơn vị sử dụng lao
động mà còn cả đối với đời sống của người lao động.
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp
của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của lao động ở một bậc nào

24


đó, phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được
những công việc nhất định trong thực hành.
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức lao
động và trả lương. Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, người lao động có thể được
bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc, phù hợp với khả năng lao động.
Qua đó có thể trả lương theo đúng chất lượng của người lao động khi làm việc
trong cùng một nghề hay giữa các nghề khác nhau.
Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, các đơn vị tổ chức bồi dưỡng

kiến thức và tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động, bố trí sắp xếp lao
động cho phù hợp và có hiệu quả.
2.Chế độ tiền lương cho lao động Quản trị
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của nhà nước để
trả lương cho lao động quản lý. Lao động quản lý tuy không trực tiếp tạo ra
sản phẩm dịch vụ, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ
chức, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả của lao động quản lý có ảnh hưởng lớn, trong nhiều trường hợp
mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Khác với
lao động trực tiếp, lao động quản lý làm việc bằng trí óc nhiều hơn, cấp quản
lý càng cao thì đòi hỏi càng sáng tạo nhiều, phải kết hợp cả yếu tố khoa học
và nghệ thuật, không chỉ thực hiện các vấn đề chuyên môn mà còn giải quyết
các quan hệ con người trong quá trình làm việc. Chính vì vậy việc tính toán để
xây dựng thang lương, bảng lương cho lao động quản lý rất phức tạp. Những
yêu cầu đối với lao động quản lý không chỉ khác với lao động trực tiếp mà
còn khác nhau giữa các loại cấp quản lý với nhau (về kiến thức kinh tế, kiến
thức kỹ thuật, văn học quản lý).
Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ:
Xây dựng chức danh của lao động quản lý: Thông thường trong quản lý
có ba nhóm chức danh.
- Chức danh lãnh đạo quản lý.
- Chức danh chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ.
- Chức danh thừa hành, phục vụ.
25


×