Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TIM HIEU CAC RUI RO TRONG NGHIEP VU GIAO DICH KI QUY DOI VOI CAC CONG TY CHUNG KHOAN VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.81 KB, 4 trang )

1

Tìm hiểu các rủi ro trong nghiệp vụ giao dịch kí quỹ đối với
các công ty chứng khoán Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Thảo
Tại Việt Nam, tính đến nay, đã có 105 Công ty chứng khoán( CTCK) được
cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ trên 33.000 tỷ đồng và đang cung cấp dịch
vụ chứng khoán cho gần 1,1 triệu nhà đầu tư. Thị trường càng phát triển thì càng
cần phải có các nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có giao dịch
ký quỹ. Tuy nhiên, nghiệp vụ mới nào được áp dụng cũng có những lợi ích và rủi
ro nhất định. Bài viết này sẽ đề cập đến một số rủi ro tiêu biểu của nghiệp vụ giao
dịch kí quỹ đối với các CTCK Việt Nam.

Giao dịch ký quỹ là gì?
Là việc mua cổ phiếu bằng tài khoản ký quỹ, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu
chỉ cần có một số tiền nhất định trong tổng giá trị cổ phiếu đặt mua, phần còn lại sẽ
do CTCK cho vay. Sau khi thực hiện giao dịch, cổ phiếu mua được sẽ do CTCK
nắm giữ để làm vật thế chấp. Nếu giá trị của cổ phiếu sụt giảm quá một mức nhất
định đã được xác định trước, nhà đầu tư sẽ được yêu cầu đặt thêm tiền hoặc bán
một phần cổ phiếu. Khi nhà đầu tư có nhu cầu bán cổ phiếu, CTCK sẽ thực hiện
lệnh bán và thu về phần vốn đã cho nhà đầu tư vay, gồm cả gốc lẫn lãi. Nhà đầu tư
tiến hành giao dịch mua ký quỹ trong trường hợp họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng
lên trong tương lai.

Một số rủi ro trong nghiệp vụ giao dịch kí quỹ
Ưu điểm của nghiệp vụ giao dịch kí quỹ là giúp ổn định giá chứng khoán
khi giá chứng khoán đang tăng cao, đồng thời giúp tăng cường tính thanh khoản
của thị trường và gia tăng lợi nhuận đầu tư. Khi thị trường chứng khoán đi lên thì


2



giao dịch ký quỹ mang lại nhiều yếu tố tích cực, vì nó sẽ như một đòn bẩy thúc đẩy
thị trường, từ đó giúp thị trường có được sự tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có mức độ rủi ro cao, có thể làm tổn hại
đến thị trường khi thị trường chứng khoán có những phiên điều chỉnh hay giảm
điểm liên tục. Khi đó tính thanh khoản hay khả năng bán cổ phiếu ra thị trường
cũng sẽ giảm mạnh. Lúc này, áp lực của nhà đầu tư sử dụng sản phẩm ký quỹ là rất
lớn, nếu các nhà đầu tư không thể đặt thêm tiền vào tài khoản giao dịch kí quỹ thì
CTCK buộc phải bán cổ phiếu đã cho vay ra thị trường, từ đó đẩy thị trường đi
xuống nhanh và sâu hơn. Bên cạnh đó các công ty chứng khoán đưa nghiệp vụ này
vào hoạt động cũng gặp phải không ít các rủi ro.
Rủi ro thứ nhất xuất phát từ khả năng thẩm định của các CTCK khi xác định
mức kí quỹ cho từng đối tượng khách hàng. Bởi khi thị trường sụt giảm và thanh
khoản kém thì việc bán chứng khoán để bù đắp vào tài khoản ký quỹ khó khăn
hoặc có thể không đủ bù đắp cho sự giảm giá của chứng khoán. Vì vậy, nếu CTCK
xác định mức ký quỹ quá thấp thì có thể gặp rủi ro lớn khi thị trường xuống đột
ngột khiến tỷ lệ giảm giá của chứng khoán vượt tỷ lệ ký quỹ.
Rủi ro thứ hai là rủi ro trong thẩm định của CTCK và tổ chức tài chính về
chất lượng của doanh nghiệp( DN) niêm yết. Để đánh giá đúng tình hình hoạt động
của các DN, các CTCK cần nắm bắt được chính xác và đầy đủ thông tin trên bảng
cân đối kế toán, thông tin về khả năng kinh doanh, năng lực quản lý, uy tín khách
hàng của DN đó. Thực tế vẫn có những CTCK chọn cổ phiếu của DN thua lỗ để
đưa vào danh mục kí quỹ vì khối lượng giao dịch hàng ngày lớn. Tuy nhiên, chất
lượng của DN niêm yết đây là hàm ý về giá trị thật và tính ổn định trong hoạt động
kinh doanh chính của DN đó. Các DN làm ăn hiệu quả và ổn định vẫn sẽ an toàn
hơn các DN làm ăn phập phù và giá cả không phản ánh đúng giá trị của DN đó.
Rủi ro thứ ba CTCK có thể gặp là rủi ro về pháp lý. Nếu khung pháp lý cho
sản phẩm chưa chi tiết, hợp đồng giao dịch ký quỹ không được rà soát thận trọng
có thể dẫn đến tranh chấp khi rủi ro xảy ra. Nghiệp vụ giao dịch kí quỹ là nghiệp



3

vụ mới xuất hiện trên TTCK Việt Nam một vài năm gần đây. Do đó, vẫn chưa có
một văn bản pháp lý chính thức nào được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết về
hoạt động này. Chính vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra CTCK và nhà đầu tư thường
lúng túng khi giải quyết, và thường thì CTCK sẽ là bên chịu nhiều rủi ro hơn.
Rủi ro thứ tư là rủi ro về quản trị hệ thống. Các CTCK thường gặp rủi ro
này khi thông tin về giá cả chứng khoán thay đổi đột ngột trên thị trường mà không
được cảnh báo nhanh chóng, khiến các nhà đầu tư và CTCK không nắm bắt kịp
thời để đưa ra các quyết định chính xác. Mặt khác, CTCK có hệ thống quản trị rủi
ro kém, không theo dõi được mức kí quỹ tối thiểu của các nhà đầu tư để yêu cầu
họ đóng thêm vào tài khoản giao dịch kí quỹ sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động
của các CTCK.

Biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch kí quỹ
Để giải quyết những khó khăn trong việc đưa nghiệp vụ này vào TTCK, các
CTCK cần đưa ra những giải pháp an toàn và hiệu quả.
Thứ nhất, mức độ rủi ro của nghiệp vụ giao dịch kí quỹ phụ thuộc vào khả
năng thẩm định của CTCK. Do vậy, CTCK phải xác định mức ký quỹ hợp lý cho
từng đối tượng khách hàng, căn cứ vào các yếu tố như: uy tín, tình hình tài chính
của khách hàng, loại cổ phiếu khách hàng dự định mua và tính thanh khoản của cổ
phiếu đó, các yếu tố thị trường hiện tại… Khi khoản đầu tư giảm xuống thấp hơn
mức kí quỹ thì CTCK cần phải thực hiện bán chứng khoán trên tài khoản ở phiên
gần nhất để giảm tỷ lệ ký quỹ về mức ký quỹ cho phép theo quy định của công ty.
Đồng thời, yêu cầu khách hàng nộp bổ sung tiền ký quỹ hoặc bổ sung tài sản thế
chấp khác để đảm bảo cho giao dịch này.
Thứ hai, các CTCK cần đánh giá chính xác tình hình tài chính, năng lực
kinh doanh và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN tham gia niêm yết,
từ đó có phương án cho vay thích hợp, không nên chỉ căn cứ vào khối lượng giao

dịch hàng ngày mà đánh giá chất lượng của DN đó. Để đảm bảo việc thẩm định


4

đúng đắn và chất lượng, các CTCK nên có những bộ phận chuyên về thẩm định tài
sản, giá trị doanh nghiệp và uy tín kinh doanh của DN niêm yết nhằm giảm thiểu
rủi ro cho CTCK.
Thứ ba, Chính phủ cần phải ban hành một khung pháp lý chuẩn quy định về
hoạt động của nghiệp vụ này nhằm hạn chế việc các bên tham gia giao dịch kí quỹ
có những tranh chấp, bất đồng khi rủi ro xảy ra do hợp đồng giao dịch không được
chuẩn hóa.
Thứ tư, các CTCK cần thiết lập hệ thống quản lý tài khoản ký quỹ tự động
cập nhật giá trực tuyến, trong đó cần có hệ thống phần mềm theo dõi và cảnh báo
mức ký quỹ chạm ngưỡng cho phép và đưa ra các cảnh báo giá an toàn cho CTCK
và nhà đầu tư.
Mặt khác, việc phòng tránh rủi ro không chỉ dựa vào các công ty chứng
khoán mà ngay cả nhà đầu tư cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng
đến biện pháp được coi là đòn bẩy tài chính này. Nhà đầu tư cần phải thường
xuyên theo dõi thị trường để kịp thời ra các quyết định phù hợp, xử lý danh mục
chứng khoán mua trên tài khoản ký quỹ. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần tham
khảo kỹ về hạn mức vay, lãi suất cho vay, định mức biên, danh sách chứng khoán
được chấp thuận cho mua ký quỹ…, có như vậy mới có thể giảm thiểu tối đa
những rủi ro trong nghiệp vụ tài chính phái sinh này.
____________________
Tài liệu tham khảo:

www.quantri.com.vn
www.atpvietnam.com
www.vneconomy.com




×