Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ngoại lệ của quy chế MFN môn thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.06 KB, 2 trang )

Lê Thị Thúy An – 14140052

Ngoại lệ của quy chế MFN
Nguyên tắc MFN là một nguyên tắc bắt buộc trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương của WTO,
tuy nhiên WTO cũng quy định những trường hợp ngoại lệ đối với MFN trong các lĩnh vực thương mại.
Hiệp định GATT, GATS và TRIPS đều quy định các ngoại lệ đối với quy chế MFN.
Chẳng hạn, trong khuôn khổ GATT đó là các ngoại lệ mang tính lịch sử (Điều I(2), (3), (4),)ngoại lệ liên
quan tới vận chuyển biên giới giành cho các quốc gia có chung đường biên giới (Đ XXIV.3) ngoại lệ liên
quan tới việc ưu tiên khi phân bổ hạn ngạch cho các quốc gia có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp
sản phẩm (Đ XIII.2.d); ngoại lệ chung (áp dụng cho tất cả các quy định của GATT) bao gồm các ngoại lệ
nhằm bảo vệ những lợi ích không mang tính thương mại, liên quan tới đạo đức công cộng, cuộc sống và
sức khỏe con người, động vật, thực vật, di sản quốc gia, nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt…(Đ XX) và
liên quan tới an ninh quốc gia (Đ XXI). Ngoài ra có thể kể đến các ngoại lệ quy định trong Nghị định thư
gia nhập, ngoại lệ quy định tại Điều IX (3), (4) Hiệp định Marrakesh (thay thế cho Đ XXV.5 GATT)…
GATS công nhận các trường hợp được ghi nhận tại Danh sách các ngoại lệ đối với Đ II trước ngày hiệp
định thành lập WTO có hiệu lực hoặc khi các thành viên ký kết các thỏa thuận tự do hóa quan trọng trong
các lĩnh vực mới; các ưu đãi áp dụng cho các nước lân cận (Đ I.3); ngoại lệ liên quan đến hội nhập thị
trường lao động (Đ V(b)) ngoại lệ liên quan đến công nhận lẫn nhau giữa các thành viên đối với các trình
độ học vấn, kinh nghiệm khả năng đáp ứng các yêu cầu, giấy phép, chứng chỉ do các nước cụ thể cấp (Đ
VII) ngoại lệ chung liên quan tới bảo vệ an ninh quốc gia (ĐXIV (b)) và tới việc bảo vệ các lợi ích không
mang tính thương mại (Đ XVI) ngoại lệ liên quan đến mua sắm chính phủ (Đ XIII)… Hiệp định TRIPS
quy định các ngoại lệ liên quan tới các thỏa ước quốc tế ký kết giữa một số thành viên WTO, các ưu đãi
không quy định trong Hiệp định (Đ 4, 5) ngoại lệ liên quan đến an ninh (Đ 73),.,v,v.
Pháp luật VN cũng có những quy định về ngoại lệ khi áp dụng quy chế MFN tại VN. Cụ thể, Điều 5.2
Pháp lệnh MFN-NT – Ngoại lệ chung quy định về việc không áp dụng quy chế không phân biệt đối xử
đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN VN. Đối với lĩnh vực dịch vụ, Điều 10.5 Pháp lệnh MFNNT cũng quy định ngoại lệ liên quan tới các trường hợp khác do Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, thủ
tục, phương thức áp dụng ngoại lệ quy định tại Điều 5.2 của pháp lệnh MFN-NT chưa được quy định rỏ
ràng; đồng thời tới nay các cơ quan chức năng cũng chưa làm rõ nội hàm của các ngoại lệ quy định tại
Điều 10.5 của pháp lệnh MFN-NT.
Trong bối cảnh này, một câu hỏi đặt ra là việc áp dụng các biện pháp chống lại các hành vi thương mại


không lành mạnh (như bán phá giá và trợ cấp) có tạo nên ngoại lệ đối với quy chế MFN hay không? Đây
thực tế vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi tại WTO. Nhìn trên bề mặt, việc áp dụng các biện pháp thuế
chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp/ đối kháng (các loại thuế bổ sung) đối với hàng nhập khẩu của
một số quốc gia có thể được cho là phân biệt đối xử. Bởi lẽ quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá và đối kháng với sản phẩm của một số nước nhưng không áp dụng húng với sản phẩm
của một số nước khác. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá/ đối kháng, quốc gia nhập


khẩu phải thỏa mãn những điều kiện cả về thủ tục lẫn nội dung. Các biện pháp này chỉ áp dụng khi có
hành vi thương mại không lành mạnh gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất nội địa, và phải được áp dụng tương đương với mức độ cạnh tranh không lành mạnh (biên độ bán
phá giá hoặc trợ cấp) . Như vậy việc áp dụng quy chế đối với những trường hợp khác nhau chưa chắc đã
là phân biệt đối xử. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, WTO không cấm quốc gia thành viên áp dụng thuế
chống bán phá giá/ đối kháng với một thành viên trong trường hợp có hai thành viên cùng bán phá giá/
mức độ trợ cấp ở biên độ như nhau. Nội dung cụ thể về biện pháp phòng vệ thương mại này sẽ được phân
tích tại Chương VII.MFN, đáng chú ý nhất là (i) ngoại lệ liên quan tới các thiết chế thương mại khu vực
và (ii) ngoại lệ liên quan đến quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển.



×