Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật về giáo dục cho người khuyết tật và thực tiễn thực hiện tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục cho người khuyết tật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRƢƠNG LỆ CHÂU

PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60380107

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hiền Phƣơng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên

: TRƢƠNG LỆ CHÂU

Sinh ngày : 20/11/1975



tại TP.HCM

Quê quán : 249 Cao Văn Lầu, Phường 2, Quận 6, TP.HCM
Hiện công tác tại: Công ty TNHH Tư vấn TM DV Hoa Ngọc Châu
Là học viên Lớp Thạc sĩ Luật học – Khoá 22 – Chuyên ngành Luật Kinh tế
Mã số học viên: CHHCM 22002
Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp “Pháp luật về Giáo dục cho Người khuyết
tật và thực tiễn thực hiện chế độ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục cho
Người khuyết tật Tp.HCM “ là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hiền Phương. Các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất
kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú
thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công
trình nghiên cứu đã được công bố, các website được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2016
Học viên thực hiện


Lời cám ơn
Được sự phân công của Khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội và
sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn em đã thực hiện đề tài “Pháp luật về Giáo dục
cho Người khuyết tật và thực tiễn thực hiện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển gíao dục
hòa nhập cho Người khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt

thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học Luật Hà Nội đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Quý Thầy cô Trường Đại Học Luật Hà Nội,
đặc biệt là các Thầy cô ở Khoa Luật Kinh tế đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cám ơn Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Nguyễn Hiền Phương đã tận tình hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Đồng
thời xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các Thầy cô, các Anh chị thuộc các phòng
ban, đặc biệt là Thầy Nguyễn Thanh Tâm – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển
Giáo dục hòa nhập cho Người Khuyết tật TP.HCM tận tình hướng dẫn và cung cấp
cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực hiện luận văn để
em có cơ sở hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song buổi đầu mới quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng
như hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thế tránh khỏi những thiếu xót
nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý phê bình
cũng như sự cảm thông của các Thầy cô. Em xin chân thành cám ơn.
Trân trọng !
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2016
Học viên


ANH MỤC T

VIẾT TẮT

Công ước 2006 : Công ước của liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật
năm 2006
CP


: Chính phủ

GDTX

: Giáo dục từ xa

HĐXĐ

: Hội đồng xác định

LHQ

: Liên Hiệp Quốc

UNDP

: Chương trình phát triển Liên hợp quốc

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

NKT

: Người khuyết tật

NKTN

: Người khuyết tật nặng


PGS.TS

: Phó giáo sư. Tiến sĩ

TKT

: Tr khuyết tật

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: y ban nhân dân

VN

: Việt Nam

ADA

: là viết tắt của các Khuyết tật đạo luật người Mỹ.

Trung tâm

: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập cho người khuyết

tật thành phố


Hồ Chí Minh


MỤC LỤC

Pháp luật giáo dục cho Ngƣời khuyết tật và thực tiễn thực hiện chế độ tại Trang
(72 trang)
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục cho Ngƣời khuyết tật
Thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU

01

1. Tính cấp thiết của đề tài

01

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

02

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

03

4. Mục tiêu nghiên cứu

04


5. Các câu hỏi nghiên cứu

04

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

05

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

05

8. Bố cục - Nội dung đề tài

06

Chương I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ

07

PHÁP LUẬT GIÁO DỤC CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1 Khái niệm, đặc điểm ngƣời khuyết tật

07

1.1.1 Khái niệm người khuyết tật
1.1.2 Đặc điểm của người khuyết tật

08


1.2. Vai trò của pháp luật giáo dục đối với ngƣời khuyết tật

11

1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật giáo dục cho ngƣời khuyết tật

12

1.4 Nội dung pháp luật giáo dục cho ngƣời khuyết tật

14

1.4.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật giáo dục đối với người
khuyết tật
1.4.2 Phương thức giáo dục người khuyết tật

16

1.4.3 Chế độ giáo dục đối với người khuyết tật

18

1.4.4 Trách nhiệm của một số chủ thể đối với giáo dục cho người khuyết

19

1.5 Quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia về

23


tật
giáo dục đối với ngƣời khuyết tật
1.5.1 Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật

23


1.5.2 Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật giáo dục

27

cho người khuyết tật ở Nhật Bản
1.5.3 Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật giáo dục về

28

người khuyết tật của Malaisia
1.5.4 Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật giáo dục

28

về người khuyết tật của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
1.5.5 Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật giáo dục

29

về người khuyết tật ở Mỹ
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIÁO DỤC CHO NGƢỜI

31


KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TẠI TRUNG
TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Thực trạng pháp luật giáo dục đối với ngƣời khuyết tật
2.2 Thực tiễn thực hiện chế độ về giáo dục đối với ngƣời khuyết tật tại

35

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập cho Ngƣời khuyết tật
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Sơ lược về Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập cho

36

Người khuyết tập Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2 Chế độ giáo dục đối với người khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ
phát triển Giáo dục hoà nhập cho người khuyết tập Thành phố Hồ Chí

39

Minh
2.3 Một số nhận xét

49

2.3.1 Thành quả đạt được

49


2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

50

Chƣơng 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIÁO
DỤC ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật giáo dục cho ngƣời
khuyết tật

55


3.2 Một số kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật giáo dục đối với ngƣời

59

khuyết tật
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ giáo dục đối với

68

ngƣời khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập cho
Ngƣời khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN

71



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Con người khi sinh ra, ai cũng có quyền sống, học tập, làm việc và mưu cầu
hạnh phúc. Đây là quyền tự nhiên cơ bản của con người, do tạo hóa đã ban tặng
chứ không phải được một thể chế hay nhà nước nào quy định, có chăng đó chỉ là sự
ghi nhận lại mà thôi. Trong cuộc sống hàng ngày, rất dễ dàng bắt gặp sự bất bình
đ ng, càng thể hiện rõ hơn đối với những người không may mắn bị khiếm khuyết
một phần cơ thể, mà ta còn gọi là người khuyết tật. Người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc một hay nhiều chức năng nào
đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt động xã hội. Do
đó việc đảm bảo sự bình đ ng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về giáo
dục, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ của gia
đình, xã hội và nhà nước.
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát huy truyền thống
nhân ái của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những
người yếu thế trong xã hội trong đó có NKT. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách về giáo dục đối với NKT nhằm tạo điều kiện để NKT thực hiện quyền học tập
của mình. Quyền được giáo dục của công dân nói chung trong đó có NKT đã được
kh ng định trong Hiến pháp của nước ta, quyền này được cụ thể hóa trong các luật
chuyên ngành như Luật giáo dục, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tr em… đặc
biệt Luật người khuyết tật ra đời năm 2010 có hiệu lực tà ngày 01/01/2011 đã dành
chương IV để quy định về giáo dục đối với NKT. Đây là cơ sở để NKT thực hiện
quyền học tập của mình. Tuy nhiên những quy định này đã được thực hiện như thế
nào, đem lại kết quả ra sao trên thực tế và có phản ánh đúng được nhu cầu học tập
của NKT hay không là vấn đề cần phải quan tâm. Trước tình hình đó, việc lựa chọn

đề tài “Pháp luật về giáo dục cho người khuyết tật – Thực tiễn thực hiện chế độ tại
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật Thành phố
Hồ Chí Minh” để nghiên cứu về vấn đề pháp luật giáo dục đối với người khuyết tật,
tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật giáo dục
cho người khuyết tật.


2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thực hiện pháp luật về người khuyết tật liên quan đến nhiều Bộ,
ngành, nhiều cấp chính quyền, nhiều lĩnh vực do vậy trong quá trình tổ chức và
thực hiện pháp luật cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước,
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã có
một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Cụ thể
-

Dự án: Dự án phân tích, đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo vệ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, năm 1999 của Bộ Lao động, thương binh và xã
hội.

-

Đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động đối với lao động là người tàn tật
và pháp lệnh người tàn tật- Nguyễn Diệu Hồng- Bộ Lao động, thương binh và
xã hội

-

Nội dung và phương pháp giáo dục tr em có tật ở Việt nam- Viện Khoa

học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục.

-

Đề tài: Các biện pháp tổ chức giáo dục hoà nhập giúp trẻ em khuyết tật thính
giác vào lớp 1, Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Hoàng Yến.

-

Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia.

-

Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã
hội năm 2008.

-

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ
khuyết tật năm 2008 của TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam.

-

Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề,
học nghề (Báo cáo năm 2008 của Cục việc làm – Bộ Lao động –Thương binh
và Xã hội).

-


Báo cáo thực hiện các chính sách về việc làm cho người khuyết tật- nhìn từ
góc độ luật pháp. Tham luận khoa học của Cục việc làm- Bộ Lao độngThương binh và Xã hội năm 2008 tại Hội thảo về chính sách việc làm đối với
người khuyết tật.


3

-

Tổng kết tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng năm 2005 về thực
hiện hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2005 – 2010 do Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội xây dựng năm 2009.
Tất cả các công trình trên, dù tiếp cận dưới góc độ chính sách pháp luật, giáo

dục, đào tạo người khuyết tật, chăm sóc sức kho người khuyết tật hoặc đánh giá
quá trình thực hiện pháp luật lao động liên quan đến đối tượng là người khuyết tật
trong quá trình thực thi pháp luật giáo dục, tìm việc làm và tiếp cận xã hội trong các
lĩnh vực khác nhau thì cũng đã có những nội dung liên quan tới quy trình, các giai
đoạn thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Tuy vậy hiện nay chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống về hoạt động thực hiện
pháp luật về giáo dục cho người khuyết tật ở Việt nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chế độ giáo dục đối với NKT theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành không chỉ trong pháp luật giáo dục mà còn
trong các Luật chuyên ngành như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tr em năm
2004, Luật thanh niên năm 2005, Luật người khuyết tật năm 2010...đồng thời cũng
tiến hành so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới. Khóa luận tập trung
nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ giáo dục đối với NKT,

thực trạng thực hiện các quy định đó và hướng hoàn thiện về vấn đề này.
Pháp luật giáo dục cho người khuyết tật có phạm vi rất rộng có liên quan
đến nhiều văn bản luật khác nhau cũng như nhiều hoạt động của các cơ quan tổ
chức. Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là quy định pháp luật hiện hành về giáo
dục cho người khuyết tật chủ yếu quy định trong Luật người khuyết tật và các văn
bản hướng dẫn. Bên cạnh đó một số pháp luật khác cũng được nghiên cứu trong
phạm vi giới hạn nhất định về thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục cho người
khuyết tật được nghiên cứu tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập cho
người khuyết tật TP.HCM. Để có căn cứ khoa học khi đưa ra các giải pháp nâng cao
chất lượng thực hiện pháp luật về người khuyết tật, luận văn đánh giá thực trạng
hoạt động thực hiện pháp luật dựa trên những báo cáo tổng kết của Trung tâm hỗ trợ
phát triển giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật Tp.HCM


4
4. Mục tiêu nghiên cứu

Từ những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện, tác giả đưa ra một số
kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế độ giáo dục đối với người khuyết tật. Theo
mục đích trên, luận văn đã đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về người khuyết tật và quy
định của pháp luật về chế độ giáo dục đối với người khuyết tật; phân tích đánh giá
quy định của pháp luật hiện hành về chế độ giáo dục đối với người khuyết tật và thực
trạng thực hiện những quy định này trên thực tế; xác định những phương hướng, đề
xuất những nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện quy định về chế độ giáo dục đối với
người khuyết tật.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn có các mục tiêu sau đây :
Một là: Hệ thống hoá, khái lược hoá một số nội dung cả về lý luận và thực
tiễn liên quan đến người khuyết tật, tàn tật. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận
về thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay, phân tích các hình
thức và vai trò thực hiện pháp luật về người khuyết tật đồng thời luận văn giới

thiệu khái quát kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật và
tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật.
Hai là: Phân tích đánh giá thực trạng người khuyết tật và hoạt động thực hiện
pháp luật về người khuyết tật, trong đó phân tích, đánh giá những thành tựu
và hạn chế, nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật
hiện nay.
Ba là: Kh ng định các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm hoạt động
thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay. Những giải pháp cần
được xây dựng mang tính chất tổng thể và phù hợp với hoạt động quản lý nhà
nước cũng như hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
5. Các câu hỏi nghiên cứu

1. Tại sao tác giả quan tâm đến đề tài pháp luật về giáo dục cho người khuyết
tật ?
2. Nội dung pháp luật giáo dục cho người khuyết tật ra sao?
3. Thực trạng pháp luật giáo dục cho người khuyết tật tại Việt Nam như thế
nào?


5

4. Thực tiễn thực hiện pháp luật giáo dục tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo
dục hoà nhập Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
5. Những thành tựu của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Thành
phố Hồ Chí Minh như thế nào?
6. Những tồn tại và nguyên nhân của Trung tâm trong việc thực hiện chế độ
ra sao?
7. Những đề xuất để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật tại Trung
tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Thành phố Hồ Chí Minh như thế
nào?

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng và kết hợp một cách hợp lí các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp thu thập số liệu điều tra, phân tích, diễn
giải, so sánh, hệ thống và tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập, đồng thời khảo cứu
thực tế tại Trung tâm để chứng minh cho những luận điểm được đưa ra trong bài
luận văn, ngoài ra còn kết hợp tham khảo tài liệu trong và ngoài nước.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục không chỉ đem lại cho con
người sự hiểu biết, kiến thức về thế giới xung quanh mà còn giúp con người hình
thành và phát triển nhân cách. Giáo dục cũng giúp cho con người có được những
phẩm chất tốt đẹp. Do đó, pháp luật giáo dục càng có ý nghĩa nhân văn hơn đặc biệt
là đối với người khuyết tật, pháp luật về giáo dục càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Pháp luật giáo dục sẽ giúp người khuyết tật có được kiến thức, tri thức, sự hiểu biết
về pháp luật, về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.
Người khuyết tật lại là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn. Đặc biệt, có những người khuyết tật còn bị hạn chế về nhận thức,
trí tuệ. Do đó, việc ban hành pháp luật về giáo dục, ngoài việc học tập phục hồi các
chức năng, còn giúp cho các đối tượng này cũng như phát triển về trí tuệ, sống có ích
cho xã hội. Pháp luật về giáo dục cũng giúp người khuyết tật có những kiến thức cơ


6

bản và đó chính là nền tảng để họ có thể tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm và
hoà nhập vào cộng đồng.
Pháp luật về giáo dục giúp người khuyết tật có được kiến thức kỹ năng, sự

hiểu biết nên sẽ giúp họ tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống. Một số người khi
thấy mình bị khuyết tật thường có xu hướng bi quan. Pháp luật về giáo dục sẽ bảo vệ
họ, giúp họ nhận thức được vấn đề và giúp họ có nghị lực để vượt lên trên mọi khó
khăn của cuộc sống.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung nhận thức lý
luận về thực hiện pháp luật g i á o d ụ c và đề xuất những giải pháp cần thiết
trong quá trình hoạch định chính sách, làm tài liệu tham khảo trong thực hiện pháp
luật và góp vào trong quá trình hoàn thiện pháp luật giáo dục về quyền của người
khuyết tật ở Việt nam hiện nay.
8. Bố cục – Nội dung đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì nội dung đề tài được trình bày thành ba
chương với kết cấu như sau :
Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP
LUẬT GIÁO DỤC CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chƣơng 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOÀ
NHẬP CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

Chƣơng 1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP LUÂT GIÁO
DỤC CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.2 Khái niệm, đặc điểm ngƣời khuyết tật
1.1.1 Khái niệm người khuyết tật
Hiện nay xung quanh vấn đề khái niệm người khuyết tật (NKT) vẫn còn chưa có
sự thống nhất và còn nhiều điểm khác nhau do những hoàn cảnh lịch sử kinh tế, văn
hóa, xã hội và sự biến đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào nhận
thức, thái độ và quan niệm của mỗi quốc gia và vì vậy rất khó để đưa ra một khái niệm
hay một định nghĩa chung về NKT.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hiểu khái quát chung về người khuyết tật là
người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy
giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Định nghĩa người khuyết tật là người khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và
nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học
tập, bại não, động kinh, teo cơ…
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm
khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến
sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và
sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm
khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm
khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ. Còn
theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn
tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như
thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác
giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống
Trên thế giới có hai từ chính chỉ “người bị khuyết tật”, đó là người tàn tật và
NKT. Người tàn tật dùng để chỉ một người hoàn toàn không đủ khả năng và năng lực,
đây là một từ mang nghĩa rất tiêu cực, NKT và tổ chức phi chính phủ quốc tế khuyến
khích mọi người sử dụng thuật ngữ NKT để chỉ những người bị khuyết tật vì từ này

mang nội hàm tích cực hơn. Hiện nay quốc tế đã chuyển sang mô hình tiếp cận xã hội


8

để nhìn nhận sự khuyết tật và NKT. Theo đó được ghi nhận trong khoản 1 Điều 2 Luật
Người khuyết tật năm 2010 “Người khuyết tật à người
ộ phận cơ th hoặc

khiếm khuyết một hoặc nhiều

suy giảm chức năng được i u hiện ưới ạng tật khiến cho

o

động, sinh hoạt, học tập gặp kh khăn . Đoạn 2 Điều 1 Công ước về Quyền của người
khuyết tật năm 2007 quy định: “Người khuyết tật

o gồm những người c khiếm

khuyết âu ài về th chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác qu n mà khi tương tác với những
rào cản khác nh u c th phương hại đến sự th m gi hữu hiệu và trọn vẹn củ họ vào
xã hội trên cơ sở ình đẳng với những người khác .
Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật NKT, có hiệu lực từ
01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn
tật” trước đây, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề
khuyết tật. Theo quy định của Luật này thì NKT được hiểu là “người b khiếm khuyết
một hoặc nhiều bộ phận cơ th hoặc b suy giảm chức năng được bi u hiện ưới dạng
tật khiến cho


o động, sinh hoạt, học tập gặp kh khăn

Đây là sự thể hiện quan điểm

và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về NKT; họ cũng được hưởng mọi quyền như
người bình thường, họ có thể khuyết nhưng không phải đã tàn và phế, điều này thể hiện
sự thay đổi trong cách nhận thức của nhà làm luật Việt Nam, đồng thời sự thay đổi quan
niệm này cũng thể hiện nỗ lực đóng góp của bản thân NKT khi vận động cho việc thay
đổi trong nhận thức này.
Như vậy, khái niệm NKT bao hàm cả yếu tố y tế và xã hội, khái niệm NKT trong
Luật so với khái niệm người tàn tật nói trong Pháp lệnh có bước phát triển mới, đã tiếp
cận với khái niệm NKT của Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật (2006)
mà Việt Nam đã ký kết. Việc sử dụng từ ngữ “NKT” thay cho từ ngữ “người tàn tật”
nhằm bảo đảm tính nhân văn, không gây mặc cảm cho chính NKT và tránh sự phân biệt
kỳ thị đối với NKT, sẽ hàm chứa được đầy đủ hơn đối tượng áp dụng và phù hợp với
luật pháp quốc tế. Theo đó vấn đề khuyết tật được nhìn nhận một cách toàn diện hơn ở
cả góc độ y tế và góc độ xã hội.
1.1.2 Đặc điểm của người khuyết tật
Với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm NKT nói chung lại
có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và mỗi nhóm khuyết tật dạng
này lại có nét đặc thù tương đối so với nhóm NKT dạng khác. Về phương diện pháp lý,


9

làm rõ những đặc điểm của NKT là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động
đến việc ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và chính sách với NKT nói chung, chế
độ chính sách về giáo dục đối với NKT nói riêng.
Đặc điểm về sức khỏe
Sức khỏe là nguồn vốn vô cùng quý giá của con người, sức khỏe của NKT kém

hơn so với người bình thường do khiếm khuyết một phần chức năng của cơ thể nên cần
được Nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn. Một thực tế khác không thể phủ nhận là
sự đa dạng của khuyết tật với những nguyên nhân hình thành khác nhau (do bẩm sinh,
do bệnh tật, do tai nạn, do chiến tranh...), những dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật
vận động, khuyết tật cảm giác, khuyết tật trí tuệ…) và những mức độ nặng nhẹ khác
nhau.

Như đã nêu tại phần khái niệm trên được tiếp cận bằng các phương pháp
định nghĩa khác nhau song chúng đều chỉ ra những đặc điểm chung của người
khuyết tật dưới các khía cạnh:
So với người bình thường có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể theo cấu tạo
sinh học, khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi trong các quan hệ xã hội thì
người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết (thiếu, không c hoặc

mất đi)

bộ phận nào đó trên cơ thể, bị suy giảm sức khỏe khó có thể phục hồi, bị hạn chế
hoặc không có khả năng nhận thức, tiếp thu các tư tưởng văn hóa và giáo dục như
các chủ thể thông thường khác.
Nếu cùng có mặt bằng pháp lý như nhau, nhìn chung khả năng thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật sẽ hạn chế hơn đối với những đối tượng
thông thường. Đây là một trong những hệ quả kéo theo của đặc điểm khiếm
khuyết. Do bị khiếm khuyết về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà
những người khuyết tật sẽ khó khăn khi thực hiện các công việc lao động, học
tập, sinh hoạt, vui chơi giải chí, tham gia các quan hệ xã hội, hoạt động xã hội
khác kém hiệu quả hơn các đối tượng thông thường.
Cả Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2007 và Luật Người
khuyết tật năm 2010 đều chỉ ra những dạng khuyết tật cơ bản. Mặc dù ngôn ngữ
biểu đạt là khác nhau, song theo tinh thần chung, người khuyết tật bao gồm:



10

Khuyết tật về thể chất, sức khỏe, vận động: bị hỏng một bên thận, không
có tay, chân,
Khuyết tật về giác quan và nói: suy giảm các giác quan như mù, điếc,
khiếm thính, khiếm thị, không nhận được mùi vị
Khuyết tật về tâm thần: bị tâm thần, bại não
Khuyết tật về trí tuệ: bị thiểu năng
Việc phân loai này đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị định
28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật người
khuyết tật. Mỗi dạng khuyết tật có những đặc điểm riêng, chung về tâm, sinh lý, về khả
năng, qua đó tác động đến các nhu cầu của bản thân và có ảnh hưởng qua lại, tác động
đáng kể tới môi trường xung quanh làm xuất hiện những hệ quả pháp lý trong quá trình
hòa nhập cộng đồng. Sự phân chia thành các dạng tật và mức độ khuyết tật như vậy là
cơ sở để Nhà nước thực hiện chính sách phù hợp đối với NKT nói chung và chính sách
về giáo dục đối với NKT nói riêng.
Một điều hiển nhiên là NKT bị hạn chế khả năng học tập. Họ chỉ có thể học
được khi có những điều kiện nhất định. Song từ thực tế và qua nghiên cứu của nhiều
nước đã chỉ rõ rằng nếu họ được giáo dục phù hợp, được giúp đỡ để thích nghi trong
một môi trường giáo dục thuận lợi, NKT sẽ đạt được kết quả như những người bình
thường khác bởi ngoài sự khiếm khuyết về cơ thể ra họ có đầy đủ các khả năng khác
như tài năng, kỹ năng và họ cũng có mục đích, có khát vọng, có tính kiên nhẫn như tất
cả mọi người. Để NKT học tập và đạt được kết quả tốt thì Nhà nước và nhà trường phải
nhìn nhận được các loại hình giáo dục mà NKT có khả năng học và thích nghi, biết loại
những yếu tố bất lợi để họ có điều kiện học tập phù hợp nhất tương ứng với từng loại dị
tật.
Đặc điểm về tâm lý
Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân
mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy

được - ch ng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại
hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ
thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không
được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này


11

chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên.
Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ
hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông
người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều
người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao.
NKT là những người tổn thương nhất trong nhóm dễ bị tổn thương, là những
người yếu thế trong xã hội do bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Do bị khuyết
tật và nhận thức chưa đúng của xã hội nên họ thường phải đối mặt với sự kỳ thị và phân
biệt đối xử từ phía cộng đồng. Nhiều người trong số họ thường bị chính những người
thân trong gia đình, cộng đồng và xã hội gh lạnh. NKT nặng dễ bị coi là “nghiệp
chướng”, “đồ bỏ đi”; dẫn đến đa số NKT phải sống trong cảnh cô đơn và tự kỳ thị, cô
lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cho rằng mình là người thừa, là gánh
nặng cho gia đình và xã hội nên có tâm lý chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực
cũng khó được ghi nhận. Cản trở lớn nhất với NKT là kỳ thị, nó là rào cản vô hình
nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Do đó, để đảm bảo cuộc sống
cho NKT thì phải bằng những chính sách phù hợp trong đó có chính sách về giáo dục,
chính những chính sách này sẽ tạo cho NKT cơ hội để hòa nhập cộng đồng, thuận lợi
trong việc học tập, tiếp thu kiến thức, đảm bảo cuộc sống và hơn cả là giải phóng sự ức
chế về mặt tâm lý cho họ.
Tuy nhiên điều này không phải là luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều
NKT nghị lực sống, nỗ lực hòa nhập và phát triển đặc biệt cao. Trên thực tế có những
NKT đã đạt được những thành tích vượt trội so với những người lành lặn trên nhiều

lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, văn chương...
1.2. Vai trò của pháp luật giáo dục đối với ngƣời khuyết tật
Pháp luật giáo dục đảm bảo rằng người khuyết tật có tiếng nói trong cộng đồng
của họ, tăng quyền cho họ để họ có thể thể hiện các nhu cầu và đóng góp ý kiến vào
quá trình phát triển của địa phương. Đảm bảo cho họ quyền bình đ ng như những người
bình thường khác mà không bị phân biệt đối xử. Tạo ra các thay đổi nhận thức tích cực
trong cộng đồng về khả năng đóng góp cho cộng đồng của người khuyết tật, góp phần
tạo nên một xã hội không rào cản và hòa nhập hoàn toàn cho người khuyết tật.


12

Pháp luât giáo dục góp phần nâng cao ý thức về bản thân của người khuyết tật có
được những tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành
người có ích cho xã hội. Giúp cho NKT có được những kiến thức cơ bản và nó sẽ trở
thành nền tảng cần thiết và quan trọng để họ có thể tham gia học nghề và tìm kiếm việc
làm. Có nhiều NKT vận động nhưng đã say mê tìm tòi và học tập, nhờ những kiến thức
tích lũy được mà họ có thể tìm kiếm việc làm và tự nuôi sống bản thân mình, không cần
sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội. Góp phần cho việc huy động về lao động, sống có
ý nghĩa để phát triển kinh tế đất nước, bình ổn xã hội.
Pháp luật giáo dục giáo dục giúp NKT tái hòa nhập vào cộng đồng. Trong môi
trường học tập, NKT sẽ có điều kiện để giao tiếp với thầy cô cũng như bạn bè và những
người khác. Đây môi trường tốt nhất và nhanh nhất để NKT phát triển nhận thức và trí
tuệ của mình. Để họ cảm thấy luôn được quan tâm, hòa đồng không bị phân biệt đối xử
hay xa lánh.
Pháp luật về giáo dục còn thể hiện trách nhiệm, thái độ của nhà nước để người
khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực
giáo dục thông qua các chính sách, chủ trương của nhà nước
1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật giáo dục cho ngƣời khuyết tật
Pháp luật là tiền đề, là cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể

pháp luật. Hệ thống pháp luật về người khuyết tật là cơ sở pháp lý cho cơ quan, tổ
chức, cán bộ, công chức có thẩm quyền tiến hành hoạt động bảo vệ và bảo đảm quyền
tiếp cận đời sống xã hội của người khuyết tật.
Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước cho thấy nếu như hệ thống pháp luật về
lĩnh vực nào đó không hoàn chỉnh thì không thể có hiệu quả trong hoạt động quản lý
nhà nước cũng như hoạt động thực hiện pháp luật. Trong những năm vừa qua, mặc dù
Luật người khuyết tật tác động mạnh mẽ tới nhận thức của cả xã hội cũng như tác
động tới đời sống của người khuyết tật song vì thiếu những quy phạm cụ thể mà việc
tiếp cận với các dịch vụ xã hội cũng như tiếp cận giao thông công cộng của người
khuyết tật hết sức khó khăn.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của người khuyết tật trong xã hội
Trước hết, cần nhận thức rằng NKT là một bộ phận không tách rời của toàn thể
xã hội, cộng đồng. Phần lớn những khuyết tật gây ra không phải do lỗi của bản thân


13

NKT. Ngay cả khi đó là lỗi trực tiếp của NKT thì khi phải chịu khuyết tật, bản thân họ
cũng đã là những người gặp rủi ro, bất hạnh. Ngoài ra, không ít NKT bị khuyết tật do
chính những hy sinh cống hiến của họ đối với đất nước. Đồng thời, những đóng góp
hiện tại và tiềm năng có giá trị mà NKT cống hiến cho sự thịnh vượng và đa dạng của
cộng đồng là những thành quả đáng được ghi nhận. Những khó khăn và những rào cản
trong cuộc sống không làm họ nản chí mà lại thôi thúc họ quyết tâm hơn vượt qua hoàn
cảnh để tham gia hòa nhập vào xã hội, có rất nhiều tấm gương sáng của NKT vươn lên
trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng. Không thể không nhắc tới Louis
Braille, tuy là người khiếm thị nhưng ông đã sáng tạo ra hệ thống chữ nổi Braille, được
mệnh danh là người thắp sáng thế giới bóng đêm; tấm gương nỗ lực của thầy Nguyễn
Ngọc Ký dùng chân viết lên số phận...
Xuất phát từ yêu cầu thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với người khuyết tật

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, NKT luôn được Đảng,
Nhà nước và xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo tiếp
tục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cho phát triển. Ngay từ khi mới
giành được độc lập, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến quyền được tiếp cận với giáo
dục của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội do Đảng đề ra năm 1991 xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này
được thể chế hóa trong Điều 39 Hiến pháp năm 2013: “Giáo ục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu . Đây là cơ sở tư tưởng cho việc hiện thực hóa quyền được tiếp cận với
giáo dục của nhân dân trong thời kỳ mới.
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992 đều kh ng định NKT là công dân,
thành viên của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, được chung hưởng
thành quả xã hội. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X quy định và Hiến pháp 2013 :
“Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn h

và học nghề

phù hợp (Điều 61). Như vậy, chế độ giáo dục đối với NKT nhằm hiện thực hoá đường
lối, chính sách của Đảng, tạo điều kiện và cơ hội cho NKT được phát triển một cách
toàn diện.


14

Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo về nhận thức, giáo dục của người khuyết tật
Giáo dục không chỉ là vấn đề lớn của NKT mà nó còn là vấn đề chung của toàn xã
hội. Quan điểm nhìn nhận là nếu NKT được học tập, trang bị kiến thức, kĩ năng thì sẽ
nâng cao cơ hội hòa nhập cộng đồng, nâng cao nhận thức của bản thân, thay đổi nhận
thức của xã hội, trang bị những điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống ổn định, điều
đó không chỉ có ý nghĩa về đời sống vật chất và tinh thần của họ, mà còn góp phần

giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với người khuyết tật. Hiến pháp quy định: "Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi
không nơi nương tự được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" và "Nhà nước và xã hội tạo
điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn h

và học nghề phù hợp" . Đồng thời

kh ng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm
quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã
hội. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: "Thực hiện
các chính sách bảo trợ tr em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân
chiến tranh, người tàn tật" và "tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật .
1.4 Nội dung pháp luật giáo dục cho ngƣời khuyết tật
1.4.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật giáo dục đối với người khuyết tật
Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo dục của ngƣời khuyết tật.
Giáo dục đóng vai trò quyết định đối với người khuyết tật. Giáo dục là con
đường giúp họ phát triển tối đa khả năng cũng như tiềm năng cá nhân, để từ đó họ được
sống với chân giá trị của mình và có ích cho xã hội. Quyền được giáo dục phải được
dựa trên cơ sở bình đ ng cơ hội, không phân biệt đối xử thông qua giáo dục hòa nhập
thân thiện ở các cấp học, trình độ đào tạo và học tập suốt đời. Do đó, người khuyết tật
cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những người bình thường khác. Nhưng vì
bị khiếm khuyết nên việc học của họ trở nên khó khăn hơn người bình thường và các
khiếm khuyết này rất đa dạng cho nên như cầu học tập của mỗi người là khác nhau. Do
đó cần tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình, không
mang tính chất bất bình đ ng và phân biệt đối xử. Cụ thể theo quy định của pháp
luật người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định về độ tuổi của
giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn giảm một số môn học;



15

được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác…bên cạnh đó
người khuyết tật còn được cung cấp các phương tiện tài liệu trong trường hợp cần thiết;
người khuyết tật được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng
bảng chữ nổi Braille theo tiêu chuẩn quốc gia (Điều 27 Luật người khuyết tật)
Nguyên tắc hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để ngƣời khuyết tật có thể tham
gia học tập
Đây là nguyên tắc chi phối chế độ giáo dục đối với NKT là nguyên tắc để NKT
có thể tham gia học tập. NKT cũng mang tư cách công dân bình đ ng như mọi người
khác. Vì vậy, giáo dục nói chung và học tập nói riêng cũng là một quyền và nghĩa vụ
thiêng liêng của NKT. Trong khi đó, bản thân những NKT luôn gặp phải rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống và học tập. Nắm rõ được điều này, pháp luật nước ta đã có những
hỗ trợ, chính sách để bù đắp những thiệt thòi, những khóa khăn của họ, tạo điều kiện
cần thiết cho họ được tham gia học tập.
Đối với NKT, theo Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình thường hóa
các cơ hội cho NKT, trách nhiệm của các quốc gia là phải “thừ nhận nguyên tắc ảo
đảm các cơ hội ình đẳng trong giáo ục ti u học, trung học và đại học cho trẻ em,
th nh niên, người ớn

khuyết tật trong những hoàn cảnh và điều kiện hội nhập Các

quốc gi cần đảm ảm giáo ục cho NKT à một ộ phận hợp thành trong hệ thống
giáo ục . Việt Nam là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, đồng thời đáp ứng
nhu cầu học tập của NKT, Nhà nước ta đã kh ng định rằng học tập là một trong các
quyền và nghĩa vụ của công dân. Do đó, công dân có quyền được học tập đồng thời
cũng có trách nhiệm phải học tập. NKT cũng là công dân nên họ cũng có quyền được
học tập và cũng có nghĩa vụ phải học tập. Hơn nữa, Nhà nước ta lại chủ trương thực
hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành (Điều 10
Luật giáo dục) nên đương nhiên NKT cũng sẽ được tiếp cận với cơ hội học tập. Học tập

là quyền của công dân nhưng vì NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên việc học tập gặp nhiều khó khăn. Do đó, cơ hội
học tập đối với NKT thường ít hơn so với những người bình thường khác. Chính vì
vậy, cần phải có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT có thể tham gia học tập và
thực hiện được quyền học tập của mình. Sự hỗ trợ này, không phải chỉ đơn thuần là sự
hỗ trợ của những người thân, gia đình NKT mà còn cần phải có sự hỗ trợ của Nhà
nước, của xã hội, của cộng đồng. Nhà nước và gia đình không chỉ hỗ trợ về tinh thần


16

cho NKT mà còn cần phải có những hỗ trợ về vật chất cho họ (như miễn, giảm học
phí…) để họ có thể tham gia học tập. Bên cạnh đó, bản thân NKT cũng cần phải có sự
cố g ng, nỗ lực, có nghị lực để vượt lên trên mọi NKT để tham gia học tập. Có như
vậy, NKT mới có thể thực hiện được quyền học tập của mình.
Nguyên tắc đề cao và khuyến khích giáo dục hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là nguyên tắc hết sức quan trọng trong giáo dục đối với
NKT. Bản thân NKT khi thấy mình bị khuyết tật thường có xu hướng xa lánh cộng
đồng bởi tâm lý tự ti mặc cảm. Còn cộng đồng xã hội có thể do nhận thức chưa đầy đủ
và thiếu hiểu biết nên cũng có thái độ phân biệt, kỳ thị đối với NKT. Họ xa lánh NKT,
coi NKT chỉ là đối tượng cần bảo trợ, trợ giúp. Chính vì vậy, để xóa bỏ rào cản giữa
những NKT và người không khuyết tật cần phải thực hiện nguyên tắc hòa nhập cộng
đồng. Thực hiện việc hòa nhập cộng đồng trong giáo dục sẽ không chỉ tạo môi trường
giúp NKT và người không khuyết tật hiểu biết nhau hơn mà còn giúp NKT phát triển
nhận thức nhanh hơn. Do đó, các phương thức giáo dục NKT cần phải hướng tới
nguyên tắc này. Cần phải tạo điều kiện tối đa để NKT hòa nhập vào cộng đồng theo
chủ chương coi giáo dục hòa nhập là phương thức chủ yếu đối với người khuyết tật,
phương thức giáo dục chuyên biệt chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt,
không thể áp dụng phương thức giáo dục hòa nhập.
Giáo dục giành cho NKT cần luôn quan tâm và đề cao nguyên tắc này để tạo

điều kiện tốt nhất cho NKT hòa nhập với xã hội. Thực hiện công tác giáo dục cho NKT
theo hai nguyên tắc cơ bản trên sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong giáo dục đối
với NKT, giúp họ phát triển nhận thức, tri thức và hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng
và xã hội.
1.4.2 Phương thức giáo dục người khuyết tật
Giáo dục người khuyết tật được hiểu là một loại giáo dục đặc biệt vì nó giáo dục
học sinh theo một cách thức "đặc biệt" khác với các phương pháp giảng dạy thông
thường. Một chương trình giáo dục đặc biệt sẽ được xây dựng hoặc điều chỉnh chương
trình giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của mỗi người khuyết
tật. Các giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ cung cấp những dịch vụ có tính kết nối, liên tục
để các học sinh có nhu cầu đặc biệt được tiếp nhận những dịch vụ đó ở các mức độ
khác nhau tùy theo nhu cầu của chúng.


17

Ở phần lớn các nước trên thế giới, giáo viên giáo dục đặc biệt luôn tìm mọi cách
để điều chỉnh phương pháp và môi trường giảng dạy sao cho số lượng người khuyết tật
được phục vụ trong môi trường giảng dạy tốt nhất đạt mức tối đa. Người khuyết tật có
thể yêu cầu được trợ giúp để có thể tiếp cận với những môn học quan trọng, được đến
trường hoặc được đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Ví dụ, nếu một người khuyết
tật đã được chẩn đoán là không viết được bằng tay thì người đó sẽ sử dụng các hình
thức học tập thay thế như: sử dụng máy tính hoặc trả lời bằng miệng; nếu người khuyết
tật bị quá tăng động, giảm tập trung khi học trong lớp đông người, thì người đó sẽ được
chuyển sang một lớp học khác nhỏ hơn.
Trên thế giới cũng như tại VN có rất nhiều phương thức giáo dục khác nhau
dành cho người khuyết tật như giáo dục hoà nhập, giáo dục bán hoà nhập, giáo dục
chuyên biệt, giáo dục tại nhà…Tuy nhiên theo Điều 28 Luật người khuyết tật các
phương thức cơ bản nhất chủ yếu vẫn bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa
nhập và giáo dục chuyên biệt Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối

với người khuyết tật.
Các dạng tật của NKT hết sức đa dạng, có khuyết tật vận động; khuyết tật nghe,
nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và các khuyết tật
khác. Chính vì vậy, cần phải xác định các phương thức giáo dục đối với từng đối tượng
NKT cho phù hợp. Việc xác định phương thức giáo dục phù hợp cho NKT sẽ không chỉ
giúp cho NKT thực hiện được quyền học tập của mình mà còn giúp cho việc học tập đạt
được hiệu quả.
Cần nhấn mạnh thêm về ba phương thức được áp dụng trong giáo dục đối với
NKT, đó là phương thức giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt và giáo dục bán hòa
nhập, trong đó giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung NKT với người không
khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Giáo dục hòa nhập bắt đầu ở Việt Nam từ năm 1990 do
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt thuộc Viện khoa học Giáo dục Việt Nam
thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy ý tưởng rằng với
các phương pháp giáo dục tốt và có sự hỗ trợ của cộng đồng, tất cả các tr em đều được
hưởng lợi từ việc học chung trong một lớp học bình thường. Đây được xem là phương
pháp hiệu quả để tạo ra cộng đồng, trường học và xã hội không phân biệt đối xử. Vì
vậy, Nhà nước khuyến khích NKT học tập theo phương thức này.


18

Phương thức giáo dục hòa nhập thường được áp dụng đối với NKT có khả năng
học tập được cùng với người không khuyết tật. Điều này mang lại cho NKT cơ hội gia
nhập xu hướng chính của cuộc sống bằng việc hướng họ đến việc lĩnh hội những kinh
nghiệm từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho
người bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ
những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật.
Riêng giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa
nhập và giáo dục chuyên biệt cho NKT trong cơ sở giáo dục. Phương thức này cũng
được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để NKT học tập theo phương thức

giáo dục hòa nhập.
1.4.3 Chế độ giáo dục đối với người khuyết tật
Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những người bình
thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học tập của họ khó khăn hơn so với
những người bình thường. Sự khiếm khuyết cũng như các dạng tật của người khuyết tật
cũng hết sức đa dạng. Có người khiếm khuyết (

tật) về chân, tay; có người về mắt,

tai…Chính vì vậy, nhu cầu và khả năng học tập của mỗi người cũng rất khác nhau. Do
đó, nhà nước cần tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu
và khả năng của mình. Chính vì vậy, cần phải có những quy định riêng dành cho người
khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục. Những quy định riêng này chỉ có tính chất hỗ trợ và
tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình chứ không mang
tính chất bất bình đ ng giữa những người khuyết tật và người không khuyết tật hay
mang tính chất phân biệt đối xử.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi
cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển
sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả
năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các
khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Bên
cạnh đó, người khuyết tật còn được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành
riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ
ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia (Điều
27 Luật người khuyết tật).


×