Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HỆ THỐNG đảm BẢO CHẤT LƯỢNG bên TRONG TẠI đại HỌC THÁI NGUYÊN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.3 KB, 6 trang )

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN
TRONG TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
EXPERIENCE IN BUILDING INTERNAL QUALITY ASSURANCE SYSTEM IN
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Ths. Trần Xuân Kiên – Trường ĐH Kinh tế và QTKD – Đại học Thái Nguyên
Th.s Lê Việt Anh – Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tóm tắt:
Giám sát, đánh giá và cải tiến là các hoạt động cơ bản của đảm bảo chất lượng
(ĐBCL) bên trong. Đảm bảo chất lượng bên trong là hệ thống các hoạt động mang tính tổng
thể nhằm giữ vững chất lượng và được cấu trúc một cách hệ thống. Mỗi cơ sở đào tạo (trường
đại học) chịu trách nhiệm cho việc đề ra chất lượng và ĐBCL, điều quan trọng là mỗi cơ sở
đào tạo cần xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA - Internal Quality
Assurance) một cách hiệu quả nhất. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là tiền
đề quan trọng để xây dựng “văn hóa chất lượng”, đem lại lợi ích cho cơ sở đào tạo. Bài viết
giới thiệu kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học
Thái Nguyên, làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo (trường đại học) trong
hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.
Từ khóa: Đảm bảo chất lượng; Đảm bảo chất lượng bên trong; Cơ sở đào tạo đại
học; Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; IQA - Internal Quality Assurance.
Summary:
Monitoring, assessing and improving activities are essential ones of the internal
quality assurance work. Internal quality assurance is a system of general activities aiming at
upholding the quality which are structured systematically. Each educational institution
(university) is responsible for figuring out the quality and quality assurance. But the important
thing is each education insitution needs to build the most effective Internal Quality Assurance
(IQA). Building an IQA is an important premise to form “quality culture”, bringing benefits
to such educational institution. The article introduces the experience in building internal
quality assurance system in Thai Nguyen Univerdity, as an useful reference for educational
institutions (universities) in educational quality assurance activity.
Keywords: Quality assurance; Internal quality assurance; University institution;
Building internal quality assurance; IQA - Internal Quality Assurance.


1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập quốc tế, giáo dục đại học đang đứng trước nhiều thách thức
cũng như vận hội/thời cơ mới trong quá trình hội nhập. Vấn đề được xã hội quan tâm hiện nay
chính là chất lượng giáo dục đại học; chất lượng giáo dục đại học bị chi phối bởi yếu tố con
người (sinh viên/người học) và hoạt động ĐBCL trong mỗi đơn vị đào tạo (đại học).
Quá trình vận động (hoạt động đào tạo) của mỗi đơn vị đào tạo (đại học) phải xây
dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng nhằm ĐBCL sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu
cầu xã hội mà xa hơn nữa là đạt chuẩn mực trong đào tạo ở trình độ khu vực cũng như trên
thế giới.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các đơn vị đào tạo (đại học) là thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng với những biện pháp toàn diện và đồng bộ, xây dựng hệ thống đảm bảo chất
lượng bên trong (Internal Quality Assurance) hiệu quả và đáng tin cậy.
2. Đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
Quản lý chất lượng với hoạt động cốt lõi là ĐBCL đã hình thành từ đầu thập kỷ XX,
khi đó hoạt động quản lý chất lượng chưa được nhận thức đầy đủ và tiếp cận một cách thụ
động, công tác quản lý chất lượng thuần túy là hoạt động kiểm tra. Đến những năm 1920, hoạt
động quản lý chất lượng chuyển từ kiểm tra sang kiểm soát và kiểm soát toàn diện. Những
năm 1970, kiểm soát chất lượng đã phát triển thành quản lý chất lượng toàn diện (TQM –
1


Total Quality Managerment), TQM đánh dấu một bước tiến dài trong quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng đã được nhận thức sâu sắc và đã được triển khai ở mọi khâu, mọi bước,
mọi lĩnh vực và đối với mọi người trong tổ chức.
ĐBCL xuất phát từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sau này được phát triển sang lĩnh
vực giáo dục. Theo ISO 9000, “ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống,
được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự
tin tưởng thỏa đáng rằng thực tế sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”.
Theo Nguyễn Đức Chính (2002) “ĐBCL là quá trình xảy ra trước và trong khi thực
hiện, mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu

tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu
đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ
khâu nào. Đảm bảo chất lượng phần lớn là trách nhiệm của người lao động, thường làm việc
trong các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra cũng có thể
có vai trò nhất định trong đảm bảo chất lượng”.
Như vậy, ĐBCL là một hoạt động rất rộng bao trùm toàn bộ các khâu trong quá trình
hình thành nên sản phẩm hay trong quá trình đào tạo của các đơn vị. ĐBCL được thực hiện ở
các hoạt động từ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng (sản xuất), lưu thông và đến tiêu dùng (sử
dụng).
Đảm bảo chất lượng bên trong được coi là yếu tố quan trọng và quyết định đến chất
lượng của sản phẩm. Khái niệm đảm bảo chất lượng bên trong có thể hiểu theo nhiều cách
tiếp cận:
Theo IIEP – UNESCO (International Institute for Educational Planning), “đảm bảo
chất lượng bên trong là hệ thống các chính sách và cơ chế để vận hành một trường đại học
hoặc chương trình giáo dục nhằm đảm bảo rằng nhà trường hoặc chương trình giáo dục đáp
ứng đầy đủ các mục tiêu và chuẩn mực được áp dụng cho trường đại học hoặc chương trình
giáo dục đó”.
Theo Warren Piper (1993), đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học được xem là
toàn bộ các cơ chế và quy trình được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước
hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục, bao gồm: hoạch định, xác định, khuyến khích, đánh giá
và kiểm soát chất lượng.
Theo AUN (Asean University Network), đảm bảo chất lượng bên trong là đảm bảo
cho cơ sở đào tạo một hệ thống hay một chương trình có chính sách và cơ chế hoạt động đáp
ứng những mục tiêu và chuẩn mực.
Như vậy, ĐBCL bên trong là hoạt động có chức năng quản lý của một tổ chức/cơ sở
đào tạo nhằm xây dựng chính sách, mục tiêu và thực hiện bằng việc xây dựng hướng dẫn, quy
trình, cơ chế nhằm giám sát, duy trì chất lượng trong quá trình đào tạo đáp ứng với chuẩn
mực/tiêu chuẩn đã xây dựng; đồng thời có hệ thống biện pháp nhằm cải tiến và không ngừng
nâng cao chất lượng nhằm đạt được chính sách, mục tiêu đã đề ra.
3. Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của ĐBCL bên
trong đối với hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Từ năm 2006
đến nay, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng được hệ thống ĐBCL bên trong thông qua các
hoạt động đảm bảo chất lượng thực hiện dựa trên các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, quá trình tìm hiểu và áp dụng hệ thống các bộ tiêu chuẩn/hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế (như ABET; AUN-QA…); hệ thống tiêu chuẩn do Đại học Thái Nguyên xây dựng và
ban hành.
3.1. Mô hình đảm bảo chất lượng 3 cấp
Mô hình ĐBCL 3 cấp gồm: cấp Đại học Thái Nguyên (Ban Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng giáo dục, đơn vị đầu mối cấp 1); cấp Trường/Khoa thành viên (Phòng Khảo thí và Đảm
2


bảo chất lượng giáo dục, đơn vị đầu mối cấp 2); cấp Khoa/Bộ môn (cán bộ kiêm nhiệm đảm
bảo chất lượng – cấp 3).
Cấp ĐHTN ban hành chính sách định hướng phát triển chung trong toàn đại học, xây
dựng quy định/quy chế thực hiện hoạt động ĐBCL; chỉ đạo và giám sát hoạt động ĐBCL tại
ĐHTN và các Trường/Khoa thành viên theo chủ trương của Bộ GD&ĐT. Xây dựng bộ tiêu
chuẩn kiểm định riêng áp dụng trong ĐHTN như đánh giá chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
và đánh giá chuẩn đầu ra. Bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng đảm bảo có sự kế thừa, tham khảo và
phát triển từ các bộ tiêu chuẩn quốc tế (như AUN, ABET…) phù hợp với đặc thù của ĐHTN.
Cấp Trường/Khoa triển khai chính sách do ĐHTN ban hành; thực hiện kiểm định chất
lượng theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT; triển khai đánh giá chương trình đào
tạo; xây dựng chuẩn đầu ra theo các tiêu chuẩn do các trường/khoa ban hành; xây dựng hệ
thống đảm bảo chất lượng cấp Khoa/Bộ môn theo định hướng của ĐHTN, xây dựng Phòng
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (Phòng KT&ĐBCLGD). Thực hiện công tác
chuyên môn về ĐBCL trong toàn nhà trường, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu và chất lượng
trong giáo dục đào tạo đại học (như triển khai lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên; tuyên truyền các hoạt động ĐBCL trong các buổi sinh hoạt lớp; tham gia vào
các hoạt động của Hội đồng Tự đánh giá...).

Cấp Khoa/Bộ môn thực hiện công tác chuyên môn liên quan đến ĐBCL theo kế hoạch
tổng thể hàng năm của Trường/Khoa; xây dựng và bố trí nhân sự phụ trách công tác đảm bảo
chất lượng; thực hiện các hoạt động và phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD của Đại học Thái
Nguyên và các Trường/Khoa trong công tác ĐBCL có liên quan đến hoạt động ĐBCL tại
Khoa.
Mô hình đảm bảo chất lượng 3 cấp giúp cho công tác điều hành và hoạt động triển
khai mang tính hệ thống, các hoạt động được triển khai toàn diện và đồng bộ trong toàn đại
học (ĐHTN có 150 cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm công tác ĐBCL). Khả năng phối hợp
giữa các Trường/Khoa thành viên khá chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện trong việc sử dụng
chung các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực con người); chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện các hoạt động ĐBCL giữa các đơn vị; phân công nhiệm vụ và chức năng
giữa các cấp rõ ràng. Mô hình này đã phát huy hiệu quả trong việc triển khai hoạt động ĐBCL
trong toàn đại học như: nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL, hình
thành văn hóa chất lượng trong toàn đại học (trong đó có “văn hóa minh chứng”), tính tự
nguyện trong ĐBCL được nâng cao hạn chế được tư tưởng đối phó trong công tác ĐBCL tại
các Trường/Khoa thành viên. Quá trình xây dựng đơn vị chuyên trách ĐBCL tại các
Trường/Khoa thành viên đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển vai trò từ kiểm soát công
việc sang vai trò hỗ trợ/tư vấn về ĐBCL.
3.2. Hệ thống tiêu chuẩn trong đảm bảo chất lượng
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn là hoạt động có chức năng quan trọng trong ĐBCL,
giúp quá trình đào tạo đạt các chuẩn mực chất lượng đáp ứng yêu cầu từ phía xã hội cũng như
từ phía người học. Trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn, lựa chọn chiến lược của ĐHTN là
tiệm cận với các bộ tiêu chuẩn có tính chuẩn mực cao, tầm khu vực/quốc tế như AUN,
ABET… Đồng thời, bộ tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu phát triển của đại học cũng như các
Trường/Khoa thành viên trong từng giai đoạn.
Nhằm đáp ứng theo yêu cầu quá trình hội nhập, ĐHTN đã tổ chức các khóa đào tạo và
tập huấn cho đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng các nội dung liên quan đến xây dựng chuẩn
đầu ra và phát triển chương trình theo cách tiếp cận CDIO; đánh giá chương trình đào tạo theo
Bộ tiêu chuẩn AUN; đánh giá chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn do các Trường/Khoa ban hành
(đánh giá thực trạng sinh viên tốt nghiệp)… Với kiến thức đã lĩnh hội, ĐHTN ban hành bộ

tiêu chuẩn về đánh giá chương trình đào tạo, đây là cơ sở để các Trường/Khoa thành viên
đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình giáo dục đang đào tạo so với chuẩn mực chất
lượng đã xác lập. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình gồm: 8 tiêu chuẩn và 36 tiêu chí, bao
3


quát toàn bộ quá trình đào tạo của các Trường/Khoa thành viên đối với từng chương trình đào
tạo. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo đã tạo bước đột phá trong công tác đảm bảo
chất lượng của ĐHTN, thống nhất phương thức/công cụ đánh giá trong toàn đại học, xây
dựng phương pháp quản lý mang tính đồng bộ và toàn diện.
Đánh giá theo chuẩn đầu ra là hoạt động kiểm soát yếu tố “đầu ra” trong quá trình
đào tạo, đây là hoạt động nhằm xem xét lại mức độ đáp ứng của người học với chuẩn mực
chất lượng đã xây dựng trong chương trình đào tạo. ĐHTN xây dựng hệ thống văn bản, quy
trình hướng dẫn các đơn vị đánh giá chất lượng đầu ra của người học sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo. Đánh giá chuẩn đầu ra được thiết kế với 3 hợp phần: chuyên môn; ngoại
ngữ; tin học. ĐHTN định hướng, đưa ra yêu cầu và giao cho các Trường/Khoa tổ chức thi
chuyên môn với những tiêu chí đã được xây dựng nhằm đánh giá trình độ/kiến thức chuyên
môn của người học so với chuẩn mực đã xây dựng (chuẩn đầu ra); Đối với hợp phần ngoại
ngữ và tin học, ĐHTN xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổ chức đánh giá cho sinh viên tốt
nghiệp của các Trường/Khoa thành viên (Ngoại ngữ được thiết kế tiệm cận với chuẩn TOEIC,
IELTS và chuẩn B1 Châu Âu; Tin học được thiết kế tiệm cận với chứng chỉ tin học quốc tế
IC3).
Từ năm 2007, ĐHTN hướng dẫn và giám sát hoạt động Tự đánh giá theo Bộ tiêu
chuẩn kiểm định trường đại học do Bộ GD&ĐT ban hành (03 trường đại học được đánh giá
ngoài, gồm: Trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp; Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại
học Nông Lâm; các trường/khoa còn lại đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh
giá ngoài). Hoạt động tự đánh giá của các Trường/Khoa thành viên bước đầu có kết quả khả
quan, nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên từng bước nâng cao,
“văn hóa minh chứng” được thiết lập trong công tác chuyên môn cũng như hoạt động quản lý
trong các Trường/Khoa thành viên. Nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động Tự đánh giá,

hàng năm ĐHTN tổ chức “Đánh giá đồng cấp” báo cáo tự đánh giá của các Trường/Khoa
thành viên. Đánh giá đồng cấp chỉ rõ những tồn tại, điểm cần khắc phục, biện pháp khắc phục
trong báo cáo tự đánh giá của các đơn vị, thông qua đó hoạt động tự đánh giá được nâng cao
hơn về chất lượng và đây cũng là một hoạt động nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong tự đánh giá
cũng như viết báo cáo tự đánh giá giữa các đơn vị thành viên. Đánh giá đồng cấp tạo điều
kiện cho đội ngũ cán bộ ĐBCL cao trình độ chuyên môn trong kiểm định chất lượng bên
ngoài, khả năng đánh giá và kỹ năng phân tích nhận định vấn đề, đây là tiền đề để ĐHTN xây
dựng đội ngũ kiểm định viên cấp đại học và hướng tới đào tạo đội ngũ cán bộ đạt trình độ
kiểm định viên trong giáo dục. Kết quả hoạt động đánh giá đồng cấp: 100% các Trường/Khoa
được đánh giá đồng cấp báo cáo Tự đánh giá trong giáo dục đại học; 03 đơn vị được đánh giá
đồng cấp lần thứ 2 sau khi đánh giá ngoài.
Hệ thống khảo sát ý kiến các bên liên quan trong hoạt động giáo dục đào tạo cũng
được ĐHTN đánh giá là hoạt động quan trọng giúp các đơn vị thành viên tiếp nhận thông tin
phản hồi từ người học, nhà tuyển dụng, chuyên gia giáo dục, cựu sinh viên cũng như ý kiến
phản hồi từ xã hội. Hoạt động khảo sát ý kiến các bên liên quan được các Trường/Khoa thành
viên tiến hành định kỳ (ít nhất 1 lần/năm tùy theo mục đích của từng đợt khảo sát), thông qua
hoạt động này các đơn vị thành viên thu thập thông tin phản hồi từ đó có căn cứ điều chỉnh
hoạt động giáo dục và đào tạo, đồng thời hoạt động này là minh chứng phục vụ cho hoạt động
tự đánh giá, đáp ứng yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT, ĐHTN. Giai đoạn
đầu, ĐHTN khuyến khích các đơn vị khảo sát bằng mẫu phiếu được thiết kế sẵn và sử dụng
phương pháp phỏng vấn/phát phiếu trực tiếp. Đến nay, hình thức khảo sát đã được các đơn vị
thành viên cải tiến và xây dựng hệ thống khảo sát trực tuyến (sử dụng công cụ miễn phí của
Google và phần mềm khảo sát trực tuyến tích hợp). Kết quả bước đầu trong hoạt động khảo
sát đã phát huy hiệu quả, hoạt động rà soát và điều chỉnh chương trình giáo dục được thực
hiện định kỳ, phương pháp giảng dạy được giảng viên tích cực đổi mới và áp dụng, người học
nâng cao hơn nhận thức trong hoạt động khảo sát, các biên liên quan đã tham gia tích cực và
4


đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho hoạt động đổi mới chương trình đào tạo của các đơn vị

thành viên.
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong do ĐHTN xây dựng là tổng thể các hoạt động,
nguồn lực và tiêu chuẩn để thiết lập hệ thống toàn diện và đồng độ nhằm mục đích duy trì và
cải thiện chất lượng trong giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu trong học tập, nghiên cứu và đáp
ứng yêu cầu xã hội. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong giúp cho nhà quản lý kiểm soát
được hệ thống, giám sát được các hoạt động bên trong và lực lượng cán bộ nhân viên, cán bộ
giảng viên thực hiện tốt công tác đào tạo cũng như công tác chức năng. Hệ thống đảm bảo
chất lượng bên trong từng bước xây dựng văn hóa chất lượng và nâng cao chất lượng trong
giáo dục đào tạo đại học.
3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng giáo dục
Đội ngũ cán bộ làm công tác ĐBCL (chuyên trách và kiêm nhiệm) có vị trí quan trọng
và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng bên trong. Đại học Thái
Nguyên luôn quan tâm tới công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ thực hiện hoạt động đảm
bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng bên trong với hệ thống các khóa tập huấn, đào tạo ngắn
hạn và các khóa đào tạo theo chuyên đề.
Từ năm 2006 đến nay, Đại học Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng hệ thống các
Phòng/Bộ phận ĐBCL giáo dục tại các trường thành viên, các khoa trực thuộc. Quy mô hiện
có gồm: 01 đơn vị đầu mối (Ban Khảo thí và ĐBCLGD) và 10 phòng chức năng (Phòng Khảo
thí và ĐBCLGD) của các trường/khoa thành viên; Đội ngũ cán bộ chuyên trách tại gồm có 74
cán bộ, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm tại các đơn vị thành viên gồm 150 cán bộ. Hệ thống cán
bộ ĐBCL (kiêm nhiệm và chuyên trách) đã đáp ứng khá tốt công việc trong toàn đại học, hoạt
động đảm bảo chất lượng đi vào nề nếp và cơ bản hoàn thiện.
Song song với đó, hoạt động đào tạo chuyên môn được định kỳ tổ chức cho cán bộ
ĐBCL cũng như cán bộ giảng dạy tại các trường thành viên. Tổ chức hơn 35 khóa tập huấn
cho hơn 4.500 lượt cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm ĐBCL và các cán bộ có liên quan. Bên
cạnh đó, Đại học Thái Nguyên đã cử 07 cán bộ tham gia lớp đào tạo thạc sỹ chuyên ngành
“Đo lường và đánh giá trong giáo dục” do Đại hoc Quốc gia Hà Nội tổ chức; đào tạo cho 25
cán bộ của các trường thành viên học các module trong chương trình đào tạo thạc sỹ đo lường
và đánh giá trong giáo dục. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên đã có 36 cán bộ hoàn thành khóa
đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp

(trong đó: 09 cán bộ đã có thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục).
Xây dựng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đại học Thái Nguyên
trong giai đoạn vừa qua, kết quả đạt được đã phần nào khẳng định hiệu quả trong công tác
định hướng và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng của đại học.
4. Những vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng
bên trong tại Đại học Thái Nguyên
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ viên chức tham gia công tác ĐBCL chưa nhận thức
đúng về tầm quan trọng của ĐBCL bên trong nên hoạt động của một số đơn vị còn chưa thực
sự đem lại hiệu quả. Một số các hoạt động ĐBCL triển khai mang tính hình thức, chưa thực
sự được quan tâm đầu tư về thời gian, công sức và nguồn lực.
Thứ hai, hệ thống các đơn vị chuyên trách đảm bảo chất lượng (Phòng/Trung tâm) tại
các đơn vị thành viên chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm trong hoạt động ĐBCL, đa
phần các đơn vị chuyên trách đang tập trung vào hoạt động mang tính kiểm soát (giám
sát)/điều hành công việc, chưa đóng vai trò là đơn vị tư vấn cho Trường/Khoa trong hoạt động
chuyên môn.
Thứ ba, ĐBCL bên trong và kiểm định chất lượng đang được hiểu là một “hoạt động
hành chính” nên hoạt động ĐBCL bên trong chưa thực sự phát huy hiệu quả và còn một số
điểm bất cập (hoạt động kiểm định chất lượng và ĐBCL bên trong còn mang tính đối phó,
ĐBCL là việc của phòng chức năng không phải là nhiệm vụ của các phòng/khoa trong đơn vị,
5


tính tự nguyện trong thực hiện nhiệm vụ còn nặng tính hình thức, khả năng phối hợp giữa các
phòng chức năng, khoa chuyên môn với phòng chuyên trách ĐBCL còn chưa chặt chẽ…).
Thứ tư, ĐBCL bên trong và kiểm định chất lượng chưa thực sự trở thành yêu cầu bắt
buộc trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của các đơn vị thành viên; ĐBCL đang
được xem là công việc phụ chưa trở thành nhiệm vụ chính trong các hoạt động giáo dục và
đào tạo. Trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi đơn vị chức năng trong các Trường/Khoa thành
viên đối với công tác ĐBCL chưa cụ thể nên hoạt động này còn bị đùn đẩy, thiếu tính gắn kết
giữa các đơn vị chức năng trong Trường/Khoa thành viên.

Thứ năm, ĐBCL bên trong hay kiểm định chất lượng luôn gắn liền với hệ thống minh
chứng. Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống minh chứng thường không được lưu trữ đầy đủ (kể
cả khi đã triển khai công tác tự đánh giá), một số cán bộ viên chức xem việc thu thập minh
chứng trở thành gánh nặng trong công việc chuyên môn đang đảm nhiệm. Hệ thống minh
chứng lưu trữ minh chứng thường được coi là nhiệm vụ của phòng chuyên trách ĐBCL và
minh chứng chỉ để phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng. Xây dựng hệ thống minh
chứng là trách nhiệm của phòng chuyên trách đảm bảo chất lượng chứ không phải là nhiệm
vụ của các đơn vị.
5. Kết luận
ĐBCL bên trong là chìa khóa trong quá trình hội nhập quốc tế, là phương pháp quản lý
chất lượng phù hợp trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, đây là tiền đề để thực hiện tốt
công tác kiểm định chất lượng cũng như tự đánh giá trong giáo dục đại học. Đ ĐBCL bên
trong cần được triển khai toàn diện và đồng bộ sẽ giúp cho các đơn vị đào tạo ĐBCL đầu ra
đáp ứng yêu cầu từ phía xã hội và các bên liên quan (nhà tuyển dụng, cơ quan quản lý nhà
nước…), đồng thời là minh chứng xác đáng nhất cho thương hiệu và uy tín của đơn vị đào
tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AUN (2010), Asean University Network Quality Assurance – Manual for the inplemention
of guidellines.
2. Đại học Thái Nguyên (2006 – 2015), Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo chất lượng, các
năm từ 2006 – 2015.
3. Đại học Quốc gia HCM (2008), Sổ tay áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN trong tự
đánh giá chương trình đào tạo, NXB ĐHQG – HCM.
4. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB ĐHQG Hà
Nội, Hà Nội.
5. Lê Đức Ngọc (2008), Xây dựng Văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng
yêu cầu của thời đại chất lượng, Tạp chí Khoa học giáo dục (số 36, tháng 9).
Thông tin người viết:
1. Th.s Trần Xuân Kiên (tác giả), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh –
Đại học Thái Nguyên; Điện thoại: 0988.880.842; Email:

2. Th.s Lê Việt Anh (đồng tác giả) – Đại học Ngoại Thương Hà Nội; Điện thoại:
0983.682.998

6



×