Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “đà NẴNG – hà nội – mộc CHÂU – sơn LA – điện BIÊN – SAPA – hà nội – THANH hóa – ĐỒNG hới – đà NẴNG (7 NGÀY 6 đêm ) tại CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH SEN XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.25 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV du lịch Sen Xanh, được sự giúp đỡ
và tạo điều kiện của các cán bộ công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Trần
Quốc Cường, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Lần đầu tiếp xúc với thực tế, được vận dụng kiến thức đã được học tại nhà trường vào
các hoạt động điều hành tour du lịch của công ty, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng
viên Trần Quốc Cường và các cô, chú, anh, chị trong Công ty hướng dẫn tận tình giải đáp các
thắc mắc và khó khăn của bản thân gặp phải trong thực tế cũng như đã giúp em rèn luyện
thêm khả năng chuyên môn và tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, là hành trang bổ ích cho
em sau này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do tài liệu thu thập và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn
chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chỉ bảo của Thầy cô và các anh, chị trong Công ty để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.x
Em xin chân thành cảm ơn cô cùng các anh, chị trong Công ty TNHH MTV du lịch
Sen Xanh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Kính chúc các anh chị sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc
sống, chúc công ty ngày càng phát triển.Chúc các thầy cô trường Đại Học Duy Tân dồi dào
sức khỏe và ngày càng gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày

tháng

Sinh viên thực tập

Hồ Văn Huy

năm 2015



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH TRONG NHỮNG NĂM 2012 – 2014.........33
BẢNG 1.2. NGUỒN KHÁCH HÀNG THƯỜNG NIÊN CỦA CÔNG TY DU LỊCH SEN
XANH...........................................................................................................................................34
BẢNG 1.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEN XANH
TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014...............................................................................................35
BẢNG 1.4 : CƠ CẤU NGUỒN KHÁCH TỪ NĂM 2012 – 2014............................................37
BẢNG1.5: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHÁCH CỦA CÔNG TY DU LỊCH SEN XANH..............45
BẢNG 1.6. NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY DU LỊCH SEN XANH.....................47
Bảng 1.7: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần Sen Xanh...........................................49
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY DU LỊCH SEN XANH.....28
SƠ ĐỒ 1.2 NHIỆM VỤ GIỮA ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC TRONG DU
LỊCH.............................................................................................................................................30


MỤC LỤC

PHẦN MỞ BÀI.............................................................................................................................1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH...............................................6
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH...............................................................................................6
1.1.2. KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH DU LỊCH................................................................................8
1.1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÁCH DU LỊCH.................................................................................8
1.1.4. PHÂN LOẠI KHÁCH DU LỊCH......................................................................................9
1.1.4.1. PHÂN LOẠI THEO PHẠM VI LÃNH THỔ................................................................9
1.1.4.2. PHÂN THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH..........................................................................9
1.1.4.3. KHÁCH DU LỊCH CHUYÊN BIỆT..............................................................................9
1.1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÁCH DU LỊCH TRONG KINH DOANH LỮ
HÀNH.............................................................................................................................................9

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH.........................................................10
1.2.1.KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH...................................................................11
1.2.2.PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH..........................................................................12
1.2.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH..................................................................13
1.2.3.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM LỮ HÀNH....................................................................13
1.2.3.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM LỮ HÀNH............................................13
1.2.3.3 ĐẶC ĐIỂM TRONG QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM LỮ
HÀNH...........................................................................................................................................14
1.2.4 VAI TRÒ CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH....................................................................14
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH....................................................14
1.3.1.KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.............................................................14
1.3.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐỂ TẠO RA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH........................18


1.3.4.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH............................................................21
1.3.5.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.......................22
1.3.5.1.ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN KHÁCH................................................................................23
1.3.5.2.ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC......................................................................................24
1.3.5.3.ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.................................................................25
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH ( ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU – SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – SA PA – HÀ
NỘI – THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG ) TẠI CÔNG TY TNHH MTV DU
LICH SEN XANH......................................................................................................................26
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY..............................................................................................26
2.1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.....................................26
2.1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................................................................28
2.1.2.1.VAI TRÒ, CHỨC NĂNG:..............................................................................................29
2.1.2.2.NHIỆM VỤ.....................................................................................................................29
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY................................33
2.2.1.TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH....................................................................................33

2.2.2.CƠ CẤU NGUỒN KHÁCH..............................................................................................37
2.2.2.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN...................................................................................38
2.2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH..............................................................38
2.2.3.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT ĐÀ..............................................................................38
2.2.3.2. NGUYÊN TẮC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TẠI CÔNG TY DU LỊCH SEN XANH.....................................................................................39


2.3 THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU
– SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – SA PA – HÀ NỘI – THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ
NẴNG...........................................................................................................................................41
2.3.1 CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TÂY BẮC THỜI GIAN : 7 NGÀY 6 ĐÊM KHỞI
HÀNH : TÙY THỜI TIẾT XUẤT PHÁT : TP ĐÀ NẴNG PHƯƠNG TIỆN : XE ÔTÔ
.......................................................................................................................................................41
2.3.1.ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN KHÁCH................................................................................45
2.3.2.ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC.......................................................................................47
2.3.3.ĐỐI THỦ CẠNH TRANH................................................................................................49
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH DU LỊCH ( ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU – SƠN LA – ĐIỆN BIÊN –
SAPA – HÀ NỘI – THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG ) TẠI CÔNG TY TNHH
MTV DU LICH SEN XANH....................................................................................................55
3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP...........................................................................55
3.1.1. GIẢI PHÁP TỪ ĐÀ NẴNG (VĨ MÔ )............................................................................57
3.1.2.GIẢI PHÁP TỪ CÔNG TY ( VI MÔ )..........................................................................60
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU................................................................................62
3.2.1. PHƯƠNG HƯỚNG..........................................................................................................62
3.2.2.MỤC TIÊU.........................................................................................................................63
3.3 GIẢI PHÁP...........................................................................................................................64
3.3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN KHÁCH...............................................................................68

3.3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC......................................................................................68
3.3.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:............................................................................................70
KẾT LUẬN.................................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................75



1
PHẦN MỞ BÀI
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, nhu cầu thiết yếu của con người
cũng được nâng cao.Sau những công việc bận rộn, ai cũng muốn bên cạnh gia đình. Một phần
để giải tỏa áp lực công việc, một phần giúp cho họ có thể gắn kết mối quan hệ giữa gia đình
và những người thân, bạn bè. Nhờ đó mà ngành du lịch càng trở thành nhu cầu thiết yếu cho
mỗi người, nhất là người dân Việt Nam.
Qua những chuyến đi, mọi người được cùng nhau tham quan cảnh đẹp, những thắng
cảnh lịch sữ, những địa điểm được UNESCO công nhận, không những vậy người dân còn
được biết thêm những địa điểm tuyệt đẹp mà Việt Nam mình có.
Trong những địa điểm nổi bật của Việt Nam, Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền
Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi
là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu
vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Địa lý vùng Tây Bắc Việt Nam
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800
đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi
này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là
sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng
sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể
chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như

Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp
tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy


2
Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu
năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến
và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy
Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách
đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau,
khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho
tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi
ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc
được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét.
Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao
nhất Việt Nam.
Khí hậu vùng Tây Bắc
Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện
của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao
Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của
một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để
vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các
vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến
tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ
cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở
miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn
đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió
"phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ
nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí

hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xẩy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến


3
cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy
giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với
một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán
kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.
Văn hóa vùng Tây Bắc
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe
tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có dân
số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Nùng... Ai đã từng qua
Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ
đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo
cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với
phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số
nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhien thuận lợi hơn để phát triển nông
nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động
sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn
hóa dân tộc Thái.
Hầu hết các tour du lịch chỉ nhắm vào những chuyến đi dài ngày đến Bà Nà, mà ko
tạo ra những gì khác lạ, ý nghĩa đến khách tham quan. Vì vậy cần có sự sáng tạo và khắc
phục chuyến đi để khách hàng cảm thấy mới lạ và lý thú mỗi khi đến với địa điểm này.
Qua thời gian hoạt động và làm việc tại công ty TNHH MTV du lịch Sen Xanh, với mong
muốn khắc phục chương trình du lịch Đà Nẵng – Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên
– Sa pa – Hà Nội – Thanh Hóa – Đồng Hới – Đà Nẵng nhằm hướng đến những đối tượng



4
khách hàng, vừa lòng và thỏa mãn nhu cầu du lịch nên tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU –
SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – SAPA – HÀ NỘI – THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG
(7 NGÀY 6 ĐÊM ) TẠI CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH SEN XANH”.
2. Đối tượng nghiên cứu: chương trình du lịch Đà Nẵng – Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La –
Điện Biên – Sapa – Hà Nội – Thanh Hóa – Đồng Hới – Đà Nẵng
3. Mục đích nghiên cứu:
Với mong muốn khắc phục chương trình du lịch Đà Nẵng – Tây Bắc nhằm hướng đến
những đối tượng khách hàng và thỏa mãn nhu cầu du lịch nhằm tăng lợi nhuận, thu hút khách
hàng biết đến các dịch vụ, chương trình của công ty. Và muốn tìm ra những giải pháp thực
tiển để áp dụng vao thực tế nhằm tăng sức hút , khả năng cạnh tranh đồng thời khai thác và
bảo tồn hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có của vùng cao nguyên Tây Bắc để thu hút
khách đến .
Báo cáo này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các tài liệu kinh doanh của
Công ty, giáo trình, các tài liệu tham khảo kết hợp những quan sát và điều tra của bản thân
trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV du lịch Sen Xanh.
4. Chuyên đề thực tập bao gồm 3 nội dung lớn sau:
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Phần 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU – SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – SAPA – HÀ NỘI
– THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG (7 NGÀY 6 ĐÊM ) TẠI CÔNG TY TNHH
MTV DU LỊCH SEN XANH
Phần 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI – MỘC CHÂU – SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – SAPA – HÀ NỘI –


5
THANH HÓA – ĐỒNG HỚI – ĐÀ NẴNG (7 NGÀY 6 ĐÊM ) TẠI CÔNG TY TNHH
MTV DU LỊCH SEN XANH

Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH MTV du lịch
Sen Xanh. đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trần Quốc Cường, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.


6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận về Du Lịch và Khách Du Lịch.
1.1.1. Khái niệm về Du Lịch.
Trước thế kỉ XIX thì du lịch chỉ là hiện tượng của một số ít. Nhưng đến đầu thế kỉ XX
du lịch vẫn chưa được coi là một nghành kinh doanh nên khách du lịch vẫn phải tự do chỗ
ăn , chỗ ở và phương tiện đi lại cho chính bản thân họ.
Vì vậy vào thời kì này người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng đi từ nơi này đến
nơi khác cư trú nhằm thỏa mãn mục đích thư giản.
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc đi vì mục đích nghĩ ngơi, giải trí ,
thư giản , cũng như một số mục đích khác, đi trong thời gian liên tục nhưng không được quá
một năm, nhưng trừ một số trường hợp đi du lịch có mục đích chính là đi kinh doanh
Trên đây cũng là một số định nghĩa của một số những học giả đưa ra định nghĩa ngắn
gọn nhât về du lịch phải kể đến Ausher và Nghuyễn Khắc Viện.Theo Ausher thì du lịch là
nghệ thuật đi chơi của các cá nhân, còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng du lịch là sự
mở rộng không gian văn hóa của con người. Trong các từ điển tiếng Việt du lịch được giải
thich là đi chơi cho biết xứ người.
Glusman lưu ý rằng du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con người hướng
tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ.
Dưới con mắt của Guer Freuler: du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự
đổi thay của môi trường xunh quanh, dựa vào phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp
của thiên nhiên.

Azar nhận thấy du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng
vày sang vùng khác, từ nước này sang một nước khác nếu không gắn Trong giáo trình Thống


7
kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải chỉ rằng du lịch là một ngành kinh tế xã
hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết
hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội ngị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở
Roma, các chuyên gia cho rằng du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi ho đến lưu trú không phải nơi
làm việc của họ.Định nghĩa này được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền
thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ
thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ
đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở
nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó
Còn theo một số khác cho rằng Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuển và lưu trú qua đên tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập
thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới
xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và
dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình
di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài
nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh.
Còn theo Luật du lịch của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định.



8
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trí
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng một
khoảng thời gian nhất định.
Theo tôi nghĩ du lịch lịch là sự kết hợp giữa người với người, giữa người với thiên
nhiên do đó mà chúng tôi quan niệm rằng Du lịch là những hoạt động di chuyển của con
người từ nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác nơi cư trú đó và ngược lại trong một
thời gian liên tục nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu xuất hiện trong đời sống của họ như
tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, tham quan, trải nghiệm,
học tập, giao lưu, kết bạ, giải trí, vui chơi, chữa bệnh, nghĩ ngơi, thư giãn, ……..
1.1.2. Khái niệm về Khách Du Lịch.
Khách du lịch là người đi du lịch hay là người thực hiện hoạt động di chuyển từ nơi
này đi nơi khác trong một thời gian nhất định ( không quá một năm ) và ngược lại trong một
thời gian nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, tham quan, kết
hợp du lịch, học hỏi , giao lưu văn hóa, kết bạn, vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ ngơi và thư
giãn .
1.1.3. Đặc điểm về Khách Du Lịch.
Nguồn khách du lịch rất đa dạng nên về các đặc điểm của nguồn khách hết sức phong
phú có thể dựa vào những đặc điểm sau:
- Tiêu dùng mang tính cá nhân
- Tiêu dùng nhằm phục hồi sức khỏe,tình thần của con người đồng thời giúp con
người hồi phục sức khỏe.
- Phải thường xuyên di chuyển để hơph với nhu cầu tiêu dùng .
- Là những người có thu nhập cao không tính toánh về chi phí, và có những quyết
định tiêu dùng, mua sản phẩm du lịch nhanh hơn trong vấn đề của đời sống.
- Phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng loại khách.



9
1.1.4. Phân loại Khách Du Lịch.
1.1.4.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ.
- Du khách quốc tế ( Ínternational Tourist).
- Bất kỳ một người nào đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi
trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của
chuyến đi là không phải đến đó để nhận dược thù lao.
- Du khách nội địa ( Domestic Tourist)
- Khách du lịch nội địa là công dân quốc gia sở tại và những người có quốc tịch nước
ngoài nhưng đang sinh sống hay làm việc tại quốc gia sở tại, ở địa phương này đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch đến một địa phương khác trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1.1.4.2. Phân theo loại hình du lịch.
- Khách du lịch truyền thống.
- Khách du lịch biển.
- Khách nghĩ mát.
- Khách du lịch giải trí.
1.1.4.3. Khách du lịch chuyên biệt.
- Khách du lịch văn hóa
- Khách du lịch sinh thái
- Khách du lịch nông thôn
- Khách du lịch đô thị
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch trong kinh doanh lữ hành.
* Thời gian:
-Đây phải là lượng thời gian nhàn rỗi của du khách và muốn thực hiện một cuộc hành
trình du lịch Do vậy, thời gian nhàn rỗi của du khách là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để
con người tham gia vào hoạt động du lịch.


10

* Kinh tế:
-Là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thời gian tham gia du lịch.
Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần thời gian rảnh là đủ mà còn phải có đủ tiền
mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường
xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại hàng hóa dịch vụ.
* Trình độ văn hóa:
-Nếu trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao thì động cơ đi du lịch
của người dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong
muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong người dân sẽ hình thành nên thói
quen đi du lịch.
* Giao thông vận tải:
-Sự phát triển về số lượng và chất lượng phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch
có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch và trong vận chuyển hành khách du lịch sẽ
giúp rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi khi
phải đổi phương tiện vận chuyển, làm vừa lòng khách du lịch.
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động Lữ Hành.
Khái niệm lữ hành:
Theo khoản 14, điều 4, chương 1 về luật du lịch Viêt Nam 2005:
“Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du
lịch cho khách du lịch”.
Theo quan niệm chung:
“ Lữ hành là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, của con người”. Theo cách đề cập này thì
hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả yếu tố lữ hành đều là du
lịch.


11
1.2.1.Khái niệm về Hoạt động Lữ Hành.
Ngành kinh doanh lữ hành là một ngành hoàn toàn khác với các nghành kinh doanh khác ,
sản phẩm của nó , khách không thể nhận biết , sờ , hay cảm nhận được liền mà phải trải qua

một quá trình , sử dụng . Do vậy về kinh doanh lữ hành là một hoạt động mang tính tổng hợp
đa dạng và phong phú là sự kết hợp các doanh nghiệp để taoh ra một sản phẩm có tính tổng
hợp.
theo nghĩa rộng: thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng
như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Vậy nên trong hoạt động du lịch bao
gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch
Hiểu theo nghĩa hẹp: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh
doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động
kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch
Hoạt động lữ hành là việc thực hiện các nội dung đưa đón, đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển
hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp của các doanh
nghiệp lữ hành cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
Để thực hiện một chương trình du lịch trọn gói nhà kinh doanh lữ hành phải thực hiện rất
nhiều khâu và phải diễn ra tuần tự, không được cắt bỏ khâu nào, đầu tiên là việc nghiên cứu
thị trường sau đó phân tích, đánh giá nhu cầu của thị trường mà mình đang nghiên cứu tiếp
đến thiết lập một mối quan hệ với các đối tác là các hãng lữ hành ở thị trường đón khách hoặc
gởi khách tổ chức việc đưa đón khách theo hành trình ( tour) mà khách đã mua.
Doanh nghiệp lữ hành còn là cầu nối giữa nhà cung cấp và người tiêu thụ để sử dụng các dịch
vụ du lịch của nhà cung cấp, ngoài ra các nhà lữ hành phải thiết lập được mối quan hệ giữa
các nhà cung cấp du lịch và nhu cầu của khách du lịch với sản phẩm đó nhằm tạo ra một
( tuor) du lịch có chất lượng, muốn đạt được một kết quả cao doanh nghiệp lữ hành phải đóng


12
vai trò là một nhà môi giới tốt, phải giới thiệu các sản phẩm du lịch của nhà cung cấp đối với
khách (những người muốn mua sản phẩm du lịch đó)
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành của Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương,
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu
thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng thành phần quảng cáo và bán các

chương trình trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức
thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được
phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành
Và đây là Định nghĩa về lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam
“Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch”. Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa,
kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh
doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Như vậy, theo định nghĩa này thì kinh
doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản
phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch.
1.2.2.Phân loại Hoạt Động Lữ Hành.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lý lữ hành,
kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách,
kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Căn cứ vào quy định của Luật Du Lịch Việt Nam có các loại:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam


13
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Kinh doanh lữ hành nội địa
1.2.3.Đặc điểm của hoạt động Lữ Hành
1.2.3.1 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành.
Sản phẩm lữ hành là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau bao gồm sản phẩm hữu hình
và sản phẩm vô hình. Nên hầu hết các sản phẩm du lịch mang những tính chất :
Tính vô hình : khác với các hàng hóa khác, các sản phẩm và dịch vụ này không thể nhìn thấy

trước khi mua và sử dụng. Do tính vô hình của dịch vụ, sản phẩm du lịch thường ở xa khách
hàng nên người tiêu dùng phải mất một khoảng thời gian khá dài kể từ ngày mau sản phẩm
cho đến khi sử dụng
Tính tổng hợp: sản phẩm lữ hành là một sản phẩm tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ khác
nhau do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung ứng như: đi lại, lưu trú, tham quan, ăn uống…và
các hoạt động mà khách có thể tham gia.
Tính kế hoạch: đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi vật chất cho một
chuyến du lịch, căn cứ vào đó người tổ chức thực hiện người mua chương trình du lịch biết
được giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà mình sẽ được tiêu dùng.
Tính linh hoạt: sản phẩm lữ hành là những thiết kế sẵn để chào bán cho khách nhưng tùy theo
sự thỏa thuận giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ mà các yếu tố cấu thành sản phẩm,
chương trình có thể thay đổi.
Tính đa dạng: căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình, sự phối hợp các yếu tố
cấu thành, phạm vi không gian và thời gian sẽ có nhiều loại sản phẩm lữ hành khác nhau.
1.2.3.2 Đặc điểm về tiêu dùng sản phẩm lữ hành.
Tính thời vụ: kinh doanh du lịch và lữ hành mang tính thời vụ trong năm, ở những thời điểm
khác nhau trong năm thì nhu cầu du lịch của khách du lịch cũng khác nhau.


14
1.2.3.3 Đặc điểm trong quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành.
Tính đồng thời: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra cùng một thời
gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự có
mặt của khách trong quá trình phục vụ.
Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một không gian.Các sản phẩm lữ hành không
thể mang đến tận nơi đẻ phục vụ cho khách hàng mà khách hàng phải có mặt để tham gia vào
quá trình tạo ra sản phẩm.
1.2.4 Vai trò của kinh doanh lữ hành.
-Đó là quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, có quy định
ngày bắt đầu và ngày kết thúc, nơi bắt đầu và nơi kết thúc chuyến đi. Ngoài ra còn quy định

cụ thể chất lượng các dịch vụ kèm theo trong chương trình du lịch. Các chương trình du lịch
này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch độc lập như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan,
vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất, hoàn chình đáp ứng nhu cầu đơn lẻ của từng
khách du lịch.
-Các chương trình du lịch sẽ tạo ra sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.
Khi thiết kế một chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành phải có quá trình điều tra,
nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận nhằm thu hút được tối đa số lượng khách.
- Bên cạnh đó, viếc tập hợp các dịch vụ đơn lẻ phải được tổ chức với chất lượng cao hơn, có
sự phân phối, dưới góc độ của người tổ chức du lịch có sự kết hợp tổ chức một cách khoa
học.
1.3 Cơ sở lý luận về chương trình du lịch.
1.3.1.Khái niệm về Chương Trình Du Lịch.
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các chương trình du lịch. Tuy nhiên, có một điểm chung
thống nhất giữa các chương trình du lịch chính là nội dung của các chương trình du lịch, còn
điểm tạo nên sự khác biệt xuất phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các


15
chương trình du lịch. Chương trình du lịch là sự kết hợp của nhiều thành phần và là yếu tố cần
thiết đối với sự hoạt động có hiệu quả của công nghệ du lịch trên toàn thế giới. Chương trình
du lịch cũng đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế của một đất nước, một vùng nơi mà chương
trình đó được thực hiện. Ngoài ra, các chương trình du lịch còn là nguồn thu ngoại tệ quan
trọng cho một quốc gia. Chuyến du lịch ( tour), theo quy định của Tổng cục Du lịch là chuyến
di được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi
hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống tham quan
và các dịch vụ bổ sung khác. Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch ( lịch trình
từng buổi, từng ngày), các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của
khách du lịch từ nơi xuất phát đến nơi điểm kết thúc chuyến đi. Nhìn chung, tour gồm các dịch
vụ trong lịch trình của khách đã được lên kế hoạch đặt trước và được khách du lịch thanh toán
đầy đủ. Tour du lịch được chia làm 2 loại cơ bản là: Tour trọn gói và tuor địa phương. Tour địa

phương (Local tour) là một chương trình được cung cấp cho khách du lịch thường bao gồm:
dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và thuyết minh hướng dẫn tại điểm đến thăm quan thường
không kéo dài hơn 1 ngày, bị giới hạn về mặt địa lý thường là tại một điểm du lịch, một phần
và vùng lân cận.
Trọn gói ( Package tour) là các dịch vụ được cung cấp trong lịch trình của khách du lịch
thường bao gồm: việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham quan ở một hay nhiều nước, không
giới hạn đối với khu vực địa lý hay các thành phần và thường kéo dài từ hai ngày trở lên.
Khái niệm chương trình du lịch theo khoản 13 điều 4 chương 1 Luật Du lịch Việt
Nam năm 2005:
“ Chương trình du lịch là lịch trình các dịch vụ và giá bán chương trình được định
trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành của Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương,
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.


16
“ Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên
kết với nhau để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của
khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách”.
1.3.2.Phân loại chương Trình Du lịch.


Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có loại chương trình :

- Chương trình du lịch chủ động : Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng
các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các
chương trình.
- Chương trình du lịch bị động : Khách tự tìm đến với công ty lữ hành, đề ra các yêu cầu và
nguyện vọng của họ, trên cơ sở đó công ty lữ hành xây dựng chương trình.
- Chương trình du lịch kết hợp : Là sự hòa nhập của cả hai loại hình trên, các công ty lữ hành

chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định
ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên tuyền quảng cáo, khách du lịch hoặc các công
ty gửi khách sẽ tìm đến với công ty.


Căn cứ vào các dịch vụ có 5 loại chương trình du lịch:

- Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng
- Chương trình du lịch chi có hướng dẫn viên tại điểm đến
- Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn hàng của khách
- Chương trình du lịch độc lập tối thiểu theo đợn đặt hàng của khách
- Chương trình du lịch tham quan


Căn cứ vào mục đích chuyến du lịch

- Chương trình du lịch nghỉ ngơi , giải trí và chữa bệnh
- Chương trình du lịch theo chuyên đề : văn hóa , lịch sử , phong tục tâp quán
- Chương trình du lịch công vụ MICE ( hội họp , khuyến thưởng , hội nghị , triể lãm , …)
- Chương trình du lịch tàu thủy ( Cruise Line )


17
- Chương trình du lịch tôn giáo , tín ngưỡng
- Chương trình du lịch sinh thái
- Chương trình du lịch thể thao , khám phá , mạo hiểm ( leo núi , lặn biển , đến các dân tộc
vùng sâu vùng xa , …….)


Căn cứ theo mức giá:


Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói: Bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hóa phát sinh
trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: Chỉ có bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của
chương trình du lịch với nội dung cơ bản.
Chương trình du lịch với mức giá tự chọn: Với hình thức này khách du lịch có thể tùy ý lựa
chọn cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau, cấp độ chất lượng xây
dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển.


Căn cứ vào sự có mặt của hướng dẫn viên:

Chương trình có hướng dẫn viên.
Chương trình không có hướng dẫn viên.
Căn cứ vào số lượng khách trong đoàn:
Chương trình quốc tế độc lập dành cho khách đi lẻ ( Foreign Independent Tour – FIT)
Các chương trình trọn gooischo khách đoàn ( Group Inclusive Tour – GIT)


Căn cứ vào phạm vi du lịch:

Chương trình du lịch quốc tế (Foreign Inclusive Tour – FIT)
Chương trình du lịch nội địa (Domestic Inclusive Tour –DIT)


Căn cứ vào phạm vi thời gian tổ chức chuyến du lịch:

Chương trình du lịch ngắn ngày: Là những chương trình du lịch có độ dài thời gian dưới 7
ngày, diển hình là những chương trình nghỉ cuối tuần, du lịch công vụ, nghĩ lễ….



18
-

Chương trình du lịch dài ngày: Độ dài trên 7 ngày, có khi kéo dài hàng tháng, ví dụ

như chương trình du lịch tàu biển viễn dương, du lịch xuyên quốc gia hay xuyên lục địa.
1.3.3. Quy trình thiết kế để tạo ra Chương Trình du lịch.
Bước

Bộ phận

Nội dung công việc

thực hiện

Lấy thông tin khách hàng.
Hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết:
- Hướng dẫn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu(cần visa, hộ chiếu)
Lập danh sách đoàn, xác định số lượng khách (người lớn, trẻ em,
giới tính).
Bước 1

Bộ phận

Lập Danh sách phòng nếu phải ở ghép (2 giường, 3 giường).

Sales

Chi tiết hành trình (ngày khởi hành/kết thúc).

Danh sách các chuyến bay/tầu/ô tô, giờ, thời gian.
Giá đã bán cho khách.
Các dịch vụ bao gồm/ không bao gồm.
Những chú ý đặc biệt được lưu ý trước từ phía khách.

Bước 2

Bộ phận

Bàn giao tất cả các nội dung trên cho Điều hành.
Nhận bàn giao từ bộ phận Sales.

điều hành

Xây dựng kế hoạch điều tour.
Chuẩn bị thông tin để đặt dịch vụ:
Số khách, số lượng phòng
Danh sách khách, danh sách phòng
Hành trình chi tiết
Loại hạng khách sạn hoặc chỉ định khách sạn, nhà hàng, điểm
mua sắm
Phương tiện vận chuyển
Số lượng bữa ăn chính/phụ


19
Các dịch vụ khác (tham quan, mua sắm)
Yêu cầu Hướng dẫn viên
Đặt dịch vụ (tour, phòng, ăn, vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải
trí, HDV,...)

Nhận xác nhận đặt chỗ của các đối tác (Công ty nhận khách,
khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển,…)
Bàn giao bộ phận dịch vụ trong nước:
Các thông tin về đoàn khách
Các dịch vụ cần thực hiện (hộ chiếu, Visa, vé máy bay, tàu, ô
tô...)
Viết đề nghị tạm ứng tiền vé máy bay, tàu, ô tô cho bộ phận dịch
vụ trong nước
Chuẩn bị nội dung họp đoàn trước chuyến đi
1. Nhận bàn giao từ điều hành
2. Đặt các dịch vụ theo yêu cầu
Bộ phận
Bước 3

dịch vụ
trong nước

3. Nhận xác nhận đặt chỗ
4. Bàn giao kết quả cho điều hành
5. Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho HDV (Micro, cờ, biển
đón đoàn, quà tặng, biển hiệu công ty, khai Form xuất nhập cảnh,
giấy dán hành lý,…)

Bước 4

Bộ phận

6. Xây dựng Check List và biên bản để bàn giao
1. Nhận bàn giao từ bộ phận dịch vụ trong nước


Điều hành

2. Điều Hướng dẫn viên
3. Lập dự toán và viết đề nghị tạm ứng thực hiện tour cho Hướng
dẫn viên (thanh toán các dịch vụ bằng tiền mặt, công tác phí
HDV, dự phòng)
Cùng Hướng dẫn viên tổ chức họp đoàn trước chuyến đi


×