Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.17 KB, 22 trang )

Header Page 1 of 120.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------o0o-----------

NGUYỄN VÂN CHÍNH
KHÓA: 2015 – 2017

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP. HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ VĂN HIỂU

Hà Nội – 2017
luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 1 of 120.


Header Page 2 of 120.

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng


kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới Thầy
PGS.TS. Vũ Văn Hiểu – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ cùng toàn thể các
thầy cô giáo của khoa Sau Đại học cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà
Nội. Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông, Ban quản lý dự án Mỗ Lao đã nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Quản lý đô thị và công trình.
Cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó
khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng ….năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Vân Chính

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 2 of 120.


Header Page 3 of 120.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Vân Chính

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 3 of 120.


Header Page 4 of 120.

MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình minh họa
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
 Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 1
 Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 2
 Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................... 2
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................ 2
 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 2
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................. 3
 Một số khái niệm cơ bản: ..................................................................................... 3
 Cấu trúc luận văn: ................................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 6
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI................................ 6
1.1. Giới thiệu chung về phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. .................................. 6
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên phường Yên Nghĩa:...................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội phường Yên Nghĩa: ........................................... 7
1.1.3. Vai trò, vị trí của phường Yên Nghĩa đối với quận Hà Đông: .................... 9
1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội. ................................................................................................. 11
1.2.1. Hiện trạng giao thông phường Yên Nghĩa. .............................................. 11
1.2.2. Hiện trạng san nền và thoát nước phường Yên Nghĩa: ............................. 15

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 4 of 120.


Header Page 5 of 120.

1.2.3. Hiện trạng cấp nước: ............................................................................... 19
1.2.4 Hiện trạng cấp điện: ................................................................................. 20
1.2.5 Hiện trạng thông tin liên lạc: .................................................................... 21
1.2.6 Hiện trạng quản lý CTR, vệ sinh môi trường phường Yên Nghĩa: ............ 22
1.2.7 Hiện trạng thoát nước bẩn và nghĩa trang: ................................................ 26
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường Yên Nghĩa,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. ......................................................................... 26
1.3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Yên
Nghĩa: ............................................................................................................... 27
1.3.2. Thực trạng về năng lực Tổ quản lý đô thị phường Yên Nghĩa:................. 33
1.3.3. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật có sự tham gia của cộng đồng dân
cư trên địa bàn phường Yên Nghĩa: ................................................................... 34
1.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Yên
Nghĩa: ............................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 40
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI......................... 40
2.1. Cơ sở lý luận. ..................................................................................................... 40

2.1.1. Những căn cứ về kỹ thuật trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: 40
2.1.2. Một số yêu cầu về kỹ thuật: ..................................................................... 42
2.1.3. Các yêu cầu về quản lý: ........................................................................... 53
2.1.4. Các cơ sở tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật: .......... 56
2.2. Căn cứ về pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường Yên
Nghĩa. ................................................................................................................... 59
2.2.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị do Nhà nước ban hành: ................................................................................ 59
2.2.2. Các văn bản pháp luật hướng dẫn Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị do UBND thành phố Hà Nội ban hành: ........................................................ 63
2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng trên thế giới và Việt Nam...... 68

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 5 of 120.


Header Page 6 of 120.

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật ở Singapore .................................. 68
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng giao thông ở thành phố Bà Rịa .................... 73
2.3.3. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng giao thông ở thành phố Đà Nẵng: ................ 76
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 80
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 80
3.1. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật: ............................................................. 80
3.1.1. Rà soát cốt cao độ, tọa độ các công trình hạ tầng kỹ thuật: ...................... 80
3.1.2 Rà soát chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ và việc định vị các tuyến đường
trên địa bàn phường Yên Nghĩa: .......................................................................... 81
3.1.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thoát nước
trên địa bàn phường Yên Nghĩa:........................................................................ 82

3.1.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý rác thải và vệ sinh môi
trường trên địa bàn phường Yên Nghĩa theo mô hình phân loại rác tại nguồn.... 84
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phường Yên Nghĩa: .......................................................................... 92
3.2.1. Tăng cường năng lực, quyền hạn của cán bộ làm công tác quản lý đô thị
và trách nhiệm của UBND phường Yên Nghĩa:................................................. 92
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống giao thông liên phường và
đường giao thông nội bộ trong khu ở:................................................................ 95
3.2.3. Giải pháp quản lý mạng lưới đường thông đô thị qua công tác cắm mốc
chỉ giới đường và hành lang bảo vệ các công trình HTKT đô thị. ...................... 96
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước: ...................... 98
3.2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác đảm bảo vệ
sinh môi trường: ................................................................................................ 99
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông. ................................................................................. 101

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 6 of 120.


Header Page 7 of 120.

3.3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý mạng lưới đường phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông. ............................................................................. 102
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý mạng lưới thoát nước
phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông: ................................................................ 102
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý vệ sinh môi trường
phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. ................................................................ 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 106
Kết luận............................................................................................................... 106
Kiến nghị ............................................................................................................ 107


luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 7 of 120.


Header Page 8 of 120.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viêt tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ xây dựng

BTTTT

Bộ thông tin truyền thông

BCT

Bộ công thương

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

QCXD


Quy chuẩn xây dựng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TCN

Tiêu chuẩn ngành

UBND

Uỷ ban nhân dân

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

CTR

Chất thải rắn


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ATVSMT

An toàn vệ sinh môi trường

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

EM

Effective Microorganisms

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 8 of 120.


Header Page 9 of 120.

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng1.1.

Bảng cơ cấu sử dụng đất phường Yên Nghĩa năm 2014


Bảng1.2.

Cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông

Bảng 1.3.

Thống kê hiện trạng mạng lưới đường sắt

Bảng 1.4.

Các tuyến đường giao thông đối nội phường Yên Nghĩa

Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
Bảng 1.7.

Bảng 1.8.

Bảng thống kê các tuyến cống thoát nước chính của phường
Yên Nghĩa
Nhân lực và phương tiện của các đội môi trường và đội vận tải
Các điểm tập kết, vận chuyển rác thải trên địa bàn phường
Yên Nghĩa
Mức thu phí dịch vụ vệ sinh đang áp dụng
trên địa bàn phường Yên Nghĩa

Bảng 1.9.

Nhân sự của Tổ quản lý đô thị phường Yên Nghĩa


Bảng 2.1.

Quy định các loại đường trong đô thị

Bảng 2.2.

Khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước

Bảng 2.3.

Độ sâu chôn ống cấp nước

Bảng 2.4.

Khoảng cách của ống cấp nước tới công trình và đường ống khác

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 9 of 120.


Header Page 10 of 120.

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.


Sơ đồ vị trí địa lý phường Yên Nghĩa

Hình 1.2.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Yên Nghĩa năm 2014

Hình 1.3.

Sơ đồ tổ chức UBND Phường Yên Nghĩa

Hình 1.4.

Bản đồ mạng lưới đường giao thông phường Yên Nghĩa

Hình 1.5.

Mạng lưới tiêu thoát nước chính phường Yên Nghĩa

Hình 1.6.

Hiện trạng mạng lưới cấp điện phường Yên Nghĩa

Hình 1.7.

Mô hình thu gom vận chuyển và xử lý rác thải quận Hà Đông

Hình 1.8.
Hình 1.9.

Hình ảnh thu gom rác bằng xe chở ba bánh, xe đẩy tay đến điểm

tập kết rác và chuyên chở bằng xe chuyên dụng
Mô hình quản lý hệ thống HTKT quận Hà Đông
Mô hình quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường

Hình 1.10.

trên địa bàn phường Yên Nghĩa
Cơ cấu tổ chức bộ máy của

Hình 1.11.

Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy của

Hình 1.12.

Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông

Hình 2.1.

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

Hình 2.2.

Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng

Hình 2.3.

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng


luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 10 of 120.


Header Page 11 of 120.

Hình 2.4.

Hình ảnh đô thị hiện đại tại Singapore

Hình 2.5.

Hạ tầng giao thông trong khu nhà ở của Singapore

Hình 2.6.

Hạ tầng giao thông của TP. Bà Rịa

Hình 2.7.

Hạ tầng giao thông của TP. Đà Nẵng

Hình 3.1.

Mô hình quản lý hệ thống HTKT phường Yên Nghĩa

Hình 3.2.

Mặt cắt quản lý tuyến đường trên địa bàn phường Yên Nghĩa

Hình 3.3.


Mặt cắt ngang một số loại đường trên địa bàn phường Yên
Nghĩa

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 11 of 120.


1

Header Page 12 of 120.

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Phường Yên Nghĩa được thành lập tại Nghị Quyết số 19/2009/NQ-CP ngày
08/5/2009 của Chính phủ, gồm: 17 Tổ dân phố, 18,589 nhân khẩu, phường có diện
tích tự nhiên 766,65ha. Phường có vị trí thuận lợi với trục giao thông đối ngoại:
Trục QL6, đường Tố Hữu kéo dài và tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông
(đang được đầu tư xây dựng). Ngoài ra phường còn được quy hoạch bến xe Yên
Nghĩa phục vụ kết nối giao thông.
Trong quy hoạch chung Quận Hà Đông, phường Yên Nghĩa được chú trọng
phát triển các dự án giao thông đối ngoại, đối nội, dịch vụ thương mại và các công
trình công cộng mang tính chất phục vụ, bởi vậy cần đặc biệt coi trọng công tác quy
hoạch, định hướng phát triển phân đợt đầu tư một cách hợp lý hiệu quả, để đảm bảo
phường Yên Nghĩa là một Phường xây dựng theo định hướng quy hoạch phân khu
đảm bảo không gian, cảnh quan chung trên địa bàn phường theo hướng phát triển
đô thị hiện đại.
Hiện nay hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường đã được đầu tư trong
các khu dân cư, các khu đất dịch vụ nhưng chưa được khớp nối đồng bộ, việc đầu tư
xây dựng các dự án mới chưa đáp ứng yêu cầu cùng sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đồng thời công tác quản lý và tổ chức cùng những khó khăn, bất

cập chưa phù hợp với điều kiện hiện tại.
Hệ thống giao thông đã được quy hoạch, đầu tư xong vẫn còn xảy ra tình
trạng ùn tắc cục bộ tại một số tuyến đường vào giờ cao điểm (như trục QL6), tình
trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường giao
thông đối ngoại trên địa bàn phường, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật các tuyến
đường giữa khu đô thị mới và khu dân cư cũ còn nhiều tồn tại, khó khăn.
Về thoát nước chung trên địa bàn vẫn có một số khu vực thường xuyên bị
ngập úng cục bộ trong mùa mưa bão cụ thể: trục QL6, đường Tố Hữu kéo dài và
một số khu dân cư cũ do chưa được khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 12 of 120.


2

Header Page 13 of 120.

Công tác quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường cơ bản được đảm bảo,
90% lượng rác thải trên địa bàn phường đều được thu gom và xử lý trong này. Tuy
nhiên, nhận thức về môi trường của người dân còn hạn chế. Tại các nơi công cộng
ý thức bảo vệ môi trường còn kém, chưa quan tâm đến môi trường chung. Công tác
tuyên truyền giáo dục còn chắp vá, chưa theo một chương trình kế hoạch định
trước.
Để công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường Yên
Nghĩa theo định hướng đô thị hiện đại, đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt, cần có
sự thay đổi trong công tác quản lý của các cấp chính quyền, sự tham gia phối hợp
của các ngành, đơn vị và nhân dân trên địa bàn phường.
Do vậy đề tài luận văn "Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Yên Nghĩa,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" là rất cần thiết.
 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật để có giải pháp hiệu quả trong
quản lý nâng cao chất lượng phục vụ đối với nhân dân trong phường.
 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phường Yên
Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở sở khoa học trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị của phường Yên Nghĩa.
- Trên cơ sở lý luận, thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ
thuật tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (tập
trung vào các lĩnh vực giao thông, thoát nước, quản lý chất thải rắn)
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
 Phương pháp nghiên cứu:

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 13 of 120.


3

Header Page 14 of 120.

- Điều tra khảo sát nhằm thu thập các tài liệu, số liệu tự nhiên, văn hoá, lịch
sử xã hội của địa phương.
- Hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp những vấn đề của dự án đã có kết hợp
với thực tiễn quản lý trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của quận Hà
Đông và thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả của các đề tài
nghiên cứu khoa học và các dự án khác liên quan.
- Phương pháp chuyên gia.

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Từ phương pháp luận khoa học đề xuất giải pháp quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý hiệu
quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mô hình quản lý trên địa bàn cụ thể là phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, văn
minh. Trên cơ sở đó có thể áp dụng cho các phường khác có điều kiện tương tự đối
với các phường khác của quận Hà Đông.
 Một số khái niệm cơ bản:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [17].
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật đô thị.
Đối với các đô thị sự hình thành và phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng.
Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được Nhà nước quan tâm ưu
tiên đầu tư nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển, hội nhập và tổ chức tốt đời sống

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 14 of 120.


4

Header Page 15 of 120.

xã hội của người dân đô thị. Mặt khác, trong quá trình hội nhập Quốc tế và khu vực,
các tiêu chuẩn về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được điều chỉnh và quy định cho phù

hợp.
- Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [14].
Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch
phát triển, kế hoạch hoá đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa chữa,
cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động
của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Hệ thống quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều hành
nhằm kết nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hệ thống quản lý yêu cầu phải có cách tiếp cận
tổng hợp và sử dụng phương pháp luận phù hợp. Khi xử lý các vấn đề phải xem xét
từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị
Cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm 02 nhóm:
+ Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức đơn giá, quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật… để quản lý các hoạt động trong
hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
+ Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý nhân lực
trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng [17,20].
+ Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để
cùng theo đuổi một mục đích.
Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường, xã, tổ
chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương, là những
người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống và
đều có chung nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động ở địa phương.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 15 of 120.


5


Header Page 16 of 120.

+ Sự tham gia của cộng đồng: Là một quá trình mà cả chính quyền và cộng
đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả
mọi người.
Mục tiêu tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cho đông đảo người
dân, để duy trì tốt việc quản lý khai thác và sử dụng công trình sau khi bàn giao.
Phát triển sự tham gia của cộng đồng chính là mở rộng vai trò quản lý của
quần chúng nhân dân. Mọi người dân được tham gia vào xây dựng lợi ích và ra
quyết định, tăng cường mối quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương, mang
lại hiện quả kinh tế, xã hội cao nhất.
- Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật [17].
"Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật" là việc các tổ chức, cá nhân bố
trí, lắp đặt đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng (gọi chung là
đường dây, cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng (gọi chung là
đường ống) vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
"Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung" là các công trình được xây
dựng để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: Cột ăng ten; cột treo
cáp (dây dẫn); cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; hầm đường bộ; hầm
đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn có 3 chương
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Phần kết luận và kiến nghị.

Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 16 of 120.


Header Page 17 of 120.

THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 17 of 120.


106

Header Page 18 of 120.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Do đang trong quá trình đô thị hóa và việc chuyển địa giới hành chính từ
Xã lên Phường (hiện có diện tích đất tự nhiên rộng nhất quận Hà Đông), HTKT trên
địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đang trong giai đoạn xây dựng mới,

nâng cấp, chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Trên địa bàn phường có nhiều công
trình giao thông quốc gia và thành phố Hà Nội đi qua, nên việc quản lý phức tạp
hơn. Công tác quản lý HTKT trên địa bàn phường còn bất cập, chưa hiệu quả, chưa
theo kịp với tốc độ phát triển của đô thị hiện đại. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HTKT trên địa bàn phường là rất cần thiết và cấp
bách trong tình hình hiện nay.
- Quản lý HTKT trên địa bàn phường là công tác mang tính đặc thù, đa
ngành, khá phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của nhân dân và
sự phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn mực phân loại cấp bậc đô thị... Để quản lý tốt
HTKT trên địa bàn phường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan từ UBND
quận Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa, Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án cho
tới cộng đồng dân cư sống trên địa bàn phường. Trong đó, vai trò của dân cư trong
tham gia hoạch định và giám sát xây dựng, quản lý HTKT là rất quan trọng, cần
được nâng lên.
- Để quản lý một cách có hiệu quả HTKT phường Yên Nghĩa, trong luận văn
này, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp bao gồm:
+ Giải pháp về kỹ thuật
+ Giải pháp quản lý các hạng mục công trình của HTKT.
+ Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống
HTKT. Đặc biệt là sự phối hợp của phường với các tổ chức quản lý cấp quận và
thành phố về quản lý hệ thống HTKT cấp quận và thành phố Hà Nội.
Tuân thủ các quy chế, quy định về quản lý hệ thống HTKT của thành phố Hà
Nội và quận Hà Đông.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 18 of 120.


107

Header Page 19 of 120.


Với ba nhóm giải pháp trên, cán bộ và cộng đồng tham gia quản lý sẽ mang
tính chuyên nghiệp và trực tiếp quản lý HTKT trên địa bàn phường và là đầu mối
liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý của nhà nước, các cơ quan chuyên ngành,
các bên tham gia dự án về HTKT với UBND phường sở tại.
Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý HTKT trên địa bàn phường Yên
Nghĩa, tác giả luận văn kiến nghị:
- Cần bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách cũ không
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trên cơ sở nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực
trạng HTKT và công tác quản lý HTKT trên địa bàn các phường.
- Nên phân định rõ và nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa
phương, đặc biệt UBND phường trong công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng, vận
hành và quản lý công trình thuộc HTKT, vận động và khuyến khích người dân tham
gia quản lý tốt HTKT.
- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả từ thành phố đến cơ sở đối với
hệ thống HTKT, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người dân đô
thị cùng tham gia với chính quyền đô thị thực hiện công tác quản lý HTKT.
- Tăng cường phối kết hợp trong quá trình thực hiện và quản lý trước, trong
và sau đầu tư giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị (trong đó có UBND phường) Chủ đầu tư - Đơn vị thi công - Người dân đô thị.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 19 of 120.


Header Page 20 of 120.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2010), Quy hoạch chi tiết thủy lợi quận

Hà Đông đến năm 2020, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Hà Nội.

2.

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2008 - Tập 1, 2 và 3, NXB
Xây dựng, Hà Nội.

3.

Bộ Xây dựng (2007), Cấp nước - Đường đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN
104:2007, NXB Xây dựng, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban hành
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

5.

Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất
thải rắn.

6.

Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu;

7.

Chính phủ (2016), Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng

chính phủ v/v phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công
nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

8.

Chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

9.

Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về Quy định
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

10. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và
xử lý nước thải.
11. Chương trình số 04-CTr/QU ngày 04/4/2016 của Quận ủy Hà Đông về (Nâng cao
hiệu quả công tác quản lý đô thị và quản lý đất đai trên địa bàn quận Hà Đông).
12. Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2016.
13. Niên giám thống kê quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, 2016.
14. Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu
giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
15. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường Đại
học Kiến trúc, Hà Nội.
luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 20 of 120.


Header Page 21 of 120.

16. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, NXB Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội.
18. Quy hoạch chung quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đến năm 2030.
19. Quy hoạch chung thủ đô Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
20. Quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng. Tạp chí Xây dựng, số 5/2008.
21. Quốc hội (2015), Luật Quy hoạch đô thị số 01/VBHN-VPQH.
22. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
23. Số liệu thống kê phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà nội.
24. Trần Thị Hường (2008), "Xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nước
ta. Thực trạng và giải pháp", Kỷ yếu hội thảo khoa học "Quy hoạch và phát triển
đô thị Việt Nam - cơ hội và thách thức".
25. Trần Thị Hường (chủ biên), Nguyễn Lâm Quảng, Nguyễn Quốc Hùng, Bùi Khắc
Toàn, Cù Huy Đấu (2009), Hoàn thiện kỹ thuật Khu đất xây dựng đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
26. UBND quận Hà Đông (2010), Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày
02/12/2010 của UBND quận Hà Đông, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý
hạ tầng kỹ thuật của phòng Quản lý đô thị.
27. UBND quận Hà Đông (2016), Báo cáo thông tin Môi trường quận Hà Đông năm
2016.
28. UBND quận Hà Đông (2013), Quy trình thu gom rác thải của Công ty cổ phần
môi trường đô thị Hà Đông.
29. UBND TP Hà Nội (2013), Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND của UBND Thành
phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
30. UBND TP Hà Nội (2013), Quyết định số 7936/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của
UBND thành phố Hà Nội về việc quy định mức thu dịch vụ vệ sinh đối với chất
thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
31. UBND TP Hà Nội (2013), Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 09
năm 2016 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực
hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 21 of 120.


Header Page 22 of 120.

32. Viện Kỹ thuật môi trường.Các giải pháp công nghệ XLNT hiệu quả, với chi phí
đầu tư và vận hành thấp. hà Nội 2015.
33. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
a. Chính phủ Việt Nam (www.chinhphu.gov.vn);
b. UBND thành phố Hà Nội (www.hanoi.gov.vn);
c. Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội (www.hapi.gov.vn);
d. Sở Xây dựng Hà Nội (www.soxaydung.hanoi.gov.vn);
e. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội (www.tnmtnd.hanoi.gov.vn);
f. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (www.sogtvt.hanoi.gov.vn);
g. Cổng thông tin điện tử quận Hà Đông ();
h. Văn bản pháp quy Bộ Xây Dựng : ();
i. Website: khoahocmoi.vn - nguonsongxanh.vn. Giải pháp môi trường 3R;
j. Website: />k. Website: />l. Website: />m. Website: />ategoryID=3;
n. Website />o. Website cổng thông tin điện tử của một số cơ quan đơn vị;

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 22 of 120.



×