BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN ANH QUẾ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
ĐÔ THỊ MỚI ĐỀ THÁM, THÀNH PHỐ CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN ANH QUẾ
KHÓA: 2012 – 2014
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
ĐÔ THỊ MỚI ĐỀ THÁM, THÀNH PHỐ CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ ANH
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới cô giáo – TS. Vũ
Anh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Sở ban ngành của tỉnh Cao Bằng, UBND thành
phố Cao Bằng, phòng Quản lý đô thị thành phố Cao Bằng và Ban Quản lý dự án đô
thị Sở Xây dựng Cao Bằng đã cung cấp tài liệu, số liệu để tôi có thể thực hiện luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng Cao Bằng, đơn vị công tác,
đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại
học, các đơn vị, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Nguyễn Anh Quế
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Anh Quế
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng biểu.
Danh mục các hình.
A. LỜI MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu.
2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2
Phương pháp nghiên cứu.
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
Cấu trúc của luận văn.
3
Một số khái niệm.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỀ THÁM, THÀNH PHỐ CAO BẰNG
8
1.1 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố
Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
8
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
8
1.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội.
9
1.1.3 Thực trạng quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan.
9
1.1.4 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
10
1.1.5 Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT thành phố Cao Bằng.
13
1.2 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề Thám
15
thành phố Cao Bằng.
1.2.1 Tổng quan về khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
15
1.2.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
17
1.2.3 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
20
1.3 Thực trạng về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô
thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
25
1.3.1 Thực trạng về công tác quản lý kỹ thuật.
25
1.3.2 Thực trạng về bộ máy tổ chức quản lý và năng lực quản lý.
28
1.3.3 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT
khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
1.3.4 Đánh giá thực trạng về công tác quản lý hệ thống HTKT khu đô thị
mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
30
30
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỀ THÁM,
37
THÀNH PHỐ CAO BẰNG
2.1 Cơ sở lý thuyết trong quản lý hệ thống HTKT đô thị.
37
2.1.1 Vai trò và đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị.
37
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống HTKT đô thị
39
2.1.3 Các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống HTKT đô thị.
45
2.1.4 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý
hệ thống HTKT đô thị.
2.1.5 Vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT đô thị.
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị mới Đề
46
50
51
Thám, thành phố Cao Bằng
2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm về quản lý HTKT đô thị.
51
2.2.2 Các văn bản quy phạm về mô hình quản lý.
54
2.3 Định hướng phát triển hệ thống HTKT thành phố Cao Bằng.
54
2.3.1 Định hướng phát triển hệ thống HTKT thành phố Cao Bằng.
54
2.3.2 Định hướng phát triển hệ thống HTKT Khu đô thị mới Đề Thám.
56
2.4 Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị ở Việt Nam và thế
giới.
2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới.
59
2.4.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam.
60
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ TỐT HỆ THỐNG HẠ
63
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỀ THÁM, THÀNH PHỐ
CAO BẰNG
3.1. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật để quản lý tốt hệ thống
HTKT khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng
3.1.1. Quản lý mạng lưới đường giao thông, nền xây dựng qua công tác
cắm mốc chỉ giới.
3.1.2. Khớp nối với hệ thống HTKT bên ngoài khu đô thị.
63
63
67
3.1.3. Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng hệ thống HTKT trong khu
đô thị mới Đề Thám
73
3.2. Đề xuất cơ chế, chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý
78
3.2.1. Đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách quản lý hệ thống HTKT đô thị ở
thành phố Cao Bằng.
78
3.2.2. Đề xuất mô hình quản lý hệ thống HTKT đô thị ở thành phố Cao
Bằng.
85
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT đô thị.
90
3.3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn thực hiện đồ án quy
hoạch.
90
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khai
thác sử dụng.
92
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
95
1. KẾT LUẬN
95
2. KIẾN NGHỊ
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VÀ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
QLDA
Quản lý dự án
QLĐT
Quản lý đô thị
KĐTM
Khu đô thị mới
TP
Thành phố
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
NXB
Nhà xuất bản
QCXD
Quy chuẩn xây dựng
TXCDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng, biểu
Tên bảng biểu
Bảng1.1
Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cao Bằng
Bảng 1.2
Bảng quy hạch sử dụng đất khu ĐTM Đề Thám
Bảng 1.3
Bảng tổng hợp phụ tải điện khu ĐTM Đề Thám
Bảng 1.4
Bảng khối lượng thoát nước sinh hoạt
Bảng 1.5
Bảng khối lượng thoát nước thải công nghiệp
Bảng 2.1
Quy định về các loại đường trong đô thị
Bảng 3.1
Bảng thống kê các vị trí nút giao thông đã đấu nối
Bảng 3.2
Bảng thống kê các vị trí nút cấp nước chờ đấu nối
Bảng 3.3
Bảng thống kê các vị trí nút thoát nước chờ đấu nối
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình
hình
Hình 1.1
Hiện trạng các khu phố thương mại
Hình 1.2
Hiện trạng Khu trung tâm hành chính tỉnh
Hình 1.3
Hiện trạng Khu dân cư mới
Hình 1.4
Hiện trạng giao thông đối ngoại thành phố Cao Bằng
Hình 1.5
Hiện trạng phân khu lưu vực thoát nước thành phố Cao Bằng
Hình 1.6
Hiện trạng cấp điện thành phố Cao Bằng
Hình 1.7
Hiện trạng cấp nước thành phố Cao Bằng
Hình 1.8
Bộ máy quản lý HTKT TP Cao Bằng
Hình 1.9
Sơ đồ vị trí khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng
Hình 1.10
Bản đồ quy hoạch giao thông phường Đề Thám
Hình 1.11
Hiện trạng tuyến giao thông quốc lộ 3
Hình 1.12
Hình 1.13
Hiện trạng San gạt tổng thể khu trung tâm chính trị Đề Thám
Hiện trạng Tuyến cấp điện dọc theo đường tránh
Hình 1.14
Sơ đồ bộ máy quản lý HTKT khu đô thị Đề Thám
Hình 1.15
Cưỡng chế trong quá trình giải phóng mặt bằng tại khu đô thị mới
Đề Thám
Hình 1.16
Hình ảnh đấu nối trộm nước của hộ dân tại khu tái định cư tại khu đô
thị mới Đề Thám
Hình 1.17
Hình ảnh Tình trạng lấn chiếm vỉa hè dọc theo tuyến quốc lộ 3 khu đô thị mới
Đề Thám
Hình 2.1
Sơ đồ mô hình cơ cấu trực tuyến
Hình 2.2
Sơ đồ mô hình cơ cấu chức năng
Hình 2.3
Sơ đồ mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng
Hình 2.4
Một góc đường phố thành phố Đà Lạt
Hình 2.5
Bến xe khách, giao thông nội thành thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Sử dụng mốc chỉ giới trong quản lý HTKT
Sơ đồ vị trí đấu nối hệ thống đường giao thông
Sơ đồ vị trí đấu nối hệ thống cấp nước khu đô thị Đề Thám
Sơ đồ vị trí đấu nối hệ thống thoát nước khu đô thị Đề Thám
Vị trí đấu nối cống thoát nước của khu đô thị với hệ thống thoát
nước chung của thành phố
Hình 3.6
Sơ đồ quản lý thi công xây dựng các hạng mục công trình HTKT
Hình 3.7
Sơ đồ nội dung quản lý thi công xây dựng các công trình HTKT
Hình 3.8
Mô hình tổ chức quản lý HTKT của Khu đô thị mới Đề Thám
Hình 3.9
Sơ đồ mô hình tổ chức của phòng kỹ thuật.
Hình 3.10
Sơ đồ quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới
Hình 3.11
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn quản lý hệ
thống HTKT khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất
nước, đã kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Ðến nay, các đô thị Việt Nam đã
và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy
chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Cùng
với sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng của đô thị, các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng mới, góp phần đắc lực vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước cải thiện và nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư đô thị, tạo lập một nền tảng phát triển đô thị bền vững.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa
phương cùng với huy động các nguồn lực toàn xã hội nên nhiều công trình hạ tầng
kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, thu gom và xử
lý chất thải rắn, nghĩa trang... đã được đầu tư xây dựng tại các đô thị. Mặc dù vậy,
những năm qua công tác quản lý đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô
thị ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng, quan tâm một cách đúng
mức, chưa đáp ứng là cơ sở, là động lực khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội của đô thị.
Thành phố Cao Bằng là thành phố trực thuộc tỉnh Cao Bằng được thành lập
theo Nghị quyết Chính phủ số 60/NQ-CP ngày 25/9/2012, là trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Cao Bằng. Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa, Thành phố Cao Bằng có vai trò là đô thị hạt nhân, là trung tâm
phát triển kinh tế quan trọng của toàn tỉnh, là cửa ngõ phía Bắc giữ vai trò quan
trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.
Là thành phố mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá
diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về nâng cấp, mở rộng phát triển đô thị
và hình thành các khu đô thị mới, trong đó có khu đô thị mới Đề Thám đang được
thành phố Cao Bằng đầu tư xây dựng với tổng diện tích 1.800 ha. Gồm các chức
2
năng: Khu trung tâm hành chính tỉnh; trung tâm thương mại dịch vụ; trung tâm thể
dục thể thao; giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế; phát triển các khu đô thị mới; khu lâm
viên, công viên cây xanh...Với các chức năng trên nhằm tạo lập hình ảnh một khu
đô thị trung tâm phức hợp mới, hiện đại, đồng bộ đa chức năng.
Do vậy việc yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề vật chất quan trọng để phát
triển đô thị bền vững tại các đô thị mới nói chung và khu đô thị Đề Thám nói riêng.
Hiện nay khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng đang ở giai đoạn đầu tư xây
dựng, trong đó việc quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Đề Thám
thành phố Cao Bằng đã đạt những kết quả nhất định, đóng góp cho quá trình nâng
cấp, mở rộng và phát triển đô thị của Thành phố. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan khác nhau công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn
còn có rất nhiều bất cập, chưa được chú trọng, chưa hợp lý, chưa đạt hiệu quả. Điều
này đòi hỏi Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Cao Bằng và các cấp, các
ngành, các tổ chức có liên quan phải có những giải pháp khắc phục những vướng
mắc, khó khăn tồn tại.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng" làm luận văn cao
học là đề tài cần thiết có ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm góp phần
làm tốt hơn công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề Thám,
thành phố Cao Bằng nói riêng, cho các khu đô thị tại tỉnh Cao Bằng nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu
Quan nghiên cứu đề tài này, luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp, góp phần
làm tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô
thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng nói riêng, các đô thị tại các tỉnh Cao Bằng
nói chung.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề Thám
thành phố Cao Bằng, gồm: hệ thống giao thông, san nền, cấp nước, thoát nước, cấp
điện.
Thời gian nghiên cứu: Tới năm 2020 tầm nhìn đến 2030
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh đối chứng;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để góp phần
trong việc quản lý tốt, nâng cao hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu đô
thị khu vực miền núi.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm tốt công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị mới Đề Thám, thành phố Cao Bằng, nhằm xây dựng và phát triển hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề vật chất quan
trọng để phát triển đô thị và tránh được sự lãng phí trong đầu tư xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng một khu đô thị phát triển bền vững, hài hòa với thiên
nhiên, mang đặc thù riêng, khai thác tối đa thế mạnh của khu vực.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đề
Thám thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Chương II: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Chương III: Đề xuất giải pháp góp phần quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
4
* Một số khái niệm
Đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Khái niệm đô thị:
Đô thị là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, có quy mô dân sô, có mật độ dân số,
tỷ lệ dân số phi nông nghiệp theo các quy định trong Nghị định số 42/2009/ NĐ CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề
án và quyết định công nhận loại đô thị.
- Khu đô thị mới:
Khu đô thị mới là một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển
nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức
năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt [9]; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một
tỉnh. Quy mô diện tích của một dự án khu đô thị mới từ 50ha trở lên, trong trường
hợp diện tích đất dành cho quy hoạch dự án nằm trong khu quy hoạch đất đô thị
nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi đô thị đang tồn tại thì cho phép có
quy mô dưới 50ha nhưng không dưới 20ha.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung
cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các
công trình khác [7].
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm,
quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối hạ tầng kỹ
thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy) [7].
Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu nước mặt,
nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng
áp, điều hòa) [7].
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: các sông, hồ điều hòa, đê, đập;
5
các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định hoặc lưu
động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ [7]..
Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: các nhà
máy phát điện; các trạm biến áp, tủ phân phối điện; hệ thống đường dây dẫn điện;
cột và đèn chiếu sáng.
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung
chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn [7].
Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài điện thoại;
mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây [7].
Ngoài ra, ở các đô thị có thể còn có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ
thống cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp khí đốt, đường ống vận chuyển rác, hệ
thống đường dây cáp truyền hình, truyền thanh, cáp internet...
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các
ngành kinh tế khác. Trong các đô thị yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát
triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Đặc biệt là sự xuất hiện của các đường giao thông kéo theo sự hình thành và phát
triển: các khu đô thị, khu dân cư hình thành, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất... các hạ tầng kỹ thuật khác cũng từ đó hình thành và phát triển theo, kéo theo
hệ thống dịch vụ công phát triển. Do đó, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là hết sức quan trọng. Nếu không có chính sách đúng đắn
và hợp lý thì việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ khó khăn.
Sự hình thành và phát triển của đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch phát
triển không gian đô thị. Quy hoạch phát triển không gian đô thị chỉ được thực hiện
có hiệu quả khi hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Việc
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không đồng bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kế
hoạch phát triển quy hoạch chung của các đô thị. Đô thị càng phát triển thì hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị càng có ý nghĩa quan trọng. Sự phát triển của các ngành hạ
tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất. Phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo phương thức hình thành các khu đô thị mới có
6
vai trò phân bổ lại mật độ dân cư đô thị, nâng cao mức sống, tiện nghi sinh hoạt cho
người dân đô thị và có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch phát triển không
gian đô thị.
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế thiên
về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà
điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống. Không có quản lý chung chung mà bao
giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoặc một ngành nhất định [15]. Tuy vậy, nó vẫn có
những nét chung phản ánh được bản chất của từ này, Quản lý gồm hai quá trình đan
kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và phát triển. Hay nói cách khác, Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được
mục tiêu định trước [15]. Dù quản lý trong lĩnh vực nào, người quản lý phải tuân
thủ một số nguyên tắc là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo trong quá trình quản lý.
Một số nguyên tắc quản lý cơ bản, đó là: Nguyên tắc mục tiêu; Nguyên tắc thu hút
tham gia tập thể; Nguyên tắc kết hợp các lợi ích; Nguyên tắc hiệu quả; Nguyên tắc
thích ứng, linh hoạt; Nguyên tắc khoa học, hợp lý; Nguyên tắc phối hợp hoạt động
của các bên có liên quan đến quản lý [15].
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy
hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu
sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả
hoạt động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [13]. Việc xây dựng và vận hành hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi những chi phí rất lớn, nhưng nếu việc quản lý
kém hiệu quả thì sẽ đem lại gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra những món
nợ khó trang trải cho ngân sách Nhà nước, gây những tác động nguy hại đối với môi
trường. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị không
chỉ xảy ra đối với các nước đang phát triển, mà cũng đang thu hút sự quan tâm của
các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và Chính phủ các nước phát triển [15].
Hệ thống quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều hành
(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết nối và đảm bảo
7
sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
[15]. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn
khổ nguồn vốn và kinh phí được sử dụng.
Hệ thống quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị yêu cầu phải có cách tiếp cận tổng
hợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống. Khi xử lý các vấn đề quản lý cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội
và chính trị. Quá trình cải tạo và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
phải tuân theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp phường, thị trấn thường là
giao cho các cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao
gồm hai nhóm: (1) Quản lý kinh tế và kỹ thuật, là việc quản lý thông qua sử dụng các
định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật... để
quản lý các hoạt động trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật; (2) Quản lý tổ chức, là việc
quản lý thông qua thiết kế, vận hành bộ máy tổ chức và nhân lực trong hệ thống hạ
tầng kỹ thuật. Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt
động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các chủ sử dụng công trình hạ tầng kỹ
thuật phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và sự hướng dẫn của các cơ quan
quản lý nhà nước ở đô thị [15].
Nội dung cơ bản của công tác quản lý và khai thác các công trình HTKT đô thị
bao gồm: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công sau khi cải tạo và xây dựng công trình;
Phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có các biện pháp sửa chữa kịp thời; Thực
hiện các chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chức năng sử dụng
các công trình theo định kỳ kế hoạch; Hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cộng
(điện, nước, thông tin) với các đối tượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện
các quy định về hành chính cũng như các quy định về kỹ thuật.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
(1) Quản lý tốt hệ thống HTKT khu đô thị nói chung, các khu đô thị mới nói
riêng là một trong những yêu cầu quan trọng liên quan tới đời sống của mỗi người
dân, đồng thời cũng là vấn đề hết sức cấp bách với chính quyền đô thị. Trước đây,
trong các khu đô thị mới, công tác này không được chú ý đúng mức, thậm chí bị
buông lỏng dẫn đến tình trạng hệ thống HTKT bị hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí
lớn, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, gây bức xúc, bất bình trong cộng đồng dân
cư.
(2) Dự án khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng là một trong các dự
án trọng điểm lớn đang trong quá trình xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của
công tác xây dựng và quản lý hệ thống HTKT tại khu đô thị mới này, nhằm cải
thiện tốt hơn điều kiện sống của cư dân trong khu đô thị, việc nghiên cứu đề xuất
tìm các giải pháp quản lý tốt hệ thống HTKT rất thiết thực cần được nghiên cứu.
(3) Quản lý hệ thống HTKT hiệu quả phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ
đối với tất cả các thành phần cấu thành của hệ thống HTKT và phải đảm bảo tính
toàn diện theo quy hoạch được duyệt, đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật
như quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn áp dụng trong mọi giai đoạn thực hiện dự
án như: lập dự án quy hoạch, thiết kế, thẩm định, thực hiện thi công xây dựng và
quá trình khai thác sử dụng.
(4) Trong công tác quản lý hệ thống HTKT, cần thiết phải có sự phối hợp chặt
chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, sự phối hợp và
thấu hiểu của các bên tham gia với chính quyền và cộng đồng dân cư sở tại, tuân thủ
nghiêm ngặt các văn bản pháp luật liên quan của Nhà nước và địa phương, các tiêu
chuẩn, quy phạm ngành… đồng thời không thể thiếu được sự chọn lọc, học hỏi
những kinh nghiệm quản lý của các địa phương trong cả nước và ngoài nước.
(5) Tác giả luận văn đã đề xuất 09 giải pháp đồng bộ để quản lý có hiểu quả hệ
thống HTKT khu đô thị mới Đề Thám, bao gồm: (1) Quản lý mạng lưới đường giao
thông, nền xây dựng qua công tác cắm mốc chỉ giới; (2) Rà soát cao độ nền và khớp
nối đồng bộ hệ thống HTKT khu đô thị mới với các khu liền kề; (3) Tăng cường
Quản lý chất lượng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; (4) Tiếp tục hoàn thiện cơ
chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống
HTKT trên địa bàn thành phố Cao Bằng; (5) Hoàn thiện quy định quản lý hệ thống
HTKT đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; (6) Tăng cường phân cấp quản lý HTKT;
(7) Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước trong phát triển hệ thống HTKT; (8) Đề xuất mô hình quản lý hệ thống
HTKT đô thị ở thành phố Cao Bằng; (9) Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
hệ thống HTKT.
2. Kiến nghị:
(1) Đối với Chính phủ: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, tiêu
chuẩn, các quy định đối với khu đô thị mới, tuy nhiên trong quá trình triển khai áp
dụng thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do vậy, cần có sự nghiên cứu
và ban hành thêm để có cơ sở thực hiện một cách chặt chẽ, đặc biệt đối với việc xây
dựng và quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị mới.
(2) Đối với UBND tinh Cao Bằng, UBND Thành phố và các sở, ban ngành có
liên quan cần sớm xem xét ban hành và áp dụng chính sách thu hút nguồn vốn đầu
tư theo hướng xã hội hóa để xây dựng và quản lý hệ thống HTKT không chỉ cho
Khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng mà còn cho các khu đô thị khác trong
tương lai.
(3) Đối với UBND phường Đề Thám: Cần đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nước
của UBND phường Đề Thám đối với các tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo chất
lượng xây dựng hệ thống HTKT Khu đô thị mới Đề Thám thành phố Cao Bằng theo
quy hoạch, thiết kế được phê duyệt đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Bên
cạnh đó, UBND phường Đề Thám cần xây dựng điều lệ quản lý HTKT chung cho
toàn khu đô thị để làm cơ sở cho công tác quản lý và phát triển hệ thống HTKT một
cách đồng bộ và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Ban Quản lý dự án khu đô thị mới Đề Thám (2014), Báo kết quản thực hiện
nhiệm vụ năm 2014 và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2015.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
(2006), Thông tư liên tịch 04/2006TTLT-KHĐT-UBTWMTTQVN-TC hướng
hẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế giám sát cộng đồng.
3. Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXDBNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ Về việc Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban
nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành xây dựng.
4. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trìnhTiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (2008), Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài công trình- Tiêu
chuẩn thiết kế TCXDVN 7957:2008, Hà Nội
6. Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD, Hà Nội
7. Bộ xây dựng (2010), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01:2008/BXD, Hà Nội
8. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế giám sát cộng đồng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số: 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 về ban
hành Quy chế khu đô thị mới, Hà Nội.
10. Chính phủ (2007), Nghị định số: 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về
Thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
11.Chính phủ (2010), Nghị định số: 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về Quản
lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
12.Liên danh: Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn, BXD và Công ty
Arep Ville(2013), Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2012-2030, tầm nhìn 2050.
13. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2012.
14. Nguyễn Tố Lăng (2005), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài
giảng học viên cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội.
15. Phan Trọng Mạnh (2005), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội.
16. Vũ Thị Vinh (2001), Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị bền
vững, Tạp chí Xây dựng số 12, Hà Nội.
17. Nguyễn Lâm Quảng, Bài giảng môn Khoa học quản lý cho học viên các
lớp cao học quản lý đô thị, Trường đại học kiến trúc Hà Nội – 2012.
18. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây
dựng, Hà Nội.
19. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị, Hà Nội.
20.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2004), Quyết định số: 3362/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 12 năm 2004 V/v phê duyệt quy hoạch chung thị xã Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2004 – 2020
21.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Quyết định số: 295/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 3 năm 2006 V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị
và khu dân cư tỉnh Cao Bằng
22.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2007), Quyết định số: 1586/QĐ-UB ngày
12 tháng 7 năm 2007 V/v phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết khu
đô thị mới Đề Thám thị xã Cao Bằng
23.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Quyết định số: 2252/QĐ-XD-UB
ngày 19 tháng 9 năm 2008 V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Đề
Thám, thị xã Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng và đồ án quy hoạch kèm theo.
24.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2010), Quyết định số: 691/2010/QĐUBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 V/v ban hành Quy định quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị, nhà ở và công sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
25.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2010), Quyết định số: 1443/QĐ-UBND
ngày 27 tháng 7 năm 2010 V/v phê duyệt vi chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị
mới xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng.
26.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2012), Quyết định số 2142/QĐ-UBND,
ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch bảo
vệ môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020.
27.Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2012), Quyết định số: 357/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 3 năm 2012 V/v phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000.
Website
28. Chính phủ Việt Nam: www.Chinhphu.gov.vn.
29.UBND tỉnh Cao Bằng: www.Caobang.gov.vn
30.Sở Xây dựng Cao Bằng: www.soxaydung.caobang.gov.vn
31. Sở Tài Nguyên và Môi trường Cao Bằng: www.tnmtcaobang.gov.vn
32. UBND thành phố Cao Bằng: www.ubndtp.caobang.gov.vn
33. Sở Xây dựng Lâm Đồng: w3.lamdong.gov.vn
34. Sở Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu: www.soxd.baria-vungtau.gov.vn
35. Ảnh chụp của tác giả tháng 5/2015
36. The yeaar in infrastructure:www.bentley.com.