Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thông dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.77 KB, 55 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân
LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế cơ sở của nền kinh tế quốc dân, nơi trực
tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm thực hiện
cung cấp các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Cùng với sự phát
triển của đất nước trong những năm qua nghành xây dựng cơ bản ngày càng
khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, đóng góp to lớn vào sự phát
triển chung nền kinh tế của đất nước.
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì NVL là một trong 3 yếu tố cơ
bản,là cơ sở vật chất trong quá trình sản xuất để hình thành thực thể sản
phẩm.Chí phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí
của sản xuất sản phẩm,chi phí nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong
giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy mà kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp giữ một vị trí quan trọng,nó ghi chép toàn bộ tình hình nguyên vật liệu từ
khâu thu mua,nhập kho,xuất dùng,tồn kho,làm tốt công tác kế toán nguyên vật
liệu nó sẽ phản ánh chính xác chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm
sản xuất ra,tình hình sử dụng,bảo quản,tồn kho.Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
là một yếu tố quan trọng để giảm giá thành sản phẩm,tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Do đó,phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy
rõ ưu nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
sản xuất sản phẩm thì công tác kế toán phải được coi trọng,có tổ chức một cách
hợp lý khoa học phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Với mong muốn được tìm hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu nên em
đã chọn đề tài cho mình là:"Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thông
Dung".
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương:
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.


Phần II:Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thông
Dung.
Phần III:Một số ý kiến,nhận xét, đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thông Dung.

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán
1.1.1Khái niệm:
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự
chế dùng cho quá trình chế tạo sản phẩm.Thông thường giá trị nguyên vật liệu
chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.Do đó việc quản lý và sử dụng nguyên
vật liệu có hiệu quả góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả của
quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.2. Đặc điểm:
Nguyên liệu, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ
sở vật chất cấu thành nên thực hành sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu có những đặc
điểm khác với các loại tài sản khác.
-Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu trình kinh doanh.
-Khi tham gia vào quá trình kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi
hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.

-Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu thuộc vốn lưu
động dự trữ và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong
giá thành sản xuất.
1.1.3.Nhiệm vụ hạch toán:
- Kế toán ghi chép, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu cả về số
lượng, chất lượng, giá trị. Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp
thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng nhất quán ít nhất là trong một niên
độ kế toán.
- Kế toán tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu sử dụng vào chi phí sản xuất
theo đúng chế độ quy định
- Kế toán vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu hướng dẫn
kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho vật liệu. Kiểm
tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thường xuyên đối chiếu số
liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của
từng thứ vật liệu.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, thừa, thiếu, ứ đọng kém phẩm chất, ngăn
ngừa việc sử dụng vật liệu lãng phí.
- Kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo chế độ của nhà nước. Lập
các báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành
và phân tích kinh tế.

1.2.Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu:
-Nguyên vật liệu chính:Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất,thực thể chính của sản phẩm.
-Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không
cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính
làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản
phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình
thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục
vụ cho quá trình lao động.
-Vật tư thay thế:Là những loại vật tư dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết
bị, phương
tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất.
-Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình
thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản:Là những loại vật liệu và thiết bị được sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm
cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt
vào công trình xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không thuộc các nhóm nếu trên như phế liệu
thu hồi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.2.Tính giá nguyên vật liệu
1.2.2.1.Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Gía thực tế nguyên vật liệu là giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp
pháp,hợp lý về các khoản chi phí để có được nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
a). Đối với vật liệu mua ngoài:
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang3



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Giá thực tế nhập kho = Giá mua chưa thuế ghi trên HĐ + Chi phí thu mua
thực tế phát sinh + Thuế không hoàn lại - Các khoản giảm trừ(nếu có)

Trong đó:
-Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, …
Vật liệu từ nơi mua về đến Doanh nghiệp; công tác phí của Nhân viên thu mua;
Chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, tiền bồi thường; Chi phí của bộ phận thu mua độc
lập; số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)
-Thuế gồm các khoản thuế không hoàn lại như: Thuế NK, Thuế TTĐB, phần thuế
GTGT phải nộp khi mua Vật liệu (đối với Doanh nghiệp không thuộc diện nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), thuế GTGT hàng NK không được khấu
trừ.
-Các khoản giảm trừ :
*Giảm giá Vật liệu: do khoản tiền được người bán giảm trừ do hàng kém chất
lượng, sai quy cách.
*Chiết khấu thương mại: khoản tiền người mua được hưởng khi mua hàng số
lượng lớn.
*Hàng mua trả lại : giá trị hàng đã mua trả lại cho người bán.
b) Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến:
Giá thực nhập kho = Giá xuất đi gia công + Chi phí gia công+ chi phí vận
chuyển, bốc dỡ + các khoản thuế không được hoàn lại - các khoản giảm trừ
(nếu có)
c) Đối với nguyên vật liệu nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác


Gía thực tế = Gía do Hội đồng định giá xác định + chi phí liên quan
d) Đối với nguyên vật liệu được cấp, được biếu tặng
Gía thực tế = giá do hội đồng định giá xác định (hoặc giá theo biên bản
bàn giao) + Chi phí liên quan khi tiếp nhận)
1.2.2.2.Tính Giá Thực Tế Nguyên Vật Liệu Xuất Kho
a) Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo
đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có
ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất kho
Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường
xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp.
b) Phương pháp đơn giá bình quân:
Theo phương pháp này là cuối mỗi kỳ hoặc sau mỗi lần nhập thì xác định đơn giá
bình quân của vật liệu tồn trong kỳ để làm giá xuất kho. Đơn giá bình quân có thể
xác định theo 1 trong 2 phương pháp sau:
*Phương pháp bình quân cả kỳ dữ trự
Các đơn vị thường sử dụng một giá xuất kho tạm tính làm giá xuất kho. Cuối
kỳ ,tính lại đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và tiến hành điều chỉnh lại.
Đơn giá
bình quân =

cả kỳ dự trữ

Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, thích hợp với những doanh nghiệp hạch toán hang
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch
toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.không phù hợp với
những doanh nghiệp hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
* Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tính đơn giá bình quân
sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng vật liệu xuất để tính giá vật liệu
xuất.
Đơn giá
bình quân
sau mỗi lần nhập

Gía thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
=
Lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập

Ưu điểm: Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp
thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.
c) Phương pháp nhập trước, xuất trước ( FIFO).
- Phương pháp này dựa trên giả thiết là nguyên vật liệu nào nhập kho trước sẽ
SVTH : Trần Thị Thu Tươi


Trang5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

được xuất dùng trước đúng giá nhập kho của chúng.
Gía thực tế NVL nhập kho = Số lượng xuất kho của từng lần nhập kho X đơn
giá tính theo từng lần nhập

Ưu điểm:Phản ánh tương đối chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và tồn
cuối kỳ.Thích hợp với những doanh nghiệp ít sử dụng nguyên vật liệu, số lần
nhập kho ít
Nhược điểm:Phải theo dõi chặt chẽ chi tiết từng nghiệp vụ nhập kho nguyên vật
liệu.Không thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu,số
lần nhập kho nhiều.
1.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
1.3.1.1. Chứng từ sử dụng.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Biên bản kiểm kê
- Hóa đơn , hóa đơn bán hàng thông thường
- Phiếu xuất kho theo hạn mục
1.3.1.2. Sổ kế toán
-thẻ kho
-sổ chi tiết vật tư

-sổ số dư,sổ đối chiếu luân chuyển
-bảng kê nhập,bảng kê xuất…
1.3.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.2.1 phương pháp thẻ song song
a) Tại kho
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất NVL ghi số lượng thực
nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu
sổ tồn trên thẻ kho với số tồn vật liệu thực tế còn ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ,
sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về
phòng kế toán.

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

b)Tại phòng kế toán
Mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm NVL tương ứng với thẻ kho
của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị hàng ngày hoặc định kỳ khi
nhận được các chứng từ nhập xuất kho của thủ kho gửi đến kế toán NVl phải
kiểm tra từng chứng từ ghi đơn giá và tính thành tiền sau đó ghi vào sổ hoặc thẻ
chi tiết vật liệu có liên quan.
Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và tổng số
tồn của từng thứ vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho, lập báo cáo tổng hợp nhập
xuất tồn kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
c) Ưu điểm,nhược điểm

* ưu điểm:
+ Đơn giản,dễ áp dụng,dễ đối chiếu,kiểm tra
* Nhược điểm:
+ Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lập về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác
làm hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán do việc kiểm tra và đối chiếu chủ
yếu được tiến hành vào cuối tháng.
+ Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu thì số lượng thẻ quá
nhiều sẽ làm mất công sức ghi chép,đối chiếu kiểm tra.
Sơ đồ 1.3.2.1: kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Chú thích:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

PB
hả
Sn
iT
ếhổg
uP
ẻS
htổ
nikkổ
hếếnk
uậogế
pt
o
xht

o
kuáợ
n
hấpá
n
otN
ch
h
Trang7
kật
i
hpổ
on

t


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

i
ếX
h
tuợ
GVHD: Th.S Nguyễn Lê
ấp Nhân

Ghi cuối tháng
1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

t

-

a) tại kho

T
Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn khoồ vật liệu
n

như phương pháp thẻ song song.
b) tại phòng kế toán

Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu theo từng kho,cuối tháng
trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng danh điểm và
theo từng kho, kế toán lập Bảng kê nhập vật liệu, Bảng kê xuất vật liệu. Rồi ghi
vào sổ đối chiếu luân chuyển.Cuối kỳ đối chiếu thẻ kho với sổ đối chiếu luân
chuyển.
c) Ưu ,nhược điểm của phương pháp
* Ưu điểm: Với phương pháp này khối lượng ghi chép có giảm bớt so với
phương pháp ghi thẻ song song.
* Nhược điểm:
+ Vẫn trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữa ghi chép của thủ kho và kế toán.
+ Nếu không lập bảng kê nhập, bảng kê xuất vật tư, hàng hoá thì việc sắp xếp
chứng từ nhập, xuất trong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh
nhầm lẫn sai sót. Nếu lập bảng kê nhập, bảng kê xuất thì khối lượng ghi chép vẫn
lớn.
+ Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành
vào cuối tháng, vì vậy hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán .
+ Theo phương pháp này, để lập báo cáo nhanh hàng tồn kho cần phải dựa vào
số liệu trên thẻ kho.


SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Sơ đồ 1.3.2.2:phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
THẺ KHO

PHIẾU XUẤT KHO

PHIẾU NHẬP KHO

SỔ ĐỐI CHIẾU
LUÂN CHUYỂN

BẢNG KÊ NHẬP

BẢNG KÊ XUẤT

SỔ KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng


1.3.2.3 Phương pháp sổ số dư
a) tại kho
Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho cuối
tháng của từng loại NVL theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng sổ số dư được
chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho.
b) Tại phòng kế toán:
Định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho, sau đó
tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của NVL nhập xuất theo từng
nhóm NVL để ghi vào bảng kê nhập xuất, tiếp đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập
xuất, đến cuối tháng ghi vào phần nhập xuất tồn của bảng kê tổng hợp. Đồng thời
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

cuối tháng khi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị của NVL tồn kho để
ghi vào sổ số dư, cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên
bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho cuối kỳ.
c) Ưu điểm,nhược điểm
* Ưu điểm
+Tránh sự ghi chép trùng lắp về mặt số lượng giữa thủ kho và kế toán.
+Giảm được nhiều khối lượng công việc ghi chép,kiểm tra,đối chiếu được chặc
chẽ hơn.
*Nhược điểm:
+Không biết được sự biến động của từng thứ nguyên vật liệu
+Khó kiểm tra,đối chiếu đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của thủ kho và kế toán phải

thành thạo.
Sơ đồ 1.3.2.3: kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
THẺ KHO

PHIẾU XUẤT KHO

PHIẾU NHẬP KHO

Sổ số dư
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập

Phiếu giao nhận
chứng từ xuất

Bảng kê nhập
xuất tồn

Bảng lũy kế
xuất

Bảng lũy kế
nhập

Sổ kế toán tổng
hợp
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng

1.4 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

1.4.1. hạch toán hàng tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản
ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật
liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.
1.4.1.1 Tài khoản sử dụng
a) Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua,
đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.
Kết cấu TK 151:
-Bên Nợ:
+ Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường.
-Bên Có:
+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối
tượng sử dụng.
-Dư Nợ:
+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường chưa về nhập kho.
b) Tài khoản 152-Nguyên vật liệu
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại
nguyên vật liệu theo giá thực tế.

Kết cấu TK 152:
-Bên Nợ:
+ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.
+ Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
-Bên Có:
+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài
gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
+ Trị giá NVL được giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả lại người bán.
+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
-Dư Nợ:
+ Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho.

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

1.4.1.2. Trình tự hạch toán
Kế toán tăng, giảm NLVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
TK 111, 112,331..
TK 621
Tổng Tăng do mua ngoài
giá (chưa có thuế GTGT)
TK 1331

thanh
toán Thuế GTGT
được khấu trừ

Xuất vật liệu để trực tiếp chế
tạo sản phẩm
TK 627, 641, 642…
Xuất cho PX sản xuất, cho bán
hàng, cho QLDN, XDCB

TK 151
Vật liệu đi đường kỳ trước
TK 411
Nhận cấp phát, nhận vốn cổ phẩn
nhận vốn góp liên doanh…
TK 632, 3381
Giá trị thừa phát hiện khi kiểm
kê tại kho ( thừa trong hoặc ngoài
định mức)
TK 221, 222
Thu hồi vốn đầu tư

TK 222
Xuất vật liệu góp vốn
liên doanh, liên kết…
TK 154
Xuất thuê ngoài gia công
chế biến
TK 632, 1381,…
Vật liệu thiếu phát hiện qua

kiểm kê tại kho (trong hoặc ngoài
định mức)
TK 412

TK 412
Khoản chênh lệch do đánh giá tăng

Khoản chênh lệch giảm
đánh giá giảm

TK 1331
Thuế GTGT tương ứng với khoản
CKTM, giảm giá hàng mua, hàng
mua trả lại

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

TK 331, 111, 112
CKTM, GGHM,
hàng mua trả lại

Trang12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

1.4.2.Kế toán tổng hợp NLVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.2.1 .Tài khoản sử dụng

a.) TK 151: “ Hàng mua đang đi đường”
Kết cấu TK 151.
- Bên nợ: Giá trị thực hàng đang đi đường cuối kỳ.
- Bên có: Kết chuyển giá trị thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ.
- Dư nợ: Giá trị thực tế hàng đang đi đường.
b.) TK 152 “Nguyên vật liệu”
-Bên nợ: kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
-Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ
c.) TK 611 “ mua hàng . Dùng để phản ánh tình hình thu mua, tăng giảm nguyên
vật liệu, công cụ...theo giá thực tế ( giá mua và chi phí thu mua).
* Kết cấu TK 611.
- Bên nợ:
+ Trị giá vốn thức tế của NVL tồn kho đầu kỳ
+ Trị giá NVL mua vào trong kỳ.
Bên có:
+ Trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê.
+ Trị giá NVL xuất trong kỳ
- TK 611 có 2 tài khoản cấp 2.
- TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu.
- TK 6112: Mua hàng hoá.

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân


1.4.2.2. Trình tự hạch toán
TK 611 (6111)
TK 151

TK 151
Giá trị vật liệu đang đi đường
đầu kỳ chưa sử dụng

Giá trị vật liệu đang đi đường
cuối kỳ chưa sử dụng
TK 152

TK 152
Giá trị vật liệu tồn kho

Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ
chưa sử dụng

đầu kỳ chưa sử dụng
TK 621

TK 411
Nhận vốn góp liên doanh
cấp phát, vốn cổ phẩn

Xuất dùng trực tiếp
để chế tạo sản phẩm
TK 627, 641, 642…

TK 412

Đánh gía tăng vật liệu

Xuất dùng phục vụ cho sản xuất
bán hàng, quản lý, XDCB
TK 111, 112, 331, 1388…

TK 111, 112, 331

TK 515

Giảm giá hàng mua, chiết khấu
thương mại được hưởng và giá trị
hàng mua trả lại

Giá trị vật liệu mua
vào trong kỳ (chưa có
thuế GTGT) TK 1331
Thuế GTGT đầu vào tương ứng
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
với số chiết khấu thương mại
giảm giá hàng mua, hàng mua
trả lại…

Tổng số chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng
(tính trên tổng số tiền đã thanh toán)

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang14



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Trang15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH THÔNG DUNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÔNG DUNG
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thông Dung
Công ty TNHH Thông Dung được thành lập ngày 10/03/2009
Mã số thuế: 0401028186
Điện thoạị:0935707713
Địa chỉ : 460 Ngô Quyền,Quận Sơn Trà,Thành Phố Đà Nẵng
Số tài khoản:100214851012633 tại ngân hàng eximbank,chi nhánh Đà Nẵng
Vốn điều lệ:2000.000.000 đồng
Email:
Giấy ĐKKD số:0401028186
Từ năm 2009 công ty hoạt động theo mô hình công y cổ phần với những ngành
nghề kinh doanh là xây dựng nhà các loại,xây dựng công trình đường bộ,công
trình đường sắt,thủy lợi, cơ sở hạ tầng,khu dân cư,bán buôn vật liệu xây

dựng,kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô.Là một công ty chỉ mới được thành lập
được vài năm nên doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất cũng
như tiền vốn,địa bàn hoạt động phân tán trong thành phố.Lao động chủ yếu là lao
động thủ công chưa qua đào tạo cơ bản,tay nghề thấp,cán bộ quản lý còn thiếu
kinh nghiệm.
Tuy vậy,trong điều kiện hiện nay quá trình chuyên môn hóa đang diễn ra mạnh
mẽ và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên doanh nghiệp luôn tận
dụng và phát huy lợi thế tối đa của mình.trong quá trình phát triển công ty,cùng
với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân và nhà quản lý,công ty đã đạt được
một số những giải thưởng và chứng nhận quan trọng.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Thông Dung.
Công ty TNHH Thông Dung là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo
vệ.Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
Xây dựng,tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra,sản xuất
kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký,đúng mục đích thành lập doanh
nghiệp.
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Tuân thủ chính sách,chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực
hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các
bạn hàng trong và ngoài nước.
Quan lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi-Thực hiện việc

nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của
người lao động,nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trog và ngoài
nước.
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước,tổ chức có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động
,vệ sinh và an toàn lao động,bảo vệ môi trường sinh thái,đảm bảo phát triển bền
vững,thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như
những quyết định có liên quan tới hoạt động của công ty.
2.1.3 Bộ máy quản lý tại công ty TNHH Thông Dung
2.1.3.1 Bộ máy quản lý chung
a.Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1.3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ
CHỨCHÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KẾ
TOÁNTÀI
CHÍNH

PHÒNG

QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNGVĂN
PHÒNG
CÔNG TY

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ

: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ chức năng
b.Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Gíam đốc:Là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm về việc quản lý
và điều hành mọi hoạt động của công ty .GĐ là người nắm quyền điều hành cao
nhất,có quyền quyết định phương hướng,kế hoạch,các vấn đề về tổ chức bộ máy
điều hành,chỉ đạo công tác tài chính,công tác kinh doanh.
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

-Phòng kinh doanh:Có chức năng trong việc xác định mục tiêu,phương hướng
hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
-Phòng kế toán-Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và

quản lý nguồn tài chính của công ty,phân tích các hoạt động kinh tê,tổ chức công
tác hạch toán kế toán theo đúng chế đọ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài
chính của nhà nước.
-Phòng kế toán vật tư:Lập kế hoạch sản xuất,theo dõi các mã hàng,làm các thủ
tục xuất hàng ,vận chuyển hàng hóa,quản lý các kho tàng của công ty.
-Phòng quản lý chất lượng-văn phòng công ty-tại các xí nghiệp trực thuộc đều
có các văn phòng thực hiện quản lý các công nhân tại xí nghiệp.Những văn
phòng này thực hiện việc tính năng xuất,lương,thưởng,bảo hiểm.ốm đau...
2.1.3.2 Bộ máy kế toán của công ty TNHH Thông Dung.
a.Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1.3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán
theo dõi
tiền mặt và
tiền gửi
ngân hàng

Kế toán
bán hàng

Kế toán
kho

Kế toán
tổng hợp

Quan hệ thông tin
Quan hệ trực tuyến

b.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
-Kế toán trưởng :là người chủ chốt của phòng kế toán,có quyền hạn và trách
nhiệm điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với nhân viên kế toán trong
công ty,ngoài ra kế toán trưởng còn tổ chức,bảo quản chứng từ kế toán,lập báo
cáo tài chính để cung cấp các thông tin kịp thời cho giám đốc trong việc lãnh đạo
công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về chỉ đạo
thực hiện tổ chức công tác kế toán.
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

-Kế toán theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng:Có trách nhiệm theo dõi,chịu
trách nhiệm về biến động thu chi và xác định tồn quỹ hợp lý giữa thực tế và sổ
sách,lập báo cáo về tiền mặt,tiền gửi ngân hàng hằng ngày.
-Kế toán bán hàng:Theo dõi việc mua bán của công ty và lập báo cáo bán hàng
giữa giá bán và giá mua.Mở các sổ chi tiết theo dõi và quản lý việc bán hàng.
-Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập,xuất,tồn hàng hóa trong kho cẩ về mặt số
lượng và mặt giá trị vào sổ sách liên quan.
-Kế toán công nợ: giúp kế toán trưởng chỉ đạo phòng kế toán,có nhiệm vụ theo
dõi tổng hợp số liệu từ các bộ phận để tập hợp chi phí tính giá thành,đồng thời
chỉ đạo bộ máy kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.
2.1.3.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty TNHH Thông Dung áp dụng theo chế độ kế toán Chứng từ ghi sổ,kế
toán vừa làm thủ công vừa có sự hộ trợ của máy tính giúp kế toán lên các báo cáo
nhanh chóng và đỡ sai sót số liệu trong việc tính toán.

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ,
sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái.Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng
nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số
dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng
số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Sơ đồ 2.1.3.3 :sơ đồ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ


Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Sổ,thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng
hợp chi
tiết

BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu ,kiểm tra
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH THÔNG DUNG
2.2.1 Đặc điểm,phân loại và phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty
2.2.1.1.Đặc điểm
Do đặc thù của công ty là chuyên xây dựng nhà ,công trình đường bộ,đường

sắt,thủy lợi,cơ sở hạ tầng...nên vật liệu chủ yếu là vật liệu xây dựng như
sạn,đá,thép,xi măng,nhựa đường..Cũng giống như đặc điểm của nguyên vật liệu
nói chung sau mỗi giai đoạn thi công, hay sau mỗi hạng mục công trình thì vật
liệu được tiêu dùng toàn bộ,hình thái ban đầu của nó không còn.Hoặc vật liệu bị
biến dạng và tiêu hao hoàn toàn trong quá trình thi công,tức là giá trị vật liệu đã
chuyển dịch toàn bộ vào giá thành của từng giai đoạn thi công hay từng hạng
mục công trình.
2.2.1.2 Phân loại
Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán vật tư công ty đã phân thành các
loại sau:
-Nguyên vật liệu chính: Cát,sạn,sỏi,đá,sắt,thép,xi măng,nhựa đường...
-Nguyên vật liệu phụ: Đinh,thép buộc,ốc vít,đá,chông các loại,bột trét,màu sơn
chống rỉ..
-Nhiên liệu: xăng ,dầu,nhớt,mỡ máy...
-Phụ tùng thay thế: Phụ tùng ô tô,phụ tùng máy động lực,vòng bi..và các phương
tiện khác phục vụ cho sản xuất.
2.2.1.3.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty
a.Tính giá NVL nhập kho
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

Nguyên vật liệu khi nhập kho được tính theo giá thực tế ( giá gốc ), tức là nguyên
vật liệu khi nhập kho đều được phản ánh theo giá thực tế.
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá mua chưa thuế ghi trên hóa đơn cộng

với các loại thuế không được hoàn lại cộng với chi phí thu mua thực tế phát sinh
như chi phí vận chuyển, bốc dở….và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới
việc mua trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá(nếu có).
b. Tính giá NVL xuất kho
Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trướcxuất trước,theo phương pháp này người ta lấy đơn giá vật liệu nhập trước làm
đơn giá để tính giá trị vật liệu xuất kho cho đến khi hết số lượng các nguyên vật
liệu.
2.2.2 Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
2.2.2.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu.
Sơ đồ 2.2.2.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
theo phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ
nhập

Sổ KT chi tiết vật liệu

Chứng từ
xuất

Bảng tổng hợp N-X-T
vật liệu
Ghi chú:

Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra


a.Chứng từ sử dụng
 Phiếu nhập kho
 Phiếu xuất kho
 Hóa đơn giá trị gia tăng
 Biên bản kiểm nghiệm vật tư
SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

b.Sổ sách kế toán sử dụng
 Thẻ kho
 Sổ chi tiết NVL
 Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
 Chứng từ ghi sổ
 Sổ cái
2.2.2.2.Trình tự hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
a. Kế toán chi tiết tăng nguyên vật liệu
Sơ đồ: 2.2.2.2 Quy trình mua NVL nhập kho

Phòng
kỹ
thuật
vật tư

Nghiệp

vụ nhập
kho

Xây
dựng
định
mức,
mua
NVL,
đề nghị
nhập
kho

Ban
kiểm
nghiệm

Kiểm
nghiệm
NVL
và lập
biên
bản
kiểm
nghiệm

Kế toán
NVL

Lập

phiếu
nhập
kho
(NVL
đủ tiêu
chuẩn

Thủ
kho

Kế toán
NVL

Nhập
kho và
ghi thẻ
kho

Ghi sổ
kế toán

Phòng kỹ thuật vật tư có nhiệm vụ xây dựng định mức tiêu hao NVL và định
mức dự trữ NVL. Hàng ngày thủ kho so sánh mức tồn kho với định mức. Những
NVL nào dưới định mức dự trữ thì thủ ko có trách nhiệm cho phòng vật tư đi thu
mua NVL. Khi NVL về đến Công ty, ban kiểm nghiệm bao gồm đại diện kỹ
thuật, người phụ trách kỹ thuật và thủ kho tiến hành kiểm tra về số lượng, quy
cách, chất lượng vật liệu, đơn giá vật liệu. Sau đó sẽ lập “Biên bản kiểm nghiệm
vật tư” thành 03 liên. Liên 01 được giữ tại phòng kỹ thuật vật tư, liên 02 được
gửi cho kế toán nguyên vật liệu, liên 03 giao cho bên bán. Trường hợp vật liệu
SVTH : Trần Thị Thu Tươi


Trang22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân

không đúng quy cách, phẩm chất hoặc thiếu hụt thì phòng kỹ thuật vật tư sẽ làm
thủ tục khiếu nại gửi cho đơn vị bán. Đối với vật liệu đảm bảo các yêu cầu trên
đủ tiêu chuẩn nhập kho. Kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng và biên bản kiểm
nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho.
Phục vụ nhu cầu thi công công trình Điện Ngọc-Sơn Trà theo đơn đặt hàng số 05.
Nguyên vật liệu chính sử dụng cho công trình bao gồm: Xi măng PCB40,cát
đúc,thép pi6,thép pi8,thép pi12,cát đúc, đá 1x2,đá 2x4,sắt.
Số lượng dự kiến phục vụ cho xây dựng công trình cụ thể như sau:
STT
1
2
3
4

Tên vật tư
Ximăng PCB40
Cát đúc
Thép pi6
Thép pi8

ĐVT
tấn

tấn
kg
kg

Số lượng
150
3000
2500
2000

5
6

Thép pi12
Đá 1x2

kg
m3

2000
20.000

7
8

Đá 2x4
Sắt

m3
kg


15.000
1000

Đầu tháng 12/2014 anh Nguyễn Văn Hùng gửi giấy đề nghị nhập vật tư xi măng
PCB40,cát đúc,thép pi6,thép pi 8,thép pi12 lên trưởng phòng vật tư và ban giám
đốc công ty xét duyệt.
Sau khi giấy đề nghị nhập vật tư được xét duyệt,công ty tiến hành mua nguyên
vật liệu.
Nghiệp vụ phát sinh: Mua 19 tấn xi măng Hải Vân PCB40,đơn giá chưa
thuế 10% là 952.381 đồng .Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 152:19 x 952.381=18.095.239
Nợ TK 133:1.809.524
Có TK 111: 19.904.763
Quy trình mua nhập kho nguyên vật liệu gồm các chứng từ sau:

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Trang23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Công ty TNHH Thông Dung

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP VẬT TƯ
Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng

Bộ phận công tác: bộ phận vật tư
Lý do:để xây dựng công trình
Stt
1
2
3
4
5

Tên vật tư
Xi măng Hải Vân PCB40
Thép pi6
Thép pi8
Thép pi12
Cát đúc

Đvt
Tấn
kg
kg
kg
m3

Số lượng
19
1195
160
120
258


Ghi chú

Kính mong lãnh đạo xem xét và duyệt.
Trưởng phòng vật tư
(Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lê Nhân
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: giao cho người mua

Mẫu số: 01GTKT3/001
Kí hiệu: NH/12P
Số: 0079477

Ngày 07 tháng 12 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM&DV vận tải Toàn Khánh Khiêm
Mã số thuế: 0400566424
Địa chỉ: Tổ 40 An Khê-Q.Thanh Khê-Đà Nẵng
Điện thoại:

Số TK:………………………………………………………………………………
Họ và tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty TNHH Thông Dung
Địa chỉ: 460 A Ngô Quyền,Q.Sơn Trà,TP Đà Nẵng
Hình thức thanh toán : tiền mặt
S
TT
1
1
2

Tên hàng hóa dịch vụ

ĐVT

2
Xi măng Hải Vân PCB40

3
Tấn

Số
lượng
4
19

Đơn giá
5
952.381


Thành tiền
6=4*5
18.095.239

Cộng tiền hàng:
18.095.239
Thuế GTGT:
10%
Tiền thuế GTGT:
1.809.524
Tổng cộng tiền thanh toán:
19.904.763
Số tiền bằng chữ: Mười chín triệu chín trăm linh bốn ngàn bảy trăm sáu mươi
ba đồng.

Người mua hàng

Người bán hàng

(ký ,ghi rõ họ tên )

(ký ,ghi rõ họ tên )

SVTH : Trần Thị Thu Tươi

Thủ trưởng đơn vị
(ký ,đóng dấu ,ghi rõ họ tên)

Trang25



×