Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN LONG

CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ HƢỜNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trường Đại học
Luật Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.
Ngô Thị Hường – Trưởng bộ môn Luật hôn nhân và gia đình đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình làm luận văn này.
Học viên

Trần Long



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hỗ trợ của
giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này
nếu có sự tranh chấp.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015

Trần Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ Luật dân sự

DLBK

: Dân luật Bắc kỳ

DLGY

: Dân luật giản yếu

HN&GĐ


: Hôn nhân và gia đình

HVLL

: Hoàng Việt luật lệ

QTHL

: Quốc Triều hình luật


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài....................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 3
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài......................... 3
6. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của luận văn ..................... 4
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................ 4
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN .................................................. 5
1.1.KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN ............................ 5
1.1.1. Khái niệm kết hôn .................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm chế định kết hôn................................................... 10
1.2.CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC

THỜI KỲ..................................................................................................... 12
1.2.1. Thời kỳ phong kiến ................................................................ 12
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc ................................................................ 15
1.2.3. Thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân (từ 1945 đến 1954) 17
1.2.4. Thời kỳ đất nƣớc chƣa thống nhất (từ 1955 đến 1975) ...... 18
1.2.5. Thời kỳ đầu thống nhất đất nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi cả nƣớc (từ 1976 đến 1986) .................................. 20
1.2.6. Thời kỳ xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa (từ năm 1986 đến nay) ............................................................. 22


Chƣơng 2. NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014........................................................... 25
2.1.ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN ........................................................................ 25
2.1.1. Tuổi kết hôn ............................................................................ 25
2.1.2. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định ................... 30
2.1.3. Ngƣời kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự ....... 32
2.1.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm
kết hôn ................................................................................................. 33
2.1.4.1. Cấm kết hôn giả tạo ............................................................ 34
2.1.4.2. Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng kết hôn với ngƣời khác
hoặc ngƣời chƣa có vợ, chƣa có chồng kết hôn với ngƣời đang có
chồng, có vợ. ........................................................................................ 34
2.1.4.3. Cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời .......................... 36
2.1.4.4. Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa ngƣời
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
của chồng ............................................................................................. 38
2.1.5. Không thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới

tính

.................................................................................................. 38

2.2.ĐĂNG KÝ KẾT HÔN .......................................................................... 41
2.3. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ KẾT HÔN ....................................................... 43
2.3.1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật ............................................. 43
2.3.1.1. Ngƣời có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.. 44
2.3.1.2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật .............................. 45
2.3.1.3. Hƣớng giải quyết đối với trƣờng hợp kết hôn trái pháp
luật

............................................................................................... 48

2.3.1.4. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật ..... 49
2.3.2. Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền ........................... 51


2.3.3. Nam nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn ............................................................................................ 52
Chƣơng 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT
HÔN ............................................................................................................ 56
3.1.NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN .............................. 56
3.1.1. Không quy định những trƣờng hợp cấm kết hôn trong
Chƣơng II ............................................................................................ 56
3.1.2. Điều chỉnh về độ tuổi kết hôn ................................................ 57
3.1.3. Pháp luật không cấm ngƣời cùng giới tính kết hôn với nhau
nhƣng “không thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới
tính” .................................................................................................. 61

3.1.4. Cấm kết hôn giả tạo ............................................................... 64
3.2. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ XỬ LÝ VIỆC
KẾT HÔN VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ............................ 66
3.2.1. Sửa đổi về đăng ký kết hôn.................................................... 66
3.2.2. Những điểm mới về xử lý việc kết hôn vi phạm quy định về
kết hôn ................................................................................................. 66
KẾT LUẬN ................................................................................................ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Như chúng ta đã biết, gia đình được coi là “tế bào” của xã hội và hôn
nhân chính là cơ sở hình thành nên “tế bào” đó. Gia đình ra đời, tồn tại và
phát triển trước hết là nhờ việc Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam
nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ. Trong tiến trình
phát triển lịch sử của đất nước, suốt từ thời kỳ phong kiến, trải qua hai cuộc
đấu tranh chống đế quốc, có thể thấy Nhà nước ta vẫn luôn coi trọng vấn đề
hôn nhân và gia đình (HN&GĐ), vì vậy đã có nhiều văn bản pháp luật điều
chỉnh về HN&GĐ nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong
gần 60 năm trở lại đây, Nhà nước ta đã xây dựng và cho ra đời những đạo
luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, lần lượt vào các năm 1959, 1986, 2000
và gần đây nhất đã ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 với quy mô và nội
dung ngày một hoàn chỉnh, cụ thể và tiến bộ. Trong đó, có nhiều quy định
không chỉ mang tính kế thừa mà còn mang tính phát triển, đặc biệt là về
chế định kết hôn.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, và
khi một đôi nam nữ trở thành vợ chồng thì họ phải đảm bảo những yếu tố

để hôn nhân hợp pháp cũng như để có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chính
vì lí do đó mà có thể nói rằng chế định kết hôn là một trong những chế định
quan trọng trong pháp luật HN&GĐ. Điểm qua hệ thống pháp luật Việt
Nam từ năm 1945 đến trước năm 2014 cho thấy: Luật HN&GĐ năm 1959,
Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 luôn đặt ra những quy
phạm pháp luật để điều chỉnh chế định kết hôn, cụ thể là điều kiện kết hôn,
hủy kết hôn trái pháp luật, quy định về đăng ký kết hôn… Các quy phạm
pháp luật theo thời gian có sự thay đổi, nhưng luôn hướng đến tiêu chí bảo
đảm hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của các cặp nam nữ, hướng tới xây dựng
gia đình hạnh phúc, nhằm tạo nên một xã hội văn minh, dân chủ và giàu
mạnh.


2

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, sự hội
nhập văn hóa thế giới ngày một mạnh mẽ với những thay đổi không nhỏ về
quan niệm, tư duy, tâm sinh lý mỗi con người, điều này dẫn tới việc pháp
luật nói chung, pháp luật về HN&GĐ nói riêng và những quy định cụ thể
về chế định kết hôn phải có những thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của
nền kinh tế xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đã được Quốc hội thông qua
ngày 19 tháng 6 năm 2014, trong đó có những sửa đổi rất đáng chú ý trong
chế định kết hôn, như về độ tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, biện pháp xử lý
việc kết hôn trái pháp luật… Những sửa đổi này đã được xem xét, đánh giá
rất kỹ càng bởi nhà lập pháp. Có nhiều ý kiến trái chiều về tính hợp lý của
những sửa đổi này, cũng như vấn đề làm thế nào để những thay đổi đó có
thể được áp dụng và thi hành một cách hiệu quả. Để góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận của chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014,
cũng như giá trị pháp lý của chế định này trong thực tiễn, việc nghiên cứu
“Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” là rất có ý

nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chế định kết hôn trong Luật
HN&GĐ Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
như:
(1) Ths. Trần Thị Phương Thảo, Các điều kiện kết hôn theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ Luật học; Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2014;
(2) Ths. Nguyễn Thị Hiền, Trường hợp cấm kết hôn - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học; Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2013;
(3) Tô Thị Thu Trang, Các trường hợp cấm kết hôn - Cơ sở lý luận
và thực tiễn áp dụng pháp luật, khoá luận tốt nghiệp; Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2011;


3

(4) Ths. Ngô Thị Hường, “Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Số 6/2001, tr. 32 – 35;
(5) Ths. Nguyễn Phương Lan, “Về một số điều kiện kết hôn trong
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Số 5/1998, tr. 46 – 52;
(6) Ths. Ngô Thị Hường, “Vài ý kiến về việc cấm kết hôn giữa những
người cùng huyết thống”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Số 5/1996; tr. 12 – 13.
Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 vừa được ban hành với những
một số quy định mới về chế định kết hôn đòi hỏi cần có những công trình
nghiên cứu mới, và có thể nói luận văn là công trình đầu tiên, nghiên cứu

một cách toàn diện về chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận về chế định kết
hôn, các quy định về chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Chế định kết hôn theo pháp luật Việt Nam mang nội dung phức tạp,
đa dạng. Luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu những nội dung về chế định
kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm
khách quan, toàn diện và phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học khác:
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khái quát các quy định của hệ
thống pháp luật Việt Nam về chế định kết hôn, nghiên cứu, đánh giá chế
định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 để làm rõ điểm hợp lý cũng như
những hạn chế của chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.


4

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Phân tích các vấn đề lý luận về chế định kết hôn;
- Phân tích, đánh giá các quy định về chế định kết hôn theo pháp
luật Việt Nam qua các thời kỳ, từ đó đối chiếu, so sánh rút ra những kinh
nghiệm để có thể áp dụng trong việc bổ sung và hoàn thiện hơn pháp luật
về chế định kết hôn;
- Nghiên cứu, phân tích các quy định kết hôn theo Luật HN&GĐ
năm 2014, chỉ ra tính hợp lý và những tồn tại, vướng mắc; qua đó đưa ra

phương hướng xây dựng những quy định hoàn thiện hơn về chế định kết
hôn.
6. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của luận văn
- Điểm mới của Luận văn thể hiện: Luận văn nghiên cứu một cách có
hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến chế định kết hôn trong pháp luật
Việt Nam, đánh giá những ưu nhược điểm của chế định kết hôn theo Luật
HN&GĐ năm 2014, đề xuất phương hướng xây dựng cách quy định hợp lý
hơn về chế định kết hôn.
- Ý nghĩa khoa học của Luận văn: Luận văn góp phần hoàn thiện lý
luận về chế định kết hôn; là tài liệu tham khảo hữu ích trong công việc xây
dựng pháp luật về HN&GĐ; các kết luận trong luận văn là cơ sở pháp lý
đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, là tài
liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thi hành
pháp luật về chế định kết hôn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về kết hôn
Chương 2: Chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014
Chương 3: Nhận xét, đánh giá một số điểm mới của Luật HN&GĐ
năm 2014 về chế định kết hôn.


5

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN
1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Từ thuở sơ khai, mong muốn mưu cầu hạnh phúc đã được hình thành

trong ý thức của mỗi cá nhân. Cùng với thời gian, loài người dần có sự phát
triển nhất định trong nhận thức, tư duy và trải qua những giai đoạn lịch sử
dưới các chế độ phong kiến, tư sản, mong muốn này vẫn không hề mất đi
mà cùng với đó, nó vẫn phát triển như một quy luật tất yếu của đời sống.
Từ đó, quan hệ vợ chồng được thiết lập tạo ra cuộc sống hôn nhân, đó
chính là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Gia đình ra đời, tồn
tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam
nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ. Hôn nhân là sự
liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải
được nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý, đó là
đăng ký kết hôn.
Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng, nền tảng cơ bản quan
trọng để tạo dựng gia đình. Chính vì vậy, trong khoa học pháp lý nói chung
và khoa học luật HN&GĐ nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về kết
hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông giải thích
“kết hôn” chính là “sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà thành
vợ chồng, được pháp luật công nhận” [42, tr.431]. Như vậy, có thể thấy
rằng, “kết hôn” là việc nam, nữ lấy vợ, chồng theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, gia đình được hình thành và phát triển. Mỗi gia đình đều có
chức năng cơ bản là phải duy trì truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp
của dân tộc, đồng thời cũng thực hiện chức năng quan trọng đó là chức
năng sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người, duy trì nòi giống. Đây là cả
một quá trình để duy trì sự ổn định của đời sống xã hội.


6

Dưới góc độ pháp lý, Từ điển Luật học giải thích “kết hôn là việc nam
và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực

hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật” [41,tr. 410]. Kết hôn là một trong các sự kiện pháp lý làm phát sinh
quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Kết hôn chịu sự điều chỉnh của pháp
luật và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Nhà nước ta bảo hộ việc kết hôn của công dân. Điều 36 Hiến pháp của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận “Nhà nước
bảo hộ hôn nhân và gia đình”. Điều 39 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005
quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn. Việc tự do kết hôn giữa
những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo
tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Luật HN&GĐ của Việt Nam qua các thời kỳ đều có những định
nghĩa về kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Khoản 5 Điều 3:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, kết
hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam là việc nam nữ xác lập quan hệ
vợ chồng theo quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết
hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quan hệ
vợ chồng của những người khác giới tính, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa họ đối với nhau. Để gia đình thực sự đầm ấm, bền vững và hạnh phúc,
Nhà nước quản lý việc kết hôn của cá nhân thông qua quy định pháp luật
về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn cùng những quy định về giải quyết
những vi phạm trong lĩnh vực kết hôn.
So với Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tại Khoản 2 Điều 8: “Kết
hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” thì Luật HN&GĐ năm 2014 đã có


7


một chút thay đổi nhỏ về mặt từ ngữ. Theo đó, thay vì quy định kết hôn
phải tuân theo quy định của pháp luật nói chung thì nay Luật quy định kết
hôn phải tuân theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, từ đó ta có thể
thấy Luật HN&GĐ năm 2014 là luật chính điều chỉnh quan hệ HN&GĐ
nói chung và chế định kết hôn nói riêng, các văn bản dưới luật hoặc các
luật khác sẽ được áp dụng nếu Luật HN&GĐ năm 2014 chưa có quy định
rõ ràng.
Như vậy, nam nữ kết hôn phải thỏa mãn hai yếu tố:
Thứ nhất: Thể hiện ý chí của nam nữ mong muốn được kết hôn với
nhau. Việc nam nữ thể hiện ý chí mong muốn được kết hôn với nhau là vô
cùng cần thiết, bởi chỉ khi đó họ mới có cơ sở để gắn bó, cùng nhau chung
sống để hướng đến gia đình hạnh phúc. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy
định về những nguyên tắc của chế độ HN&GĐ: Nam nữ kết hôn nhằm xây
dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và kế thừa, phát huy truyền thống
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về HN&GĐ. Tự nguyện kết
hôn là việc hai bên nam nữ trên nền tảng tình yêu thể hiện sự đồng ý thành
vợ thành chồng mà không bị tác động bới bất kỳ yếu tố nào bên ngoài, kể
cả ý chí đơn phương của một bên khiến họ phải kết hôn trái với ý chí. Sự tự
nguyện của nam nữ để thể hiện ý chí mong muốn được kết hôn với nhau
vừa là điều kiện đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý đồng thời cũng là
cơ sở xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.
Hai bên nam nữ được pháp luật tạo điều kiện để thể hiện ý chí mong
muốn kết hôn của mình, để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện,
pháp luật quy định những người yêu cầu đăng ký kết hôn phải có mặt tại cơ
quan đăng ký kết hôn và trả lời trực tiếp trước cán bộ phụ trách rằng họ
hoàn toàn tự nguyện kết hôn. Sự tự nguyện của nam nữ được thể hiện rõ
ràng thì hôn nhân mới có giá trị pháp lý và đồng thời đây cũng là cơ sở để
đảm bảo được các mục đích của việc kết hôn.



8

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là nguyên tắc cơ bản cũng được ghi
nhận trong Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật
HN&GĐ năm 2000. Khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định
về một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ: “Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng”.
Thứ hai, việc kết hôn phải được nhà nước thừa nhận.
Nhà nước thừa nhận hôn nhân thông qua hành vi pháp lý của cơ quan
đăng ký kết hôn. Thông qua thủ tục đăng ký kết hôn mà cơ quan có thẩm
quyền kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các bên kết hôn. Khi nhà
nước công nhận quan hệ vợ chồng, giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp
cho hai bên nam, nữ. Đây là căn cứ phát sinh quan hệ vợ chồng mà nội
dung là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
Nhà nước chỉ công nhận việc kết hôn khi việc kết hôn đó tuân thủ
các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn: “Không ai bị buộc phải
kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo luật hôn nhân một khi người
đó kết hôn… hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn
mà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn
nhân” [9, tr.218]. Như vậy, pháp luật không bắt buộc bất kỳ chủ thể nào
cũng phải kết hôn nhưng khi kết kết hôn thì bắt buộc phải tuân thủ pháp
luật về các điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ hôn nhân. Đăng ký kết hôn là việc hai bên nam
nữ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc họ lấy nhau thành
vợ chồng. Đây là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng để từ đó Nhà nước có biện pháp bảo hộ quyền lợi cho vợ và
chồng. Về mặt quản lý Nhà nước thì đăng ký kết hôn là biện pháp để Nhà
nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc kết hôn và ngăn chặn
các hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn. Nếu các bên nam, nữ mong

muốn trở thành vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục thì về nguyên


9

tắc hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận. Như vậy đăng ký kết hôn
là nghi thức kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân: “Việc kết
hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không
được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý” [22,
Khoản 1 Điều 9 ].
Nhà nước công nhận quan hệ vợ chồng bằng giấy chứng nhận kết
hôn. Giấy chứng nhận kết hôn được cấp cho hai bên nam nữ. Đây là căn cứ
làm phát sinh quan hệ vợ chồng mà nội dung là quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận sự tự nguyện kết hôn giữa công
dân nam và nữ nhưng Nhà nước bằng pháp luật quy định các điều kiện kết
hôn để đảm bảo hôn nhân hợp pháp và chỉ khi tuân thủ theo các điều kiện
kết hôn đó thì nam – nữ mới thực sự được công nhận là vợ chồng. Trong
thời kỳ phong kiến ở nước ta, chỉ cần tổ chức lễ cưới truyền thống là pháp
luật đã công nhận việc kết hôn đó. Các nghi thức kết hôn là: chạm ngõ, ăn
hỏi, lễ cưới. Theo đó, lễ cưới là phần quan trọng nhất, được tiến hành trong
sự chứng kiến của bà con, làng xóm…Nhưng hiện nay, đăng ký kết hôn
được coi là một thủ tục pháp lý bắt buộc trong việc nam nữ xác lập quan hệ
vợ chồng, đảm bảo xây dựng một trật tự pháp lý ổn định, xóa bỏ tư tưởng
lạc hậu đã tồn tại lâu đời, đảm bảo chế độ hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.
Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn giữ nguyên quy định giống như
Luật HN&GĐ năm 2000 về việc vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với
nhau cũng phải đăng ký kết hôn. Đây là điều hợp lý bởi khi hai vợ chồng
hoàn tất thủ tục ly hôn thì kể từ lúc đó họ đã không còn là vợ chồng, hôn

nhân giữa họ đã kết thúc.
Có thể nói, việc kết hôn thỏa mãn hai yếu tố trên chính là để đảm bảo
việc pháp luật công nhận và bảo hộ, vừa đáp ứng lợi ích và nguyện vọng
của các chủ thể kết hôn, hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo hành
lang pháp lý để nhà nước có thể điều chỉnh những quan hệ phát sinh sau khi


10

kết hôn được dễ dàng, hiệu quả và hợp lý. Thiếu đi một trong hai yếu tố
này thì việc kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý và những hệ quả phát sinh
từ việc kết hôn cũng coi như vô hiệu.
Vấn đề kết hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia khác nhau có sự khác biệt vì điều kiện kinh tế, chính trị, phong tục tập
quán khác nhau. Một số quốc gia theo đạo Hồi ở khu vực Trung Đông,
Trung Á hoặc một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (như Indonesia,
Malaysia…) còn tồn tại chế độ đa thê. Hay ở Cộng hòa Liên bang Đức cho
phép người chưa thành niên có thể kết hôn nếu được người đại diện đồng
ý… [46]. Như vậy, tính giai cấp của vấn đề kết hôn xuất phát từ sự phân
chia giai cấp, trải qua từng chế độ xã hội thì quan hệ hôn nhân sẽ có sự thay
đổi. Không những vậy, đối với từng chế độ xã hội, nếu điều kiện kinh tế,
phong tục tập quán, truyền thống lịch sử khác nhau thì quy định về kết hôn
cũng sẽ mang những nét đặc thù riêng biệt thể hiện bản chất của xã hội đó.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về kết hôn như sau:
“Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa người
nam và người nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tuân theo các quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn nhằm xây dựng
gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
1.1.2. Khái niệm chế định kết hôn
Theo lý luận về pháp luật, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy

phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn
bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất
định [40, tr401]. Hệ thống pháp luật gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống
nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật)
Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật
có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế


11

định pháp luật và các ngành luật. Hệ thống cấu trúc có ba thành tố cơ bản ở
ba cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành
luật. Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất, sau đó đến chế định pháp
luật và rộng nhất là ngành luật.
Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm
chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội, từ đó đề
ra những quy phạm pháp luật tương ứng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Đó là cơ sở để tạo ra cơ cấu nội tại hợp lý của một ngành luật [40, tr 402].
Luật dân sự vốn là ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Luật HN&GĐ có thể coi là
một ngành luật độc lập, được tách ra từ luật dân sự, điều chỉnh các quan hệ
nhân thân và tài sản giữa vợ - chồng và các thành viên trong gia đình, trong
đó quan hệ nhân thân giữa vợ - chồng là trung tâm, quyết định các quan hệ
khác [38,Tr19].
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh những quan hệ về nhân thân và tài
sản giữa hai người nam và nữ. Để có thể xây dựng khái niệm về chế định
kết hôn, trước hết ta cần phải tìm ra những đặc điểm chung của những quy

phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa nam và nữ. Những quy
phạm pháp luật của chế định kết hôn phải là những quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ kết hôn giữa hai bên nam và nữ. Đây là những quan
hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật về HN&GĐ và pháp luật về hộ tịch. Cùng với đó, tổng
hợp những quy phạm pháp luật này có mối liên kết với nhau, bổ sung cho
nhau và chúng cũng phải có mối quan hệ chặt chẽ với những quy phạm
pháp luật khác trong ngành Luật HN&GĐ.
Từ đó, ta có thể hiểu rằng “Chế định kết hôn là tập hợp những quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn theo nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện”. Cụ thể, chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 là tổng


12

hợp những quy phạm pháp luật được quy định trọng luật này điều chỉnh
những vẫn đề về điều kiện kết hôn, hình thức kết hôn, xử lý kết hôn trái
pháp luật,… Như những chế định pháp luật khác, chế định kết hôn mang
tính chất nhóm với những đặc điểm riêng biệt nhưng nó cũng có mối liên
hệ nội tại với những chế định khác trong Luật HN&GĐ. Với chế định kết
hôn, những quy phạm pháp luật trong chế định này (từ Điều 8 đến Điều 16)
có mối liên hệ nội tại chặt chẽ với những quy phạm pháp luật của các chế
định khác như chế định ly hôn, chế định quan hệ giữa cha mẹ và con…
Khi phân tích và đánh giá chế định kết hôn, cần đặt chúng trong mối
liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật Việt
Nam cũng như của ngành luật HN&GĐ. Bởi vì mỗi chế định pháp luật dù
mang trong mình những đặc điểm riêng nhưng bao giờ cũng theo quy luật
vận động khách quan, chịu sự ảnh hưởng và tác động của các chế định khác
trong hệ thống pháp luật. Ví dụ như: Chế định ly hôn, chế định quyền và
nghĩa vụ giữa vợ và chồng… đều bao gồm các quy phạm pháp luật điều

chỉnh những quan hệ giữa nam và nữ sau khi kết hôn. Điều đó có nghĩa là
chế định kết hôn như một tiền đề phát sinh các chế định khác.
Trong lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam, chế định kết hôn
luôn là một chế định có tầm quan trọng và những quy định về chế định này
được hoàn thiện, bổ sung qua từng thời kỳ lịch sử.
1.2. CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ
1.2.1. Thời kỳ phong kiến
Trong lịch sử Việt Nam, chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng
nghìn năm, luật pháp chịu ảnh hưởng nhiều của triết học Nho giáo, Phật
giáo… với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng tứ đức”, “ngũ
luân”… Bên cạnh đó, pháp luật về HN&GĐ có liên quan nhiều đến phong
tục tập quán và đạo đức, rất nhiều điều luật được bắt rễ từ phong tục tập


13

quán của người Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức, thành thói quen ứng xử
trong nhân dân.
Trong giai đoạn lịch sử phong kiến, dưới chế độ quân chủ chuyên
chế, khái niệm “hôn nhân” được hiểu là sự kết giao giữa hai dòng họ nhằm
mục đích sinh con để nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên. Vì vậy,
nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân thời kì này là: Hôn nhân không tự do và
duy trì chế độ đa thê. Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc
của lễ nghi Nho giáo và hôn nhân cũng không ngoại lệ. Trong thời kỳ này,
có thể kể đến hai bộ luật lớn đã có những quy định tương đối chi tiết về
lĩnh vực HN&GĐ nói chung và chế định kết hôn nói riêng là Bộ luật Hồng
Đức - Quốc triều hình luật (QTHL) và Bộ luật Gia Long - Hoàng Việt luật
lệ (HVLL).
Với QTHL, dưới thời Lê, quan hệ hôn nhân gia đình được thiết lập

trên những nguyên tắc: Bảo đảm tôn ti trật tự, đẳng cấp trong mối quan hệ
giữa các thành viên gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của
người gia trưởng. Về độ tuổi kết hôn, mặc dù bộ luật không quy định rõ
nhưng theo “Hồng Đức hôn giá nghi lễ” có chỉ rõ con trai từ 18, con gái từ
16 tuổi trở lên mới được dựng vợ gả chồng. Đây là quy định nhằm hạn chế
tình trạng lấy vợ gả chồng quá sớm tồn tại trong xã hội. Về hình thức kết
hôn, quan hệ hôn nhân được coi là có hiệu lực về mặt pháp lý khi nhà trai
đã đem đồ sính lễ đến nhà gái và nhà gái đã nhận đồ sính lễ [33, Điều 315].
Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ thể hiện rõ dưới quan niệm “chồng chúa
vợ tôi”. Một người chồng có quyền cưới nhiều vợ: “trai năm thê bảy thiếp,
gái chính chuyên một chồng”. Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản trong
hôn nhân được pháp luật phong kiến bảo hộ, cũng có những quy định cấm
kết hôn được QTHL nêu khá rõ và chi tiết, đồng thời có một số điểm mang
tính tiến bộ. Ví dụ như Điều 338 QTHL có quy định rõ: “Cấm nhà quyền
thế cưỡng đoạt, ức hiếp con gái nhà dân làm vợ” hay Điều 309 có qui định
“lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ


14

với vợ thì bị xử tội biếm”. QTHL dù được ban hành trong thời kỳ Nho giáo
thống trị, tức là những quy định khắt khe đối với người phụ nữ được coi
trọng, cũng đã có một số điều luật được coi là cách tân bảo vệ quyền lợi
người phụ nữ: “Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con
trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái
kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì
không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng” [33, Điều 322]. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều quy định hạn chế rất nhiều sự tự do kết hôn của hai
bên nam nữ như: “Cấm kết hôn khi có tang cha, mẹ hoặc tang chồng” [33,
Điều 317], “Cấm kết hôn khi ông bà, cha mẹ đang bị giam cầm, tù tội” [33,

Điều 318]. Có thể nói rằng trong thời kỳ phong kiến, QTHL của nhà Lê
xứng đáng là bộ luật chi tiết với nhiều chế định mang sắc thái Việt Nam
thuần túy, thể hiện tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa đạo luật hướng Nho và phong tục tập quán, mang nhiều
điểm tiến bộ nhất về chế định kết hôn nói riêng và hôn nhân gia đình nói
chung. QTHL là một di sản văn hóa, chính trị - pháp lý vô cùng sâu sắc.
Dưới thời Nguyễn, luật viết xây dựng khuôn mẫu gia đình theo mô
hình gia đình phụ quyền Trung Quốc. Thực ra, HVLL chỉ dành cho gia
đình sự quan tâm có chừng mực. Tuy nhiên, từ các quy định rải rác trong
các văn bản luật, có thể thấy chủ trương của nhà làm luật thời Nguyễn là
tôn vinh vai trò của người đàn ông trong gia đình, hạ thấp vai trò, vị trí của
người phụ nữ. Bên cạnh đó, một nguyên tắc chung vẫn được giữ nguyên đó
là hôn nhân không phải là chuyện riêng giữa hai bên nam nữ mà là mối
quan hệ xuất phát từ quyền lợi lâu dài của gia đình, dòng họ. Do vậy các
cuộc hôn nhân đều do cha mẹ hoặc các bậc cao niên trong dòng họ sắp đặt.
Pháp luật phong kiến quan niệm rằng chỉ có hôn nhân do cha mẹ sắp xếp
thì mới có giá trị.
Bộ HVLL có những quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn dưới hình
luật, với sự ảnh hưởng lớn từ pháp luật của nhà Thanh. Ví dụ Điều 96


15

HVLL chỉ rõ “Đem thê làm thiếp thì bị phạt 100 trượng. Vợ lớn còn sống
mà đem vợ nhỏ làm vợ lớn thì bị phạt 90 trượng và sủa đổi lại cho đúng.
Nếu đã có vợ lớn mà còn cưới vợ lớn nữa thì bị phạt 90 trượng. Vợ cưới
sau phải li dị và trả về tông tộc”. Hay Điều 94 HVLL quy định: “Người
nào đã hứa gả con mà sau đó lại thay đổi ý định, thì sẽ bị phạt 50 roi; nếu
lại hứa gả con cho người khác thì sẽ bị phạt 70 trượng trong trường hợp
hôn nhân (với người khác) chưa thành; bị phạt 80 trượng nếu hôn nhân

(với người khác) đã thành,…”. Nhìn chung, nhiều quy định tiến bộ trong
QTHL về chế định kết hôn không được kế thừa trong HVLL, thay vào đó
pháp luật thời Nguyễn điều chỉnh vấn đề kết hôn một cách hà khắc, sử
dụng hình phạt như một biện pháp chủ đạo để người dân tuân thủ những
quy định của Nhà nước phong kiến, điều này còn có căn nguyên từ nhiều lý
do lịch sử - xã hội.
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Đến thời kỳ Pháp thuộc, nước ta dưới sự đô hộ của thực dân Pháp
vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng
lợi dụng chế độ hôn nhân gia đình phong kiến đã tồn tại và được duy trì ở
nước ta trước đó để củng cố nền thống trị của chúng. Sau khi nắm toàn bộ
lãnh thổ nước ta, chính quyền thực dân Pháp đã lần lượt ban hành những
văn bản pháp luật mới, quy định nhiều việc thay đổi nếp sinh hoạt cổ
truyền của dân tộc. Bản thân quan hệ HN&GĐ cũng rơi vào tình trạng vừa
thể hiện xu hướng Âu hóa kiểu Pháp, vừa cố duy trì những phong tục tập
quán của người Việt Nam. Với “Hiệp ước hòa bình” năm 1883, nước ta bị
chia làm ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với ba BLDS dựa theo
BLDS của Cộng Hòa Pháp (1804). Trong đó chế độ HN&GĐ được
quy định và áp dụng tại Bộ dân luật năm 1931 ở Bắc Kỳ, Bộ dân luật năm
1936 tại Trung Kỳ, và Bộ dân luật giản yếu (DLGY) năm 1883 ở Nam Kỳ.
Trong ba bộ luật này, Bộ DLGY năm 1883 là văn bản pháp luật dân
sự được ban hành sớm nhất dưới chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, văn bản này


16

chỉ quan tâm tới những vấn đề lớn về nhân thân, trong đó chế định kết hôn
vẫn chỉ phản ánh một cách phiến diện tư duy pháp lý của người Việt Nam
thời kỳ đó, đặc biệt là sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa nam và nữ.
Nhiều quy định của thời kỳ phong kiến về kết hôn vẫn được áp dụng. Chịu

ảnh hưởng một phần của luật và học thuyết pháp lý Pháp, Bộ DLGY năm
1883 tại Nam Kỳ có quy định về vấn đề hứa hôn trong chế định kết hôn,
trong đó không coi việc hứa hôn như là một thỏa thuận có tính pháp lý
(thiên thứ nhất, phần III DLGY): “Lễ hỏi hay đính hôn không phải là lời
cam kết được pháp luật công nhận và không bó buộc sau này phải làm lễ
kết hôn, song, trong trường hợp một bên hứa hôn có lỗi trong việc không
tiến hành lễ kết hôn và gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường theo
các quy định áp dụng cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(cả vật chất và tinh thần) ngoài hợp đồng”.
Trong quan hệ kết hôn, Bộ dân luật Bắc kỳ (DLBK) năm 1931 và Bộ
dân luật Trung Kỳ năm 1936 vẫn duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ
thuộc vào các bậc cha mẹ hay thân trưởng trong gia đình, dù con đã thành
niên: “Phàm con cái đã thành niên cũng như chưa thành niên, không khi
nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được” [1, Điều 77]. Quy định
này phù hợp với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “áo mặc không
qua khỏi đầu”… trong xã hội phong kiến Việt Nam. Việc kết hôn của các
con phải hợp với ý chí của cha mẹ là điều kiện bắt buộc để việc kết hôn đó
được pháp luật công nhân (được đăng ký “giá thú”). Nếu thiếu sự đồng ý
của cha mẹ, việc kết hôn sẽ bị xử tiêu hôn khi cha mẹ yêu cầu.
Chế độ đa thê cũng được duy trì. Pháp luật phong kiến cho phép
người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Bộ DLBK quy định “Có hai cách giá
thú hợp pháp, giá thú về chính thất và giá thú thứ thất” [1, Điều 79] và
“Chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ” [1, Điều 80]. Có thể thấy
rằng, dưới thời phong kiến, việc vợ cả lấy vợ lẽ cho chồng là rất bình
thường và điều này không thay đổi trong thời Pháp thuộc.


17

Với những quy định nói trên về chế định kết hôn, pháp luật HN&GĐ

là công cụ pháp lý của Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến nhằm mục đích
củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp điạ chủ phong kiến. Những quy định
về chế định kết hôn vì vậy vẫn còn tồn tại những nhược điểm chưa thể giải
quyết từ thời phong kiến, cản trở việc tự do hôn nhân của con người và gây
nhiều đau khổ cho người phụ nữ, thể hiện sự bất bỉnh đẳng giữa nam và nữ
trong kết hôn.
1.2.3. Thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân (từ 1945 đến 1954)
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Chủ tịch
Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ra đời. Nhưng thực dân Pháp từ lâu đã có ý đồ xâm lược trở lại Đông
Dương và Việt Nam, chúng chưa từ bỏ ý định đó sau lần thất bại đầu tiên.
Trong giai đoạn này toàn quốc đang tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ.
Do đặc điểm của cách mạng Việt Nam, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn
tồn tại và việc xóa bỏ nó cũng như chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc
hậu không hề dễ dàng. Vì thế, nước ta vẫn chưa ban hành đạo luật cụ thể
nào trong việc quy định vấn đề hôn nhân gia đình ở Việt Nam, mà chỉ áp
dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc. Vì thế, vấn đề hôn
nhân gia đình cũng như chế định kết hôn không có nhiều điểm mới.
Năm 1950, nước ta có ban hành hai sắc lệnh về HN&GĐ: Sắc lệnh số 97SL ngày 22-5-1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật (sau
đây gọi là Sắc lệnh số 97-SL) và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11-1950 quy
định về vấn đề ly hôn (sau đây gọi là Sắc lệnh số 159-SL). Sắc lệnh số 159SL quy định về ly hôn nên không có quy định về kết hôn.
Sắc lệnh số 97-SL gồm có 15 điều, trong đó ở Điều 2, Điều 3 và
Điều 4 quy định về kết hôn. Theo đó, sắc lệnh này xóa bỏ việc cấm kết hôn
trong thời kỳ có tang: “Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ, lấy chồng
được” [34, Điều 3]. Điều 4 quy định: “Người đàn bà sau khi ly dị chồng có


18


thể lấy chồng khác ngay sau khi có phán quyết cho phép ly hôn, nếu dẫn
chứng được rằng mình không có thai”. Cùng với đó, Điều 2 quy định về
việc con cái đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới
kết hôn được, có thể xem đây là một thay đổi lớn so với những quy định
trước kia, khi mà quyền tự do kết hôn của con người đã được tôn trọng. Sắc
lệnh số 97-SL có thể xem như văn bản pháp luật đầu tiên về HN&GĐ quy
định về kết hôn của Nhà nước Việt Nam kiểu mới – Nhà nước dân chủ
nhân dân, là bước đi tiên phong trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mô
hình gia đình mới với nguyên tắc tự do kết hôn.
1.2.4. Thời kỳ đất nƣớc chƣa thống nhất (từ 1955 đến 1975)
Đây là giai đoạn mà đất nước ta bị chia cắt, miền Bắc tiếp tục xây
dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa, trong khi miền Nam tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.
Lúc này, Sắc lệnh số 97-SL và Sắc lệnh số 159-SL đã hoàn thành vai trò
lịch sử, góp phần vào việc xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu,
nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu và tình hình phát triển cách mạng.
Đồng thời, hai sắc lệnh nói trên đã trở nên quá đơn giản, thiếu những chế
định quan trọng. Hiến pháp năm 1959 của Nhà nước ta là cơ sở pháp lý để
quy định chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng một đạo
luật mới về HN&GĐ là một tất yếu khách quan, đáp ứng với sự nghiệp giải
phóng phụ nữ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó,
Nhà nước ta đã ban hành HN&GĐ năm 1959. Luật HN&GĐ năm 1959 với
6 chương, 35 điều có hiệu lực từ ngày 13/01/1960. Luật HN&GĐ năm
1959 là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với
hai nhiệm vụ cơ bản là: Xóa bỏ tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình
phong kiến lạc hậu, xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa, trong đó chế
định kết hôn đã được ghi nhận từ Điều 5 đến Điều 9 trong Chương II.
Theo Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ đa thê và hôn nhân cưỡng ép,
hai đặc trưng cơ bản nhất của chế độ hôn nhân lạc hậu chính thức bị xóa



×