Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.27 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ QUANG THỊNH

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU CỦA CÁ NHÂN,
TỔ CHỨC VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Mai

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thái Mai. Luận văn có
tham khảo các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả
khác, có dẫn nguồn cụ thể. Các số liệu trích dẫn trong Luận văn hoàn toàn
chính xác, trung thực và có chỉ rõ nguồn.
Luận văn là công trình do tôi tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp và
hoàn thiện, không sao chép. Kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Người cam đoan



Vũ Quang Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS.Nguyễn Thái Mai – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, người đã tận
tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn các
thầy, các cô Khoa Pháp luật Quốc tế đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời
gian diễn ra khóa cao học, cung cấp nhiều kiến thức chuyên ngành và giải
thích những vướng mắc. Tôi cũng xin cám ơn Khoa Sau đại học đã tổ chức và
quản lý Khóa cao học 21 rất chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã quan
tâm, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CTM
CTMR

Tiếng Anh
Community Trade
Mark
Community Trade
Mark Regulation

ĐƯQT


Từ/cụm từ được viết tắt
Nhãn hiệu Cộng đồng
Nguyên tắc nhãn hiệu Cộng đồng
Điều ước quốc tế

Trade-Related
Hiệp định

Aspects of

TRIPs

Intellectual
Property Rights

Hiệp định về Các khía cạnh liên quan
đến Thương mại của Quyền sở hữu trí
tuệ

The Office for
OHIM

Harmonization in
the Internal

Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội địa

Market
SHTT


Sở hữu trí tuệ
United States

USPTO

Patent and

Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ

Trademark Office
World Intellectual
WIPO

Property
Organization

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU ...................................................................................6
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu .............................................................6
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu .....................................................................6
1.1.2. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và các đối tượng Sở hữu công
nghiệp khác .............................................................................................9

1.1.3. Phân loại nhãn hiệu .....................................................................11
1.2. Bảo hộ nhãn hiệu ...............................................................................15
1.2.1. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu ......................................................15
1.2.2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ...........................................16
1.2.3. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.................................18
1.2.4. Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu ......................................................19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...............................................................................23
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH, THỦ TỤC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VIỆT
NAM ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI...............24
2.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy định của pháp
luật nước ngoài...........................................................................................24
2.1.1. Đăng ký trực tiếp.........................................................................24
2.1.2. Đăng ký qua Internet...................................................................28


2.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy định của các
điều ước quốc tế đa phương......................................................................28
2.2.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Công ước Paris ..28
2.2.2. Đăng ký bảo hộ theo Hệ thống đăng ký quốc tế Madrid ............31
2.3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khu vực...................................................43
2.3.1. Khái quát về nhãn hiệu Cộng đồng CTM ...................................43
2.3.2. Một số đặc điểm của Hệ thống đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng
CTM ......................................................................................................44
2.3.3. Điều kiện đăng ký theo thể thức nhãn hiệu Cộng đồng CTM ....46
2.3.4. Nộp đơn, xét nghiệm đơn, phản đối đơn.....................................47
2.3.5. Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực ...........................................49
2.4. So sánh thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước
ngoài ............................................................................................................49
2.4.1. Điểm tương đồng ........................................................................49
2.4.2. Điểm khác biệt ............................................................................50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...............................................................................52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU CỦA
CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP
.........................................................................................................................53
3.1. Thực trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài của các cá
nhân, tổ chức Việt Nam.............................................................................53
3.1.1. Thành tựu đã đạt được ................................................................53
3.1.2. Những hạn chế ............................................................................57
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế ..............................................61


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước
ngoài của cá nhân, tổ chức Việt Nam.......................................................65
3.2.1. Về phía cá nhân, tổ chức Việt Nam ............................................65
3.2.2. Về phía Nhà nước .......................................................................72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...............................................................................76
KẾT LUẬN ....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................78


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới WTO, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trên con đường hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước. Điều này vừa mở ra cho các doanh nghiệp cũng
như nền kinh tế của Việt Nam rất nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra
không ít những thách thức. Để có thể đứng vững trong thị trường quốc tế với
sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn chủ động tìm ra
lợi thế cạnh tranh, nắm bắt những cơ hội và những phương thức bảo vệ chỗ
đứng của chính mình. Một trong những phương thức quan trọng là vấn đề bảo

hộ sở hữu trí tuệ mà trong đó, nhãn hiệu hàng hóa là yếu tố chủ chốt và hết
sức quan trọng.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương
mại, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phát triển như vũ
bão, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vị thế cạnh tranh của các chủ sở hữu, mà
trong đó “nhãn hiệu” là một trong những tài sản hết sức có giá trị, là vũ khí
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với các đối thủ. Vì vậy, việc bảo hộ
nhãn hiệu luôn là mối quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
mà Việt Nam không là một ngoại lệ.
Đối với các nước phát triển, tri thức và kinh nghiệm trong việc khai thác
và bảo hộ sở hữu trí tuệ đã phát triển đến một trình độ rất cao với bề dày lịch
sử hàng trăm năm. Trong khi đó, vấn đề này ở Việt Nam còn khá là mới mẻ,
mặc dù những năm gần đây, bảo hộ nhãn hiệu ở trong nước không còn là câu
chuyện xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam
thực sự quan tâm. Nguyên nhân là do nhận thức còn nhiều hạn chế từ chính cá
nhân, tổ chức trong nước, họ hầu như chưa có đầy đủ kiến thức cũng như hiểu

1


biết các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là
bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các
cá nhân, tổ chức Việt Nam tại thị trường nước ngoài đang đứng trước thách
thức rất lớn. Không ít cá nhân, tổ chức kinh doanh xuất khẩu ngơ ngác khi bị
chiếm đoạt nhãn hiệu hay trước hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên
thị trường thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu những bài
học đắt giá cho việc xem nhẹ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài.
Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra hiện nay là cá nhân, tổ chức Việt
Nam phải ngay lập tức chuẩn bị những bước đi cụ thể, trang bị đầy đủ kiến

thức về việc bảo hộ nhãn hiệu cũng như sở hữu trí tuệ, nhằm chuẩn bị cho
việc cạnh tranh lâu dài, bền vững trên thị trường quốc tế. Đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu giúp cá nhân, tổ chức kinh doanh bảo vệ cho sản phẩm, dịch vụ của
chính mình, bảo vệ và phát triển hoạt động của doanh nghiệp, điều này có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước cũng như thiết lập các mối quan hệ ngoại thương của Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vị thế và thay đổi cách nhìn
của các quốc gia trên thế giới đối với Việt Nam.
Trước tình hình đó, tác giả chọn đề tài: “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của
cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài – thực trạng và giải pháp” làm đề
tài luận văn thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền sở hữu công nghiệp nói chung và pháp luật về nhãn hiệu nói
riêng xuất hiện và phát triển khá muộn tại Việt Nam. Hệ thống những quy
định chung về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp xuất hiện
trong BLDS 1995 và Nghị định số 63/CP năm 1996, như là những nền tảng
pháp lý đầu tiên của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực mới mẻ này. Trải qua
quá trình phát triển, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành một văn bản

2


pháp luật duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ. Từ đó đến nay, các học giả, các nhà nghiên cứu đã có nhiều
công trình quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu về các quy định về nhãn hiệu hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vẫn còn khá
ít. Một số công trình tiêu biểu như: Luận văn thạc sỹ luật học: “Đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thu Hằng; “Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa ở
Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng; “So sánh pháp luật về bảo hộ

nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam và pháp luật một số nước công nghiệp
phát triển” của tác giả Vũ Thị Phương Lan. Khóa luận tốt nghiệp: “Bảo hộ
nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam” của
tác giả Lương Thị Thanh Lan, “vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Tạ Thị Thu Nga. Bài viết khoa
học, sách chuyên ngành luật: “dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về
nhãn hiệu-một giải pháp cho vấn đề xung đột quyền bảo hộ” của tác giả
Vương Thanh Thúy, “Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” của tác giả
Phạm Văn Tuyết. Các công trình trên thường tập trung phân tích sâu vào
pháp luật Việt Nam hay đi sâu vào một Điều ước quốc tế, một quốc gia cụ thể
để so sánh, phân tích pháp luật về nhãn hiệu.
Tác giả mong muốn nghiên cứu và phân tích các quy trình thủ tục đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, để hiểu được các thủ tục, nêu bật lên
những thuận lợi và khó khăn của các quy trình này. Bên cạnh đó, tác giả tìm
hiểu thực trạng cụ thể về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài của các
cá nhân, tổ chức Việt Nam, chỉ ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp
hiệu quả để giúp cải thiện khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công,
cũng như hạn chế các tranh chấp về nhãn hiệu trên thị trường quốc tế.

3


3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu về khái niệm nhãn hiệu
cũng như tìm hiểu các quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước
ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và quy trình thủ tục
đăng ký nhãn hiệu tại một số thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp
Việt Nam như Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng như đưa ra nhận xét và
so sánh thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài. Bên
cạnh đó, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn

hiệu ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức Việt Nam, từ đó phân tích
nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu ra nước ngoài của cá nhân, tổ chức Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về nhãn hiệu và tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước
ngoài đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam. Đồng thời phân tích điều kiện, cách
thức, trình tự, thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy
định của điều ước quốc tế và một số quốc gia là thị trường xuất khẩu trọng
điểm của doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài giúp cho doanh nghiệp Việt Nam
thay đổi nhận thức, và kịp thời có những chiến lược xây dựng và bảo vệ nhãn
hiệu của mình tại thị trường nước ngoài. Ngoài ra, Luận văn còn đưa ra thực
trạng nhằm tìm ra giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc mà các doanh
nghiệp gặp phải từ chính những vụ việc thực tiễn mà một số doanh nghiệp
Việt Nam đã trải qua.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chỉ nghĩa
Mác – Lê nin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm khách

4


quan, toàn diện và phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của các cách
thức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài hiện nay, qua đó có
thể giúp doanh nghiệp có thể chọn cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu tại nước ngoài đem lại hiệu quả cao nhất.
6. Điểm mới của Luận văn

Luận văn tìm hiểu, phân tích và đánh giá các thủ tục đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài theo các quy định của Công ước Paris về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hệ thống Madrid về bảo hộ nhãn hiệu, của
nhãn hiệu Cộng đồng CTM và một số các quy định về nhãn hiệu của pháp
luật Mỹ, Nhật, Thái Lan…
Luận văn tìm hiểu thực trạng, tổng hợp số liệu mới nhất về tình hình
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam theo Hệ thống Madrid và tại các thị
trường xuất khẩu quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; đưa ra một số
nguyên nhân cho việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài của các cá nhân, tổ
chức Việt Nam còn rất hạn chế; và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động này.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Chương 2: Quy trình, thủ tục cá nhân, tổ chức Việt Nam đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tại nước ngoài
Chương 3: Thực trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức
Việt Nam ra nước ngoài và giải pháp.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “nhãn hiệu” và mỗi
quốc gia lại có khái niệm riêng, nhưng xét về bản chất thì không có sự khác

biệt lớn giữa các khái niệm đó. Ở quốc gia nào thì nhãn hiệu cũng là yếu tố
đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có khi chuẩn bị đưa sản phẩm mới ra thị
trường, và việc đăng ký nhãn hiệu là thủ tục cần thiết nhằm xác lập quyền sở
hữu trí tuệ (SHTT) của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên vẫn cần có
những quy định thống nhất về nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu để hạn chế
những xung đột xảy ra trong hoạt động kinh doanh trên thế giới.
Luật Mẫu của Tổ chức Sở hữu trí sở hữu trí tuệ thế giới( WIPO) năm
1967 dành cho các nước phát triển (gọi tắt là Luật Mẫu) thì nhãn hiệu được
hiểu như sau: “Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một nhóm các doanh
nghiệp đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ, số, hình
ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình thức hoặc sự
trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự
kết hợp của nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu chỉ được chấp nhận bảo hộ
nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu
nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho
cùng loại sản phẩm”
Kế thừa nội dung của Luật Mẫu, Tổ chức thương mại thế giới đã ban
hành Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền

6


SHTT. Theo đó, khoản 1 Điều 15 Mục 2 Hiệp định này quy định: “bất kỳ một
dấu hiệu, hoặc sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ
của những doanh nghiệp khác. Những dấu hiệu đó (có thể là những ký tự đặc
biệt như tên người, chữ cái, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc cũng
như sự kết hợp bất kỳ của những dấu hiệu đó) có khả năng được đăng ký là

nhãn hiệu”. Có thể nhận thấy, quy định của Hiệp định TRIPs đã phần nào
khái quát hơn đối với khái niệm nhãn hiệu, không chỉ đơn thuần là sự liệt kê
từng dấu hiệu cấu tạo nên nhãn hiệu. Vì vậy, cần nhận thức nhãn hiệu là bất
kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hay
dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hay dịch vụ của một doanh
nghiệp khác. Dấu hiệu có thể là chữ số, chữ cái, tên người, yếu tố hình và sự
kết hợp màu sắc...
Trên thế giới, xuất phát từ sự chênh lệch trình độ phát triển hay mức độ
đa dạng của nền kinh tế hàng hóa, các nước có những quy định khác nhau về
nhãn hiệu. Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận việc đăng ký nhãn hiệu với các
dấu hiệu đặc biệt có thể nhận biết bằng các giác quan khác như thính giác (dấu
hiệu âm thanh), khứu giác hoặc vị giác (dấu hiệu mùi vị). Cụ thể, tiếng sư tử
gầm của hãng phim MGM, hay mùi thơm của hoa mới nở của nước hoa
Plumeria dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 19901. Tuy nhiên, việc đăng
ký những dấu hiệu này không phải là phổ biến và chủ yếu chúng được dùng để
phân biệt trong lĩnh vực dịch vụ như những bản nhạc hiệu hoặc hệ thống tín
hiệu của một chương trình phát thanh, truyền hình; mùi vị đặc biệt của một loại
thuốc dành cho trẻ em; ánh sáng đặc biệt của một số chương trình giải trí....

Nguyễn Thị Quế Anh, Phân loại nhãn hiệu hàng hoá theo hình thức của nhãn hiệu;
/>1

7


Khác với Mỹ, tại một số quốc gia chỉ có các yếu tố như tên gọi, hình ảnh
ba chiều hay màu sắc mới được công nhận là nhãn hiệu. Cụ thể, theo Luật
nhãn hiệu hàng hóa Trademark ACT B.E.2534 của Thái Lan quy định, nhãn
hiệu được hiểu là “những hình ảnh, tên, từ ngữ, chữ cái, chữ ký hoặc sự kết
hợp các màu sắc, hình dáng vật thể hoặc bất cứ sự kết hợp nào của những

yếu tố trên2”.
Tại Nhật Bản, pháp luật chưa công nhận cho đăng kỹ nhãn hiệu âm
thanh và mùi "nhãn hiệu có thể là chữ cái, chữ số, dấu hiệu, hình không gian
ba chiều, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng, hoặc sự kết hợp của chúng
với mầu sắc, được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ, thỏa mãn một trong hai
điều kiện: thứ nhất đối với nhãn hiệu gắn lên hàng hóa nó phải được sử dụng
đối với hàng hóa mà một người sản xuất, xác nhận, hay đem vào lưu thông;
hoặc thứ hai đối với nhãn hiệu dịch vụ nó được sử dụng đối với dịch vụ mà
một người cung cấp hay xác nhận trong quá trình thương mại”.3
Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT) là một đạo luật
chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các
quy định của pháp luật về SHTT đã được ban hành từ trước tại Bộ Luật Dân sự
(BLDS) 1995 và các thông tư, nghị định điều chỉnh về vấn đề này. Theo đó,
nhãn hiệu được hiểu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16 Điều 4). So với BLDS 1995, điều luật
này đã khắc phục được những hạn chế trong khái niệm nhãn hiệu. Theo đó,
thuật ngữ “nhãn hiệu” đã được sử dụng thay cho thuật ngữ “nhãn hiệu hàng
hóa”, nhằm tránh sự hiểu lầm nhãn hiệu chỉ dùng cho hàng hóa mà không sử
dụng cho dịch vụ như BLDS 1995 quy định. Không chỉ vậy, việc bỏ đi cụm từ
“cùng loại” cũng là một ưu điểm của Luật SHTT 2005. Rõ ràng, với cách tiếp

Article 7, Part 1, Chapter 1, Trademark Act B.E.2534 (2000)

2

Điều 2, Luật Nhãn hiệu Nhật BảnTrademark Act năm 1959, sửa đổi lần cuối năm 2008.

3

8



cận trên, khái niệm nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tiếp thu
kinh nghiệm của các nước. Điều này cho thấy các nhà làm luật đã nhận thức rõ
ràng yêu cầu khách quan của việc tương thích hóa, hài hóa hóa pháp luật phục
vụ cho công cuộc hội nhập với thế giới.
1.1.2. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu công nghiệp
khác
1.1.2.1. Tên thương mại
Tên thương mại và nhãn hiệu là 2 đối tượng của sở hữu công nghiệp dễ
gây nhầm lẫn nhất. Luật SHTT 2005 có quy định tại khoản 21 Điều 4 như
sau: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Như vậy, tên thương mại giống với nhãn hiệu ở chỗ chúng thực hiện
chức năng phân biệt. Tuy nhiên chức năng của tên thương mại là nhằm phân
biệt, cá thể hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Việc
phân biệt chủ thể kinh doanh chỉ được đặt ra khi trong cùng một lĩnh vực, khu
vực kinh doanh có nhiều chủ thể kinh doanh hoạt động. Còn nhãn hiệu lại là
dấu hiệu để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ.
Một doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của của doanh
nghiệp khác. Ví dụ: Công ty Samsung có các nhãn hiệu điện thoại như:
Galaxy Note 3, Galaxy S6, A3,… Trong khi đó, tên thương mại phải bao gồm
các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương
mại. Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam - VIETNAM BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE (VIETINBANK)
Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được
bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục
đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và

9


hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp), còn
nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp
nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Mặt khác nhãn hiệu có thể được chuyển
giao quyền sử dụng thông qua Hợp đồng li-xăng, còn tên thương mại chỉ
được chuyển giao khi thực hiện việc chuyển giao cả cơ sở sản xuất kinh
doanh.
1.1.2.2. Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005:
“Chỉ dẫn địa là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
Về điều kiện bảo hộ, điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu
nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… và có khả năng phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác.
Còn điều kiện để được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo Điều 79 Luật
SHTT 2005 là:
“1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Về chủ sở hữu, chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân. Còn chủ sở
hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà nước, Nhà nước trao quyền cho ủy ban nhân
dân tỉnh hoặc cho các hiệp hội.
Về thời hạn, thời hạn của nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần
liên tiếp mỗi lần 10 năm (khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ).Thời hạn của
chỉ dẫn địa lý là không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn
đáp ứng được các điều kiện bảo hộ.


10


Về chức năng. Nhãn hiệu
nhằm mục đích phân biệt những
hàng hóa, dịch vụ. Còn chỉ dẫn địa
lý để chỉ ra những nguồn gốc xuất
xứ của hàng hóa.
(Logo chỉ dẫn địa lý “Phan
Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm)
1.1.3. Phân loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu trên thực tế bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân loại
dựa trên những đặc điểm tính chất đi kèm với nó. Tại Việt Nam, nhãn hiệu
được phân loại như sau:
1.1.3.1. Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ
Người tiêu dùng thường gặp khó khăn khi đi vào trung tâm mua sắm, họ
phải tiếp xúc với quá nhiều loại nhãn hiệu mà không biết những nhãn hiệu đó
là sản phẩm nào, là hàng hóa hay là dịch vụ. Do đó, nhu cầu tất là phải phân
biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Sự khác biệt
rõ ràng nhất là: nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn liền
lên sản phẩm là hàng hóa; còn nhãn hiệu dịch vụ là những dấu hiệu phân biệt
dành cho các sản phẩm dịch vụ (“dịch vụ” có thể hiểu là các sản phẩm phi vật
chất do cá nhân hay tổ chức thực hiện tạo ra kết quả nhằm thỏa mãn nhu cầu
của con người). Ngoại trừ điểm khác biệt nêu trên thì về bản chất nhãn hiệu
hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ có sự đồng nhất với nhau. Bởi vì, nhãn hiệu
dịch vụ mang đầy đủ chức năng biểu hiện nguồn gốc và phân biệt đối với dịch
vụ tương tự chức năng của nhãn hiệu hàng hóa.
Tuy nhiên, trong Hiệp định TRIPs lại không có sự tách biệt giữa Nhãn
hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ từ khái niệm đến các khía cạnh điều

chỉnh khác. Như vậy, đối với định nghĩa về Nhãn hiệu Hiệp định TRIPs mặc

11


nhiên công nhận đó là dấu hiệu có khả năng phân biệt đối với cả hàng hóa và
dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Dưới đây là hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa: Poca (sản phẩm đồ ăn) và
nhãn hiệu dịch vụ: truyền hình vệ tinh K+

1.1.3.2. Nhãn hiệu tập thể
Theo khoản 17, Điều 4, Luật SHTT 2005: “nhãn hiệu tập thể là nhãn
hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là
chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không
phải là thành viên của tổ chức đó”.
Điểm khác biệt đặc trưng so với nhãn hiệu
thông thường, đó là nhãn hiệu tập thể chỉ được
cấp cho các tổ chức tập thể được thành lập hợp
pháp và phải là tổ chức tập thể của các tổ chức,
cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh. Tại Việt
Nam hiện nay, nhà nước đã bảo hộ rất nhiều
đặc sản địa phương của các làng nghề thành
nhãn hiệu tập thể, ví dụ: Chè Tân Cương, Vải thiều Thanh Hà, Gốm Bát
Tràng,… Hay Hiệp hội thuốc lá Việt Nam là tổ chức tập thể của các nhà máy,
công ty thuốc lá như : Nhà máy thuốc là Sài Gòn, Công ty thuốc lá Thăng
Long v.v… Hiệp hội thuốc lá Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
Vinataba, các nhà máy thuốc lá là thành viên của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam

12



đều có quyền sử dụng nhãn hiệu Vinataba cho sản phẩm thuốc lá do mình sản
xuất4.
1.1.3.3. Nhãn hiệu chứng nhận
Theo khoản 18, Điều 4 Luật SHTT 2005: “nhãn hiệu chứng nhận là
nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
trên hàng hóa, dịch vụ tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về
xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung
cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của
hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.”
Nhãn hiệu loại này không như các
loại nhãn hiệu khác, vì nó có tính chất
chứng nhận cho các đặc tính của sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, nên đối tượng
được cấp nhãn hiệu này phải đáp ứng yêu
cầu khắt khe hơn nhiều. Nhãn hiệu chứng
nhận chỉ được cấp cho các tổ chức có
chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu
chí khác liên quan đến hàng hóa mà không phải là người trực tiếp tiến hành
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Sau khi kiểm định chất lượng
hàng hóa, dịch vụ nếu thấy rằng hàng hóa, dịch vụ đó đáp ứng tiêu chuẩn thì
chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức có hàng hóa, dịch vụ được sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Ví dụ: “CE” là
nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn Châu Âu, “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” là nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa có chất lượng cao,.v.v…5
Trang 248, TS. Phạm Văn Tuyết, Ths. LS. Lê Kim Giang, Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
nghệ, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2008.
5Trang 249, TS. Phạm Văn Tuyết, Ths. LS. Lê Kim Giang, Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
nghệ, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2008.
4


13


1.1.3.4. Nhãn hiệu liên kết
Theo khoản 19, Điều 4 Luật SHTT 2005: “nhãn hiệu liên kết là các
nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho
sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.”
Với định nghĩa này, có thể hiểu nhãn hiệu liên kết không phải là một loại
nhãn hiệu cụ thể mà chỉ là “sự liên kết giữa các nhãn hiệu” của cùng một chủ
thể được dùng cho các sản phẩm, dịch vụ của chính chủ thể đó nếu sản phẩm
là cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu liên kết cho
người tiêu dùng biết rằng sản phẩm mang nhãn hiệu mới là sản phẩm tương tự
hoặc có liên quan với sản phẩm, dịch vụ mà họ đã dùng trước đó.
Ví dụ : Nhãn hiệu Coca Cola tại Việt Nam là nhãn hiệu của một loại
nước giải khát và cũng là nhãn hiệu liên kết với các nhãn hiệu đồ uống cùng
công ty này sản xuất như: nước cam Fanta, nước chanh Sprite, nước hoa quả
Minute Maid. Người tiêu dùng khi sử dụng các loại đồ uống này có thể biết
được chúng cũng là sản phẩm của hãng Coca Cola. Và những nhãn hiệu này
cũng thể hiện được những tính chất của nhãn hiệu liên kết, khi sử dụng cho
các sản phẩm cùng là nước giải khát, được sản xuất và cung cấp bởi cùng một
công ty là Coca Cola.
1.1.3.5. Nhãn hiệu nổi tiếng
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng như các ĐƯQT đều xác định rằng
một nhãn hiệu chỉ được coi là nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó được biết đến rộng
rãi và sự nổi tiếng chỉ được công nhận trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia nhất định. Ví dụ: hãng đồng hồ nổi tiếng thế giới là Tag Heuer được nhiều
người biết đến tại Mỹ và Thụy sỹ, nên được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại các
quốc gia này. Tuy nhiên, tại Việt nam, Tag Heuer chưa có đại lý chính thức
và cũng không được nhiều người tiêu dùng biết tới nên chưa được coi là nhãn

hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

14


Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật
SHTT 2005 như: số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu
thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc
thông qua quảng cáo; phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
đã được lưu hành; số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, …
Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 và khoản 2, Điều 6 của Nghị định 103/CP
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, theo
những quy định này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định
tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

(Hình ảnh một số nhãn hiệu nổi tiếng)
1.2. Bảo hộ nhãn hiệu
1.2.1. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu
Theo từ điển Tiếng Việt6: “Bảo hộ là bảo vệ, chở che, bênh vực không
để tổn thất, thiệt hại”. Vì vậy, “bảo hộ nhãn hiệu” hiểu đơn giản là việc dùng
các biện pháp, cách thức để bảo vệ cho nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm hoặc sử
dụng trái phép.
Trong lĩnh vực SHTT, bảo hộ đối với nhãn hiệu thực chất là bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đó là việc nhà nước thông qua
các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn

Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2000.


6

15


hiệu cũng như áp dụng các biện pháp, các chế tài để ngăn chặn và xử lý các
hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu.
Để một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó
phải bắt buộc thực hiện những thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
nói chung, đối với nhãn hiệu nói riêng hướng đến bảo hộ nội dung đối tượng
sáng tạo, chống lại việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà không
được chủ sở hữu cho phép, với mục đích bù đắp chi phí cho chủ sở hữu đối
tượng sở hữu công nghiệp và đảm bảo cho họ quyền sử dụng trong một thời
gian.
1.2.2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ đã được nêu tại khoản 1 Điều 15
Hiệp định TRIPs “Các thành viên có thể quy định như là điều kiện được đăng
ký rằng các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Ngoài điều kiện về mặt
hình thức của nhãn hiệu, Hiệp định TRIPs quy định dấu hiệu đó phải có khả
năng phân biệt: “Bất kỳ một dấu hiệu, tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được đăng
ký làm nhãn hiệu; trong trường hợp các dấu hiệu không có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành viên có thể quy định rằng khả
năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt thông qua việc sử dụng”.
Từ những quy định chung như trên, pháp luật ở những nước khác nhau
cũng có những quy định khác nhau khi xác định điều kiện bảo hộ đối với
nhãn hiệu. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã
hội và truyền thống của mỗi quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, pháp luật
SHTT cũng đã đưa ra những điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

tại Điều 72 Luật SHTT 2005:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

16


1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng
một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Bên cạnh đó, Điều 73 Luật SHTT 2005 còn quy định các dấu hiệu không
được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc
kỳ, quốc huy của các nước;
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng,
cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không
được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt
Nam, của nước ngoài;
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng
nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu
cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu
đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối
người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá
trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ”.

Mặc dù quy định khác nhau, nhưng về cơ bản điều kiện để một dấu
hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải đảm bảo yêu cầu về hình
thức và khả năng phân biệt của dấu hiệu đó.

17


1.2.3. Sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, các cá nhân, tổ chức kinh doanh
Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh doanh cả ở trong và ngoài
nước. Muốn đạt được mục tiêu này, các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải
thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi vì:
 Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu nhãn hiệu
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ phát sinh khi chủ thể đăng ký bảo hộ
thành công đối với nhãn hiệu đó. Đăng ký thành công là khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây cũng
chính là cơ sở pháp lý để cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn
hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh. Từ đó, chủ sở hữu có quyền
khai thác thương mại nhãn hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì
hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch,… Bên cạnh đó, chủ sở hữu
có thể chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng (li xăng) để thu về lợi
ích cho mình.
 Góp phần nâng cao giá trị hàng hóa/dịch vụ
Khi nhãn hiệu được bảo hộ, hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu sẽ tạo
được sự tin cậy, tăng sự bảo đảm cho người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu
dùng có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm/dịch vụ lâu dài, hay trả giá cao hơn
để sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Uy tín của nhãn hiệu cũng được nâng cao
lên rất nhiều.
 Có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các đối tác kinh doanh
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng tạo cho cá nhân, tổ chức kinh doanh

hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc, tạo sự tin tưởng cho các đối tác
trong và ngoài nước để từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định hợp tác đầu tư,
chuyển giao công nghệ, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh,… Đặc biệt là khi
làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, những người luôn quan tâm đến khía

18


×