Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN VĂN VIỆT

PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2015


Lời cảm ơn
Với tất cả tấm lòng trân trọng, em xin chân thành gửi tới:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và thư viện Trường Đại học Luật Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Đăng Doanh là người đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân
dân các quận, huyện trên địa bà Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành


luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.

Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo các tài liệu và công
trình nghiên cứu của các tác giả khác về những vấn đề có liên quan, các tài liệu tham
khảo này có trích dẫn nguồn cụ thể.
Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không có
sự sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào của người khác đã công bố.

TÁC GIẢ

TRẦN VĂN VIỆT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2014. .......................................................................................................5
1.1. Thực trạng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2014. ...................................................................................................5
1.2. Diễn biến của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 - 2014................................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 39
Chương 2. Nguyên nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà

Nội giai đoạn 2010 – 2014......................................................................................... 40
2.1. Nguyên nhân xuất phát từ những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế - xã
hội ......................................................................................................................... 40
2.2. Nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý Nhà nước .................................. 45
2.3. Nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật........ 49
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi
hành án.................................................................................................................. 51
2.5. Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân.............................................................. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 55
Chương 3. Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới........ 56
3.1. Dự báo tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm
năm tới .................................................................................................................. 56
3.2. Biện pháp phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
năm năm tới........................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết đầy đủ

Viết tắt

1. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

TANDTP Hà Nội


2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)

BLHS

3. Hình sự sơ thẩm

HSST

4. Chiếm đoạt tài sản

CĐTS

5. Xâm phạm sở hữu

XPSH


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xét xử HSST trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 ..............................................................................5
Bảng 2: Tỷ lệ tổng số số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS so với tổng số vụ và
số người phạm tội thuộc nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2014...........................................................................................6
Bảng 3: So sánh tổng số vụ và số người bị kết án về tội lừa đảo CĐTS với tổng số vụ
và số người bị kết án về từng tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH.
....................................................................................................................................8
Bảng 4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành
phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và trên Toàn quốc (tính trên 100.000 dân) ...........9
Bảng 5: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại tội phạm ................................................ 15

Bảng 6: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo mức hình phạt .............................................. 16
Bảng 7: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo hình thức phạm tội ............................................ 17
Bảng 8: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo thủ đoạn phạm tội ........................................ 18
Bảng 9: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo địa bàn dân cư Hà Nội ................................. 21
Bảng 10: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo dân tộc ....................................................... 22
Bảng 11: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo giới tính người phạm tội ............................. 23
Bảng 12: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo độ tuổi người phạm tội ............................... 24
Bảng 13: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo quốc tịch người phạm tội............................ 24
Bảng 14: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo nghề nghiệp người phạm tội ....................... 25
Bảng 15: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo trình độ văn hóa người phạm tội ................ 27
Bảng 16: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm..................... 29
Bảng 17: Mức độ tăng, giảm hàng năm số vụ và số người phạm tội tội lừa đảo CĐTS
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 .............................................. 30
Bảng 18: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội lừa đảo CĐTS với các tội xâm
phạm ở hữu có tính chiếm đoạt khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 –
2014 .......................................................................................................................... 31


Bảng 19: Mức độ tăng, giảm hàng năm về số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xử phạt
tù từ trên 7 năm đến 15 năm và số người phạm tội bị xử phạt tù từ trên 15 năm tù trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014...................................................... 34
Bảng 20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội lừa đảo CĐTS thuộc
trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” và “phạm tội lần đầu” trên địa bàn Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2014......................................................................................... 35
Bảng 21: Mức độ tăng, giảm hàng năm về số người phạm tội lừa đảo CĐTS trong độ
tuổi từ 18 đến 30 tuổi và từ trên 30 tuổi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014. 37
Bảng 22: Mức độ tăng, giảm hàng năm về giới tính người phạm tội lừa đảo CĐTS trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014...................................................... 37



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xét xử HSST trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014 .....................................................................5
Biểu đồ 2:Tổng số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS so với tổng số vụ và số
người phạm tội thuộc nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2014...........................................................................................6
Biểu đồ 3: So sánh tổng số vụ phạm tội lừa đảo CĐTS với tổng số vụ phạm tội từng
tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH. ...........................................8
Biểu đồ 4: So sánh tổng số người phạm tội lừa đảo CĐTS với tổng số người phạm tội
từng tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH. ...................................8
Biểu đồ 5: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại tội phạm ............................................ 15
Biểu đồ 6:Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo mức hình phạt được áp dụng..................... 16
Biểu đồ 7: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo hình thức phạm tội ................................... 18
Biểu đồ 8: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo thủ đoạn phạm tội .................................... 19
Biểu đồ 9: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo địa bàn dân cư Hà Nội ............................. 21
Biểu đồ 10: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo dân tộc ................................................... 22
Biểu đồ 11: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo giới tính người phạm tội......................... 23
Biểu đồ 12: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo độ tuổi người phạm tội ........................... 24
Biểu đồ 13: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo quốc tịch người phạm tội........................ 25
Biểu đồ 14: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo nghề nghiệp người phạm tội................... 26
Biểu đồ 15: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo trình độ văn hóa người phạm tội ............ 28
Biểu đồ 16: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo tái phạm, tái phạm nguy hiểm. ............... 29


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Diễn biến số vụ và số người phạm tội tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................ 30
Đồ thị 2: So sánh diễn biến về số vụ của tội lừa đảo CĐTS với các tội xâm phạm ở
hữu có tính chiếm đoạt khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014.. 32
Đồ thị 3: So sánh diễn biến về số người phạm tội của tội lừa đảo CĐTS với số người

phạm tội các tội XPSH có tính chiếm đoạt khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2014 ...................................................................................................... 33
Đồ thị 4: Diến biến cơ cấu theo số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xử phạt tù từ trên
7 năm đến 15 năm so với diễn biến số người phạm tội bị xử phạt tù từ trên 15 năm tù
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 .............................................. 34
Đồ thị 5: Diễn biến cơ cấu theo số người phạm tội lừa đảo CĐTS thuộc trường hợp
“tái phạm, tái phạm nguy hiểm” so với diễn biến cơ cấu theo số người “phạm tội lần
đầu” trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................... 36
Đồ thị 6: Diễn biến cơ cấu theo số người phạm tội lừa đảo CĐTS trong độ tuổi từ 18
đến 30 tuổi và từ trên 30 tuổi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014................. 37
Đồ thị 7: Diễn biến cơ cấu theo giới tính người phạm tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 .................................................................. 38


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi sáp nhập mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội gồm: Thành phố
Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện
Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3.344,6 km2, dân số 6.448.337
người. Để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình
xây dựng và phát triển đô thị bền vững đạt hiệu quả cao trên cả ba lĩnh vực kinh tế văn hóa – môi trường thì đảm bảo trật tự an toàn xã hội, điều tra phòng chống tội phạm
là nhiệm vụ rất quan trọng.
Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý cùng với mặt trái cơ chế thị trường, tốc độ
đô thị hóa trong thời gian ngắn khiến Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề
tồn tại trong quá trình đô thị hóa. Đó là sự phát triển quá tải về các mặt dịch vụ y tế, cơ
sở giáo dục, sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn,…Mặt khác, do
không kiểm soát được việc gia tăng dân số nhất là di dân từ các khu vực phụ cận vào

thành phố để kiếm việc làm; Thiếu các chiến lược thích hợp và chính sách kiểm soát
quản lý đô thị. Cho nên, tình hình trật tự an toàn xã hội đang là vấn đề rất phức tạp
hiện nay. Xuất phát từ thực trạng trên cùng với các nguyên nhân khác dẫn đến sự gia
tăng cả về số lượng lẫn tính chất và mức độ nguy hiểm của các tệ nạn xã hội và tội
phạm đang là nhân tố cản trở sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường, khi các giá trị vật chất ngày càng được đề cao, cùng với sự phân hóa giàu
nghèo một cách rõ rệt, sự bùng nổ công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay cùng
với tâm lý hám lợi, thích ăn chơi, lười lao động ở một bộ phận cá nhân, tình hình các
tội phạm về sở hữu đang diễn biến phức tạp, trong đó có tội lừa đảo CĐTS.
Các vụ lừa đảo CĐTS ngày càng nghiêm trọng, với các phương thức, thủ đoạn
ngày càng tinh vi; đặc biệt thời gian gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng
hình sự mang quốc tịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để trốn lệnh truy nã hoặc
thực hiện các hành vi phạm tội. Để che giấu lai lịch và hành vi phạm tội của mình, họ
thường núp dưới vỏ bọc đầu tư, kinh doanh, thăm thân nhân, du lịch… Tội phạm gây
ra chủ yếu là XPSH trong đó có hành vi lừa đảo bằng thẻ tín dụng, lừa đảo thông qua


2

việc thực hiện hợp đồng kinh tế qua mạng internet; sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao để
CĐTS của nhiều cá nhân, tổ chức.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm nói
chung và phòng, chống tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội nói riêng, việc nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội trong
những năm gần đây là một việc làm cần thiết và cấp bách để từ đó tìm ra nguyên nhân
của loại tội phạm này và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội lừa
đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
Trong luận văn, tác giả vận dụng các kiến thức của Tội phạm học và các số liệu,

tài liệu thu thập được từ các báo cáo thống kê của các cơ quan chức năng cùng với 211
bản án HSST được lựa chọn ngẫu nhiên để mô tả và phân tích tình hình tội lừa đảo
CĐTS trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội lừa đảo
CĐTS dưới góc độ tội phạm học.
Dưới góc độ tội phạm học, tội lừa đảo CĐTS đã được đề cập và nghiên cứu
trong một số công trình, tiêu biểu là luận án tiến sĩ luật học“Đấu tranh, phòng chống
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006” của tác giả Lê Đăng
Doanh năm 2008.
Công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được tình hình tội phạm,
tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn
cả nước.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống
cũng như đưa ra được biện pháp phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội
trong giai đoạn 2010 - 2014. Do vậy, tình hình tội lừa đảo CĐTS và các biện pháp
phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn Hà Nội sẽ có những điểm mới và khác so với
những nghiên cứu trước.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân
và các biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội lừa đảo CĐTS.
b, Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học tội lừa
đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện
pháp phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực hiện
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá tình hình của tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
- Dự báo tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Về phương pháp nghiên cứu:Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận
tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn giản;
phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết;
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, giải thích được một số nguyên nhân
cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa phù hợp


4

với đặc điểm Thành phố Hà Nội hiện nay và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Tình hình tội lừa đảo CĐTStrên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2010 - 2014.
Chương 2. Nguyên nhân của tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


5

Chương 1. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014.
1.1. Thực trạng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 – 2014.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014.
1.1.1.1. Tội phạm rõ
Theo số liệu thống kê của TANDTP Hà Nội thì số vụ và số người phạm tội bị
xét xử sơ thẩm về tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm năm.
Cụ thể số vụ và số người phạm tội được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xét xử HSST trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014
Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2010


278

371

2011

264

334

2012

261

380

2013

226

292

2014

302

433

Tổng


1331

1810

Trung bình/năm

266

362

(Nguồn: Thống kê văn phòng TAND TP Hà Nội)

Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS bị xét xử HSST trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014


6

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, tác giả nhận thấy từ năm 2010 đến năm
2014 Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn Hà Nội đã xét xử sơ thẩm tổng số 1331 vụ
án và 1810 người phạm tội lừa đảo CĐTS. Như vậy, trung bình mỗi năm Tòa án nhân
dân các cấp trên địa bàn Hà Nội xét xử sơ thẩm khoảng 266 vụ án với khoảng 362
người phạm tội lừa đảo CĐTS.
Qua thông số về số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm có trong số liệu
thống kê đã phản ánh cơ bản về lượng của tình hình tội lừa đảo CĐTS. Đây là phần tội
phạm rõ, có trong thống kê chính thức của TANDTP Hà Nội và cũng là phần quan
trọng trong bức tranh tổng thể thực trạng tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà
Nội trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
Tuy nhiên, khi xác định quy mô, độ lớn của tình hình tội lừa đảo CĐTS trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014, các số liệu trên sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu

không được đặt trong so sánh với các số liệu khác có liên quan. Khi có sự so sánh sẽ
giúp ta đánh giá được một cách tương đối chính xác về thực trạng của tội phạm lừa
đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy, tác giả đưa ra một số tiêu chí so sánh
sau đây:
Thứ nhất, so sánh số vụ và số người bị kết án phạm tội lừa đảo CĐTS với số vụ
và số người bị kết án của các tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội
XPSH.

Bảng 2: Tỷ lệ tổng số số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS so với tổng số
vụ và số người phạm tội thuộc nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014
Nhóm tội XPSH có
tính chiếm đoạt
Số người
Số vụ
Số người
(2)
(3)
(4)
1810
10943
16900

Lừa đảo CĐTS
Năm
Tổng

Số vụ
(1)
1331


Tỉ lệ phần Tỉ lệ phần
trăm giữa trăm giữa
(1) và (3)
(2) và (4)
12.2%

10.7%

Nguồn: Thống kê văn phòng TANDTP Hà Nội – xem chi tiết phụ lục số 01, bảng 1.5

Biểu đồ 2:Tổng số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS so với tổng số vụ và số
người phạm tội thuộc nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2014


7

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy so với tổng số vụ và tổng số người
phạm tội các tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH thì tổng số vụ
và tổng số người phạm tội lừa đảo CĐTS ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014, chiếm tỷ lệ
tương đối cao. Trong vòng năm năm vừa qua có khoảng 1331 vụ án phạm tội lừa đảo
CĐTS trong tổng số10943 vụ án phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các
tội XPSH bị đưa ra xét xử chiếm 12,2% và với 1810 bị cáo phạm tội lừa đảo CĐTS
trong tổng số 16900 bị cáo phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội
XPSH bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ 10,7%.
Thứ hai, để có cái nhìn rõ nét hơn về tội phạm này, tác giả so sánh tổng số vụ
và số người bị kết án về tội lừa đảo CĐTS với tổng số vụ và số người bị kết án về từng
tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH.
Từ năm 2010 đến năm 2014, trong tổng số tám tội XPSH có tính chiếm đoạt

thuộc chương các tội XPSHthì số vụ và số người phạm tội lừa đảo CĐTS chiếm tỷ lệ
tương đối cao. Đối với số vụ phạm tội thì tội lừa đảo chiếm đoạt đứng thứ hai chỉ sau
số vụ phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ 12,2%, còn về số người phạm tội thì đứng
thứ ba chiếm tỷ lệ 10,7% chỉ sau số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người phạm
tội cướp tài sản trong nhóm tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội
XPSH.Chi tiết được tác giả thống kê theo bảng số liệu dưới đây:


8

Bảng 3: So sánh tổng số vụ và số người bị kết án về tội lừa đảo CĐTS với tổng
số vụ và số người bị kết án về từng tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội
XPSH.
Tội danh

Tổng
Số vụ án

Tỷ lệ (%)

Số bị cáo Số vụ án

Số bị cáo

Trộm cắp tài sản

6492

9190


59.3%

54.4%

Lừa đảo CĐTS

1331

1810

12.2%

10.7%

Cướp tài sản

1080

2758

9.9%

16.3%

Cướp giật tài sản

911

1414


Lạm dụng tín nhiệm CĐTS

710

815

8.3%
6.5%

8.4%
4.8%

Cưỡng đoạt tài sản

383

835

3.5%

4.9%

Bắt cóc nhằm CĐTS

24

60

0.2%


0.4%

Công nhiên CĐTS

12

18

10943

16900

0.1%
100.0%

0.1%
100.0%

Tổng

(Nguồn: Thống kê văn phòng TANDTP Hà Nội)

Biểu đồ 3: So sánh tổng số vụ phạm tội lừa đảo CĐTS với tổng số vụ phạm tội từng
tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH.

Biểu đồ 4: So sánh tổng số người phạm tội lừa đảo CĐTS với tổng số người phạm tội
từng tội XPSH có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội XPSH.


9


Để hiểu rõ thêm tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng tôi xác định chỉ
số tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên tỷ lệ dân cư trên địa bàn Hà Nội để xác
định mức độ phổ biến của loại tội phạm này trong dân cư. Chỉ số tội phạm được tính
theo tỷ lệ số tội phạm (hoặc số vụ phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 dân)
[11, tr. 185].
Tuy nhiên, để có thể đánh giá được mức độ phổ biến của tội phạm này trong
khu dân cư thì cần phải so sánh nó trong mối tương quan với các địa phương khác. Ở
đây tác giả so sánh chỉ số tội phạm của loại tội này trên địa bàn Hà Nội với chỉ số tội
phạm của tội này trên địa bàn Hải Phòng, Nam Định và Toàn Quốc giai đoạn 2010 –
2014 là những tỉnh có đặc thù riêng và đặc thù chung điển hình của các tỉnh phía Bắc.
Bảng 4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và trên Toàn quốc (tính trên 100.000 dân)
Hà Nội

Hải Phòng

Nam Định

Toàn Quốc


10

Chỉsố
tội
phạm

Chỉ số
người

phạm tội

Chỉ số
tội
phạm

Chỉ số
người
phạm tội

Chỉ
số tội
phạm

Chỉ số
người
phạm tội

Chỉ
số tội
phạm

Chỉ số
người
phạm tội

3.9

5.3


3.1

4.2

1.3

1.7

2.3

3.2

(Nguồn:Thống kê văn phòng TAND TP Hà Nội, Thống kê văn phòng TANDTP Hải
Phòng, Thống kê văn phòng TAND Tỉnh Nam Định, Thống kê tổng hợp TANDTC; Website:
– xem thêm phụ lụcsố 01).

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội về
tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội tính bình quân trên 100.000 dân là 3.9 vụ và 5.3
người phạm tội. Nghĩa là cứ 100.000 người dân thì có khoảng 3.9 vụ và 5.3 người
phạm tội về tội lừa đảo CĐTS. Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta cũng dễ dàng thấy
rằng mức độ phổ biến của loại tội này trong khu dân cư trên địa bàn Hà Nội có
mứccao nhất so với mức độ phổ biến của loại tội này trên địa bàn Hải Phòngchỉ với
3.1 vụ và 4.2 người phạm tội về tội lừa đảo CĐTS, còn đối với tỉnh Nam Định với 1.3
vụ và 1.7 người phạm tội về tội lừa đảo CĐTS thì mức độ phổ biến của loại tội phạm
này trên địa bàn Hà Nội cao gấp 3 lần so với mức độ phổ biến của loại tội này trên địa
bàn Nam Định. Còn trên cả nướcvới 2.3 vụ và 3.2 người phạm tội về tội lừa đảo
CĐTS, tuy cao hơn Nam Định nhưng vẫn thấp hơn Hà Nội và Hải Phòng.
Tuy nhiên để thấy rõ mức độ phổ biến của loại tội phạm này trong giai đoạn
hiện nay tác giả so sánh chỉ số tội phạm trong giai đoạn hiện nay so với giai đoạn trước
đó. Theo TS. Lê Đăng Doanh, trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 trung bình

chỉ số tội phạm về số vụ là 2.53; về số người là 3.37 [9, tr. 18]. Như vậy, so với giai
đoạn trước tác giả nhận thấy chỉ số tội phạm lừa đảo CĐTS trong giai đoạn hiện nay
cao hơn chỉ số tội phạm giai đoạn 1996 – 2006. Cho thấy, mức độ phổ biến của loại tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay ngày càng phổ biến hơn.
1.1.1.2. Tội phạm ẩn
Những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở trên cho thấy
một phần của “bức tranh” tổng thể về tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 – 2014. Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội phạm, để đánh giá
đúng đặc tính về lượng của tình hình tội lừa đảo CĐTS, ngoài việc nghiên cứu những
vụ phạm tội đã được xét xử, thì một phần quan trọng cần phải được xem xét, nghiên
cứu, đó là phần ẩn của tội phạm lừa đảo CĐTS.


11

Theo PGS.TS Dương Tuyết Miên: “Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người
phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm
quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình
sự, chưa có trong thống kê hình sự chính thức” [11, tr. 181].
Theo PGS.TS Dương Tuyết Miên, có hai loại tội phạm ẩn: tội phạm ẩn khách
quan và tội phạm ẩn chủ quan.
“Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, nhưng
do nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội –
không có thông tin về vụ án” [11, tr. 182].
“Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ
cơ quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
vụ án không được thụ lý, xử lý hình sự và do đó không có trong số liệu thống kê” [11,
tr. 183].
Ngoài quan điểm cho rằng tội phạm ẩn có hai phần nêu trên, cũng có ý kiến cho
rằng tội phạm ẩn còn bao gồm cả số liệu về các vụ phạm tội, số người phạm tội tuy đã

bị xử lí hình sự nhưng vì lí do nào đó mà không có trong số liệu thống kê chính thức
và coi đây là “tội phạm ẩn thống kê”.Về bản chất,tội phạm đã được xét xử nhưng
không có trong thống kê chính thức thì vẫn là tội phạm rõ.Bởi vì,khi đã được đưa ra
xét xử rồi thì đương nhiên phải là tội phạm rõ. Lý do không có trong số liệu thống kê
chính thức có thể là vì những nguyên nhân khác nhau nào đó mà nó không có trong số
liệu thống kê chính thức, thực chất nó là sai số trong thống kê của các cơ quan chức
năng.
Nghiên cứu tình hình tội lừa đảo CĐTS và đánh giá đúng đặc tính về lượng của
tình hình tội lừa đảo CĐTS, ngoài việc nghiên cứu những vụ phạm tội đã được phát
hiện và xét xử, thì một phần quan trọng cần phải được xem xét, nghiên cứu, đó là phần
ẩn của tình hình tội lừa đảoCĐTS.
Về phương diện khoa học, chỉ có thể đánh giá mức độ tội phạm ẩn một cách
tương đối gần sát với thực tế dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn nhất
định, việc mong muốn đánh giá một cách chính xác, tuyệt đối phần ẩn của tình hình tội
lừa đảo CĐTS là điều không thể thực hiện được vì nhiều lí do khác nhau.


12

Theo khảo sát, nghiên cứu của TS. Lê Đăng Doanh, tỷ lệ tội phạm ẩn tội lừa
đảo CĐTSkhoảng 30 – 40% [9, tr 29]. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ thể hiện một
cách tương đối. Theo thực tế nghiên cứu tác giả nhận thấy mức độ ẩn của loại tội này
có thể cao hơndo một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho nên giao lưu kinh tế quốc tế
và trong khu vực Asean được mở rộng cho nên có thể có nhiều loại tội phạm quốc tế
xuất hiện. Đồng thời công tác phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong phòng ngừa
tội phạm vẫn còn những hạn chế nhất định, cho nên tội phạm loại này có chiều hướng
gia tăng và khó phát hiện.
Thứ hai,do người bị hại không tố giác tội phạm, không trình báo với cơ quan
chức năng do thiệt hại không lớn, do tâm lý e ngại, xấu hổ vì cho rằng mình có lỗi

trong việc bị lừa đảo CĐTS, sợ bị trả thù, hoặc do muốn tự dàn xếp, mặt khác lý do ẩn
còn có thể là do số tiền bị lừa đảo là số tiền bất hợp pháp nên không dám tố giác người
phạm tội.
Thứ ba, người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối với rất nhiều hình thức khác
nhau, nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà chính người bị hại cũng không biết mình bị
lừa dối.
Thứ tư, lợi dụng đặc điểm tâm lý của người bị hại muốn lấy lại tài sản, không
muốn va chạm với cơ quan bảo vệ pháp luật do sợ phiền hà. Hơn nữa, người phạm tội
lừa đảo thường hứa hẹn sẽ trả lại và nạn nhân mong muốn lấy lại tài sản nên không tố
giác.
Thứnăm, có thể do trình độ xét xử còn yếu kém cho nên nhiều vụ việc về bản
chất là tội lừa đảo CĐTS nhưng các cơ quan Tư pháp cho rằng đó là tranh chấp dân sự,
không phân biệt được giữa tội lừa đảo CĐTS với tranh chấp dân sự cũng ảnh hưởng
đến mức độ ẩn của loại tội phạm này.
Khi nghiên cứu về thực trạng tội phạm thì không chỉ nghiên cứu về tội phạm rõ,
tội phạm ẩn và chỉ số tội phạm mà đối với những tội phạm có nạn nhân cần phải
nghiên cứu về thông số nạn nhân. Thông số nạn nhân đóng vai trò rất quan trọng trong
việc mô tả thực trạng của tình hình tội phạm.


13

Theo TS. Dương Tuyết Miên thì nạn nhân của tội phạm là:“cá nhân, tổ chức bị
hành vi phạm tội xâm hại gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc một số
quyền, lợi ích hợp pháp khác” [11, tr. 165].
Do không có số liệu thống kê chính thức về nạn nhân trong các báo cáo tổng
hợp của TANDTP Hà Nội, tác giả đã tìm kiếm các thông tin về nạn nhân trong 211
bản án xét xử HSST về tội lừa đảo CĐTS. Theo đó, trong 211 bản án tác giả nghiên
cứu có tổng số 2142 nạn nhân. Như vậy, trung bình mỗi vụ án Tòa án xét xử có
khoảng 10 nạn nhân.Qua con số này có thể nhận định rằng, số lượng nạn nhân trong

các vụ lừa đảo CĐTS có mức trung bình rất cao.
Về thông số thiệt hại, rõ ràng những thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu trực
tiếp và chủ yếu là về vật chất. Mặc dù số liệu này không thể hiện ở bảng thống kê tổng
hợp của TANDTP Hà Nội nhưng tác giả đã thống kê thông số thiệt hại từ 211 bản án
HSST, được tác giả thể hiện theo bảng số liệu dưới đây:
Năm

Số vụ án

Số tiền bị chiếm đoạt

Trung bình mỗivụ án

2010

53

188.918.351.629

3.564.497.20

2011

54

231.333.527.178

4.283.954.207

2012


46

315.671.882.163

6.862.432.221

2013

32

241.562.391.021

7.548.824.719

2014

26

247.213.641.588

9.508.216.984

Tổng

211

1.224.699.793.579

5.804.264.425


Nhìn vào bảng số liệu, tác giả nhận thấy chỉ tính riêng 211 bản án HSST, tổng
thiệt hại ước tính 1.224.699.793.579 đồng,trung bình mỗi vụ lừa đảo CĐTS xảy ra trên
địa bàn Hà Nội gây ra mức thiệt hại khoảng 5.804.264.425 đồng.
Theo nghiên cứu của TS. Hoàng Văn Hùngvề 472 vụ án xét xử về tội trộm cắp
tài sản cho thấy, tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 8.544.125.288 đồng, trung bình
mỗi vụ trộm cắp gây ra thiệt hại khoảng 18.101.960 đồng [6, tr. 79 - 80]. Như vậy, so
với tội trộm cắp tài sản thì trung bình mức thiệt hại mỗi vụ lừa đảo CĐTS cao gấp 320
lần.


14

Theo nghiên cứu của TS. Lê Đăng Doanh về tội lừa đảo CĐTS trong giai đoạn
1996 – 2006 có 21.662 vụ án đã được xét xử ước tính số tiền bị chiếm đoạt khoảng
4.500 tỷ đồng [9, tr. 76]. Như vậy, trung bình mỗi vụ án lừa đảo CĐTS xảy ra ước tính
số tiền thiệt hại khoảng 207.737.051 đồng. Cho thấy, so với giai đoạn trước thì trong
giai đoạn 2010 – 2014 mức thiệt hại mỗi vụ hiện nay cao xấp xỉ gấp 28 lần.
Điều này chứng tỏ, giai đoạn trước từ năm 1996 – 2006 so với giai đoạn hiện
nay khi đã bỏ hình phạt từ hình thì mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ gây thiệt
của tội phạm này ngày càng nghiêm trọng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, tác giả cho rằng nguyên nhân xóa bỏ án tử hình có thể tác động đến tâm lý
người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về tình huống trở thành nạn nhân, qua nghiên cứu 211 bản án, có thể nhận thấy
giữa nạn nhân và người phạm tội thường quen biết, qua giới thiệu bạn bè, anh chị
em,… và có mối quan hệ làm ăn. Người phạm tội thường lợi dụng mối quan hệ quen
biết đối với người khác, sử dụng giấy tờ giả nhà đất, ô tô đem bán hoặc thế chấp vay
tiền nhiều lần hoặc lợi dụng mối quan hệ quen biết để vay tiền hứa hẹn trả với lãi suất
cao hay giới thiệu, môi giới đi xuất khẩu lao động đi nước ngoài…
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn thành phố Hà

Nội giai đoạn 2010 – 2014.
Thực trạng về tính chất của tội phạm phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm
cũng như người phạm tội.Cơ cấu của tội lừa đảo CĐTS là những đặc điểm về chất của
tội phạm lừa đảo CĐTS. Để nhận biết các đặc điểm về chất của tội lừa đảo CĐTS
trước hết cần phải xác định những thông số về cơ cấu của tội phạm này. Qua thu thập
số liệu tác giả nhận thấy có thể tiếp cận cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo số liệu của
TANDTP Hà Nội. Tuy nhiên, trong số liệu thống kê của TANDTP Hà Nội không có
một số thông tin cần thiết như: Thủ đoạn phạm tội; Hình thức phạm tội; Trình độ văn
hóa… Mặt khác, số liệu của TANDTP Hà Nội và số liệu thống kê từ 211 bản án là
không đồng nhất với nhau. Do đó,tác giả phân tích thực trạng về tính chất của tội lừa
đảo CĐTS trên cơ sở số liệu thống kê từ 211 bản án HSST xét xử về tội lừa đảo CĐTS
trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 (được tác giả lựa chọn ngẫu


15

nhiên), ta có thể xem xét cơ cấu của tội lừa đảo CĐTS qua một số tiêu chí nhất định
như sau:
1.1.2.1. Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại tội phạm
Trên cơ sở nghiên cứu 211 bản án hình sự sơ thẩm với 264 người phạm tội bị
xét xử về tội lừa đảo CĐTS của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn Hà Nội trong
vòng 5 năm, tác giả đưa ra bảng thống kê và biểu đồ sau:
Bảng 5: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại tội phạm
Loại tội phạm

Số bị cáo

Tỷ lệ %

Đặc biệt nghiêm trọng


181

68.6%

Rất nghiêm trọng

27

10.2%

Nghiêm trọng

26

9.8%

Ít nghiêm trọng

30

11.4%

Tổng số

264

100%

Nguồn: Khảo sát ngẫu nhiên 211 bản án HSST về tội lừa đảo CĐTS.


Biểu đồ 5:Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại tội phạm

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, tác giả nhận thấy rằng tội lừa đảo CĐTS
trên địa bàn Hà Nội tập trung vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với số người bị
xét xử theo khoản 4 Điều 139 là 181 người chiếm 68,6%; Sau đó là tội ít nghiêm trọng
với số người bị xét xử theo khoản 1 Điều 139 là 30 người chiếm 11,4%; sau đó lần


16

lượt là tội rất nghiêm trọng với số người bị xét xử là 27 người chiếm 10,2% và tội
nghiêm trọng với số người bị xét xử là 26 người chiếm 9,8%.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là qua 211 bản án tác giả nghiêm cứu với
264 người bị xét xử về tội lừa đảo CĐTS trên địa bàn Hà Nội, trong tổng số 264 người
bị xét xử về tội lừa đảo CĐTScó tới 208 người phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng chiếm xấp xỉ 79%. Tác giả nhận thấy, mức độ nghiêm trọng của các vụ
lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể là
do trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động, cơ hội làm ăn không
được thuận lợi ngày càng khó khăn hơn, trình độ hiểu hiết pháp luật của người dân hạn
chế, đó chính là điều kiện thuận lợi để để bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện
hành vi phạm tội. Một số người vì nhẹ dạ, khao khát làm giàu nhanh nên dễ dàng tin
vào những lời hứa hẹn của kẻ xấu, để rồi trao tài sản cho chúng. Không chỉ họ mà cả
những người thân, bạn bè cũng bị lôi kéo vào những cạm bẫy của bọn lừa đảo dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
1.1.2.2. Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo mức hình phạt
Bảng 6: Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo mức hình phạt

Hình phạt áp dụng


Số người

Tỷ lệ %

Chung thân

32

12.1%

Trên 15 năm tù

49

18.6%

Trên 7 năm đến 15 năm tù

104

39.4%

Trên 3 năm đến 7 năm tù

32

12.1%

Từ 3 năm tù trở xuống


31

11.7%

Dưới 3 năm tù cho hưởng án treo

16

6.1%

Tổng số

264

100%

Nguồn: Khảo sát ngẫu nhiên 211 bản án HSST về tội lừa đảo CĐTS.

Biểu đồ 6:Cơ cấu tội lừa đảo CĐTS theo loại và mức hình phạt


×