Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.74 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ BÍCH HẢI

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu được sự hướng dẫn, giảng dạy của
các thầy cô và sự đóng góp của đồng nghiệp, bạn bè tôi đã hoàn thành Luận văn
thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.


Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.

Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ trong Luận văn
đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những
kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Lê Thị Bích Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 ............................................................................. 5
1.1. Thực trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2014 .............................................. 5
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014.... 5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 . 12
1.2. Diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014................................... 30
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014.......... 30
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014.. 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 39
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .... 40
2.1. Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường gia đình.............................. 40
2.2. Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường nhà trường ......................... 44
2.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường xã hội................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 53
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................... 54
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.................................................. 54


3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên........................................................... 55
3.2.1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong
phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ................... 55
3.2.2. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường
trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.......... 57
3.2.3. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của xã hội trong
phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 66
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là
người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2010 - 2014 .................................................................................................... 6
Bảng 1.2: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là
người chưa thành niên so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm
nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014........... 6
Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014.......... 7
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người
phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon
Tum và tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014 ....................................... 8
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người
phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ,
tỉnh Tuyên Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014.................. 10
Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2014 .................................................................................................. 11
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
nhóm tội phạm.............................................................................................. 13
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên ...................... 14
thực hiện theo tội danh ............................................................................... 14
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên........................... 16
thực hiện theo loại tội phạm ......................................................................... 16
Bảng 1.10: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí
được hay không được miễn TNHS ................................................................ 17

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ......... 17
theo loại hình phạt đã được áp dụng ............................................................ 17


Bảng 1.12: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
mức hình phạt tù đã được áp dụng ............................................................... 18
Bảng 1.13: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ......... 19
theo địa bàn phạm tội................................................................................... 19
Bảng 1.14: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
công cụ phạm tội .......................................................................................... 20
Bảng 1.15: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
hình thức thực hiện tội phạm ........................................................................ 21
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ......... 22
theo động cơ phạm tội ................................................................................. 22
Bảng 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp..................................... 23
Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội .................................. 24
Bảng 1.19: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .................................... 25
Bảng 1.20: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội...................... 26
Bảng 1.21: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội.................................... 27
Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình ............................. 28
Bảng 1.23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 ........... 30
Bảng 1.24: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm giữa tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện và các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................... 32
Bảng 1.25: Diễn biến theo nhóm tội phạm ................................................... 34
Bảng 1.26: Diễn biến theo loại tội phạm ...................................................... 35
Bảng 1.27: Diễn biến theo hình thức phạm tội ............................................. 36
Bảng 1.28: Diễn biến theo độ tuổi của người phạm tội ................................ 37



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ, số người phạm tội là người chưa thành niên với
số vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2010 – 2014........................................................................................... 7
Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon
Tum, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014........................................... 9
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người
chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang
và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 – 2014 ............................................. 10
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
nhóm tội phạm.............................................................................................. 13
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên .................... 16
thực hiện theo loại tội phạm ....................................................................... 16
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu
chí được hay không được miễn TNHS .......................................................... 17
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
loại hình phạt đã được áp dụng.................................................................... 18
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
mức hình phạt tù đã được áp dụng ............................................................... 19
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng công cụ phạm tội .............................. 21
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
hình thức thực hiện tội phạm ........................................................................ 22
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện...... 23
theo động cơ phạm tội .................................................................................. 23
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp................................. 24
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội .............................. 24



Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội................................. 25
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội.................. 26
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội ................................ 27
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình ......................... 28
Biểu đồ 1.18: Diễn biến của số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham
gia và số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................ 31
Biểu đồ 1.19: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội có người chưa thành niên
tham gia và số vụ các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2010 - 2014 ......................................................................... 32
Biểu đồ 1.20: So sánh diễn biến của số người phạm tội là người chưa thành
niên với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................. 33
Biểu đồ 1.21: Diễn biến theo nhóm tội phạm................................................ 35
Biểu đồ 1.22: Diễn biến theo loại tội phạm .................................................. 36
Biểu đồ 1.23: Diễn biến theo hình thức phạm tội.......................................... 37
Biểu đồ 1.24: Diễn biến theo độ tuổi của người phạm tội............................. 38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

HSST:

Hình sự sơ thẩm


TAND:

Tòa án nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc; phía
Bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía
Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng
3.562,82 km2 với dân số khoảng 1.250.200 người trong đó có tám dân tộc sinh
sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao; mật độ dân
số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 350,09 người/km2.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Với vị trí rất thuận lợi
về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc
200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cách cảng Hải Phòng 200 km, Thái
Nguyên còn là điểm nút giao lưu giữa các tỉnh thành, là cửa ngõ giao lưu kinh tế
xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Cùng với những tiềm năng phát triển kinh tế khác, trong những năm gần
đây, Thái Nguyên thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư quy mô lớn, làm cho

nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, trở thành một tỉnh có tốc độ phát
triển kinh tế cao trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế không làm cho tình hình
an ninh trật tự và an toàn xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua ổn
định hơn. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong những năm gần đây,
tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn xảy ra nhiều trong đó tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện chiếm số lượng không nhỏ. Các vụ phạm tội do
người chưa thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng về số lượng và nghiêm
trọng hơn về tính chất. Không chỉ vậy, trên địa bàn tỉnh xuất hiện không ít những
vụ án giết người, mua bán người, mua bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em,... do người


2

chưa thành niên thực hiện. Đặc biệt, có những tội phạm do một nhóm những
người chưa thành niên tổ chức thực hiện với thủ đoạn rất táo tợn và liều lĩnh.
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện tình
hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong thời gian gần đây qua đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này rất là một yêu cầu bức
thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, dưới góc độ tội phạm học đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu vấn đề phòng ngừa tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện. Có thể kể đến một số công trình như:
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” của tác giả

Nguyễn Đồng Luyện, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008;
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Trung Hoan,
Đại học Luật Hà Nội, năm 2010;
- “Vai trò của nhà trường trong phòng ngừa tội phạm do người chưa
thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, Nguyễn Lai Bình, Tạp chí Kiểm
sát, số 9/2012.
- “Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên thông qua hoạt động xét
xử các vụ án hình sự kết quả, những bất cập hạn chế và nguyên nhân”, TS Phạm
Minh Tuyên, Phùng Anh Tuấn, Tạp chí Nghề luật, số 2/2013.
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được tình hình tội
phạm, tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm do người


3

chưa thành niên thực hiện ở một số khía cạnh hoặc ở một số địa phương nhất
định. Tuy nhiên, ở tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với
những đặc thù riêng về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội,... lại chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về phòng ngừa tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện.
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học
về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ
năm 2010 đến năm 2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các

biện pháp phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Thái Nguyên trong phòng ngừa các
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong thời gian tới.
b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực
hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
b) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp
cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn
giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014,
trên cơ sở đó giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm
này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành

niên thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Chương 2: Nguyên nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không
gian và thời gian nhất định” [3; tr.203]. Như vậy, để làm rõ tình hình hình tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2010 - 2014 tác giả cần nghiên cứu thực trạng và diễn biến của tội
phạm do nhóm chủ thể này thực hiện trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Trong phần này, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Thái Nguyên và số liệu do tác giả thu thập từ 150 bản án hình sự sơ
thẩm (HSST) trong đó có 195 người chưa thành niên tham gia trong khoảng
thời gian nghiên cứu.
1.1. Thực trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”
[14; tr.112]. Theo đó, nghiên cứu của tác giả về thực trạng tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện bao gồm hai nội dung là thực trạng về mức độ và thực
trạng về tính chất.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Để làm rõ tình trạng thực tế của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 xét về
mức độ, tác giả nghiên cứu tổng số vụ án có người chưa thành niên tham gia
và tổng số người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 2010 2014 tại tỉnh Thái Nguyên.


6

Bảng 1.1: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là
người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2010 - 2014
Tổng

Số vụ

Số người

2010 – 2014

267

321


TB/ năm

53,4

64,2

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì từ năm
2010 đến năm 2014, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã xét xử sơ thẩm
267 vụ án và trong đó có 321 người phạm tội là người chưa thành niên. Bình
quân mỗi năm có khoảng 53,4 vụ với khoảng 64,2 người phạm tội là người chưa
thành niên bị xét xử sơ thẩm.
Để làm rõ hơn mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2014 tác giả so sánh tội
phạm này trong mối tương quan với tổng số tội phạm và người phạm tội nói
chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong cùng khoảng thời gian.
Bảng 1.2: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là
người chưa thành niên so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Tội phạm do
người chưa thành
Tổng

Tội phạm nói
chung

niên thực hiện
Số vụ


Số người

Số vụ

Số người

(1)

(2)

(3)

(4)

267

321

6.014

10.072

Tỉ lệ phần

Tỉ lệ phần

trăm giữa

trăm giữa


(1) và (3)

(2) và (4)

4,4%

3,2%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)


7

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ, số người phạm tội là người chưa thành niên với số
vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2010 – 2014

12000

10072

10000
8000

Tội phạm do người
chưa thành niên thực
hiện
Tội phạm nói chung


6014

6000
4000
2000

321

267

0
Số vụ

Số người

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2014, tỉnh Thái Nguyên có tổng số
6.014 vụ phạm tội với 10.072 người phạm tội. Trong đó, số vụ phạm tội có
người chưa thành niên tham gia chiếm tỷ lệ là 4,4% (267/6014 vụ) và số
người phạm tội là người chưa thành niên chiếm 3,2% (321/10072 người). Về
hình thức, có thể thấy các tỷ lệ này là nhỏ nhưng với sự giới hạn về độ tuổi
và về loại tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
thì tỷ lệ này cũng không phải là nhỏ.
Một thông số quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá thực trạng về mức
độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên là chỉ số tội phạm, thông số được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến
của tội phạm trong dân cư.
Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
TB/năm


Số vụ

Số người

Số dân

53,4

64,2

1147520

Chỉ số tội

Chỉ số người

phạm

phạm tội

4,65

5,59

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Website: )


8


Từ năm 2010 đến năm 2014, chỉ số tội phạm có người chưa thành niên
tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên ở Thái Nguyên là
tương đối cao; trong cả giai đoạn chỉ số tội phạm là 4,65 và chỉ số người phạm
tội là 5,59 tức là cứ 100.000 dân thì xảy ra 4,65 vụ án có người chưa thành niên
tham gia với 5,59 người chưa thành niên bị xét xử.
Tuy nhiên, để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rõ ràng hơn thì ngoài
việc xác định các chỉ số trên trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên tác giả còn so sánh
các chỉ số này với những chỉ số có liên quan trong cùng giai đoạn.
Thứ nhất, so sánh giữa chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia
và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên ở Thái Nguyên với chỉ số tội
phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa
thành niên ở tỉnh Kon Tum và tỉnh Thái Bình là 2 tỉnh có các chỉ số này cao nhất
và thấp nhất trong toàn quốc.
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người
phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon
Tum và tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014
Thái Nguyên

TB/năm

Kon Tum

Thái Bình

Chỉ số

Chỉ số

Chỉ số


Chỉ số

Chỉ số

Chỉ số

tội

người phạm

tội

người

tội

người

phạm

tội

phạm

phạm tội

phạm

phạm tội


4,65

5,59

11,45

16,64

1,50

1,98

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên;Tòa án nhân dân
Tối cao; Website: - xem thêm phần phụ lục)


9

Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh
Kon Tum, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014

20

16.64

15

Thái Bình


11.45

Thái Nguyên
10
5.59

4.65
5

1.5

Kon Tum

1.98

0
Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến năm 2014, so với tỉnh Kon Tum - tỉnh có chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội là người chưa thành niên cao nhất trong cả nước thì tỉnh Thái Nguyên có
mức độ phổ biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện thấp hơn (chỉ số
tội phạm là 4,65/11,45; chỉ số người phạm tội là 5,59/16,64), nhưng nếu so với Thái
Bình - tỉnh có chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên
thấp nhất trong cả nước thì tỉnh Thái Nguyên lại cao hơn khá nhiều (chỉ số tội phạm
là 4,65/1,5; chỉ số người phạm tội là 5,59/1,98). Điều này cho chúng ta thấy mức độ
phổ biến trong dân cư của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm gần đây là tương đối cao.
Thứ hai, so sánh mức độ phổ biến của tội phạm và người phạm tội là
người chưa thành niên giữa Thái Nguyên với Phú Thọ - tỉnh có các điều kiện
kinh tế xã hội tương tự (đều là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, có
nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tiềm năng phát triển kinh tế tương đồng); giữa
Thái Nguyên với Tuyên Quang – tỉnh giáp ranh với Thái Nguyên và cũng thuộc
khu Việt Bắc, vùng trung du và miền núi phía Bắc và so sánh với mức độ phổ
biến của loại tội này trên phạm vi toàn quốc.


10

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người
phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ,
tỉnh Tuyên Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Thái Nguyên
Chỉ số
TB/năm

tội
phạm
4,65

Chỉ số
người
phạm
tội
5,59

Phú Thọ

Chỉ số
tội
phạm
3,67

Chỉ số
người
phạm
tội
5,33

Tuyên Quang
Chỉ số
tội
phạm
2,54

Chỉ số
người
phạm
tội
3,35

Toàn quốc
Chỉ
số tội
phạm
3,82

Chỉ số

người
phạm
tội
5,12

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên;Tòa án nhân dân
Tối cao; Website: - xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người
chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên
Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 – 2014
5.33 5.59
6

4.65

5
4

3.67

3.82

3.35

5.12
Tuyên Quang
Phú Thọ

2.54


3

Thái Nguyên

2

Toàn quốc

1
0
Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Thông qua bảng thống kê và biểu đồ trên có thể nhận thấy mức độ phổ biến
của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên
cao hơn so với toàn quốc. Khi so sánh với tỉnh Phú Thọ - một tỉnh có điều kiện kinh
tế - xã hội gần giống với Thái Nguyên thì các chỉ số này cũng cao hơn nhưng chỉ ở
mức độ vừa phải. Tuy nhiên, so với tỉnh Tuyên Quang - một tỉnh giáp ranh với Thái
Nguyên và cũng thuộc khu Việt Bắc thì các chỉ số này lại cao hơn khá nhiều. Các
so sánh này phản ánh tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong những năm gần đây là tương đối nghiêm trọng về mức độ.


11

Những thông số trên đây mới chỉ là một phần của “bức tranh” tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2010 - 2014. Phần còn lại của “bức tranh” chưa được làm rõ vì các thông số đó
mới chỉ phản ánh tội phạm rõ mà chưa bao gồm tội phạm ẩn. “Tội phạm ẩn là

các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội
phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào
thống kê tội phạm” [14, tr. 103].
Để đánh giá tội phạm ẩn của tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện, tác giả đã thu thập và so sánh các số liệu bị khởi tố, truy tố và xét xử theo
thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Tòa án nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về số vụ có người chưa thành niên tham gia cũng như số
người phạm tội là người chưa thành niên.
Số liệu về khởi tố, truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên
và số liệu về xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mà tác giả thu thập
được như sau:
Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2014
Khởi tố

Truy tố

Xét xử

Năm

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can


Số vụ

Số bị cáo

2010

68

85

43

51

36

44

2011

80

69

61

73

50


59

2012

89

113

75

97

65

85

2013

93

107

79

89

67

76


2014

78

92

62

74

49

57

Tổng

408

466

320

384

267

321

TB/năm


81,6

93,2

64

76,8

53,4

64,2

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên;
Phòng Thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên)


12

Trong 05 năm (2010 - 2014), tổng số có 408 vụ có người chưa thành niên
tham gia và 466 đối tượng là người chưa thành niên bị khởi tố nhưng chỉ có
78,4% số vụ (320 vụ) với 82,4% số bị can (384 bị can) bị truy tố và số vụ, số bị
cáo là người chưa thành niên bị xét xử giảm chỉ còn khoảng 66,2% số vụ bị khởi
tố (267 vụ) với khoảng 68,8% số bị can bị khởi tố (321 bị cáo). Qua so sánh có
thể thấy sự chênh lệch giữa số khởi tố và số đưa ra xét xử là khá cao. Một trong
những lý do dẫn đến sự chênh lệch này là bị can bỏ trốn, không biết bị can ở đâu
nên phải tạm đình chỉ vụ án. Ngoài ra, còn phải tính đến một tỉ lệ tương đối lớn
nạn nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện không làm đơn yêu
cầu Cơ quan điều tra khởi tố. Nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại nhưng trong quá trình điều tra hoặc truy tố, người bị hại
lại rút đơn yêu cầu. Trong đó có những trường hợp người bị hại rút đơn vì bị đe

dọa và sợ bị trả thù.
Điều này cho chúng ta hình dung ở mức độ tương đối về phần ẩn của tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014
Để làm rõ thực trạng của tội phạm xét về tính chất, tác giả nghiên cứu cơ
cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 vì “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức
nhất định có thể rút ra nhận xét về tính chất của tội phạm“ [14, tr. 117]. Trên cơ
sở 150 bản án hình sự sơ thẩm trong đó có người chưa thành niên tham gia (được
lựa chọn ngẫu nhiên) với 195 người phạm tội là người chưa thành niên bị xét xử
trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả xem xét cơ cấu của tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện theo những tiêu chí sau:
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội phạm


13

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
nhóm tội phạm
Nhóm tội

Số bị cáo

Tỷ lệ (%)

81

41,5%


67

34,4%

33

16,9%

Các tội phạm về ma túy

9

4,6%

Các tội phạm khác

5

2,6%

195

100%

Các tội xâm phạm sở hữu
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người
Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng


Tổng

(Nguồn: Số liệu thống kê từ 150 bản án
HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia)

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
nhóm tội phạm

4.6%

2.6%

16.9%
41.5%

34.4%

Nhóm tội xâm phạm sở hữu
Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác
Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng
Nhóm tội phạm về ma túy
Các tội phạm khác


14

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ
cao nhất (41,5%), tiếp đến là nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của người khác (34,4%) và nhóm tội xâm phạm trật tự công
cộng, an toàn công cộng (16,9%). Nhóm tội phạm về ma túy chiếm 4,6% và các

tội phạm còn lại thuộc một số nhóm như các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân chỉ chiếm tỷ lệ
không đáng kể là 2,6%.
Như vậy, xét về phạm vi, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
chủ yếu tập trung vào 4 nhóm tội: Nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhóm tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, nhóm tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và nhóm tội phạm về ma túy. Một số
nhóm tội, do đặc điểm riêng mà người chưa thành niên không thể hoặc ít có khả
năng thực hiện được như các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm nghĩa vụ,
trách nhiệm của quân nhân hoặc xâm phạm hoạt động tư pháp...
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tội danh

Bảng 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo tội danh
STT

Tội danh

1

Tội trộm cắp tài sản

2

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác

3

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ

Số bị cáo

Tỷ lệ (%)

38

19,5%

29

14,9%

18

9,2%

4

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

13

6,7%

5

Tội cướp giật tài sản


12

6,2%

6

Tội hiếp dâm trẻ em

11

5,6%

7

Tội giết người

10

5,1%


15

8

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm
đoạt chất ma túy

9


4,6%

9

Tội cướp tài sản

9

4,6%

10

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

8

4,1%

11

Tội hiếp dâm

8

4,1%

12

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người


7

3,6%

khác phạm tội mà có
13

Tội mua bán người

6

3,1%

14

Các tội phạm khác

17

8,7%

Tổng

195

100%

(Nguồn: Số liệu thống kê từ 150 bản án
HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia)
Trong cơ cấu theo tội danh, tác giả sắp xếp 13 tội danh được người chưa

thành niên thực hiện nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm
(2010 – 2014) theo thứ tự giảm dần. Trong đó phổ biến nhất là ba tội: Tội trộm
cắp tài sản thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu chiếm 19,5%; Tội cố ý gây
thương tích hoặc gay tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc nhóm các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác chiếm
14,9% và Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm
9,2%. Những tội danh không được liệt kê trong bảng số liệu trên chỉ có 1 đến 3
vụ. Bảng số liệu trên cho thấy rất rõ mức độ phổ biến của các tội danh tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo loại tội phạm


×