Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thực trạng thị trường bất động sản 2010 và phương hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.06 KB, 4 trang )

Thực trạng thị trường BĐS 2010 và phương hướng giải quyết.
Nguyễn Thị Phương Thảo
Thị trường bất động sản( TTBĐS) là một trong những thị trường có vị trí và
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, phát triển và quản lý có hiệu quả
TTBĐS sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,
tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển đóng góp vào quá trình phát
triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Trải qua những biến động về suy thoái kinh tế cuối năm 2008, đến năm
2010, TTBĐS đã có những bước đầu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vấn
đề tồn tại, hạn chế cần được quan tâm để có thể đưa ra những phương hướng giải
quyết đúng đắn.
Thực trạng:
* Theo báo cáo tổng hợp tình hình thị trường địa ốc thời gian qua có nhiều tín
hiệu tích cực. Vốn đầu tư vào BĐS tiếp tục tăng mạnh, dư nợ cho vay tín dụng
tính đến đầu năm 2010 đạt 218.899 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kì năm ngoái.
Nhu cầu về BĐS phục vụ du lịch tăng mạnh. Đất cho phát triển hạ tầng các khu
và cụm công nghiệp tiếp tục tăng cao trên phạm vi cả nước. Từ năm 2009 đến
nay đã có 24 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được khởi công với tổng
vốn đầu tư 2600 tỷ đồng, tổng diện tích 753.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở
cho khoảng 125.000 công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Ngoài ra còn
có 33 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khai với tổng vốn đầu
tư 2.500 tỷ đồng, góp phần giải quyết chỗ ở cho 55.000 người.
* Về trung và dài hạn TTBĐS được đánh giá rất tốt.
Trên thực tế, đến đầu quý II/2009, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều
khó khăn, tuy nhiên nhiều dự án ở Việt Nam vẫn được đầu tư khởi công xây
dựng, đặc biệt cuối quý III, đầu quý IV, TTBĐS Hà Nội có cơn sốt nhẹ, nhiều

1


giao dịch tại các dự án đã diễn ra rất sôi động khiến các nhà đầu tư càng tin


tưởng vào thị trường trong thời gian tới.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào FDI, nhất là trong khu vực BĐS rất lớn. Năm
2009, Việt Nam có tổng số đăng kí vốn FDI là 21 tỷ USD, trong đó lĩnh vực
BĐS là 7.6 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng số FDI năm 2009.
* Thị trường căn hộ có xu hướng trầm lắng song sức mua vẫn rất mạnh ở các
căn hộ giá trung bình. Theo một số chuyên gia cho rằng, thị trường phía Tây Hà Nội sau khi thông
tin về quy hoạch HN mở rộng được công bố đã hút phần lớn tiền của nhà đầu tư,
hút sự chú ý của khách hàng khỏi các mảng thị trường khác, nhất là mảng căn
hộ. Mặc dù thị trường căn hộ sơ cấp trong 2 quý đầu năm có nguồn cung tương
đối dồi dào với khoảng 9.700 căn hộ được chào bán nhưng thị trường thứ cấp
trầm lắng, sự điều chỉnh giá trong quý II khá nhỏ, tăng khoảng 3% tại phân khúc
trung cao cấp và hạng sang, tăng khoảng 9% đối với phân khúc bình dân. Bước
sang quý II/2010, một số dự án cao cấp rao bán từ trước đã phải đưa ra các chiêu
thức giảm giá, hỗ trợ vay vốn mua nhà, điều khoản thanh toán tốt hơn trước
nhằm đẩy mạnh tốc độ bán hàng. Tuy nhiên, riêng tại phân khúc các căn hộ giá
trung bình tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 20 dự án được chào bán tại
TP.HCM. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 7/2010, thị trường đã tiếp nhận 5 dự án
mới với khoảng trên 2.000 căn hộ. Điểm đáng chú ý hiện nay là sự ổn định về
giá, các doanh nghiệp đang tập trung phát triển phân khúc thị trường hạng trung.
Trong 5 dự án vừa được tung ra, giá bán dao động trong khoảng từ 12 – 17 triệu
đồng /m2, những căn hộ có diện tích 60 – 80 m2 được nhiều khách hàng quan
tâm và là sản phẩm có mãi lực tốt nhất.
* Cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, đầu năm 2010, thị trường
chứng khoán( TTCK) đã phát đi nhiều tín hiệu có sự tăng trưởng. Chỉ số Vn –
Index đầu tháng 3/2010 đã đạt trên ngưỡng 530 điể, là yếu tố thuận lợi cho sự
phát triển của TTBĐS. Tuy nhiên, sự lên xuống không ổn định của TTCK và sự

2



tăng giá chóng mặt của thị trường vàng đã hướng các nhà đầu tư chuyển sang
TTBĐS để đảm bảo nguồn vốn.
Mặc dù vậy, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng đó TTBĐS vẫn còn tồn tại khá
nhiều hạn chế:
+ TTBĐS còn phụ thuộc lớn vào ngân hàng trong khi chưa nhiều biện pháp huy
động vốn từ các quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm. Trong hoàn cảnh chính sách cho vay
của các ngân hàng không ổn định, việc nguồn vốn cho BĐS chỉ phụ thuộc vào
ngân hàng khiến cho sự phát triển của thị trường này gặp nhiều bất ổn. Việc huy
động vốn và mua bán nhà trả trước trong các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới
còn nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.
+ Thiếu thông tin, thông tin không lành mạnh đã và đang là yếu tố ảnh hưởng
xấu đến TTBĐS Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản là do các nhà đầu cơ và người
có nhu cầu đều không có thông tin xác thực về thị trường này.
+ TTBĐS đang phải đối mặt với một số ràng buộc hành chính, những quyết định
phức tạp khiến cho các doanh nghiệp nản long.
Phương hướng giải quyết:
+ Cần sớm xây dựng cơ chế tài chính cho TTBĐS bởi thị trường này đang phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng. Các chính sách tài chính cần linh
hoạt, vừa đảm bảo không tạo ra bong bong trên thị trường nhưng cũng không
thắt chặt đột ngột gây đổ vỡ thị trường trên diện rộng. Trong trung và dài hạn,
cần nghiên cứu thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao
động có điều kiện mua nhà. Nghiên cứu thí điểm thành lập mô hình quỹ đầu tư
tín thác BĐS nhằm đa dạng hoá hình thức giao dịch trên thị trường.
+ Cần đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin về TTBĐS và sớm đưa vào
vận hành để hỗ trợ cho hoạt động của TTBĐS, giải quyết bài toán khó gỡ của các

3


nhà hoạch định chính sách trong việc vận hành và hỗ trợ cho hoạt động của

TTBĐS.
+ Tiếp tục đẩy mạnh tập trung nguồn lực cho các chương trình nhà ở xã hội trọng
điểm. Đây là một trong những giải pháp để ổn định TTBĐS, tăng nguồn cung về
nhà ở, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở cho các đối tượng công nhân khu công
nghiệp, người thu nhập thấp tại đô thị.
+ Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát được khống chế ở mức
không quá 2 con số sẽ quyết định mức độ ổn định và phát triển của TTBĐS.
+ Việc bình ổn lãi suất ngân hàng sẽ tạo điều kiện để lãi suất cho vay đầu tư
được điều chỉnh về mức thích hợp, tạo không khí sôi động hơn cho TTBĐS.
+ Phát triển phân khúc thị trường bán lẻ, bổ sung cho tổng nguồn cung BĐS trên
thị trường. Bên cạnh đó việc làm tốt công tác quy hoạch xây dựng đô thị và mức
độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng là một giải pháp tăng nguồn cung hiệu quả.
------------------Tài liệu tham khảo:
http:// www.laodong.com.vn
http:// tinnhanhchungkhoan.vn
http:// baomoi.com

4



×