Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hợp đồng vay tài sản một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.03 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CẦM THÙY LINH

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cầm Thùy Linh



1

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

4

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Kết cấu của luận văn


6

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG VAY TÀI SẢN
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản

7
7

1.1.1. Khái niệm tài sản

7

1.1.2. Khái niệm hợp đồng vay tài sản

11

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản

13

1.2. Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản

18

1.3. Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản

19


1.3.1. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản

19

1.3.2. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

21

1.3.3. Hình thức của hợp đồng vay tài sản

22

1.3.4. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay
tài sản
1.3.5. Lãi suất và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng vay tài
sản
1.3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

24
25
29


2

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

33


2.1. Các quy định của pháp luật về đối tượng của hợp đồng cho vay
là vàng và ngoại tệ
2.1.1. Đối tượng cho vay là vàng

33

2.1.2. Đối tượng cho vay là ngoại tệ

33
38

2.2. Quy địnhvề hình thức của hợp đồng vay tài sản

42

2.3. Các quy định liên quan đến lãi suất

44

2.4. Quy định liên quan đến việc trả tiền lãi trong trường hợp trả
tiền vay trước thời hạn ghi trong hợp đồng vay tài sản

47

2.5. Quy định về vi phạm lãi suất cho vay

48

2.6. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay


51

2.7. Một số vấn đề về biện pháp bảo đảm hợp đồng vay tài sản

53

CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC
QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

57

3.1. Cần quy định rõ những tài sản nào không được cho vay hoặc
hạn chế cho vay
3. 2. Về hình thức của hợp đồng vay tài sản

57

3.3. Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay

59

3.4. Quy định về lãi suất quá hạn và phương thức xử lý vi phạm về
lãi suất

65

3.5. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

67


3.6. Các quy định khác có liên quan đến hợp đồng vay tài sản

68

KẾT LUẬN

72

58


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

HĐVTS

: Hợp đồng vay tài sản

LST

: Lãi suất trần

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước


TAND

: Tòa án nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TP

: Thành phố

XXST

: Xét xử sơ thẩm


4

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội
loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Hoạt động vay tài
sản là việc một người thoả thuận để cho người khác được quyền sử dụng số tài
sản của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ
sở tin tưởng hay tín nhiệm của mình đối với người đó.
Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của Việt Nam
đã tác động không nhỏ đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất cũng như
các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi
động.

Các vấn đề pháp lý về Hợp đồng vay tài sản (HĐVTS) đã được hình
thành khá lâu trong lịch sử lập pháp Việt Nam nhưng cho đến khi có sự ra đời lần
lượt của Bộ luật dân sự 1995 và 2005 mới tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự
tồn tại và phát triển của hợp đồng vay tài sản. Qua quá trình thực thi, cùng với sự
biến đổi không ngừng của đời sống xã hội, các quy định của pháp luật hiện hành
về hợp đồng vay tài sản đã cho thấy còn nhiều kẽ hở. Điều đó phần nào làm tăng
thêm các tranh chấp và đã bị một số đối tượng lợi dụng những quy định còn thiếu
chặt chẽ của pháp luật để cho vay nặng lãi, làm mất đi mục đích thiết thực của
hợp đồng vay tài sản.
Với mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp
dụng các quy định về HĐVTS, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật về HĐVTS, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hợp đồng vay tài sản
– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định HĐVTS chủ yếu được các nhà nghiên cứu quan tâm dưới góc độ
kinh tế. Còn dưới góc độ pháp lý, số công trình nghiên cứu về chế định này chưa
nhiều, có thể kể đến các công trình sau: “Hợp đồng vay tài sản – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hữu Chính,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1996; “Hợp đồng vay tài sản trong Luật


5

Dân sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Bùi Kim Hiếu, năm 2007;
“Lãi suất trong hợp đồng vay tiền và tác động của nó đến nền kinh tế hiện nay”,
Công trình dự thi giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học của Dương Thu
Phương, năm 2009.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài nghiên cứu đề cập đến một hay một số
khía cạnh của HĐVTS như: “Cần sửa đổi, bổ sung một số điều về Hợp đồng
vay tài sản” của Nguyễn Minh Oanh, Tạp chí Luật học số đặc san 11/2003; “Về

lãi suất trong Hợp đồng vay tài sản và lãi suất quá hạn trong dự thảo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự 2005” của Lê Minh Hùng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 6/2008; “Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp
đồng vay tài sản và hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự
2005” của Vũ Thị Hồng Yến, Tạp chí Luật học số 4/2010…
Các công trình trên đây đã đề cập đến một số khía cạnh pháp lý của hợp
đồng vay tài sản. Tuy nhiên, các công trình này được nghiên cứu cũng đã lâu,
trong giai đoạn hiện nay khi các quy định về lãi suất cơ bản, quy định về tỷ giá
ngoại tệ… đã có thay đổi. Do đó, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ chế định HĐVTS
theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định về
HĐVTS, để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐVTS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định hiện hành về hợp đồng vay tài sản.
- Thực trạng thi hành và áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng
vay tài sản.
b. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ vay tài sản được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc nhiều ngành luật khác nhau như: Dân sự, thương mại, ngân hàng, hình sự…
Ở Luận văn này, tác giả chỉ trình bày những vấn đề về HĐVTS dưới khía cạnh
Luật Dân sự. Mặc dù vậy, trong một số nội dung, hợp đồng tín dụng vẫn được đề
cập, so sánh. Mặt khác, có một số quy định cụ thể về HĐVTS trong một số trường


6

hợp đặc biệt (như họ, hụi, biêu, phường) và các biện pháp bảo đảm trong HĐVTS
sẽ không được Luận văn đề cập.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích là làm rõ chế định HĐVTS theo quy

định của BLDS 2005 và thực tiễn áp dụng các quy định về HĐVTS, để đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐVTS.
Với mục đích như trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của HĐVTS;
- Phân tích, so sánh các quy định của pháp luật về HĐVTS, đánh giá
mức độ hoàn thiện của các quy định về HĐVTS trong BLDS 2005;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về HĐVTS, từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐVTS.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp
phân tích, nghiên cứu lịch sử, so sánh tổng hợp kiến thức từ lý luận và thực tiễn,
các tài liệu tham khảo để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của hợp đồng vay tài sản
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản
và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
về hợp đồng vay tài sản.


7

CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
1.1.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và

quan hệ pháp luật nói riêng. Việc nhận thức đúng đắn về tài sản và phân loại tài
sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp luật và giải
quyết các tranh chấp pháp lý. Qua thực tiễn tìm hiểu cho thấy trong khoa học
pháp lý hiện nay không có khái niệm thống nhất về tài sản, cũng như các tiêu chí
chung để xác định một loại đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không.
Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm
1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó,
Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản . Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng
hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó,
không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình
thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản.
- Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan và con
người có thể cảm giác được bằng giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó
trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của
các bên chủ thể trong quan hệ . Do đó, để trở thành vật trong dân sự đòi hỏi phải
thỏa mãn các điều kiện:
+ Là bộ phận của thế giới vật chất;
+ Con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể;
+ Đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.
- Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm
thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Tiền có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ.


8

Tuy nhiên, cần lưu ý, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông không được lưu
hành rộng rãi như tiền Việt Nam.
- Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay.

Theo cách hiểu chung thì giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong
đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét
trong mối quan hệ pháp lý với chủ thể khác. Với tư cách là một loại tài sản trong
quan hệ pháp luật dân sự, giấy tờ có giá có ba thuộc tính sau: (1) Xác nhận quyền
tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; (3) Có thể chuyển
giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Hiện nay, giấy tờ có
giá được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, công trái… Cũng cần lưu ý là các loại giấy tờ xác
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sổ tiết kiệm… không phải là
giấy tờ có giá mà chỉ đơn thuần là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên
trên giấy tờ đó.
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181, BLDS 2005).
Quyền này được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền đó phải được xác định tương đương với
một đại lượng vật chất nhất định. Không phải mọi quyền tài sản đều là tài sản mà
chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự
thì mới được coi là tài sản theo quy định tại Điều 163, BLDS 2005. Có thể thấy
pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay công nhận một số quyền tài sản là tài sản
như: quyền sử dụng đất, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…(Điều
322, BLDS 2005).
Với cách khái niệm liệt kê như Điều 163 BLDS hiện hành sẽ không mang
tính bao quát cao, không đáp ứng được sự phát triển không ngừng của xã hội. Để
phân tích những điểm phù hợp và bất cập trong quan niệm của nhà làm luật Việt


9


Nam hiện nay về tài sản, có lẽ cần khảo sát quan niệm về tài sản của pháp luật
các nước.
Trong BLDS Liên bang Nga 1994 người ta thấy thật khó khăn để tìm ra
một định nghĩa riêng về tài sản mà nó được xác định thông qua quy định về các
đối tượng chung của các quyền dân sự, Bộ luật này quy định:
“Điều 128. Các loại đối tượng của các quyền dân sự
Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự phải được nhắc đến là vật, trong
số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, như
các quyền tài sản; công việc và dịch vụ; thông tin; kết quả của hoạt động trí tuệ,
bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật
chất”.
Dựa trên nền tảng phân loại tài sản của Luật La Mã và có cập nhật các vấn
đề mới phát sinh trong đời sống dân sự hiện nay, BLDS Liên bang Nga đã phân
chia tài sản thành hai loại căn bản là tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tuy
nhiên Điều 128, BLDS Liên bang Nga cũng không xác định phạm vi dứt khoát
của tài sản mà chỉ liệt kê các loại tài sản nói riêng và các đối tượng của các quyền
dân sự nói chung.
Tương tự như Liên bang Nga, BLDS của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ)
cũng không đưa ra một định nghĩa về khái niệm tài sản mà đã dựa vào phân loại
tài sản để xác định khái niệm tài sản như sau:
“Điều 448. Phân loại tài sản
Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài
sản hữu hình và tài sản vô hình; động sản và bất động sản”.
Điều luật này đã phân loại tài sản theo ba cách dựa trên các căn cứ khác
nhau: Thứ nhất, căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được chia thành tài sản chung, tài
sản công và tài sản tư; thứ hai, căn cứ vào việc có hay không có đặc tính vật lý, tài
sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; thứ ba, căn cứ vào đặc
tính di dời hay không di dời được của tài sản và các quyền được thiết lập trên đó
hay không được thiết lập trên đó, tài sản được chia thành động sản và bất động
sản. Mỗi phân loại tài sản như vậy có các quy chế pháp lý tương ứng.



10

BLDS Québec (Canada) đưa ra một định nghĩa khái niệm tài sản cũng dựa
trên các phân loại tài sản như sau:
“Điều 899: Tài sản, dù hữu hình hay vô hình, được phân chia thành bất
động sản và động sản”.
Chúng ta cũng bắt gặp các định nghĩa tài sản tương tự của các luật gia
thuộc Common Law. Chẳng hạn theo Duluxe Black’s Law Dictionary thì: “Tài
sản là một từ được sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu,
hoặc hữu hình hoặc vô hình, hoặc động sản hoặc bất động sản”. Quan điểm này
đã chỉ ra mối liên hệ giữa tài sản và quyền sở hữu, đồng thời, nó loại trừ những
thứ không thể xác lập được quyền sở hữu. Ta cũng có thể bắt gặp cách định nghĩa
tài sản khác mà các luật gia Common Law thường sử dụng như: “Theo định nghĩa
rộng về tài sản như một mớ quyền (a bundle of rights), tài sản là bất kể những gì
có khả năng sở hữu, hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của người khác”.
Các định nghĩa như vậy về tài sản thường nhấn mạnh tới tài sản là một mớ quyền
được thiết lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác. Tại đây, người ta
thể hiện quan niệm tài sản là các mối quan hệ giữa người với người liên quan tới
vật, hơn là nhấn mạnh tới vật có đặc tính vật lý hay vật chất liệu như BLDS 2005.
Tuy nhiên có thể nói đây là cách định nghĩa khai thác vào bản chất của tài sản,
nghiêng hơn về giác độ nghiên cứu, có thể có những khó khăn nhất định khi đưa
vào văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên cách định nghĩa theo kiểu liệt kê các
phân loại tài sản như các nhà làm luật Việt Nam đã dùng cơ bản thích hợp hơn đối
với xây dựng văn bản. Tuy nhiên, khi cần phân loại các vật quyền thì không thể
không tham khảo tới cách thức định nghĩa này.[44]
Qua việc khảo sát các định nghĩa tài sản ở trên, có thể thấy nhiều cách định
nghĩa về tài sản: (1) sử dụng cách thức liệt kê các phân loại tài sản mà không đưa
ra một phạm vi cụ thể của tài sản; (2) coi tài sản là đối tượng của quyền sở hữu;

và (3) tài sản được phân chia thành bốn phân loại lớn là bất động sản hữu hình và
động sản hữu hình, bất động sản vô hình và động sản vô hình.
Có thể thấy nhà làm luật các nước bằng cách này hay cách khác đã cố gắng
xây dựng khái niệm về tài sản một cách bao quát nhất. Tài sản là một khái niệm


11

động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống
con người. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản
có một phạm vi khác nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của
con người. Vì vậy nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp
luật bởi con người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình. Xét một cách
chung nhất, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự chiếm
hữu của một chủ thể, một khái niệm rộng và không có giới hạn, luôn được bồi đắp
thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra. [9]
1.1.2. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh, không thể tránh khỏi những rủi ro hoặc khó khăn tạm thời về kinh tế đòi
hỏi phải vay mượn tiền hay tài sản của người khác. Do đó, hợp đồng vay tài sản là
một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để thỏa mãn những nhu cầu đó. Mặc
dù Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn của ngân hàng với mức lãi
suất phù hợp, các hộ nông dân nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn của Nhà
nước để phát triển được sản xuất, kinh doanh, nhưng xuất phát từ truyền thống
“tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc thì việc vay mượn của
nhau trong nhân dân là việc làm phổ biến, có ý nghĩa và cần được khuyến khích.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “vay” được hiểu là: “nhận tiền hay vật gì của
người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm
phần lãi”. Như vậy, người đi vay sẽ phải thực hiện các hoạt động là “nhận tiền
hay vật” và sẽ phải “trả tương ứng hoặc có thêm phần lãi”. Để làm được việc đó

phải có sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể: bên vay và bên cho vay. Trên cơ sở
thỏa thuận đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể từ đó tạo
thành hợp đồng vay tài sản.
Có thể nói hợp đồng vay tài sản có lịch sử hình thành lâu đời, tồn tại, phát
triển song song với sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế, xã hội trong
xã hội loài người. Ngay từ thời La Mã cổ đại, hợp đồng vay tài sản đã rất thông
dụng và được trú trọng, nó được gọi là hợp đồng vay nợ, theo đó: “Hợp đồng vay
nợ là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền


12

sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thực phẩm, rượu, bơ sữa…). Bên
vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặt số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng” [3, tr.
129]. Khái niệm này đã đề cập đến yếu tố “thỏa thuận” của các bên, đây là một
yếu tố cốt lõi khi thiết lập hợp đồng nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng.
Ngoài ra, khái niệm cũng nêu rõ, tài sản vay phải thuộc quyền sở hữu của bên cho
vay, nếu là vật thì phải là vật cùng loại. Có thể thấy, ngay từ thời kỳ cổ đại, hợp
đồng vay tài sản đã được tiếp cận và ghi nhận theo đúng bản chất của hợp đồng
nói chung. Giá trị của nó vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay, các nhà làm
luật hiện đại của các nước đã đưa ra khái niệm về hợp đồng vay tài sản không
mấy khác biệt so với khái niệm gốc. Cụ thể:
Điều 1892 Bộ luật Dân sự của Pháp quy định: “Hợp đồng vay tài sản là
hợp đồng theo đó một bên giao cho bên kia một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử
dụng với điều kiện là bên kia phải trả vật cùng số lượng và chất lượng”. Định
nghĩa này chỉ rõ đối tượng của hợp đồng và vật bị tiêu hao khi sử dụng.
Điều 587 BLDS Nhật Bản quy định: “Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi
một bên nhận từ bên kia một khoản tiền hoặc những vật với sự ngầm hiểu rằng
người đó sẽ trả lại tiền vay vật có thể loại, số lượng và chất lượng đúng như
vậy”.

Điều 587 BLDS Cam-pu-chia cũng quy định: “Hợp đồng vay tài sản là
hợp đồng trong đó một bên của hợp đồng gọi là người cho vay có nghĩa vụ giao
cho bên còn lại gọi là người vay sử dụng tự do các loại tiền, thực phẩm, lúa gạo
hoặc các đối tượng thay thế thác trong một thời gian nhất định, người vay sau khi
chấm dứt thời gian này sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người cho vay các đối
tượng tương đương với đối tượng đã nhận từ người cho vay về chủng loại, chất
lượng và số lượng”.
Như vậy, cách tiếp cận hợp đồng vay tài sản của BLDS Nhật Bản và Campu-chia cũng giống như cách tiếp cận trong BLDS Pháp, tuy nhiên các quy định
này chỉ rõ đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tiền hoặc vật chứ không quy định
chung là một số lượng vật bị tiêu hao khi sử dụng như trong BLDS Pháp.


13

Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm về HĐVTS được quy định
tại Điều 471 BLDS 2005: “HĐVTS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên
cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên
vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có
thoả thuận hoặc pháp luật có qui định”. Như vậy, khái niệm HĐVTS của
Việt Nam không có nhiều khác biệt so với khái niệm HĐVTS trong Luật La Mã
cổ đại cũng trong pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới. Khái niệm này
cũng đã thể hiện được bản chất đặc trưng của hợp đồng đó là yếu tố thoả thuận
giữa bên cho vay và bên vay, đây là yếu tố cốt lõi tạo nên nội dung của hợp đồng.
Hợp đồng có được thiết lập hay không là do sự thoả thuận giữa các bên, tức là
phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ nhất định. Vì vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ
bản cho sự tồn tại của hợp đồng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó không được vi
phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Ngoài ra, thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc với các
bên nếu tuân thủ các yêu cầu pháp luật quy định như: điều kiện về chủ thể, điều

kiện về nội dung và mục đích và điều kiện về sự tự nguyện. Tự nguyện xác lập
hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định có hay không tham gia vào hợp đồng
theo nguyện vọng của cá nhân mình mà không chịu bất kỳ sự chi phối hay tác
động nào từ người khác. Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu giao kết do bị nhầm lẫn, lừa
dối hay bị đe dọa, hay nói cách khác là không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
Như vậy, các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự “tự
do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích chủ
thể khác.
1.1.3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
Bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự thì HĐVTS
cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này chính là cơ sở để giúp
ta phân biệt HĐVTS với các loại hợp đồng dân sự thông dụng khác.
Thứ nhất, HĐVTS là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận.


14

Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hai loại:
hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế. Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng
mà theo quy địnhcủa pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau
khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong
việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện
nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát
sinh. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà thời điểm có hiệu
lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết. Còn hợp đồng thực tế là hợp
đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các
bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế? Điều
này phụ thuộc vào việc hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào:
khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng hay khi bên cho

vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay. Về nguyên tắc, HĐVTS là hợp đồng ưng
thuận, bởi Điều 405 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có
hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy địnhkhác”. Tuy nhiên, đây là một quy định mở, các bên hoàn toàn có thể
thỏa thuận rằng hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên cho vay đã giao tài sản cho
bên vay, khi đó HĐVTS là hợp đồng thực tế. Như vậy, không thể khẳng định hợp
đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế. Vấn đề này hiện
nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận
Tác giả Bùi Đăng Hiếu cho rằng hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng
thuận, có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết [Bùi Đăng Hiếu (2007), trích trong
(47)]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện cũng đưa ra nhận xét: “HĐVTS phát sinh hiệu
lực kể từ thời điểm mà ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo hình thức do
pháp luật quy định (bằng lời nói hoặc băng văn bản), nếu không có thoả thuận
khác hoặc pháp luật không có quy định khác”; và “HĐVTS trong luật Việt Nam
hiện hành là hợp đồng ưng thuận, tuy nhiên để buộc bên cho vay phải chuyển
giao số tiền như đã cam kết là điều rất khó thi hành trên thực tế, kể cả bên vay có


15

theo đuổi các thủ tục tư pháp, hậu quả nhiều lắm là bên vay chỉ có thể yêu cầu
bồi thường thiệt hại” [49, tr. 470-471].
- Quan điểm thứ hai: HĐVTS là hợp đồng thực tế
Từ lâu trong pháp luật La Mã và pháp luật dân sự của Pháp, Nhật Bản,
Thái Lan đều thừa nhận HĐVTS là hợp đồng thực tế. Trong BLDS và thương mại
Thái Lan, Điều 650 quy định: “Một hợp đồng vay mượn để tiêu dùng là hợp
đồng, trong đó người cho mượn chuyển cho người vay mượn quyền sở hữu của
một số lượng tài sản nhất định để người vay mượn tiêu dùng và người vay mượn
thoả thuận sẽ hoàn lại một tài sản cùng loại, cùng phẩm chất và cùng số

lượng. Hợp đồng chỉ được hoàn thành vào lúc chuyển giao tài sản”. Như vậy,
bên cho vay phải chuyển giao tài sản cho bên vay thì nghĩa vụ mới phát sinh.
Liên quan đến thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐVTS đó là vấn đề chứng
minh về sự tồn tại của hợp đồng đó trên thực tế. Nếu hợp đồng vay được ký kết
bằng văn bản thì bên vay mới có thể yêu cầu bên cho vay chịu trách nhiệm nếu vi
phạm nghĩa vụ giao tiền vì đó thuộc loại hợp đồng ưng thuận. Còn nếu hợp đồng
vay chỉ được giao kết bằng miệng thì sẽ không có chứng cứ để buộc bên cho vay
phải chịu trách nhiệm và khi đó coi như hợp đồng vay tài sản chưa phát sinh hiệu
lực. Hợp đồng vay giao kết bằng miệng chỉ phát sinh hiệu lực khi bên cho vay đã
chuyển giao tiền vay cho bên vay và giấy biên nhận tiền vay sẽ là bằng chứng của
việc giao kết hợp đồng, lúc này HĐVTS mang đặc điểm của hợp đồng thực tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp giao kết bằng miệng nhưng có các chứng cứ khác
chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng (có người làm chứng, có băng ghi âm
ghi hình, các bên thừa nhận…) thì bên cho vay vẫn phải chịu trách nhiệm về lời
cam kết của mình, bởi hợp đồng phát sinh kể từ thời điểm giao kết và nó trở thành
hợp đồng ưng thuận. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì HĐVTS
là hợp đồng ưng thuận, tuy nhiên khi buộc bên cho vay phải chịu trách nhiệm về
việc chuyển giao tài sản vay thì còn phải phụ thuộc vào các chứng cứ pháp lý để
chứng minh sự tồn tại của hợp đồng vay đó.
Thứ hai, HĐVTS là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ


16

Cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ chính là
mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có
hiệu lực. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ, hay
nói cách khác, mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại
vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng này quyền dân sự của bên này đối lập
tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Còn hợp đồng đơn vụ là những

hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên
kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
Như đã phân tích ở trên, HĐVTS có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng
thực tế.
Trường hợp HĐVTS là hợp đồng ưng thuận, quyền và nghĩa vụ của các
bên phát sinh từ thời điểm giao kết, thì đây là hợp đồng song vụ. Quyền của bên
vay tương ứng với nghĩa vụ của bên cho vay và ngược lại. VD: A và B ký kết hợp
đồng vay tài sản trong đó thỏa thuận rằng A cho B vay 100 triệu đồng, lãi suất
theo ngân hàng, thời hạn một năm. Như vậy, sau khi cả 2 bên đã ký vào hợp đồng
thì hợp đồng này lập tức có hiệu lực ngay. Đối với A có nghĩa vụ phải giao tiền
cho B, đồng thời A có quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật. Đối với B có
quyền yêu cầu A phải thực hiện việc giao tiền theo đúng thỏa thuận, đồng thời B
cũng có nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi khi hết hạn hợp đồng. Quyền của A tương ứng
với nghĩa vụ của B và ngược lại, do đó đây là một hợp đồng song vụ.
Trường hợp HĐVTS là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi
nếu là hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của HĐVTS là thời điểm bên
vay chuyển giao tài sản cho bên vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên chủ thể. VD: A và B là anh em họ, do làm ăn thua lỗ A đã
hỏi vay B 200 triệu đồng với cam kết 1 năm sau sẽ trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi (tính
theo lãi suất ngân hàng), tuy nhiên do số tiền khá lớn, B chưa có ngay để cho A
vay nên đã hứa khi nào có đủ tiền sẽ cho A vay. 3 ngày sau B có đủ tiền và gọi A
tới cho vay, vì là anh em thân thiết nên B không lập hợp đồng mà chỉ viết giấy
biên nhận tiền có chữ ký của cả 2 bên. Trường hợp này, HĐVTS giữa A và B là
hợp đồng miệng, lời hứa lúc đầu của B sẽ cho A vay tiền chưa làm phát sinh hiệu


17

lực của hợp đồng mà cho tới khi B giao tiền cho A xong (giấy biên nhận tiền là
chứng cứ) thì hợp đồng này mới có hiệu lực, kể từ thời điểm đó A có nghĩa vụ trả

nợ cho B mà không có quyền nào cả, còn B có quyền đòi nợ A theo thỏa thuận
mà không có nghĩa vụ nào với A. Do đó, đây là hợp đồng đơn vụ. Như vậy, có thể
thấy rằng, mặc dù cả hai bên đều thực hiện cho nhau một lợi ích vật chất nhất
định, nhưng vẫn được coi là hợp đồng đơn vụ chứ không phải là hợp đồng song
vụ, và HĐVTS là hợp đồng như thế.
Thứ ba, HĐVTS là một hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền

- HĐVTS là hợp đồng có tính chất đền bù nếu nó là HĐVTS có lãi suất.
Nói cách khác, HĐVTS có tính chất đền bù khi mà một bên sau khi đã thực hiện
cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại một lợi ích tương ứng cùng với khoản lãi theo
thỏa thuận. HĐVTS có tính chất đền bù thông thường được áp dụng bắt buộc
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng; các tổ chức tín dụng cho vay tiền đều có
quy định mức lãi suất tương ứng tuỳ thuộc vào thời điểm, tính chất và đặc điểm
của HĐVTS.
- HĐVTS không có tính chất đền bù nếu là hợp đồng vay không có lãi
suất. Tức là khi hết thời hạn của hợp đồng vay, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy
đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị cho bên cho vay, mà không phải trả
thêm bất cứ khoản lợi ích vật chất nào khác, hay một giá trị tài sản nào khác. Loại
hợp đồng này thường được giao kết mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nhằm khắc
phục khó khăn hoặc giúp đỡ phát triển sản xuất, kinh doanh giữa những chủ thể
có mối quan hệ thân thiết, quen biết lẫn nhau như những người trong gia đình,
bạn bè, làng xóm…
Thứ tư, HĐVTS là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản
HĐVTS là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay
sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Theo đó, “bên vay trở thành chủ sở hữu
tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó” (Điều 472 BLDS 2005). Bên vay có
toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều


18


kiện sử dụng. Hết thời hạn vay, bên vay chỉ cần trả cho bên cho vay tài sản cùng
loại theo đúng số lượng, chất lượng mà không phải trả lại đúng tài sản đã vay.
Đặc điểm này giúp ta phân biệt HĐVTS với các hợp đồng dân sự khác
như: Hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thuê tài sản. Vì trong hai loại hợp đồng
này, người mượn và người thuê tài sản không trở thành chủ sở hữu tài sản mượn
và thuê, mà chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đã mượn, thuê trong một
thời hạn nhất định do hai bên thoả thuận. Khi hết hạn, bên mượn, thuê phải trả
đúng tài sản đã mượn, thuê cho bên cho mượn, cho thuê tài sản.
1.2. Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản
Vay tài sản là nhu cầu thiết yếu và diễn ra khá phổ biến trong nhân dân. Do
đó, HĐVTS có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Thông qua
các quan hệ vay, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, tổ
chức kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, tạo tình đoàn kết,
niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội tốt đẹp.
Không những thế, HĐVTS còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội,
thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Trong xã hội bóc lột, quan hệ vay tài sản là một
trong những phương tiện để bóc lột nhân dân lao động, điển hình là hình thức cho
vay nặng lãi, nó làm cho người đi vay không còn điều kiện trả nợ, lâm vào cảnh
khốn cùng phải bán nhà cửa, ruộng vườn thậm chí là bán con cái hoặc bán mình
để trả nợ.
Tuy nhiên, trong chế độ XHCN của chúng ta ngày nay thì HĐVTS đã trở
thành phương tiện pháp lý để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức
nhằm góp phần vào việc lưu thông hàng hóa, giải quyết phần nào khó khăn trước
mắt trong cuộc sống hằng ngày, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
trong nhân dân. Sự ra đời của BLDS 2005 đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho
các chủ thể tham gia quan hệ vay tài sản. Theo đó, HĐVTS được thực hiện dựa
trên cơ sở của sự thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận ấn định
mức lãi suất nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật đã góp
phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi.



19

Với những ý nghĩa quan trọng như vậy, HĐVTS đã góp phần thiết thực vào
việc xây dựng đời sống ấm no, giúp người dân ai cũng có điều kiện tiếp cận với
nguồn vốn để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với Nhà nước thì
quản lý, lưu thông được tiền vốn, ổn định giá cả, thúc đẩy nền kinh tế đất nước
phát triển ngày một giàu mạnh.
1.3. Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản
1.3.1. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản
Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ thể của HĐVTS có thể là:
- Cá nhân: Đây là chủ thể phổ biến nhất ở nước ta. Trong đời sống hằng
ngày, quan hệ vay mượn thể hiện tình cảm, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, thể
hiện lợi ích của các bên và nó rất gần gũi trong đời sống của nhân dân. Tuy vậy,
khi xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nói chung, một HĐVTS nói riêng,
không phải mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau mà khả năng đó phụ thuộc vào
năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân.
Theo quy định tại Điều 17 BLDS 2005 thì: “Năng lực hành vi dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Cá nhân ở mỗi độ tuổi khác nhau có khả năng nhận
biết hành vi khác nhau thì có khả năng tham gia xác lập, thực hiện một giao dịch
dân sự khác nhau. Theo pháp luật dân sự hiện hành thì người thành niên (từ đủ 18
tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất
năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Các Điều 18,
19, 22, 23 BLDS 2005). Những người này có toàn quyền xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự, miễn sao không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái
đạo đức xã hội.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ

nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định
khác. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà


20

không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20 BLDS 2005).
Đối với những người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6
tuổi) hay những người bị mất năng lực hành vi dân sự, thì giao dịch dân sự phải
do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21 và Điều 22 BLDS
2005).
- Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự:
Bên cho vay là pháp nhân thường là các tổ chức tín dụng được thành lập
hợp pháp theo pháp luật Viêt Nam. Bên cho vay cũng có thể là doanh nghiệp
trong trường hợp có vốn nhàn rỗi, tuy nhiên không được cho vay thường xuyên và
lãi suất cao, vì sẽ vi phạm nội dung đăng ký kinh doanh.
Nếu chủ thể tham gia HĐVTS là tổ chức có tư cách pháp nhân thì người
được nhân danh pháp nhân để giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp
của pháp nhân đó. Tuy vậy, cần xem xét người tham gia hợp đồng tín dụng có
phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó hay không. Để xác định vấn đề
này, cần căn cứ vào quy địnhcủa BLDS và Luật Doanh nghiệp. Đại diện của pháp
nhân bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. “Đại diện theo
pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ
pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” (khoản 4 Điều
141 BLDS). Theo quy định này, có thể hiểu rằng: đối với pháp nhân là doanh
nghiệp thì người đại diện theo pháp luật được xác định theo điều lệ của doanh
nghiệp đó, còn đối với pháp nhân là các tổ chức khác thì người đại diện theo pháp
luật là người đứng đầu pháp nhân.

Ngoài ra, người tham gia giao kết HĐVTS có thể là người đại diện theo ủy
quyền của pháp nhân. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy
quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Hình thức ủy quyền do các
bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập
thành văn bản (Điều 142 BLDS). Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là người
được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền xác lập, giao kết hợp
đồng. Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên phải lưu ý đến địa vị pháp lý của


21

người được đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy quyền nhằm tránh tình trạng
tranh chấp do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá phạm
vi ủy quyền.
Nếu chủ thể tham gia HĐVTS là hộ gia đình thì phải xem xét việc vay vốn
đó dùng cho mục đích gì. Bởi pháp luật dân sự đã quy định rằng hộ gia đình chỉ
được coi là chủ thể trong giao dịch dân sự nếu giao dịch đó là đáp ứng nhu cầu
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định (Điều 106 BLDS). Nếu việc
vay vốn được xác định là của hộ gia đình thì trách nhiệm hoàn trả vốn vay thuộc
về tất cả các thành viên trong hộ, còn nếu việc vay vốn không được xác định là
của hộ gia đình thì trách nhiệm hoàn trả vốn vay chỉ là trách nhiệm riêng của cá
nhân người đi vay. Việc tham gia giao kết hợp đồng của hộ gia đình được thực
hiện thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật, hoặc người đại diện
theo ủy quyền của hộ gia đình. Ngoài ra cũng cần phải xem xét năng lực hành vi
dân sự của người đại diện đó vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Nếu chủ thể tham gia HĐVTS là tổ hợp tác thì đại diện tổ hợp tác tham gia
giao kết hợp đồng là tổ trưởng do các tổ viên cứ ra hoặc tổ viên được tổ trưởng ủy
quyền. Mặt khác, chỉ những hành vi được tiến hành vì mục đích hoạt động của Tổ
hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên và phù hợp với quy định của pháp luật

mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả Tổ hợp tác (Điều 113 BLDS).
1.3.2. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Trong HĐVTS, điều khoản về đối tượng là một trong những điều khoản
cốt lõi, nó là căn cứ để thực hiện các điều khoản khác. Trước đây, BLDS 1995
(Điều 467) quy định đối tượng của HĐVTS là một khoản tiền hoặc vật. Còn
BLDS 2005 (Điều 471) quy định đối tượng của HĐVTS là tài sản. Theo quy
định tại Điều 163 BLDS 2005 thì “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản ” (Xem phân tích ở Tiểu mục 1.1.1. Mục 1.1 Chương 1). Như vậy,
pháp luật dân sự hiện hành quy định đối tượng của HĐVTS không chỉ là tiền
hoặc vật mà còn có thể là giấy tờ có giá. Quy định mới về đối tượng của
HĐVTS trong BLDS 2005 theo hướng bao quát hơn, đúng như tên gọi của loại


22

hợp đồng này. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, không phải mọi tài sản đều có thể
trở thành đối tượng của HĐVTS mà chỉ những tài sản có tính chất tiêu hao, có thể
hoàn trả bằng “tài sản cùng loại” thì mới có thể là đối tượng của HĐVTS. Theo
đó, quyền tài sản hay các vật đặc định không thể là đối tượng của HĐVTS.
Trên thực tế thì đối tượng của HĐVTS thường là tiền vì tiền là vật trao đổi
ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thoả mãn nhu cầu
về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thanh toán khi
trả nợ. Song có một vấn đề đặt ra là nếu tiền là ngoại tệ thì có được xem là đối
tượng của HĐVTS không?
Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt
Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người
không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức
tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác,
đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Như vậy, ngoại tệ là tài sản thuộc loại bị hạn chế lưu thông, chỉ những chủ thể

nhất định theo quy định của pháp luật mới được phép xác lập giao dịch đối với
nó. Cá nhân, tổ chức không được tự do mua bán, thanh toán, cho vay với nhau
bằng ngoại tệ. Tuy vậy, xét một cách chung nhất thì ngoại tệ cũng có thể là đối
tượng của HĐVTS.
Một vật để trở thành đối tượng của HĐVTS thì vật đó: phải là vật cùng
loại, tồn tại hiện hữu hoặc có thể được hình thành trong tương lai; phải lưu thông
được; và đặc biệt là phải thuộc sở hữu của bên cho vay (vì người vay sẽ trở thành
chủ sở hữu đối với tài sản vay).
1.3.3. Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Hình thức của hợp đồng dân sự nói chung và HĐVTS nói riêng là phương
thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết. Nó có ý nghĩa rất quan
trọng trong tố tụng dân sự, là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại
giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng xảy ra.
Trước đây, BLDS 1995 đã dành hẳn một điều luật quy định về
hình

thức của HĐVTS. Cụ thể, theo quy định tại Điều 468 BLDS 1995:


23

“HĐVTS có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản; nếu các bên có thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản, thì phải
tuân theo hình thức đó”. quy địnhnày là thừa vì vấn đề này đã được quy định tại
phần chung về hợp đồng (Điều 400 BLDS 1995). Do vậy, khi BLDS 2005 ra đời
thay thế BLDS 1995 thì quy định này đã không còn nữa. Theo quy định tại Điều
401 BLDS 2005 thì:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được
giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có
vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.”
Và tại khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự
thông qua phương tiện dữ liệu điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi
là giao dịch bằng văn bản”.
Như vậy, hình thức của hợp đồng bao gồm các loại: bằng lời nói, bằng văn
bản, bằng hành vi và bằng thông điệp dữ liệu. So với BLDS 1995 thì BLDS 2005
bổ sung thêm một hình thức đó là hình thức thông điệp dữ liệu. Về nguyên tắc các
bên có thể lựa chọn một trong các hình thức nêu trên để giao kết HĐVTS. Song
trên thực tế, HĐVTS thường được giao kết dưới hai hình thức bằng lời nói và
bằng văn bản. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay
thì việc giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản giấy không còn là thích hợp khi
các bên có khoảng cách xa về địa lý. Do đó, việc giao kết HĐVTS thông qua
mạng Internet hoặc các phương tiện điện tử khác sẽ là một giải pháp thay thế rất
hữu ích để các bên không phải đi đến tận nơi gặp nhau để trực tiếp thương thảo
hợp đồng. Và đó chính là hình thức thông điệp dữ liệu (còn gọi là hợp đồng điện
tử).


×