Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

VỊ TRÍ, VAI TRÒ của NGƯỜI PHỤ nữ TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.22 KB, 71 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
-----

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC GIA
ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn
Th.S - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Trang 1

Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Ngọc Ước
MSSV: 6086485
Lớp SP GDCD K34


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................4


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...................................6
5. kết cấu của đề tài..........................................................................6
B. NỘI DUNG...........................................7
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỊ TRÍ,
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC GIA
ĐÌNH HIỆN NAY............................................................................7
1.1. Một số khái niệm: Khái niệm gia đình, hộ gia đình, gia đình
hiện đại, bất bình đẳng, về phụ nữ, về công việc gia đình, vai trò xã
hội, vai trò giới, địa vị xã hội, nông thôn............................................7
1.2. Một số vấn đề về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc
gia đình trong thời gian qua.............................................................11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ..................14
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH.........14
Ở TỈNH VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN QUA.....................14
2.1. Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ, và sự nhìn

nhận của người dân về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình
ở Vĩnh Long.....................................................................................14
2.1.1 Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Vĩnh Long
tham gia trong thời gian qua............................................................14

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà


2.1.2. Thực trạng nhìn nhận của người dân Vĩnh Long về vị trí, vai
trò của người phụ nữ trong công việc gia đình................................17
2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc gia đình
trong thời gian qua...........................................................................20
2.2.1. Vị trí, vai trò trong công việc làm kinh tế................................20
2.2.2.Vị trí, vai trò chăm sóc và giáo dục con cái ...........................26
2.2.3 Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc nội trợ....39
2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm các công việc gia đình của
người phụ nữ Vĩnh Long hiên nay....................................................43

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG

CAO VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG
VIỆC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY..................49
3.1. Về phía người phụ nữ...............................................................49
3.2. Về phía gia đình.......................................................................51
3.3 Về phía địa phương...................................................................52
3.4. Về phía xã hội...........................................................................54

C. KẾT LUẬN.........................................63

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề tạo điều kiện cho người phụ nữ vươn lên để tự trang bị cho mình
những kiến thức, những kỹ năng trong lao động sản xuất, trong cách chăm sóc và
nuôi dạy con cái trong gia đình, cách thức tổ chức cuộc sống. Như vậy làm thế nào
để cho người phụ nữ vừa làm tốt được các chức năng của gia đình, của xã hội mà
vẫn có thời gian dành cho chính mình để đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, được
hưởng thụ văn hoá tinh thần… đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm. Về phía
người phụ nữ hiện nay cũng đã và đang thể hiện rõ tài năng của mình, khẳng định
rõ vị trí và vai trò của mình trong công việc gia đình và xã hội. Bênh cạnh đó phụ
nữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh thường bị thua thiệt như: Thiếu thời gian nghỉ
ngơi, ít được sự trợ giúp của xã hội về giáo dục, hưởng thụ văn hoá tinh thần. Vì
vậy uy tín, vị thế xã hội và niềm tin vào bản thân mình bị suy giảm, mặt dù vai trò
của họ là lao động sản xuất và làm công việc trong gia đình đã có sự tham gia của
nam giới. Nhưng những công việc trong gia đình thì phần lớn người phụ nữ phải
đảm nhận với cường độ lao động cao, kéo dài mà vẫn bị áp lực của tập quán xã hội,
ảnh hưởng của nho giáo Việt Nam, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia
trưởng vẫn còn tồn tại phổ biến trong quan niệm của người đàn ông nói riêng người
dân nói chung. Vì thế việc nghiên cứu vị trí, vai trò cuả người phụ nữ trong công
việc gia đình ở tỉnh Vĩnh Long nhằm giúp phụ nữ làm tròn được công việc gia đình
lại vừa tham gia được các hoạt động xã hội là một việc làm cần thiết vừa có ý nghĩa
lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vấn đề này mang tính thực tiễn và cấp bách hơn
trong bối cảnh đổi mới của đất nước ta nói chung và của Tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Tình trạng tham gia công việc gia đình của phụ nữ Vĩnh Long là một vấn đề cần
được quan tâm. Trong đó bao gồm các công việc: Giặt giũ, nấu ăn, lau chùi, dọn
dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, làm kinh tế gia đình, chăm sóc người già, dạy dỗ
con cái học hành.v.v.
Trước tình trạng đó cho thấy rằng phụ nữ chiếm một vị trí, vai trò quan trọng

trong gia đình và các hoạt động trong gia đình.

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Trên thực tế việc tham gia làm công việc gia đình của phụ nữ Vĩnh Long hiện
nay như thế nào ?. Thời gian cho các công việc là bao lâu?, họ có nhiều thời gian rỗi
cho việc giải trí nâng cao đời sống tinh thần hay không ?, họ có được quyền quyết
định mọi hoạt động trong gia đình hay không ?.Thực trạng công việc gia đình của
người phụ nữ và nhìn nhận của người dân Vĩnh Long về vị trí, vai trò của người phụ
nữ trong công việc gia đình như thế nào ?. Với những lí do trên việc nghiên cứu đề
tài: “VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC GIA
ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY” có nghĩa quan trọng và cấp thiết. Nên
em chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm râ thực trạng về vị trí, vai trß cña ngưêi phô n÷
trong công việc gia đình ở Vĩnh Long, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình ở Tỉnh Vĩnh Long
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ
cụ thể sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lí luận chung về vị trí, vai trò của người phụ nữ
trong công việc gia đình hiện nay.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong
công việc gia đình ở tỉnh Vĩnh Long.
Ba là, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vị trí, vai trò của người

phụ nữ trong công việc gia đình ở tỉnh Vĩnh Long.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu : Vị trí vai trò của người phụ nữ trong công việc gia
đình hiện nay
_ Khách thể nghiên cứu: Chị em phụ nữ đã có gia đình ở tỉnh Vĩnh Long

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

_ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về vị trí, vai trò của
người phụ nữ trong công việc gia đình qua khảo sát ở 2 xã Mỹ Lộc, Tường Lộc
thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2006 đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa khoa
học Mác - Lênin về vấn đề vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc gia
đình.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thực tế và phiếu thu
thập thông tin thực tế.

5. kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương 9 tiết


Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỊ
TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG
VIỆC GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm: Khái niệm gia đình, hộ gia đình, gia đình hiện đại,
bất bình đẳng, về phụ nữ, về công việc gia đình, vai trò xã hội, vai
trò giới, địa vị xã hội, nông thôn.
Để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu, sử dụng một số khái niệm của chuyên ngành xã
hội học
Khái niệm gia đình: Gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ
sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống ( Nảy sinh từ quan hệ huyết thống đó
là quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ họ hàng nội ngoại). Gia đình gồm có vợ
chồng, con cái do họ sinh ra ( Gia đình là hạt nhân). Còn gia đình có ông bà nội
ngoại cùng chung sống ( Gia đình mở rộng), có thể bao gồm cả những người được
nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mũ hoặc chỉ là họ hàng xa. Những thành
viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá,
tình cảm. Giữa họ có những gàn buộc về quyền lợi và nghĩa vụ có tính hợp pháp
được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Khái niệm hộ gia đình: Được thực hiện như một nhóm ngưởi chung một mái nhà
có quỹ chi chung, họ có thể gồm những người có quan hệ máu mủ ruột thịt, họ hàng
hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung. Tuy nhiên ở cả thành phố và nông thôn
hiên nay gia đình cũng trùng hợp với hộ gia đình. Cuộc điều tra dân số năm 1989 đã
đưa ra khái niệm hộ gia đình như sau: “ Hộ gia đình bao gồm những người có quan

hệ hôn nhân, huyết thống hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung”
Khái niệm gia đình hiện đại( hiện nay)
Là gia đình trong xã hội hiện đại, có những đặc trưng hay chuẩn mực của
nó là:
Chồng và vợ có quyền ngang nhau về công việc, về tiến thân nghề nghiệp
và hoạt động xã hội

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Về sinh đẻ được giới hạn theo quan niệm của vợ hoặc của chồng ( thường
từ 1 - 2 con)
Việc giáo dục con cái chú trọng tới những lợi ích và ý kiến của con cái,
giáo dục chủ yếu bằng sức mạnh nêu gương và thuyết phục những tín nhiệm của
ba mẹ: Cả vợ và chồng đều chăm lo giáo dục con cái.
Về sinh hoạt có sự phân phối linh hoạt về các nghĩa vụ giữa vợ và chồng
(chú trọng tới những kiến, thói quen, mức độ bận rộn nghề nghiệp của mỗi
người)
Phúc lợi vật chất của gia đình do hoàn cảnh nghề nghiệp và khả năng kiếm
tiền thêm của vợ chồng cũng như của vợ
Vợ chồng cùng nhau quyết định những công việc sau khi bàn bạc chung,
mỗi bên có thể đóng vai trò chủ yếu theo từng lĩnh vực
Gia đình hiện đại hình thành trong quá trình lâu dài và trong xã hội hiện
đại có khi vẫn còn tàn dư của gia đình truyền thống
Khái niệm bất bình đẳng: Bất bình đẳng là sự không bình đẳng ( không bằng
nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với cá nhân khác nhau trong một nhóm hay

nhiều nhóm trong xã hội. Cơ hội đó liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu vật
chất, tinh thần, thông tin, khái niệm này được áp dụng rộng rãi và ở trong gia
đình càng phổ biến hơn, như xung đột vai trò, sự không ngang bằng nhau giữa
các vị trí vai trò của người vợ và người chồng. Dẫn đến nhiều nguyên nhân,
nhiều mâu thuẫn.
Các nội dung về bất bình đẳng
Là sự không ngang bằng nhau cho cả hai giới trong việc tiếp cận các
nguồn lực phát triển gia đình.
Có một khoảng cách về địa vị xã hội giữa nam và nữ trên cơ sở đánh
giá không công bằng lao động xây dựng gia đình của mỗi giới
Không có sự hưởng thụ như nhau, lợi ích vật chất và tinh thần do
gia đình tạo ra
Không có sự thu hút như nhau cả nam và nữ vào việc quyết định
nhằm bảo đảm sự phát triển của bản thân và gia đình

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Khái niệm phụ nữ: Gồm những xét về mặt sinh học thuộc giống cái ( phân biệt đối
lập với giống đực) xét về mặc khoa học tự nhiên, nếu ở gốc độ khoa học xã hội thì
liên quan đến nam giới, nữ giới
Khái niệm về công việc gia đình: Công việc gia đình là một cụm từ khá quen
thuộc, nó gợi lên hàng loạt những công việc lặt vặt không tên. Song hầu như chiếm
hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh
đó công việc gia đình là một khái niệm còn chưa định nghĩa một cách rõ ràng, theo
tính toán của các chuyên gia công việc gia đình gồm nhiều dạng hoạt động khác

nhau, từ đính khuy, chăm sóc con cái, chăm sóc người ốm cho đến dạy con học….
Nhìn chung công việc gia đình có thể chia làm 2 loại chính:
Loại thứ nhất: Bao gồm những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại
của một gia đình, nó gồm những việc như sau: Nấu ăn, mua thức ăn, giặt quần
áo, quét dọn nhà cửa, chăm sóc con, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc người ốm,
người già, dạy con học, giáo dục con….
Loại thư hai: Là những hoạt động nhằm duy trì tình cảm của gia đình với
những thành viên khác trong cộng đồng như: Thăm hỏi người thân, hiếu hỉ trong
ngày tết
Theo những loại công việc kể trên chúng ta tưởng chừng có thể định danh
được rõ ràng ranh giới giữa công việc nội trợ và những hoạt động sản xuất tạo thu
nhập cho gia đình của người phụ nữ nông thôn. Song trên thực tế vần đề này lại
phức tạp hơn nhiều, thứ nhất đó là sự khó xác định chính xác về thời gian do đặc
điểm là mọi công việc điều làm gián đoạn tại nhà hoặc gần nhà. Ví dụ như cùng một
lúc người phụ nữ nông thôn có thể cho lợn ăn, trông con, giặt giũ, trong ba loại việc
kể trên thì trông con, giặc giũ là lao động nội trợ, vậy thời gian dành cho công việc
nào nhiều hơn? Và trong bao nhiêu lâu ?
Như vậy nếu như ở thành phố người ta có thể phân biệt rõ đâu là việc nhà, đâu
là hoạt động kinh tế, thì ở nông thôn vấn đề này dường như bị hoà trộn khó phân
biệt đến mức mà nhiều gia đình phụ nữ nông thôn luôn bị đặt vào tình trạng phụ
thuộc vào kinh tế vào người chồng.

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Tóm lại nếu công việc gia đình của người phụ nữ nông thôn, nhất là phụ nữ

Tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Điều này có nghĩa nâng cao nhận thức của người chồng
về công việc gia đình, nhất là công việc nội trợ, cũng như củng cố địa vị của người
phụ nữ trong gia đình ở Tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Khái niệm vai trò xã hội: Là mô hình hành vi được xã hội mong đợi tương
ứng với vị thế xã hội, nói cách khác vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập
một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội với từng vị thế nhất định để thực
hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với vị thế đó, ở trong gia đình vai trò của
người mẹ rất quan trọng, người vợ người mẹ phải có thái độ, hành vi, hành động,
ứng sử đúng mực gương mẫu để trở thành người vợ tốt, người mẹ hiền, người công
dân trung thực, thật thà, vì vậy: Vai trò là một mô hình hành vi được xác lập một
cách khách quan.
Khái niệm vai trò giới: Các vai trò giới khác nhau giữa các xã hội và thậm
chí khác nhau cả trong nhóm, trong một xã hội cụ thể và thường thay đổi theo thời
gian vai trò giới thể hiện những suy nghĩ đã được thống nhất trong một xã hội và
nền văn hoá cụ thể về những gì là phù hợp và thông thường đối với một nhóm và
một xã hội cụ thể tuy nhiên từng cá nhân phụ nữ và nam giới có thể thực hiện các
vai trò giới mà nó mang tính đặc trương của giới kia. Vai trò giới được xác định
theo khía cạnh mang tính xã hội văn hoá xã hội bởi các hoạt động, nghề nghiệp và
các vai trò mà chúng được coi là thông thường là phù hợp cho mỗi giới. Chẳng hạn
nhiều người cho rằng nghề kỹ sư, thợ mỏ, phi công chỉ phù hợp với nam giới và nữ
giới có thể phù hợp với người trông trẻ, hay làm giáo viên nhà trẻ dù cho vai trò này
phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người phụ nữ làm phi công, kỹ
sư…. Tóm lại vai trò giới là những trông đợi về những hành vi và những thái độ
hay quan điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp với người phụ nữ và nam giới.
Những vai trò này được học hỏi thông qua quá trình xã hội hoá.
Khái niệm địa vị xã hội: Là khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội gắn với
quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó.
Khái niệm nông thôn: Nông thôn là vùng miền không gian xã hội, tập hợp
những con người xã hội cùng cư trú, chia sẻ lối sống. Một quan nhiệm hình thành


Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

tâm lí chung có chung lãnh thổ và hoạt động kinh tế đặc thù. Do cùng yếu tố văn
hoá nên không phân biệt biên giới và không làm phân biệt biên giới và không làm
phân biệt vùng này với vùng khác, không có quan niệm riêng, tập quán lối sống sản
xuất và sinh hoạt riêng. Những vùng nông thôn có trung tâm chính trị văn hoá và nó
bao quanh một dãy đô thị có những đô thị này trở thành trung tâm. Ở vùng này
ngoài hoạt động nông nghiệp còn yếu tố hoạt động công nghiệp nông thôn và lấy
nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp.

1.2. Một số vấn đề về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc gia
đình trong thời gian qua.
Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối
với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là là nguồn nhân lực
dồi dào không thể thiếu trong tiến trình phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước luôn
nhận thức sâu sắc rằng phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được hưởng các quyền bình
đẳng giới trong mọi lĩnh vực. Năm 1930, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng
sản Đông Dương đã ghi: Nam nữ bình quyền và đề ra nhiệm vụ: Phải giải phóng
phụ nữ gắn liền vói giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Ngày 22/ 10/ 1930 Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập đã khẳng định sự cần thiết
phải cá một tổ chức chính trị riêng đại diện cho phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta đánh
giá vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày càng đầy đủ hơn. Quan điểmTrên thế giới
có nhiều quốc gia tiến hành nghiên cứu về phụ nữ nói chung, vị trí, vai trò của họ
trong gia đình nói riêng. Các công trình nghiên cứu này thường do các cơ quan chức
năng, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ… của các quốc gia đó và quốc

tế nghiên cứu . Với các công trình nghiên cứu như: “ Các thế kỷ tuổi thơ” của
Ariês( Anh), “Quan hệ hôn nhân trong các gia đình” của Edholm – 1892, “ Gia đình
và hôn nhân ở Anh” của Fletcher, “ Những cặp vợ chồng giai cấp trung lưu” của
Edgll – 1890, “ Tương lai hôn nhân” của Bernard – 1982, “ Bạo lực chống phụ nữ”
của Dobash…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về gia
đình và phụ nữ, việc nghiên cứu này có liên quan tới vị trí, vai trò của họ trong việc
tham gia lao động – thứ lao động không được trả công trong các gia đình dưới góc

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

độ xã hội học đã có nhưng chưa nhiều. Những công trình nghiên cứu đó được
nghiên cứu trong các cơ quan, tổ chức phi chính phủ như giới, gia đình và môi
trường trong phát triển, Khoa xã hội thuộc trường Đại học xã hội và nhân văn, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam… Với các công trình nghiên cứu như: Thực trạng môi
trường Việt Nam hiện nay và sự tác động của nó đến đời sống và sức khoẻ của
người phụ nữ” của Đổ Thị Bình, “ Việc làm cho phụ nữ ở nông thôn, thực trạng và
giải pháp” của Phan Thị Thanh, “ Sự đóng góp của phụ nữ vào công việc thực hiện
kế hoạch hoá gia đình” của Phan Thục Anh… Những nghiên cứu này nhằm xem
xét, nghiên cứu phụ nữ không chỉ đơn thuần là nghiên cứu về thân phận người phụ
nữ trong xã hội, mà là nghiên cứu người phụ nữ theo cách nhìn của người phụ nữ,
vì quyền lợi người phụ nữ. Trước đây người ta đã từng nghiên cứu về phụ nữ nhưng
theo cách nhìn của nam giới. Tất cả các lý thuyết, các khoa học về tự nhiên, xã hội
và lịch sử nhân loại là do con người tạo ra, nhưng khi nói tới con người thì không ai
phân biệt đó là nam hay nữ. Chính vì sự mập mờ không rõ ràng đó mà con người ta

khó có thể thấy bóng dáng người phụ nữ và cái nhìn phụ nữ trong kho tàng tri thức
nhân loại. Cái tháp ngà khoa học do con người xây dựng chủ yếu dựa trên những
nghiên cứu về nam giới, và theo cách nhìn của nam giới. Điều đó thật khó thích hợp
đối với người phụ nữ.
Các khoa học lâu đời như Triết học, Sử học, các khoa học non trẻ như Kinh tế
học, Xã hội học, Sinh thái học, Tin học… Đang cung cấp tri thức giúp con người
điều chỉnh và định hướng hành vi của mình. Các cách giải quyết của khoa học đó
chủ yếu phản ánh thực tiễn về cái nhìn của nam giới. Vì vậy đứng về phía phụ nữ,
đặt phụ nữ vào trung tâm nghiên cứu sẽ không chỉ làm giàu tri thức mà còn có lợi
cho thực tiễn cải biến xã hội. Như vậy trên cơ sở tổng thuật các nghiên cứu về gia
đình và phụ nữ trong những năm gần đây ở Việt Nam chúng ta thấy rằng việc bổ
xung một cách tiếp cận nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình thông qua việc
nghiên cứu người phụ nữ nông thôn ngày nay. Đặc biệt là cuộc nghiên cứu khoa
học trong mấy năm gần đây đã quan tâm rất nhiều tới người phụ nữ, mặt dù số
lượng các cuộc nghiên cứu về gia đình phụ nữ khá nhiều những nghiên cứu về gia
đình và phụ nữ khá nhiều nhưng những nghiên cứu về vị trí và vai trò của người

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

phụ nữ trong công việc gia đình – nhất là phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa thì lại
được chú ý quan tâm nhiều hơn.

Trang 13



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH
Ở TỈNH VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ, và sự nhìn nhận
của người dân về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở
Vĩnh Long
2.1.1 Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Vĩnh Long tham
gia trong thời gian qua.
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình biến đổi quan trọng, vai trò của
người phụ nữ và các mối quan hệ trong gia đình đang bị ảnh hưởng rất lớn của nền
kinh tế kém phát triển, cũng như hàng loạt chính sách không phù hợp với tình trạng
và nhu cầu phát triển bức bách của xã hội. Hiện bất công, công bằng xã hội, đời
sống thấp kém đã làm cho mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, không thống nhất
với xã hội. Đời sống gia đình có xu thế đi đến suy thoái khủng hoảng về nhiều mặt
do nhiều nhân tố kinh tế xã hội tác động, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị
trường tình trạng tham gia các công việc gia đình của người phụ nữ Vĩnh Long đã
chịu nhiều tác động tri phối trực tiếp của nhiều nhân tố:
Trước hết sự biến đổi xã hội đã khiến sự phân hóa trong xã hội ngày càng gay
gắt về nhiều mặt đời sống kinh tế và các điều kiện xã hội cần cho cuộc sống của con
người. Một bộ phận dân cư vượt lên rất xa và các điều kiến sống về mọi mặt của đại
đa số dân cư, nhất là những gia đình có mức sống thấp vẫn còn phải bươn chải trong
những điều kiện sinh sống khó khăn về nhiều mặt. Điều đó đã khiến nhiều phụ nữ
phải tham gia nhiều vào các hoạt động kiếm sống tới mức ít còn thời gian để giao
tiếp và nghỉ ngơi.
Trong sự cạnh tranh của kinh tế thị trường và phong tục tập quán địa phương,
người đàn ông phải tham gia làm những công việc nặng nhọc. Vì thế trong gia đình

mọi việc như : Nương rẫy, làm ruộng, chăn nuôi, chăm sóc con cái, dọn dẹp, đi chợ,

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

nấu ăn được coi là việc “nhẹ” và cũng là công việc của người phụ nữ phải đảm
nhận. Vì thế người phụ nữ đã vất vả lại càng vất vả hơn
Trong điều kiện một đất nước lạc hậu bắt đầu phát triển kinh tế thị trường,
việc phát triển kinh tế hộ gia đình đất canh tác trên đầu người thấp do dân số ngày
càng tăng, song đất canh tác bị nhiễm phèn bị bạc màu do thiếu kỉ thuật trong canh
tác làm cho nâng xuất ngày càng thấp, điều đó đã ảnh hưởng tới đời sống người dân
nói chung và buộc người phụ nữ phải tham gia vào hoạt động sản xuất, làm kinh tế
gia đình nói riêng.
Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa
như: Điện đã đến được với người dân nhưng chi phí giá điện còn cao, phương tiện
đi lại còn khó khăn do đặc thù ở tỉnh Vĩnh Long có nhiều kênh rạch nên khó khăn
trong đi lại và vận chuyển hàng hóa…. Điều đó đã tác động ít nhiều tới hoạt động
của người phụ nữ trong công việc làm ăn và các công việc gia đình.
Trong điều kiện ấy tình trạng tham gia làm các công việc gia đình của người
phụ nữ nơi đây là một vấn đề vô cùng bức xúc, người phụ nữ đã phải tham gia các
công việc.
Một là, làm kinh tế
Hai là , chăm sóc giáo dục con cái, dạy con học
Ba là, giặt giũ, nấu ăn, lau chùi, dọn dẹp nhà cửa. v.v.
Để xác định được thực chất việc tham gia các công việc gia đình của người
phụ nữ vào thời điểm khảo sát nhận thấy

Công việc

Vợ

Tuổi

Chồng làm

Cả hai

Làm

Người
khác

Lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ
< 25 tuổi
10 chị 5 trả lời

50%

6%

27%

7%

25 – 35 tuổi

20 chị


15 trả lời

75%

5%

15%

5%

35 – 45 tuổi

20 chị

17 trả lời

85%

6%

5%

4%

45 – 55 tuổi

30 chị

27 trả lời


90%

7%

2%

1%

> 55 tuổi

20 chị

19 trả lời

95%

2%

2%

1%

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà


Đi chợ, nấu
ăn
< 25 tuổi

10 chị

5 trả lời

50%

6%

27%

7%

25 – 35 tuổi

20 chị

15 trả lời

75%

5%

15%

5%


35 – 45 tuổi

20 chị

17 trả lời

85%

6%

5%

4%

45 – 55 tuổi

30 chị

27 trả lời

90%

7%

2%

1%

> 55 tuổi


20 chị

19 trả lời

95%

2%

2%

1%

6%
2%
5%
20%
10%

4%
1%
5%
10%
38%

Chăm

sóc,

dạy con học
< 25 tuổi

10 chị 6 trả lời
60% 30%
25 – 35 tuổi 20 chị 16 trả lời
80% 17%
35 – 45 tuổi 20 chị 17 trả lời
85% 5%
45 – 55 tuổi 30 chị 12 trả lời
40% 30%
> 55 tuổi
20 chị 3 trả lời
15% 17%
Làm kinh tế
Cộng việc lao động sản xuất ( Trồng màu, chăn

Tỉ lệ %

nuôi)
Người tham gia lao động
Vợ

32%

Chồng

8,0%

Hai vợ chồng

60%


Công việc lao động sản xuất ( Làm cỏ,

Tỉ lệ %

cấy lúa, gặt lúa, phun thuốc trừ sâu, Cày bừa)

Vợ làm

Chồng làm

91%

9%

95%

5%

Cấy lúa
Gặt lúa

49%

51%

Phun thuốc trừ sâu

3%

97%


Làm cỏ

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Cày bừa

100%

Bảng phụ lục 1: ( phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của
huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)
Người phụ nữ càng có tuổi thì mức độ tham gia công việc gia đình ngày càng nhiều
công việc lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ < 25 là 50% đến >55 là 95% và công việc đi
chợ, nấu ăn < 25 là 50% và > 55 là 95%, công việc chăm sóc, dạy con học < 25 là
60% đến > 55 là 15%, công việc làm kinh tế phụ nữ Vĩnh Long tham gia hầu hết tất
cả công việc làm kinh tế như: Làm cỏ 91%, cấy lúa 95%, gặt lúa 49%, phun thuốc
trừ sâu 3%. [ Bảng phụ lục 1: ( phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và
Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]
Qua đó cho chúng ta thấy người phụ nữ Vĩnh Long tham gia làm kinh tế và công
việc gia đình đã phản ánh chi tiết hơn vai trò quan trọng của người phụ nữ trong các
hoạt động gia đình và cách nhìn nhận của gia đình mà cụ thể ở đây là người chồng
về vị trí, vai trò của người vợ trong gia đình ở Tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

2.1.2. Thực trạng nhìn nhận của người dân Vĩnh Long về vị trí, vai trò
của người phụ nữ trong công việc gia đình

Thứ nhất, về sự nhìn nhận của người dân Vĩnh Long về người phụ nữ Vĩnh
Long, Việt Nam là một nước nông nghiệp phương đông, gia đình từ xa xưa đến nay
vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa nước về
cơ bản là sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Vì vậy tình cảm, tâm lí của
con người Vĩnh Long gắn liền với tình cảm rất bền chặt, gia đình không tách họ ra
khỏi làng xóm gia đình. Đó cũng là một trong những mắt xích cho phép hiểu sâu
sắc về con người Vĩnh Long. Qua đánh giá và phân tích một số câu trả lời của
người dân nhất là ông, bà có tuổi, thì hình ảnh về đời sống gia đình với sự phân
công vai trò truyền thống khá rõ, người vợ gắn với vai trò người nội trợ, phạm vi
hoạt động chủ yếu là gia đình và ngoài xã hội. Có nhiều quan điểm cho rằng : “
Người phụ nữ bao giờ cũng là vợ - người nội trợ, bởi vì đó là trách nghiệm của họ “
Nữ công gia chánh”. Vì vậy sự thăng tiến và cơ động xã hội của người phụ nữ nơi

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

đây được đánh gia thấp hơn nam giới, với những kì vọng về vai trò như vậy, những
quan hệ trong đời sống gia đình nhấn mạnh đến quan hệ dòng máu hơn là quan hệ
hôn nhân truyền thống. Hơn nữa không thể có một đời sống hôn nhân tích cực khi
thiếu đi sự chia sẻ trách nhiệm trong lĩnh vực truyền thống của đời sống gia đình là
công việc nội trợ.
Thứ hai, do tâm lý cam chịu của người phụ nữ Vĩnh Long đã ăn sâu vào trong
tiềm thức của người phụ nữ nhất thời chưa được cải thiện, có nhiều người phụ nữ
ngày xưa tâm sự rằng: “ Ngày xưa cái thời chúng tôi khác bây giờ lắm, gia đình
theo chế độ gia trưởng với quyền thống trị tuyệt đối của đàn ông, người chủ gia
đình, còn chúng tôi là người vợ, người mẹ phải nghe theo sự lãnh đạo của chồng và

gia đình chồng, vì vậy mà khi lấy chồng bổn phận làm con dâu chỉ suốt ngày làm
lụng, không có thời gian rãnh rỗi, lại không được học hành. Cho nên người phụ nữ
lúc bây giời bị coi thường lắm thậm chí còn bị hành hạ nữa. Tưởng rằng thay đổi
chế độ thì sẽ khác xưa nhưng nào ngờ vẫn chưa cải thiện bao nhiêu”
Thứ ba, sự nhìn nhận của nam giới đặc biệc là người chồng ở Tỉnh Vĩnh
Long về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình, ngày nay địa vị
của người phụ nữ cũng đã thay đổi về cơ bản nhưng vấn đề quan niêm của người
chồng, những suy nghĩ và hành động về công việc gia đình của người phụ nữ vẫn
còn tồn động ở nơi đây, khi mà xã hội đã thay đổi về mọi mặt đời sống xã hội. Thật
là bất bình đẳng nếu như người phụ nữ suốt ngày phải chịu gánh vác hai trách
nhiệm nặng nề, và thật đáng trách hơn là nếu nam giới cứ coi công việc gia đình là
trách nhiệm của người phụ nữ. Nếu như vậy có tồn tại một xã hội văn minh, bình
đẳng hay không ?. Mặc khác người chồng nhìn nhận công việc gia đình mà người
phụ nữ đảm nhận và có nhiều ý kiến của người chồng cho rằng: “ Chỉ có phụ nữ
mới làm công việc đó thôi, bởi vì họ là trụ cột trong gia đình về các mặt họ rất cần
cù chăm chỉ cho nên công việc họ làm đều do tự nguyện bởi đó là trách nhiệm của
họ”
Phải chăng từ sự nhìn nhận sai lệch đó dẫn đến hàng loạt lý do đó hàng loạt
trách nhiệm của người phụ nữ. Cũng vì lý do đó mà những thanh niên Vĩnh Long
ngày nay đã phần nào thay đổi suy nghĩ về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

công việc gia đình, nhưng họ phải đương đầu với những thách thức lớn, vừa phải
suy nghĩ đắn đo để kiếm ra đồng tiền, mặt khác lại vừa phải lo lắng công việc gia

đình sau cho tròn trách nhiệm. Đó cũng là ước mơ của biết bao chị em phụ nữ Vĩnh
Long, nhưng các chị lại có quan niệm rằng: “ Chúng tôi hiểu được công việc trong
gia đình là cả hai vợ chồng cùng gánh vác, và cũng hiểu xã hội luôn động viên phụ
nữ tích cực hơn nữa trong lao động sản xuất cũng như lao động gia đình. Nhưng cứ
tưởng tượng chồng mình vào bếp nấu cơm thì lại cảm thấy xấu hổ”
Thứ tư, do điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp dẫn đến sự nhìn nhận của
người dân Vĩnh Long về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình
hiện nay vẫn còn hạn chế, có thể nhận thấy rằng dù xã hội có thay đổi bao nhiêu đi
nữa có xóa đi mọi phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. Tại sao người dân ở vùng
nông thôn Tỉnh Vĩnh Long lại bị ảnh hưởng nặng nề như vậy ? . Phải chăng là do
kinh tế quá khó khăn, người dân không có điều kiện học hành, không có điều kiện
bước chân ra khỏi ngôi nhà làng xóm mà họ đang sinh sống. Vì vậy họ mới có suy
nghĩ chịu thiệt thòi như vậy. Thật vậy cuộc sống nghèo khổ cứ ám ảnh họ buộc họ
phải vật lộn với mọi nhọc nhằn để kiếm thêm miếng cơm, manh áo. Họ đã làm suốt
ngày không còn thì giờ chăm sóc cho chính bản thân mình nữa, từ những vấn đề đó
vai trò của họ không được nhìn nhận, họ chỉ là người làm công không lương cho gia
đình và xã hội, càng ngày họ càng bị đẩy xa và bị phụ thuộc nhất là những vùng
nông thôn ở vùng sâu vùng xa ở Tỉnh Vĩnh Long. Ngày nay xã hội đã thay đổi nhận
thức của người dân, người chồng cũng như xã hội đã khác xưa, họ đã coi trọng nhân
phẩm và địa vị của người phụ nữ trong gia đình nhiều người đã công nhận thân
phận người phụ nữ bây giờ tốt hơn trước rất nhiều rồi, giờ đây họ đã có tiếng nói
trong gia đình và xã hội, họ cũng được nhìn nhận một cách bình đẳng với nam giới
trong nhà. Khổ nỗi đời sống còn nghèo nàn cho nên họ không có thời gian tự lo cho
bản thân mình được, mà vẫn còn phải cùng với chồng lo lắng cho gia đình
Qua đó thước đo nhân cách con người trước hết là mức độ mà người phụ nữ
đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào sự biến đổi xã hội từ củ sang mới.
Người phụ nữ ở đây không ngừng rèn luyện tính tích cực xã hội của mình, sẽ tạo ra
cho mình thêm những phẩm chất mới khác xa phụ nữ xưa kia. Đó cũng là tâm hồn

Trang 19



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

rộng mở có tầm nhìn xa, có tinh thần làm chủ cao, rộng lượng khiêm tốn, có tinh
thần hợp tác và quan tâm đến lợi ích chung. Trong điều kiện hiện nay người phụ nữ
Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi để phát huy hết khả năng vốn có của mình song
họ vẫn còn gặp không ít trở ngại khó khăn như hiện trạng kinh tế xã hội còn thấp
kém do những nhận thức còn ấu trĩ. Hiện trạng đó làm cho người phụ nữ vốn đã
sống vất vả nặng nhọc lại căng thẳng hơn, giảm lòng tin và hứng thú trong sản xuất.
Rồi điều kiện sống sự chậm giác ngộ về chính trị, sự làm chủ bản thân trong việc
sinh đẻ, sự lạc hậu về văn hóa và sức khỏe suy giảm đã làm trở ngại không nhỏ cho
chi em phát huy tính tích cực xã hội của mình.

2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc gia đình trong
thời gian qua.
2.2.1. Vị trí, vai trò trong công việc làm kinh tế
* Mặt tích cực: Trong cộng việc làm kinh tế phụ nữ Vĩnh Long đã đem hết
khả năng của mình làm kinh tế và đem lại những thành tựu đáng kể đóng góp cho
gia đình và xã hội.
Phụ nữ Vĩnh Long với 50,13% dân số và 50,52% [4, tr20] lao động nữ nông
thôn, trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất. Đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Trong hoạt động kinh tế, lao động nữ đã thể hiện
rõ sự năng động, nhạy bén với cơ chế thị trường mang lại hiệu quả cao trong sản
xuất kinh doanh. Với đặc thù là Tỉnh nông nhiệp, phần lớn phụ nữ nông thôn trực
tiếp tham gia sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới. Chị em đã kiên trì vượt khó, thi đua sản xuất giỏi, mạnh dạn
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp

phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, xóa
đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia,
giữ vững vị trí là nước có sản lượng nông sản xuất khẩu cao, đặc biệt xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 trên thế giới. Chiếm tỷ lệ cao trong các ngành công nghiệp chế biến, dệt
may, giầy da, thương mại, dịch vụ và tham gia ngày càng nhiều vào các ngành kinh
tế đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ cao, chị em đã tích cực hưởng

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

ứng phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không ngừng phấn đấu nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, góp sức tạo ra nhiều sản phẩm ngày
càng đa dạng, chất lượng cao, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu
trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao
tiềm lực kinh tế của đất nước trong đó nữ công nhân viên chức lao động chiếm
51,84% các chị đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển
và thực hiện phong trào thi đua “ Phụ nữ đảng việc nước giỏi việc nhà” đạt hiệu quả
cao. Qua 5 năm có 23.133 chị đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 692 chị đạt chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh; 14.130 chị đạt danh hiệu “ Giỏi việc, nước đảm việc nhà”, ngày
càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí [4, 5 – tr 20]… Phát huy tốt
vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội, bên cạnh những mặt tích
cực đó còn có những mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế gia đình của phụ
nữ nông thôn đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa ở tỉnh Vĩnh Long.
* Mặt hạn chế: Bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại mặt hạn chế gia đình
nông thôn ở Tỉnh Vĩnh Long trước đây là đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp nằm

trong khung cảnh của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, với các quan hệ khép kín,
tự cung, tự cấp, tư liệu. Sản xuất nông nghiệp lúa nước với những đồi hỏi của nó đã
thu hút phần lớn lực lượng lao động trong gia đình và thành viên nào cũng tham gia
ở một vài quá trình sản xuất, không kể giới tính tuổi tác. Mặt khác, đây lại là nguồn
sống cơ bản, duy nhất của các gia đình nông thôn, cho nên việc tham gia sản xuất,
làm kinh tế của phụ nữ là điều không thể tránh khỏi
*

Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này chúng ta thấy:
Cộng việc lao động sản xuất ( Trồng

Tỉ lệ %

màu, chăn nuôi)
Người tham gia lao động
Vợ

32%

Chồng

8,0%

Hai vợ chồng

60%

Trang 21



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

Công việc lao động sản xuất ( Làm cỏ,

Tỉ lệ %

cấy lúa, gặt lúa, phun thuốc trừ sâu, Cày
bừa)

Vợ làm

Chồng làm

Làm cỏ

91%

9%

Cấy lúa

95%

5%

Gặt lúa

49%


51%

Phun thuốc trừ sâu

3%

97%

Cày bừa

100%

Thời gian dành cho nghỉ ngơi

Vợ

Chồng

0 – 8 giờ

20%

80%

8 – 12 giờ

60%

40%


12 – 16 giờ

70%

30%

Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường
Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)
Rõ ràng công việc làm kinh tế, tham gia lao động sản xuất là nghề nghiệp
chính của người nông dân, nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình phải do cả hai
vợ chồng tham gia. Nhưng nền sản xuất này lại lạc hậu chủ yếu dựa vào lao động cơ
bắp, cùng với lao động công cụ thô sơ, do đó năng xuất lao động thấp, chỉ nhằm
mục tiêu duy trì sự sống theo phương châm tự cung tự cấp. Tự thỏa mãn những nhu
cầu hạn hẹp với các quan niệm kinh tế lạc hậu, không cần biết đến kế hoạch kinh tế,
đến hiệu quả lao động sản xuất, vì thế quan hệ vợ chồng đương nhiên được xác lập
quan hệ phụ thuộc của vợ và chồng xét về phương diện kinh tế gia đình, chỉ số 32%

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

mà phụ nữ tham gia lao động cho thấy người phụ nữ đóng vai trò quan trọng không
thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, cho dù đây là công việc đòi hỏi sức lao
động vừa phải làm.
Trong công việc làm cỏ người vợ phải làm trong gia đình là 91%, cấy lúa
95%, gặt lúa 49%, phun thuốc trừ sâu 3%. Công việc làm cỏ trong gia đình của

người chồng trong gia đình 9%, cấy lúa 5%, cày bừa 100%, gặt lúa 51%, phun
thuốc trừ sâu 97% [ Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc
và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]
Rõ ràng những công việc mà phụ nữ tham gia cũng không quá nặng nhưng nó
kéo dài phần lớn thời gian của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy họ phải dùng
quỹ thời gian vật chất của mình nhiều hơn những người khác trong gia đình. Khi
tìm hiểu thời gian dành cho lao động với số lượng từ 8 – 12 giờ trong một ngày, thì
63% là vợ và 37% là chồng. Có thể thấy hệ quả của tính hợp lí đó qua số liệu thời
gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình từ 0 – 8 giờ, vợ là 20% và chồng
80%, từ 8 – 12 giờ, vợ là 60% và chồng 40%, từ 12 – 16 giờ, vợ là 70% và chồng
30% [ Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường
Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]
Số liệu trên cho thấy có nhiều phụ nữ có kiến cho rằng họ dành thời gian nghỉ
ngơi cho bản thân mình vượt quá 8 giờ trong ngày. Trong khi đó nhiều gia đình lại
cho thấy cũng dành thời quá 8 giờ trong ngày cho thời gian lao động. Như vậy sự
tương ứng giữa lao động và nghỉ ngơi của người phụ nữ là bất hợp lý vượt qua giới
hạn bình thường của nhịp độ sinh học có tính tự nhiên của con người. Điều đó có
nghĩa ở những gia đình có điều kiện thì vấn đề lao động kiếm tiền của phụ nữ thuận
lợi hơn những gia đình khó khăn. Bởi họ có đồng ra đồng vào chạy chợ mua thêm
những thứ cần thiết để tạo điều kiện cho việc làm ăn thuận lợi và phát triển nhanh.
Còn những phụ nữ gia đình túng thiếu thì suốt ngày vật lộn với đồng ruộng, kiếm
từng con tôm, con tép để tăng khẩu vị cho gia đình, chính vì thế mà khi hỏi về thời
gian rỗi của các chị thì hầu như các chị đều trả lời là không có thời gian rỗi. Nhiều
chị tâm sự rằng “ Không có thời gian để lo cho mình nữa và công việc tối mắt, đi

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

làm từ sáng đến trưa mới về nấu ăn xong lại đi làm đến tối về cho đến 9 – 10 giờ
mới được nghỉ ngơi coi ti vi”
Không những thế người phụ nữ nông thôn ở vùng sâu vùng xa họ còn đảm
nhận công việc cùng chồng làm nhà, sửa nhà và cùng chồng ra đồng cày bừa nữa.
Họ cũng biết rằng công việc này rất vất vả thậm chí quá tải đối với mình, nhưng họ
không than vãn, kêu ca hay trách phận mà ngược lại rất cần cù đảm đang và cho đó
là trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là nhận thức quá thấp của các chị, cũng có
thể vì học thức quá thấp nên họ không có nhu cầu tiến thân, bởi vì nơi đây nhu cầu
học tập của các chị chưa cao và rất ít người mong muốn được học cao tìm hiểu tiếp
thu kiến thức khoa học. Cứ như vậy các chị sống trong vòng luẩn quẩn của sự
nghèo đói, không thoát ra được. Đúng như Mác nói “ Muốn cho người phụ nữ phát
triển, thay đổi thân phận của họ thì phải làm cho xã hội nơi họ sinh sống phát triển
trước đã, bởi vì thân phận của người phụ nữ không phải là bất di bất dịch mà nó
biến đổi theo thời đại” [ 5, tr53]
Đó là công việc chính, còn ở những ngành nghề phụ mà gia đình tiến hành
trong thời gian nông nhàn với mục đích là kiếm thêm thu nhập nhằm xoay trở lại
phục vụ chính những nhu cầu của cuộc sống gia đình trong nền sản xuất độc canh
cây lúa thì sao ?. Ai là người tham gia làm chính và vị trí cuả họ như thế nào ?.Với
các công việc phụ được làm trong thời gian nông nhàn như chăn nuôi gia súc, gia
cầm, đi buôn bán, đan thảm lục bình…. Thì sự tham gia của người phụ nữ vẫn là
chủ yếu và đóng vai trò chính.
Từ gốc độ các lí thuyết kinh tế, lao động và hiệu quả lao động luôn luôn là vấn
đề mang tính quyết định trong việc xem xét, đánh giá sự đóng góp của các thành
viên đối với gia đình và xã hội. Thông qua lao động các mối quan hệ kinh tế được
thiết lập, vân động và phát triển, từ gốc độ khác hoạt động lao động lại là một hiện
tượng của xã hội. Nó cho thấy sự tương tác, mối quan hệ xã hội, sự ràng buộc lẫn
nhau chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong gia đình nông thôn và hai vợ
chồng lại là hai lao động chính. Họ đều tham gia vào quá trình lao động làm ra của

cải vật chất cho gia đình họ, đồng thời tham gia vào các hoạt động trong các công
việc nội bộ gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống của các thành viên. Vậy trên

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS - GVC. Trần Thị Tuyết Hà

thực tế, những hoạt động xản xuất mà người phụ nữ tham gia họ vẫn chỉ được nhìn
nhận như những người kéo dài thêm sản xuất nông nghiệp, công việc hao tổn ít sức
lao động và vai trò của họ cũng không thay đổi trong gia đình. Đấy là chưa nói tới
tình trạng tham gia lao động sản xuất vất vả, truyền miên, với cường độ cao, trong
thực tế chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ kém cho nên đã làm ảnh hưởng nhiều tới sức
khỏe của họ, phụ nữ thường mất một số bệnh như: Đau đầu, bị thấp khớp, suy
nhược cơ thể.
Nhiều chị rất thiếu thốn làm ăn không đủ nên suốt ngày ở ngoài đồng hoặc làm
thuê kiếm thêm thu nhập. Cho nên chẳng có thời gian rảnh rỗi để lo cho chính bản
thân mình nữa cho nên sức khỏe không được xem trọng tới khi phát hiện thì đã là
bệnh hiểm nghèo khó khăn lại thêm khó khăn hơn nữa. Nhiều phụ nữ học hành còn
hạn chế không biết sắp đặt công việc nên những công việc không tên trong gia đình
kéo dài suốt ngày, chiếm hết cả thời gian, vì thế họ chẳng còn lúc nào để nghĩ tới
việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, do nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao
tiếp…. Nhiều trường hợp tuy biết là công việc không phù hợp nhưng vì sự sống
còn của bản thân và gia đình buộc người phụ nữ phải lao vào kiếm tiền và làm
những công việc độc hại. Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn, một bài toán hóc búa,
nếu người có trách nhiệm không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo để
nghiên cứu giải quyết, chắc chắn sẽ đi đến chổ bế tắc hoàn toàn, và sự thiệt hại do
nó gây ra không chỉ to lớn cho xã hội và gia đình ở mọi khía cạnh mà còn là một sự

vi phạm nghiêm trọng tới sự nghiệp giải phóng người phụ nữ, ảnh hưởng sâu sắc tới
sự phát triển nhân cách của chính người phụ nữ
Như vậy có thể thấy rằng vì điều kiện qua khó khăn phải tận dụng thời gian
bất cứ lúc nào vì lợi ích thiết thực của gia đình. Người phụ nữ phải luôn gắn công
sức, họ phải chịu nhiều công việc nặng nề chồng chất lên đôi vai của họ khi đời
sống kinh tế còn khó khăn. Đã có khá nhiều gia đình mà mức sống sinh hoạt của
mọi người đều phụ thuộc vào khả năng lao động của người phụ nữ, vì vậy chưa bao
giờ chức năng kinh tế của người phụ nữ lại có vai trò nổi bật như bây giờ, và cũng
chưa bao giờ tính cần cù chịu khó lao động sáng tạo hết mình của người phụ nữ lại
bộc lộ rõ nét như bây giờ, cũng chưa bao giờ sự hy sinh của người phụ nữ cho

Trang 25


×