Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG TIẾP cận NGUỒN vốn tín DỤNG CHÍNH THỨC của NÔNG hộ ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.63 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH

VÕ HIỀN EM
MSSV: 4104029
LỚP: Kinh tế học K36

Cần Thơ – 2013


LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Khương Ninh, Thầy đã tin tưởng và tạo cơ
hội để cho em hoàn thành bài nghiên cứu này. Nhờ sự hướng dẫn và quan tâm nhiệt
tình của Thầy đã giúp em hoàn thành tốt bài của mình. Em chân thành cảm ơn Th ầy.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua để em có cơ
sở lý luận, có kiến thức để thực hiện luận văn của mình.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở địa bàn huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang đã trao đổi nhiệt tình và cung cấp thông tin cần thiết để thuận tiện cho


con trong việc lấy số liệu làm luận văn.
Con xin chân thành cảm ơn chú Cao văn Nuôl – Cục trưởng cục thống kê huyện
Phụng Hiệp đã tạo điều kiện thuận tiện cho con trong việc lấy số liệu.
Cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các anh, chị và bạn bè Khoa Kinh Tế QTKD đã hỗ trợ và động viên trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả mọi người luôn dồi dào sức khỏ e, gặt hái được
nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện

Võ Hiền Em

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện . Các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực . Đề tài không trùng khớp với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện

Võ Hiền Em

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn: LÊ KHƯƠNG NINH
Học vị: Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế

Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Tên học viên: Võ Hiền Em
Mã số sinh viên : 4104029
Chuyên ngành: Kinh tế học
Tên đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

iv


6. Các nhận xét khác

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Ngày….tháng….năm….
Giáo viên hướng dẫn

LÊ KHƯƠNG NINH

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

vi


MỤC LỤC



Trang

CHƯƠNG 1 ________________________________________________________ 1
GIỚI THIỆU _______________________________________________________ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ___________________________________ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU _____________________________________ 3
1.2.1. Mục tiêu chung _____________________________________________ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể _____________________________________________ 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ______________________________________
1.3.1. Không gian ________________________________________________
1.3.2. Thời gian _________________________________________________
1.3.3. Phạm vi về nội dung _________________________________________
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu ________________________________________

4

4
4
4
4

1.4. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU _____ 4
1.4.1. Giả thuyết cần kiểm định _____________________________________ 4
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu _________________________________________ 4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU _______________________________________ 5
CHƯƠNG 2 ________________________________________________________ 8
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _______________ 8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN _______________________________________ 8
2.1.1. Khái niệm nông hộ __________________________________________ 8
2.1.2. Khái niệm kinh tế nô ng hộ ____________________________________ 8
2.1.3. Khái niệm và phân loại nguồn vốn trong nông nghiệp _____________ 10
2.1.4. Khái niệm và vai trò của tín dụng _____________________________ 10
2.1.5. Vai trò của đầu tư tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp ______________ 12
2.1.6. Tín dụng phi chính thức _____________________________________ 13
2.1.7. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
của nông hộ ___________________________________________________ 14
2.1.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ ______________________________________ 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _______________________________
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ___________________________
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu _________________________________
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ________________________________

19
19
19

20

CHƯƠNG 3 _______________________________________________________ 22
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG VAY TÍN
DỤNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP ___________________________ 22
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP________________
3.1.1. Đơn vị hành chánh và v ị trí địa lý _____________________________
3.1.2. Tình hình đất đai k hí hậu ____________________________________
3.1.3. Dân số và lao đ ộng _________________________________________
vii

22
22
23
24


3.1.4. Kinh tế - xã hội ____________________________________________ 25
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP _______________________ 26
3.2.1. Tình hình trồng trọt ________________________________________ 26
3.2.2. Tình hình chăn nuôi ________________________________________ 29
3.3. HỆ THỐNG TÍN DỤNG VÀ TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ______________________________________ 30
3.3.1. Hệ thống tín dụng chính thức ở địa bàn nghiên cứu _______________ 30
3.3.1. Tín dụng bán chính thức ở địa bàn nghiên cứu ___________________ 33
CHƯƠNG 4 _______________________________________________________ 35
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP ____________ 35
4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT_____________________________________
4.1.1. Thông tin chung về nông hộ__________________________________

4.1.2. Tình hình tham gia tín dụng của nông hộ _______________________
4.1.3. Thuận lợi và khó khăn ______________________________________

35
36
38
45

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VỐN
VAY CỦA NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG _ 50
CHƯƠNG 5 _______________________________________________________ 54
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN TRÀ ÔN - VĨNH LONG _________________ 54
CHƯƠNG 6 _______________________________________________________ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _________________________________________ 57
6.1. KẾT LUẬN _________________________________________________ 57
6.2. KIẾN NGHỊ _________________________________________________
6.2.1. Đối với tổ chức tín dụng_____________________________________
6.2.2. Đối với chính quyền các cấp _________________________________
6.2.3. Đối với chính sách tín dụng _________________________________
6.2.4. Đối với tổ chức đoàn thể, xã hội ______________________________
6.2.5. Đối với nông hộ ___________________________________________

viii

57
58
59
59
60

60


DANH MỤC BIỂU B ẢNG

BẢNG 2.1: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ KỲ VỌNG TRONG
PHÂN TÍCH HỒI QUY __________________________________________ 18
BẢNG 2.2: ĐỊA BÀN PHỎN G VẤN VÀ CƠ CẤU MẪU ĐIỀU TRA_____ 19
BẢNG 3.1: CƠ CẤU DÂN SỐ CỦA HUYỆN PHÂN THEO KHU VỰC
VÀ GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN 2010-2012 ____________________________ 24
BẢNG 3.2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 _____________________________ 27
BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN
PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 _____________________________ 28
BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CỦA ĐỊA BÀN
HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012______________________ 29
BẢNG 3.5: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA PGD NHCSXH HUYỆN
PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 _____________________________ 31
BẢNG 3.6: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNN&PTNT HUYỆN
PHỤNG HIỆP GIAI Đ OẠN 2010-2012 _____________________________ 32
BẢNG 4.1: THỐNG KÊ THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC ____________ 35
BẢNG 4.2: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ ____________________ 36
BẢNG 4.3: NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ HỘ _________________________ 38
BẢNG 4.4: NGUỒN VAY CỦA NÔNG HỘ _________________________ 39
BẢNG 4.5: THÔNG TIN VỀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ ______ 40
BẢNG 4.6: SỐ LẦN VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ ĐẾN CUỐI NĂM 2012 41
BẢNG 4.7: THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ CỦA NÔNG HỘ _____________ 42
BẢNG 4.8: NGUỒN THÔNG TIN TIẾP CẬN VỐN CHÍNH THỨC______ 43
BẢNG 4.9: NHỮNG KHÓ KHĂN NÔNG HỘ THƯỜNG GẶP _________ 46
BẢNG 4.10: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NÔNG HỘ VAY VỐN

CHÍNH THỨC ________________________________________________ 47
BẢNG 4.11: MONG MUỐN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN __________ 49
BẢNG 4.12: KẾT QUẢ XỬ LÍ MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH
THỨC CỦA NÔNG HỘ _________________________________________ 50
ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cạn tín dụng chính thức của
nông hộ ______________________________________________________ 15
Hình 4.1: Cơ cấu vay vốn của nông hộ huyện Phụng hiệp năm 2012 _______ 39

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TCTD: Tổ chức tín dụng

- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
- NQ - CP: Nghị quyết – Chính phủ
- CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã Hội
- PGD: Phòng giao dịch

xi


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo tiến trình xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và mục
tiêu trở thành nước công nghiệp cơ bản vào năm 2020, nước ta đã và đang tích
cực xây dựng, thay đổi từng khía cạnh. Tuy không phản ánh rõ nét nhưng bộ mặt
nông thôn Việt Nam đã dần chuyển đổi: từng bước áp dụng khoa học – kỹ thuật
vào sản xuất và canh tác, cơ giới hóa ruộng đất, đưa máy móc thiết bị vào thay
thế cho lao động chân tay đã phần nào giúp nông dân sản xuất có hiệu quả hơn,
tăng nâng suất lao động, cũng từ đó nâng cao thu nhập cho họ. Đạt được những
thành tựu đó là nhờ vào các chính sách, các chương trình hỗ trợ từ phía chính
phủ như chương trình hỗ trợ vay vốn mua sắm máy móc thiết bị, chương trình
giảng dạy kĩ thuật canh tác và ứng dụng khoa học vào nông nghiệp,…
Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó
hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Điều này đã phản ánh phần nào
hạn chế của chương trình tín dụng nông thôn. Nên việc tiếp cận nguồn vốn của
nông hộ còn rất yếu k ém dẫn đến các nông hộ thiếu vốn sản xuất. Vì thế Việt
Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế
xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở
nông thôn. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp và
đảm bảo cho nông hộ tiếp cận được với nguồn tín dụng là một trong những công
cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.
Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do ngư ời sản
xuất luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động
nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập. Vốn
dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từ ngay
trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn vay tín
dụng chính thức, bán chính thức hay phi chính thức). Trong bối cảnh kinh tế khó
khăn, thu nhập của nông hộ còn thấp nên đa phần tiền được tạo ra phục vụ cho

việc tiêu dùng và nhu cầu hàng ngày trong khi vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn
1


chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư thêm vào đó nguồn vốn bán chính thức hay phi chính thức thường
nhỏ lẻ nên ít được sử dụng cho sản xuất. Vì thế, vốn vay từ các tổ chức tín dụng
chính thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ.
Hậu giang là một tỉnh thuần nông, được tách ra từ địa phận Cần Thơ ngày
26 tháng 11 năm 2003, vẫn còn khá non trẻ. Khi bước vào năm thứ 5 của giai
đoạn hình thành và phát triển (2004-2009), tốc độ phát triển bình quân hàng năm
đạt trên 11% (năm sau tăng hơn năm trước), là tốc độ phát triển khá cao. Tuy đã
có một số thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn chưa
thật sự hoàn chỉnh trong mọi mặt. Những năm gần đây, do ảnh hưởng chung của
tình hình lạm phát toàn cầu khiến giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đầu ra
sản phẩm hạn hẹp, các chính sách siết chặt tín dụng của hệ thống ngân hàn g đã
tác động rất lớn đến kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp từ những
nông hộ n hỏ đến cấp l ãnh đạo địa phương. Vì vậy còn khá nhiều tiềm năng phát
triển nông nghiệp chưa được khai thác.
Với đặc thù là tỉnh sản xuất nông nghiệp, Hậu giang có trên 80% dân số
sống ở nông thôn với 20.845 hộ nghèo chiếm 11,5%. Thu nhập bình quân đầu
người còn thấp 762USD/người/năm, thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản. Với vị trí thuận lợi và tiềm nă ng phát
triển nông nghiệp nên người dân có nhu cầu vốn rất lớn để khai thác tiềm năng
sẳn có về đất đai, lao động, tài nguyên tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải
thiện đời sống nên nhu cầu về vốn cũng tăng cao. Nguồn vốn tín dụng đóng vai
trò là đòn bẩy phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo, đổi mới đất nước. Thời gian qua hình thức tín dụng nông thôn đã
được phổ biến vào sản xuất nông hộ và có những đóng góp đáng kể. Tuy nhiên,

cũng còn tồn tại những khó khăn cho ngườ i dân khi tiếp cận và sử dụng nguồn
vốn này. Vì thế làm sao để tín dụng nông thôn đến đúng đối tượng và phát huy
hiệu quả của nó vẫn còn là vấn đề nan giải. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tín
dụng nông thôn thực sự phát huy vai trò đòn bẩy của mình? Do h ạn hẹp về thời
gian và tiềm lực nghiên cứu nên tác giả chọn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
làm địa bàn nghiên cứu. Do Huyện bao gồm 15 đơn vị hành chính, là huyện có

2


dân số và diện tích lớn nhất tỉnh Hậu Giang. Đồng thời bộ mặt nông thôn của
huyện vẫn cò n mang tính thuần nông nên việc nghiên cứu thực tế tín dụng nông
hộ ở huyện là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung nghiên c ứu
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
chính thức của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm ra
những thuận lợi và khó khăn khi nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính
thức. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức cho nông hộ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiê u chung
Tác giả thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang” nhằm hiểu rõ thực trạng tiếp cận tín dụng của các nông hộ để biết đư ợc
những khó khăn, thuận lợi khi nông hộ tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng này.
Từ đó trong khả năng tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận
nguồn vốn tín dụng cho nông hộ để phát triển, mở rộng sản xuất và mở rộng
thêm quy mô.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1 : Phân tích thực trạng vay vốn tín dụng và tình hình sản xuất

nông nghiệp của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2 : Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng chính thức của các nông hộ trên địa bàn.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức cho nông hộ sản xuất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện và nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức của nông hộ tại địa bàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
1.3.2. Thời gian
Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập qua báo cáo của các cơ quan ban
ngành giai đoạn 2010 - 2012.

3


Thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp bằng phỏng vấn bảng câu hỏi cho
các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu năm 2013 .
1.3.3. Phạm vi về nội dung
-

Đề ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn.

-

Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu

-

Mô tả tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ và hệ thống tín dụng ở

huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
của các nông hộ.

-

Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn
vốn tín dụng để phát triển sản xuất của các nông hộ.

1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở
huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
1.4. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giả thuyết cần kiểm định
Không có yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng của nông hộ.
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu
1. Nông hộ của Huyện tiếp cận vốn thông qua các hình thức tín dụng nào là
chủ yếu?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ?
3. Những thuận lợi và khó khăn thường gặp phải khi nông hộ vay vốn tín
dụng chính thức?
4. Giải pháp nào giúp khắc phục những khó khăn khi vay vốn và giúp cho
việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn?
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lĩnh vực nghiên cứu về tín dụng của nông hộ đã thu hút đư ợc khá nhiều tác
giả thực hiện, và cho đến nay đã có khá nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực này.
Phần lớn các nghiên cứu tập chung vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ, cũng có một số bài nghiên cứu về
hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ. Nhìn chung, các bài nghiên cứu của các tác
giả điều có nét tương đồng như sự tương đồng về các biến được đưa vào mô

4


hình (tuổi chủ hộ, giới tính, trình độ học vấn, ...). Tùy vào không gian nghiên cứu
mà các tác giả đưa những biến phù hợp vào mô hình nghiên cứu của mình. Sau
đây là một số bài nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu ‘‘Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ ở ĐBSCl” của Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (Đại
Học Cần Thơ, 2006) tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy
Heckmam để xác định các nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như độ tuổi,
địa vị xã hội, tài sản đảm bảo và vay phi chính thức có ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng xác định được
các yếu tố như mục đích vay vốn của nông hộ, tài sản đảm bảo, diện tích đấ t sản
xuất và trình độ học vấn có ảnh hưởng tới lượng vốn vay của nông hộ.
Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008) nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tỉnh Kiên Giang ”. Để ước
lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ, nghiên
cứu này sử dụng mô hình Probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: tuổi chủ hộ, số
thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, diện tích đất của chủ hộ, khả năng đi
vay từ thị trường không chính thức, thu nhập, tổng tài sản .

Nghiên cứu khoa học “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận ” được thực

hiện bởi tác giả Phan Đình Khôi (2012). Tác giả sử dụng mô hình Probit và Tobit
để phân tích đã chỉ ra rằng các yếu tố như làm việc hành chính ở địa phương,
thành viên tổ vay vốn và hộ có sổ nghèo thì dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức
hơn; đối với tín dụng không chính thức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sở hữu đất
đai, mục đích cho vay không chính thức, thời hạn cho vay không chính thức.
Luận văn thạc sĩ của Lê Xuân Thắng (2010) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh Vĩnh
Long”. Tác giả sử dụng mô hình Probit và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay đối với nguồn tín dụng chính thức

5


của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu và kết quả là các biến vị trí xã hội của hộ,
trình độ học vấn, dân tộc, thu nhập bình quân của nông hộ, diện tích đất đều có
ảnh hưởng đến lượng vốn vay và khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh
Vĩnh Long.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Ánh (2012) nghiên cứu “Phân tích
khả năng tiếp cận vốn tín dụng củ a hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu ”. Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Probit để xá định các nhân tố ảnh
hưởng đến khả nă ng vay vốn của hộ nuôi tôm và mô hình Tobit để xác định nhân
tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả
năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
vị trí xã hội của chủ hộ, diện tích đất nuôi tôm, chi tiêu của hộ, số lần giao dịch
vay vốn. Đồng thời lượng tiền vay phụ thuộc vào vị trí xã hội, diện tích đất, trình
độ học vấn và số tổ chức tín dụng tại địa phương.
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang”
được thực hiện bởi Nguyễn Phương Khanh (2010). Bằng việc s ử dụng mô hình
hồi qui Probit, tác giả kết luận khả năng tiếp cận tín dụng chính thức chịu ảnh

hưởng của giá trị tài sản của hộ, thu nhập và giới tính của chủ hộ, lượng vốn vay
từ nguồn tín dụng chính thức phụ thuộc vào giới tính, dân tộc và tuổi của chủ h ộ.
Phạm Văn Trí (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”. Trong đề tài
này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi qui bằng mô hình kinh tế
lượng Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của nông hộ, kết quả phân tích cho thấy có 3 biến tác động mạnh đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ là biến bằng khoán đỏ, sổ hộ
nghèo và tham gia tổ vay vốn.
Luận văn tốt nghiệ p của Nguyễn Hoài Nhớ (2012) “Phân tích khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi qui bằng
mô hình Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy có 6 biến tác động mạnh đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ là biến khoảng cách đến tổ

6


chức tín dụng gần nhất , diện tích đất, thu nhập của chủ hộ, quen biết của chủ hộ,
chủ hộ vừa làm cán bộ vừa làm nghề nông và yếu tố vay phi chính thức.
Tóm lại, mặc dù mỗi nghiên cứu nêu trên được thực hiện ở từng địa bàn và
từng thời điểm khác nhau với những mục tiêu nghiên cứu khác biệt, do đó cách
lựa chọn biến độc lập của các tác giả cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng
nhìn chung kết quả mang lại có nhiều điểm tương đồng nhau trong chủ đề tiếp
cận vốn tín dụng chính thức với đối tượng nghiên cứu là nông hộ .

7



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯ ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm nông hộ (hộ nông dân)
Về hộ nông dân, tác giả Ellis (1988) định nghĩa: Hộ nông dân là các hộ gia
đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống
kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao .
Nhà nông học Nga - Traianốp cho rằng Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất
ổn định và ông coi Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển
nông nghiệp. Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách
nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển .
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khá nhiều cách diễn đạt khái niệm hộ nông
dân khác nhau, tổng hợp những quan điểm đó tác giả cho rằng:
Nông hộ (hộ sản xuất nông nghiệp) là những hộ chuyên sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng h ợp và một số hoạt động khác
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp), có tính chất tự sản xuất do
cá nhân làm chủ hộ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công,
tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng.
2.1.2. Khái niệm kinh tế nông hộ
Theo Alexander Tchayanov, nhà nông học người nga vào những nâm 20:
“kinh tế nông hộ” được hiểu là một hình thức tổ chức kin h tế nông nghiệp chủ
yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của
hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công lao động đối với
mỗi thành viên của nó. Về mặt kinh tế, do đặc điểm tự cung tự cấp và những hạn
chế của sức sản xuất gia đình( chủ yếu là lao động cơ bắp). Kinh tế nông hộ về
cơ bản, nhằm cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình
không nhằm vào hạch toán lợi nhuận như trường hợp của xí nghiệp tư bản.

Nước ta với đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp nên số lượng các nông hộ
là rất đông. Kinh tế nông hộ là một loại hình sản xuất tồn tại và phát triển lâu dài,

8


có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, có vai trò quan trọng cơ cấu kinh tế quốc gia.
Các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất này rất đa dạng, chất lượng ngày
càng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang về một lượng
ngoại tệ lớn cho quốc gia
2.1.2.1. Bản chất của kinh tế nông hộ
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên t rong nông hộ
làm vệc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình.
Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp, tự túc
hoặc coa sản xuất hàng hóa với nâng suất thấp nhưng có vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta
nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau:
 Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
 Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất.
 Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nước,
được chọn quyền sử dụng phần còn lại. nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông
dân có thể đưa ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
2.1.2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế nông hộ và các thành phần kinh tế
khác
Kinh tế nông hộ là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
nói chung, ở nước ta hiện nay dân số và lao động sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ
trọng cao. Số lượng hộ gia đình ở nông thôn n ói chung cũng như số hộ nông dân
không ngừng tăng lên. Kinh tế nông hộ có những đặc điểm khác với thành phần
kinh tế khác như: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên
trong nông hộ thống nhất với nhâu về hành động, đều làm việc hết s ức mình để

có thu nhập cao hơn cho gia đình. Sự phân công lao động trong nông hộ có ưu
điểm mà các thành phần khác không thể có được đó là tính tự nguyện, tự giác
cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động. trong quá trình
quản lí phân phối sản phẩm được xử lí nhanh, kịp thời, các quyết định điều hành
được đúng đắn.
Tóm lại kinh tế nông hộ được phát triển với tư cách là những đơn vị tự chủ,
trong quá trình đổi mới đã có nhiều đóng góp to lớn vào nền sản xuất nước ta, tạo
ra sự tăng trưởng liên tục về lương thực và các ngành sản xuất nông nghiệp. Kinh

9


tế hộ ở nông thôn là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã hội, tồn tại và
phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.3. Khái niệm và phân loại nguồn vốn trong nông nghiệp
2.1.3.1 Khái niệm nguồn vốn trong nông nghiệp
Theo Kay và Edwards (Đại Học Texas và Iowa, Hoa Kỳ) thì nguồn vốn
trong nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu t ố nguồn lực
trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng mua hoặc thuê ruộng đất, máy
móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư ( phân bón, nông dược, thức ăn gia súc).
Như vậy, nguồn vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn
sau:
- Vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp là vốn tự có, do nông dân
tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tài và sản xuất mở rộng.
- Vốn đầu tư của ngân sách: Là vốn đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn ngân
sách nhà nước.
- Vốn tín dụng nông thôn: Là vốn đầu tư cho nông nghiệp của nông hộ,
trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vay từ hệ thống định chế tài chính
nông thôn thuộc khu vực chính thức, bán và không chính thức.

2.1.3.2 Phân loại
Nguồn vốn trong nông nghiệp cũng phân thành vốn cố định và vốn lưu
động.
- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng giá trị đầu tư vào tài sản cố định (máy
móc nông nghiệp, nhà kho, gia súc làm việc, vườn cây lâu năm ,...).
- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động
(phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu ,...).
2.1.4. Khái niệm và vai trò của tín dụng
2.1.4.1. Khái niệm tín dụng và tiếp cận tín dụng
Tín dụng
Nếu hiểu một cách đơn giản thì tín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một
lượng giá tr ị nhất định (hiện vật hay tiền tệ) trong một thời gian nhất định từ
người sở hữu sang người sử dụng, khi đến hạn thì người sử dụng hoàn trả cho
người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn và khoản dư ra đó được gọi là giá cả tín

10


dụng hay lợi tức tín dụng. Nếu mở rộng ra thì có thể thấy rõ là quan hệ tín dụng
sẽ bao gồm cả hai nội dung huy động vốn và cho vay vốn.
Tiếp cận tín dụng
Một hộ gia đình có thể tiếp cận được một nguồn tín dụng cụ thể nào đó
nghĩa là họ có thể vay mượn được tiền từ các tổ chức tín dụng đó (Diagne và
Zeller, 2001).
Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà hộ gia đình có thể vay mượn được từ
các nguồn tín dụng (Diagne và Zeller, 2001).
2.1.4.2. Bản chất của tín dụng
Quá trình thực hiện quan hệ tín dụng cho thấy rằng :
Không làm thay đổi quyền sở hữu số lượng tiền cho vay mà chỉ chuyển

giao quyền sử dụng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
Phải có thời hạn hoàn trả và phải được hoàn trả theo đúng thời hạn đã được
thỏa thuận theo hợp đồng tín dụng.
Giá trị sử dụng được bảo t ồn và được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
2.1.4.3. Chức năng và vai trò của tín dụng
Một là, tín dụng giúp tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trong xã hội, cụ
thể là sự thừa vốn tạm thời và nhu cầu cần vốn của những người khác đã làm
phát sinh mối quan hệ này, giúp điều hòa khơi thông nguồn vốn giữa các thành
phần kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu và thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả nên
kích thích việc tập trung vốn và thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Hai là, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn tr ong phạm vi toàn xã hội nhờ
vào việc thực hiện thanh toán qua Ngân hàng như mở tài khoản thanh toán hay
sử dụng các công cụ lưu thông tín dụng khác đã giúp hạn chế lượng tiền mặt giao
dịch, giải quyết nhanh các mối quan hệ kinh tế và tiết kiệm các chi phí có liên
quan. Từ đó đã góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất,
tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống dân cư.
Bên cạnh đó, khi muốn được đáp ứng nhu cầu vay vốn thì người vay phải
cung cấp đầy đủ các thông tin để minh chứng cho năn g lực trả nợ, khả năng tài
chính, phương án kinh doanh sắp tới, đồng thời trước, trong và sau khi cho vay
cán bộ Ngân hàng đều phải tiến hành xem xét thận trọng, thẩm định khách quan.

11


Chính điều đó giúp cho tín dụng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế của
khách hàng để có biện pháp kịp thời, hữu hiệu.
2.1.5. Vai trò của đầu tư tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
2.1.4.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Từ bao đời nay sản xuất nông nghiệp luôn là lĩnh vực sản xuất vật chất
cung cấp cho xã hội những sả n phẩm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta

hãy cùng nhìn nhận rằng đây là ngành lệ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu
nên đôi lúc kết quả do nó mang lại không được chắc chắn như những ngành khác
đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp không co giãn bởi vì con người không thể
tiêu thụ nó nhiều hơn mức cho phép. Giá cả nông sản lại bấp bênh tùy theo cung
cầu về sản phẩm đó trên thị trường, từ sức ép của giá cả thị trường thế giới, điều
đó chưa kể hoạt động của những người đầu cơ tích trữ tạo nên một sự thiếu hụt
giả tạo, gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng.
Đã nhiều năm trôi qua, bà con nông dân từng bước áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng giống. Thế nhưng họ đã
vội quên một điều l à nó có quy luật phát triển riêng mà chúng ta không thể một
sớm một chiều có thể thay đổi được. Nếu con người cứ tác động theo quán tính
một cách mạnh mẽ thì hậu quả thật khó lường.
Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 76% dân số sống bằng nghề nông
nhưng việc quy hoạch thành từng vùng chuyên canh thì không dễ dàng. Sản xuất
nhỏ lẻ, phân tán như vậy rất phức tạp, khó theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời các
tình huống xảy ra như sâu rầy, lũ lụt,… Ngay cả việc bảo quản sản phẩm thu
hoạch cũng gặp nhiều trở ngại như công cụ sơ chế, kho tàng, bến bãi,… Vì vậy
mà chi phí này tăng lên cao và làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất.
2.1.5.2. Khái niệm hộ sản xuất nông nghiệp và tín dụng hộ sản xuất
nông nghiệp
Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ nông dân chuyên sản xuất c ây trong lĩnh vực
trồng trọt và chăn nuôi.
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là loại hình tín dụng mà các tổ chức tín
dụng cung cấp vốn cho khách hàng là những hộ sản xuất nông nghiệp để hoạt

12


động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi) the o đúng mục

đích đã kí kết và hoàn trả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn.
2.1.5.3. Vai trò và mục đích cho vay hộ sản xuất nông nghiệp
Tín dụng nông nghiệp luôn giữ vai trò then chốt trong công cuộc phát triển
nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức tà i chính trung gian là kênh thu hút vốn và
tài trợ vốn giúp đỡ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật,… Để
huy động được nguồn lực, Ngân hàng không thể dựa dẫm hoàn toàn ở bà con
nông dân mà phải tìm kiếm ở các ngành sản xuất khác. Qua đó ta th ấy được sự
kết hợp chặt chẽ giữa các ngành để hỗ trợ, tạo điều kiện cùng nhau phát triển.
Khi sản xuất nông nghiệp đạt đến một trình độ nhất định của sản xuất hàng hóa
thì nó lại trở thành mục tiêu cũng như điều kiện của tín dụng, nghĩa là nhờ sản
xuất hàn g hóa mà tín dụng được thu hồi nhanh chóng và khả năng thu hồi tín
dụng hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng tiêu thụ hàng hóa.
Trong việc sản xuất kinh doanh, điều luôn được quan tâm đó là hiệu quả
kinh tế. Muốn vậy, tín dụng hộ nông dân phải kịp thời vụ, gắn liền với chu kỳ
sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Nhiều nhà nghiên cứu đã từng khẳng định: ngân
hàng nên cung cấp cho khách hàng quyền sử dụng vốn và vốn kiến thức nhất
định trong việc sản xuất của khách hàng vì hiệu quả của họ chính là hiệu quả của
ngân hàng.
Tín dụng hộ nông dân phải tạo điều kiện cho nông dân đi vào thời kỳ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các hình thức chuyên môn hóa sản xuất các loại
hàng hóa có giá trị cao trong và ngoài nước, đồng thời giúp cho bà con kiến tạo
một cơ sở vật chất kỹ thu ật công nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai dịch
bệnh, đưa sản xuất dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
2.1.6. Tín dụng phi chính thức
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp tín dụng, các định chế tài
chính chính thức không thể đáp ứn g mọi nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tạo
nên một thị trường khác cho các dịch vụ tài chính không chính thức ở nông thôn.
Dịch vụ tài chính không chính thức chiếm ưu thế trong thị trường tài chính nông
thôn với các dịch vụ rất đa dạng : cho vay bằng tiền, bằng hiện vật và các khoản
vay nóng. Đặc điểm của dịch vụ không chính thức là cung cấp kịp thời các khoản

vay trong trường hợp khẩn cấp, thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp,

13


×