Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với NGƯỜI NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN kế SÁCH TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.93 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KẾ SÁCH
TỈNH SÓC TRĂNG
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

THS. ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

NGUYỄN THỊ MAI THÙY
MSSV: 4093732
Lớp: Kinh tế học K35

CẦN THƠ
2012


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

LỜI CẢM TẠ
___________________________________________________
Trong suốt quá trình học tập tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường


Đại học Cần Thơ, em đã nhận được sự quan tâm và chỉ dạy hết sức tận tình của
quý thầy cô. Quý thầy cô đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức chuyên môn
cũng như những kinh nghiệm sống quý báu. Những gì học được sẽ là hành trang
kiến thức bổ ích và cần thiết giúp em vững vàng, tự tin hơn trong học tập cũng
như trong công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, đặc biệt là cô Đoàn Thị Cẩm Vân đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị cán bộ phòng tín
dụng nói riêng và anh chị cán bộ nhân viên của Ngân hà ng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Kế Sách nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tốt
nhất, chăm lo, động viên em trong suốt thời gian học tập và trưởng thành; xin
chân thành cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ về mặt tinh
thần trong quá trình học tập.
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, đến nay em đã hoàn thành xong luận văn tốt
nghiệp của mình, do kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và quý cơ
quan để em chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức và để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Ban giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng và phát triển nông
thôn huyện Kế Sách dồi dào sức khỏe và th ành công trong công việc.

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

i



Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Ngày

tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ MAI THÙY

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

ii


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

LỜI CAM ĐOAN
_______________________________________________
Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số l iệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THỊ MAI THÙY

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

iii


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng
LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QU AN THỰC TẬP
_________________________________________________________
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Ngày...........Tháng...........Năm............
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

iv


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_________________________________________________________
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

Ngày...........Tháng...........Năm............
Giáo viên hướng dẫn

Th.s ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

v


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Chương 1…………………………………………………………………………1
GIỚI THIỆU……………………………………………………………………..1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu…………………………………………………....1
1.1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn............................................. ..............2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................4
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................ .........................................................4
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu.................................4
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định..............................................................4
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................5

1.4.1. Phạm vi về không gian.....................................................................5
1.4.2. Phạm vi về thời gian.........................................................................5
1.4.3. Đôi tượng nghiên cứu.......................................................................5
1.4.4. Đối tượng thụ hưởng............................ ............................................5
1.4.5. Lược khảo tài liệu.............................................................................5
Chương 2................................................................................................................8
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................8
2.1 Phương pháp luận.......................................................................................8
2.1.1 Khái quát về tín dụng..........................................................................8
2.1.2 Khái niệm hộ gia đình........................................................................8
2.1.3 Khái niệm nghèo.................................................................................9
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng...............13
2.1.5 Các biến được chọn và lý do chọn biến..............................................9
2.1.6 Mô hình nghiên cứu............................................................................8
2.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................14
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu....................................................................14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................14
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu..........................................................15
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

vi


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Chương 3..............................................................................................................19
KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH HUYỆN KẾ SÁCH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HUYỆN KẾ SÁCH.....................................................................................19
3.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế

Sách.......................................................................................................................19
3.1.1 Vài nét về ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam..........................19
3.1.2 Đặc điểm của ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam... .................19
3.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam...19
3.1.4 Đối tượng phục vụ của ngân hàng Chính sách xã hội việt Nam......20
3.1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH huyện Kế Sách......24
3.1.6 Sơ đồ và cơ cấ u tổ chức của NHCSXH huyện Kế Sách...................25
3.1.7 Hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế Sách..........26
3.1.8 Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Kế Sách từ năm 2009 đến 6/2012......................... ................................................27
Chương 4………………………………………………………………………..37
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LUONGJ VỐN VAY CỦA
NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN KẾ SÁCH..........................................................38
4.1 Đặc điểm mẫ u nghiên cứu.........................................................................38
4.1.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra.........................38
4.1.2 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất............................... .41
4.1.3 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay...............................41
4.1.4 Nguồn thông tin tiếp cận vốn vay từ NHCSXH huyện Kế
Sách.......................................................................................................................42
4.1.5 Nguồn vốn trả nợ ngân hàng............................................................42
4.1.6 Tình hình thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm trước và sau khi vay vốn.....43
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và sử dụ ng vốn vay
của người nghèo tại huyện Kế Sách.....................................................................44
4.2.1 Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi quy thu được.............44
4.2.4 Nhận xét các biến nghiên cứu
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

vii



Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

4.3 Khó khăn của người nghèo khi tiếp cận vốn vay và sử dụng vốn vay
Chương 5..............................................................................................................48
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI NG HÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
NHCSXH KẾ SÁCH............................................................................................48
5.1 Những tồn tại và nguyên nhân..................................................................48
5.1.1 Tồn tại.............................................................................................. 48
5.1.2 Nguyên nhân.....................................................................................48
5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín d ụng của ngân hàng chính
sách xã hội huyện Kế Sách và việc đi vay của người nghèo................................50
5.1.1 Giải pháp về tình hình nguồn vốn.......................................................50
5.1.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn..........................................51
5.1.3 Biện pháp hạn chế rủi ro.....................................................................52
Chương 6..............................................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................55
6.1 Kết luận.....................................................................................................55
6.2 Kiến nghị..................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................57
PHỤ LỤC.............................................................................................................58

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

viii


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình………...13
Bảng 2: Những điểm khác biệt giữa NHTM và NHCSXH..................................... 24
Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Kế Sách giai đoạn
(2009 - 2011)......................................................................................................... 27
Bảng 4: Kết quả hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Kế Sách giai đoạn
(6/2011 – 6/2012)................................................................................................... 28
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Kế Sách (2009 – 2011).......29
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Kế Sách (6/2011 – 6/2012)..31
Bảng 7: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của NHCSXH huyện Kế
Sách giai đoạn (2009 – 2011)................................................................................32
Bảng 8: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của NHCSXH huyện Kế
Sách giai đoạn (6/2011 –6/ 2012).........................................................................34
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCSXH
huyện Kế Sách trong giai đoạn (2009-2011).......................................................35
Bảng 10: Diện tích đất trung bình/hộ....................................................... .......... 38
Bảng 11: Một số chỉ tiêu thống kê từ số liệu điều tra ...........................................39
Bảng 12: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ................................................39
Bảng 13: Thị phần vay vốn của các tổ chức ở địa bàn điều tra........................40
Bảng 14: Tình hình vay vốn,, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình.........41
Bảng 15: Mục đích xin vay...................................................................................41
Bảng 16: Nguồn thông ti n vay.............................................................................42
Bảng 17: Nguồn tiền trả nợ..................................................................................43
Bảng 18: Thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn....... .....................................43
Bảng 19: Kết quả phương trình hồi quy thu được.......................................................44

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

ix



Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1 : Khó khăn khi tiếp cận vốn vay.........................................................46

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

x


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾ T TẮT

NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội
NHTM: Ngân hàng thương mại
HĐQT: Hội đồng quản trị
CV: Cho vay
CP: Chính phủ
QĐ: Quyết định
TTg: Thủ tướng
CTXH: Chính trị - xã hội
TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn
HSSV: Học sinh sinh viên
UBND: Ủy ban nhân dân
CVHN: Cho vay hộ nghèo

CV GQVL: Cho vay giải quyết việc làm
CV XKLĐ: Cho vay xuất khẩu lao động
CV Mua nhà ở theo QĐ167: Cho vay mua nhà trả chậm
CV HSSV: Cho vay học sinh – sinh viên
CV Hộ SX VKK: Cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn
CV NS - VSMT: Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường.
CV Hộ DTTS VKK: Cho vay hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn
CV Dân tộc ĐBSCL: Cho vay dân tộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
CV Thương nhân TM: Cho vay thương nhân thương mại

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

xi


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới, là thành viên thứ 150 của WTO, mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ
hội lớn để phát triển đồng thời đặt nền kinh tế trước những thách thức mới. Ngày
nay, kinh tế ngày càng ổn định và phát triển, muốn đầu tư thì phải có vốn. Xã hội
tiến bộ, đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm giàu của con
người cũng tăng theo, do đó nhu cầu vốn tăng lên. Vì b ất cứ ngành nghề kinh
doanh nào cũng đều cần đến vốn.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo đói, nhất là ở các

vùng sâu vùng xa. Các đối tượng này rất khó tiếp cận với vốn tín dụng tại ngân
hàng thương mại vì họ không có điều kiện về tài sả n để đảm bảo nợ vay, chưa
quen với vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh là
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới khó khăn, đói nghèo trong
người dân, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàn g là
một kênh không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phục vụ mục tiêu an sinh
xã hội. Với lý do đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam được
thành lập theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính Phủ và Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm
tạo ra một kênh hỗ trợ vốn cho công tác xóa đói giảm nghèo cho các đối tượng
người nghèo và các đối tượng chính sách. Sự ra đời của NHCSXH là nhằm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy độn g để cho người
nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo
việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích
lợi nhuận và được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
Tín dụng cho người nghèo là một trong những chính sách quan trọng đối
với người nghèo trong chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là
một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế đang tro ng giai đoạn phát
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

1


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

triển nên mục tiêu xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta xem là mục
tiêu hàng đầu cần đạt được. Việc tiếp nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ hệ thống
ngân hàng chính sách có ý nghĩa to lớn đối với những hộ nghèo đang cần vốn để

sản xuất kinh doanh, thay vì phải chấp nhận những nguồn vốn vay đắt đỏ từ
những ngân hàng thương mại, khó khăn trong những điều kiện về tín dụng, từ khi
ngân hàng chính sách xã hội ra đời, người dân có thể được tiếp cận, với một
nguồn vốn rẻ hơn, những điều kiện ch o vay dễ dàng hơn, góp phần giải quyết
nhu cầu về vốn cho người nghèo.
Phòng giao dịch Kế Sách được thành lập hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm
nghèo và thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội nơi đây. Kế Sách là một huyện
thuộc tỉnh Sóc Trăng có hệ sinh t hái, khí hậu, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển các ngành như nông nghiệp, công nghiệp,…Để khai thác
có hiệu quả tiềm năng đó đòi hỏi phải có đủ điều kiện. Bên cạnh đó, Kế Sách có
tỷ lệ người nghèo rất cao, số người không có việc làm còn nhiều. Chính điều đó
cho thấy vai trò của ngân hàng chính sách xã hội rất quan trọng, đặc biệt là ngân
hàng chính sách xã hội huyện Kế Sách. Nhờ có hoạt động tín dụng, nhiều người
nghèo đã tiếp cận với nguồn vốn, cải thiện kinh tế gia đình, đời sốn g được nâng
cao. Tín dụng đã tác động nhiều đến người cả về kinh tế và xã hội. Hiểu rõ tác
động đó như thế nào là vấn đề cần thiết để nâng cao khả năng đi vay của người
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Điều này đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Đánh giá hoạt động của tín
dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế Sách đối
với người nghèo” với mục đích tìm ra một số biện pháp giúp người nghèo của
huyện tiếp cận và sử dụng được nguồn vốn từ ngân hàng và góp phần phát triển
kinh tế địa phương, thực hiện xóa đói giảm nghèo.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Những năm gần đây, huyện Kế Sách đã và đang cố gắng phát triển kinh tế
với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tập trung thay đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao tích luỹ kinh tế. Với vai trò và chức
năng, nhiệm vụ của mình NHCSXH huyện Kế Sách là bạn đồng hành của người
dân, là người tài trợ đắt lực cho đối tượng học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân


2


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

khăn có cơ hội học tập và làm việc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
toàn huyện. Tuy nhiên, thu nhập của người dân vẫn còn thấp. Vấn đề này làm
cho hoạt động tín dụng đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Trước tình hình đó,
vấn đề hỗ trợ vốn và sử dụng vốn cho đối tượng chính sách là một vấn đề thiết
yếu cần phải được giải quyết và có biện pháp khắc phục.
Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thực sự là nhân tố quyết
định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và trở thành người bạn thân thiết của
người dân. Điều đó được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho người nghèo, học
sinh-sinh viên và các đối tượng chính sách khác để đẩy mạnh sản xuất, tái sản
xuất nâng cao đời sống và tạo điều kiện học tập tốt hơn cũng như giải quyết việc
làm cho một lượng lớn lao động nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Tuy nhiê n
nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao, nên NHCSXH nói chung và
NHCSXH huyện Kế Sách nói riêng đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hết sức quan
trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả cho vay tạo mọi điều kiện cho người dân
vươn lên thoát nghèo, học sinh- sinh viên có cơ hội học tập góp phần phát triển
kinh tế toàn huyện.
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Nền tảng nghiên cứu của đề tài này xuất phát từ những nghiên cứu trước
đây là lịch sử hình thành tín dụng, quá trình hình thành và phát triển các hình thái
tín dụng. Lý thuyết nền tảng được nghiên cứu là lý thuyết về tài chính – tiền tệ
với những nội dung có liên quan đến tín dụng.
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng là
một huyện vùng sâu, đa phần người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có

nhu cầu vay vốn để đầu tư và trang trải chi phí trong cuộc sống. Dựa vào đối
tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để tiến hành nghiên cứu, đánh
giá sự tác động của tín dụng đối với hộ nghèo cũng như khả năng tiếp cận nguồn
vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kế Sách, cụ thể là ở xã An Mỹ và An
Lạc Tây. Thông qua đó xác định được các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín
dụng và lượng vốn vay từ ngân hàng Chính sách xã hội ; đánh giá thực trạng thị
trường tín dụng tại địa phương.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

3


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động của tín dụng đối với người nghèo và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối
với người nghèo tại huyện Kế Sách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại PGD
NHCSXH huyện Kế Sách giai đoạn 2009 - 6/2012 để thấy được thực trạng, khả
năng và hướng hoạt động của ngân hàng đối với người nghèo;
2) Phân tích yếu tố ảnh hưởng lượng v ốn vay của người nghèo là khách
hàng của PGD NHCSXH huyện Kế Sách;
3) Tìm hiểu những khó khăn của người nghèo ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận và sử dụng vốn vay.
4) Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn
của người nghèo từ PGD NHCSXH tại huyện Kế Sách.

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Có sự ảnh hưởng của các nhân tố địa vị xã hội của chủ hộ, giới tính, có
tham gia tổ chức kinh tế - xã hội của chủ hộ, thu nhập, chi tiêu , tiết kiệm trước
khi vay vốn của người vay đến lượng vốn vay của người nghèo đi vay;
- Người nghèo đi vay sử dụng lượng vốn vay có hiệu quả;
- Lượng vốn vay đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trong huyện Kế Sách;
- Người nghèo trong huyện Kế Sách sử dụng vốn vay đúng mục đích như
trong hồ sơ vay vốn của ngân hàng.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố địa vị xã hội của chủ hộ, giới tính, có tham gia tổ chức kinh tế
- xã hội của chủ hộ, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm trước khi vay vốn của người vay
có ảnh hưởng như thế nào đến lượng vốn vay của người nghèo đi vay ?
- Hiệu quả sử dụng lượng vốn vay của người nghèo như thế nào?
- Người nghèo tại huyện Kế Sách có sử dụng vốn đúng mục đích như trong
hồ sơ tín dụng vay vốn hay không?
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

4


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

- Lượng vốn vay có đáp ứng nhu cầu vay của người nghèo hay không?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội, xã
An Mỹ và xã An Lạc Tây tại huyện Kế Sách.
1.4.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài được thực hiện trong th ời gian thực tập từ 27/08/2012 - 05/11/2012.
Số liệu trong đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp.
Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2009 – 6/2012 tại PGD NHCSXH huyện Kế
Sách;
Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian thực tập từ việc phỏng vấn 80
hộ nghèo .
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã
hội huyện Kế Sách đối với người nghèo vay vốn từ năm 2009 đến 6/2012.
1.4.4 Đối tượng thụ hưởng
- Hộ sản xuất nói chung và hộ nghèo nói riêng;
- Hệ thống n gân hàng ngày càng hoàn thiện hơn những điều kiện cho vay
và giúp nông hộ ngày càng tiếp cận dễ dàng nguồn vốn cho vay của ngân hàng;
- Các đoàn thể, chính quyền địa phương;
- Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
1.5 Lược khảo tài liệu
- Đề t ài của Đỗ Văn Khúc (2008): “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở
huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ”.
Nội dung của đề tài: Tìm nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận các nguồn
tín dụng chính thức của nông hộ và xác định các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sử
dụng nguồn vốn vay đó. Từ đó đề ra giải pháp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động
và phục vụ của các tổ chức cho vay đối với nông hộ và việc sử dụng vốn nhằm
góp phần tăng thu nhập của hộ cũng như phát triển kinh tế, đời sống địa phương.

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

5



Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Đề tài sử dụng phương pháp chính là thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ
nghèo về các vấn đề liên quan đến việc vay vốn tín dụng và tình hình sử dụng
vốn của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Sử dụng hồ i qui với mô
hình kinh tế lượng, cụ thể là mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và mô hình Tobit để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến
độc lập và b iến phụ thuộc.
Kết quả: Có 2 nhân tố tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó
là giới tính của chủ hộ là nam giới và hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất; có 2 biến
tác động tốt đến lượng vốn mà hộ vay được đó là chi tiêu trung bình của hộ và hộ
vay vốn có mục đích phục vụ cho sản xuất.
Kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu

Tài sản

+

-

Thu nhập

-

+


Chi tiêu

+

+

Tổng diện tích đất

+

-

Giới tính chủ hộ

+

+

Tiểu học

-

-

Có bằng đỏ

-

+


Phụ thuộc

-

-

Biến

- Đề tài của Lê Thị Thúy An (2010): “ Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ”
Nội dung của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về nhu cầu vay vốn và
đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ
sản xuất lúa và đ ồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của nông dân.
Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài: Bằng cách phỏng vấn trực
tiếp chủ hộ để tìm hiểu về hoạt động vay vốn. Sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để đánh giá thực trạng hoạt động tiếp cận vốn và sử dụng vốn vay của hộ sản
xuất lúa. Sử dụng mô hình Probit và Tobit để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

6


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

và xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Cỡ mẫu 50 quan
sát.
Kết quả: Hộ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa đều có nhu cầu sử
dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng; diện tích đất, tuổi của chủ hộ và tỷ lệ người

phụ thuộc có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ; biến tổng tài sản,
thu nhập và chi tiêu của nông hộ ảnh hưởng đến nguồn vốn vay.
Cuộc khảo sát của Nathan Okurut (2006) về những nhân tố ảnh hưởng đến
tiếp cận tín dụng đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi trong thị
trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình đa thúc
Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng người nghèo và người da
màu ở Nam Phi có hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này. Ở phạm
vi quốc gia, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và
mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu
trên đầu người và chủng tộc. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ
đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.
Từ nghiên cứu trên thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn vay và
hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ, đề tài này nghiên cứu sự tác động của tín dụng
đối với người nghèo tại huyện Kế Sách, phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu
vay vốn của hộ, kiểm tra mối quan hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay tại địa bàn khảo sát. Đồng thời tìm hiểu những khó
khăn của người nghèo khi tiếp cận và sử dụng vốn vay. Điểm mới của đề tài so
với các đề tài trước ở chỗ đối tượng nghiên cứu cụ thể là người nghèo.
Kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu

Diện tích

+

+

Tuổi


+

+

Phụ thuộc

-

+

Thu nhập

-

+

Chi tiêu

+

+

Tài sản

+

-

Biến


GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

7


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái quát về tín dụng
a) Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là một quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và
dịch vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là ngân hàng và một bên là các hộ
kinh tế gia đình, hộ kinh doanh. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hoàn thành các quan hệ
vay mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là quá trình chuyển dịch tạm thời quyền sử
dụng vốn, quyền bình đẳng cả hai bên cùng có lợi. Bên cạnh đó những hoạt động
tín dụng ngân hàng phù hợp linh hoạt với tình trạng kinh tế của đất nước, tác
động trực tiếp và rất quan trọng đối với nền kinh tế, đẩy lùi nạn cho vay nặ ng lãi.
b) Chức năng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ;
- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội;
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế.
c) Phân loại
- Theo hình thức: Tín dụng chính thức và phi chính thức.
- Theo kỳ hạn: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
- Theo đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định;
tiền tệ và hàng hóa.

- Theo mục đích sử dụng: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín
dụng tiêu dùng và tín dụng học tập.
- Theo chủ thể: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà
nước và tín dụng quốc tế.
- Theo đối tượng trả nợ: Tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp.
- Theo mức độ tín nhiệm khách hàng: Tín dụng có đảm bảo và tín dụng
không có đảm bảo.
- Theo kỹ thuật cho va y: Tín dụng ứng trước, tín dụng thấu chi, tín dụng trả
góp, tín dụng thuê mướn và tín dụng bằng chữ ký.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

8


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng
2.1.2 Khái niệm hộ gia đình

Giáo sư T.G.Mc Gê (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á thuộc
trường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, nêu rằng: “Ở các nước châu Á hầu
hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không
cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một măm cơm và có
chung một ngân quỹ”.
Ở Việt Nam quan niệm kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá th ể.
Nó là một đơn vị kinh tế độc lập, không thuộc một thành phần kinh tế nào. Nó
nằm trong mối quan hệ bị chi phối bởi kinh tế tập thể.
Ta có thể hiểu kinh tế hộ thông qua khái niệm của “hộ” như sau:
1. Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng hu yết tộc.
2. Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
3. Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.

4. Cùng tiến hành sản xuất chung.
Như vậy có thể thấy kinh tế hộ được hình thành trên cơ sở một nhóm người
có cùng hoặc không cùng huyết thống nhưng có chung nguồn ngân quỹ, và
nguồn ngân quỹ này được sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh để sinh lời và
đem lại thu nhập cho những người trong hộ. Đời sống của hộ gia đình ngày càng
được nâng cao thì xã hội ngày càng tiến bộ, đất nước ngày càng phát triển.
2.1.3 Khái niệm nghèo
Có rất nhiều khái niệm về nghèo, tuy nhiên những khái niệm này hầu như
bao gồm những nội dung gần giống nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:
- Nghèo là sự thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu
cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản bảo đảm tiêu dùng những lúc khó khăn, dễ bị
tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,…
- Theo hội nghị thượng đỉnh, Copenhagen 1995: “ người nghèo là những ai
mà thu nhập thấp hơn 1USD/ngày, số tiền được coi như đủ để mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại”.

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

9


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

- Theo Ủy Ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái bình Dương, 1993: “ Nghèo
đói là một bộ phận tình trạng dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người,…”
- Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân
trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.

- Kể từ năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dươn g của
Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra ba khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau
để mô tả nghèo đói, đó là nghèo thu nhập (poverty of income), nghèo tiếp cận
(poverty of access), và nghèo sức mạnh (poverty of power).
Nhìn chung, nghèo bao gồm ba yếu tố cơ bản:
- Có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư.
- Không thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu cho con người.
- Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
Đề tài áp dụng khái niệm hộ nghèo theo tiêu chí tạ i Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ;
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 50 0.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng
- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất địn h.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

10


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng


- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
- Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác đ ịnh được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
- Nợ xấu: Là khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 quy định tại Điều 6 –
Quyết định số 493/2005/QĐ -NHNH (Sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số
18/2007/QĐ_NHNN) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phân loại nợ.
- Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời
gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
(Vòng)

Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm

Dư nợ bình quân =

2

- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động xác định khả năng đưa vốn huy
động vào nghiệp vụ tín dụng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho
vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ
đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân
hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động
không hiệu quả:
Tổng dư nợ
Dư nợ/Vốn huy động =
(%)


x 100%

Tổng vốn huy động

- Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ
số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
(%)
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

Doanh số cho vay

x 100%

11


Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

- Tỷ lệ nợ xấu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của
ngân hàng này cao và ngược lại :
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
(%)

Tổng dư nợ


x 100%

2.1.5 Các biến được chọn và lý do chọn biến
Dựa vào những nghiên cứu trước đây, đề tài chọn các biến có thể có ảnh
hưởng đến lượng vốn vay. Lượng vốn vay của người nghèo có thể chịu tác động
bởi các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, giới tính, có tham gia tổ chức
kinh tế - xã hội, có địa vị xã hội tại địa phương. Mỗi yếu tố có thể tác động khác
nhau đến lượng vốn vay của người nghèo. Lý do chọn các biến trên để nghiên
cứu được giải thích như sau:
- Tổng thu nhập hằng năm của hộ: Là tổng số tiền mà họ thu được trong
một năm. Biến này bao gồm các khoản thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi, trồng
trọt, làm thuê,… Giả định rằng các hộ có thu nhập cao thì c ó nhu cầu vay vốn tín
dụng ít vì họ nghĩ rằng họ có đủ khả năng chi trả cho tiêu dùng và sản xuất, thêm
vào đó là họ không thích thiếu nợ nên họ xin vay với lượng vốn vay ít hơn so với
những người có thu nhập thấp. NHCSXH cho vay chủ yếu là những hộ nghèo có
thu nhập thấp. Như vậy những người có thu nhập cao sẽ có nhu cầu vay vốn ít và
những người có thu nhập ít sẽ có nhu cầu vay vốn nhiều..
- Tổng chi tiêu hằng năm của hộ: Chi tiêu chính của các hộ chủ yếu là chi
lương thực, thực phẩm, giáo dục, y tế, điện, nước,…Chi tiêu của hộ có ảnh
hưởng rất lớn đến lượng vốn vay. Chi tiêu của hộ tăng lên, họ sẽ có nhu cầu về
vốn cao hơn và sẽ nộp đơn xin vay vốn với những khoản lớn hơn.
- Tổng tiết kiệm hằng năm của hộ: Là số tiền mà hộ nghèo tích lũy được
một năm, hộ dùng số tiền này để chi tiêu cho những trường hợp cấp thiết. Tiết
kiệm càng nhiều thì hộ có thể vay nhiều hơn vì họ có khả năng trả nợ cao hơn.
GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

12



Đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

- Địa vị xã hội là biến giả: Biến này có thể được hiểu là chủ hộ có giữ chức
vụ trong các tổ chức chính quyền đ ịa phương, chẳng hạn như: chủ tịch, trưởng
ấp, chủ tịch hội phụ nữ,…Nhận giá trị “1” nếu chủ hộ có vị trí trong xã hội, nhận
giá trị “0” nếu chủ hộ không có vị trí trong xã hội. Khi họ có địa vị trong xã hội,
thường có nhu cầu về vốn tín dụng cao, vì họ cầ n vốn để sản xuất tạo cho đời
sống kinh tế phát triển và ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của mình với xã
hội. Bên cạnh đó, khi họ có uy tín và trách nhiệm cao thì lượng vốn của các tổ
chức tín dụng cho họ là cao.
- Giới tính của chủ hộ: Biến này là b iến giả với giá trị 1 có nghĩa chủ hộ là
nam giới và giá trị 0 có nghĩa chủ hộ là nữ giới. Thông thường cho thấy phụ nữ
không thích vay tiền từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó, họ thường
thích vay tiền từ nguồn tín dụng phi chính thức.
- Hộ có tham gia tổ chức kinh tế - xã hội trong làng xã: Đây là biến giả,
biến này nhận giá trị 1, có nghĩa là hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội và
ngược lại thì nhận giá trị 0. Thông thường những hộ có tham gia nhiều tổ chức
kinh tế - xã hội sẽ có nhiều quen biết và được nhiều người biết đến, bên cạnh đó,
khi họ tham gia các tổ chức này thì họ có thể có khả năng tiếp cận được nguồn
tín dụng so với những hộ không tham gia tổ chức kinh tế - xã hội. Lý giải vấn đề
này như sau: Hộ tham gia tổ chức kinh tế - xã hội thì hộ có thể vay tiền thông qua
các tổ chức này vì các tổ chức này có thể đại diện cho một nhóm thành viên nào
đó xin vay tiền thông qua uy tín và tiếng tâm của tổ chức trong xã hội.
2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay của người nghèo tại xã An Mỹ và xã An Lạc Tây thuộc
huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là lượng
vốn vay, còn các biến độc lập tác động đến lượng vốn vay bao gồm: t hu nhập, chi
tiêu, tiết kiệm, giới tính, có tham gia tổ chức kinh tế - xã hội, có địa vị xã hội tại

địa phương. Dấu kỳ vọng của các biến giải thích được đưa vào mô hình như sau:

GVHD: Th.s Đoàn Thị Cẩm Vân

13


×