Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH lựa CHỌN nơi làm VIỆC của SINH VIÊN sắp tốt NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH tế TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH
VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. LÊ TRẦN THIÊN Ý

VÕ NGỌC TOÀN
Mã số SV: 4084220
Lớp Kinh tế học 1, K34

Cần Thơ – 5/2012


LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt
cho em nhiều kiến thức quý báu để em có thể thực hiện được luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Trần Thiên Ý đã tận tình hướng dẫn em
hồn thành luận văn này.
Con xin vô cùng biết ơn cha, mẹ và chị đã ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần
rất lớn để con có thể an tâm làm luận văn.


Con xin chân thành cảm ơn dì, dượng hai đã giúp đỡ, tạo điều kiện sinh
hoạt để con có thể làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ mình trong việc thu thập số liệu.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Khoa kinh tế và Quản trị Kinh
doanh đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Cần Thơ, ngày 16 Tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

VÕ NGỌC TOÀN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 16 Tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

VÕ NGỌC TOÀN


NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• Họ và tên người hướng dẫn: LÊ TRẦN THIÊN Ý
• Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
• Tên học viên: Võ Ngọc Tồn

Mã số sinh viên: 4084220


• Chuyên ngành: Kinh tế học
• Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi
làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại
học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Đề tài tương đối phù hợp với chuyên ngành học của sinh viên.
2. Về hình thức:
Trình bày hợp lý, kết cấu chặt chẽ.
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá được thực trạng chọn nơi
làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp, tìm ra được các nhân tố tác động đến
quyết định của sinh viên.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được tác giả trực tiếp thu thập
thông qua phỏng vấn sinh viên.
Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ niên giám thống kê và các trang
Web của các tỉnh ĐBSCL để mô tả thực trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên
cứu.
5. Nội dung và các kết quả đạt được:
-

Phân tích được thực trạng chọn nơi làm việc của sinh viên.

-

Biết ứng dụng các cơng cụ phân tích: hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương
pháp phân tích nhân tố EFA, mơ hình hồi quy nhị phân để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hay không về quê làm việc của sinh
viên…


-

Qua phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã rút ra được những nhân
tố quan trọng tác động đến quyết định của sinh viên. Tác giả đề xuất các giải

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

0

SVTH: Võ Ngọc Toàn


pháp thích hợp nhằm giúp các địa phương thu hút sinh viên tốt nghiệp về quê
hương làm việc.
6. Các nhận xét khác:
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả ln nỗ lực để hồn
thành luận văn một cách tốt nhất.
7. Kết luận:
Đồng ý cho báo cáo tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệ luận văn của Khoa.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 05 năm 2012.
Người nhận xét
(ký và ghi họ tên)

LÊ TRẦN THIÊN Ý

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

1


SVTH: Võ Ngọc Toàn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.............................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Cần Thơ, ngày …….tháng 05 Năm 2012
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian.................................................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 2
1.4.1 Tài liệu nước ngoài .................................................................................... 2
1.4.2 Tài liệu trong nước .................................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 6
2.1.1 Các khái niệm ............................................................................................ 6
2.1.1.1 Các khái niệm về lao động .............................................................. 6
2.1.1.2 Khái niệm chung về việc làm ........................................................... 6
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi làm
việc của người lao động............................................................................... 7
2.1.2.1 Tình cảm quê hương ........................................................................ 7
2.1.2.2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình ............................................................ 8
2.1.2.3 Mức lương bình quân ...................................................................... 8
2.1.2.4 Điều kiện làm việc tại địa phương ................................................... 9
2.1.2.5 Chính sách ưu đãi của địa phương................................................ 10
2.1.2.6 Điều kiện giải trí mua sắm ............................................................ 10
2.1.2.7 Thơng tin thủ tục thống ................................................................ 10
2.1.2.8 Chi phí sinh hoạt ở địa phương ..................................................... 11
2.1.2.9 Môi trường sống ở địa phương ...................................................... 11
2.1.2.10 Điều kiện an sinh xã hội .............................................................. 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 13
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

i


SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 13
2.2.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 14
2.2.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................... 14
2.2.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................. 23
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 25
2.2.2.1 Thông tin thứ cấp ........................................................................... 25
2.2.2.2 Thông tin sơ cấp ............................................................................ 25
2.2.3 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 26
2.2.3.1 Phương Pháp chọn mẫu ................................................................ 26
2.2.3.2 Thiết kế mẫu ................................................................................... 26
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KHOA
KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ...... 27
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................ 27
3.1.1 Đặc điểm về kinh tế ................................................................................. 27
3.1.1.1 Tốc độ phát triển kinh tế ................................................................ 27
3.1.1.2 Cơ cấu kinh tế ................................................................................ 28
3.1.1.3 GDP bình quân đầu người ............................................................ 29
3.1.1.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL ........................ 30
3.1.2 Đặc điểm về Xã hội ................................................................................. 30
3.1.2.1 Dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động ở ĐBSCL .... 30
3.1.2.2 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính và khu vực ..... 31
3.1.2.3 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo trình độ chun mơn .... 31
3.1.2.4 Tỷ lệ lao động đang làm việc ......................................................... 32
3.1.2.5 Số người làm việc phân theo loại hình kinh tế .............................. 33

3.1.3 Các chính sách thu hút nguồn nhân lực ................................................... 33
3.1.3.1 Chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài........................................... 33
3.1.3.2 Chương trình Mêkong 1000........................................................... 34
3.1.3.3 Quy định mức lương tối thiểu vùng ............................................... 34
3.2 VÀI NÉT VỀ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ ........................................................................................... 34
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................... 36
4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

ii

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

4.1.1 Thông tin về sinh viên sắp tốt nghiệp ..................................................... 36
4.1.1.1 Về giới tính, chuyên ngành và xếp loại học tập............................. 36
4.1.1.2 Về Hộ khẩu thường trú và quyết định chọn nơi làm việc của sinh
viên ............................................................................................................. 37
4.1.1.3 Về quyết định chọn làm việc và các mối quan hệ quen biết .......... 39
4.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm của sinh viên và quyết định
chọn nơi làm việc của sinh viên ....................................................................... 40
4.1.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định chọn nơi làm việc của
sinh viên sắp ra trường .............................................................................. 40
4.1.2.2 Mối quan hệ giữa kết quả học tập với quyết định chọn nơi làm việc
của sinh viên .............................................................................................. 40
4.1.2.3 Mối quan hệ giữa ảnh hưởng của người thân với quyết định chọn
nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường .................................................. 41

4.1.3 Nhận định của sinh viên xung quanh vấn đề xin việc ............................. 42
4.1.3.1 Sự chuẩn bị của sinh viên về các kỹ năng ..................................... 42
4.1.3.2 Nhận định của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xin
việc ............................................................................................................. 43
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN ........................................................ 44
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha ................................................................................................................ 44
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc
của sinh viên thơng qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................... 46
4.3.3 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu lần 2 ..................................................... 49
4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC .............................................. 51
4.4.1 Xây dựng mơ hình ................................................................................... 51
4.4.2 Kết quả phân tích Binary Logistic ........................................................... 51
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC
CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP ................................................................ 55
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................................... 55
5.1.1 Một số đặc điểm chính về xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên55
5.1.3 Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến ....................................... 56
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

iii

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT SINH VIÊN SẮP RA
TRƯỜNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG ................................................................. 57

5.2.1 Cần có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với những sinh viên khi về
địa phương làm việc ......................................................................................... 57
5.2.2 Tạo mối liên hệ thường xuyên giữa địa phương với sinh viên ............... 58
5.2.3 Có nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm viêc làm ............ 59
5.2.4 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng của địa phương ....................... 59
Chương 6: KẾT LUẬN ........................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 61
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI .............................................. 63
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ........................................................................... 66
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ............................................................. 71
PHỤC LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ............................ 72
PHỤ LỤC 5: HỒI QUY BINARY LOGISTIC .................................................... 75

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

iv

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng thống kê biến............................................................................... 12
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL............................... 30
Bảng 3.2: Dân số trung bình và dân số trong độ tuổi ........................................... 31
lao động ở ĐBSCL................................................................................................ 31
Bảng 3.3: Dân số trong độ tuổi lao động chia theo giới tính và khu vực thành thị
và nông thôn.......................................................................................................... 31

Bảng 3.4: Số lao động có trình độ chun mơn ở ĐBSCL................................... 32
Bảng 4.1: Quyết định làm việc ở các khối ngành nghề và mối quan hệ quen biết
để xin việc của sinh viên ....................................................................................... 39
Bảng 4.2: Giới tính và quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên ..................... 40
Bảng 4.3: Kết quả học tập với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên ........ 41
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của người thân với quyết định chọn nơi làm việc của sinh
viên........................................................................................................................ 41
Bảng 4.5: Thơng tin về trình độ tin học ................................................................ 43
Bảng 4.6: Nhận định của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xin việc .
............................................................................................................................... 43
Bảng 4.7: Hệ số cronbach’ alpha của các thang đo .............................................. 45
Bảng 4.8: Phương sai giải thích (Total Variance Explained) ............................... 47
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................... 48
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả nhóm nhân tố............................................................ 49
Bảng 4.11: Diễn giải các biến độc lập trong mơ hình .......................................... 51
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy bằng mơ hình Binary Logistic ................. 52
Bảng 5.1: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến.................................... 56

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

v

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

DANH MỤC BIỂU HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề nghị ................................................................. 13

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 15
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1 ................................................... 19
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của ĐBSCL so với cả nước ......................... 27
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của khu vực ĐBSCL .................................................... 28
Hình 3.3: GDP bình quân đầu người của ĐBSL so với cả nước .......................... 29
Hình 3.4: Tỷ lệ lao động đang làm việc của dân số trong độ tuổi lao động so với
tổng dân số khu vực ĐBSCL ................................................................................ 32
Hình 3.5: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động làm việc theo các loại hình kinh tế
............................................................................................................................... 33
Hình 4.1: Cấu giới tính của mẫu nghiên cứu ........................................................ 36
Hình 4.2: Chuyên ngành họcc và kết quả học tậpp của mẫu điều tra ................... 37
Hình 4.3: Hộ khẩu thường trú và tỷ lệ quyết định về quê hương làm viêc của sinh
viên........................................................................................................................ 38
Hình 4.4: Thơng tin về trình độ anh văn ............................................................... 42
Hình 4.5: Mơ hình nghiên cứu chính thức ............................................................ 50
Hình 5.1: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến .................................... 57

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

vi

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐHCT:

Đại học Cần Thơ

EFA:

Phân tích nhân tố

GDP (Gross Domestric Product): Tổng sản phẩm quốc nội
QĐ:

Quyết định

QTKD:

Quản trị kinh doanh

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND:

Ủy ban nhân dân

USD:

Đồng tiền Mỹ


GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

vii

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, kinh tế ĐBSCL có những bước phát triển vượt
bậc, tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong 10 năm qua đạt gần 12%, cơ cấu
kinh tế cũng chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ, các
công ty, doanh nghiệp liên tục được thành lập và mở rộng nhiều thêm. Vì thế nhu
cầu về lao động có trình độ tay nghề cũng ngày tăng cao. Bên cạnh đó, sự khác
biệt giữa các vùng miền trong khu vực ngày càng được thu hẹp, tạo nhiều điều
kiện cho người lao động có thể tìm được việc làm.
Mỗi năm lượng lao động được bổ sung vào nền kinh tế rất là lớn trong đó
đối tượng lao động là sinh viên sắp tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá đông. Những sinh
viên này đều mơ ước sẽ tìm được nơi làm việc tốt, đúng với khả nămg của bản
thân. Nhưng việc quyết định chọn nơi làm việc là một vấn đề khó khăn đối với
nhiều bạn sinh viên, bởi vì quyết định trên bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Theo một
nghiên cứu về việc chọn lựa nơi làm việc của 360 sinh viên sắp tốt nghiệp ngành
Quản trị kinh doanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Trần Văn Mẫn và Trần Kim
Dung năm 2010, nhóm tác giả đã phân tích tám yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn nơi làm việc, kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên này quan tâm
nhiều đến các yếu tố công việc hơn các yếu tố cuộc sống.
Một thực trang hiện nay của các tỉnh ĐBSCL là những sinh viên tốt

nghiệp có xu hướng đi đến những địa phương khác để tìm việc ngày càng tăng
lên. Lý do để những sinh viên này đưa ra những quết định này là do ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như: năng lực của bản thân sinh viên, những điều kiện làm việc
ở các địa phương, các yếu tố thuộc về tình cảm... Để tìm hiểu và làm rõ những
yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên về vấn đề chọn nơi làm
việc, nên em đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường
ĐHCT” làm đề tài luận văn cuối khóa của mình.

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

1

SVTH: Võ Ngọc Tồn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của
sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường ĐHCT. Từ đó đưa ra các
giải pháp để các địa phương thu hút sinh viên trở về làm việc.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa vào mục tiêu chung đề tài sẽ phân tích một số vấn đề như sau:
(1) Phân tích xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp khi tốt
nghiệp thuộc khoa kinh tế trường ĐHCT.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc
của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường ĐHCT.
(3) Đưa ra các giải pháp để các địa phương thu hút sinh viên về tỉnh nhà

làm việc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài được thực hiện từ 13/2/2012 đến 30/4/2012.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên sắp tốt nghiệp thuộc khoa kinh tế trường đại học Cần thơ
1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1 Tài liệu nước ngoài
Nitchapa Morathop (2010), “Ý định làm việc tại quê nhà của một
người: những sinh viên năm cuối đại học Naresuan tỉnh Phitsanulok” với mục
tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm viêc của sinh
viên năm cuối và giải pháp giúp các vùng quê thu hút sinh viên. Nghiên cứu đã
đề cập đến 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên đó
là: nhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố về gia đình, nhóm nhân tố về mơi
trường. Kết quả bài phân tích cho thấy sinh viên ở đại học Naresuan chịu ảnh
hưởng của các yếu tố như thu nhập, ý thức về quê hương, ràng buộc bởi gia đình
và ý kiến chủ quan của nhóm người tham khảo. Trong đó yếu tố ý thức về quê
hương tác động mạnh đến ý định về quê làm việc của họ, tiếp đến là yếu tố thu
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

2

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

nhập và ràng buộc của gia đình ảnh hưởng đến ý định này. Từ đó đề tài đưa ra

các giải pháp để các địa phương có thể thu hút sinh viên như: tạo thêm việc làm,
khơi gợi ý thức về quê hương bằng các chính sách khuyến khích trở về quê làm
việc.
Natalie M. Ferry (2006), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề
nghiệp của thanh thiếu niên và thanh niên ở nông thôn Pennsylvania” đề tài
nghiên cứu đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của thanh
thiếu niên như: gia đình, bạn bè, mơi trường sống, môi trường học, các năng
khiếu của cá nhân. Trong đó yếu tố gia định là quan trọng ảnh hưởng đến việc
lựa chọn nghề nghiệp của các cá nhân. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn chỉ ra việc
rời bỏ q hương lên thành thị tìm việc của thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố như: gia đình, cơ hội tìm việc điều kiện phát triển nghề nghiệp, thu
nhập. Trong đó yếu tố cơ hội việc làm và điều kiện phát triển nghề nghiệp và thu
nhập ảnh hưởng nhiều đến dự định ra đi của thanh thiếu niên ở nông thôn
Pennsylvania.
1.4.2 Tài liệu trong nước
La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy (2011), “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên ĐHCT”. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài:
- Xác định tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có quyết định làm việc tại Cần Thơ.
- Tìm hiểu sự khác biệt về quyết định làm việc của sinh viên sau khi ra
trường.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại TPCT của
các sinh viên ĐHCT
Bài nghiên cứu đã nói lên sự ảnh hưởng của môi trường làm việc, sự ảnh
hưởng của gia đình, các yếu tố cá nhân đến quyết định chọn nơi làm việc của
sinh viên.Với các công cụ phân tích như: phân tích tần số, phân tích bảng chéo,
phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả của bài nghiên cứu nói lên gần 60%
sinh viên ở các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại TPCT để làm việc,
nguyên nhân là do cơ hội phát triển nghề nghiệp, học tập và thu nhập tốt hơn tại
TPCT. Còn những sinh viên trở về quê làm việc chịu ảnh hưởng của yếu tố gia


GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

3

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

đình. Yếu tố kỹ năng của bản thân sinh viên cũng là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc quyết định ở lại Cần Thơ làm việc.
Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp”. Nội dung của bài nghiên
cứu về các yếu tố lựa chọn nơi làm việc của 360 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp,
tác giả đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ của 8 yếu tố: chính sách
ưu đãi, con người, điều kiện giải trí - mua sắm, chi phí sinh hoạt rẻ, đã ảnh hưởng
đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. công việc, thông tin- thủ tục
thống, tình cảm q hương, vị trí - mơi trường. Kết quả của bài nghiên cứu cho
thấy các đáp viên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố công việc hơn các yếu tố
cuộc sống. Để được thể hiện năng lực của mình đã thúc đẩy sinh viên quan tâm
đến thành phần việc làm nhiều nhất trong quyết định chọn nơi làm việc. Tình
cảm gắn kết với quê hương của sinh viên từ các vùng nông thôn không cao hơn
so với sinh viên thành thị. Hạn chế của đề tài là việc chọn mẫu nghiên cứu được
chọn theo phương pháp thuận tiện và cỡ mẫu còn tương đối nhỏ.
Bùi Thị Phương Thảo (2010), Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ hay ở địa phương
của sinh viên khối ngành khoa học xã hội”. Nội dung bài thực hiện các mục tiêu:
- Phân tích mơi trường làm việc tại thành phố Cần Thơ
- Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định làm việc ở thành phố Cần

Thơ hay ở địa phương bằng cách sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định các giả
thuyết.
-

Xác định nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ở thành phố Cần

Thơ hay ở địa phương làm việc của sinh viên khối nghành khoa học xã hội.
- Tìm ra các nguyên nhân tác động từ đó đề ra các giải pháp.
Bài đã phân tích các yếu tố: gia đình, bản thân sinh viên, xã hội đã ảnh
hưởng như thế nào đến quyết định làm việc tại Cần Thơ hay ở địa phương của
sinh viên. Kết quả của bài phân tích nói lên yếu tố bạn bè, gia đình, và bản thân
sinh viên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên. Trong
đó yếu tố bạn bè ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh
viên khối ngành khoa học xã hội.

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

4

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2008), “Cơ hội việc làm của sinh viên
khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh sau khi ra trường”. Đề tài với các mục tiêu
nghiên cứu sau:
- Đánh giá thực trạng việc làm của SV đã tốt nghiệp
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển việc làm của
SV sau khi tốt nghiệp.

- Đánh giá nhu cầu việc làm chung của doanh nghiệp.
- Đánh giá kết các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của doanh
nghiệp.
- Đề xuất hướng điều chỉnh chương trình đào tạo kết hợp với cách dạy và
học phù hợp hơn với nhu cầu cần thiết của sinh viên và doanh nghiệp
Trong bài tác giả đã đề cập đến khu vực làm việc của sinh viên bao gồm ở
lại Cần thơ làm việc, về quê, lên TP. HCM. Lý do những sinh viên này chọn nơi
làm việc như vậy phụ thuộc vào các yếu tố: lương, công việc phù hợp với trình
độ chun mơn và cơ hội thăng tiến và học tập. Kết quả khảo sát cho thấy đa số
sinh viên sau khi ra trường ở lại Cần Thơ, vì ở đây có cơ hội thăng tiến và học
tập tốt. Ngồi ra đề tài còn đánh giá các yếu tố như: sự quen biết, kết quả học tập,
kỹ năng giao tiếp, sự tự tin…ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển của sinh viên.

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

5

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Các khái niệm về lao động
Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người
tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người
sản xuất. Cịn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.

- Nguồn lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và theo quy
định của pháp luật (đối với Việt Nam thì nữ từ 15-55, nam từ 15-60) có khả năng
làm việc.
- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong đọ tuổi lao động có việc
làm, những người thất nghiệp trong nền kinh tế.
- Thị trường lao động: là nơi cung và cầu lao động gặp nhau và giá lao động
là tiền công thực tế mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động.
2.1.1.2 Khái niệm chung về việc làm
Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Với quan niệm
về việc được mở rộng đã tạo ra khả năng to lớn để giải quyết vấn đề thất
nghiệp cho nhiều người.
Trên thực tế việc làm thể hiện dưới 3 hình thức:
- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công
việc.
- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng
hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công
việc.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Bao gồm sản xuất nơng
nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác
trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

6

SVTH: Võ Ngọc Toàn



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi làm
việc của người lao động
Để có một hướng đi đúng đắn sau khi ra trường là một chuyện không phải
dễ đối với sinh viên. Họ phải nhận thức nhu cầu của chính bản thân mình và phải
cần có những dự định trong tương lai. Hầu hết những sinh viên sắp tốt nghiệp
đều có những quyết định riêng cho tương lai của họ, trong dó có quết định về
việc lựa chọn nơi làm việc. Quyết định này bị tác động bởi những yếu tố cơ bản
sau đây:
2.1.2.1 Tình cảm q hương
Tình cảm là một yếu tố khó có thể đo lường được, khó có thể khẳng định
được tình cảm mà một người dành cho quê hương là ít hay nhiều. Với nghiên
cứu Nitchapa (2010) về ý định làm việc tại quê nhà của những sinh viên năm
cuối đại học Naresuan tỉnh Phitsanulok đã nhấn mạnh rằng ý thức về quê hương
của sinh viên sắp tốt nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm việc ở quê
hương hay làm việc ở nơi khác. Một người có tình cảm về quê hương tốt thì sớm
hay muộn họ cũng sẽ quay về để sinh sống và cống hiến cho quê hương để giúp
quê hương ngày càng giàu mạnh. Những người có ý thức mong muốn về quê
hương sinh sống thì họ sẽ khơng cần phải lo lắng nhiều vì gia đình ln tạo điều
kiện tốt nhất cho họ. “Nếu những người đã lựa chọn sai lầm và không thành
công trong sự nghiệp và cuộc sống thì họ vẫn cịn có một q hương, nơi đó mà
họ ln

có thể quay về” (Prasartkul và Issarapakdee, 1999). Còn

Suppasawadkoon (2005) cho rằng: “quay trở về quê hương không chỉ giúp giảm
tỷ lệ di cư từ nơng thơn mà cịn có thể phục vụ quê hương với những kiến thức
đã được học”. Còn theo nghiên cứu ông Trần Văn Mẫn và bà Trần Kim Dung
(2010) ở TPHCM cho rằng tình cảm gắn kết với quê hương của sinh viên đến từ

các vùng nông thôn khơng cao hơn so với sinh viên thành thị, nói cách khác tình
cảm của sinh viên đến từ nơng thơn và sinh viên đến từ thành thị là như nhau.
Tóm lại, tình cảm q hương ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơilàm việc của sinh viên sau khi tố nghiệp ra trường và tình cảm đó đó
được đo lường bằng mức độ tự hào về quê hương, mức độ cống hiến của họ cho
quê hương, và ý thức về quyết định sống lâu dài ở quê hương.

GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

7

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

2.1.2.2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình
Gia đình có vai trị rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp, việc làm
của sinh viên. Bên cạnh đó gia đình cịn hỗ trợ rất nhiều cho con em họ về vấn
đề xin việc, hỗ trợ về tài chính trong lúc đi xin việc hoặc nhờ vào các mối quan
hệ xã hội để xin việc… điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nơi làm việc
của những sinh viên sắp ra trường . Theo Nitchapa (2010) đã chứng minh rằng
việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên và nơi làm việc bị ràng buộc rất nhiều
bởi yếu tố gia đình và nhóm người tham khảo. Còn theo Natalie (2006) đã nhấn
mạnh vai trò của gia đình, bạn bè ảnh hưởng đến quyết định của những sinh viên
hay các thanh thiếu niên về vấn đề chọn ngành nghề và nơi làm việc. Ở Việt
Nam, bài nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) và luận văn tốt nghiệp
của Thảo (2010) đã chứng minh rằng yếu tố người thân, bạn bè có ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp. Tóm lại, gia
đình là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức, quyết định của sinh

viên về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc. Một sinh viên có điều kiện
hỗ trợ tốt từ gia đình sẽ dễ dàng tìm kiếm một việc làm với môi trường làm việc
tốt.
2.1.2.3 Mức lương
Lương là một trong những động lực giúp người lao động tìm việc và làm
việc. Theo Torado (1969) cho rằng tiền lương bình quân ở thành thị cao hơn
vùng nông thôn đã dẫn đến việc người lao động rời bỏ nông thôn lên thành thị để
tìm việc, để có cơ hội tìm kiếm thu nhập nhiều hơn. Còn theo Lee (1966) đã
nhấn mạnh rằng nhóm người có trình độ học vấn và kỹ năng cao sẽ có xu hướng
ít quan tâm đến tiền lương vì họ chỉ quan tâm đến cơ hội học tập và thăng tiến,
ngược lại, nhóm người có trình độ thấp thì vấn đề tiền lương cao ở thành thị đã
hấp dẫn họ đến thành thị tìm việc làm. Lewis (1954) cho rằng việc chênh lệch
tiền lương giữa thành thị và nơng thơn là một trong hai yếu tố chính làm cho lao
động ở nông thôn di chuyển lên thành thị. Một nghiên cứu của Nitchapa (2010)
cũng đã khẳng định rằng tiền lương phần nào cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn
về quê nà làm việc của những sinh viên năm cuối, nếu địa phương tiền lương
hấp dẫn được họ thì họ sẽ sẵn sàng trở về quê làm việc. Còn Natalie (2006) đã
nhấn mạnh rằng thu nhập là một trong những yếu tố quyết định rời bỏ nông thôn
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

8

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

để lên thành thị để làm việc của thanh thiếu niên vùng nông thôn Pennsylvania.
Những nhận định trên đã cho thấy rằng mức lương sẽ tác động mạnh mẽ đến
việc lựa chọn nơi làm việc của người lao động.

2.1.2.4 Điều kiện làm việc tại địa phương
Điều kiện làm việc bao gồm nhiều khía cạnh như: cơ hội việc làm, cơ hội
để để thăng tiến, phát huy khả năng của bản thân và nâng cao trình độ chun
mơn…mỗi một khía cạnh đó đều có ảnh hưởng đến q trình lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên. Một địa phương có những điều kiện tốt sẽ thu hút được nhiều
sinh viên về địa phương làm việc hơn. Ravensteins (1885) là một trong những
người đi đầu cho rằng điều kiện làm việc tốt ở các thành thị sẽ tạo ra cơ hội việc
làm và phát triển cho những người lao động vì thế những nơi có điều kiện tốt sẽ
thu hút được một lượng lớn người mới nhập cư đến, như thế một địa phương
phát triển năng động thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn.
Còn theo Torado (1969) đã nhấn mạnh rằng mặc dù ở thành thị luôn tồn tại một
tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng đối với những người có chun mơn, kĩ năng tốt sẽ
có xu hướng làm việc ở thành thị vì ở đây có nhiều việc làm đúng với khả năng
chuyên môn của họ sẽ giúp họ thể hiện được khả năng làm việc một cách tốt
nhất, chính vì điều này mà những sinh viên có kỹ năng tốt ln tìm đến những
nơi làm việc có điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy khả năng của bản thân.
Bên cạnh đó nơi có nhiều điều kiện thuận lợi sẽ giúp họ phát triển kỹ năng hơn,
cơ hội thăng tiến và tiếp học tập để nâng cao trình độ sẽ cao hơn những nơi có
điều kiện làm việc kém. Theo Lee (1966) cho rằng việc thiếu thốn cơ hội về kinh
tế ở nông thôn đã dẫn đến việc người lao động rời bỏ những vùng quê để lên
thành thị tìm việc làm, điều này đúng với thực tế hiện nay của sinh viên, những
sinh viên có chun mơn cao sẽ khơng trở về q nà làm việc, vì ở đó khơng có
điều kiện để họ phát triển. Theo nghiên cứu gần đây của Natalie (2010) cũng đã
nhận định rằng điều kiện phát triển nghề nghiệp như: cơ hội để phát huy khả
năng của bản thân, cơ hội tìm việc đúng với ngành nghề... ảnh hưởng đến việc
lựa chọn nơi làm việc của các thanh thiếu thiên.
Nhìn chung, điều kiện làm việc ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về quê
hương làm việc của sinh viên sắp ra trường và được thể hiện qua nhiều mặt: địa
phương có nhiều cơ hội việc làm, có nhiều điều kiện để sinh viên phát triển, có
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý


9

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

nhiều cơ hội để học tập thêm và cơ hội tiếp xúc với công nghệ hiện đại…Thông
qua các bài nghiên cứu trước đây điều nhận định rằng đa số sinh viên sẽ chọn
nơi làm việc năng động có nhiều điều kiện để phát triển.
2.1.2.5 Chính sách ưu đãi của địa phương
Bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ tìm việc,
chính sách giáo dục…theo Kotler (1993) cho rằng yếu tố này được xem là sự
hấp dẫn của địa phương đối với người lao động và nó là một hình thức mà địa
phương tự tiếp thị để thu hút nguồn nhân lực. Một địa phương có những chính
sách tốt và khả thi sẽ thu hút được lượng lớn lao động có tay nghề về làm việc.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho sinh viên sau khi ra trường các địa phương
cịn có những chính sách học bổng cho những sinh viên còn đang học, đây cũng
là một sợ dây liên kết giữa địa phương và sinh viên, là động lực để sinh viên
quay trở về làm việc. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần Kim
Dung (2010) đã nhấn mạnh rằng địa phương có chính sách ưu đãi về việc làm và
chính sách ưu đãi chỗ ở sẽ thu hút được sinh viên đến nơi đó làm việc.
2.1.2.6 Điều kiện giải trí mua sắm
Theo sách tiếp thị địa phương của Kotler (1993) đã cho rằng địa phương
cần có những điều kiện giải trí mua sắm để phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần
của con người, như thế sẽ thu hút được lượng lao động đến làm việc. Ông cho
rằng nạn “chảy máu chất sám” là do các địa pgương khơng có các điều kiện làm
việc tốt cũng như khơng có các khu vui chơi giải trí cho ngươi lao động để thư
giản sau khi làm việc. Người lao động sẽ tập trung ở những nơi có điều kiện kinh

tế năng động để làm việc và ở đó có đầy đủ các điều kiện vui chơi giả trí, mua
sắm.. đáp ứng được nhu cầu thư giản của người lao động. Theo nghiên cứu của
Trần Văn Mẫn và Trần kim Dung (2010) đã đề cập đến yếu tố điều kiện giải trí
mua sắm ảnh có hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nơi có điều kiện mua sắm giải trí tốt là nơi có nhiều hoạt
động văn hóa, có nhiều điểm vui chơi giải trí, nhiều điểm mua săm, ẩm thực hấp
dẫn sẽ thu hút lao động nhiều hơn những nơi khác.
2.1.2.7 Thông tin thủ tục thoáng
Theo tiếp thị địa phương của Kotler (1993) và nghiên cứu của Trần Văn
Mẫn và Trần Kim Dung (2010) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

10

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế

nơi làm việc của SV tốt nghiệp” đã nhấn mạnh đến yếu tố thơng tin thủ tục ở địa
phương có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Các biến
để đo lường thơng tin thủ tục thống gồm: thông tin về nhu cầu của địa phương
luôn được công bố rộng rãi, thủ tục hành chính ở địa phương đơn giản, chính
sách tuyển dụng ở địa phương rõ ràng minh bạch…Với thơng tin thủ tục thống
sẽ giúp cho sinh viên dễ tiếp cận với nhà tuyển dụng hơn, quá trình đi xin việc sẽ
dễ dàng hơn. Như thế sẽ tạo điền kiện để sinh viên có thể quay trở về quê hương
làm việc nhiều hơn.
2.1.2.8 Chi phí sinh hoạt ở địa phương
Chi phí sinh hoạt là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định chọn nơi
làm việc của sinh viên. Địa phương có chi phí sinh hoạt thấp sẽ tạo điều kiện cho

sinh viên tích lũy được thu nhập để sử dụng cho các mục đích khác. Theo Kotler
(1993) cho rằng các địa phương có chi phí sinh hoạt rẻ là một trong những yếu
tố hấp dẫn người lao động đến để tìm việc làm. Cịn theo nghiên cứu của Trần
Văn Mẫn và Trần kim Dung (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
của sinh viên tốt nghiệp đã nhấn mạnh rằng chi chí sinh hoạt là một trong những
yếu tố tác động đến quyết định của sinh viên, sinh viên sẽ lựa chọn nơi làm việc
có chi phí sinh hoạt thấp hay tương đối hợp lý với thu nhập của mỗi sinh viên.
2.1.2.9 Môi trường sốngởi địa phương
Môi trường sống tốt luôn thu hút được nhiều dân cư di chuyển đến sống,
với môi trường tốt sẽ giúp cho con người có sức khỏe tốt và làm việc tốt hơn.
Theo Lee (1966) cho rằng đây là một trong những yếu tố trung gian ảnh hưởng
đến quyết định di cư của người lao động, người lao động sẽ tìm đến những địa
phương có điều kiện mơi trường tốt như; khí hậu trong lành, có đầy đủ các điều
kiện phục vụ cho cuộc sống, cơ sở hạ tầng… để sinh sống và làm việc. Thường
người lao động sẽ từ bỏ nhưng nơi có điều kiện sống khắc nghiệt để tìm kiếm
một nơi có điều kiện sống tốt hơn. A.G.frenk (1970) và S.Amin (1974) đã phân
tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và nhận thấy rằng
có một số yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến quyết định này, một trong số đó là yếu tố
môi trường sống ở địa phương. Kotler (1993) cho rằng địa phương có mơi
trường sống tốt và thuận lợi là yếu tố hấp dẫn lượng dân cư lớn đến sinh sống và
làm việc. Theo Natalie (2006) môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn
GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

11

SVTH: Võ Ngọc Toàn


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế


nghề nghiệp của thanh thiếu niên.
2.1.2.10 Điều kiện an sinh xã hội
Theo Kotler (1993) cho rằng địa phương có điều kiện An sinh xã hội tốt
sẽ thu hút được lượng dân cư đến để sinh sống và làm việc. Còn theo nghiên cứu
của TRần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) đã đề cập đến vấn đề an sinh xã
hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế sắp ra
trường.
Bảng 2.1: BẢNG THỐNG KÊ BIẾN
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên nhân tố

Tác giả
Nitchapa
(2010);
Prasartkul

Tình cảm với quê hương
Issarapakdee (1999); Suppasawadkoon(2005);

Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010)
Nitchapa (2010); Natalie (2006); Trần (2010);
Điều kiện hỗ trợ từ gia đình
Bùi Thị phương Thảo (2010)
Lee (1966); Torado (1969); Lewis (1954),
Mức lương
Natalie (2006); Nitchapa (2010)
Ravenstein (1885); Lee (1966) Torado (1969);
Cơ hội thăng tiến và học tập
Natalie (2006)
Chính sách ưu đãi của địa
Kotler (1993); Trần Văn Mẫn và Trần Kim
phương
Dung (2010)
Kotler (1993); Trần Văn Mẫn và Trần Kim
Điều kiện giải trí mua sắm
Dung (2010)
Kotler (1993); Trần Văn Mẫn và Trần Kim
Thơng tin thủ tục thống
Dung (2010)
Kotler (1993); Trần Văn Mẫn và Trần Kim
Chi phí sinh hoạt ở địa phương
Dung (2010)
Lee (1966); A.G.frenk (1970); S.Amin (1974)
Môi trường sống ở địa phương
Kotler (1993); Natalie (2006); Trần (2010)
Điều kiện an sinh xã hội
Kotler (1993)
Dựa vào bảng thống kê biến mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:


GVHD: Ths. Lê Trần Thiên Ý

12

SVTH: Võ Ngọc Toàn


×