Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP
TỈNH VĨNH LONG

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thanh Tân
MSSV: 4093720
Lớp: Kinh tế học K35

CẦN THƠ, 10/2012


LỜI CẢM TẠ
==================
Những năm tháng ngồi trên giảng đường với sự chỉ dạy của thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ là khoảng thời gian mà em được học hỏi rất nhiều kinh
nghiệm, tích lũy được khá nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em hoàn
thành tốt bài luận văn này và hơn nữa sẽ giúp em vững bước hơn trên con đường
tương lai.
Với sự hướng dẫn của các cô chú, anh chị trong phòng Tổng Hợp cục
Thống Kê Tỉnh Vĩnh Long đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin gởi
lời cám ơn đến các cô chú, anh chị phòng Tổng Hợp nói riêng và các cô chú, anh
chị làm việc tại Cục Thống Kê Vĩnh Long đã giúp em có những kinh nghiệm


thực tiễn để hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc
Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giúp đỡ em hoàn thành bài luận
văn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, anh chị và cô chú dồi dào sức
khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Vĩnh Long, ngày ......tháng......năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phạm Thanh Tân
i


LỜI CAM ĐOAN
===============
Tôi tên Phạm Thanh Tân, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính
tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực,
đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày ......tháng......năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phạm Thanh Tân

ii


NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

==================================
Họ tên người hướng dẫn: ............................................... ........................................
Học vị: ....................................................................................................................
Chuyên ngành: ............................................................... ........................................
Cơ quan công tác: .......................................................... ........................................

Tên học viên: ................................................................. ........................................
Mã số sinh viên: ............................................................. ........................................
Chuyên ngành: ............................................................... ........................................
Tên đề tài: ..................................................................... ........................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
.................................................................................................................................
2. Về hình thức:
.................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học thực tiến và tính cấp thiết của đề tài:
.................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
.................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Nhận xét khác:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yếu cầu chỉnh sửa):
iii



.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2012
NGƯỜI NHẬN XÉT
(ký và ghi họ tên)

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Ngày.......tháng......năm 2012

Giáo viên phản biện
( Ký và ghi họ tên)

v


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày....... tháng.......năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

vi


MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ..............................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài........................................................1
1.1.2. Căn cứ thực tiễn và khoa học ...............................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.......................................................................................................... 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................5
2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............7
2.1.3. Những cơ sở lý thuyết mang tính quy luật về xu hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế......................................................................................8
2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ................................................................................................9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP ................................................................................................... 13
3.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long .......................................................................13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................13

vii


3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ..........................................................................18
3.1.3 Dân số, lao động ....................................................................................19
3.1.4 Cơ sở hạ tầng giao thông .......................................................................19
3.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Vĩnh Long năm 2011 ............21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH LONG .............................................. 25
4.1. Tình hình nông nghiệp ở Vĩnh Long giai đoạn trước khi chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.............................................................................................25
4.1.1 Ngành nông nghiệp ...............................................................................26
4.1.2 Ngành thủy sản ......................................................................................28
4.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vĩnh Long giai đoạn
2001-2011 ...........................................................................................................30
4.2.1 Ngành nông nghiệp ...............................................................................32
4.2.2 Ngành thủy sản ......................................................................................40
4.3 So sánh tình hình trồng trọt, thủy sản trước và sau khi thực hiện chuyển
dịch......................................................................................................................43
4.3.1 So sánh ngành trồng trọt trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau
khi thực hiện chuyển dịch (2011)...................................................................43
4.3.2 So sánh ngành thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau
khi thực hiện chuyển dịch (2011)...................................................................45
4.4. Hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Vĩnh Long ...........................................................................................................47
4.4.1 Khoa học kỹ thuật và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp..................................................................................47
4.4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp của tỉnh Vĩnh
Long................................................................................................................49

CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG
TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................... 55
5.1. Những giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vĩnh
Long theo hướng phát triển bền vững.................................................................55
5.1.1 Hỗ trợ tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.................................55
viii


5.1.2. Giải pháp về phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất, chế biến và dịch
vụ tiêu thụ .......................................................................................................56
5.1.3. Tăng cường đầu tư vào những ngành trọng điểm xuất khẩu................56
5.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long trong
thời gian tới ........................................................................................................57
5.2.1. Phát triển cây ăn trái .............................................................................58
5.2.2. Giải pháp phát triển cây lúa và rau màu...............................................59
5.2.3. Giải pháp phát triển cho ngành chăn nuôi............................................60
5.2.4. Giải pháp phát triển cho ngành thủy sản ..............................................62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 64
6.1. Kết luận........................................................................................................64
6.2. Kiến nghị......................................................................................................65

ix


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1: Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân
về 1 loại hàng hóa cụ thể ....................................................................................8
Hình 2: Cơ cấu giá trị nông lâm ngư của tỉnh năm 2000................................. 25
Hình 3: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành trồng trọt của tỉnh năm 2000 .................. 26
Hình 4: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của tỉnh năm 2000 ............................ 28
Hình 5: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của tỉnh năm 2000............................... 29
Hình 6: Cơ cấu giá trị nông - lâm - ngư nghiệp năm 2011.............................. 31
Hình 7: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt năm 2011........................................... 35
Hình 8: Diễn biến cơ cấu giá trị ngành thủy sản giai đoạn 2001-2011 ........... 41
Hình 9: So sánh diện tích nội bộ ngành trồng trọt ........................................... 44
Hình 10: So sánh sản lượng nội bộ ngành trồng trọt ....................................... 45
Hình 11: So sánh sản lượng khai thác và nuôi trồng ngành thủy sản.............. 46
Hình 12: Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện
tích..................................................................................................................... 48

x


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Cơ cấu giá trị nông lâm ngư giai đoạn 2001-2011 ............................. 30
Bảng 2: Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2011 ............................... 32
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2001-2011 ........... 34
Bảng 4: Biến động lượng gia súc gia cầm giai đoạn 2001-2011 ..................... 38
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản theo hình thức sản xuất giai đoạn
2001-2011 ......................................................................................................... 42
Bảng 6: So sánh về diện tích và sản lượng trong nội bộ ngành trồng trọt giữa
năm 2000 và năm 2011..................................................................................... 43
Bảng 7: So sánh về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa 2 năm 2000
và 2011.............................................................................................................. 46

Bảng 8: Năng suất và sản lượng cây lúa .......................................................... 49
Bảng 9: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2011 ....................................... 49
Bảng 10: Cơ cấu lao động khu vực I giai đoạn 2000-2011 ............................. 50
Bảng 11: GTSX các ngành khu vực i giai đoạn 2000-2011 ............................ 51
Bảng 12: Cơ cấu GTSX của khu vực i giai đoạn 2000-2011........................... 52
Bảng 13: So sánh chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ........... 53

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTTT: Kinh tế thị trường
KHCN: Khoa học công nghệ
GTSX: Giá trị sản xuất
KHKT: Khoa học kỹ thuật

xii


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng
điểm nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước. Vĩnh Long nằm giữa vùng
ảnh hưởng của hai trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành
phố Cần Thơ, là tỉnh có mật độ dân số cao, với 85% sống ở nông thôn và chủ yếu
làm nông nghiệp. Nông nghiệp tạo ra hơn 1/2 GDP và chiếm gần 90% giá trị

xuất khẩu, cho nên nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ tỉnh
xác định: Vĩnh Long phải xuất phát từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở
và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ trương phải tập trung chuyển đổi nhanh cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ thông
qua nghị quyết số 09/NQ - CP ngày 15/6/2000 về " chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch 2006-2010" với mục tiêu
nông nghiệp tăng trưởng bền vững và liên tục theo vùng sinh thái, phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương
trên, Đảng bộ tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án phát triển
công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, như:
Chương trình mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường,
trạm, nước sạch, nhà ở, thủy lợi), chương trình giống nông nghiệp - thủy sản,
chương trình phát triển khu, cụm, tuyến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
chương trình đào tạo nguồn nhân lực, đề án hỗ trợ lãi suất mua máy nông
nghiệp... và đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong cơ cấu nội bộ
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

1

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển dịch vẫn còn những tồn tại và hạn
chế. Đề tài " Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh
Long" nhằm điểm qua các thành tựu cũng như tình hình thực hiện chuyển dịch
của tỉnh và đưa ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, hạn chế, nhất là khi

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
1.1.2. Căn cứ thực tiễn và khoa học
- Căn cứ khoa học: Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn
kiện luận điểm quan trọng về phát triển KTTT: ''Đi nhanh vào công nghệ hiện
đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và
kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nuớc ta cũng phải công nhận khoa học
công nghệ đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Trong nông nghiệp cũng vậy, khoa học kỹ thuật đã có những tác
động nhất định làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp. Nếu
như trước đây, lao động và đất đai là hai yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp
thì giờ đây khi dân số ngày càng tăng, đất đai trở nên toàn dụng thì khoa học kỹ
thuật được xem là yếu tố nổi lên hàng đầu.
Khoa học kỹ thuật đã đạt được nhiều tiến bộ nhất định: Kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo, lai tạo giống, chuyển phôi giúp cải tạo đàn gia súc, gia cầm về năng suất
cũng như chất lượng thịt ...Trong trồng trọt việc lai, ghép, nhũng giống cây trồng
phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta đã tạo ra những giống cây trồng có khả
năng kháng bệnh. Công nghệ thu hoạch và chế biến sản phẩm nông sản, rau quả
ngày càng được hoàn thiện góp phần đưa hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu
sang những thị trường như Mỹ, EU... Mức độ tác động của khoa học kỹ thuật vào
nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của Vĩnh
Long, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ngày
càng hợp lý hơn.
- Căn cứ thực tiễn:

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

2

SVTH: Phạm Thanh Tân



Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
Cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long được thiên nhiên
ưu đãi với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng đất phù
sa màu mỡ thuộc loại bậc nhất so với các tỉnh khác trong khu vực , hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằn chịt cung cấp nước tưới phục vụ cho trồng trọt, diện tích
mặt nước lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Vĩnh Long có cầu Mỹ Thuận là
cầu nối với Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Cần Thơ nối Vĩnh Long
với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Quốc lộ 53,54,80 cùng với giao thông
đường thủy thuận lợi tạo cho Vĩnh Long có một vị thế quan trọng trong chiến
lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Qua các năm thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu
đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả
được áp dụng, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thành công bước đầu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2001-2011, phân tích tác động của sự chuyển dịch đến cơ cấu lao động của tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích cơ cấu nông nghiệp của tỉnh sau khi thực hiện chuyển dịch giai
đoạn 2001-2011
- So sánh hiệu quả chuyển dịch đạt được trong nội bộ ngành trồng trọt và
ngành thủy sản trước khi đổi mới (2000) và sau khi đổi mới (2011), so sánh sự
chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu
vực I.
- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới và
các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền
vững.


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

3

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua ở
tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
- Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh như thế
nào ở các lĩnh vực trồng trọt, thủy sản?
- Các giải pháp nào để khắc phục những khó khăn của việc chuyển dịch và
nâng cao hiệu quả chuyển dịch?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 1995-2011. Lĩnh vực nông nghiệp đề tài nghiên cứu ngành trồng trọt và
ngành chăn nuôi. Lĩnh vực ngư nghiệp nghiên cứu ngành thủy sản. Trong nội bộ
ngành trồng trọt nghiên cứu cây lương thực, rau màu và cây ăn trái, ngành chăn
nuôi nghiên cứu gia súc và gia cầm. Trong nội bộ ngành thủy sản đề tài nghiên
cứu đánh bắt và nuôi trồng đối với 2 loại thủy sản chủ lực của tỉnh là tôm và cá.
Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khu vực I nên đề tài không tập trung
nghiên cứu.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Võ Thanh Dũng (2007), thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong bối
cảnh đô thị hóa Thành Phố Cần Thơ : nghiên cứu trường hợp quận Ô Môn
Tác giả ứng dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy tương
quan và phương pháp phân tích SWOT để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao

động, cơ cấu giá trị sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao
động làm cơ sở để nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động của quận Ô Môn giai
đoạn 2000-2005. Qua đó đề xuất các chiến lược chuyển dịch cơ cấu lao động hợp
lý.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

4

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Nông nghiệp
- Nông nghiệp: theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền với các
quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là cơ thể sống) gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp và ngư nghiệp
- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp là bao gồm trồng trọt và chăn nuôi . Ngành trồng
trọt và chăn nuôi lại được chia ra thành những ngành nhỏ hơn, các ngành đó có
mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nông nghiệp
b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu
cơ tương đối ổn định hợp thành.
Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:

+ Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành.
+ Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất
định.
Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xem như là
tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai
đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác
nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế....
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

5

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố
hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng tháí
này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa
phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm
biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
c. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là tổng thể các bộ phận hợp thành kinh tế nông
nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất và lượng và hợp thành hệ thống
kinh tế nông nghiệp
+ Theo nghĩa rộng: cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm các ngành nông, lâm và

ngư nghiệp
+ Theo nghĩa hẹp: cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm ngành trồng
trọt và chăn nuôi
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về mặt
lượng giữa các thành phần kinh tế trong ngành nông nghiệp theo xu hướng nhất
định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cũng có thể diễn ra theo 2 cách: tự phát và tự giác
+ Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch không theo
một xu hướng mục tiêu định trước mà chuyển dịch theo tác động của quy luật và
điều kiện kinh tế khách quan
+ Chuyển dịch tự giác: là chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu sẵn có được
đề ra, là sự chuyển dịch có điều chỉnh, can thiệp và tác động của con người nhằm
thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng có lợi và hiệu quả.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

6

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
2.1.1.2 Nông nghiệp bền vững
Về định nghĩa phát triển bền vững có rất nhiều định nghĩa, trong đó các
định nghĩa đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới định
nghĩa như sau: Phát triển bền vững là sự đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến thế hệ mai sau. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông
nghiệp chính là sự bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn gen động vất quý
hiếm, không làm suy thoái môi trường, hợp lý về kỹ thuật. Tiêu chí cho nông
nghiệp bền vững là:

+ Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng về hiện tại và tương lai
+ Đối với những người làm nông nghiệp thì phải đảm bảo việc làm, thu nhập,
điều kiện sống đảm bảo lâu dài.
2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Một cách tổng quát, nông nghiệp truyền thống bao gồm các ngành trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Từ xã hội nông nghiệp bước
sang xã hội công nghiệp, nhờ tác động công nghiệp, nông nghiệp được công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài các ngành truyền thống như trên còn có thêm các
ngành: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản, dịch vụ nông nghiệp...
mang tính chuyên môn hóa. Và khi bước sang xã hội hậu công nghiệp, lại phát
sinh thêm những ngành mới như: công nghệ sinh học, tin học nông nghiệp.. để có
ngành nông nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai
Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của
con người do đó nông nghiệp ở mỗi vùng lại chịu sự tác động mạnh mẽ của nhu
cầu thị trường, thị hiếu, sức mua dân cư... chẳng những chịu sự tác động của thị
trường trong nước mà còn chịu sự tác động của thị trường nước ngoài. Cùng với
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, thu nhập và sức mua của tầng lớp dân cư cũng
tăng tương ứng, mức sống được nâng cao, mặt tích cực là đã tác động kích thích
các ngành sản xuất nông nghiệp phải tăng trưởng nhanh để không chỉ đáp ứng về
mặt số lượng mà còn phải đáp ứng nhu cầu về chất lượng do nhu cầu tiêu dùng

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

7

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
đã tăng rất cao. Chính những đòi hỏi này về mặt hàng nông sản đã đặt ra yêu cầu

bức xúc là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.3. Những cơ sở lý thuyết mang tính quy luật về xu hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế
a. Quy luật tiêu dùng của E. Engel
Quy luật Engel phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập
cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đường Engel là đường biểu thị mối quan hệ
giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể.
Độ dốc của đường Engel ở bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng
biên của hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu
nhập, nó phản ánh độ co dăn của tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể đối với thu
nhập dân cư. Bằng quan sát thực nghiệm, Enegel đã nhận thấy rằng khi thu nhập
của các gia đình tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho
lương thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là
sản xuất lương thực thực phẩm nên có thể gây ra là tỷ trọng nông nghiệp trong

Tiêu dùng

toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức nhất định.

Đường Engel

Thu nhập

Hình 1: Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá
nhân về 1 loại hàng hóa cụ thể

Quy luật Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩm nhưng
nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu xu hướng tiêu dùng
của các hàng hóa khác. Các nhà kinh tế gọi các hàng hóa nông sản là hàng hóa
thiết yếu, các hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bền và cung cấp sản phẩm

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

8

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
dịch vụ là hàng hóa cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu họ phát hiện ra rằng, trong
quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng
giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng gia tăng nhưng với mức độ
nhỏ hơn mức tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng
ngày càng tăng, độ dốc của đường Engel với hàng hóa này càng ngày càng cao
và đến một mức thu nhập nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu
nhập.
b. Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher
Nền kinh tế thế giới gồm 3 khu vực: khu vực thứ nhất gồm nông, lâm, ngư
nghiệp và khai thác khoáng sản, khu vực thứ 2 bao gồm ngành công nghiệp chế
biến, xây dựng và khu vực thứ 3 là các ngành dịch vụ. A.Fisher đă phân tích:
Theo xu thế phát triển KHCN, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao
động nhất. Để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cần thiết cho xă hội thì
không cần đến một lực lượng lao động như cũ và vì vậy tỷ lệ lao động nông
nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế.
Trong khi đó các ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế
lao động hơn nông nghiệp, mặt khác độ co dăn của nhu cầu tiêu dùng loại sản
phẩm này là đại lượng lớn hơn 0 vì vậy theo sự phát triển kinh tế tỷ trọng lao
động công nghiệp có xu hướng tăng lên.
Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động. Trong khi đó độ
co dăn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao là
lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Vì vậy tỷ

trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng càng nhanh khi
nền kinh tế càng phát triển.
2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm mục đích mang lại hiệu
quả kinh tế cho tỉnh. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

9

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
quả đầu ra và chi phí đầu vào. Trên cơ sở đó, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp được đo lường bằng một số chỉ tiêu sau đây:
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được:
+ Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, bộ phận trong
kinh tế nông nghiệp: Gồm giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ
phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, giá trị các hoạt động săn bắt, thuần dưỡng thú và
những dịch vụ có liên quan đến hoạt động này.
+ Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phân
trong kinh tế nông nghiệp: là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các
ngành kinh tế trong một thời gian nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của
giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- Các chỉ tiêu trực tiếp:
+ Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành
trong nông nghiệp

+ Giá thành sản phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành
và từng bộ phận
+ Năng suất lao động của từng ngành
- Các chỉ tiêu gián tiếp:
+ Diện tích và cơ cấu đất đai
+ Vốn và cơ cấu vốn
+ Lao động và cơ cấu lao động
+ Năng suất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi
+ Cơ cấu các dạng sản phẩm; cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

10

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
* Một số chỉ tiêu khác:
Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, khi đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp còn sử dụng các yếu tố: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn, số lao động và tỷ
lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng, tỷ lệ đất trống đồi núi
trọc, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, ngành nghề của cư dân là lao
động ở nông thôn, mức độ bệnh tật của cư dân nông thôn.
Tuy nhiên, để tài tập trung phân tích hiệu quả cuả việc chuyển dịch thông
qua yếu tố giá trị sản xuất, và cơ cấu lao động trong khu vực nông lâm ngư
nghiệp, thông qua sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu giá trị sản xuất đề
tài đánh giá được hiệu quả của sự chuyển dịch.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long về nông
nghiệp, ngư nghiệp, các báo cáo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
tỉnh được thu thập từ báo chí, internet...
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để chỉ ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp về diện
tích, sản lượng. Qua đó đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản
- Sử dụng phương pháp so sánh số tuyết đối và số tương đối để thấy được sự tăng
giảm, qua đó đánh giá được tình hình chuyển dịch trong cơ cấu lao động và tỷ
trọng trong từng ngành của tỉnh Vĩnh Long.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu sự biến động về mặt số
lượng của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu này.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

11

SVTH: Phạm Thanh Tân


Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
F = F1 - F0
Trong đó: F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối)
F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ
trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này.

% F = F1/F0 *100
Trong đó: %F: là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích (số tương đối)
F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân n năm:

%F

= n1 Fn / F0  1

% F: Tốc độ tăng trưởng bình quân
Fn: Trị số chỉ tiêu năm thứ n
F0: Trị số chỉ tiêu năm đầu tiên của n năm

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

12

SVTH: Phạm Thanh Tân


×