Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lý THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại HUYỆN MANG THÍT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.82 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI
HUYỆN MANG THÍT

Giáo viên hướng dẫn:
HỨA THANH XUÂN

Sinh viên thực hiện:
TRẦN CÔNG TOẠI
MSSV: 4066163
Lớp: Kinh tế học A1 K32

CẦN THƠ - 2010


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

LỜI CẢM TẠ


Ngày em hoàn thành nội dung bài luận văn của mình cũng là lúc em nhìn lại quá trình
thực hiện. Quãng thời gian ấy chưa đủ để em trưởng thành nhưng cũng làm cho em
chính chắn phần nào trong cách nghiên cứu vấn đề, phân tích và trình bày. Không phải
ngẫu nhiên mà có những tiến bộ ấy. Vâng, thầy cô, bạn bè, gia đình đã cho em kiến
thức, niềm tin và cơ hội để được làm tất cả.
Em chân thành cảm ơn cô Hứa Thanh Xuân giáo viên hướng dẫn đề tài. Với sự nhiệt


tình và tin tưởng của cô dành cho em, em đã cố gắng rất nhiều với niềm tin ấy.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa KT-QTKD trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ, động
viên, truyền đạt cho em nhiều kiến thức mà đến lúc làm bài luận này em đã có cơ hội sử
dụng. Quả thật, khi chưa áp dụng những bài học ấy vào thực tế, em khó có thể biết được
tầm quan trọng của nó.
Em cũng cám ơn các bạn bè, các cô chú anh chị trong Chi Cục Thuế đã giúp đỡ em về
mọi mặt khác, nếu không có bạn bè ấy cùng với các cô chú anh chị trong cơ quan, em
không biết phải làm gì để đối mặt với những khó khăn thường ngày.
Cảm ơn Chi cục thuế huyện Mang Thít đã cung cấp cho em nhiều số liệu có giá trị, đó
là nguồn tài liệu quý giá giúp cho nghiên cứu của chính xác hơn.
Em kính chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, học tập, giảng dạy và làm việc đạt
nhiều thành công.
Cần Thơ, Ngày 12 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Công Toại

GVHD: Hứa Thanh Xuân

-i-

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan luận văn này nhờ sự trợ giúp của thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD và
Chi cục thuế huyện Mang Thít giúp đỡ để em có đủ điều kiện về mặt thời gian và số

liệu hoàn thành luận văn. Đề tài này là do chính bản thân em làm. Mọi sai sót xin thầy
cô thông cảm và chỉ bảo thêm. Em chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 12 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

T rầ n C ông T oạ i

GVHD: Hứa Thanh Xuân

- ii -

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2010
Giáo viên Hướng dẫn

DHD: Hứa Thanh Xuân

iii

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................

DHD: Hứa Thanh Xuân

iv

SVTH: Trần Công Toại



Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2010

Giáo viên phản biện

DHD: Hứa Thanh Xuân

v

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

MỤC LỤC
Chương 1: ......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu).................................................3
1.3.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) .........3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................3
CHƯƠNG 2: ................................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................5
2.1.1 Tổng quan về thuế ...........................................................................5
2.1.2 Tổng quan về thuế GTGT........................................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................28
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...........................................28

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................28
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu....................................................28
CHƯƠNG III: ............................................................................................ 30
KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT ......................30
3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MANG THÍT ................30
3.1.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số.....................................................30
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong các năm vừa qua ......30
3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT .............32
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................................32
3.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chi cục thuế và chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận .................................................................33
3.2.3 Về nhân sự .................................................................................37
DHD: Hứa Thanh Xuân

vi

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI CỦA CHI CỤC THUẾ
HUYỆN MANG THÍT. ..........................................................................37
3.3.1 Thuận lợi....................................................................................38
3.3.2 Khó khăn....................................................................................38
3.3.3 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian sắp tới .........................39
CHƯƠNG IV:............................................................................................ 42
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CHI
CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT NĂM 2007 – 2009 ............................ 42
4.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRONG 3 NĂM

2007 – 2008 – 2009 ................................................................................42
4.1.1 Phân tích công tác quản lý đối tượng nộp thuế ........................... 42
4.1.2 Phân tích công tác kiểm tra tờ khai thuế GTGT ..........................45
4.1.3 Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế .......................................46
4.1.4 Tình hình tiếp nhận vận chuyển tờ khai thuế .............................. 47
4.1.5 Kiểm tra nhập hồ sơ khai thuế ....................................................48
4.1.6 Ấn định thuế GTGT ..................................................................48
4.1.7 Tình hình nợ thuế GTGT............................................................ 48
4.1.8 Tình hình quyết toán thuế GTGT................................................53
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT..........55
4.2.1 Phân tích về tổng số thuế GTGT phải nộp trong ba năm 2007,
2008, 2009 ở các thành phần kinh tế ...................................................55
4.2.2 Phân tích về công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ thu thuế........57
4.2.3 Phân tích tình hình kiểm tra và công tác tuyên truyền hỗ trợ qua 3
năm 2007, 2008, 2009.........................................................................61
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU
THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT ............................ 64
4.3.1 Đánh giá chung về kết quả quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện
Mang Thít ........................................................................................... 64
DHD: Hứa Thanh Xuân

vii

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng............................................................... 65

4.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân ....................................................66
CHƯƠNG V: ............................................................................................. 71
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MANG THÍT ...........................................71
5.1 VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ...................71
5.2 VỀ CÔNG TÁC KÊ KHAI THUẾ ...................................................72
5.3 VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ..............................................73
5.4 VỀ CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA.....................................74
5.5 VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP
THUẾ.....................................................................................................75
5.6 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN.................................................76
CHƯƠNG VI:............................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................77
6.1. KẾT LUẬN .....................................................................................77
6.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................................78
6.2.1 Về phía Nhà nước ......................................................................78
6.2.2. Về phía Cục thuế tỉnh Vĩnh Long- Chi cục thuế huyện Mang Thít
...........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 80

DHD: Hứa Thanh Xuân

viii

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

DANH MỤC BIỂU BẢNG


TRANG
Bảng 1: TRÌNH ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN TRONG CHI CỤC THUẾ .................34
Bảng 2 TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009
.............................................................................................................................. 38
Bảng 3 TÌNH HÌNH KIỂM TRA TÒ KHAI THUẾ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009
.............................................................................................................................. 41
Bảng 4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU THUẾ ........................... 42
Bảng 5 TÌNH HÌNH NỢ THUẾ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 ....................... 44
Bảng 6 LOẠI NỢ THUẾ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 ...................................47
Bảng 7 SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP Ở CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ 3 NĂM
2007, 2008, 2009 ..................................................................................................50
Bảng 8 TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN THUẾ....................................................... 56

DHD: Hứa Thanh Xuân

ix

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

DANH MỤC HÌNH

TRANG
Hình 1: BIỂU ĐỒ THỰC HIỆN THU THUẾ GTGT SO VỚI KẾ HOẠCH ...42
Hình 2: TÌNH HÌNH NỢ THUẾ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009....................... 48
Hình 3: MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP THUẾ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ 51


DHD: Hứa Thanh Xuân

x

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮC
Tiếng Việt
GTGT: giá trị gia tăng.
DNTN: doanh nghiệp tư nhân.
UBND: ủy ban nhân dân
CSKD: cơ sở kinh doanh
NSNN: ngân sách nhà nước

DHD: Hứa Thanh Xuân

xi

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại

thế giới (WTO). Ba năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham
gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ,
đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải
tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước nền kinh tế xã hội nước ta đang trên đà phát triển bền vững và ngày
càng ổn định trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Một trong
những nguyên nhân góp phần quan trọng vào thắng lợi đó là việc sử dụng công
cụ chính sách thuế của Nhà nước.
Thuế là một trong những công cụ của hệ thống tài chính của một công cụ của
hệ thống tài chính Nhà nước, là cở sở quan trọng để nhà nước thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình, quản lý điều hành vĩ mô đối với nền kinh tế xã hội Việt
Nam. Thêm vào đó, Thuế là một trong những nguồn thu rất quan trọng, nó chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ngân sách Nhà nước (khoảng 70% - 80%). Với xu
thế toàn cầu hóa như hiện nay, Thuế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
mình trong việc quản lý điều hành Nhà nước, theo đó Luật thuế luôn có sự điều
chỉnh sao cho phù hợp với sự biến đổi và phát triển của xã hội, đồng thời nó cũng
mang tính ổn định, hiệu quả và tạo sự bình ổn cho môi trường kinh tế. Góp phần
vào quá trình đổi mới đất nước theo hướng đa phương hóa đa dạng hóa nền kinh
tế và mục tiêu “ Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản phát
triển thành nước công nghiêp”
Nhằm đáp ứng xu thế đó, Đại hội toàn quốc lần thứ XI kỳ họp thứ 11 đã ban
hành luật thuế mới: Luât thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) có hiệu luật thi hành từ
ngày 01/01/1999
Tại huyện Mang Thít , tỉnh Vĩnh Long, sau 11 năm thực hiện, luật thuế giá trị
gia tăng và luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã thực sự đi vào cuộc sống, phát
huy tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như: khuyến khích phát
DHD: Hứa Thanh Xuân

1


SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy đổi mới
công nghệ nâng cao năng suất lao động của cá doanh nghiệp, tạo nguồn thu lớn
và ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Ngày nay cùng với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì
việc thực hiện Luật thuế GTGT cơ bản đã hiệu quả và đổi mới hơn, bên cạnh đó
sự gia tăng những khó khăn vướng mắc trong quá trình vận hành và triển khai
luật thuế với các doanh nghiệp cũng như đối với các cán bộ công chức ngành
Thuế.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương và trong quá trình học tập, thực
tập và nghiên cứu em ngày càng nhận thấy vai trò của thuế nói chung, của thuế
GTGT nói riêng đối với sự phát triển của đất nước. Làm thế nào để việc thu thuế
đạt hiệu quả cao, giúp thuế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội… . Vì vậy em quyết
định chọn đề tài : “ Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng
tại Huyện Mang Thít “ hy vọng thông qua việc nghiên cứu và phân tích nội
dung luận văn này là điều kiện để em tích lũy kiến thức và có thể sử dụng trong
công tác sau này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về hệ thống các văn bản pháp luật về thuế. Đồng thời phân tích
kết quả đạt được của việc quản lý thu thuế tại địa bàn huyện Mang Thít trong các
năm 2007, 2008, 2009 trong đó hiểu thêm về thực trạng thu thuế tại địa phương.
Từ đó rút ra nguyên nhân giải pháp cho thời gian sắp tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích những thực trạng, những thuận lợi và khó khăn mà Chi Cục
Thuế huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã gặp phải trong quá trình quản lý thu
thuế GTGT như:

 Phân tích về tình hình thu thuế qua ba năm
 Tìm hiểu về công tác quản lý thuế GTGT tại địa phương
 Phân tích về tình hình thanh - kiểm tra thuế GTGT và công tác tuyên
truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế
DHD: Hứa Thanh Xuân

2

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
 Tìm ra những nguyên nhân và những tồn tại trong quản lý thu thuế
GTGT
 Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế
GTGT
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Thực tập đề tài này tại chi cục Thuế huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)
Số liệu đề tài này được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm: 2007, 2008, 2009.
Trực tiếp thâm nhập thực tế đơn vị trong khoản thời gian ngắn bắt đầu từ ngày
02/02/2010 và kết thúc vào ngày 23/04/2010
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế huyện Mang Thít
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình thu thuế từ năm 2004 đến 2006 tại
Chi cục thuế huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang” năm 2006 , tác giả Nguyễn
Thanh Vinh ( MSSV: 4031170, sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ), trong bài
viết tác giả tập trung nghiên cứu vào thực trạng thu thuế trên địa bàn huyện Châu

Thành đóng góp vào ngân sách của huyện, tìm hiểu đóng góp của từng loại thuế,
tình hình thu thuế của các đội thuế liên xã, tập trung phân tích các khâu quản lý
thuế. Từ những phân tích đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả việc thu và quản lý thuế trên địa bàn.
Luận văn “ Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT ở công ty TNHH
thương mại, dịch vụ, du lịch” Tác giả Lê Thị Huỳnh Hoa (sinh viên trường Đại
học kinh tế quốc dân” trong bài viết tác giả tập trung nghiên cứu tình hình thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế, những khó khăn phức tạp của việc kê khai thuế, phương
pháp hạch toán kinh doanh để tiến hành quyết toán thuế… của công ty nơi tác giả
thực tập, từ đó có những kiến nghị về phía nhà nước, cùng với công ty để ngày
càng hoàn thiện hơn nữa Luật thuế GTGT ở Việt Nam.
Luận văn “Hiệu quả thu thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn- Tỉnh
Thanh Hoá” Tác giả Phạm Văn Nam (sinh viên trường Đại học quốc gia Hà
DHD: Hứa Thanh Xuân

3

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Nội). Trong bài viết tác giả tập trung phân tích kết quả thu thuế qua 3 năm của
Chi cục Thuế Bỉm Sơn đóng góp vào ngân sách huyện, từ đó tác giả phân tích
những nguyên nhân dẫn đến thất thu ngân sách, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả thu thuế, đồng thời còn phân tích tình hình hoạt động của các phòng ban
trong chi cục trong quá trình quản lý thu thuế GTGT. Từ đó tác giả có những
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế, khắc phục, hạn chế của các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế.

DHD: Hứa Thanh Xuân


4

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít

CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về thuế
2.1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời của thuế
Dưới chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, con người sống chung, ăn chung, làm
chung với nhau, không có ai cai trị ai, cho nên mọi thành viên trong xã hội lúc
bấy giờ không có trách nhiệm đóng góp cho ai cái gì cả, ở thời điểm này thuế
chưa xuất hiện.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời.
Nhà nước ra đời, kèm theo nó là bộ máy quản lý để thực hiện quyền lực của
mình. Bộ máy quản lý này không tự tạo ra nguồn vật chất để tự nuôi sống mình
mà nó chỉ dựa vào sự đóng góp của toàn thể dân chúng phải nộp một phần tài sản
của mình cho Nhà nước như là nghĩa vụ, đó chính là thuế.
Như vậy đến đây, chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đề cho sự ra đời của
thuế chính là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước quyết
định bản chất của thuế.
Trải qua các chế độ xã hội khác nhau, Nhà nước bằng quyền lực của mình
đã quy định các khoản đóng góp bắt buộc đối với dân chúng và các chủ thể khác
trong xã hội. Các khoản đóng góp đó được thực hiện bằng nhiều hình thức như:
ngày công lao động, hiện vật, bằng tiền…..Do đó có thể nói thuế là công cụ quan
trọng mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng của mình, thuế gắn

liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
2.1.1.2 Khái niệm về thuế
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuế:
Theo Philip E.Taylor: Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho
Chính Phủ để trang trải các khoản chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào
các lợi ích riêng được hưởng.
Theo tính chất kinh tế: Thuế là một hình thức phân phối sản phẩm của xã
hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân sáng tạo ra, hình
thành nên quỹ tiền tệ tập trung để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
DHD: Hứa Thanh Xuân

5

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Theo tính chất pháp lý: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể
nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật, nhằm
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.
*Các quan điểm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thống nhất
chung nội dung chính của thuế là:
Thuế là một biện pháp động viện của Nhà nước mang tính chất bắt buộc
đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, gắn liền với quyền lực chính
trị của Nhà nước.
Thuế là một khoản đóng góp nghĩa vụ, bắt buộc của mọi tổ chức và thành
viên trong xã hội phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công,
nhằm trang trải chi phí nuôi bộ máy Nhà nước và trng trải chi phí công cộng
mang lợi ích chung cho cộng đồng

Từ những nhận thức trên, ta có thể khái niệm chung về thuế như sau:
Thuế là một khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc được Nhà nước
quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho Nhà nước
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước .
2.1.1.3 Phân loại thuế
2.1.1.3.1. Phân loại theo đối tượng tính thuế, hệ thống thuế bao gồm
các loại:
Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu)
Thuế đánh vào thu nhập (Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân)
Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (Thuế nhà, đất)
Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữư công cộng (Thuế tài nguyên)
2.1.1.3.2. Phân loại theo tính chất:
gồm có 2 loại
Thuế trực thu: là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu
thuế, hay nói cách khác người nộp thuế và người chịu thuế là một, người nộp

DHD: Hứa Thanh Xuân

6

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
thuế không thể chuyển cho người khác được (Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân, thuế nhà đất).
Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập của
từng tổ chức, cá nhân có thu nhập nên đảm bảo được công bằng xã hội: người có

thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập vừa thì nộp thuế ít, người có
thu nhập thấp hoặc không có thu nhập thì không phải nộp thuế.
Tuy nhiên thuế trực thu cũng có những bất lợi của nó khi áp dụng là:
việc tính toán phức tạp, phải xác định rõ thu nhập chịu thuế thì mới được tính
thuế và mới thu được thuế nên thường rất chậm, đôi khi phải đến kỳ quyết toán
mới thu được đủ thuế, thu thiếu thì phải thu thêm, thu thừa thì phải thoái trả. Đây
là loại thuế đánh trực tiếp vào tổ chức, cá nhân nên về tâm lý dễ bị phản ứng, dẫn
đến tình trạng trốn thuế.
Thuế gián thu: là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua
hoạt động của cá tổ chức sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là người nộp
thuế không phải là người chịu thuế ( Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu).
Ưu điểm của loại thuế này là không tạo ra cảm giác chịu thuế cho
người chịu thuế và khắc phục được nhược điểm của thuế trực thu.
Nhược điểm của thuế gián thu là tính lũy thoái của nó. Vì thuế gián thu
đánh như nhau trên cùng một sản phẩm hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu
thuế như nhau, nên có hiện tượng người có thu nhập cao thì tỷ lệ nộp thuế trên
thu nhập thấp, nghĩa là gánh nặng của người có thu nhập cao ít hơn người có thu
nhập thấp.
2.1.1.4 Vai trò của thuế với nền Kinh Tế - Xã Hội
2.1.1.4.1 Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Cho dù người ta còn bàn cãi nhiều về khái niệm thuế, song bất cứ ai
cũng đều phải công nhận rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước. Điều này lý giả bởi những lý do sau đây:
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của Nhà nước đối
với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội.
Là khoản thu mang tính chất ổn định tương đối.
DHD: Hứa Thanh Xuân

7


SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Hình thức thu bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh
doanh, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng xã hội.
Đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách.
Thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh.
Theo khảo sát của World Bank tại 85 nước trên thế giới, có tới 60 quốc
gia mà khoản thu từ thuế chiếm 60% tổng thu ngân sách Nhà nước.
2.1.1.4.2 Thuế là công cụ điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế
Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn có
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu, đến cơ cấu đầu tư và sự phát
triển hay suy thoái của nền kinh tế.
Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, Nhà nước có thể chủ động điều tiết
nền kinh tế bằng thuế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn cực thịnh, Nhà nước có
thể tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách. Trong giai đoạn này việc tăng
thuế thường không gây ra phản ứng ở người nộp thuế bởi vì ở giai đoạn này thu
nhập của người dân rất cao và ổn định nên việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng
đến đến đời sống của họ. Số bội thu ngân sách sẽ được lập thành quỹ dự trữ để đề
phòng khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái. Việc tăng thuế trong giai
đoạn này sẽ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng cầu, làm giảm bớt sự
tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy
thoái, việc giảm thuế sẽ có tác dụng nâng cao tổng cầu, từ đó mà xúc tiến việc
phục hưng nền kinh tế.
Thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả, đến thu nhập, vì vậy dựa vào công
cụ thuế Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy và đầu tư. Khi ban
hành một sắc thuế do những yêu cầu về mặt kinh tế, chính trị xã hội Nhà nước đã

có những qui định về đối tượng, phạm vi đóng thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm.
Các qui định này xét về bề ngoài là một sự cưỡng chế, nhưng bên trong là nhằm
mục đích điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định.
2.1.1.4.3 Thuế góp phần điều hòa thu nhập thực hiện công bằng xã hội
trong phân phối:

DHD: Hứa Thanh Xuân

8

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị
trường nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì
việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra hai cực đối lập nhau,
một thiểu số người giàu sẽ giàu lên nhanh chóng và đa số người nghèo cuộc sống
sẽ không được cải thiện. Tình trạng trên chẳng những liên quan đến vấn đề đạo
đức, công bằng mà còn tạo nên sự đối lập giai cấp làm mất đi ý nghĩa cao cả của
sự phát triển kinh tế của một đất nước. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là
kết quả nổ lực cộng đồng của toàn dân, mỗi thành viên trong xã hội đều có những
đóng góp nhất định của họ. Thành quả của sự phát triển kinh tế nếu không chia sẽ
cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng mất đi sự công bằng. Bởi vậy cần phải có
sự can thiệp của Nhà nước trong sự phân phối thu nhập trong xã hội, đặc biệt
thông qua công cụ thuế.
Vai trò là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội của
thuế thể hiện ràng trong thuế trực thu. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh
vào những người có thu nhập cao. Như vậy ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công bằng xã

hội. Vai trò này còn thể hiện rõ rệt khi sử dụng thuế suất lũy tiến.
Việc điều hòa thu nhập xã hội còn được thể hiện một phần thông qua
các sắc thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…. Các loại
thuế này thường đánh rất cao vào những mặt hàng, dịch vụ cao cấp nhằm điều
tiết thu nhập của cá nhân có thu nhập tương đối cao so với mức bình quân của xã
hội.
2.1.1.5 Hệ thống pháp luật về thuế
Hệ thống thuế là toàn bộ các sắc thuế và các khoản thu mang tính chất
thuế trong từng thời kỳ của một quốc gia. Hệ thống thuế được coi là có hiệu quả
kinh tế - xã hội khi các chính sách trong hệ thống thuế đáp ứng các yêu cầu huy
động nguồn lực tài chính tập trung vào ngân sách Nhà nước một cách ổn định,
thường xuyên để trang trải các chi phí của bộ máy Nhà nước, các chi phí công
cộng đem lại lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó hệ thống thuế phải kích thích được
kinh tế - xã hội phát triển, tạo sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư.
DHD: Hứa Thanh Xuân

9

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Để thực hiện tốt vai trò của thuế, Nhà nước phải ban hành một hệ thống
thuế bao quát hết mọi nguồn thu có thể khai thác động viên cho ngân sách Nhà
nước từ mọi nguồn thu nhập, mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tiêu dùng….
Mỗi sắc thuế chỉ đảm nhận một số chức năng, mục đích nhất định, đồng thời hổ
trợ bổ sung lẫn nhau để phát huy tác dụng toàn diện hệ thống thuế giúp cho việc
thu thuế hiệu quả hơn.
Trải qua những năm tháng lịch sử, hệ thống thuế và thu tài chính đã được

thay đổi theo tình hình mới của đất nước ngày càng phù hợp hơn. Cho đến nay,
hệ thống chính sách hiện hành ở nước ta bao gồm:
Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế gián thu, nó là nguồn thu quan trọng
của ngân sách Nhà nước. Theo điều 1 của luật thuế GTGT thì thuế GTGT là thuế
tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, căn cứ để tính thuế GTGT là phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ thuộc diện đối tượng tính thuế, nó có ưu điểm là
đánh thuế không trùng lắp, kích thích xuất khẩu…
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là lọai thuế gián thu, đánh vào giá trị của một
số hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước hoặc nhập khẩu. Thuế này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc sản xuất hoặc tiêu dùng, những hàng hóa chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa không được khuyến khích sản xuất hoặc
tiêu dùng (ví dụ: thuốc lá, rượu, bia…)
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập
của tất cả các tổ chức và cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp làm
giảm lợi nhuận của đối tượng chịu thuế, nó có vai trò điều tiết thu nhập, định
hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề góp phần thực hiện
công bằng xã hội.
Thuế xuất nhập khẩu: là loại thuế gián thu, đối tượng của thuế xuất
khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt
nam. Nó đóng vai trò quan trọng trong chính sách mở của nước ta đối với bên
ngoài, đồng thời còn là vũ khí để bảo vệ kinh tế trong nước và là nguồn thu lớn
của ngân sách Nhà nước.

DHD: Hứa Thanh Xuân

10

SVTH: Trần Công Toại



Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
Thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế trực thu, trực tiếp đánh vào thu
nhập của từng cá nhân, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập
khác
Ngoài ra còn có một số sắc thuế khác như:
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế nhà, đất
Thuế tài nguyên
Thuế môn bài
Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (nghị định)
Ngoài các sắc thuế trên, hệ thống thu ngân sách ở nước ta còn có các loại
phí và lệ phí.
2.1.2 Tổng quan về thuế GTGT
2.1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (TVA – taxe sur la Vaieur Ajuotée, hoặc VAT –
Value Added Tax) có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu, áp dụng từ
sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vào đầu những năm 1950 một người Đức
tên là CARL FRIEDRICH VON SIMENS ( thành viên của gia đình sáng lập
công ty SIEMENS A.G, một công ty sản xuất hàng điện tử của Đức ) đã nghĩ ra
một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế Doanh thu. Đó là thuế GTGT tính
trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ khi qua mỗi công đoạn từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tuy nhiên vào lúc này SIMENS chưa có những lý
luận thuyết phục nên chưa được chính phủ Đức áp dụng.
Trên thực tế thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Cộng hoà Pháp
ngày 1/7/1954. Vì nước Pháp có nền công nghiệp phát triển, chính phủ Pháp lại
quan tâm đến việc đổi mới về tài chính, đặc biệt là thuế gián thu. Đầu tiên chỉ áp
dụng ở một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt, vào năm 1968 thuế GTGT được áp
dụng rộng rãi cho mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực.

Nhờ có những ưu điểm hơn thuế Doanh thu hay thuế bán hàng nên
thuế GTGT được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với điều kiện kinh tế- xã hội
DHD: Hứa Thanh Xuân

11

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
của từng nước khác nhau nên việc áp dụng thuế GTGT ở từng quốc gia cũng
khác nhau như đối tượng chịu thuế, mức thuế suất….
Ở Việt Nam việc áp dụng thuế GTGT vào năm 1999 ngoài mục đích
như nâng cao doanh thu cho ngân sách Nhà nước, từng bước hội nhập với chính
sách thuế của quốc tế, còn vươn tới việc cải cách hệ thống thuế khoá thích hợp
cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

DHD: Hứa Thanh Xuân

12

SVTH: Trần Công Toại


Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thít
2.1.2.2 Điều kiện áp dụng thuế GTGT và áp dụng ở nước ta.
2.1.2.2.1 Điều kiện áp dụng thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến, nghiên cứu về thuế GTGT
cho ta thấy cần phải có môi trường và điều kiện thuận lợi mới có thể áp dụng

thành công luật thuế này.
Những điều kiện đó bao gồm:
* Nền kinh tế phát triển ổn định.
Theo các nhà kinh tế thì thuế GTGT là sắc thuế của nền kinh tế
phát triển ổn định, ở đó có giá cả hàng hoá thường ổn định. Khi đó thuế đầu ra
thường lớn hơn đầu vào:
Thuế GTGT = Thuế GTGT
Phải nộp

đầu ra

- Thuế GTGT
đầu vào

Nên thuế GTGT phải nộp thường dương, trường hợp phải hoàn thuế là
rất ít.
* Nhà nước phải thực sự quản lý nền kinh tế bằng pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò quản lý nền kinh tế của Nhà nước
là hết sức quan trọng, trong đó việc thu thuế và quản lý thu thuế của Nhà nước
có tác động qua lại với nhau. Việc áp dụng thuế GTGT làm cho các khâu trong
nền kinh tế có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu Nhà nước không quản lý được
nền kinh tế thì không những thu ít thuế đi, không thu được thuế, còn có thể bị
mất thuế do phải hoàn thuế ở những khâu trước đó.
* Việc ghi sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ phải thực hiện thống
nhất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Mặc dù còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh
nghiệp nhưng các doanh ghiệp phải bình đẳng trước pháp luật, phải có hệ thống
tài khoản, hoá đơn chứng thống nhất…. Điều đó cần phải được thực hiện thông
qua vai trò điều tiết nền kinh tế thị trường của Nhà nước để cho việc quản lý và
thu thuế GTGT được thực hiện hiệu quả và dễ dàng hơn.

DHD: Hứa Thanh Xuân

13

SVTH: Trần Công Toại


×