Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THAM LUẬN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 a Thuận lợi:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.09 KB, 2 trang )

THAM LUẬN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của nhà trường trong việc chỉ đạo tổ chức các lớp ôn tập cho học sinh ngay
sau khi các em hoàn thành chương THCS, thậm chí trong năm còn tổ chức thêm các lớp phụ
đạo cho HS các khối.
- Trong quá trình ôn tập tuyển sinh nhà trường chỉ đạo tổ chức các bài kiểm tra, sắp xếp giáo viên
coi thi, chấm thi để đánh giá từng giai đoạn của học sinh.
- Hầu hết phụ huynh đều quan tâm tạo điều kiện cho con em mình tham gia các lớp ôn tập để
chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh lớp 10.
- Bản thân giáo viên cũng nhiệt tình, hết mình trong công việc được giao. Tìm kiếm tài liệu, sưu
tầm các đề thi của năm trước, các dạng bài tập có liên quan đến dạng bài thi tuyển sinh để ôn
tập cho các em, nhằm cùng với nhà trường nâng cao chất lượng thi tuyển sinh lớp 10.
- Một vài con số thống kê trong đợt thi tuyển sinh vừa qua của học sinh trường THCS Phước Tín
như sau: Trường Phước Tín xếp thứ 4 trong thị xã. Và PGD thị xã Phước Long xếp thứ 2 trong
toàn tỉnh. Điểm trung bình của môn Tiếng Anh là 4,18.
b/ Khó khăn:
- Chất lượng trung bình của môn Tiếng Anh tại trường THCS Phước Tín là khá thấp so với các
trường trong TX.
- Nhận thức của đa số học sinh trong việc học tập các môn nói chung và trau dồi môn Tiếng Anh
nói riêng là chưa cao.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa bao quát hết đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng
làm bài, kỹ năng tự học và tự đọc cho học sinh.
- Đại bộ phận học sinh còn ỷ lại, thụ động dựa dẫm vào thầy cô, chỉ quen học vẹt, ít tư duy, học
tủ, học lệch, hạn chế về việc vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập. Khi làm kiểm tra tên lớp
chỉ trông nhờ vào bài làm của bạn để quay cóp.
- Phương pháp học tập còn nhiều hạn chế, phần lớn học theo kiểu thụ động, thiếu tư duy sáng tạo,
thiếu tinh thần tự học. Nhiều em nhận thức chưa đúng về môn học cho đây là môn học không
quan trọng.
- Học sinh bị hổng kiến thức, không đủ khả năng theo kịp chương trình nên có tâm lý “phó thác”,
khả năng tiếp thu kiến thức yếu.


- Trong đề thi tuyển sinh có 1 vài dạng mà học sinh chưa được làm trong quá trình học trên lớp.
- Tài liệu dùng để ôn tập tuyển sinh mua từ sở giáo dục chưa phù hợp với trình độ thực tế của mặt
bằng chung trong tỉnh, chưa sát sườn với dạng đề do sở giáo dục ra.

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CỤ THỂ
-

a/ Về phía giáo viên:
Dành thời gian hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi và rèn luyện thêm tại nhà.
Dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài tập, kỹ năng thực hành, vân
dụng.
Hệ thống hóa cho học sinh những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, ôn tập cho học sinh theo
dạng chuyên đề. Qua từng chuyên đề đưa ra các bài tập áp dụng cụ thể để học sinh khắc sâu hơn
kiến thức.
Về phương pháp cần phải đổi mới hơn nữa, áp dụng nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp với đối
tượng học sinh nhằm kích thích tinh thần tích cực học tập. Nhất là hoạt động nhóm để thực
hành trên lớp.


-

Cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn của sở về thi tuyển sinh, nắm được các dạng bài tập
mà trong đề thi sẽ có, từ đó tìm kiếm các nguồn tài liệu phù hợp để áp dụng có hiệu quả trong
quá trình ôn tập cho học sinh.
b/ Về phía học sinh
- Trước hết các em phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học. Cần rèn luyện nhiều
hơn nữa kĩ năng làm bài tập.
- Biết cách tự học, tự đọc sách tham khảo nhiều hơn, rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhiều hơn.
- Biết cách bổ sung những kiến thức hổng của mình bằng cách tìm kiếm các nguồn tài nguyên
trên internet.

- Không được học tập một cách máy móc, tự động, không được dựa dẫm vào sách giải bài tập.
- Xây dựng kế hoạch ôn tập một cách hợp lí, cần bào nhiêu thời gian để ôn lí thuyết, bao nhiêu
thời gian để làm bài tập có thể tự đặt ra mục tiêu cho mình 1 ngày phải giải được 1 đề thi mẫu chẳng
hạn.



×